You are on page 1of 50

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2019

Bộ Quy Tắc Ứng Xử Khi Đi Thi Vấn Đáp


Thực Hành Hóa Lí.

Chúc Các Bạn May Mắn !

1
Lời cảm ơn.
Trước hết mình xin cảm ơn bạn nữ giấu tên đã cung cấp tài liệu học tập cho mình,
cảm ơn các thầy cô dạy bộ môn thực hành hóa lí đã cung cấp bộ câu hỏi cũng như
câu trả lời.

Mọi người đều nói “ Tiên học lễ , hậu học văn” ý câu này : Tiên tức là thần tiên
thì mới phải đi học Lễ, Hậu tức là Hoàng Hậu thì mới phải đi học Văn,học đàn,học
hát cho vua chúa vui chứ. Còn sinh viên khoa Hóa mình thì chỉ cần học để qua
thực hành hóa lí thôi. Hơi tào lao chút, mình nói vậy để chia sẻ chút kinh nghiệm
đi thi vấn đáp dễ qua, nếu chỉ có kiến thức không thôi vào phòng thi các bạn đi bụi
ngay, chính vì thế mình sẽ bật mí cho các bạn vài mưu mẹo để vào phòng thi tự tin
và chiến thắng.

- Thứ nhất : Tự Tin là yếu tố quan trọng nhất quyết định buổi thi của các bạn
có thành công hay không? Bạn thử tưởng tượng xem thầy cô sẽ dành những
slot trượt cho những ai? đương nhiên là dành cho các bạn thiếu tự tin, chưa
gì vào phòng đã qíu hết cả người vào, các thầy cô có ăn thịt các bạn đâu mà
sợ ,cùng lắm thì cho về sớm thôi mà @, vậy nhé tự tin lên, mà muốn tự tin
thì các bạn phải trang bị kiến thức một cách bão hòa nhất có thể và kiến thức
đó ở đâu? Đương nhiên là ở tập tài liệu này rồi.
2
- Thứ hai là ngày đầu tuần, mẹ muốn bé hứa ăn ngon, thứ 3 thứ 4 thứ 5,....
Sau kha khá lần bị ăn chửi mình rút ra được một số mẹo khi đặt câu hỏi của
các thầy cô, mẹo như sau: “ Có nhất thiết phải làm gì gì đó hay
không?Nếu làm như này như kia thì sao?” Thông thường câu trả lời mà
hợp ý thầy cô nhất đó là : “ Dạ không nhất thiết phải làm vậy, về lý thuyết
thì làm gì cũng được miễn là thỏa mãn ..., còn về thực tế lại không ổn, phải
tính đến sai số, giá thành,cách thức thực hiện, độ độc hại, hay hiệu quả của
nó để làm việc tốt nhất. “ Tại sao dùng cái này mà không dùng cái kia”
thì cũng giống như ở trên ta xét lý thuyết và thực tế, chắc chắn cái mà thầy
cô muốn mình dùng để thay thế cho cái ban đầu có gì đó không ổn? Vì vậy
nên tỉnh táo trong trường hợp này. Hầu hết tất cả các cách làm trong bài thí
nghiệm thì đều đạt hiệu quả cao nhất có thể, dựa vào đó thì những cách làm Commented [1]:

khác sẽ không đạt hiểu quả cao, bị sai số v.v...


- Thứ ba: nên hỏi các bạn vừa thi xong về bộ câu hỏi mà thầy cô hỏi, hơn nữa
cái quan trọng là hỏi xem trong số đống giấy bên trong là đề ,tờ nào là bài
dễ? có dấu hiệu gì để nhận biết hay không? hoặc mình có thể đứng lấp ló
ngoài cửa ngó vào coi xem tờ nào là bài thi mà các bạn nãy mới thi. Dựa vào
đó ta vừa biết được những bài nào thi rồi những bài nào chưa thi ( kĩ thuật
này hơi cao một chút: để ý tờ giấy gấp nào mà bị mở ra rồi thì nên random
một trong số đó nếu trong số đó có Đề bài dễ - bài dễ ở đây là bài các bạn
tự tin nhất, còn trường hợp 2 là trong số tờ giấy mở rồi đó có bài khó thì nên
random đống còn lại, nhìn mắt thường thì khá là dễ để nhận biết đâu là tờ
mở rồi đâu là tờ chưa mở chỉ là các bạn quá run thôi, cố lên nhé).
- Một bí mật nữa mình sẽ chia sẻ luôn. Cô Cầm rất là thích được khen, hôm
bữa mình gặp cô ở tổ bộ môn Hóa Lí , mình chỉ bảo : “ Cô ơi , sao tự yên tổ
hóa lí lại có thiên thần đến để làm việc ở đây vậy ạ?” Cô kiểu giật mình rồi
ngập ngừng trả lời: “ Thiên ... thiên thần nào em? Cô không hiểu?” – Tôi: “
Ngoài cô ra thì còn ai là thiên thần ở đây nữa @” Cô vẫn tỏ ra nghiêm túc
nhưng thực ra trong lòng rạo rực và thích thú lắm! Một lát sau mình quay lại
thấy cô làm vỡ luôn cái Buret , từ đó về sau mỗi lần gặp cô mình đều phải
đeo khẩu trang kín mặt.

3
- Quy tắc tính điểm của các thầy cô như sau:
+ Những câu hỏi để các bạn đạt điểm 7: Mục đích, Cơ sở lý thuyết ,Khi làm
bài nên chú ý những gì, Xử lí số liệu bài này như thế nào( thông thường các
thầy cô sẽ đưa bạn 1 đề bài trong đó có số liệu và các bạn có 5 phút để xử lí
nó, sau đó sẽ qua bàn thầy cô để hỏi thêm).Các câu hỏi về bài đó có thể vào
một trong số các câu ở trong tập này, phần cơ sở lý thuyết và những chú ý
mình đã đề cập khá là đầy đủ và chi tiết.
+ Những câu hỏi từ 7-10đ:Thông thường thì tùy hứng các thầy cô. Chắc sẽ
bắt chúng ta giải thích tại sao như này mà không phải như thế kia? Và các
câu hỏi đó đã được tui tuyển tập đầy đủ trong BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ này
rồi.
- Thôi vui vậy đủ rồi, tập trung vào học thôi nào.

4
Bài 1: Xác định nhiệt hòa tan HIDRAT HÓA.
1. Mục đích .
- Xác định nhiệt hòa tan của CuSO4 khan,CuSO4.5H2O bằng phương pháp
nhiệt lượng kế.
- Tính nhiệt hidrat hóa của CuSO4 bằng định luật Hess.

Câu 1: có bắt buộc phải dùng KNO3 hay không? Hay sài cái nào cũng
được????

Trả lời:
+ Về mặt lý thuyết: Bất kì chất biết trước nhiệt hòa tan đều có thể dùng làm chất
chuẩn để tính hằng số bình.
+ Về mặt thực tế: Để chọn chất đó phải có 4 đặc điểm sau:
1. Có nhiệt hòa tan đủ lớn để gây ra sự biến đổi nhiệt độ có thể do được( giờ mà
cho vào hòa tan nó tăng 0.5 đến 1 độ thì ai đo cho mấy má được???)
2. Quá trình hòa tan nhanh ( tầm 1 phút gì đó) vì sao???? Nhiệt lượng kế là một hệ
cô lập , tuy nhiên khi ta làm thí nghiệm thì làm trong môi trường ( hệ hở) vậy
nên tránh sự trao đổi nhiệt qua môi trường tối đa có thể bằng cách làm thật
nhanh . Tránh sai số.
3. Ít độc hại, ít ăn mòn ( cái này tự hiểu nhé, chả bao giờ mang chất độc vô làm thí
nghiệm cả, ăn mòn thì càng không, chả nhẽ sài xong vất luôn nhiệt lượng kế đi )
4. Giá thành rẻ( chúng ta là sinh viên sư phạm , phải giương cao ngọn cờ : “ tiết
kiệm là quốc sách”.)

=)) Hội tụ đủ 4 yếu tố đó trong KNO3.

Câu 2: Thế nào là nhiệt hòa tan, Nhiệt hidrat hóa? Hằng số Thái Bình? Khi
tăng nhiệt độ bộ phận nào tăng nhiều nhất?

Trả lời:

-Nhiệt hòa tan là nhiệt lượng kèm theo khi hòa tan 1 mol chất vào lượng nước
đủ lớn để sự pha loãng tiếp theo không kèm theo lượng nhiệt nào có thể đo
được. Nhiệt Hidrat hóa là lượng nhiệt thoát ra khi hình thành 1 mol muối ngậm
nước từ muối khan và lượng nước kết hợp( ví dụ đây là CuSO4 ngậm 4 H2O).

5
- Nếu chất rắn có cấu tạo mạng lưới tinh thể kém bền và có nhiều xu hướng solvat
hoá hay hình thành những muối ngậm nước:∆𝐻𝐻𝑜à 𝑡𝑎𝑛 < 0
- Nếu những chất có mạng lưới tinh thể bền và ít solvat hoá thì ∆𝐻ℎ𝑜à 𝑡𝑎𝑛 > 0
- Sự solvat hoá là quá trình các phân tử dung môi hình thành 1 lớp bầu khí quyển
xung quanh ion chất tan nhằm kéo các ion này ra khỏi mạng tinh thể => Hình
thành qúa trình hoà tan ( quá trình tảo nhiệt)
- Nhiệt hào tan của một muối tăng khi tăng lượng dung môi nhưng nếu 1 mol muối
chất tan hào vào 100-300 mol dung môi, hiệu ứng nhiệt khi pha loãng thêm hầu
như không đổi, lương nhiệt đó là lượng nhiệt hoà tan của muối
- Áp dụng định luật Hess đối với quá trình hào tan có thể xác định gián tiếp hiệu
ứng nhiệt của những quá trình khó đo trực tiếp
VD: Quá trình hidrat hoá của muối ngậm nước

*Hằng số bình : Nhiệt lượng cần thiết dể nhiệt độ của hệ tăng lên 1 độ.

*Nhiệt hòa tan = Nhiệt chuyển chất tan vào dung dịch + Nhiệt solvat hóa.

Việc đo trực tiếp khá là khó khăn nên ta phải sài các khác: theo định luật Hess (
Nhiệt không phụ thược vào quá trình mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối)

Hệ cô lập của bài này gốm : nhiệt lượng kế, nước, dầu dò nhiệt dộ, con từ.Hệ
không trao đổi năng lượng cũng không trao đổi chất với môi trường, thể tích của hệ
không thay đổi.

Khi tăng nhiệt độ đầu dò nhiệt độ tăng nhiều nhất vì đầu dò có cảm biến nhiệt khá
là nhạy cảm với nhiệt độ.

1. Định luật Hess:


- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hỗn hợp chỉ phụ thuộc vào bản chất và
trạng thái đầu và cuối chứ không phụ thuộc vào quá tình, nghĩa là
không phụ thuộc vào số lượng cũng những dd của các chất trung gian
∆𝐻ℎ𝑦𝑑 + ∆𝐻1 = ∆𝐻2 → ∆𝐻ℎ𝑦𝑑 = ∆𝐻ℎ𝑡 𝐶𝑢𝑆𝑂4 − ∆𝐻ℎ𝑡 𝐶𝑢𝑆𝑂4.5𝐻2𝑂
2. Phương pháp nhiệt lượng kế:
- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học, nhiệt hoà tan, nhiệt chuyển pha, nhiệt
dung được xác định bằng 1 dụng cụ là nhiệt lượng kế.
Phần chủ yếu của bình nhiệt lượng kế là một bình nhiệt lượng kế và
lớp vỏ ngoài ngăn cản sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.

6
Thực tế việc trao đổi nhiệt luôn xảy ra nhưng với lượng nhiệt rất là
nhỏ
- Để xác định được nhiệt hào tan bằng pp nhiệt lượng kế
* Xác định hằng số bình (K)
∆𝐻
𝐾=
∆𝑇
∆𝐻: Nhiệt hào tan KNO3 đã biết trước (35,66 KJ/mol)
∆𝑇:biến thiên nhiệt độ gắn với sự hoà tan
K: nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của hệ tăng lên 1 độ C
∆𝐻 𝑚 ∆𝐻
Nếu có m(g) KNO3 =>𝐾 = −𝑛 =− ×
∆𝑇 𝑀 ∆𝑇
(Dấu – thể hiện quá trình hoà tan thu nhiệt (∆𝐻 > 0) → 𝑡𝑜ả 𝑛ℎ𝑖ệ𝑡
𝐾.∆𝑇.𝑀
 ∆𝐻 =
𝑚
∆𝐻: lượng nhiệt mà hệ hấp thủ hay toả ra
 𝑁ℎ𝑖ệ𝑡 ℎ𝑜à tan 𝑐ủ𝑎 𝑚𝑢ố𝑖 = −∆𝐻

Câu 3: có cần phải cân chính xác 8,10,12 gam hóa chất hay chỉ cần cân một
lượng gần đúng thôi?

