You are on page 1of 30

SÓNG ELLIOT VÀ FIBONACCI

PHỤ LỤC:
I) SÓNG ELLIOT.
1) Lịch sử hình thành.
2) Triết lý.
3) Nguyên tắc phân tích.
4) Nguyên tắc cho một chu kì sóng.
5) Nguyên tắc cho từng sóng trong một chu kì.
II) FIBONACCI.
1) Lịch sử hình thành.
2) Các dạng Fibonacci.
III) KẾT HỢP SÓNG ELLIOT VÀ FIBONACCI.
1) Đo sóng.
2) Thống kê xác suất cá mục tiêu sóng.
IV) MỞ RỘNG.
1) Sóng điều chỉnh và sóng đẩy.
2) Time ratios.
3) Sóng Elliot và Kênh xu hướng.

I) SÓNG ELLIOT
1) Lịch sử hình thành.
Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà
kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh.
Nói cách khác đây là một cách biểu diễn các trạng thái tâm lý khác nhau của con người bằng đồ
thị. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông
là kế tóan và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ
trước.
Cũng giống như Dow, Elliot chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động của toàn thị trường
trong tương lai hơn là nghiên cứu một loại cổ phiếu riêng lẻ nào đó. Elliot đã đưa ra lý thuyết
Sóng dùng để giải thích tại sao và ở đâu các dạng mẫu đồ thị giá đang phát triển và chúng báo
hiệu điều gì.
Elliot sử dụng 3 giai đoạn của một xu hướng tăng giá của lý thuyết Dow, nhưng chúng
được nghiên cứu dưới một vần điệu có tính lặp đi lặp lại của 5 bước sóng tăng và 3 bước sóng
giảm.
2)
Triết
lý.
a)
Cha
os
theory (lý
thuyết hỗn
loạn)
-
Những chu trình biến động tưởng như là ngẫu nhiên thật ra lại tuân theo những qui luật (có thể là
chưa được phát hiện)

- Một số dạng biến động tưởng như có qui luật thật ra lại không có qui luật, nhất là
trong dài hạn
b) Lý thuyết về tính tỷ lệ của tăng giảm
- Những cấu trúc không có dạng thức nhất định hoàn toàn có thể được chia nhỏ ra thành
những cấu trúc nhỏ hơn theo những tỷ lệ cụ thể. Ví dụ: một sóng lớn có thể chia thành 3 hay 5
sóng nhỏ.
- Các tỷ lệ Fibonacci
3) Nguyên tắc phân tích.
- Phân tích kỹ thuật theo nguyên tắc nhìn từ bức tranh lớn nhất đến nhỏ nhất (từ đồ thị
năm đến đồ thị ngày).
- Bức tranh lớn nhất: các chu kỳ
+ Chu kỳ của TTCK đi theo những dạng có thể biết
trước được (lên rồi sẽ xuống)
+ Mỗi chu kỳ lại được cấu tạo bởi những chu kỳ
nhỏ hơn
4) Nguyên tắc cho một chu kì sóng .
Phân chu kỳ lớn thành chu kỳ nhỏ hơn
– Chu kỳ lớn nhất: chia làm 2 chu kỳ nhỏ hơn

+ Chu kỳ tăng giá

+ Chu kỳ giảm giá

– Các chu kỳ nhỏ lại chia nhỏ ra

+ Chu kỳ tăng giá 5 sóng

+ Chu kỳ giảm giá 3 sóng


Ví dụ :
Chú ý : Chu kỳ khủng hoảng/suy thoái thường ngắn hơn
chu kỳ tăng trưởng.
Nguyên nhân cơ bản:
- xã hội tiến về phía trước, tạo ra những giá trị mới
- Tâm lý tự phát triển của con người

5) Nguyên tắc cho từng sóng.

- Cấu trúc sóng hoàn toàn đi theo xu thế chính


- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong 3 sóng chính.

- Sóng 2 không bao giờ quay lại hơn 100% chiều dài sóng 1
- Sóng 3 luôn luôn vượt qua điểm cuối của sóng 1

