You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỜI KÌ


ĐỔI MỚI – BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ
(FED)
CHƯƠNG 3: Liên hệ Cục dự trữ liên ban Mỹ (FED)
I. Qúa trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ liên bang Mỹ
(FED)
1. Quá trình hình thành FED
Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ký ban
hành Đạo luật Dự trữ Liên bang. Cục Dự trữ Liên bang Fed chính thức ra
đời. Nhưng để có được ngày này, hành trình để khai sinh Fed là cả một con
đường dài.
Năm 1907, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng. Thất nghiệp tràn lan. Thị
trường chứng khoán giảm sâu.
Người dân bắt đầu hoang mang. Họ xếp hàng suốt đêm để rút tiền hàng loạt ra khỏi
các ngân hàng còn đủ sức chi trả. Điều này có thể giết chết nền kinh tế: các ngân
hàng có đang khoẻ cũng buộc phải phải đóng cửa (chẳng có ngân hàng nào chịu nổi
tình trạng rút tiền hàng loạt), các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn tín
dụng buộc phải sa thải người làm và nền kinh tế vì thế trở nên tồi tệ hơn.
Vào thời điểm đó, Chính phủ Hoa Kỳ không có cách gì để đối phó với cơn khủng
hoảng tài chính ngân hàng này. Không có tổ chức nào có thể ngăn chặn việc rút tiền
hàng loạt của người dân tại các ngân hàng dù vẫn khỏe mạnh. Cuối cùng sứ mệnh
ngăn chặn cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng ấy đã được lịch sử đặt lên vai một
người đàn ông đầy quyền lực: John Pierpont Morgan (ông chủ của Tập đoàn
JPMorgan danh tiếng).
Vào lúc 21 giờ tối thứ 7 ngày 2/11/1907 ông đã triệu tập 40-50 nhà tài chính ngân
hàng hàng đầu của New York đến thư viện riêng của mình trên Đại lộ Madison và
ra lệnh một cách cương quyết: họ buộc phải đóng góp vào một quỹ điều tiết chung
được sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trị giá 25 triệu đô la.
Ông ta đã chốt chặt cửa không cho ai về và giữ họ ở đó suốt đêm cho đến tận 5 giờ
sáng hôm sau mới cho về khi tất cả bọn họ đã đồng ý với kế hoạch của ông.
Kế hoạch đã thành công như ông mong đợi - chương trình hành động này về cơ bản
đã chấm dứt cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1907 của nước Mỹ. Hệ thống
ngân hàng tài chính Mỹ lúc đó đã được giải cứu bởi quyền uy, cá tính mạnh mẽ và
tư duy chuẩn xác chỉ của 1 con người: J.P. Morgan.

