You are on page 1of 19

PHAN THẢO MI MY

REVIEW TTLS NHI ĐỒNG 2 - Y2014


1) Mỗi lớp có 3 tổ đi Nhi Đồng 2, quy định là chia làm 2 nhóm => Mỗi nhóm sẽ có khoảng 20~25
bạn. Tổng cộng 4 lớp có 8 nhóm.
2) NĐ2 có 8 khoa, tương ứng với 8 tuần => 1 nhóm/khoa/tuần. (tùy vào số thứ tự của nhóm nhưng
trình tự là theo Nội tổng hợp => Thần kinh => Tim mạch => Huyết học => Thận nội tiết => Tiêu hóa
=> Hô hấp => Nhiễm.
3) Mỗi khoa có đặc thù khác nhau, vì vậy lịch học/trực/trình bệnh/thi kết khoa là tùy giảng viên,
nhóm trưởng có nhiệm vụ phân chia lịch/trình cho mỗi người trong mỗi tuần.
Các nhóm trưởng ở mỗi tuần (mỗi khoa) có nhiệm vụ nhận giấy giới thiệu khoa (từ chị thư ký) và
ghi sổ đầu bài (lịch giảng + tên giảng viên) cho mỗi ngày học. Nói chung mấy cái này khá dễ nên vô
đợt các bạn sẽ tự biết làm.
Các nhóm trưởng cũng photo sổ chỉ tiêu cho mỗi cá nhân trong nhóm nhé. Nên làm trước khi vô đợt
để thứ 2 (hoặc thứ 3) bắt đầu TTLS thì các bạn có sổ để làm luôn nếu được.
Sổ chỉ tiêu thì cũng không khó xin ký, chỉ có khoa Hô Hấp là kiểm gắt gao nên phải làm kĩ. Các bạn
phải giữ kĩ sổ chỉ tiêu để kết đợt TTLS sẽ nộp lại cho chị thư ký nhé.
4) Sđt chị Yến (thư ký bộ môn) : 0919 716 278
5) Mỗi sáng chị thư ký sẽ cho điểm danh từ khoảng 6h45~7h15.
7h15 ~ 7h30 : trễ.
Sau 7h30: vắng.
Các mốc thời gian trên là theo lý nhưng thực tế chị thường du di cho 5~10p.
Chị thư ký hiền nhưng hơi nghiêm túc nên các bạn đừng vào sau 8h là bị đánh vắng thật.
Mình từng thấy có bạn vô lúc 8h nhưng chị kiên quyết không cho ký đi trễ mà bị đánh vắng.
Mà khuyên các bạn nên vô sớm cỡ 6h30~6h45 để có thể viết Phần Diễn Tiến trong Hồ Sơ Bệnh Án,
vì khoảng 7h~7h15 là phòng hành chánh các khoa bắt đầu thu hồ sơ, lúc đó không viết hồ sơ được.
Mà không viết được thì sẽ bị GV mắng/không hài lòng (tùy khoa) => điểm thấp.
6) Các review dưới đây do 8 nhóm trưởng của đợt 1 review trong tuần đầu, nhằm giúp các nhóm dễ
biết cách làm việc hơn khi đi viện, quan trọng là khiến giảng viên cảm thấy hài lòng từ đó sẽ thuận
lợi hơn trong việc học và thi cử.
Sẽ còn nhiều điều lặt vặt nữa mình và các nhóm trưởng cũ không liệt kê/review hết. Và dĩ nhiên
trong quá trình học sẽ có những thay đổi nhất định nên các nhóm trưởng đợt 2 nhớ linh hoạt thích
nghi với dặn dò của các giảng viên, anh chị BSNT và chị thư ký bộ môn.
CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT ĐỢT THỰC TẬP LÂM SÀNG THẬT TỐT VÀ GẶP NHIỀU MAY MẮN.

[KHOA HUYẾT HỌC]


- GV hướng dẫn: c Uyên - c dạy mình bài làm bệnh án, c hiền dễ tính, nhưng mà 2 tuần sau ( tức tuần
2 và 3) c không dạy mà sẽ là BSNT. Liên dạy nên kinh nghiệm của mình không áp dụng cho 2 tuần
này :))
- Nội dung:
PHAN THẢO MI MY

- Thalassemia, XH giảm tiểu cầu, Thiếu máu thiếu sắt. Các bạn ráng tìm case mới được chẩn đoán
trong đợt bệnh này rồi trình bệnh án cho c. Trình ca mới thì mới có điện di để biện luận. Trình bằng
cách đánh bệnh án ra word rồi in ra trình. (Bệnh án làm tới hướng điều trị).
- Phòng của c Uyên là phòng 7 và 1 số giường hành lang (này phải hỏi kĩ lại vì giường HL khá
nhiều,đa số là những giường gần phòng 7): các bạn viết diễn tiến bệnh vô hồ sơ những giường này
luôn. Sau 7h30 c sẽ đi khám bệnh, mọi người có thể đi theo để nghe; khám xong c sẽ dặn mình lên
phòng bm tầm 9h30 c sẽ dạy và sửa bệnh án trình.
- Chỉ tiêu:
+ Nhận bệnh mới: bs trực sẽ kí, bức quá thì cuối đợt đưa c Uyên c Uyên cg kí cho cg đc
+ Viết diễn tiến bệnh: viết trong hồ sơ bệnh án, chỉ ghi cột diễn tiến bệnh thôi. Và các bạn phải đi
sớm trước 6h45, sau thời gian này bệnh án sẽ được gom đi để bs họp giao ban. Chỉ tiêu này c Uyên
sẽ kí cho các bạn vào cuối khoa.
+ Làm bệnh án nộp c Uyên: có thể làm theo nhóm, nhiều nhất là 3 người/ 1 bệnh án
- Trực: từ t2 đến t6, 18h đến 21-22h tùy tình hình.
- Thi: đợt trước (đợt 1 )tình huống lâm sàng, 10 phút cho 2 câu đầu, sau đó c sẽ cho dữ kiện để làm
tiếp câu sau cũng trong vòng 10 phút. Đề không đánh đố, hoàn toàn là những gì c dạy. Đợt mình (đợt
2) k thi, nộp bệnh án thôi

[KHOA NỘI TỔNG HỢP]