- Sóng 4 không bao giờ quay trở lại xa hơn điểm cuối của sóng 1

- Lưu ý: đôi khi sóng 5 được phép không vượt qua sóng 3. Điều này không vi phạm
qui tắc và gọi là trường hợp “failed fifth”.
Ngược lại tương tự đối với thị trưởng giảm giá.
- Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian
diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các
nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng
khá đều đặn theo con sóng A.
-Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B
được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích
kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch
của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty
không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
-Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối
luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của
“gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn
như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
V) FIBONACCI.
1) Lịch sử hình thành.
- Ông tên thật là Leonardo Pisano, là một nhà toán học sống vào khoảng thế kỷ 12
tại Pisa (Italy).
- Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13,21,34,…) dựa trên những
quan sát về Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập.
- Dãy Fibonacci có tỷ lệ 2 số liền kề nhau xấp xỉ 1,618 (hoặc nghịch đảo là 0,618).
Tỷ lệ này được gọi là Tỷ lệ vàng (The golden ratio) hay PHI.
- Khi dùng trong PTKT, Tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi thành 3 mức tỷ lệ:
38.2%, 50% và 61.8%.
- Tuy nhiên, các bội số khác cũng có thể được dùng, như 23.6%, 161.8%, 423%,…
- Dãy Fibonacci thường được ứng dụng trong PTKT dưới nhiều dạng: sự hồi lại,
dạng cung, dạng quạt, dạng mở rộng và vùng thời gian.

2) Các dạng Fibonacci.

a) Fibonacci Retracements
Fibonacci Retracements được xây dựng bởi một đường xu thế được vẽ giữa 2 điểm cực
trị, từ một đáy đến một đỉnh hoặc ngược lại. Sau đó 7 đường ngang cắt đường xu hướng sẽ được
thiết lập ở các mức: 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8, 78.6 và 100%.
Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức hồi lại của Fibonacci
trong quá trình biến động.
Ví Dụ:

b) Fibonacci Arcs
Fibonacci Arcs được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị, từ điểm
cực tiểu đến cực đại đối diện. 3 đường hình cung sẽ được xây dựng với tâm là điểm cực trị thứ 1
và cắt đường xu hướng tại các mức 38.2, 50 và 61.8%.
Fibonacci Arcs thường được xem là các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Ví dụ:
c) Fibonacci Fans
Fibonacci Fans được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị. Sau đó,
một trục dọc “vô hình” được vẽ qua điểm cực trị thứ 2. 3 đường xu hướng sẽ được vẽ từ điểm
cực trị thứ nhất cắt trục dọc tạo thành các góc ở các mức 38.2, 50, 61.8%.
Các đường này có thể xem là các đường hỗ trợ và kháng cự trong PTKT.

Ví dụ:

d) Fibonacci Time Zones


Fibonacci Time Zones được thiết lập bởi việc chia đồ thị bằng các trục dọc với khoảng
cách tuân theo dãy Fibonacci (1,1,2,3,5,8,…).
Các thay đổi giá mạnh thường nằm gần các trục dọc này.
Ví dụ:
e) Fibonacci Expansions
Fibonacci Expansions thường được dùng để dự báo các mức hỗ trợ và kháng cự trong
tương lai và được vẽ vượt khỏi biên độ 100%.
161.8, 261.8 và 423.6% là các mức Fibonacci Expansions thường được sử dụng trong
PTKT.
Ví dụ:

VI) KẾT HỢP SÓNG ELLIOT VÀ FIBONACCI.


1. Đo sóng.
Sử dụng Fibonacci để xác định mục tiêu của các sóng như sau ( trong xu hướng tăng giá
của thị trường ).
a) Đối với sóng 2.
Sóng 2 sẽ thoái lùi 50% hoặc 61.8% so với sóng 1.
b) Đối với sóng 3.
Độ dài sóng 3 được xác định theo sóng 1 với các mục tiêu sau: Sóng 3= 1.62 x chiều dài
sóng 1
Hoặc = 2.62 x chiều dài sóng 1.
Hoặc = 4.23 x chiều dài sóng 1

c) Đối với sóng 4.


Chiều dài sóng 4= 24% x chiều dài sóng 3
Hoặc = 38% x chiều dài sóng 3
Hoặc = 50% x chiều dài sóng 3.
d) Đối với sóng 5.
Chiều dài của sóng 5 = sóng 1
Hoặc = 1.62 x chiều dài sóng 1
Hoặc = 2.62 x chiều dài sóng 1

Mở rộng :
Nếu chiều dài sóng 3 nhỏ hơn 1.68 x chiều dài sóng 1, thì chiều dài sóng 5 có thể = 0.62
x chiều dài từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3.
Hoặc = 1 x chiều dài từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3.
Hoặc = 1.68 x chiều dài từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3
Chú ý: làm thực hiện tương tự với các sóng chính trong xu hướng giảm giá.
2. Thống kê xác suất của các mục tiêu sóng.
a) Sóng 2.

b) Sóng 3.
c) Sóng 4.