Trả lời: Không cần cân chính xác, chỉ cần cân 1 lượng xác định nhưng phải nằm
trong khoảng 8-12g vì lí do sau:

- À ừm... Nếu quá ít: thì nhiệt lượng tỏa ra ít , biến thiên nhiệt lượng nhiệt kế nhỏ
gây sai số lớn hoặc không thể nhận thấy trên máy đo khi mà lượng biến thiên nhỏ
hơn so với độ chia của máy( thí dụ lượng nhiệt biến thiên là 0.05 mà độ chia của
máy là 0.1).

- Nếu quá nhiều: dung dịch chưa đủ độ loãng mà nhiệt hòa tan là lượng nhiệt kèm
theo khi hòa tan 1 mol chất vào một lượng nước đủ lớn để sự pha loãng tiếp theo
không kèm theo một nhiệt lượng nào có thể đo được , nếu lớn quá thì nhiệt thu
được chưa phải là nhiệt hòa tan OK.

Câu 4: Độ tan là gì?các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan.

Trả lời: ĐỘ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan được trong
100g nước ở điều kiện nhiệt độ nhất định.

7
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan có 2 yếu tố chính:

- Nhiệt độ hòa tan: về lý thuyết nhiệt độ càng tăng thì khả năng hòa tan càng
tăng.
- Bản chất của chất tan:
+ Chất khó tan, ít tan, không tan và tan nhiều
+ Dạng tinh thể , dạng bột mịn...
+ Phân cực hay không phân cực: ( để phù hợp với dung môi và ở đây là
nước)

Câu 5: Lượng CuSO4và CuSO4.5H2O chênh lệch nhau nhiều có được không?

Trả lời:

- Không được vì ∆𝐻ℎ𝑦𝑑 tính theo định luật Hess chỉ phụ thuộc vào trạng thái
đầu và trạng thái cuối.
- Lượng CuSO4và CuSO4.5H2O phải chênh lệch nhỏ để tránh gây sai số( tạo
khối lượng tương đối bằng nhau để K không đổi)

Câu 6: Tại sao lại phải cho CuSO4 vào bình hút ẩm ?

Trả lời :

- Vì CuSO4 hút ẩm mạnh mà trong không khí luôn có hơi nước nên khi để
CuSO4 ngoài không khí nó sẽ hút nước và khiến cho ∆𝐻ℎ𝑦𝑑 không còn chính
xác.

Câu 7: Tại sao khi đo xong đợi 1 lúc nhiệt độ của hệ lại biến thiên?

Trả lời:

- Khi đo xong để một lúc nhiệt độ của hệ giảm xuống là do nó trao đổi nhiệt
với môi trường.

Lưu ý khi làm bài:

- Cân khối lượng CuSO4 khan và CuSO4.5H2O sao cho lượng CuSO4 tương
đương nhau, khi đó làm bài thì sai số hệ thống sẽ giống nhau , dẫn tới sai số
toàn bài sẽ nhỏ.

8
- Thao tác với CuSO4 khan luôn phải làm trong bình có nút nhám để tránh
hiện tượng ngậm nước.

9
Bài 2: ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA CỦA CHẤT LỎNG.
Mục đích:

- Kiểm tra dạng tuyến tính của phương trình clapeyron-clausius

- Xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng nghiên cứu.

I. Cơ sở lý thuyết

1. Áp suất hơi bão hào : là áp suất của hơi nằm giữa cân bằng và chất lỏng( chất
rắn)
2. PT clapeyron-Clausius:
𝑑𝑃 ∆𝐻ℎℎ
=
𝑑𝑇 𝑇(𝑉ℎ − 𝑉𝐿 )

Chấp nhận Vh>>VL


Tuân theo định luật khí lí tưởng V = RT/P
Trong 1 khoảng nhiệt độ tương đối hẹp chấp nhận ∆𝐻ℎℎ không đổi
−∆𝐻ℎℎ 1
𝑙𝑔𝑃 = . +𝐶
2,303𝑅 𝑇
logP phụ thuộc bậc nhất 1/P
- Dựa vào hệ số góc của đường thẳng tính ∆𝐻ℎℎ = −2,303. 𝑅. 𝑡𝑔𝛼
𝑙𝑜𝑔𝑃2 − 𝑙𝑜𝑔𝑃1
𝑡𝑎𝑔 ∝=
1 1

𝑇1 𝑇2
𝑃ℎệ = (𝑃𝑘𝑘 − ℎ)

Chú ý:

Nếu khoảng nhiệt độ càng hẹp thì sai số càng lớn

Nếu khoảng nhiệt độ đo tương đối rộng ví dụ T2-T1=40o => sai số tương đối
nhỏ nhưng việc chấp nhận ∆𝐻ℎℎ không đổi trong khoảng nhiệt độ đó là không
chính xác

Sai số của nhiệt kế chia đến 1o là 0,5oC

Sai số của áp kế chia đến 1mmHg là 0,5 mmHg


10
Đọc mặt lõm của chất lỏng không màu và mặt lồi của chất lỏng có màu .

Câu hỏi 1: tại sao biết chất lỏng chúng ta đo là rượu etylic? Rượu dây là chất
nguyên chất hay hỗn hợp các chất??Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp
các chất?

- Trả lời: dựa vào nhiệt độ sôi của áp suất khí quyển để suy ra chất lỏng đây là
rượu etylic.
- Theo dự đoán đó là chất nguyên chất vì đồ thị là đường thẳng , tuân theo
phương trình claperon-clausiut mà phương trình này chỉ áp dụng cho một cấu
tử.
- Tuy nhiên rượu đây không nguyên chất vì: Rượu tan vô hạn trong nước , nên
chỉ cần tiếp xúc không khí là sẽ hấp thụ hơi nước vô ngay.
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp đồng thể các chất .
+ Hỗn hợp đồng thể các chất có nhiệt độ sôi không cố định. Hỗn hợp đồng
thể có thành phần hoàn toàn đồng nhất trong toàn bộ ( ví dụ nước muối là
hỗn hợp của muối tan trong nước, không khí là hỗn hợp đồng thể chứa các
chất khí như Nito, Oxi v.v.. Độ tăng điểm sôi của hỗn hợp đồng thể phụ
thuộc vào nồng độ molan( denlta T = KsM) Khi đung chất, mặc dù có ống
sinh hàn để làm lạnh hơi bay ra nhưng vẫn có một lượng chất bị thoát ra
ngoài , từ đó làm cho nồng độ molan ( hay thành phần mol) trong hỗn hợp
đồng thể thay đổi, dẫn đến nhiệt độ sôi thay đổi.
+ Nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất là cố định.

Câu hỏi 2: tại sao phải để rượu nguội rồi mới hòa tan vào dung môi.

- Trả lời: nếu để rượu hòa tan lúc nóng thì khi đó nhiệt độ tăng lên do rượu tan
bao gồm 2 yếu tố: 1. Trao đổi nhiệt giữa rượu và dung môi. 2. Nhiệt lượng
sinh ra do hòa tan rượu vào dung môi. Mà cái ta cần đo là nhiệt lượng sinh ra
trong quá trình hào tan rượu vào dung môi.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của từng bộ phận trong bài thí nghiệm.

Trả lời:

- Ống sinh hàn: đừng ngưng tụ hơi, tránh thất thoát chất để hệ luôn ổn định.
- Nhiệt kế: đo nhiệt độ sôi của hơi chất lỏng.
- Bếp điện: cung cấp nhiệt lượng.
11
- Máy hút chân không quay tay: làm thay đổi áp suất của hệ so với khí quyển.
- Áp kế thủy ngân: đọc giá trị áp suất.
- Khóa van thông với khí quyển: điều chỉnh áp suất , thay đổi.
- Bình tam giác: Khi chất lỏng bị sôi , ống sinh hàn không kịp làm lạnh để
phần hơi chất lỏng ngưng tụ trở lại bình, lượng hơi này sẽ theo ống dẫn ra
ngoài. Hơi này gặp lạnh sẽ ngưng tụ , việc thêm bình tam giác nhỏ giúp cho
hơi chất phản ứng không bay vào áp kế mà ngưng tụ lại tại trong bình.
- BÌnh điều áp: điều chỉnh áp suất của hệ ổn định khi thay đổi áp suất
- Nước: truyền nhiệt để đun sôi chất , làm nguội để hồi lưu chất tại sinh hàn.
- Đun cách thủy: nhằm đun ở nhiệt độ sôi ổn định và đều, các dung môi hữu
cơ thì thường dễ cháy, vì vậy chúng ta cần đun cách thuỷ để đảm bảo an
toàn.

Câu 4: Phương trình Claperon-clausiut áp dụng cho chuyển pha loại nào?

Trả lời:

- Áp dụng cho sự chuyển pha loại 1: là quá tình trong đó chất nguyên chất
chuyển ở T,p = const từ pha này sang pha khác có thu nhiệt hay tỏa nhiệt( tức
có nhiệt chuyển pha ) và có sự thay đổi thể tích riêng của chất.

Câu 5: Áp suất hơi bão hòa ? Nhiệt hóa hơi?

Trả lời:

- Áp suất hơi bão hòa là áp suất của hơi nằm cân bằng với chất lỏng hoặc chất
rắn.
- Nhiệt hóa hơi là hiệu ứng nhiệt kèm theo trong quá trình chuyển một chất từ
pha lỏng sang pha hơi. Vậy chuyển pha là gì??? Có mấy loại chuyển pha:
Chuyển pha là quá trình chuyển từ pha này sang pha khác . Có 2 loại chuyển
pha: Loại 1- quá trình chuyển pha kèm theo sự biến thiên nhảy vọt của đạo
hàm bậc 1 thế nhiệt động. Loại 2- Chuyển pha kèm theo sự biến thiên nhảy
vọt của đạo hàm bậc 2 thế nhiệt động.

Câu 6: Phương trình claperon- Clausiut. Điều kiện để áp dụng phương trình.

12
𝑑𝑝
L=T V trong đó L là nhiệt chuyển pha . V là biến thiên thể tích của
𝑑𝑇
lượng chất đó trong quá trình chuyển pha ở T,p đã cho.

Áp dụng cho mọi quá trình chuyển pha loại 1: ( quá trình chuyển pha kèm theo
sự biến thiên nhảy vọt của đạo hàm bậc 1 thế nhiệt động.)

Mô tả sự phụ thuộc của áp suất chuyển pha vào nhiệt độ và ngược lại.

Câu 7: Bình ổn áp có vài trò gì? Tại sao sài bình to chà bá vậy?

Trả lời :

- Vai trò giữ áp suất ổn định .


- Nếu sài bình nhỏ áp suất thay đổi nhanh – kém chính xác
- Sài bình lớn : giữ áp suất ổn định tốt hơn, thay đổi áp suất từ từ.
- Mỗi vòng quay của máy hút chân không làm áp suất thay đổi nhanh nên bình
nhỏ không ổn định được có thể bị nổ tung và rồi sinh viên lại bỏ tiền túi ra
để đền, không ổn chút nào.

Câu 8: Tại sao không dùng áp kế nước?

- Vì áp suất khí quyển là 103360 N/m2 .D của thủy ngân là 136000 còn D nước
là 10000 nên dùng nước thì áp kế thay đổi 10,336m ( quá lớn ) còn thủy ngân
thay đổi 0.76 m. Hay cách khác 1mmHg tương đương với 13,6 mmH2O , mà
bài này cần sự thay đổi áp suất lớn nên sài áp kế thủy ngân Ok.

Câu 9: Theo em chất lỏng kia là nguyên chất hay không? Nếu không nó là
hỗn hợp của các chất nào?Hỗn hợp đẳng phí là gì?