1/ Giảng viên : thầy Bách - hiền lắm � �
2/ Công việc mỗi ngày : 7h sáng mỗi ngày các bạn tự cầm lấy hồ sơ từ HL 64-73 , P.3 viết thẳng vô
diễn tiến ở tờ điều trị rồi ở dưới ghi tên , thầy sẽ điểm danh qa đây - khoảng 8h~ là thầy vô bắt đầu
khám bệnh , nếu thầy thấy trống BA thì sẽ la đấy. Tầm khoảng 9h thầy sẽ khám xong , nếu có dạy
thầy sẽ báo . Còn k các bạn thường tự học . Ngoài những công việc thường ngày trên thì vào thứ 6
thì các bạn phải ghi dùm thầy thêm phần tổng kết ở cuối BA
3/ Chỉ tiêu: nộp 1 bệnh án vào thứ 6 , làm 1 bệnh án mới vào đêm trực
4/ Thi : vào thứ 6 ( sau khi thầy kiểm xong BA như mọi ngày ) là thầy cho lên phòng bộ môn để cô
Yến gác , các bạn sẽ bốc đề thi tự luận chung , bao gồm 4 câu hỏi ( thường đc dạy trong lúc thầy
giảng bài ) .
Đề 1:
1.Kể tên các tác nhân vi trùng gây viêm họng cấp
2. Hãy nêu các tiêu chuẩn chẩn đoán nếu nghĩ nhiều đến viêm họng cấp do vi trùng và những xét
nghiệm cho bé đó là gì
3. Dùng kháng sinh nào là phù hợp nhất và liều lượng
4. Hãy nêu tóm tắt đánh giá nhận biệt trẻ bệnh nặng
Đề 2:
1. Nhịp tim bình thường theo tuổi ở trẻ em.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán SXH có dấu hiệu cảnh báo
3. Phân độ SXH
4. Sốc SXH xảy ra khi nào , vào ngày thứ mấy

Đề 3 :
1. Đánh giá mất nước trong tiêu chảy
PHAN THẢO MI MY

2. Chế độ dùng Zn cho bệnh nhân bị tiêu chảy


3. Vì sao tiêu chảy đàm máu dùng Ciprofoloxacin
4. Phân độ nhịp thở nhanh
Còn đây là bài làm tham khảo
Đề 1 :
Câu 1: Các tác nhân vi trùng gây viêm họng cấp:
- Liên cầu tan huyết beta nhóm A
- S.pneumonia, HiB, S.aureus, N.gonorhea, N.meningitis
- Chlamydia, Mycoplasma,
- Bacteroid
Câu 2:
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm họng cấp do vi trùng:
 Sốt cao liên tục
 Hạch dưới hàm 2 bên sung đau
 Amydalte, niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết
 Xét nghiệm: TPTTBM, CRP/Procalcitonin, Phết họng, RST
Câu 3: Điều trị kháng sinh:
- Augmentin 40-80mg/kg, ngày 3 lần
- Cefixin 10mg/kg, ngày 2 lần hoặc 1 lần
Câu 4: Đánh giá nhận biết trẻ bệnh nặng:
Cần đánh giá lâm sàng nhanh các tình trạng sau :
• Đường thở và thở (5)
o Thở gắng sức
o Nhịp thở
o Thở rít hay khò khè
o Nghe phổi
o Màu sắc da
• Tuần hoàn (4)
o Nhịp tim
o Độ nảy của mạch
o CRT
o Huyết áp
• Hệ thần kinh (3)
o Tình trạng tri giác/ mức độ hôn mê
o Tư thế của trẻ:
o Đồng tử:
Tất cả các đánh giá trên chỉ được thực hiện trong khoảng 1 phút.
Khi đã đánh giá và ổn định được đường thở, thở và tuần hoàn, phải tiến hành điều trị triệt để các
bệnh chính. Trong quá trình điều trị, phải thường xuyên, đều đặn đánh giá lại để biết diễn biến và
phát hiện sớm các dấu hiệu nặng lên của bệnh.

Đề 2 :
Câu 1: Nhịp tim bình thường trẻ em:
PHAN THẢO MI MY

Tuổi (năm) Nhịp tim (tần số tim/phút)


<1 110 – 160
1–2 100 – 150
2–5 95 – 140
5 – 12 80 – 120
> 12 60 – 100

Câu 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo
- Vật vã, lừ đừ, li bì
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan
- Gan to>2cm
- Nôn nhiều
- Xuất huyết niêm mạc
- Ứ dịch lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Hct tăng (>=20% Hct lúc bình thường), tiểu cầu giảm nhanh
<100.000/mm3
Câu 3: Phân độ sốt xuất huyết:
- Sốt xuất huyết Dengue
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
- Sốt xuất huyết Dengue nặng
Câu 4: Shock sốt xuất huyết xảy ra khi: N3-N6, chủ yếu là N4 hoặc N5

Đề 3 :
Câu 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy cấp có mất nước:
- Đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥3 lần/ngày và không quá 14 ngày và khi có hai trong các dấu
hiệu sau:
• Vật vã, kích thích
• Mắt trũng
• Uống háo hức, khát
• Nếp véo da mất chậm

Câu 2: Chế độ dùng kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp là:
Dùng trước ăn 20 phút để dễ hấp thu . Thời gian dùng : 10 -14 ngày
< 6 tháng : 10 mg / ngày ( ½ viên x 2)
>= 6 tháng : 20 mg/ ngày ( 1 viên x 2)

Câu 3: Sử dụng Cipro trong điều trị shigella


30mg/kg/ngày × 3 ngày (u)
Lý do dùng cipro:
1.Shigella còn nhạy với quinolone
2.Shigella tăng kháng acid nalidixic nên dùng cipro để tránh kháng chéo
3.Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, ít gắn vào protein huyết tương, dễ xâm nhập vào tế bào, T 1/2 kéo
dài (dùng ít liều)
4.Ức chế tổng hợp DNA nên ít giải phóng nội độc tố liposaccharide
Cipro thuộc nhóm FQ gây rất nhiều tác dụng phụ ở trẻ em gồm các triệu chứng tiêu hóa, thần kinh
trung ương, dị ứng và đặc biệt là gây bào mòn sụn khớp nên các FQ không được dùng cho trẻ em
dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi lợi ích cao hơn nguy cơ thì vẫn có thể sử dụng.
Dùng cipro để trị tiêu chảy do Shigella mang lại nhiều lợi ích vì qua các chứng cứ y học cho thấy:
PHAN THẢO MI MY

thất bại lâm sàng (gồm lâm sàng (phân còn nhầy máu, sốt), thất bại vi trùng học, tái phát vi trùng
học) là 1%. Từ đó, WHO khuyến nghị dùng các thuốc này trong nhiễm Shigella trong đó
ciprofloxacin xếp hàng đầu, hai thuốc còn lại xếp hàng thứ hai.