IV) MỞ RỘNG.
1) Sóng điều chỉnh và sóng đẩy.
 Giới thiệu về sóng chính và sóng điều chỉnh.
a) Sóng chính (impulsive wave)
- Có chiều hướng (trend) giống với chiều hướng của thị trường hiện tại (bull/bear
market)
- Chia làm 5 sóng nhỏ.
b) Sóng hiệu chỉnh (corrective wave)
- Đi ngược xu thế thị trường hiện tại
- Chia làm 3 sóng nhỏ

Chú ý :
Thị trường xuống vẫn có 3 sóng: 2 chính và 1 phụ
- Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ
- Sóng phụ thì chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ

Thị trường lên có 5 sóng: 3 chính và 2 phụ


- Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ
- Sóng phụ thì chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ
1.1) Bước sóng đẩy (impulsive): Trong một polywave có 5 bước sóng nhỏ là
monowave,trong một multiwave có một hoặc nhiều polywave. Để xây dựng một multiwave, cần
có một số điều kiện sau:
- Một trong 3 bước sóng trong bước sóng đẩy (1,3,5) có một và chỉ một bước sóng
là polywave. Còn hai bước sóng còn lại là monowave
- Ít nhất một trong những bước sóng điều chỉnh (wave 2 hoặc wave 4) phải là
polywave, cái còn lại là monowave

1.2) Sóng điều chỉnh ( crrections)


Bước sóng điều chỉnh là những bước sóng xuất hiện giữa các bước sóng đẩy
Quy tắc xây dựng bước sóng điều chỉnh:Nếu thị trường không tuân theo các quy tắc của
bước sóng đẩy, thì thị trường đang hình thành bước sóng điều chỉnh
Các bước sóng điều chỉnh gồm:
- Zig-zag : 5-3-5
- Flat: 3-3-5
- Triangle: 3-3-3-3-3
1.2.1. Flat (3-3-5)
Wave b phải điều chỉnh ít nhất bằng 61.8% wave a

Wave c phải bằng ít nhất 38.2% wave a

Có rất nhiều dạng Flat trong sóng elliott. Để có thể phân biệt từng dạng flat, ta vẽ hai
đường trendline nằm ngang được nối từ điểm cao nhất và thấp nhất của monowave thứ nhất
Nếu wave b phá vỡ đường trendline nằm ngang ngược hướng với điểm bắt đầu, cho biết
đây là dạng flat mạnh hơn thông thường(strong B wave). Nếu wave b điều chỉnh trong khoảng
81-100% wave a, thì là wave b thông thường. Nếu điều chỉnh trong khoảng giữa 61.8-80% là
wave b yếu.
Strong B wave: Tùy thuộc vào kích thước của wave b so với wave a mà wave c có thể
hoặc không thể vượt qua điểm bắt đầu của wave b
Nếu wave b rơi vào vùng từ 101-123.6% của wave a, thì khả năng wave c vượt qua điểm
bắt đầu wave b rất cao. Nếu wave b nằm trong vùng trên và wave c điều chỉnh bằng 100% hoặc
hơn so với wave b và wave c không hơn 161.8% wave a, thị trường đang hình thành dạng bất
quy tắc ( irregular correction). Nếu wave c hơn 161.8% của wave a thì rơi vào dạng Elongated
Flat
Nếu wave b hơn 123.6% wave a, thì ít có cơ hội wave c điều chỉnh hết toàn bộ wave b,
nếu có thì thị trường đang hình thành dạng bất quy tắc (irregular pattern). Khi wave b vượt hơn
138.2% wave a, thì wave c không thể điều chỉnh hết chiều dài wave b. Miễn là wave c vẫn còn
nằm trong vùng của đường trendline song song nằm ngang, nhưng không điều chỉnh hết chiều
dài wave b, thì dạng này được xem là Irregular Failure . Nếu wave c không rơi vào vùng của
đường xu hướng nằm ngang, thì được xem như dạng running correction
Normal b wave: wave b nằm trong khoảng 81-100% chiều dài wave a, thì wave c có khả
năng sẽ điều chỉnh hết chiều dài wave b. Nếu chiều dài wave c rơi vào vùng 100-138.2% wave b,
thị trường đang hình thành dạng common flat . Nếu wave c hơn 138.2% chiều dài wave b, thị
trường hình thành dạng elongated flat. Nếu wave c ít hơn 100% wave b, hình thành dạng C-
failure Flat (hình 11-5)

