You are on page 1of 14

BẢN TÓM TẮT

RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C) TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ GIẢI
PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO

I. Tìm hiểu chung về phương thức Tín dụng chứng từ (L/C) trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế

1. Khái niệm

+ Bản cam kết dùng trong thanh toán

+ L/C được chuyển từ NH của người nhập khẩu đến người thụ hưởng (NXK)

+ Người thụ hưởng được thanh toán số tiền ghi trên L/C khi xuất trình bộ chứng từ hợp
lệ.

2. Các chủ thể tham gia trong L/C

NH thông báo NH phát hành

Nhà nhập khẩu


Nhà xuất khẩu
(Người thụ hưởng) ( Người mở L/C)
3. Quy Trình thanh toán bằng L/C

4. Nội dung của L/C

+ Số hiệu và loại thư tín dụng


+ Địa điểm và ngày mở và tên các bên liên quan trong thư tín dụng
+ Số tiền, thời hạn và địa điểm thanh toán của thư tín dụng
+ Mô tả hàng hoávà thời hạn giao hàng
+ Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
+ Các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình
+ Sự cam kết của ngân hang phát hành thư tín dụng

5. Phân loại L/C

- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C)

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable L/C)

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)


- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

- Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C)

II. Rủi ro có thể gặp phải của các chủ thể khi sử dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1. Nhà nhập khẩu

a. Nghĩa vụ và quyền lợi của nhà nhập khẩu

- Xin mở L/C

- Kiểm tra và sửa đổi, bổ sung L/C

- Kiểm tra bộ chứng từ

- Nhận hàng hoá đúng theo hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

- Từ chối khi bộ chứng từ không hợp lệ

→ Rủi ro:

+ Rủi ro liên quan đến L/C

+ Rủi ro liên quan đến hàng hoá

b. Rủi ro nhà nhập khẩu có thể gặp phải

- Sai sót trong L/C hoặc bộ chứng từ

+ Sai thông tin trên bề mặt L/C hoặc sai sót trông bộ chứng từ.

VD1: Công ty kinh doanh máy tính H. ký hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính với
một công ty Singapore. Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP
600. L/C nêu rõ: “Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 3.500 linh kiện máy tính”
- Ngân hàng phát hành L/C Bank of Vietnam (BOV)

- Ngân hàng thông báo HSBC Singapore

B1. Ngân hàng phát hành L/C Bank of Vietnam (BOV) chuyển L/C bằng Telex tới
HSBC Singapore. Bức điện Telex về việc phát hành L/C có nội dung sau: “Số tiền:
550.620 USD, 550.620 USD số hàng: 350 linh kiện máy tính”.

B2. Công ty Singapore nhận được L/C, sau khi giao 350 bộ linh kiện máy tính đã xuất
trình chứng từ qua HSBC để yêu cầu thanh toán số tiền 550.620 USD.

B3. HSBC kiểm tra và thấy bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện của L/C, nên đã
gửi bộ chứng từ tới BOV để đòi hoàn trả.

B4. BOV kiểm tra và nhận thấy chứng từ có sai biệt, nên thông báo cho HSBC biết rằng
bộ chứng từ bị từ chối thanh toán vì: Số lượng hàng ghi trên chứng từ không phù hợp với
quy định của L/C: L/C yêu cầu giao 3.500 linh kiện máy tính với trị giá nhưng bộ chứng
từ xuất trình chỉ ghi 350 bộ.

B5.HSBC trả lời rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ vì chúng tuân thủ hoàn toàn với điều
kiện của L/C. Thông báo L/C mà họ nhận được nêu rõ rằng L/C thanh toán cho số hàng
350 linh kiện chứ không phải 3.500 linh kiện. Để làm bằng chứng, HSBC đã gửi một
bản copy bức điện thông báo L/C gốc cho BOV

B5.BOV xác định rằng đã có sai sót phát sinh trong quá trình chuyển điện tín và BOV,
NH Và nhà NK đã cố liên hệ với công ty Singapore để giải quyết vấn đề này, nhưng công
ty đã chuyển địa điểm và có thể không còn hoạt động nữa

→ Rủi ro do có sai sót trong Thư tín dụng L/C

- Không nhận được hàng hoá hoặc hàng hoá nhận được không đúng với hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế
+ NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ

+ Hàng hoá có thể gặp rủi ro khi vận chuyển hoặc nhà XK cố tình gian lận.

VD2: Công ty M ở Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với đối tác là công ty T
Thái Lan: Phương thức thanh toán L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP 600. L/C nêu
rõ: “Số tiền:500.000USD, trả cho số hàng: 1000 tấn gạo”

- Ngân hàng phát hành (BOV)

- Ngân Hàng thông báo (thaibank)

B1. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu T. lập bộ chứng từ hàng hoá gửi đến ngân hàng
Thaibank để yêu cầu thanh toán .

