You are on page 1of 27

MỤC LỤC

Bài 1: Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 1 pha quay 1 chiều ...............5
1. Lắp đặt mạch điện ....................................................................................................... 5
2. Vận hành mạch điện ....................................................................................................7
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp ....................................................... 7
Bài 2: Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 1 pha quay 2 chiều ...............8
1. Lắp đặt mạch điện ....................................................................................................... 8
2. Vận hành mạch điện ..................................................................................................10
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp .....................................................11
Bài 3: Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha hoạt động ở lưới điện 1
pha .................................................................................................................................12
1. Lắp đặt mạch điện .....................................................................................................12
2. Vận hành mạch điện ..................................................................................................14
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp .....................................................14
Bài 4: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc thời gian........................................................................................16
1. Lắp đặt mạch điện .....................................................................................................16
2. Vận hành mạch điện ..................................................................................................18
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp .....................................................19
Bài 5: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc dòng điện ...................................................................................... 20
1. Lắp đặt mạch điện .....................................................................................................20
2. Vận hành mạch điện ..................................................................................................22
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp .....................................................23
Bài 6: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc điện áp .......................................................................................... 24
1. Lắp đặt mạch điện .....................................................................................................24
2. Vận hành mạch điện ..................................................................................................26
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thường gặp .....................................................26

1
MÔ ĐUN

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHIỆP


Mã mô đun: MĐ 33.1
Vị trí và tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển công nghiệp là mô đun
đóng vai trò quan trọng trong các mô đun đào tạo nghề áp dụng trong việc
điều khiển và vận hành động cơ điện áp dụng trong dây chuyền sản xuất tại
các nhà máy. Mô đun này đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy, kiên
trì nắm vững được kiến thức đã được học trong các môn học cơ sơ để ứng
dụng.
- Tính chất: Mô đun Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển công nghiệp mang
tính tích hợp. Sau khi học xong mô đun này, người học có thể ứng dụng để
lắp đặt và vận các thiết bị điện công nghiệp, động cơ điện trong nhà máy
sản xuất như: Điều khiển động cơ điện AC 1 pha, AC 3 pha, động cơ điện
một chiều...
Mục tiêu của mô đun:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của một số mạch điều khiển động cơ 1 pha
điện xoay chiều 1 pha và động cơ điện xoay chiều 3 pha.
- Nắm được các phương pháp hảm động cơ điện xoay chiều ứng dụng trong
công nghiệp
- Hiểu được sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ điện một chiều
- Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, động cơ và
phương pháp đấu nối.
- Đọc được các sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha,
3 pha và động cơ điện 1 chiều
- Lắp đặt các thiết bị điện theo yêu cầu của mạch điện điều khiển phải đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật
- Lắp được các sơ đồ mạch điện điều khiển theo đúng sơ đồ
- Di dây,ép đầu cốt và đấu nối dây điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật.
- Kiểm tra được các mạch điện sau khi lắp và trước khi vận hành

2
- Vận hành được các mạch điện điều khiển các loại động cơ điện sau khi lắp
đặt đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người
- Xử lý và hiệu chỉnh được các sự cố trong các mạch điện đấu nối.
- Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Bố trí nơi làm việc khoa học.
Nội dung mô đun:
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra

1 Bài 1: Lắp đặt mạch điện điều khiển 9 1 8 0


động cơ xoay chiều 1 pha quay 1 chiều

1. Lắp đặt mạch điện 5,5 0,5 5 0


2. Vận hành mạch điện 1,25 0,25 1 0
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0
thường gặp
2 Bài 2: Lắp đặt mạch điện điều khiển 11 1 8 2
động cơ xoay chiều 1 pha quay 2 chiều
1. Lắp đặt mạch điện 5,5 0,5 5 0
2. Vận hành mạch điện 1,25 0,25 1 0
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0
thường gặp
Kiểm tra số 1 2 0 0 2
3 Bài 3: Lắp đặt mạch điện điều khiển 10 1 9 0
động cơ xoay chiều 3 pha hoạt động ở
lưới điện 1 pha
1. Lắp đặt mạch điện 5,5 0,5 5 0
2. Vận hành mạch điện 2,25 0,25 2 0