5/ Trực: từ thứ 2-6 , đi từ 6h-9h15 , đi trực thì thường ngồi ở trong chỗ họp giao ban , đợi có bệnh
mới mà xin làm .

6/ Bài chỉ tiêu : Sốt xuất huyết - Viêm đường hô hấp trên - Tiêu chảy cấp - Dấu hiệu nhận biết trẻ
bệnh nặng ( đã gửi ) . 3 bài còn lại thầy sẽ dạy trong tuần.

[KHOA THẬN-NỘI TIẾT]


1. Giảng viên: Nhóm Nội Trú (5 anh chị). Cô Thúy bận tuần này với tuần sau.
2. Đề Thi: Coi bên dưới. Cưới khoa ko phải nộp bệnh án. Đề của anh Trí nội trú cho, nên chắc chỉ áp
dụng được cho tuần sau nữa, còn cô Thúy về thì mình không biết sao � � �.
3. Trực khoa: từ thứ 2 đến thứ 6. có mặt 6h, giờ về bữa mấy anh chị ko nói rõ, nhưng thường 8h-9h
là mấy anh chị tự lại kí cho về rồi.
4. Mục tiêu: chủ yếu 3 bài: HCTH, Viêm Cầu Thận, NT Tiểu. Chọn bệnh mới mà trình cho a Trí, Học
hành đàng quàng thì đề dễ, không thì đề sẽ thở không nổi luôn : )))).
5.Chỉ tiêu : Viết diễn tiến các phòng 1-9, trừ phòng 4. Bạn nào trình bệnh cho anh thì sáng mấy bạn
chia vào 3 phòng 1,2,3 ở đây có bệnh cần học, những phòng khác sẽ có thêm những bệnh nội tiết,
Lupus ko có trong mục tiêu.
Vì không có cô, nên mấy bạn đi Khám, tới khoảng 10h30 anh chị nội trú sẽ tập trung lại dạy tại khoa
hoặc xuống phòng, đầu ngày anh chị sẽ báo trước. Mấy anh chị dạy rất hay tận tình, còn share tài
liệu cho nữa. Mấy bạn học bài thắc mắc gì hỏi thoải mái.
SĐT anh Trí: 01229059079

ĐỀ THI KHOA THẬN


TỰ LUẬN MỖI KHOẢNG CÂU 5-10 PHÚT- ĐỌC ĐỀ CHÉP TAY LÀM TỪNG CÂU 1.
Đề 1 :
Câu 1: Mot bé trai 9 tuổi, cao 130cm. Đo huyết áp được 126/80 mmHg.
a. Bách phân vị chiều cao của bé trai.
b. Huyết áp ở BPV 90, 95, 99 th
c. Phân độ THA bé trai.

Câu 2 : TH lâm sàng :BN nhập viện vì Phù 7 ngày.


Cần hỏi thêm BN những câu gì?

Câu 3 : TH lâm sàng : mấy bạn học kĩ bài Bệnh Thận hư, Tình huống rất rõ ràng. Mình nghĩ
qua tuần có đổi thì là Viêm Cầu Thận Cấp.
a. CĐSB. CĐPB
b. Đề nghị CLS.
c. BIến chứng của Bệnh Thận Hư.
PHAN THẢO MI MY

Câu 4 : Câu nâng cao 1 điểm, Bé nhập viện vì đau đầu buổi sáng, khám mắt thấy phù gai thị.
Hội chứng đó là hội chứng gì ? Làm CLS gì ?

Đề 2 :

Đề 3
PHAN THẢO MI MY

Đề 4 :
PHAN THẢO MI MY
PHAN THẢO MI MY

[KHOA NHIỄM]
1) Giảng viên: thầy Nguyễn Tuấn Khiêm, hơi khó tính và thích chửi, nhưng bản chất dễ bỏ qua, nên
các bạn cứ cố gắng nghe chửi và làm theo ý thầy thì sẽ không có vấn đề gì.
2) Phòng bệnh: Khám ở các phòng 3,4,5 (tầng trệt) và 13,14,15 (tầng một).
3) Trình bệnh: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Viêm màng não. Trình ngắn gọn thôi, biện luận
càng ngắn càng tốt
Chủ yếu là học và trình 3 bệnh đó nên các bạn nhớ tham khảo lý thuyết trước khi đi khoa.
Trình bệnh mỗi sáng khoảng 9h30, từ thứ 2 đến thứ 5. Thứ 6 kết khoa.
4) Những công việc BẮT BUỘC phải làm mỗi sáng:
- Chia các nhóm nhỏ vào khám các phòng đã được giao. Nếu thầy biết có phòng nào giao mà sinh
viên không khám thì sẽ có chuyện.
- Thầy khám bệnh phòng 4,5.
Nên thầy giao các bạn mỗi sáng trước 7h vào PHÒNG NHẬN BỆNH lấy hồ sơ phòng 4,5.
Khám hết các bệnh nhân phòng 4,5 và ghi hồ sơ bệnh án, phần DIỄN TIẾN BỆNH (kèm CHẨN ĐOÁN)
và Y LỆNH cho thầy. Khoảng 8h thầy vô khoa, sẽ tập trung các sinh viên lại sửa và ....chửi.
****CẢNH BÁO: khi viết hồ sơ tuyệt đối không được dùng viết xóa hoặc gạch bỏ trong hồ sơ bệnh án.
Lỡ ghi sai thì cứ đóng ngoặc phần sai lại. Cũng không được viết tắt.
Ví dụ: Bệnh nhân sốt (nhẹ) cao. [ý là không được gạch hoặc xóa chữ "nhẹ" do viết sai nha]
- Sau khi xong xuôi khoảng 9h30 sẽ tập trung lại phòng sinh viên để trình bệnh.
5) Trực: có 5 buổi trực từ thứ 2 đến thứ 6, từ 18h đến 22h, trực tại khoa hoặc cấp cứu của khoa.
Nên chia đều các sinh viên ra để trực trong 5 buổi, tránh chuyện buổi này đi quá đông mà buổi kia đi
quá ít.
6) Sổ chỉ tiêu: thầy khá thoáng trong chuyện này, không có yêu cầu hay chấm sổ chỉ tiêu, nhưng các
bạn nên làm để cuối đợt nộp lại cho chị thư ký.
7) KẾT KHOA: nộp bệnh án cá nhân, đánh máy và in ra.
Nhớ hỏi lại thầy kẻo nắng mưa thay đổi thất thường. Đợt 2 mình là thầy cho thi cuối khoa. Tình
huống thì rất điển hình nên các bạn yên tâm