B2. Ngân hàng Thaibank sau khi khiểm tra bộ chứng từ thấy hợp lệ đã tiến hành thanh
toán cho công ty T. và gửi bộ chứng từ đến BOV để yêu cầu thanh toán.

B3. BOV kiểm tra chứng từ và giao cho người nhập khẩu đi nhận hàng đồng thời tiến
hành thanh toán tiền hàng cộng với phí dịch vụ cho Thaibank.

B4. Công ty M cầm bộ chứng từ đi nhận hàng thì phát hiện hàng kém chất lượng và thiếu
hơn 100 tấn. Công ty M đã lập biên bản về những sai sót trên và có xác nhận của công ty
giám định hàng hóa XNK C.

B4. Công ty M yêu cầu nhà nhập khẩu bồi thường, tuy nhiên quá trình xử lí kéo dài đã
khiện cho công ty M gặp khó khăn trong việc cung ứng hàng hoá cho đại lí, ảnh hưởng
đến uy tín của công ty.

VD2. Nhà máy sửa chữa tàu biển PR không nhận được hàng từ tập đoàn T & H

- Gặp rủi ro nếu NH phát hành bị phá sản

+ Nhà Nk có thể sẻ bị mất số tiền kí quỹ.


2. Nhà xuất khẩu

a. Quyền lợi và nghĩa vụ của người XK trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

- Giao hàng

- Kiểm tra thư tín dụng (L/C)

- Lập bộ chứng từ

- Nhận được tiền hàng từ ngân hàng phát hành

→ Rủi ro liên quan:

+ Rủi ro liên quan đến bộ chứng từ

+ Rủi ro không nhận được tiền hàng

b. Rủi ro của nhà XK trong phương thức tín dụng chứng từ

- Rủi ro xảy ra với bộ chứng từ

+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải.

+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.

+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ

+ Xuất trình bộ chứng từ muộn hơn thời gian quy định trong hợp đồng thương mại

VD: - Một công ty tỉnh H. ký hợp đồng xuất khẩu hoá chất cho một công ty Trung
Quốc.

Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, không huỷ ngang, (tuân thủ UCP 600).

L/C yêu cầu:

1) Giấy chứng nhận giám định do người lập Giấy yêu cầu phát hành L/C cấp và được
người lập Giấy yêu cầu phát hành L/C trực tiếp xuất trình cho Ngân hàng phát hành.
2) Người thụ hưởng gửi trực tiếp 1/3 vận đơn gốc cho người lập Giấy yêu cầu phát hành
L/C.

- Ngân hàng phát hành L/C: Bank of China (BOC).

- Ngân hàng thông báo: Bank ofVietnam (BOV).

Công ty H. sau khi giao hàng đã xuất trình bộ chứng từ qua BOV để chuyển đến BOC.
Tuy nhiên, trong bộ chứng từ xuất trình thiếu Giấy chứng nhận giám định do công ty
Trung Quốc cấp. BOC đã từ chối thanh toán với lí do bộ chứng từ không hoàn hảo.

- Rủi ro không được thanh toán NH phát hành và nhà NK bị phá sản

+ Bộ chứng từ dù có hoàn hảo thì nhà XK cũng không được thanh toán.

VD. Công ty XNK Vietnam (Vietnamexport) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với
công ty B ở Mỹ với một số điều kiện sau:

+ Thời hạn phát hành L/C: 10/4.


+ Thời hạn giao hàng: trước 10/5.
+ Phương thức thanh toán L/C (UCP 600)
B1. Ngày 10/4 người mua lập Giấy yêu cầu phát hành L/C gửi tới ngân hàng
Americabank và được ngân hàng chấp nhận phát hành L/C cho người mua và
thông báo cho BOV.
B2. BOV đã thông báo về người mua đã phát hành L/C cho người bán theo hợp
đồng được ký kết.
B3. Sau khi nhận thông báo, ngày 9/5 người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
B4. Sau khi giao hàng người bán gửi bộ chứng từ phù hợp với L/C đến ngân hàng
thông báo để xuất trình tại Americabank yêu cầu thanh toán.
B5. Ngân hàng thông báo trả lời rằng: ngân hàng mở quyết định hủy L/C với lý do
người mua đã phá sản nên không thể thanh toán cho người bán.
- Rủi ro liên quan đến chi phí lưu kho, thuê tàu khi không được thanh toán.
+ Người NK không nhận hàng và từ chối thanh toán
+ Nhà XK phải chịu chi phí thuê kho bãi lưu hàng.
VD. Công Ty Dota của Nhật Bản bị thiệt hại vì hàng hoá bị cháy khi lưu kho do
phía Trung quốc từ chối nhận hàng.