Trả lời:

- Ở trên có giải thích là nó không phải chất lỏng nguyên chất mà là ancol +
nước.
- Hỗn hợp này là hỗn hợp đẳng phí gồm ancol và nước nhưng do lượng
ancol lớn => nhiệt độ sôi của hỗn hợp do ancol quyết định
- Xác định được ancol ta cũng có thể xác định được nhiệt hoá hơi và nhiệt
độ sôi ở áp suất khí quyển

13
- Hỗn hợp đẳng phí là hỗn hợp có 2 dung dịch cấu tử sôi ở nhiệt độ xác
định. Tại điểm đẳng phí, pha lỏng và pha hơi có cùng một thành phần cấu
tử
- => do đó nếu đun sôi hỗn hợp đẳng phí thì pha hơi có thành phần khác
pha lỏng ban đầu
- Điểm đẳng phí là điểm cực trị trên gỉan đồ pha 2 cấu tử theo nhiệt độ.

Câu 10: Thế nào là quá trình sôi?Nhiệt độ sôi là gì? Phụ thuộc áp suất như
nào( câu này khá khó đọc chả hiểu vẹo gì?)

Trả lời:

- Nếu sự bay hơi trong hệ kín, các phân tử pha hơi bắt đầu tằng lên cho tới khi
CB tốc độ chuyển thành chất lỏng => cân bằng dộng lực học ( tạo nên áp
suất trong hệ )
 Áp suất hơi Cân bằng của chất lỏng tại 1 nhiệt độ nào đó
- Áp suất hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
- ở nhiệt độ của chất lỏng mà áp suất Cân Bằng hơi của mẫu = áp suất chung,
tốc độ bay hơi tăng đột biến hình thành bọt trong chất lỏng => quá trình
sôi=> nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ sôi.
- sự phụ thuộc của áp suất hơi vào chất lỏng được phản ánh ở nhiệt độ, nên có
thể giảm áp suất chung của hệ để giảm nhiệt độ sôi như khi dùng trong
chưng cất chân không .

Những lưu ý khi làm bài:

- Phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem đã kín chưa bằng cách quay giảm áp
suất lên rồi ngừng xem cột thủy ngân có hạ xuống hay không( nếu có thì hệ
thống hở, không thì thôi)
- Lưu ý khi đun sôi chất lỏng ở áp suất khí quyển thì khi ta giảm áp suất nhiệt
độ sôi của chất lỏng đó giảm, đồng nghĩa với việc cùng một lượng nhiệt làm
sôi chất lỏng ở áp suất khi quyển thì lượng nhiệt đó sẽ làm sôi mạnh hơn
chất lỏng ở áp suất thấp, chính vì thế phải giảm độ mạnh của bếp đun đi để
tránh hơi chất lỏng thất thoát ra ngoài.
- Khi làm ngược lại tức là ta tăng dần áp suất lên , cùng với đó ta phải tăng độ
lớn của bếp đun lên để chất lỏng có thể sôi được, nếu ta không tăng thì khi

14
đọc nhiệt độ ở áp suất đó sẽ không có chuẩn( chất lỏng chưa sôi) và dẫn tới
sai số.
- Bắt đầu làm bài thì vặn vòi nước để sinh hàn hoạt động, khi làm xong đợi
khoảng 15-20 phút cho chất lỏng hồi lưu hoàn toàn ta mới tắt sinh hàn, nếu
mà tắt sớm thì lượng chất lại bị thoát ra ngoài ngay.

15
BÀI 3: CÂN BẰNG DUNG DỊCH KI VÀ I2
Mục đích:

- Xác định Kcb của phản ứng 𝐾𝐼 + 𝐼2 ↔ 𝐾𝐼3 và chứng mình Kcb tại một nhiệt độ
xác định không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của các chất phản ứng
- Xác định ∆𝐺 𝑜 của phản ứng 𝐾𝐼 + 𝐼2 ↔ 𝐾𝐼3 .

I2,I-,I3- cùng tồn tại trong dung dịch tại thời điểm cân bằng. Và các phản ứng xảy ra
trong dung môi là nước .

KI + I2 -> KI3- . Ưu điểm khi cho KI vào : lôi kéo hết I2 trong CCl4 tạo ra KI3 để
chuẩn độ trong cùng một pha( pha nước) .

Câu 1: tại sao dùng nồng độ khác nhau chuẩn độ 2 lớp khác nhau.

Trả lời :

- Vì độ tan của I2 trong 2 dung môi khác nhau. I2 tan trong CCl4 nhiều hơn tan
trong nước nên nồng độ Na2S2O3 trong chuẩn độ ở CCl4 lớn hơn.

Câu 2 : Hằng số cân bằng và hằng số phân bố phụ thuộc vào những yếu tố
nào?

Trả lời:

- Hằng số cân bằng phụ thuộc vào:


+ nhiệt độ ( kì 1 năm 2 các bạn học về nguyên lí chuyển dịch cân bằng rồi
đúng hông? Có vụ gì mà nếu phản ứng theo chiều thuận là tỏa nhiệt “
H<0” thì khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt tức
là chiều nghịch).
+ Áp suất : Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào áp suất riêng phần của sản
phẩm hoặc chất phản ứng ( nếu hai áp suất đó chênh lệch nhau thì khi tăng
áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều làm giảm đi áp suất đó).
+ Nồng độ : Cái này nghe khá là nhiều rồi đúng không? Giả sử nhé
CH3COOH -> CH3COO- + H+ . khi thêm H+ cân bằng chuyển dịch theo
chiều nghịch ngay lập tức.
+ Bản chất của phản ứng : cái này nhớ được thì nói thôi chứ cũng không
quá quan trọng .
16
- Hằng số phân bố phụ thuộc vào: Nhiệt độ và bản chất của chất tan( trong
phương trình tính Kpb thì K được tính dựa vào nồng độ của các chất, và nồng
độ các chất thì phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất đó rồi).?????

Câu 3: Tại sao dùng KI để chuẩn độ I2 trong CCl4 ?

Trả lời :

- Muốn phản ứng thì I2 phải chui từ CCl4 sang nước. Nhưng nếu lượng iot dịch
chuyển sang chậm , chưa sang hết lớp dung môi H2O thì khi chuẩn độ sẽ quá
điểm tương đương. Cho KI vào để kéo iot ra khỏi CCl4 sang nước dựa vào
phương trình : KI + I2 -> KI3-
- Không cần lấy chính xác 5mL KI nhưng cần giống nhau ở cả 3 lần chuẩn độ.

Câu 4 : Tại sao không dùng chất chỉ thị trong chuẩn độ iot trong CCl4.

Trả lời :

- Vì I2 tan trong CCl4 nhiều nên dung dịch có màu tím rõ hơn, chuẩn độ cho tới
khi xuất hiện màu hồng nhạt của CCl4 thì kết thúc, dễ nhìn thấy bằng mắt
thường.
- Iot tan trong nước ra màu vàng đậm, khi chuẩn độ màu vàng đó nhạt dần rồi
sang vàng rơm rồi mất màu, khó quan sát . Chính vì thế bài số 9 khi chuẩn độ
tới màu vàng rơm tức là lượng iot gần hết , ta phải dùng chỉ thị ở đây là hồ
tinh bột để quan sát chuẩn độ iot dễ dàng hơn. Lúc vào phòng thi nên link với
những bài khác để trả lời thì kiểu thầy cô thấy mình “ à thằng cu này khá ghê
, hỏi nó bài 3 mà nó lại nói luôn bài 9 , vậy tẹo nữa hỏi xong quay ra hỏi
thêm bài 9 nữa cho nó trượt một thể@@”.

Câu 5 : Nếu tiến hành thí nghiệm trong 1 phễu được không? Ý nghĩa của các
phễu ?

Trả lời:

- Không tiến hành trong một phễu được, vì 3 phễu kia hoàn toàn khác nhau và
thời gian làm lâu, nếu sài 1 phễu chắc mất cả ngày.
- Phễu 1: Dùng để xác định Kphân bố
- Phễu 2:
- Phễu 3:
17
Câu 5.2: Tại sao phải cho 3 bình lúc đầu pha vào máy lắc? Sau khi lắc xong có
nên để lắng ngay hay không?

Trả lời:

- Mục đích cho 3 bình vào máy lắc là để I2 phân bố vào dung môi , đây là yếu
tố cực kì quan trọng vì tính Kpb chính xác tất nhiên xử lí số liệu cũng như kết
quả thí nghiệm sẽ chuẩn xác hơn.
- Sau khi lắc bằng máy xong thì nên dùng tay lắc tiếp cho nó phân bố đều, vì
máy nó cùi bắp lắm, phải mạnh tay thì mới ổn. Nếu cứ để yên mà mang đi
làm thí nghiệm Kpb chắc chắn bị sai số nhiều.

Câu 5.3: Tại sao sau khi để lắng, vẫn còn một ít CCl4 nổi trên mặt? Và làm
cách nào để cho nó lắng xuống? Tại sao?

Trả lời:

- Một ít CCl4 nổi trên mặt là do sức căng bề mặt của nước , vì lượng nhỏ nên
trọng lực của nó không đủ để thắng được sức căng của nước nên nó bị giữ lại
nổi trên bề mặt.
- Ta chỉ cần cầm Phễu đó và lắc mạnh và đều tay , một lúc sau sẽ lắng xuống.
Nguyên nhân là do khi ta lắc mạnh, trên bề mặt sẽ xuất hiện lực li tâm, lực
này cộng với trọng lực có sẵn của CCl4 dư đủ để thắng lại sức căng bề mặt
của nước, lúc đó phần dư sẽ lắng xuống.

Câu 6: tại sao Iot tan nhiều trong CCl4 hơn trong nước? Tại sao lại dùng
Na2S2O3 để chuẩn độ?

Trả lời :

- Iot là chất không phân cực, nên nó sẽ tan trong chất không phân cực, còn
nước thì phân cực, cho tiền nó cũng không tan nổi.
- Na2S2O3 là chất khử không quá mạnh , có thể xác định nồng độ chính xác
khá dễ dàng.

18
Câu 7: Định luật phân bố?

Trả lời :

- Có hai dung môi A và B hoàn toàn không tan lẫn vào nhau, phân thành hai
lớp. Nếu có một chất tan X(rắn, lỏng, khí) có khả năng tan cả trong hai dung
môi đó (chất tan không phân ly hay liên hợp) thì nồng độ của X trong A và
của X trong B tuân theo định luật phân bố Nernst.Tạo thành 2 dung dịch cân
bằng có nồng độ khác nhau.
- Khi 2 chất lỏng không tan vào nhâu thì hỗn hợp sẽ được tách làm 2 ( lớp
nặng hơn ở dưới nhẹ hơn ở trên , chất có tỉ trọng lớn hơn sẽ ở dưới và ngược
lại )

Câu 8: Thế nào là phản ứng đạt cân bằng? Liệu khi đạt cân bằng phản ứng
còn xảy ra không?

Trả lời:

- A + B -> C + D gọi là đạt trang thái cân bằng khi trong cùng một đơn vị thời
nếu có bao nhiêu phần tử các chất ( A,B) mất đi do tham gia phản ứng thuận
để tạo ra (C,D) thì cũng có bấy nhiêu phân tử các chất ( C,D) tham gia phản
ứng nghịch để tái tạo lại ( A,B) , lúc đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ
phản ứng nghịch. Lúc này nồng độ các chất tham gia phản ứng không thay
đổi nữa.
- Khi đạt cân bằng phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra do : cân bằng hóa học là cân
bằng động vì thực ra luôn luôn có phản ứng thuận và phản ứng nghịch xảy ra
nhưng do lượng các chất trong hệ phản ứng không thay đổi khi phản ứng đạt
cân bằng nên phản ứng coi như đã xong

Câu 9: Vì sao bài này sử dụng ống đong lấy 5mL CCl4 bão hòa I2 mà không
phải pipet ?

Trả lời:

Lưu ý khi làm bài

19
BÀI 4: HẤP PHỤ.
Mục đích:

- Khảo sát sự hấp phụ phân tử CH3COOH trên ranh giới pha dung dịch – than
hoạt tính ở nhiệt độ phòng.
Kiểm tra khả năng áp dụng phương trình đẳng nhiệt Frenlich.

Các khái niệm về hấp phụ vật lý hay hóa học các bạn tự học nhé mất công viết mệt
lắm.