[KHOA TIÊU HÓA]


1.Giảng viên :Thực tập khoa tiêu hóa cũng khá dễ thầy Thiệu dạy hay.
Mỗi buổi sáng lúc 7h cả nhóm vào trong phòng nhận bệnh lấy hồ sơ phòng 14,15 trên lầu, vào trong
khám các bệnh nhân trong phòng. Một nhóm khoảng 2,3 người khám bệnh, viết vào hồ sơ rồi đưa
cho chị Như hay anh Hiếu Anh là BSNT kiểm tra. Khoảng 8h30 thầy Thiệu lên khoa sẽ gọi bệnh nhân
từ phòng ra khám. Trình bệnh cho thầy rồi thầy sẽ đặt câu hỏi, qua các câu hỏi của thầy các bạn sẽ
được KHAI SÁNG. Mỗi ngày thầy sẽ đặt một câu hỏi và các bạn về tự tìm hiểu, ngày hôm sau thầy sẽ
giải thích và có thể sẽ có trong bài trắc nghiệm cuối khoa.
2.Trình bệnh án sau mỗi giờ khám bệnh, mỗi ngày trình một bệnh khác nhau theo yêu cầu của
thầy: Tiêu chảy, Nôn ói, Tiêu máu. Qua các bài trình thầy sẽ dặn bài học luôn, chủ yếu là bài Tiêu
chảy trong sách (nhớ học sách mới).
3.Trực đêm từ 6h tới 9h30 tối, thứ 2,3,4,5,6. Vào trong phòng nhận bệnh, xin anh chị nếu có bệnh
mới thì cho em làm hồ sơ. Các bạn nhớ ghi hồ sơ kĩ kĩ nếu không anh chị thấy làm sơ sài quá không
cho nhận bệnh luôn.
4.Chỉ tiêu thầy Thiệu cũng dễ nên cũng không phải lo, mọi người chỉ cần khám, trình bệnh sơ lược
tình trạng bệnh lúc khám cho thầy là được.
5.Thi cuối khoa không cần nộp bệnh án, làm bài trắc nghiệm 20 câu trong vòng 15ph, cứ học những
gì thầy dặn là làm bài được tốt thôi, bài trong sách nữa.

[KHOA TIM MẠCH]


PHAN THẢO MI MY

Giảng viên:
Thầy Nguyễn Đặng Bảo Minh
SĐT thầy : 0983 161205
Trực khoa : Không trực
Mục tiêu :

Mỗi nhóm chia ra đi 4 phòng (2,3,4,5). Phòng 4 hay còn gọi là phòng tiền phẫu thông tim. Ở phòng
này bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất điển hình vì chưa được can thiệp gì cả. Bệnh án phòng
thật ra là khám - viết triệu chứng vào phần “ Tờ điều trị” ở phía sau B.an của Bệnh viện.Mỗi sáng
nhớ vô sớm cỡ 6h45-7h00 để mượn bệnh án, nhớ xin phép bác sĩ phụ trách phòng đó trước khi viết
vì tuỳ người cho phép hay không. Riêng phòng 4 của chị Vy mỗi lần xin kí thì chị sẽ hỏi tại sao lại
chẩn đoán như vậy, chị quầng 1 hồi r chị sẽ giảng cho nghe. Vui nhất ở phòng này là nghe chị “giảng”
cho bệnh nhân mà cứ như giảng cho sinh viên vậy =)), cao siu qtqđ
Bệnh án cuối khoa là 1 cái làm đến chẩn đoán xác định, 1 cái là bệnh án tóm tắt từ bệnh án CĐXĐ
kia.
Bệnh án tóm tắt làm theo mẫu sau :
- Tên BN Giới, tuổi,nơi ở
- Nhập viện vì lí do
- Tiền căn
- Hiện có các vấn đề sau
 Vấn đề 1 : LS, CLS, Điều trị
 Vấn đề 2: LS, CLS, Điều trị
Nộp 2 bệnh án và 3-5 chỉ tiêu vào t2-t3 của tuần sau.
Thi:
Trong 4 Bài giảng: Gồm 3 bài: Tiếp cận Tim Bấm Sinh, Suy tim trẻ em, và Cách đọc XQuang tim mạch
trẻ em. Anh ra y chang những gì anh giảng
Vào ngày thứ 5 thì tụi mình sẽ được học với GS.TS.BS Trần Đông A. Nhớ mua nước cho thầy vì thầy
dạy rất nhiều (cỡ 3 tiếng ), nhưng chủ yếu là kể chuyện , không có trong phần mục tiêu thi ^^
5 Thi cuối khoa : 3 câu trắc nghiệm và 1 câu viết tự luận, làm bài trong vòng 10p . Tất cả nội dung thi
đều nằm trong bài giảng của thầy Minh.
Lúc giảng bài thầy sẽ vừa nói vừa ghi, có hơi nhanh. Mọi người nhớ tập trung nha nếu không ghi
không kịp ^^
Thầy rất hiền và dạy nhiệt tình, nếu sinh viên nghiêm túc thì thầy sẽ không khó.
Lược sơ qua đề cho các bạn : Đại khái thì nh đề lắm mà nó cg na ná nhau à, làm hết đống nay là bao
trọn tim mạch :v
Update phiên bản nhóm cuối : Thầy Minh bây giờ đã chuyển sang ND3 nên không biết đề sẽ như thế
nào . Chúc các bạn may mắn =))
Đề 1:
1.Bệnh nhi 9 tháng tuổi, nặng 5 kg (cân nặng lúc sanh 3 kg). Bé hay thở mệt, bú chậm. Khám thấy da
hơi xanh, âm thổi tâm thu 3/6 ở liên sườn 3 bờ trái ức. XQ thấy bóng tim to. Phân độ suy tim ?
A. Độ 1
PHAN THẢO MI MY