- Rủi ro liên quan đến thiện chí của người mua.

+ Người mua có thể lợi dụng những sai sót nhỏ trong bộ chứng từ để từ chối thanh
toán

+ Kéo dài thời gian thanh toán, hoặc đòi giảm giá.

VD. Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản APT xuất khẩu một lô hàng tôm đông
lạnh sang thị trường Nhật Bản bị từ chối thanh toán do chữ kí không trùng khớp.

3. Rủi ro của Ngân hàng

a. Ngân hàng thông báo

- Nghĩa vụ và quyền lợi của ngân hàng phát hành trong phương thức tín dụng chứng
từ

+ Chuyển tải yêu cầu mở thư tín dụng vào nội dung thư tín dụng

+ Kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán tiền

+ Hưởng chiết khẩu theo thoả thuận của hợp đồng trước đó

→ Rủi ro liên quan:

+ Sai sót trong chứng từ

+ Rủi ro tín dụng do nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán

- Rủi ro của NH phát hành trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

+ Tồn tại sai sót trong L/C

+ Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ có sai biệt
+ Có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 600.

+ Gánh chịu rủi ro không được thanh toán do nhà nhập khẩu bị phá sản

VD: NHCT Đống Đa mở L/C không huỷ ngang nhập khẩu bột ngọt theo yêu cầu của
công ty TNHH Thái Dương vào năm 2000, giá trị L/C là 3400 USD. Mức kí quỹ mở
L/C đối với công ty này là 30% giá trị của L/C.

B1. NHCT Đống Đa nhận được bộ chứng từ đòi tiền của người hưởng lợi, vì bộ chứng từ
là hoàn hảo nên ngân hàng đã thanh toán 100% giá trị của hối phiếu.

B2. Sau đó ngân hàng thông báo cho công ty TNHH Thái Dương yêu cầu thanh toán nốt
số tiền ký quỹ còn lại là 70% giá trị của L/C nhưng công ty này đã phá sản, giám đốc bỏ
trốn.

B3. Vậy là NHCT Đống Đa phải thanh toán 70% giá trị của L/C đối với người hưởng lợi
nhưng lại không thu hồi được số tiền này từ người nhập khẩu.

VD2: Ngân hàng công thương đống đa, do từ chối trả tiền Citibank vào ngày thứ 8 sau
khi nên nhận được bộ chứng từ nên bị Citibank bác bỏ việc từ chối trả tiền.

b. Ngân hành thông báo

- Nghĩa vụ và trách nhiệm của NH thông báo trong phương thức thanh toán L/C

+ Kiểm tra L/C trước khi chuyển đến nhà xuất khẩu

+ Kiểm tra tính hợp lệ ban đầu của bộ chứng từ

+ Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến NH phát hành.

+ Thanh toán tiền cho người XK nếu được ủy quyền thanh toán

+ Được hưởng phí dịch vụ NH.

→ Rủi ro liên quan


- Có sự giả mạo trong L/C hoặc bộ chứng từ

- Không được thanh toán phí dịch vụ

- Rủi ro của NH thông báo trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

+ Không nhận được chiết khấu, hoặc phí dịch vụ từ ngân hàng phát hành do tồn tại sai
sót trong bộ chứng từ không phù hợp với L/C

VD: Vietcombank nhận chiết khấu một bộ chứng từ thanh toán do công ty xây dựng
công nghiệp VINAINCON yêu cầu.

B1.Căn cứ vào L/C của ngân hàng HSBC (Singapore) mở (tuân thủ UCP600) trong đó có
điều khoản chứng từ phải xuất trình quy định: “02 bản gốc Bảo hiểm đơn hoặc giấy
chứng nhận bảo hiểm” (“Original Insurance Policy or Certificate in duplicate”).

B2. Vietcombank thấy VINAINCON xuất trình đúng 2 bản gốc Isurance Policy (I/P)
ngoài ra các chứng từ khác đều phù hợp nên đã chiết khấu không bảo lưu bộ chứng từ.

B3. Bộ chứng từ này được gửi sang cho HSBC (Singapore) để yêu cầu thanh toán
nhưng bị HSBC (Singapore) từ chối với lý do xuất trình thiếu một bản gốc I/P.

B4. Vietcombank đáp lại rằng họ đã thực hiện đúng yêu cầu L/C là 2 bản gốc. B5.
HSBC lập luận rằng “trên I/P có ghi số bản phát hành là 3 bản nhưng chỉ có 2 bản
được xuất trình nghĩa là VINAINCON đang giữ 01 bản và điều đó trái với UCP 600
mặc dù vẫn xuất trình 2 bản theo đúng yêu cầu của L/C”.

B6. Tranh chấp đã xảy ra và sự việc này đã khiến cho 2 ngân hàng tranh cãi suốt một
thời gian dài.