Weak b: wave b điều chỉnh ở giữa vùng 61.8-80% của wave a. Nếu wave c ít hơn 100%
wave b, thị trường hình thành dạng Double Failure (hình 11-10). Nếu wave c ở giữa 100-138.2%
wave b, gọi là B-failure. Nếu wave c dài hơn 138.2% wave b, nó rơi vào dạng Elongated Flat
(hình 11-3)

1.2.2. Zig-zag (5-3-5)


Wave a không được điều chỉnh hơn 61.8% của bước sóng trước đó

Wave b điều chỉnh ít nhất bằng 1% chiều dài wave a


Wave c phải vượt qua điểm kết thúc của wave a

Nếu hội đủ 3 điều kiện trên để hình thành dạng zig-zag, chúng ta bắt đầu xét đến giới hạn
tối đa của wave b trong dạng zig-zag
- Không có phần nào của wave b có thể điều chỉnh vượt hơn 61.8% chiều dài của
wave a
- Nếu có một phần của wave b vượt hơn 61.8% wave a, thì phần đó chưa phải là
điểm kết thúc của wave b, điểm dừng của wave b phải bằng hoặc thấp hơn 61.8% chiều dài của
wave a
Chiều dài wave c đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định dạng Zig-zag, chiều dài
này giúp phân loại nhiều dạng zig-zag.
- Nếu chiều dài wave c ít hơn 61.8% wave a, la dạng Truncated Zig-zag
- Nếu chiều dài wave c dài hơn 161.8% wave a tính từ điểm kết thúc của wave a,
hình thành dạng Elongated Zig-zag
- Ngoài hai dạng trên sẽ là dạng normal zig-zag
c

Normal Zig-zag: wave c nằm trong khoảng từ 61.8-161.8% của wave a và thỏa các điều
kiện sau:
-Wave b không được điều chỉnh hơn 61.8% của wave a
- Wave c không được vượt hơn 161.8% chiều dài của wave a, được tính từ điểm đáy của
wave a. Nhưng chiều dài wave ít nhất phải bằng 61.8% wave a

Truncated Zig-zag: đây là dạng rất hiếm thấy của zig-zag, để xác nhận được dạng này
phải thỏa đủ các điều kiện sau:
- Wave c không được ngắn hơn 38.2% chiều dài của wave a, nhưng phải ít hơn
61.8% wave a ( nằm trong vùng 38.2-61.8% wave a)
- Sau khi hoàn thành dạng zig-zag, thị trường phải điều chỉnh ít nhất 81% toàn bộ
dạng zig-zag( thường là retrace 100% và hơn)
- Dạng truncated thường xuất hiện như một trong 5 sóng của một dạng tam giác
(triangle)

Elongated Zig-zag: dạng này được thể hiện ở chiều dài của wave c rất lớn so với wave a
(wave c dài hơn 161.8% wave a) . Dạng elongated zig-zag rất khó nhận dạng và dễ bị nhầm lẫn
với một dạng sóng đẩy (impulsion), thông thường chỉ có thể xác nhận được sau khi 3 bước sóng
a-b-c đã hình thành. Khi chiều dài wave c lớn hơn 161.8% wave a, khả năng 3 sóng a-b-c trở
thành 1-2-3 của một sóng đẩy rất lớn, chì có điều kiện retracement có thể giúp phân biệt hai dạng
này như sau:
Sau khi dạng Elongated hình thành, thị trường phải đảo chiều và retrace hơn 61.8% chiều
dài wave c trước khi điểm kết thúc của wave c bị thâm nhập. Nếu điều kiện retracement không
hội đủ thì thị trường đang hình thành dạng sóng đẩy gồm 5 sóng( impulsion)

1.2.3. Triangle (3-3-3-3-3)


* Triangles: là dạng điều chỉnh phức tạp nhất trong các bước sóng điều chỉnh, tuy nhiên
nó lại là dạng thường xuất hiện nhất trong các dạng sóng điều chỉnh. Để nhận được dạng triangle
cần phải tuân theo một số điều kiện tối thiểu sau:
a) Dạng triangle được hình thành từ 5 bước sóng nhỏ ( không hơn không kém), quy
luật này áp dụng cho bất kỳ dạng phức tạp hay đơn giản và được đánh theo số thứ tự chữ cái a-b-
c-d-e (hình 5-29)
b) Mỗi bước sóng của dạng tam giác (triangle) gồm 3 bước sóng điều chỉnh (hình 5-
29)

c. Không giống như dạng sóng đẩy biến động theo xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng, 5
bước sóng của dạng tam giác sẽ dao động lên xuống xung quanh vùng giá (các wave có thể
chồng lấp lên nhau) theo hướng mở rộng (expanding) hay thu hẹp (Contracting) ( hình 5-30)
d. Dạng tam giác có thể hướng lên hoặc hướng xuống (hình 5-31)