B. Độ 2
C. Độ 3
D. Độ 4
2.Bệnh nhi 2 tháng tuổi, tím từ sau sanh, khám thấy SpO2 = 75%. XQ phổi thấy phổi sáng, mạch máu
phổi chưa ra khỏi 1/3 phế trường, cung ĐMP xẹp, mỏm tim hếch lên, góc tâm hoành nhọn. Nghĩ
nhiều đến
A. Fallot
B. PDA đảo shunt
C. A B đúng
D. A, B sai

3. Trong bệnh tim bẩm sinh có shunt, khi áp lực ĐMP > kháng lực ĐMC, chọn câu sai:
A. chiều của luồng thông là phải-trái
B.Trẻ vẫn hồng
C.Trẻ tím thường xuyên
D.Còn gọi là biến chứng Eisenmenger

4. Trình bày yếu tố thúc đẩy suy tim

Đề 2 :
1. Biến chứng thường gặp nhất của Còn ống ĐM:
a. Thủng dd b. Thuyên tắc phổi c. Viêm ruột hoại tử d. Tắc ruột

2. Bé 2 tháng tuổi, tím sau sinh, spO2 75% …. Xquang: phổi sáng, tuần hoàn phổi chưa ra 1/3
ngoài phế trường, cung phổi xẹp, bóng tim to, mỏm tim chếch lên, góc tâm hoành nhọn.
Nghĩ đến nhiều:
a. TC Fallot b. Còn ống ĐM đảo shunt c. A, B đúng d. A, B sai

3. Cơ chế gây suy tim của thông liên nhĩ


a. Rối loạn nhịp b. Tăng áp lực c. Tăng gánh thể tích d. Giảm co bóp cơ tim

4. Nêu các tình huống gợi ý có tim bẩm sinh

Đề 3:
1. Các yếu tố thúc đẩy suy tim ở trẻ em. Chọn câu sai
A. Lạnh
B. Sốt
C. XHTH C
D. Đảo shunt trong tim
PHAN THẢO MI MY

2. Cơ chế gây suy tim của thông liên nhĩ


a. Rối loạn nhịp b. Tăng áp lực c. Tăng gánh thể tích d. Giảm co bóp cơ tim

3. Biến chứng thường gặp của PDA ở trẻ sơ sinh


A. Thuyên tắc phổi
B. RLN
C. Viêm ruột hoại tử
D. Tắc ruột

4. Trình bày các bước tổng quát xử trí tổng quát bệnh nhân suy tim

Đề 4:
1. Biến chứng thường gặp nhất của Còn ống ĐM:
a. Thủng dd b. Thuyên tắc phổi c. Viêm ruột hoại tử d. Tắc ruột

2. Nguyên nhân gây suy tim, ngoại trừ


a. Lạnh b. Hạ đường huyết c. PDA đảo shunt d. Raynaud

3. Bệnh tim bẩm sinh nào thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh có tăng tuần hoàn phổi
A. Fallot
B. VSD đảo shunt
C. A,B đúng
D. A,B sai
E.
4. Trình bày các nhóm nguyên nhân gây suy tim ở trẻ em theo cơ chế sinh lí

Đề 5:
1. Shunt phải-trái trong tim xảy ra khi
a. Kháng lực mạch máu phổi < Kháng lực hệ thống
b. Kháng lực mạch máu phổi = Kháng lực hệ thống
c. Kháng lực mạch máu phổi > Kháng lực hệ thống
d. B, C đúng

2. Cơ chế suy tim trong PDA


a. Rối loạn nhịp b. Tăng áp lực c. Tăng gánh thể tích d. Giảm co bóp cơ tim

3. Bệnh nhi 10 tháng tuổi, hay thở mệt khi bú. Tiền căn ho, khò khè tái phát nhiều lần.
Khám thấy em hồng, SpO2 = 96%, harzer (+), gan 2 cg dưới bờ sườn phải. nghe thấy âm
thổi tâm thu 2/6 ở liên sườn 2 bờ trái ức. XQ thấy bóng tim to, tăng tuần hoàn phổi chủ
động. Nghĩ nhiều
a. ASD
b. VSSD
c. TOF
d. PDA
PHAN THẢO MI MY

4. Trình bày phân độ suy tim theo ROSS

[NỘI THẦN KINH]