+ Không phát hiện được sự giả mạo của thư tín dụng mà vẫn gửi đi.
III. Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (L/C)

1. Nhà nhập khẩu

Rủi ro Giải pháp


- Sai sót trong L/C hoặc bộ chứng từ - Có kế hoạch chiến lược đào tạo các cán bộ vững
vàng về chuyên môn, dày dạn về kinh nghiệm,
am hiểu thương mại, pháp luật quốc tế.
- Có các chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ có
năng lực
- Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh
+ Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với NH.
- Rủi ro không được giao hàng, - Tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về đối
hoặc giao hàng kém chất lượng tác của công ty mình càng có lợi.
- Rủi ro về giao hàng chậm. + Tìm hiểu về tình trạng hoạt động của đối tác
+ Tìm hiểu các phản hồi của các đối tác đã từng
làm việc trước đó
- Liên hệ chặt chẽ với khách hàng là nhà xuất
khẩu để hạn chế rủi ro.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên soạn
thảo và thương lượng hợp đồng.
- Liên hệ chặt chẽ với hãng tàu chuyên chở để
nắm được lịch trình cụ thể của chuyến hàng.
- Gặp rủi ro nếu NH phát hành bị - Nên lựa chọn những ngân hàng uy tín.
phá sản + Thời gian và quá trình hoạt động
+ Đối tác của ngân hàng
+ Dịch vụ cung cấp..
- Lựa chọnnhận
2. Nhà xuất khẩu

Rủi ro Giải pháp


- Rủi ro xảy ra với bộ - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt
chứng từ động trong lĩnh vực XNK.
+ Lập chứng từ sai lỗi chính - Phải luôn giữ quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng, thực hiện
tả, sai tên, địa chỉ của các đúng các chỉ dẫn của NH về các điều khoản của L/C
bên tham gia, của hãng vận - Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho
tải. Ngân hàng và phối hợp với Ngân hàng để tìm ra nguyên
+ Chứng từ không hoàn nhân, giải pháp khắc.
chỉnh về mặt số lượng. - Chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ.
+ Các sai sót trên bề mặt - Từ chối những yêu cầu mà công ty mình không có khả năng
chứng từ chắc chắn có thể thực hiện được trong L/C
+ Xuất trình bộ chứng từ - Hiểu rõ các mốc thời gian quy định trong L/C để cung cấp
muộn hơn thời gian quy định bộ chứng từ trong thời gian quy định
trong hợp đồng thương mại - Liên hệ chặt chẽ với hãng tàu vận chuyển, nhằm nắm rõ lịch
trình di chuyển của hàng hoá
- Rủi ro không được thanh - Nâng cao khả năng thẩm định tiềm lực kinh tế của đối tác
toán do người nhập khẩu + Tình hình hoạt động
phá sản. + Tình hình chính trị của nước nhập khẩu
- Rủi ro liên quan đến + Tình hình kinh tế của nước nhập khẩu
thiện chí của người mua + Xem xét phản hồi từ các đối tác khác đã từng hợp tác làm
ăn với nhà nhập khẩu này.

- Rủi ro liên quan đến chi - Cần chuẩn bị bộ chứng từ hoàn hảo để tránh trường hợp bị
phí lưu kho, thuê tàu khi từ chối thanh toán.
không được thanh toán - Cần xác định rõ ràng thiện chí của người mua

3. Giải pháp cho ngân hàng

a. Ngân hàng phát hành

Rủi ro Giải pháp hạn chế


- Tồn tại sai sót trong L/C - NH phải mở L/C theo đúng đơn xin mở L/C.
- Thanh toán hoặc chấp - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
nhận thanh toán bộ chứng + Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
từ có sai biệt - Cải thiện cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ.
- Gánh chịu rủi ro không - Cần nâng cao trình độ thẩm định để nắm chắc tình hình
được thanh toán do nhà tài chính của các doanh nghiệp NK Việt Nam.
nhập khẩu bị phá sản - Các NHTM Việt Nam cần liên hệ chặt chẽ với khách
hàng NK.
- Các NH nên quy định mức ký quỹ hợp lý:
+ Uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm
+ Hiệu quả kinh tế của lô hàng
+ Căn cứ vào biến đổi tỷ giá

b. Ngân hàng thông báo

Rủi ro Giải pháp hạn chế


- Không phát hiện được sự giả mạo của - NH cần xác thực L/C một cách cẩn thận
thư tín dụng mà vẫn gửi đi. trước khi thông báo cho người bán.
- Nếu chưa kiểm tra được tính chân thực
của L/C cũng như bản sửa đổi L/C thì
không nên thông báo cho người bán và có ý
kiến phản hồi cho NH phát hành.
- Cần nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên.
- Các NH nên quy định mức ký quỹ hợp lý

You might also like