e) . Chiều dài wave b phải nằm trong vùng từ 38.2-261.8% wave a ( thông thường wave b
ít điều chỉnh hơn 100% chiều dài wave a)
f) . Một trong 5 bước sóng của hình tam giác, có 4 bước là điều chỉnh của một bước trướ
c đó. Những bước sóng điều chỉnh là wave b,c,d và e. Một trong 4 bước này phải có 3 bước điều
chỉnh ít nhất là 50% chiều dài của bước sóng trước đó (hình 5-32)

g. Trong dạng tam giác yêu cầu phải có 4 điểm nằm trên hai đường xu hướng (trendline)
ngược nhau
h. Đường xu hướng cắt qua hai điểm của wave B và wave D trong hình tam giác được
xem như một đường cơ sở (base line), có chức năng giống như đường trendline 2-4 của dạng
sóng đẩy. Theo quy tắc chung, bất kỳ phần nào của wave c hoặc wave e cũng không được phá vỡ
đường trendline B-D trong hình tam giác (hình 5-34). Một khi đường trendline B-D bị phá vỡ,
dạng tam giác sẽ kết thúc

* Contracting Triangles (dạng tam giác tu hẹp): đây là dạng thông thường nhất của dạng
sóng điều chỉnh hình tam giác, dạng này cần phải thỏa mãn một số điều kiện tối thiểu sau:
a. Sau khi hình thành dạng tam giác thu hẹp (hình thành đủ a-b-c-d-e), sẽ xuất hiện một
đoạn phá vỡ một trong hai đường trendline với một chiều dài ít nhất bằng 75% chiều dài của
bước sóng rộng nhất trong hình tam giác và trong điều kiện thông thường thì không được vượt
hơn 125% chiều dài của wave rộng nhất (hình 5-35)

b. Trong một hình tam giác thu hẹp (contracting triangle), đoạn phá vỡ (thrust) phải vượt
hơn điểm giá cao nhất và thấp nhất (tùy thuộc vào chiều hướng của đoạn phá vỡ) suốt trong thời
gian hình thành dạng tam giác này (hình 5-36)
c. Wave e phải là wave nhỏ nhất trong hình tam giác ( xét về phương diện giá và thời
gian) (hình 5-37)
3.1.3.3 Expanding Triangles (tam giác mở rộng): dạng tam giác nay ít gặp hơn dạng tam
giác thu hẹp. Có một số điều kiện để nhận diện dạng tam giác mở rộng:
a. Wave a hoặc wave b luôn là wave nhỏ nhất trong hình tam giác
b. Wave e luôn luôn là wave lớn nhất
c. Dạng tam giác mở rộng không thể xuất hiện ở wave b của dạng zig-zag hoặc
wave b,c hoặc wave d của một dạng tam giác ở mức độ lớn hơn (larger degree)
d. Wave e thường mất nhiều thời gian hình thành và là dạng phức tạp của hình tam
giác. Wave e thường được hình thành từ dạng zig-zag hoặc từ một sự kết hợp của nhiều dạng
sóng điều chỉnh
e. Wave e luôn phá vỡ đường trendline được vẽ từ đỉnh wave a và wave c
f. Đường trendline B-D đóng chức năng tương tự như đường trendline trong dạng
tam gia thu hẹp (contracting triangle)
g. Đoạn phá vỡ (thrust) bên ngoài hình tam giác mở rộng phải ít hơn wave rộng
nhất của hình tam giác (wave e)
2) Time ratios.
2.1) Luật bằng nhau (Rule of Equality)
- Khi một sóng mở rộng thì hai sóng còn lại thường có xu hướng bằng nhau về thời
gian và (hoặc) giá.
- Nếu W-1 mở rộng, luật này áp dụng cho W-3 và W-5.
- Nếu W-3 mở rộng, luật này áp dụng cho W-1 và W-5.
- Nếu W-5 mở rộng, luật này áp dụng cho W-1 và W-3.
2.2) Extended Fibonacci Time Ratios.
3) Sóng Elliot và Kênh xu hướng.
Channeling:(kênh giá) rất quan trọng trong việc xác định một dạng sóng đẩy đã kết thúc
hay chưa. Có hai loại đường kênh giá được dùng:
- 0-2 trendline: đường kênh giá được vẽ từ điểm đáy wave 0 và đáy wave 2
- 2-4 trendline: đường kênh giá được vẽ từ đáy wave 2 và wave 4

You might also like