3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0


thường gặp

3
4 Bài 4: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở 10 1 7 2
máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian
1. Lắp đặt mạch điện 3,5 0,5 3 0
2. Vận hành mạch điện 2,25 0,25 2 0
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0
thường gặp
Kiểm tra số 2 2 0 0 2
5 Bài 5: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở 10 1 9 0
máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện
1. Lắp đặt mạch điện 5,5 0,5 5 0
2. Vận hành mạch điện 2,25 0,25 2 0
3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0
thường gặp
6 Bài 6: Lắp đặt mạch điện điều khiển mở 10 1 9 0
máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp
1. Lắp đặt mạch điện 5,5 0,5 5 0
2. Vận hành mạch điện 2,25 0,25 2 0

3. Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng 2,25 0,25 2 0


thường gặp
Cộng 60 6 50 4

4
BÀI 1: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
1 PHA QUAY 1 CHIỀU
Mã bài: MĐ33.1-01
Giới thiệu:
Do nhu cầu phát triển trong công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các
dây chuyền sản xuất của các nhà máy ngày càng đơn giản hoá trong vận hành để nâng
cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí thì việc ứng dụng động cơ điện xoay chiều một pha
vào trong sản xuất rất phổ biến. Do đó người học cần có những kiến thức về nguyên lý
hoạt động và kỹ năng thực hành lắp đặt điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha phù
hợp nhu cầu ứng dụng trong sản xuất.
Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện điều khiển động cơ một pha quay 1 chiều đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình.
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 1 pha quay 1 chiều

5
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú
1 1AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch
động lực
2 2AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều
khiển
3 D, M 2 Nút nhấn điều khiển mở máy và dừng động cơ

4 K 1 Contactor điều khiển động cơ làm việc


5 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
6 C 1 Tụ làm việc
1.3. Nguyên lý làm việc
Đối với động cơ một pha chạy bằng tụ điện có cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động phân biệt (số vòng và tiết diện dây quấn của 2 cuộn dây này hoàn toàn khác nhau).
Khi đóng aptomat, nhấn nút M cuộn hút công tắc tơ K có điện sẽ đóng các tiếp điểm
thường mở K cung cấp cho cuộn làm việc và cuộn khởi động thì động cơ điện hoạt động
đồng thời tiếp điểm K duy trì, nhấn nút D thì K mất điện, động cơ dừng.
1.4. Quy trình lắp mạch điện điều khiển động cơ 1 pha quay 1 chiều
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.
4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.

6
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút M(3,5) cuộn K hút.
+ Nhả tay khỏi nút M(3,5), cuộn K vẫn được duy trì.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn K trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút M(3,5) để khởi động, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của
động cơ.
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm việc - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc Kiểm tra và đấu
tốt nhưng động cơ không không tốt lại tiếp điểm duy
quay - Chưa cấp nguồn cho mạch động trì, kiểm tra tụ
lực. hoá
- Tụ hoá không làm việc

7
BÀI 2: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
1 PHA QUAY 2 CHIỀU
Mã bài: MĐ33.1-02
Giới thiệu:
Do nhu cầu phát triển trong công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các
dây chuyền sản xuất của các nhà máy ngày càng đơn giản hoá trong vận hành để nâng
cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí thì việc ứng dụng động cơ điện xoay chiều một pha
vào trong sản xuất rất phổ biến. Do đó người học cần có những kiến thức về nguyên lý
hoạt động và kỹ năng thực hành lắp đặt điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha phù
hợp nhu cầu ứng dụng trong sản xuất.
Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện điều khiển động cơ một pha quay 2 chiều đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình.
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 1 pha quay 2 chiều

8
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú
1 1AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch
động lực
2 2AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều
khiển
3 D, MT, MN 3 Nút nhấn điều khiển quay thuận, quay ngược
và dừng động cơ