I. Sự hấp phụ là hiện tượng thay đổi nồng độ của chất trên ranh giới pha so với
trong lòng pha. Sự hấp phụ phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ và chất
bị hấp phụ, nhiệt độ, nồng độ dung dịch (nếu xảy ra trong pha lỏng , áp suất
(nếu xảy ra trong pha khí)
2 lực hấp phụ là:
+ Lực HPVL
+Lực HPHH => chủ yếu xảy ra trên bề mặt vật rắn
Phân loại:
Hấp phụ vật lí và hấp phụ hoá học
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Frenlich
1
𝑥
= 𝑎. 𝐶 𝑛
𝑚
Trong đó : x: là lượng chất bị hấp phụ
m: Khối lượng chất bị hấp phụ
C: nồng độ chất tan
a, n : Hằng số đặc trưng cho quá trình hấp phụ
a đặc trưng cho mức độ hấp phụ
n đặc trưng cho mức độ không đồng nhất của bề mặt vật chất
𝑥 1
𝑙𝑜𝑔 = 𝑙𝑜𝑔𝑎 + 𝑙𝑜𝑔𝐶 ↔ 𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏
𝑚 𝑛
=> đồ thị của logx/m phụ thuộc vào logC.

Phân loại Hấp phụ vật lý Hấp thụ hoá học

Loại liên Tương tác vật lý không có sự Liên kết hóa học có sự trao đổi

20
kết trao đổi electron electron

Nhiệt hấp
Vài Kcal/mol Vài chục Kcal/mol
phụ

Năng lượng
Không quan trọng Quan trọng
hoạt hóa

Khoảng
nhiệt độ Nhiệt độ thấp Ưu đãi ở nhiệt độ cao
hấp phụ

Số lớp hấp
Nhiều lớp Một lớp
phụ

Có tính đặc thù. Sự hấp phụ chỉ


Ít phụ thuộc vào bản chất của
Tính đặc diễn ra khi chất bị hấp phụ có khả
bề mặt, phụ thuộc vào những
thù năng tạo liên kết hóa học với chất
điều kiện về nhiệt độ và áp suất
hấp phụ

Có tính thuận nghịch. Sự phản Thường bất thuận nghịch. Quá


Tính thuận hấp phụ là xu hướng phân bố trình giải hấp tương đối khó vì sản
nghịch đều đặn chất bị hấp phụ trở vào phẩm giải hấp thường bị biến đổi
môi trường thành phần hóa học

Trong sự hấp phụ vật lý, chất bị hấp phụ tương tác với bề mặt vật hấp phụ bởi
những lực vật lý (như lực Van der Waals) và không có sự trao đổi e- giữa hai chất
này. Ngược lại trong sự hấp phụ hóa học, liên kết sẽ hình thành giữa chất hấp phụ
và chất bị hấp phụ.

Sự hấp phụ lý học luôn kèm theo một quá trình ngược lại là sự phản hấp phụ. Sau
một thời gian xác định, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ phản hấp phụ, ta có một cân
bằng hấp phụ (cân bằng động). Với mỗi nồng độ chất bị hấp phụ trong môi trường
ta có một trạng thái cân bằng khác nhau. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hấp phụ
tuân theo nguyên lý Le Chatelier vì sự hấp phụ là một quá trình phát nhiệt.

21
***Một số phương trình hấp phụ đẳng nhiệt khác
𝐾.𝐶
- Phương trình Langmuir: 𝐴 = 𝐴𝑚𝑎𝑥 .
1+𝐾.𝐶

Trong đó C: Nồng độ chất hoạt động bề mặt tại thời điểm cân bằng (mg/L hoặc
g/L);

A: Lượng chất hoạt động bề mặt hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g
hoặc μg/g);

Am: Lượng chất hoạt động bề mặt hấp phụ cực đại (mg/g hoặc μg/g)

K: Hằng số Langmuir (L/mg hoặc L/g)

Để xác định được các tham số Amax và K, chuyển phương trình trên về dạng:
𝐶 1 1
= .𝐶 +
𝐴 𝐴𝑚𝑎𝑥 𝐴𝑚𝑎𝑥 . 𝐾

Tên Phương trình Lĩnh vực ứng dụng


Henry 𝑉 = 𝑘. 𝑃 Hấp phụ hoá học và hấp phụ vật

Temkin 𝑉 = 𝐾𝑇 . 𝑙𝑜𝑔𝑘𝑃 Hấp phụ hoá học

Brunauer Emmett 𝑃 1 𝐶−1 Hấp phụ vật lý


Teller (BET) = +
𝑉(𝑃𝑜 − 𝑃) 𝑉𝑚 𝐶 𝑉𝑚 𝐶

Câu 1: Hấp phụ axit axetic trên than hoạt tính thuộc loại hấp phụ nào ? tại
sao??

Trả lời:

- Dạ , Hấp phụ vật lý thầy ạ, “ANH ĐI VỀ NGAY CHO TÔI, VỀ NGAY” .


- “ đoạn này giọng phải hơi cao một chút mới giống thầy”.Nếu than hoạt tính
chủ yếu là cacbon thì là hấp phụ vật lý( vì than hoạt tính có diện tích bề mặt
cực kì lớn), tuy nhiên trên bề mặt của nó thường có một số nhóm chức
OH,COOH,CHO,CO... Khi hấp phụ axit axetic các nhóm chức này tạo ra các
liên kết hóa học bền vững với axit , hay còn gọi là các liên kết hóa học( có
phản ứng xảy ra) một lưu ý nữa là khi nhiệt độ cao vượt mức Ea thì hấp phụ

22
hóa học sẽ xảy ta. Tuy nhiên chưa có đủ cơ sở để kết luận được nên theo
phán đoán thì là hấp phụ vật lý.

Câu 2: Tại sao lại áp dụng phương trình Frendlich mà không phải các
phương trình đẳng nhiệt khác.

Trả lời:

- Mọi phương trình phản ứng mô tả tốt nhất trong một khoảng nồng độ nào đó,
và khoảng nồng độ ở đây phải phù hợp với khả năng hấp phụ tương ứng 1g
than hoạt tính thì phương trình frendlich thỏa mãn điều đó.

Câu 3: Có nhất thiết phải hòa tan 1g than hoạt tính vào 40mL axit axetic? Tôi
dùng 25mL hay 10mL có được không?

- Vì than hoạt tính không phản ứng với axit axetic nên việc pha vào 40mL hay
25mL cũng vậy mà thôi . Lúc ta lọc bỏ cặn thì coi như cacbon dư sẽ bị loại
bỏ nên muốn như nào cũng được hết trơn á, tuy nhiên ta vẫn dùng 40mL vì
sao? Cái này hỏi thầy Khu, buổi đầu thầy nói xong giờ quên mất tiêu rồi.

Câu 4: Tại sao dùng than hoạt tính để hấp phụ??

Trả lời:

Là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố Carbon ở dạng vô định hình, một phần
nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn
tro. Than hoạt tính có diện tích bề mặt rất lớn nên được ứng dụng như một chất
lý tưởng để hấp phụ. Ngoài ra than hoạt tính không độc kể cả khi đã ăn phải.

Độ cứng là khả năng chống chịu mài mòn của than hoạt tính. Đây là một thông
số quan trọng bởi vì trong quá trình sử dụng, than hoạt tính còn phải chịu những
tác động vật lý như: bị đặt dưới dòng chảy lỏng hoặc khí, dưới tác động của áp
suất, do đó than cần phải đảm bảo được những yếu tố về độ cứng nhằm giữ được
nguyên vẹn cấu trúc trong quá trình sử dụng và phục hồi. Độ cứng của than phụ
thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào cũng như mức độ quá trình hoạt hóa.

Do cấu trúc xốp rỗng và xung quanh mạng tinh thể của than hoạt tính có một lực
hút rất mạnh, do đó than hoạt tính có khả năng hấp phụ khác thường đối với các
chất có gốc hữu cơ.

23
Than hoạt tính được sử dụng để hấp phụ các hơi chất hữu cơ, chất độc, lọc xử lý
nước sinh hoạt và nước thải, xử lý làm sạch môi trường, khử mùi, khử tia đất và
các tác nhân gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người, chống ô nhiễm môi
trường sống... Đem lại một môi trường sống trong sạch cho con người.

Câu 5: Sự khác nhau giữa hấp phụ và hấp thụ?

Lưu ý khi làm bài:

- Khi đã chuẩn bị đủ 6 bình nón với 6 nồng độ khác nhau rồi thì khi hút 10mL
từ 6 bình đó sang 6 bình có nhãn dán tương tự thì ta phải hút từ bình có nồng
độ thấp nhất đến bình có nồng độ cao nhất( từ 6-1). Nguyên nhân tại sao làm
vậy:
+ làm nhanh các quá trình đỡ tốn thời gian, nếu ta hút từ 1-6 thì mỗi lần làm
vậy ta đều phải rửa pipet một lần bằng nước cất rồi mới hút sang cái khác.
+ khi hút từ 6-1 ta không cần phải tráng pipet vì từ nồng độ thấp đến nồng độ
cao , 1 chút dung dịch còn dư cũng không làm thay đổi nồng độ của dung
dịch đó thành ra ta làm vậy đỡ mất công phải đi rửa pipet.
- Cân 1g than hoạt tính thì không nhất thiết cần chính xác lắm chỉ cần xấp xỉ
thôi.
- Tất cả các bình làm ở thí nghiệm đều phải khô, để tránh ảnh hưởng tới nồng
độ.
- Bóp quả bóp ở buret cần bóp từ từ bình tĩnh, nếu bóp mạnh và vồ vập ngay
lập tức dung dịch NaOH sẽ bị trào ra ngoài.
- Chuẩn độ đến 20mL thì dừng lại chỉnh buret về 0 rồi tiếp tục, nồng độ bằng
tổng 2 lần đó cộng lại.

24
BÀI 5: XÁC ĐỊNH SỨC CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT
LỎNG NGUYÊN CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÁP
SUẤT BỌT KHÍ.
a. Mục đích.
- Xác định bán kính ống mao dẫn bằng nước cất.
Xác định sức căng bề mặt các chất lỏng nguyên chất etanol và etylenglycol ở
nhiệt độ phòng.
b. Cơ sở lý thuyết
Sức căng bề mặt là công cần thiết để làm tăng bề mặt lên một đơn vị
𝜕𝐺 𝑁
𝜎 = ( )𝑃,𝑇
𝜕𝐴 𝑚
Trong đó A: là diện tích
G: năng lượng Gibbs
c. Sử dụng phương pháp áp suất bọt khí để xác định sức căng bề mặt
- Bọt khí(không khí) được làm xuất hiện ở đầu của một mao quản khi nhúng vào
chất lỏng nghiên cứu bằng một áp suất đủ để đẩy bọt khí ra khỏi mao quản
- 𝜎 được tính từ áp suất cần phải tăng để đảy bọt khí khỏi mao quản, từ bán kính
mao quản, từ độ nhúng sauu của mao quản vào chất lỏng

d. Áp suất tạo bọt khí ở đầu mao quản gồm 2 hợp phần :
- Áp suất thuỷ tinh Ph
𝑃ℎ = ℎ. 𝜌. 𝑔

trong đó h: độ nhúng sâu của mao quản

𝜌 tỉ trọng của chất lỏng


g=9,807m/s2: Gia tốc trọng trường

- Áp suất mao dẫn :


𝜎
𝑃𝜎 = 2
𝑟
Trong đó r là bán kính mao quản

25
Câu 1: Thế nào là sức căng bề mặt? Sức căng bề mặt phụ thuộc vào yếu tố
nào?

Trả lời :

- Sức căng bề mặt là công cần thiết để làm tăng bề mặt lên một đơn vị.
- Bằng phương pháp áp suất bọt khí , sức căng bề mặt được tính từ áp suất cần
phải tăng để đẩy bọt khí mao quản từ bán kính mao quản và từ độ nhúng sâu
của mao quản vào chất lỏng:
- Sức căng bề mặt phụ thuộc vào bản chất pha tiếp xúc, nhiệt độ và độ nhớt (
tương tác phân tử-phân tử):
+ Khi tăng nhiệt độ sức căng bề mặt giảm, do tương tác giữa các phân tử yếu
đi và ở nhiệt độ giới gạn sức căng bề mặt bằng 0. Nhiệt độ
+ Sức căng bề mặt là mật độ dài lực xuất hiện ở bề mặt chất lrong- rắn hay
chất lỏng với chất khí.
+ Xuất hiện hai tương tác: Tương tác giữa các phân tử-phân tử, tương tác
giữa các phân tử chất và thành bình. Tương tác phân tử- phân tử của chất
càng lớn thì sức căng bề mặt càng lớn.( Chất lỏng càng phân cực thì sức
căng bề mặt càng lớn) Tương tác giữa thành bình và chất lỏng càng lớn thì
sức căng bề mặt càng lớn- bản chất pha tiếp xúc và độ nhớt.
Lưu ý: Sức căng bề mặt không phụ thuộc vào độ nhúng sâu của mao
quản và bán kính mao quản.