Rất tự nhiên sau đó giới quyền lực ở Washington đã tự hỏi: Thế lỡ xảy ra cơn khủng
hoảng tài chính ngân hàng tiếp theo thì sao? Thực sự liệu họ có chấp nhận để số phận
của nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc vào chỉ một anh chàng giàu có nào đó ở New
York? Đó không chỉ là vấn đề tài chính ngân hàng, không chỉ là kinh tế, đó là vấn
đề chính trị.
Có một người đã xác định đây là một vấn đề bức thiết cần giải quyết sớm: Thượng
nghị sĩ Nelson Aldrich, Chủ tịch ủy ban tài chính Thượng viện lúc đó. Aldrich cho
rằng nước Mỹ cần phải làm sao để không còn phải nhờ một cá nhân nào đó chấm
dứt các cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng: Hoa Kỳ cần có một Ngân hàng Trung
ương. Và Ngân hàng Trung ương mới cần tránh đi vào vết xe đổ cũ của lịch sử.
Bản thân nước Mỹ cũng đã từng 2 lần thành lập Ngân hàng Trung ương trước đó:
Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ nhất (1791-1811) và Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ hai
(1817-1836) mỗi ngân hàng tồn tại 20 năm. Cả hai ngân hàng đều phát hành tiền,
cho vay thương mại, chấp nhận tiền gửi, mua chứng khoán, duy trì nhiều chi nhánh
và đóng vai trò là đại lý tài chính cho Kho bạc Mỹ.
Chính phủ Mỹ được yêu cầu mua 20% cổ phần vốn ngân hàng và bổ nhiệm 20%
thành viên hội đồng quản trị của mỗi hai ngân hàng. Với vai trò này trên thực tế họ
đã cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và bị phản đối dữ dội. Do đó Tổng
thống Andrew Jackson dùng quyền phủ quyết của mình chấm dứt sự tồn tại của
Ngân hàng Hoa Kỳ thứ 2.
Ý tưởng về Ngân hàng trung ương với vai trò khác không phải là một sáng kiến mới.
Các quốc gia châu Âu đã có ngân hàng trung ương của mình. Trong khủng hoảng,
các ngân hàng trung ương về cơ bản đã làm những gì J.P. Morgan đã làm ở Hoa Kỳ:
đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại lành
mạnh. Khi những người gửi tiền xếp hàng ngoài cửa gào thét đòi rút tiền gửi của họ,
các ngân hàng về cơ bản lành mạnh có thể vay tiền từ Ngân hàng Trung ương để chi
trả.
Nhưng có vấn đề cần xem xét là tên gọi Ngân hàng Trung ương. Xuyên suốt lịch sử
nước Mỹ, cả hai từ đó - "Trung ương" và "Ngân hàng" - cơ bản đều không được ưa
chuộng. Ý nghĩ về một nhóm các chủ ngân hàng giàu có ở New York kiểm soát một
Ngân hàng trung ương đầy quyền lực không tạo cảm giác tự tin, nhất là với các bài
học cũ, nhất là với các chính trị gia. Trong khi đó các ngân hàng lại muốn có một tổ
chức cho vay cuối cùng, ngăn chặn khủng hoảng hệ thống - nhưng họ muốn tự mình
chịu trách nhiệm làm việc này hơn là để các chính trị gia với các tham vọng chính
trị của mình can dự.
Aldrich nhận thức rằng ông ta cần sự trợ giúp của các ông chủ ngân hàng để phác
thảo ra kế hoạch xây dựng một ngân hàng trung ương mới. Do đó ông tổ chức một
cuộc gặp gỡ bàn thảo trong bí mật.
Aldrich mời một số ông chủ và nhà điều hành ngân hàng ở New York, vào một đêm
đã thoả thuận trước từng người một, đi đến một nhà ga xe lửa ở New Jersey. Ở đó,
họ lên một toa xe lửa tư nhân được mắc vào phía sau của một chiếc tàu lửa để đi về
phía nam. Để che giấu danh tính, Aldrich yêu cầu các ông chủ ngân hàng mặc quần
áo như thợ săn vịt trời và chỉ được gọi nhau bằng tên.
Tàu đi về phía Nam, các ông chủ ngân hàng, bao gồm cả Aldrich, đã cùng nhau
xuống Georgia. Họ đã dành suốt 9 ngày họp kín với nhau tại một câu lạc bộ của
resort mang tên Đảo Jekyll.
Tại Đảo Jekyll, dưới sự chủ trì của Aldrich, ông và các ông chủ ngân hàng đã thống
nhất được kế hoạch hành động. Họ nhận thức được rằng nhiều người Mỹ sẽ quan
ngại về một Ngân hàng trung ương có thể trở nên quá mạnh, quá ảnh hưởng trong
nền kinh tế. Vì vậy, họ đã đưa ra một cách lách cổ điển kiểu Mỹ: Họ quyết định Hoa
Kỳ nên có nhiều ngân hàng trung ương nhỏ, rải đều khắp đất nước. Số lượng các
ngân hàng Dự trữ Liên bang đến ngày hôm nay là 12 và nằm rải rác đều khắp nước
Mỹ tại các thành phố, các bang.
Sự lựa chọn vị trí đặt các ngân hàng này dựa trên sự đồng thuận, bao gồm cả để tranh
thủ sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương. Chẳng hạn cuộc bỏ phiếu về Đạo luật Dự
trữ Liên bang để được Thượng viện thông qua cần lá phiếu của James A. Reed,
thượng nghị sĩ từ bang Missouri. Vì thế không quá bí ẩn khi Missouri trở thành bang
duy nhất có hai ngân hàng Dự trữ Liên bang, tại St. Louis và Kansas City.
Kế hoạch Aldrich và các ông chủ ngân hàng đưa ra vẫn còn một chặng đường dài
phải đi để trở thành hiện thực. Chương trình này đã bị đánh tơi tả đầu tiên là tại Quốc
hội. Kế hoạch xây dựng một Ngân hàng Trung ương mới cho nước Mỹ đã được tranh
luận, thay đổi đáng kể, còn bị đổi cả tên. Nhưng ý tưởng cơ bản đã được triển khai
thành hiện thực trên cơ sở đồng thuận, cân bằng quyền lực của giới chính trị và sự
tự chủ của giới ngân hàng. Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã
chính thức ký ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang - Cục Dự trữ Liên bang Fed
ra đời.
2. Sự phát triển của FED
Việc hình thành Fed cũng không giải quyết hết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ.