Cô Khánh Vân là trưởng khoa
Cô thường lên khoa dạy sau 10h (thường trễ), học trên khoa, tự nhắc ghế lại ngồi. Cô thường thích sinh
viên thắc mắc, sau đó mới từ từ dẫn dắt vô bài, với lại trình BA+ hỏi hay hỏi nhảm đều dc cộng điểm nhé,
nên năng động lên. Không thắc mắc là cô la đó. Nên thắc mắc nhiều nhiều vô, đừng để thời gian chết )).
Nh hôm cô nghỉ sẽ có mấy ac nội trú dạy thế. Đợt mình là anh Đạt, chị Tuyền, có gì nhờ mấy ac đó sửa
trc bệnh án cũng được, chị Tuyền cg nhiệt tình lắm
Mục tiêu: Sốt co giật ± động kinh
Khám bệnh :Mỗi ngày vô thì chia ra các phòng (chia lúc đầu tuần), mỗi phòng 2 bạn, xem bác sĩ khám
và tự vô khám.
Ký chỉ tiêu và việc mượn hồ sơ xem thì mấy anh chị trong khoa khá dễ chịu, có cái mượn buổi sáng thì
mấy anh chị mang theo về từng phòng bệnh khám, thì tuỳ anh chị dễ hay khó sẽ cho mình mượn xem hay
không. Mà xem sáng thì phải ngồi xem tại chỗ, với lại phải lựa lúc mấy anh chị cầm hồ sơ ngồi khám ở
phòng, đợi mấy anh chị rảnh tay rồi mượn xem, mà lúc ng ta khám xong mang hồ sơ vô phòng hành
chánh rồi thì k đc mượn nữa đâu
Trực:
Các bạn để ý lúc trực, thường thì BA dc mượn, chụp thoải mái, nhưng hạn chế ngồi ở phòng cấp cứu, ko
có ai cũng bị đuổi, nên thường có thể đem ra hành lang giữa phòng cc- phòng họp hoặc ngồi phòng họp
làm luôn.
Thi:
T6 nộp bệnh án kết khoa (viết tay hay đánh máy đều được), thi trắc nghiệm hay không tùy độ ngoan của
nhóm.Nếu phải thi trắc nghiệm thì tham khảo đề dưới đây, thg là giống nhau
Lưu ý khi làm bệnh án:
I. Hành chánh : đối với tuổi bệnh nhân ghi ngày tháng năm sinh rồi mở ngoặc tháng tuổi ; nhớ
ghi họ tên cha (mẹ) ; ngày NV ghi luôn giờ NV
II. Phần bệnh sử ghi ngày 1, ngày 2 kể từ khi phát bệnh.
Mô tả bệnh :
- Kiểu co giật (toàn thân? Cục bộ? gồng? giật…) ,
- Thời gian co giật ,
- Triệu chứng trong cơn (Tri giác? – thg sẽ mất tri giác trong cơn sốt co giật , ói mửa , tím
tái, sùi bọt mép – không ghi nhức đầu vì con nít k biết nhức đầu là gì, ghi vô cô biết mình
xạo) ,
- Triệu chứng sau cơn (ngủ lịm, yếu liệt, quấy khóc, chơi bình thường?) ,
- Triệu chứng ngoài cơn,
- Tiền triệu ? (thg sốt co giật sẽ k có tiền triệu) ,
- Tần suất (bao nhiêu cơn trong 24h)
- Nhớ ghi diễn tiến bệnh
III. Tiền căn :
- Đối với động kinh thì nhg lần co giật trc là bệnh sử, vì động kinh là 1 bệnh mãn tính kéo
dà, đối với sốt co giật thì nhg lần sốt co giật trc là tiền căn. Ghi tiền căn vào mấy tháng
tuổi bị sốt co giật ? lần mấy? được chẩn đoán và điều trị ở đâu?
- Tiền căn dị ứng thuốc , TĂ
- Tiền căn chấn thg
- Tiền căn gia đình bị động kinh, co giật
- Nhớ ghi tiền căn sản khoa, bé là con thứ mấy, PARA , sinh đủ tháng k ? sinh thg hay đẻ
mổ? cân nặng khi sinh
PHAN THẢO MI MY

- Quá trình phát triển tâm thần vận động


 Vận động : vận động thô (đi), vận động tinh (sử dụng bàn tay)
 Điều phối vận động : phối hợp bàn tay : vỗ tay, chuyền đồ từ tay này sang tay kia
 Ngôn ngữ
 Xã hội : phân biệt người quen, người lạ
IV. Phần khám
- Tổng trạng nhớ ghi cân nặng, chiều cao, tính CN/T, CC/T, CN/CC, vòng đầu
- Khám thần kinh
 Tri giác
 Dấu màng não : cổ gượng, kernig, bruzinski
 Khám 12 đôi dây TK sọ
 Khám vận động : tư thế dáng đi, sức cơ, trương lực cơ
 Khám phản xạ
1) Phản xạ NP -> chỉ có lúc sơ sinh
2) Phản xạ thân não : px ánh sáng, phản xạ trán mi, phản xạ giác mạc (thg
là sẽ k khám px giác mạc do bé k hợp tác nên đừng ghi vô, k cô biết
mình xạo)
3) Phản xạ gân cơ : cơ nhị đầu, cơ tam đầu, cơ cánh tay quay, gối, gân gót,
2+ là bình thường
4) Phản xạ nông : phản xạ da bụng, phản xạ da bìu
5) Phản xạ tháp : Hoffman, Bruzinski
 Khám cảm giác : nông, sâu
 Hội chứng tiểu não (Nystagmus, Romberg, ngón tay chỉ mũi)
 Hội chứng tiền đình
 Dinh dưỡng thần kinh
1) Teo cơ?
2) Da đỏ?
3) Vã mồ hôi?
4) Sang thương da?
 Hoạt động cơ vòng
V. À lưu ý CĐ sốt co giật nha: sốt co giật là sốt khi co giật (cứ sốt là đc ko cần trên 38,5 , sốt đc
ĐN là trên 37,5) , ko do nn NTTKTW hay RLCH , ko có bất thg TK trc đó ( bất thg này là kể
cả chậm phát triển tâm thần vận động , liệt nửa người, di chứng não,… ) và ko có tiền căn
những lần co giật không sốt trước đó
Gửi các bạn đề TN tham khảo
PHAN THẢO MI MY

[KHOA HÔ HẤP]
 Cô không dễ cũng không quá khó khăn, chỉ cần làm theo những gì cô yêu cầu là ok.
Tuy nhiên tùy vào khả năng viết bệnh án để trình bệnh của mỗi nhóm thì sẽ bị cô "khó chịu"
nhiều hay ít.
Nghe "giang hồ" đồn thì khoa này là khó nhất trong 8 khoa rồi. (╥﹏╥)
 Lưu ý: Khoa này chỉ trực đêm từ t2 – t5 vì t6 thi cô kiểm số chỉ tiêu (đừng kí khống) nên
nhóm trưởng nhớ chia lại nếu đi khoa này. Bệnh án trình 3 bệnh thì nhớ chia cả nhóm làm 3
đợt trình. Ai không có tên trong nhóm trình cô xử đó. ĐỌC PHIM X-QUANG – Bài dài quá
mình không hướng dẫn được nhưng cố gắng đọc thật kỹ đầy đủ các bước từ họ tên bệnh
nhân, ngày chụp, kỹ thuật chụp, rồi ABCDEFGH như trong sách Skill Y2. Nói chung đọc đủ
và dài là được. (Tránh ghi lại kết quả X-quang, chửi cho không còn đường về !!!)
 Chỉ tiêu: Làm hết sổ chỉ tiêu + 1 bệnh án cuối khoa
 Mục tiêu khoa: Viêm phổi, Viêm tiểu phế quản, Hen
 Nhiệm vụ mỗi ngày: Vô sớm viết hồ sơ các phòng 6 7 8 9 đặc biệt là phòng cô Xuân Thảo
dạy mình. Hãy tuyển lựa những đứa cứng nhất nhóm vào phòng này vì ghi phòng này rất kỹ
và nghe phổi phải rất kỹ, sai 1 cái thôi là ăn chửi sml. Trình bệnh án 3 bệnh, khoa này biện
luận theo triệu chứng và phải DÀI, ngắn cô la rồi bỏ qua không sữa thi ráng chịu nha. Nên
chia các THÁNH LS về 3 nhóm trình để làm bài trình cho tốt.
- Chia nhóm làm 4 nhóm nhỏ vào các phòng 5, 6, 7, 8.
- Trong 1 phòng thì tự luân phiên nhau đi sớm trước 7h để lấy hồ sơ bệnh án của toàn bộ phòng
mình, lên phòng và chia nhau khám, viết vô phần diễn tiến bệnh trong tờ điều trị trong hồ sơ, không
viết bên chỗ thuốc, sau đó chừa 3 dòng, viết tên mình vào.
- Giữ hồ sơ b.a đến khi bác sĩ phòng mình đến khám, điền thông tin bệnh nhân mình đã khám vào sổ
chỉ tiêu và xin bác sĩ ký.
- Phòng 6 là phòng bác sĩ Thảo dạy mình khám nên cô sẽ hơi khó với phòng đó. Riêng phòng 5 có chị
PHAN THẢO MI MY