Câu 2: Để xác định sức căng bề mặt của rượu etylic và etylenglycol người ta
làm thế nào?

Trả lời:

- Cơ sở lý thuyết: Sử dụng phương pháp áp suất bọt khí, theo đó bọt khí được
làm xuất hiện ở đầu mao quản nhúng vào chất lỏng nghiên cứu bằng một áp
suất đủ để đẩy bọt khí ra khỏi mao quản. Sức căng bề mặt được tính từ áp
suất cần phải tăng để đẩy bọt khí mao quản , từ bán kính mao quản và từ độ
nhúng sâu của mao quản vào chất lỏng
- Cách tiến hành: trong quá trình thực hành đã biết làm rồi nhé.

Câu 3: Tại sao bọt khí thoát ra được?

Trả lời :
26
- Bình thông nhau( tên nghe cứ kì kì sao á!!!!): là những bình có nhiều nhánh
thông với nhau ở đáy ( Á Á á á) . Nguyên tắc bình thông nhau : trong bình
thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng mặt thoáng
ở mỗi nhánh luôn luôn bằng nhau. Ta đặt tên bình ở trên giá nâng là bình P,
còn bình kia là bình H nhé. Theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi nâng bình
P lên , nước trong bình P truyền sang bình H làm mức nước trong bình H
dâng lên ( để duy trì , đẩy khí trong bình H đi qua ống dẫn nối khí nối với ấp
kế, khí này là nguyên nhân đẩy bọt khí trong mao quản ra ngoài.)

Câu 4: Tại sao dùng áp kế nước mà không phải áp kế thủy ngân? Độ nhớt là
gì?

Trả lời:

- Dùng áp kế là nước vì sự thay đổi áp suất nhỏ, dùng nước mới có thể đọc
được . Vì 1mmHg = 13,6mmH2O.Dùng thủy ngân thì sai số sẽ rất là lớn.
- Độ nhớt là tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển
giữa các lớp chất lỏng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do
xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với
nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt: Nhiệt độ( quan trọng nhất),
áp suất( không ảnh hưởng nhiều lắm).
Câu 5: Nếu thay đổi áp suất ngoài thì công trong pittong có thay đổi không?

Trả lời:

- Không vì A=pV.
- Khi Png > Phệ thì pittong bị đẩy vào V giảm.
- Khi Png< Phệ thì pittong bị đẩy ra V tăng.
- Tổng hợp lại thì A không có thay đổi.

Câu 6: Có nhất thiết phải đưa mực nước trên áp kế về 0 hay không?

Trả lời:

- Không cần vì chúng ta đo độ tổng chênh lệch 2 cột nước so với ban đầu,
nhưng nếu đưa về 0 thì ta sẽ dễ tính toán cũng như quan sát hơn.

27
Câu 7: Vì sao lại dùng nước xác định bán kính mao quản? Câu trả lời thì trừu
tượng , đọc xong ngáo luôn.

Trả lời:

- hiện tượng mao dẫn có thể được giải thích trên cơ sở của sự căng bề mặt vì sự
dính ướt hay không dính ướt

+ Lực căng mặt ngoài dọc theo đường cong giới hạn mặt khum chất lỏng
tiếp giáp với thành ống là nguyên nhận gây ra hiện tượng mao dẫn

+Mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống tuỳ loại chất lỏng làm ướt hay
không làm ướt thành ống
- Nếu làm ướt => nước dâng cao=> khum lõm ( nước)
- Nếu không làm ướt=> nước hạ xuống => Khum lồi ( thuỷ ngân )

- r ( bán kính mao quản) càng nhỏ, thì chất lỏng dâng càng cao .
- Khi cho ống vào chất lỏng, trong lòng ống hình thành 1 mặt phân cách , mặt
này có khuynh hướng co lại nhưng bị các liên kết giữa chất với thành ống kéo
ra, sự giằng co này làm mực nước trong ống dâng lên hay hạ xuống
Lực kéo của liên kết ống-nước > nước-nước
=> Dâng lên cho đến khi trọng lực do cột chất lỏng gây ra kết hợp lực các
phân tử nước cân bằng với lúc ống- nước
=> Ngược lại sẽ hạ xuống.

Câu 8: Tại sao lại sử dụng mao quản?

Trả lời:

- Mao quản có r rất bé => áp suất trong mao quản lớn => cột nước dâng lên cao (
ta có thể quan sát rõ hơn) => sai số nhỏ đi . Dựa vào sự chênh lệch mức nước bên
ngoài và bên trong mao quản, khi ta nhúng một ống nhỏ ( mao quản ) vào trong
dung dịch thì dung dịch sẽ dâng lên trong ống và tạo ra độ chênh lệch giữa chiều
cao mức chất lỏng trong và ngoài ống. Khi P thuỷ tĩnh Cân Bằng với P khí quyển
thì chiều cao mức chất lỏng sẽ dừng lại.

Hiện tượng mà chất lỏng dâng cao hơn hoặc thấp hơn trong mao quản so với
mặt thoảng bên ngoài => hiện tượng mao dẫn.

28
Lưu ý khi làm bài:

- Khi bọt khí gần ló ra khỏi mao quản thì nâng nhẹ nhàng bình 1 lên để áp suất
lên chậm, bọt khí ra chậm , có thời gian để đọc chênh lệch chiều cao h một
cách chính xác.

29
BÀI 6: PIN NỒNG ĐỘ KHÔNG TẢI
𝐴𝑔+
Mục đích: Sử dụng pin nồng độ không tải với 2 điện cực làm từ điện cực để xác
𝐴𝑔
định tích số tan của muối AgCl, AgBr.

- Pin nồng độ không tải dùng với 2 điện cực là điện cực Ag+/Ag được viết :
(-) Ag (s) AgX (s), KX (aq) AgNO3(aq) Ag(s) (+)
- Sức điện động của pin điện được quy ước bằng thế điện cực của điện cực phía
bên tay phải trừ đi thế điện cực của điện cực phía tay trái.
𝑅𝑇 𝑅𝑇 𝑅𝑇 𝑎𝐴𝑔+ ,𝑃
𝐸 = 𝜑𝑝 − 𝜑 𝑇 = 𝜑𝐴𝑔+ + 𝑙𝑛𝑎𝐴𝑔+ ,𝑃 − 𝜑𝐴𝑔+ − 𝑙𝑛𝑎𝐴𝑔+,𝑇 = 𝑙𝑛
𝐴𝑔 𝐹 𝐴𝑔 𝐹 𝐹 𝑎𝐴𝑔+ ,𝑇
- Theo định nghĩa:
𝑇𝐴𝑔𝑋 = 𝑎𝐴𝑔+ . 𝑎𝑋 −
𝑅𝑇 𝑎𝐴𝑔+,𝑃 .𝑎𝑋−,𝑇
- Ta có: 𝐸= 𝑙𝑛
𝐹 𝑇𝐴𝑔𝑋
𝐸𝐹 𝑬𝑭
- = ln(𝑎𝐴𝑔+,𝑃 . 𝑎𝑋−,𝑇 ) − 𝑙𝑛𝑇𝐴𝑔𝑋 → 𝒍𝒏𝑻𝑨𝒈𝑿 = 𝐥𝐧(𝒂𝑨𝒈+,𝑷 . 𝒂𝑿−,𝑻 ) −
𝑅𝑇 𝑹𝑻

Câu1 : Thế nào là pin nồng độ không tải ? Nguyên tắc xác định tích số tan là
gì?

Trả lời:

- Pin nồng độ không tải là pin trong đó 2 dung dịch chất điện li không tiếp xúc
trực tiếp với nhau. Gồm 2 điện cực giống nhau về trạng thái vật lý và thành
phần hóa học được nhúng vào dung dịch của cùng một chất điện li song khác
nhau về nồng độ.
- Nguyên tắc xác định tích số tan: Là xác định hoạt độ của các ion , bằng cách
đo suất điện động của ion nồng độ không tải Áp dụng phương trình Nerst.
Hoạt độ tăng thì sức điện động tăng.

Câu 2: Sức điện động là gì?Tại sao cho AgNO3 vào KX mà không phải ngược
lại?

Trả lời:

30
- SỨc điện động là hiệu điện thế lớn nhất giữa hai đầu pin điện trong điều kiện
không có dòng điện lưu thông. Nếu có dòng điện thì E=I.r.
- Tại sao cho AgNO3: vì khi cho AgNO3 vào thì kết tủa AgX sẽ bám trên thanh
Ag trong dung dịch X dẫn đến hình thành 2 loại điện cực loại 2: X / AgX,
Ag. Ion X làm việc thuận nghịch.
- Nếu cho ngược lại KX vào AgNO3 thì AgX bám trên Ag nhúng vào AgNO3
không phải điện cực loại 1 cũng không phải điện cực loại 2. Khi nhỏ thì nhỏ
thành cốc để tránh kết tủa bị tan ra.

Câu 3: Tại sao chọn KNO3 là cầu muối? Chọn dung dịch khác được không?
tại sao không dùng cầu kim loại , cầu chì, Cầu Giấy hay cầu Thanh Trì?

Trả lời:

- Số tải của K+, NO3- gần bằng nhau , bán kính ion cũng tương đương nhau.
- Có thể chọn dung dịch khác làm cầu muối được như: NaCl,KCl,NH4+,....tuy
nhiên trong trường hợp thí nghiệm này sài cái đó không có được vì nó làm
kết tủa với AgNO3 mất tiêu luôn.

Câu 4: Tại sao sau mỗi phép đo phải rửa cầu muối bằng nước cất? Tại sao khi
nhúng cầu muối vào dd AgNO3 và KX thì coi như cố định luôn lập tức 2 đầu
của cầu muối và không được phép quay ngược lại làm thí nghiệm.?

Trả lời:

- Vì khi đưa cầu muối vào ảnh hưởng đến lực ion( ảnh hưởng như nào thì quên
mất tiêu rồi) làm nồng độ ion thay đổi dẫn đến hoạt độ cũng thay đổi. KNO3
bão hòa có nồng độ C nên 1mol KNO3 bão hòa có thể làm biến đổi C của
dung dịch AgNO3 và KX ( vì nồng độ chất ta pha chỉ khoảng 0.001 – 0.1M
mà dd KNO3 có thể lên đến 1M, rớt một giọt KNO3 bão hòa thì nồng độ dd
sẽ biến đổi rất lớn.) giữa các phép đo cần rửa cầu muối bằng nước cất để
tránh sự trộn lẫn các ion X vào cốc chứa dd AgNO3.
- Không được lật hoặc nghiêng cầu muối tránh bọt khí chui vào làm cho cầu
muối bị mất tác dụng.
- Như là khi cho cầu muối vào dung dịch nào đó, thì nó trao đổi ion cho nhau
luôn ( kiểu Ag thì chui vào con K thì đi ra) nên khi rửa không được phép nhớ

31
nhầm 2 đầu cầu muối, đầu nào đã cắm ( ứ ứ) vào dung dịch nào thì giữ
nguyên tránh tình trạng ...

Câu 5: Tại sao sài AgNO3 0.01M để nhỏ vào các cốc dd KX? Vậy cho nồng độ
khác có được không?

Trả lời :

- Không được, vì nếu dùng AgNO3 với nồng độ lớn thì ion X- sẽ tạo thành kết
tủa hết với Ag+ nên dùng dung dịch loãng ngang nó để tránh sai số.
- Tác dụng của việc cho AgNO3 : tạo kết tủa AgCl để biến thành pin không
tải, chỉ cần 1 ít kết tủa là được.

Câu 6: Tại sao dùng AgNO3 0,1 M dùng nồng độ khác có được không?

