You are on page 1of 8

Khẩu xà tâm Phật - Lời biện

minh của những kẻ ích kỷ,


thiếu hiểu biết
(Lichngaytot.com) Ta thường hay nhận cho mình là
"Khẩu xà tâm Phật" rồi tự trao mình quyền chỉ trích,
chê bai và thậm chí hạ nhục người khác mà không biết
rằng đang tự gieo nghiệp vào thân.

Lời nói có thể giết người - chớ biện


minh là "khẩu xà tâm Phật"

Chúng ta chỉ chỉ trích những kẻ sát nhân nhưng không đủ


hiểu rằng những lời nói độc địa cũng âm thầm giết người
khác. Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp
là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả
báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Lời đã nói ra dù vô tình hay cố ý cũng có tính sát thương
rất cao, lại khó lành, khiến đối phương buồn bực và tệ
nhất là tự tử. Đã có nhiều tấm gương đáng buồn khi
những cô, những cậu học sinh chỉ vì bị bạn bè chỉ trích,
bắt nạt mà đã tự vẫn để lại nỗi xót xa cho người ở lại.

Có câu: “Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”
nghĩa là cứ mở miệng ra nói nhiều lời sẽ hao tổn thần khí
của chính mình vì lưỡi động thường nói chuyện phải trái,
hơn thua, đẹp xấu, khen chê… để rồi phải tranh đấu lẫn
nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.

Chắc đã có lần bạn nói rằng: "Tôi thẳng thắn nói nhưng
chỉ là ‘khẩu xà tâm Phật’ thôi, không có ý gì đâu mà nghĩ
nhiều". Nhưng thực tế, trong lòng người nghe đã nổi lên
lòng sân hận chúng ta từ lúc nào.

Xem thêm: Cẩn thận kẻo nói thẳng, nói thật có thể là
khẩu nghiệp không chừng

Đó thực ra là cách chúng ta biện minh cho tội lỗi của


mình khi làm tổn thương người khác. Nhất là với người
Việt Nam, thay vì khen ngợi, khích lệ thì chúng ta làm điều
ngược lại, nhiếc mắng, chửi bới, chê bai,... chỉ để: bớt
kiêu ngạo, còn cố gắng thêm. Ta tự cho rằng mình khó
tính, khắt khe, không dễ khen ngợi ai vì ta là người hiểu
biết?!

Rồi từ đó chúng ta cho mình quyền mặc sức chê bai


người khác: "Đồ không chồng mà chửa", "Sao không chịu
đẻ?", "Kém thế thì làm gì cho đời", "Xấu thế ai thèm",
"Không có tiền thì đừng bày đặt"...
Phải có ý niệm trong tâm mới có thể
nói ra
Dù bạn có biện minh cho chính tội lỗi của mình bằng bất
cứ lời nào thì đó cũng đã là khẩu nghiệp. Lời Phật dạy về
lời nói chỉ ra rằng Nghiệp chúng ta tạo ra là hành động
tạo tác của Thân, Khẩu, Ý:

1. Thân nghiệp: Là hành động tạo tác của Thân như: đánh
đập người, dắt dìu người già qua đường, phá hủy môi
trường sống…

2. Khẩu nghiệp: Là hành động tạo tác của Miệng như:


khuyên dạy mọi người làm điều tốt, mắng nhiếc người, vu
oan người khác...
3. Ý nghiệp: Là hành động tạo tác của Ý tưởng như: suy
nghĩ làm điều thiện, toan tính làm điều ác...

Điều này cho thấy, Khẩu và Ý hoàn toàn tách biệt, việc
chúng ta "khẩu xà" đã là mang tội, tạo nghiệp mà chính
bản thân mình cứ nghĩ rằng miễn chúng ta có ý tốt là đủ.
Nhưng thực tế là chúng ta không thể nói ra lời xấu xa
bằng tâm tốt được. Có thể nói ra lời tốt bằng tâm xấu được nhưng
ngược lại thì chắc hơi khó.