bác sĩ rất rất rất dễ và cũng rất rất dễ thương :"> Bệnh nhân phòng 5 nhiều gấp 3 phòng 6 nữa...
- Đến đúng 9h30 tập trung về phòng sinh viên để trình bệnh/ học. Nên tập trung đúng giờ vì cô sẽ
không đợi ai cả, vào trễ ráng chịu. Nên ghi chú lại tất cả những gì cô nói, vì sẽ áp dụng lúc thi cuối
khoa.
- Thứ 2 lên khoa sẽ được nghe cô phổ biến chi tiết những yêu cầu của cô, hôm này không cần trình
bệnh.
- Thứ 3,4,5 mỗi ngày trình 1 bệnh án cho cô, 3 bệnh khác nhau, không đc trùng (viêm phổi, viêm tiểu
phế quản, hen). Hôm trình bệnh, sáng đó phải báo với cô nhóm trình ca nào, để cô khám ca đó, xem
nhóm khám chưa đúng ở đâu, không báo cô khám, cô sẽ "khó chịu". Trình bệnh không nhất thiết
phải là của phòng 5 6 7 8, vì có thể ở mấy phòng đó không có bệnh mà mình muốn trình.
- Thứ 6, vẫn lên khám tại khoa và đúng 9h về phòng sinh viên để thi.

 Thi: 25 phút với 1 câu lý thuyết và tình huống (tóm tắt bệnh án, đặt vấn đề, biện luận chẩn
đoán, chẩn đoán sơ bộ). 25 phút vừa đủ viết xong chả dư giờ gì đâu nên cố gắng viết câu lý
thuyết thật nhanh. Biện luận theo TRIỆU CHỨNG mới đúng ý cô, không thì đi hết bài đó. !!!
Đề dễ hơn khoa thận – nội tiết nhưng cách biện luận khó hơn nhiều. !!! GOODLUCK (Đợt 1
có 2 lần thi Viêm phổi – 6 lần thi Hen
-
 Sơ bộ đề 1 thi cho các bạn nắm (đổi đề giữa các đợt): Bệnh nhân nam 24 tháng tuổi.
- Ngày 1: ho, sổ mũi trong.
- Ngày 2: ho tăng, sổ mũi, mẹ thấy bé thở nhanh nên cho nhập viện.
- Tình trạng lúc nhập viện: bé tỉnh, SpO2 90%, mạch rõ 140 lần/phút, chi ấm, thở đều 48
lần/phút, co kéo cơ liên sườn, phổi rale ngáy rít, bụng mềm.
- Tiền căn: trong 12 tháng qua bé có 1 đợt khó thở về đêm, PKD giảm. Bé bị chàm da lúc 4
tháng tuổi. Trong năm qua bé có 3 đợt ho, khò khè nhập viện được chẩn đoán viêm tiểu
phế quản và sau PKD thì triệu chứng giảm
 Câu 1. Tóm tắt bệnh án, đặt vấn đề (phần này vô trình bệnh án cô sẽ chỉ cách đặt –
trước đó ăn chửi đã :D)
 Câu 2. Chẩn đoán sơ bộ và biện luận chẩn đoán (Biện luận theo cô yêu cầu – mình
chỉ hướng dẫn bài hen vì bài này thi nhiều, bài viêm phổi các bạn tự nghiên cứu biện
luận theo 1 triệu chứng – ho, sốt,…) – 5 yêu cầu khi biện luận 1 bài Hen
 1. Ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần. Tuổi khởi phát Ho, khò khè. Ho, khò khè
với các triệu chứng tăng dần về đêm
 2. Đã được PKD chưa?, Đáp ứng với PKD
 3. Đã được chẩn đoán Hen chưa? Có test chẩn đoán chưa ?
 4. Đánh giá API (sgk)
 5. Phân biệt với: Lao, Trào ngược dạ dày thực quản, Dị vật đường thở, Loạn sản
phế quản – phổi, Dị dạng đường thở, Bệnh tim bẩm sinh cao áp phổi.
 Ngoài: Sau khi biện luận 5 cái trên thì nhớ biện luận Suy hô hấp, Độ nặng cơn
hen, phân bậc hen, Kiểm soát không. Các vấn đề khác mà bệnh nhân có.
 Cách ghi chẩn đoán: Nếu bệnh nhân chưa được chẩn đoán hen trước đó (Hen –
Cơn? – Bậc? – Chưa kiểm soát). Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán hen trước đó
(Hen – Cơn? – Kiểm soát?)
 Câu 3. Lý thuyết ra 1 trong 5 câu (Cô yêu cầu kẻ bảng, trong sách thế nào thì kệ, cố
gắng kẻ thành bảng vì chữ xấu ko ah =)))
 1. Phân độ suy hô hấp (Sách lâm sàng YDS trang 62)
PHAN THẢO MI MY

 2. Phân loại viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi theo WHO (viết y sách trang 189)
 3. Phân bậc hen (viết thành cái bảng, đừng như trong sách trang 222)
 4. Mức độ kiểm soát Hen (Bảng mục A sách trang 223)
 5. Phân độ cơn hen trên lâm sàng (Viết thành bảng sgk trang 222 – không học cái
bảng tr 221)
 Sơ bộ đề 2
- Bé trai, 38 tháng tuổi, bệnh trong 2 ngày:
- Ngày 1: ho, chảy mũi dịch trong.
- Ngày 2: ho tăng, mẹ thấy bé thở nhanh đưa đi khám  Nhập viện.