Trả lời:

- Dùng nồng độ khác được, nồng độ càng đặc thì hiệu suất làm việc càng tốt.
- Tuy nhiên nếu lấy nồng độ cao hơn 0,1M thì dẫn tới sai số sẽ lớn, còn nếu
lấy nhỏ hơn không quan sát được thay đổi mV. Nên nồng độ tối ưu là 0,1M.

Câu 7: Mục đích pha nhiều nồng độ ?

Trả lời :
𝑎[𝐴𝑔+].𝑎[𝑋−]
- Ta có AgX -> Ag+ + X- Kcb =
𝑎𝐴𝑔𝑋
- Pha nhiều nồng độ khác nhau nhằm 3 mục đích sau:
+ điều chỉnh pha của các nồng độ khác nhau
+ điều khiển aAg+ thông qua aX- .
+AX- thay đổi thì aAg+ thay đổi.

Câu 8: Sức điện động Nernest phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

- Nhiệt độ, bản chất cặp OXH – Khử , hoạt độ các chất tham gia phản ứng.

32
Lưu ý khi làm bài:

- Phải nhớ nhỏ 1 giọt AgNO3 vào dd KX


- Rửa cầu muối bằng 3 cốc nước cất, 2 cốc đầu nhỏ để rửa 2 bên cầu muối, cốc
sau to rửa cả cầu muối rồi mới cho lại vào dd bão hòa.
- Nếu nồng độ sau dùng lớn hơn nồng độ trước thì không cần rửa thanh bạc
- Đọc mV ngay khi ấn nút, để lâu sẽ bị sai lệch.
-

33
BÀI 7: SỐ TẢIIIIIIIIIIIIIIII
I. Mục đích:
Xác định số tải của ion NO3- và của ion H+ trong dung dịch HNO3 0,1M bằng
pp Hittorf.
II. Cơ sở lý thuyết.
a. Phương trình Faraday.
- Định luật faraday chỉ ra rằng khối lượng m của chất bị phân li tỉ lệ thuận với
điện lượng q chuyển qua chất điện phân ( định luật F thứ nhất) và với đương
lượng hoá học A của chất (Định luật F thứ hai ).
𝐴𝑞
𝑚=
𝐹
- Điện phân dung dịch khối lượng vật bám vào catot được tính theo CT:
𝐴𝐼𝑡
𝑚=
𝑛𝐹
- Trong đó : A nguyên tử khối của kim loại
I dòng điện chạy qua dung dịch điện phân (A)
t - thời gian điện phân (s)
F hằng số Faraday (96500)
n hoá trị của kim loại ( số e trao đổi ).
b. Linh độ ion .

Đổi với chất điện li mạnh thì 𝛼 = 1 ( phân li hoàn toàn ).

c. Số tải.

Số tải t của dạng ion I là tỉ số giữa phần điện lượng do dạng ion đó tải t và điện
lượng tổng quát tạo bởi tất cả các dạng ion trong dung dịch.

Câu 1: Số tải là gì? Các phương pháp xác định số tải?

Trả lời:

- Số tải của một dạng ion là phần điện lượng của dạng ion đó tải được so với
toàn bộ điện lượng do tất cả các ion trong dung dịch tải được.
- Các phương pháp xác định sô tải:

34
+ Phương pháp hittoft, dương cực trơ hoặc dương cực tan.
+ phương pháp ranh giới di động.

Câu 2: Culông kế đồng dùng để làm gì? Tại sao không dùng trực tiếp Ampe
kế để đo Điện lượng mà phải dùng Culong kế?

Trả lời:

- Culong kế dùng để đo điện lượng chuyển qua dung dịch Q=It/F. Culong kế
được mắc nối tiếp để điện lượng chạy qua trong mạch ở culong kế và bình
chữ U không đổi.
- Không dùng Ampe kế để đo điện lượng: “ các bạn lưu ý nhé cái này cực kì
quan trọng” Bình thường chúng ta sẽ trả lời là : “ vì Cường độ dòng điện
không ổn định , hay vì điện trở của Culong kế thay đổi.” Sai hết nhé!
KHÔNG DÙNG vì lí do: Điện lượng tính theo công thức Q=I2.t là tổng điện
lượng do quá trình truyền điện gây ra nó là tổng hợp của hai loại công ( Công
có ích : Công để thực hiện quá trình điện phân, Công không có tí ích gì:
Công làm tỏa nhiệt trong quá trình điện phân, đây cũng là lí do tại sao phải
ngâm ngập bình chữ U vào trong Chậu nước to chà bá lửa.)

Câu 3: Tại sao điện phân nồng độ khu Catot giảm, khu Anot tăng? Ở hai khu
đã xảy ra các phản ứng nào?

Trả lời:

- Catot giảm là do H+ bị điện phân, Anot tăng là do H2O bị điện phân ra H+ và


O2.
- Ngoài ra để trung hòa điện thì lượng NO3- cũng thay đổi giống như lượng H+.
Khi có một đương lượng điện 1 mol e qua bình điện phân thì Khu Catot( cực
âm) 2H+ + 2e -> H2 . Mất 1 mol H+ bị điện phân
- Phương trình điện phân:

35
Câu 4: Tại sao dung dịch CuSO4 phải có thêm H2SO4???

Trả lời :

- CuSO4 là một muối của bazo yếu và axit mạnh, nên bình thường sẽ bị thủy
phân theo phương trình: Cu2+ + H2O -> CuOH+ + H+ , để tránh xảy ra hiện
tượng đó người ta cho H+ vào để chuyển dịch cân bằng về bên trái . OK chưa.

Câu 5: tại sao phải hút dd trước khi tắt dòng điện?

Trả lời : Câu này khá là dể tự hỏi nhau nhé.

Câu 6: Tại sao trong quá trình điện phân lại có nước đọng trên thành bình?

Trà lời:

- Trong quá trình điện phân, một phần điện lượng chuyển thành nhiệt năng,
làm nóng bình chữ U và nước một phần thành hơi nước, hơi nước bay lên
gặp lạnh bị ngưng tụ lại trên thành bình.

Câu 7: Tại sao lại dùng I chỉ 50mA ? dùng lớn hay nhỏ hơn có được không?

Trả lời :

- Nếu dùng lớn hơn thì Cu sinh ra nhanh hơn, dẫn tới khả năng đu bám vào
thanh Cu không bền dẫn tới hao hụt khối lượng Cu.
- Nếu dùng nhỏ hơn thì Cu sinh ra chậm và ít ,dẫn tới thời gian điện phân lâu,
biến thiên khối lượng thấp nằm ngoài khả năng sai số của cân dẫn đến sai số
khá nhiều.

Câu 8: Tại sao để xác định điện lượng cần xác định sự thay đổi khối lượng của
cả 2 thanh đồng?

Trả lời:

- Về lý thuyết khối lượng đồng mất đi ở cực dương đúng bằng khối lượng
đồng bám vào cực âm. Thực tế thì có một số yếu tố gây sai số nên cần lấy
trung bình . Các yếu tố gây sai số là:
36
+ Đồng bám vào Catot bị rơi trong quá trình điện phân( Cường độ điện phân
cũng khá lớn nên lượng Cu sinh ra cũng khá là cao nên hiện tượng rơi vãi là
điều dễ hiểu)
+ Bị Oxi hóa hoặc bị dính nước.

Câu 9: Tại sao để xác định t- cần xác định sự thay đổi nồng độ ở cả hai khu?
Tại sao nồng độ ở hai khu không thay đổi như nhau giống lý thuyết?

Trả lời:

- Về lý thuyết nồng độ khu Anot tăng bao nhiêu thì nồng độ khu Catot giảm
bấy nhiêu. Tuy nhiên thực tế có vài yếu tố gây sai số nên cần lấy trung
bình,Để khắc phục các vấn đề đó ta cần:
+ Hút cùng một lúc để tránh trường hợp bên này hút trước nồng độ là A bên
kia hút sau ( thời gian điện phân chênh lệch ) ra nồng độ B.
+ Hút khi chưa ngắt dòng điện vì khi ngắt dòng điện ion không diu chuyển
theo chiều dòng điện nữa mà chúng sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp để cân bằng nồng độ giữa các khu.

Câu 10: Tại sao cần tính thời gian bằng đồng hồ bấm giây?

Trả lời :

- Có thể dùng công thức Q = It rồi so sánh với q tính theo công thức Faraday
để kiểm tra xem mình cân khối lượng đồng thay đổi có chính xác hay không?

Câu 11: Tại sao số tải của ion H+ lại lớn hơn số tải của ion NO3- và cụ thể là
gấp 3 đến 4 lần?

Trả lời:

- Thứ nhất: là do ion NO3- khá là lớn , khả năng solvat hóa cao( các ion solvat
hóa trong nước bám vô nhiều) càng di chuyển khó khăn hơn.
- Thứ hai: là do mấy bạn lớp A xinh gái dễ thương 
- Thứ ba: ion H+ ( mở rộng hơn ra là ion OH- ) có cơ chế di chuyển khác biệt
hoàn toàn so với các ion khác. Khác ở đây là như thế nào? Các bạn cứ liên
tưởng tới việc một đoàn người xếp hàng nối tiếp để truyền đồ ăn qua tay
nhau ấy, thì cái H+ này cũng tương tự . Cơ chế như sau:

37
H+ + H2O -> H3O+ , sau đó H3O+ này lại tiếp tục phản ứng H2O bên cạnh để
tạo ra H3O+ mới , cứ như vậy mà sự lan truyền xảy ra một cách vô cùng
nhanh.

Câu 12: Nếu thay HNO3 bằng HCl hoặc axit khác có được không?

Trả lời:

- Hông nhé, tại sao không dùng HCl , vì khi điện phân sẽ điện phân ra cả Cl2
mà các bạn biết đó Cl2 độc như nào, dùng HNO3 vì khi điện phân NO3-
không bị điện phân( cái này là lý thuyết quá trình điện phân nhé, gì mà
gốc axit mạnh không bị điện phân đó , SO4- chẳng hạn). Nếu vậy về
nguyên tắc có thể sài H2SO4 tuy nhiên như thế nào thì mình không có biết
nhé, có thể là H2SO4 là axit 2 nấc, nên khi mang ra chuẩn độ nó bị sai số.

Câu 13: Tại sao sài metyl đỏ để làm chất chỉ thị?

Trả lời:

- Vì metyl đỏ có khoảng PH chuyển màu từ 4,4 -> 6,2. Khi chuẩn độ đến
khoảng PH = 7 thì màu chuyển rõ từ đỏ sang cam
- Ngoài ra cũng có thể sài bromthimol xanh ( 6,2-7,6) ( màu vàng – xanh).