Trên thực tế, một vài thập kỷ sau khi Fed được thành lập, chính các chính sách của
Fed đã khiến cuộc Đại khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn. Bản thân Fed đã có những
thay đổi đáng kể trong suốt một thế kỷ hình thành và hoạt động. Nước Mỹ đã trải
qua nhiều cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng cũng như sự thăng trầm của nền
kinh tế.
Trong từng giai đoạn Fed có thể phần nào đó đã hành động sai lầm, nhưng thực tế
Fed đã hoạt động khá nhịp nhàng, hiệu quả, là yếu tố cốt lõi để sửa lỗi, duy trì sự
phát triển bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Mỹ.
Gần đây nhất năm 2008, Fed đã có những hoạt động rất mạnh tay và phần nào đó
nằm ngoài phạm vi hoạt động truyền thống của mình để đóng vai trò tối quan trọng
trong giải quyết khủng hoảng tài chính ngân hàng tại nước Mỹ và toàn cầu. Không
phải vô tình mà mỗi phát ngôn của Fed được cả thế giới lắng nghe và phân tích động
thái.
Ngày nay Cục Dự trữ Liên bang có 5 nhiệm vụ. Một là, thực hiện chính sách tiền tệ:
giữ giá trị đồng tiền (lạm phát) bao gồm tác động lên việc cung tiền và cấp tín dụng.
Hai là, quản lý và giám sát các tổ chức tài chính ngân hàng. Ba là, cung cấp dịch vụ
thanh toán. Bốn là, đóng vai trò đại lý tài chính ngân hàng cho chính phủ Hoa Kỳ.
Năm là, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng.
Về tổ chức, Fed gồm: Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên do Tổng thống đề cử
và Hạ viện thông qua với nhiệm kỳ 14 năm để đảm bảo tính độc lập, liên tục và kế
thừa; 12 ngân hàng thành viên; Thị trường mở.
Hoạt động của Fed khá khoa học về cơ chế, không quá phức tạp trong vận hành,
minh bạch trong ra quyết định và có thể coi là chuẩn mực cho các ngân hàng trung
ương thế giới được mô tả trong hầu hết các quyển sách giáo khoa về tài chính ngân
hàng.
Để đảm bảo những thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao
dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận
mua lại với những nhà giao dịch ưu tiên. Các giao dịch mua bán này chủ yếu là các
khoản cho vay ngắn hạn và được đảm bảo từ FED. Fed sẽ chuyển tiền vào tài khoản
của người giao dịch và nhận thế chấp (là giấy tờ chứng nhận sở hữu như cổ phiếu,
trái phiếu, tài sản có giá trị tương ứng). Thời hạn giao dịch từ 1 ngày tới 65 ngày
(theo thỏa thuận), nhưng phần lớn là cho vay qua đêm và 14 ngày. Khi hết hạn giao
dịch, FED hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền vốn cùng với lợi nhuận từ lãi suất.
Trong giao dịch thỏa thuận bán lại (reverse repo), FED sẽ vay tiền từ các người giao
dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, FED
sẽ hoàn trả tiền và các khoản lãi. Bên cạnh đó là giao dịch mua đứt, ở giao dịch này,
FED mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp tiền vào tài khoản của người giao dịch
đặt tại FED. Vì hoạt động mua đứt nên tăng cung ứng tiền lâu dài nhưng khi trái
phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thường là 12 - 18 tháng.
FED mua trái phiếu chính phủ nhằm mục đích tạo sự thanh khoản trong lưu thông
tiền tệ. Lãi suất giảm xuống tạo điều kiện cho chi tiêu, vay gia tăng. Tương tự, khi
FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại. Về quy định lượng
tiền mặt dự trữ, nếu FED đề nghị các ngân hàng phải dự trữ một lượng tiền đủ theo
yêu cầu của FED, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, như thế lãi suất tăng lên và ngược
lãi. Các ngân hàng thành viên của FED được quyền vay tiền từ FED để trang trải các
nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất này gọi là lãi suất chiết khấu (discounted rate).
Lãi suất mà FED công bố thực chất không phải là lãi suất cơ bản (prime rate) mà là
fed funds rate. FED công bố mức lãi suất điều hoà vốn dự trữ trong mỗi thời kỳ (fed
funds target rate), thông qua đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ. Fed
funds rate theo qui định (7 tuần/1 lần và có thể bất thường nếu cần thiết) được đưa
ra bởi FOMC. FED dùng các công cụ thị trường mở hướng fed funds rate theo lãi
suất mục tiêu giúp đảm bảo phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức
tương ứng. Vậy, bên cạnh discounted rate thì fed funds target rate là công cụ thứ hai
giúp FED điều hành chính sách tiền tệ. So với prime rate thì fed funds rate thấp hơn.
Nếu FED công bố mức lãi suất là 0,25% thì lãi suất cơ bản của các ngân hàng sẽ là
từ 3 - 3,5%, và do đó lãi suất thực trên thị trường tín dụng sẽ ở mức trên 3,5%.
FED ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân
hàng giữ lại hoặc gửi tại FED để duy trì hoạt động như chi trả cho khách hàng và
các chi phí thường ngày. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các
ngân hàng. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành
vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ.
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển cùng nước Mỹ, FED ngày càng chứng
minh được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như
trong nền kinh tế Mỹ, các quyết định được đưa ra tại đây có tầm ảnh hưởng sâu rộng
đến nền kinh tế Mỹ và thế giới.

