You are on page 1of 3

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐÔNG MÁU RẢI RÁC TRONG LÒNG MẠCH


(Của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương – năm 2005)

PGS. TS. Nguyễn Anh Trí


Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

I. Phác đồ chẩn đoán Đông máu rải rác trong lũng mạch (Disseminated
Intravascular Coagulation – DIC)
Được chẩn đoán sau khi xem xét tổng quát tất cả các khía cạnh sau:
1. Có một bệnh chính có thể gây ra DIC (như: Thai chết lưu, ung thư, shock, lơxêmi, rắn
cắn, tai biến truyền máu, chấn thương nặng...).
2. Lâm sàng: Có thể có các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Hội chứng, xuất huyết/ chảy máu.
- Shock, hoại tử đầu chi, rối loạn chức năng đa cơ quan (gan, thận, phổi...).
3. Xét nghiệm: Chẩn đoán xác định DIC khi có:
- Giảm số lượng tiểu cầu (có tính động học).
- Kèm theo có rối loạn tối thiểu 3 trong số các xét nghiệm sau:
+ Thời gian Prothrombin (PT): Kéo dài.
+ Thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá (APTT): Kéo dài.
+ Thời gian Thrombin (TT): Kéo dài.
+ Fibrinogen: Giảm (có tính động học).
+ D-dimer: Tăng.
+ Antithrombin- III (AT - III): Giảm
+ Có mảnh hồng cầu (trên tiêu bản máu ngoại vi).
+ Nghiệm pháp rượu: Dương tính; hoặc Fibrin Monomer (FM): Tăng.
+ FDPs: Tăng.
II. Phác đồ điều trị DIC
Gồm tổng hợp các biện pháp sau:
1. Điều trị bệnh chính: Là điều trị bệnh gây ra DIC.
2. Điều trị thay thế:
2.1. Các loại chế phẩm máu truyền thay thế:
- Huyết tương tươi đông lạnh: 10 - 15 ml/kg/24 giờ.
(Có thể truyền tới 6 đơn vị 250 ml/24 giờ).
- Tủa lạnh yếu tố VIII: Truyền khi fibrinogen < 1g/l
- Khối tiểu cầu: Truyền khi tiểu cầu  20 G/l và/ hoặc có xuất huyết nặng.
- Nếu vừa có tiểu cầu giảm và hemoglobin giảm nặng thì có thể cân nhắc để sử
dụng máu toàn phần cùng nhóm.
2.2. Kết quả cần đạt được khi điều trị:
- Truyền thay thế để Fibrinogen  1 g/l và số lượng tiểu cầu  30G/l.
- Cứ 6 giờ phải kiểm tra 2 chỉ số trên một lần.
3. Liệu pháp Heparin:
3.1. Chỉ định khi:
- D-dimer: Tăng.
- Nghiệm pháp rượu: Dương tính.
- Và khi DIC đã xẩy ra  6 giờ.
3.2. Thuốc:
Sử dụng Heparin trọng lượng phân tử thấp (cụ thể là Fraxiparine).
- Liều 50 - 100 UI anti-Xa/kg/ 12giờ, tiêm dưới da 2 lần/ 24 giờ.
3.3. Theo dõi: Lấy máu xét nghiệm  6 giờ sau khi tiêm;
Điều chỉnh liểu để:
- Anti-Xa: Duy trì với nồng độ 0,5 - 1UI anti-Xa/ml.
- Hoặc r-APTT (bệnh/chứng): 1,5 - 2,5.
3.4. Ngừng điều trị khi:
- Nghiệm pháp rượu âm tính trở lại.
- D-dimer trở về bình thường.
- Số lượng tiểu cầu tăng trở lại.
* Lưu ý: Các thông số này được duy trì tối thiểu sau 2 lần xét nghiệm liên tục mới ngừng
điều trị Heparin (mỗi lần xét nghiệm cách nhau 4 - 6 giờ).
4. Thuốc chống tiêu Fibrin:
4.1. Chỉ định khi:
- Lâm sàng: Có xuất huyết/ chảy máu nhiều.
- Xét nghiệm:
+ Fibrinogen tiếp tục giảm.
+ D-dimer tiếp tục tăng.
4.2. Thuốc và liều lượng:
Sử dụng Transamin tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg/kg x 2 - 4 lần/ 24 giờ.
5. Các liệu pháp bổ trợ khác:
- Khôi phục thể tích toàn hoàn.
- Duy trì thăng bằng kiềm toan.
- Sử dụng vitamin K và Folate...
(Tuỳ theo bệnh cụ thể)
TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI DIC

Biểu hiện Biện pháp điều trị Xét nghiệm theo dõi
- Có hoặc chưa có xuất - Điều trị bệnh nguyên. - Số lượng tiểu cầu.
huyết/chảy máu. - Chỉ điều trị thay thế. - Fibrinogen.
- Có rối loạn các xét nghiệm, * Xét nghiệm theo dõi 6 giờ/1 lần.
nhưng chưa đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán DIC
- Lâm sàng có thể đã có xuất - Điều trị bệnh nguyên. - Số lượng tiểu cầu.
huyết, chảy máu. - Điều trị thay thế. - Fibrinogen.
- Xét nghiệm có rối loạn DIC - Điều trị Heparin (sau - APTT; (Định lượng anti-Xa)
điển hình. 6giờ). - D-dimer.
- Điều trị chống tiêu sợi * Xét nghiệm theo dõi 6 giờ/1 lần.
huyết.
Cứ sau mỗi 12 giờ kể từ khi bắt đầu xét nghiệm theo dõi điều trị phải làm lại các xét nghiệm
đông cầm máu đầy đủ (bao gồm tất cả các xét nghiệm như làm để chẩn đoán).

You might also like