Lưu ý khi làm bài:

- Đổ dung dịch HNO3 phải đổ từ khu giữa đầu tiên, rồi mới đổ 2 bên, và đổ 2
bên cách vạch định mức 1cm(đề khi cho điện cực Pt vào thì dung dịch vừa đủ
lên tới vạch định mức)
- Ngâm vào bình nước to đến khi ngập vạch định mức thì thôi
- Cân đồng phải dùng máng cân
- Hút dung dịch sau khi quá trình điện phân đang xảy ra và chỉ được phép hút
1 lần mà thôi. Hút lần thứ 2 thì dung dịch ở khu giữa sẽ tràn sang gây sai số.
- Ngâm thanh đồng ở Culong kế ngập nước tối đa thì càng tốt, tăng diện tích
và tăng khả năng bám dính của Cu.
-

38
BÀI 8: THỦY PHÂN ETYLAXETAT TRONG MÔI
TRƯỜNG AXIT.
I. Mục đích:
- Xác định hằng số tốc độ phản ứng thủy phân etylaxetat trong môi trường axit ở
nhiệt độ phòng.
- Xác định thời gian nửa phản ứng.
II. Cơ sở lý thuyết
Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit
Tuân theo quy luật động học bậc nhất với hằng số tốc độ k
H3O+

CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH +C2H5COOH

t=0 a

t a-x x

−𝑑(𝑎 − 𝑥) 𝑑(𝑎 − 𝑥)
= 𝑘(𝑎 − 𝑥) → − ∫ = ∫ 𝑘𝑑𝑡 ↔ − ln(𝑎 − 𝑥) = 𝑘𝑡 + 𝐶
𝑑𝑡 𝑎−𝑥
1 𝑎
𝑡 = 0 → 𝑥 = 0 → 𝐶 = −𝑙𝑛𝑎 → 𝑘 = 𝑙𝑛 (𝑝ℎú𝑡 −1 )
𝑡 𝑎−𝑥
Trong đó a: nồng độ đầu của este

X là nồng độ este chuyển hoá sau thời gian t phút

Vì axit axetic được tạo ra trong phản ứng nên xác định lượng axit này sinh ra được xác
định bằng phương pháp chuẩn độ axit bazo với chất chỉ thị là phenolphtalein. Gọi Vo,
Vt, V∞ là nhwungx thể tích NaOH để chuẩn độ axit ở thời điểm đầu, thời điểm t và
thời điểm kết thúc phản ứng
HCl
CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH +C2H5COOH

t=0 a

t a-x x

t=∞ 0 a

HCl + NaOH NaCl + H2O

39
b b

CH3COOH + NaOH CH3COONa +H2O

T x x

T=∞ a a

Vo ~ b
a~ V∞ -Vo
Vt ~ (b+x) =>
(a-x) ~ V∞ -
V∞ ~ (b+a) Vt
1 𝑉∞ − 𝑉𝑜
𝑘= 𝑙𝑛 (𝑚𝑖𝑛−1 ) (1)
𝑡 𝑉∞ − 𝑉𝑡
𝑎
Thời gian nửa phản ứng ( chu kỳ bán huỷ) 𝑥=
2

1 𝑎 𝑙𝑛2 0,693
→ 𝑡1/2 = 𝑙𝑛 = = (𝑝ℎú𝑡)
𝑘 𝑎−1 𝑘 𝑘
2
III. Lưu ý khi làm bài.
- Chuẩn độ V∞ vượt quá 25 ml => cần chuẩn độ đến một mức( tốt nhất là dừng
ở 20ml) sau đó ta chuẩn bị buret về mức ban đầu rồi chuẩn độ tiếp => kết quả
chuẩn độ là tổng của 2 lần.
- Sau khi đun nóng phản ứng để xảy ra V∞, ta phải giữ nguyên hệ bình phản ứng
với sinh hàn, không được bỏ sinh hàn ra và thay bằng nút nhám, vì:
CH3COOH là chất dễ bay hơi, hệ ta đun vẫn còn nóng => bỏ sinh hàn ra làm
mất chất.
Khi thay sinh hàn bằng nút nhám của bình, áp suất trong bình sẽ thay đổi và kéo
chặt nút xuống khiến ta không thể nào mở nắp ra được.
- Con từ vô cùng nguy hiểm khi làm mất ra ngoài môi trường nên tuyệt đối
không được làm mất.

Câu 1: Chứng minh phản ứng thủy phân este là phản ứng bậc nhất?
40
Trả lời :
H
- CH3COOC2H5 + H2O + CH3COOH +C2H5COOH
- Ta có nồng độ H+ không thay đổi trong quá trình phản ứng ( H+ do HCl sinh
+
ra nhiều hơn rất nhiều so với H+ do CH3COOH vì CH3COOH phân li yếu)
H2O thay đổi không đáng kể so với CH3COOC2H5.
- Phương trình tốc độ: v= k.CCH3COOC2H5.CH+CH2O = k’. CCH3COOC2H5
- Với K’ = k.CH+CH2O phản ứng trên từ bậc 3 xuống luôn bậc 1.

Câu 2: Thế nào là bậc của phản ứng? Thế nào là phản ứng bậc 1?

Trả lời :

- Bậc phản ứng v=k[A]m[B]n ( bậc phản ứng bằng m+n) được xác định từ thực
nghiệm. Nếu tổng số mũ đó là 1,2,3,... thì bậc phản ứng đó tương ứng được
xác định là phản ứng bậc 1,2,3,...
- Bậc phản ứng là tổng số mũ của nồng độ các chất trong biểu thức tính tốc độ
phản ứng.

Câu 2.1: Thế nào là phản ứng bậc 1 ?

- Xét phản ứng đơn giản đồng thể : aA  sản phẩm


Từ biểu thức vận tốc phản ứng bậc nhất ta có:
𝑣 = 𝑘[𝐴] (1)
1 𝑑[𝐴]
Mặt khác: 𝑣 = − (2)
𝑎 𝑑𝑡
𝑑[𝐴]
Kết hợp (1) và (2): suy ra = −𝑎𝑘𝑑𝑡
[𝐴]

Lấy tích phân xác định hai vế từ thời gian t = 0 (ứng với nồng độ ban đầu [A]0)
đến thời gian t (ứng với nồng độ [A])
[𝐴] 𝑑[𝐴] 𝑡
∫[𝐴] = − ∫0 𝑎𝑘𝑑𝑡
0 [𝐴]
[𝐴]
ln[𝐴][𝐴]0 = −[𝑎𝑘𝑡]𝑡0
ln[A] – ln[A]0 = -akt
Suy ra

41
1 [𝐴]0
Hay 𝑘 = 𝑙𝑛
𝑎𝑡 [𝐴]

Hằng số vận tốc lúc này có thứ nguyên không phụ thuộc vào nồng độ

Khi [A] = ½[A]0 lúc đó t = t1/2 : gọi là chu kỳ bán hủy


1 [𝐴]0 1 0,693
𝑡1/2 = 𝑙𝑛 = 𝑙𝑛2 =
𝑎𝑘 [𝐴]0 𝑎𝑘 𝑎𝑘
2
t1/2 : còn gọi là thời gian nửa phản ứng. Thời gian nửa phản ứng của phản ứng
bậc nhất không phụ thuộc vào nồng độ và tỷ lệ nghịch với hằng số tốc độ phản
ứng.
-

Câu 3: Đây là phản ứng hai chiều vậy tại sao khi xét bậc lại không xét phản
ứng nghịch? Tại sao trong công thức tính k lại không xuất hiện nồng độ H+,
H2O?

Trả lời:

- Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch do H2O quá
là nhiều, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
- H+ thay đổi không đáng kể ( đã nói ở trên rồi nghen).
- H+ và H2O không xuất hiện trong công thức tính k vì : nồng độ của 2 cái đó
hầu như không thay đổi nên ta coi nó không ảnh hưởng ( thực ra nó được đưa
vào k , muốn hiểu rõ hơn thì quay lại câu 1 tìm hiểu nhé).

Câu 4: Tại sao cần dùng tới tận 30mL nước để lạnh? Dùng nhiều hay ít thì có
khác biệt gì?

Trả lời:

- Dùng nhiều như vậy để giữ lạnh kìm hãm tốc độ phản ứng vì tốc độ phản
ứng phụ thuộc vào nhiệt độ còn phụ thuộc như nào thì các bạn chỉ tham khảo
thôi nghen, mình giải thích chắc không có đúng lắm đâu ( Phản ứng thuận là
phản ứng thu nhiệt, vì vậy khi hạ nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều
42
chống lại tác động đó , vì thế tốc độ phản ứng sẽ giảm đáng kể, Thầy Khu
bảo cơ bản cứ về 0 độ là phản ứng dừng lại.)
- Nếu dùng ít hơn 30mL thì làm lạnh kém hiệu quả, dùng trên 30mL thì để vào
chậu đá nước lâu lạnh, hơn nữa khi chuẩn độ mà cầm trên tay lắc lắc chắc
gãy tay mất, chính vì thế 30mL là oke nhất.
- Ngoài ra yếu tố pha loãng dung dịch cũng có ảnh hưởng đôi chút: Khi pha
loãng H+ và CH3COO- nồng độ giảm hay nói cách khác chúng cách xa nhau
hơn trong dung dịch dẫn tới khả năng phản ứng giảm ( Thầy Văn thì bảo: “
Pha 2mL vào 30mL nước nồng độ giảm 15 lần thì tốc độ cũng giảm từng
đó”)

Câu 5: Tại sao dùng HCl mà không dùng H2SO4?

Trả lời:

- Về nguyên tắc(câu này nghen quen quá @@) ta chỉ cần cung cấp H+ cho hệ
là được.
- Tuy nhiên H2SO4 là axit chỉ mạnh ở nấc 1 , còn nấc 2 thì các bạn học phân
tích biết rồi đó ka= 10-2 vậy nó cũng chả khác gì CH3COOH cả cho nên
không thể dùng axit này được) Câu này khả năng sai cao nhé nên đọc cho vui
thôi chứ không đúng đâu mà thi cũng không vào đâu.

Câu 6: Để kìm hãm, tạm dừng phản ứng có các cách nào? Bài này sử dụng
cách nào?

Trả lời :

- Các cách kìm hãm phản ứng:


+ Hạ nhiệt độ
+ Pha loãng
+ Tỉ lệ phản ứng
+ Dùng chất kìm hãm phản ứng
- Bài này đã dùng 2 cách đó là pha loãng và Hạ nhiệt độ bằng nước đá.

Câu 7: Có nhất thiết phải đổ dung dịch cuối cùng vào 30mL nước lạnh
không? Nếu cho vào 30ml nước thường thì chuyện gì sẽ xảy ra?

43
Trả lời :

- Không nhất thiết phải đổ dung dịch cuối cùng chuẩn độ Vvc vào nước lạnh và
thực tế là chúng ta sài nước cất thường , cho vào nước thường không có hiện
tượng gì xảy ra hết bởi vì lúc này phản ứng đã kết thúc hoàn toàn nên việc ta
cho vào nước nào cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả chuẩn độ.

Câu 8: Tại sao sau khi tiến hành đun để kết thúc phản ứng xong phải giữ
nguyên sinh hàn ở đó mà không được tháo ra và thay vào đó là nút nhám?

Trả lời :

- Thứ nhất là CH3COOH dễ bay hơi , nếu ta rút sinh hàn ra thì sẽ mất khá
nhiều chất ảnh hưởng tới kết quả chuẩn độ.
- Thứ hai tránh hiện tượng bay hơi mà ta dùng nút nhám bịt vào , lúc này áp
suất bình thay đổi ( lúc đầu thể tích bình là V tại nhiệt độ 78 79 độ, nhưng để
lâu nhiệt độ hạ xuống, V cũng giảm xuống dẫn tới việc hút chặt nút nhám
không thể nào mở ra được ).

Câu 9: Tại sao cho HCl vào trước rồi mới cho este? Làm ngược lại có được
không?

Trả lời:

- Về nguyên tắc( lại là câu của thầy Khu) thì cho chất nào vào trước cũng được
nhưng với bài này phải cho HCl vào trước vì các lí do sau:
+ Este dễ bay hơi, cho vào trước nó bay sạch rồi còn nói gì đến phản ứng
nữa.
+ Lượng axit cho vào nhiều ( 50mL) este cho vào ít nên cho HCl vào sẽ lâu
hơn là khi cho este vào
+ Nếu cho HCl vào sau khi cho este vào thì este sẽ bị thủy phân ngay,mà thời
gian cho HCl vào khá lâu nên lúc đi chuẩn độ sẽ không còn là thời điểm t=0
nữa ,hic.

Câu 10: Làm thế nào để xác định chính xác 15 phút ,30 phút, 45 phút,...?

Trả lời:

44
- Thề luôn để có thể làm được câu này khổ kinh khủng ( Ăn chửi từ đầu đến
cuối)
- Cách làm như sau: dùng đồng hồ nào cũng được hết miễn là đến gần thời
điểm chuẩn độ tầm 10 15s ta hút dung dịch chuẩn bị ra sẵn, đến đúng thời
điểm thì ném vô bình nước lạnh để dừng phản ứng đúng lúc.

Câu 11: Tại sao chuẩn độ xong để một lúc màu hồng đó mất tiêu luôn?Tại sao
dùng NaOH chuẩn độ mà NaOH không xà phòng hóa este luôn? Dẫn tới sai
số.

Trả lời:

- Nếu khi chuẩn độ xong để tầm 10 15s vì ở nhiệt độ phòng nên sự làm lạnh bị
giảm đi, phản ứng lại tiếp tục xảy ra H+ lại được sinh ra và khi đó mất màu.
- NaOH không xà phòng hóa được este vì khi lượng OH- trong dung dịch tăng
lên lập tức H+ có sẵn sẽ trung hòa ngay , mà khi H+ hết thì phản ứng chuẩn
độ đã xong nên không cần thêm OH- vào nữa thì làm gì có mà xà với chả
phòng.Nói chung là H+ sẽ ưu tiên phản ứng trước vì nó mạnh. So với khả
năng phản ứng xà phòng hóa và khả năng phản ứng của phản ứng trung hòa
thì các bạn biết cái nào ngon hơn rồi chứ.