https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-trung-uong-my-fed-ra-doi-the-nao-
20180504224221084.htm
http://review.siu.edu.vn/tai-chinh-thuong-mai/cuc-du-tru-lien-bang-my-fed-100-nam-hinh-thanh-phat-
trien/340/1897
II. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên

Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang FED


Cơ cấu tổ chức của FED bao gồm:

 Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ
chỉ định.

 Ủy ban Thị trường mở (FOMC).

 Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn

 Các ngân hàng thành viên


Trong đó:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng
viện thông qua, đây chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về
chính sách tiền tệ
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ
tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Cơ cấu tổ chức gồm 4 cấp độ của FED
III. Vai trò và nhiệm vụ của cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) Ben
Bernanke
– Chủ tịch thứ 14 của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ
01/01/2006 Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: Thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục
đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn Giám sát và quy
định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an
toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng Duy trì sự ổn định
của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài
chính Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các
tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong
vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
IV. So sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam và Cục dự trữ liên
bang Mỹ (FED)

Chỉ tiêu Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Nguồn
Rất lớn Nhỏ
vốn

Tổng nguồn vốn từ 869 tỷ USD (2007) Vốn pháp định là 10.000 tỷ đồng(nếu
lên 4.500 tỷUSD ( theo BCTC 1USD = 21.000 VND thì tương đương
tháng9/2014) 476,2 triệu USD)

Địa vị Là Ngân hàng trung ương độc lập với Là Ngân hàng trung ương trực thuộc
pháp lý Chính phủ Chính phủ

Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối


Chính phủ không có quyền can thiệp
với NHTW thông qua việc bổ nhiệm
vào hoạt động của NHTW, đặc biệt
các thành viên, can thiệp trực tiếp vào
trong việc thực thi và xây dựng chính
việc xây dựng và thực thi chính sách
sách tiền tệ
tiền tệ

Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là


Là ngân hàng của các ngân hàng và là
Ngân hàng trung ương của nước Cộng
ngân hàng của Chính phủ Liên bang
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

FED vừa là tư nhân vừa là nhà nước.


Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc NHNN là pháp nhân, có vốn pháp định
hội và bảy thành viên của Hội đồng theo thuộc sở hữu nhà nước, có trụsở chính
cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội tại thủ đô Hà Nội
đồng là độc lập và không phải chấp hành
yêu của hệ thống lập pháp cũng như
hành pháp, tuy nhiên Hội đồng phải gửi
báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ

Đứng đầu là thống đốc ngân hàng, là


thành viên của Chính phủ, được Thủ
Tướng chính phủ Việt Nam đề nghị
trình Quốc hội Việt Nam chấp thuận
bổ nhiệm. Thống đốc NHNN là thủ
Gồm:
Cơ cấu trưởng cơ quan Ngang Bộ (tức Bộ
Hội đồng thống đốc
tổ chức, trưởng) trong Chính phủ. Giúp việc
Ủy ban thị trường tự do liên bang
bộ máy cho thống đốc ngân hàng là các phó
Các ngân hàng dự trữ
làm việc thống đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ
Các ngân hàng thành viên
thể.Ngân hàng nhà nước có 24 đơn vị
trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp
thống đốc NHNN thực hiện chức năng
quản lý nhà nước và chức năng
NHTW, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp

Hội đồng tư vấn liên bang do 12 đại


diện của các Ngân hàng địa phương
thuộc cục dự trữ liên bang, có quyền bỏ
Cách phiếu như nhau khi thông qua các quyết NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thức điều định. Chính hội đồng tư vấn liên bang thuộc TW: là các đơn vị phụ thuộc của
hành, này là người đề xuất các kiến nghị chính NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo
hoạt sách tiền tệ cho Hội đồng thống đốc. tập trung, thống nhất của Thống đốc
động Giấy bạc do FED phát hành là nguồn NHNN
cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu
thông qua các Ngân hàng liên bang khu
vực

Thực thi những chính sách tiền tệ quốc


gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn
định lãi suất tương đối thấp Đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản
Giám sát và quản lý các thể chế Ngân lý tiền tệ và tham mưu các chính sách
hàng để đảm bảo đó là những nơi an liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ
toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ
Chức tín dụng của người dân giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự
năng Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật
nhiệm vụ tổ chức tín dụng, Chính phủ Hoa Kỳ và về kinh doanh ngân hàng và các tổ
NHTW các quốc gia khác như thanh chức tín dụng, xem xét việc thành lập
toán bù trừ, thanh toán điện tử,phát hành các ngân hàng và tổ chức tín dụng,
tiền… quản lý các ngân hàng thương mại nhà
Ngoài ra FED còn tiến hành nghiên cứu nước…
các vấn đề kinh tế Hoa Kỳ cũng như
kinh tế các bang, cung cấp thông tin về
nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội
thảo giáo dục và qua website

 Dự trữ bắt buộc


Công cụ  Lãi suất
 Dự trữ bắt buộc
thi hành  Tỷ giá hối đoái
 Lãi suất
chủ yếu  Hạn mức tín dụng
 Tỷ giá hối đoái
và hiệu  Thỏa thuận mua lại
 Hạn mức tín dụng
quả  Giao dịch bán đứt
 Thị trường mở

Nguồn :
1) https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-trung-uong-my-fed-ra-doi-the-nao-
20180504224221084.htm
2) http://review.siu.edu.vn/tai-chinh-thuong-mai/cuc-du-tru-lien-bang-my-fed-100-nam-hinh-
thanh-phat-trien/340/1897
3) https://kienthucforex.com/fed-la-gi/#Co_cau_to_chuc_cua_Cuc_du_tru_lien_bang_FED
4) https://fxdautu.com/learning/fed-la-gi-vi-sao-cuc-du-tru-lien-bang-my-anh-huong-lon-den-vay
5) https://traderviet.com/threads/so-sanh-fed-va-ngan-hang-nha-nuoc-viet-
nam.20192/?fbclid=IwAR3SG45FvAcgLH-mJ8Bv6saFtLYbTMQgRdX-z860h_r1IXBdPsZDFtW4Ibw

You might also like