Chính bạn không để ý tới cảm xúc của người khác, không
chịu đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu tình hình
nên mới có thể dễ dàng buông lời chỉ trích. Thực ra lời nói
đó xuất phát từ hiểu biết hạn hẹp, nó chỉ phản ánh chính
Quăng bùn cho người khác, chưa biết có dính không,
bạn mà thôi. mà tay đã dơ trước rồi : ))

Chỉ khi bạn thật lòng suy nghĩ cho người khác, điều bạn
nói và điều bạn nghĩ sẽ đồng nhất, lời nói ra cũng dễ
nghe. Tóm lại, những lời độc ác sẽ làm tổn thương người
nghe, cũng sẽ vạch trần mặt tối trong tâm hồn bạn.

Còn những ai có tâm Phật sẽ không bao giờ nói những lời
ác ý vì Phật dạy chúng ta nói điều hay, biết chia sẻ, biết
đem niềm vui tới tất cả chúng sinh bất kể họ là ai. Vì ai có
thể biết được trong một kiếp nào đó họ từng là thầy, là bố
mẹ của chúng ta? Vì thế, việc quan trọng nhất là đối đãi
mọi người thật tốt từ ý nghĩa cho đến hành động và lời
nói.

Lý tưởng ấp ủ trong tâm trí sẽ tạo nên những


hành vi phù hợp với lý tưởng.
E. Hubbart

Tự răn dạy mình tránh khẩu nghiệp

Nuôi dưỡng lòng lương thiện từ sâu bên


trong

Để hạn chế "khẩu xà" thì chúng ta phải học cách nuôi
dưỡng "tâm Phật". Vì khi trong lòng toàn là thiện ý thì tự
nhiên lời nói ra cũng sẽ êm tai dễ nghe. Xem thêm: Lời
Phật dạy về lời sỉ nhục: Lăng mạ người khác bao nhiêu,
nghiệp báo nhận lại bấy nhiêu

Đừng cho rằng tôi không quan tâm, để ý người khác làm
gì cho mệt. Mà từ ngay bây giờ, hãy liên tục để ý đến sự
thay đổi cảm xúc của người nghe, từ đó thay đổi phương
thức giao tiếp.

Hãy lựa lời nói trong từng hoàn cảnh phù hợp, đừng làm
người khác mất vui bằng lời khen thiếu chân thành, nếu
bạn thực lòng quan tâm thì từng lời bạn nói vô cùng ý
nghĩa. Khi người ta tỏ ý không hài lòng thì khéo léo tránh
mặt, hoặc khéo léo nói sang chuyện khác nhằm tránh
đụng chạm.

Điều quan trọng nhất mà ít ai nghĩ tới đó là, tránh việc


đánh giá người khác, hãy thử đứng ở vị trí của người ta và
cân nhắc thử xem họ sẽ cảm thấy thế nào khi bạn đưa ra
những lời nhận định thiếu khách quan về người bạn
chẳng thể biết rõ nội tình.

Hãy tự soi gương và răn dạy bản thân trước thì bạn sẽ
chẳng dám nặng lời nói hay chê bai bất cứ ai quanh mình
cả. Vì chính bản thân ta cũng đầy sai sót và lỗi lầm, may
mắn là được mọi người tha thứ, bao dung và tiếp tục yêu
thương chúng ta.
Vậy khi tôi bị nhục mạ thì vẫn phải im lặng?

Để thực hiện chữ Nhẫn chưa bao giờ là điều dễ dàng,


nhất là khi chúng ta bị hiểu nhầm hoặc bị đối xử không
như mình mong muốn. Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa
giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện
nhỏ thành không có chuyện gì.

Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng
vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình
cảm ơn họ.

Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng là thử thách của cuộc


sống, là lúc chúng ta cần đối mặt để trả nghiệp cũ của
mình mà thôi. Vì thế, để tiêu tan nghiệp lực thì phải thể
hiện bằng tâm bình thản, chớ để tâm oán hận nổi lên, nếu
không nghiệp lại càng nặng thêm lên.

Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính
mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Nên
nhớ rằng, nếu ác ý với người khác, thì người bị hại chỉ
chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần
nhiều 7/10, vì thế, nếu bạn đáp trả lại bằng lời nói không
hay thì cuối cùng ta lại cũng chỉ như họ thôi sao?
It seems that, I always take what I have for granted…

Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí
huệ, thì nhất định phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi
với tất cả mọi người. Có như thế bạn mới an vui, không
còn nuôi lòng sân lòng trong bất cứ trường hợp nào. Biết
cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.

Thế Minh

You might also like