Câu 12: Tại sao phải để hỗn hợp sau khi đun cách thủy đến nhiệt độ phòng rồi
mới đem đi chuẩn độ? Tại sao không ngâm luôn vào chậu đá để hạ về 0 độ C?

Trả lời:

- Thể mấy lần chuẩn độ trước ta đều lấy ở nhiệt độ phòng vì vậy nếu ta lấy thể
tích cuối ở nhiệt độ khác nhiệt độ phòng thì đương nhiên là sẽ sai số rất
nhiều, vì nhiệt độ cao thể tích của một lượng chất lớn hơn rất nhiều so với
cùng một lượng chất đó ở nhiệt độ thấp, nên ta mới phải để hỗn hợp về nhiệt
độ phòng.
- Ngay lúc đun xong thì không nên ngâm vào chậu đá vì sẽ hỏng bình, kể cả
lúc bình nguội rồi ta ngâm vào cũng có vấn đề, giống với việc lấy 2mL ở
nhiệt độ cao thì 2mL ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng cũng gây ra sai số
thể tích rất nhiều.

45
BÀI 9: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2: PHẢN ỨNG
IOT HOÁ AXETON VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI
TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG.
I. Mục đích:
- Xác định hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2 ở 2 nhiệt độ ( nhiệt độ phòng và nhiệt
độ trên nhiệt độ phòng 10 độ)
- Xác định năng lượng hoạt hoá của phản ứng iot hoá axeton
II. Cơ sở lý thuyết
- Phương trình tổng quát
H3O+
CH3COCH3 + I2 CH3COCH2I + H+ + I-
- Phản ứng iot hoá axeton xảy ra theo 2 giai đoạn
(Đoạn này ngại soạn lắm, in ra rồi tự ghi vào phản ứng nhé)

- Theo động học thì tốc độ phản ứng tổng quát được quyết định bởi giai đoạn chậm
 Xác định hằng số tốc độ của phản ứng iot hoá axeton chính là xác định hằng số tốc
độ chuyển hoá của axeton từ dạng xeto sang dạng enol
 Sự chuyển hoá này diễn ra trong môi trường axit.
- tốc độ phản ứng iot hoá phụ thuộc vào nồng độ axeton và axit
- tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ iot
 Hằng số tốc độ của phản ứng tuân theo công thức:
1 𝐶𝐴 (𝐶𝐻 + + 𝐶𝑋 )
𝑘= 𝑙𝑛
𝑡(𝐶𝐴 + 𝐶𝐻 + ) 𝐶𝐻 + (𝐶𝐴 + 𝐶𝑋 )
2,303 𝐶𝐴 (𝐶𝐻 + + 𝐶𝑋 ) 𝑙
𝑘= 𝑙𝑔 ( )
𝑡(𝐶𝐴 + 𝐶𝐻 + ) 𝐶𝐻 + (𝐶𝐴 + 𝐶𝑋 ) 𝑝ℎú𝑡. 𝑚𝑜𝑙

Trong đó: 𝐶𝐴 , 𝐶𝐻 + 𝑙à 𝑛ồ𝑛𝑔 độ đầ𝑢 𝑐ủ𝑎 𝑎𝑥𝑒𝑡𝑜𝑛

𝐶𝑋 là nồng độ của axeton bị chuyển hoá sau thời gian t

46
Khi xác định hằng số tốc độ ở 2 nhiệt độ T1 và T2, năng lượng hoạt hoá sẽ được
xác định từu phương trình:
𝐾𝑇2 𝐸 1 1 𝐾𝑇 𝐸 1 1
𝑙𝑛 = ( − ) ℎ𝑜ặ𝑐 𝑙𝑔 2 = ( − )
𝐾𝑇1 𝑅 𝑇1 𝑇2 𝐾𝑇1 2,303. 𝑅 𝑇1 𝑇2

R=8,314 J/Kmol thì E sẽ tính ra J/mol.

III. Lưu ý khi làm bài.


- Khi bắt đầu thả 10mL dd vào NaHCO3 mới bắt đầu ghi thời gian bắt đầu t=0.
- Chuẩn độ cần đợi dung dịch vàng rơm mới cho HỒ tinh bột vào, không được phép
cho ngay từ đầu.
- Đổ nước ở trong máy điều nhiệt phải cao tới vạch định mức, lúc hút dung dịch sau
các lần chuẩn độ có thể đổ bớt nước ở đó đi cho đỡ chênh vênh bình dẫn tới đổ,
nhưng không được để mực nước thấp hơn ở trong bình định mức.
- Khi thả axeton nên thả ở mép bình và thả từ từ tránh sự tiếp xúc axeton với axit.
-

Câu 1: Tại sao lại cho nước đến vạch 3cm rồi mới cho axeton vào?

Trả lời:

- Nếu mà cho nước đến dưới 3cm thì khi thêm axeton vào khả năng cao sẽ tràn qua
vạch định mức, lúc đó sai số ai chịu cho các bạn ( đổ bớt nước đi nhé, số liệu sai
thì bịa ra lo gì)
- Nếu cho nước đến cách vạch định mức hơn 3cm thì sẽ có một vài điều không ổn
xảy ra sau đây:
+ Thứ nhất : khi đổ xong nước rồi cho axeton vào rồi lại đổ thêm nước để đến
vạch mức, thời gian sẽ lâu hơn dẫn tới axeton phản ứng với Iot , không ổn chút
nào.
+ Thứ hai: để ý nếu dưới 3cm thì mực nước lúc này nó nằm trọn trong bình ở dưới
, dẫn tới diện tích tiếp xúc cao hơn so với mực nước chỉ ở trên ( cổ bình diện tích
sẽ nhỏ hơn ở dưới) khi này diện tích tiếp xúc cao khả năng axeton phản ứng cũng
cao hơn. Không ổn chút nào.
- Phải cho axeton vào sau vì nếu cho trước nó phản ứng luôn rồi còn tính gì đến thời
gian t=0 nữa chứ.

47
- Thực tế thì đối với bình định mức để ngoài không khí ta có thể cho nước cách
vạch 2cm cũng được, còn bình trong máy điều nhiệt thì không bởi vì thể tích lúc
này nó tăng lên rồi , vậy nên để cho vuông người ta chọn 3cm.

Câu 2: Tại sao không cho hồ tinh bột ngay từ đầu?

Trả lời:

- Xem lại bài 3 có câu tương tự nhưng thôi nói luôn. Thứ nhất hồ tinh bột nó phản
ứng với I2 theo kiểu tạo phức, làm chậm tốc độ phản ứng đi, hơn nữa khi I2 chui
vào trong hồ tinh bột để tạo phức thì để nó chui ra rất là khó khăn. Chọn thời điểm
lượng I2 gần hết mới cho vào để tránh sai số trong quá trình đó , các bạn hiểu
chứ.Cho vào từ đầu nó ôm hết I2 rồi thì còn chuẩn độ cái gì nữa.

Câu 3: Tại sao trong phương trình tổng quát không có sự xuất hiện của H+ mà
trong phương trình tốc độ lại có?

Trả lời:

- Các bạn phải để ý bài này, tốc độ phản ứng được quyết định bởi giai đoạn chậm
đúng không? ( Ơ, học rồi mà...) thì ở đây giai đoạn chậm là giai đoạn enol hóa
axeton bằng xúc tác H+ thì đương nhiên tốc độ phản ứng đó phải kể tới nồng độ
của H+ rồi .

Câu 4: Tại sao phải làm ở hai nhiệt độ khác nhau ? Có nhất thiết phải chênh
lệch 10 độ hay không , làm trên 100 độ thì sao?

Trả lời :

- Phải làm hai nhiệt độ khác nhau như vậy mới xác định năng lượng hoạt hóa Ea
của phản ứng được.
- Không nhất thiết phải chênh nhau 10 độ, tuy nhiên Nếu:
+ chênh lệch 1-2 độ thì Chênh lệch K khi tính ra nó cũng sẽ rất nhỏ -> ảnh hưởng
rất nhiều tới sai số.
+ chênh nhiều 20-100 độ thì theo lý thuyết là khá hợp lí vì khi đó k chênh nhau
nhiều , sai số đỡ hơn tuy nhiên không thể vì Gái đẹp mà quên đi bản thân mình
được, có một số không ổn sau đây mà thầy cô sẽ hỏi móc rất nhiều ở phần này
nên các bạn chú ý nhé: Năng lượng hoạt hóa Ea bị thay đổi khi tăng nhiệt độ ( vậy
nên khoảng 10 độ là khoảng chọn duy nhất vì nếu cao hơn sẽ sai Ea, mà thấp hơn
48
sai số lại càng lớn, nói chung tầm 10 độ Ea coi như không phụ thuộc vào nhiệt độ
- CÔ THỦY) ngoài năng lượng hoạt hóa thì còn vấn đề nhiệt độ cao axeton sẽ bị
bay hơi các thứ, phản ứng xảy ra nhanh hơn rồi nhiều thứ phát sinh lắm. Mà bạn
tưởng tượng xem làm ở 100 độ nước nó sôi ục ục cho tiền tui cũng không làm
luôn. Còn nữa 5mL dung dịch ở nhiệt độ phòng khác với 5mL dung dịch ở 50 60
độ, nó lại sai số ở quá trình chuẩn độ này nữa.
- Về thực tế thì tăng lên 10 độ dễ hơn hạ xuống 10 độ tại ta có thể kiểm soát nó
được.

Câu 5: Vai trò của NaHCO3 ? không dùng NaHCO3 làm chất dừng phản ứng
nữa thay bằng NaOH được không? ( Câu này khá là hay các bạn chú ý )

Trả lời:

- NaHCO3 cho vào để trung hòa hết lượng axit dư , mà các bạn đã biết H+ có vai trò
cực kì quan trọng trong việc quyết định tốc độ phản ứng( giai đoạn chậm) không
có H+ Axeton không bị chuyển hóa, phản ứng coi như không xảy ra.
- Về Lý thuyết tất cả các chất có khả năng trung hòa H+ đều có thể dùng để tạm
dừng phản ứng, tuy nhiên NaOH vào sẽ phản ứng I2 , còn nữa ảnh hưởng đến PH
trong quá trình chuẩn độ cũng khá là quan trọng, vì nếu cho dư chất ngừng phản
ứng sẽ gây ra hiện tượng PH tăng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuẩn độ,
dùng NaHCO3 vì đây là muối axit có môi trường hơi kiềm PH xấp mặt 7, nên cho
dư ra cũng không ảnh hưởng đến nhiều.

Câu 6: Ý nghĩa của phương trình Areniut và năng lượng hoạt hóa?

Trả lời:

Ea giảm => K tăng


Xác định năng lượng hoạt hoá: Đo k ở các nhiệt độ
T tăng =>K tăng => v tăng khác nhau
−𝐸𝑎
𝐾1 = 𝐴. 𝑒 𝑅𝑇1

Bài này phải lấy dung dịch mang đi chuẩn độ nhanh, thao tác nhanh

Vì phản ứng tạo ra H+, lượng H+ tạo ra tăng theo thời gian mà H+ ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng

49
Nếu lượng H+ thay đổi => ảnh hưởng đến nồng độ.

Câu 7: Làm thế nào để xác định chính xác 10 phút 20 phút trong quá trình
chuẩn độ?

Trả lời: đã nêu ở chương 8.

Câu 8: Tại sao phải chuẩn độ 2 bình ở ngoài và trong máy điều nhiệt khoảng
thời gian 15 phút và 10 phút?

Trả lời:

- Nếu khoảng thời gian các lần chuẩn độ quá ngắn, thể tích hai lần chuẩn độ sẽ
chênh lệch ít -> sai số lớn. Nếu khoảng thời gian chuẩn độ cách xa nhau hạn chế
được sai số nhưng lại tốn thời gian nên 10 15 phút là hợp lí nhất.
- Trong máy điều nhiệt phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chiều thuận phản ứng là thu
nhiệt, vậy nên khi tăng nhiệt độ phản ứng ưu tiên chiều thuận hơn.

Câu 9: Tại sao thể tích Na2S2O3 dùng để chuẩn độ ở các thời điểm khác nhau lại
giảm xuống?

Trả lời:

50

You might also like