4 KT, KN 2 Contactor điều khiển động cơ quay thuận,


quay ngược

5 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ


6 C 1 Tụ làm việc
1.3. Nguyên lý làm việc
- Mở máy động cơ quay theo chiều thuận
Đóng aptomat nguồn, ấn nút MT, cuộn hút công tắc tơ KT có điện sẽ đóng các tiếp
điểm thường mở KT trên mạch động lực, khi đó đầu đầu cuộn dây làm việc được nối
với đầu đầu cuộn dây khởi động và đầu cuối cuộn dây làm việc được nối với đầu cuối
của tụ điện, động cơ quay theo chiều thuận. Đồng thời đóng tiếp điểm thường mở KT
trên mạch điều khiển duy trì cho cuộn KT khi nhả tay khỏi nút MT.
Ấn nút D công tắc tơ KT mất điện dẫn đến các tiếp điểm KT nhả ra động cơ dừng.
- Đảo chiều quay động cơ
Ấn nút MN, cuộn hút công tắc tơ KN có điện sẽ đóng các tiếp điểm thường mở
KN trên mạch động lực, khi đó đầu đầu cuộn dây làm việc được nối với đầu cuối của tụ
điện và đầu cuối cuộn dây làm việc được nối với đầu đầu cuộn dây khởi động, động cơ
quay theo chiều ngược lại. Đồng thời đóng tiếp điểm thường mở KN trên mạch điều
khiển duy trì cho cuộn KN khi nhả tay khỏi nút MN.
Ấn nút D công tắc tơ KN mất điện dẫn đến các tiếp điểm KN nhả ra động cơ dừng.
1.4. Quy trình lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 1 pha quay 2
chiều
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết

9
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.
4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút MT(3,5) cuộn KT hút.
+ Nhả tay khỏi nút MT(3,5), cuộn KT vẫn được duy trì.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn KT trở về trạng thái ban đầu.
+ Nhấn nút N3,5) cuộn KN hút.
+ Nhả tay khỏi nút MN(3,5), cuộn KN vẫn được duy trì.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn KT trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút MT(3,5) để khởi động động cơ quay thuận, nhấn nút MN(5,7) để đảo
chiều quay, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của động cơ.

10
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm việc - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc Kiểm tra và đấu
tốt nhưng động cơ không không tốt lại tiếp điểm duy
quay - Chưa cấp nguồn cho mạch động trì, kiểm tra tụ
lực. hoá
- Tụ hoá không làm việc
2 Mạch hoạt động nhưng - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc - Kiểm tra và đấu
động cơ không đảo chiều không tốt nối lại mạch
quay - Đấu nối sai mạch động lực động lực

11
BÀI 3: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
3 PHA HOẠT ĐỘNG Ở LƯỚI ĐIỆN 1 PHA
Mã bài: MĐ33.1-03
Giới thiệu:
Do nhu cầu phát triển trong công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các
dây chuyền sản xuất của các nhà máy ngày càng đơn giản hoá trong vận hành để nâng
cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí thì việc ứng dụng động cơ điện xoay chiều một pha
vào trong sản xuất rất phổ biến. Do đó người học cần có những kiến thức về nguyên lý
hoạt động và kỹ năng thực hành lắp đặt điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha hoạt
động ở lưới điện 1 pha phù hợp nhu cầu ứng dụng trong sản xuất.
Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha hoạt động ở lưới điện
1 pha.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình.
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha hoạt động ở lưới
điện 1 pha

12
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú
1 1AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch
động lực
2 2AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều
khiển
3 D, M 2 Nút nhấn điều khiển mở máy và dừng động cơ