- Tình trạng lúc nhập viện:


- Môi hồng, chi ấm.
- Thở đều, co kéo cơ hô hấp phụ 48 lần/phút.
- Mạch quay rõ 140 lần/phút.
- SpO2: 90%
- Tim đều, rõ.
- Phổi ran ngáy, ran rít 2 phế trường.
- Bụng mềm.

- Tiền căn:
- Bé có 2 đợt khò khè trước đó vào lúc 24 và 28 tháng tuổi, đi khám được chẩn đoán viêm phế
quản, có đáp ứng với phun khí dung.
- Chàm da lúc nhỏ.
- Trong 1 tháng nay không có cơn khò khè nào.

- Câu 1: Viết tóm tắt bệnh án, đặt vấn đề.


- Câu 2: Chẩn đoán sơ bộ? Biện luận?
- Câu 3: Phân bậc bệnh hen.

 Sơ bộ đề 3
- Bé trai, 26 tháng tuổi, bệnh trong 2 ngày:
- Ngày 1: ho, chảy mũi dịch trong.
- Ngày 2: ho khan, khò khè, mẹ thấy bé thở nhanh đưa đi khám  Nhập viện.

- Tình trạng lúc nhập viện:


- Nhiệt độ 37oC
- Tỉnh, môi hồng
- SpO2: 89%
- Chi ấm, mạch quay rõ 150 l /p
- Thở đều, co kéo liên sườn 50 lần/phút.
- Tim đều, rõ.
- Phổi ran ngáy, ran rít thì hít vào.

- Tiền căn:
- Bé có khò khè từ 18 tháng tuổi được chẩn đoán viêm TPQ có đáp ứng phun khí dung. Khò khè
lần này là lần 4. Trong 1 tháng nay, em có cơn khó thở đêm, giảm sau khi phun khí dung
PHAN THẢO MI MY

- Câu 1: Viết tóm tắt bệnh án, đặt vấn đề.


- Câu 2: Chẩn đoán sơ bộ? Biện luận?
- Câu 3: Trình bày bảng phân độ suy hô hấp

 Sơ bộ đề 4
- Bệnh sử: bệnh nhi nam 46 tháng tuổi
N1: bé ho khan, chảy nước mũi nhiều lần
N2: bé ho, chảy nước mũi kèm thở nhanh nên mẹ xách bé zô bv => khám xong bs cho bé
nhập ziện

- Tiền căn: từ lúc 3 tuổi đã từng nhập viện 2 lần vì khó thở, được chẩn đoán hen, và điều trị
bằng fixotide 1 xit x 2 / ngày, trong tháng qua bé có 2 lần lên cơn đêm nhưng tự hết

- Khám
Chi ấm
Môi hồng
Mạch 4 chi rõ, 130l/ phút
Tim đều, đập 130l/phút
Thở co kéo cơ liên sườn, 48l/ phút
SpO2: 90%
Khám phổ rale ngáy, rít
Bụng mềm

- Câu hỏi:
1. Viết từ phần tóm tắt bệnh án, đặt vấn đề, chẩn đoán sơ bộ
2. Phân bậc hen

1. Giảng viên: BS Xuân Thảo


2. Những công việc phải làm mỗi sáng
3. Thi cuối khoa
- Nộp 1 bệnh án mỗi bạn, không ai được trùng nhau. Viết tay hay đánh word đều được.
- Nộp sổ chỉ tiêu, cô sẽ lựa bạn nào có số chỉ tiêu cao nhất để lấy điểm cho toàn nhóm, tuy nhiên nếu
trong nhóm chênh lệch về số chỉ tiêu nhiều quá sẽ không được. Max điểm: 2
- Thi tình huống lâm sàng + câu hỏi lý thuyết. Max điểm: 8
- Mỗi bạn tự làm bài của mình, cô sẽ đọc đề tình huống ls chung cho cả nhóm, đặt câu hỏi và chỉ cần
trả lời theo những gì cô hỏi.
- Câu hỏi lý thuyết cô sẽ dặn trong những ngày trình bệnh để học thuộc.
- Kỳ này nhóm mình có 5 câu hỏi lý thuyết:
1. Phân loại viêm phổi ở trẻ dưới 5t theo who - sgk/189
2. Bảng mức độ suy hô hấp - sách lâm sàng nhi y dược/62
3. Bảng độ nặng cơn hen - sgk/221
4. Bảng phân bậc hen - sgk/222
5. Bảng mức độ kiểm soát hen - sgk/223
- Tình huống lâm sàng đợt thi này của nhóm mình là suy hô hấp - hen. (Ngày mai update cái đề sau
nhen)
PHAN THẢO MI MY

4. Sổ chỉ tiêu
10 ca theo dõi bệnh và 3 ca nhận bệnh mới. Cô không bắt buộc phải làm đủ hết nhiêu đó, cứ làm
theo khả năng của nhóm, cô bảo khám mỗi ngày chừng 2 ca là được.
5. Trực đêm
- Khoa này trực chỉ 4 ngày (t2 -> t5).
- Khi đi trực, vào chào các bác sĩ rồi để balo ở dưới bàn.
- Nên nói trước với các bác sĩ tụi mình cần phải khám ca bệnh mới. Ngồi gần mấy bác sĩ, đến khi có
ca mới thì xin khám, tụi mình phải viết vào phần hồ sơ b.a mới của BN, từ chỗ lý do nhập viện đến
hết phần khám, không cần viết chẩn đoán nếu bạn không chắc mình đúng, cuối trang viết tên mình
vào, đưa sổ chỉ tiêu cho bác sĩ ký.

Đi Nhi là thiên đường đó các bạn ạ, hãy tranh thủ mà hưởng thụ nhé !

You might also like