4 K 1 Contactor điều khiển động cơ làm việc


5 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
6 C 1 Tụ làm việc
1.3. Nguyên lý làm việc
Đối với động cơ 3 pha hoạt động ở lưới điện 1 pha cần phải mắc thêm tụ hoá khởi
động làm việc. Khi đóng aptomat, ấn nút M cuộn hút công tắc tơ K có điện sẽ đóng các
tiếp điểm thường mở K trên mạch động lực cung cấp cho động cơ điện hoạt động đồng
thời tiếp điểm K duy trì, ấn nút D thì K mất điện, động cơ dừng. Do đó để vận hành
động cơ điện 3 pha ở lưới điện 1 pha ta cần phải chú ý đến các điểm như sau:
+ Sơ đồ đấu dây động cơ 3 pha không thay đổi
+ Điện áp định mức của mỗi cuộn dây phải phù hợp với điện áp của nguồn 1 pha
+ Cường độ dòng điện trong mỗi pha phải tương đối bằng nhau và không lớn hơn
cường độ định mức trong cuộn dây pha khi động cơ vận hành có tải
+ Muốn có mômen khởi động lớn cần tăng thêm tụ hoá có trị số:
Ckhởi động=(2.5-3)Clàm việc
+ Công suất còn đạt khoảng
P1pha=(0.6-0.75)P3pha

1.4. Quy trình lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha hoạt động
ở lưới điện 1 pha
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết

13
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.
4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút M(3,5) cuộn K hút.
+ Nhả tay khỏi nút M(3,5), cuộn K vẫn được duy trì.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn K trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút M(3,5) để khởi động, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của
động cơ.
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm việc - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc Kiểm tra và đấu
tốt nhưng động cơ không không tốt lại tiếp điểm duy
quay - Chưa cấp nguồn cho mạch động trì, kiểm tra tụ
lực. hoá

14
- Tụ hoá không làm việc

15
BÀI 4: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐIỆN
MỘT CHIỀU QUA 2 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ THEO NGUYÊN TẮC THỜI
GIAN
Mã bài: MĐ33.1-04
Giới thiệu:
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, để đảm bảo độ chính xác trong việc điều
khiển hoặc vận hành một số thiết bị sử dụng điện cũng như an toàn trong quá trình vận
hành, tiết kiệm điện năng thì động cơ điện 1 chiều ngày càng được sử dụng phổ biến.
Trong nội dung bài học này cung cấp cho người kiến thức, kỹ năng cơ bản về lắp đặt và
điều khiển động cơ điện một chiều.
Mục tiêu:
- Lắp đặt mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc thời gian đúng yêu cầu.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý (Xem hình 4.1)
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - SL Chức năng Ghi chú
khí cụ
1 1AT, 2 AT 2 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch động lực
2 3AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều khiển
3 D, M 3 Nút nhấn điều khiển khởi động, dừng động cơ
4 K 2 Contactor điều khiển động cơ hoạt động
5 1G, 2G 2 Contactor làm nhiệm vụ ngắt điện trở phụ ra khỏi
mạch động lực
6 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
7 RP1, RP2 1 Điện trở phụ giảm dòng mở máy động cơ
8 1Rth, 2Rth 2 Rơ le thời gian điều khiển đóng ngắt điện trở phụ

16
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian
1.3. Nguyên lý làm việc
+ Mở máy:
Ấn nút M, cuộn hút công tắc tơ K và rơ le thời gian 1Rth. Cuộn hút công tắc tơ K
có điện thì tiếp điểm K duy trì sẽ đóng điện cho động cơ hoạt động qua điện trở RP1 và
RP2 mắc nối tiếp vào phần cứng của động cơ nhằm giảm dòng điện mở máy.
Sau thời gian tiếp điểm 1Rth đóng lại, cấp điện cho cuộn hút 1G đóng tiếp điểm
1G ở mạch động lực để loại bỏ điện trở RP1 ra khỏi mạch. Đồng thời rơle thời gian 2Rth
cũng được cấp điện thì tốc độ động cơ tăng dần.
Sau thời gian tiếp điểm 2Rth sẽ đóng lại cấp điện cho cuộn hút contactor 2G để
đóng tiếp điểm 2G loại bỏ điện trở RP2 ra khỏi mạch, chuyển động cơ sang hoạt động ở
chế độ định mức.

17
+ Dừng động cơ:
Nhấn nút D, cuộn hút công tắc tơ K, 1G, 2G và rơle thời gian 1Rth, 2Rth mất điện,
động cơ bị ngắt điện- ngừng hoạt động.
1.4. Quy trình lắp mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2
cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật

1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.

4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.

5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.


- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút M(3,5) cuộn K hút, Rơle thời gian 1Rth hoạt động.
+ Nhả tay khỏi nút M(3,5), cuộn K và 1Rth vẫn được duy trì.
+ Sau thời gian đặt trước 1Rth chuyển trạng thái, cuộn 1G hút, đồng thời 2Rth bắt
đầu hoạt động.
+ Sau thời gian đặt trước 2Rth chuyển trạng thái, cuộn 2G hút.
18
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn K, 1G, 2G, 1Rth, 2Rth trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút M(3,5) để khởi động, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của
động cơ.
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm việc - Đấu sai mạch động lực. Kiểm tra và đấu
tốt nhưng động cơ không - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc lại tiếp điểm duy
quay không tốt trì.

- Chưa cấp nguồn cho mạch động


lực.
2 Động cơ đang chạy ở tốc Kiểm tra các tiếp điểm của rơ le Kiểm tra lại
độ thấp, nhưng không 1Rth, 2Rth chưa kết nối hoặc chưa mạch điều khiển
chuyển qua tốc độ cao cài đặt thông số thời gian và đấu nối lại cho
hơn chắc chắn, cài
thời gian

19
BÀI 5: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐIỆN
MỘT CHIỀU QUA 2 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ THEO NGUYÊN TẮC DÒNG
ĐIỆN
Mã bài: MĐ33.1-05
Giới thiệu:
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, để đảm bảo độ chính xác trong việc điều
khiển hoặc vận hành một số thiết bị sử dụng điện cũng như an toàn trong quá trình vận
hành, tiết kiệm điện năng thì động cơ điện 1 chiều ngày càng được sử dụng phổ biến.
Trong nội dung bài học này cung cấp cho người kiến thức, kỹ năng cơ bản về lắp đặt và
điều khiển mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở phụ
theo nguyên tắc dòng điện.
Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện
trở phụ theo nguyên tắc dòng điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình.
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý (Xem hình 5.1)
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - SL Chức năng Ghi chú
khí cụ
1 1AT, 2 AT 2 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch động lực
2 3AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều khiển
3 D, M 3 Nút nhấn điều khiển khởi động, dừng động cơ
4 K 2 Contactor điều khiển động cơ hoạt động
5 1G, 2G 2 Contactor làm nhiệm vụ ngắt điện trở phụ ra khỏi
mạch động lực
6 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
7 RP1, RP2 1 Điện trở phụ giảm dòng mở máy động cơ
8 1RI, 2RI 2 Rơ le dòng điện điều khiển đóng ngắt điện trở phụ

20
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện
1.3. Nguyên lý làm việc
+ Mở máy:
Ấn nút M, cuộn hút công tắc tơ K và cuộn hút công tắc tơ K có điện sẽ đóng điện
cho phần ứng của động cơ. Lúc này dòng điện đi qua 2 rơ le dòng điện 1RI, 2RI đạt giá
trị ‘hút” làm 2 tiếp điểm 1RI, 2RI mở ra và phần ứng của động cơ được nối với các điện
trở RP1 và RP2 giảm dòng điện mở máy.
Sau thời gian dòng điện trên phần ứng của động cơ sẽ đạt giá trị dòng điện “nhả”
đặt trước của 1RI làm 1RI “nhả” làm đóng tiếp điểm 1RI, contactor 1G có điện đóng
tiếp điểm 1G trên mạch động lực loại điện trở RP1 khỏi mạch phần ứng dòng điện qua
động cơ tăng dần, momen mở máy tăng lên.
Tiếp đến dòng điện giảm dần đạt giá trị “nhả” của rơ le dòng điện 2RI làm cho 2RI
“nhả” làm đóng tiếp điểm 2RI, contactor 2G có điện đóng tiếp điểm 1G trên mạch động
lực loại điện trở RP2 khỏi mạch phần ứng chuyển động cơ sang hoạt động ở chế độ định
mức.

21
Chú ý: Điều chỉnh 2RI có giá trị dòng điện “nhả” đặt lớn hơn giá trị dòng điện
“nhả” của 1RI và quá trình điều chỉnh dòng điện này phụ thuộc vào từng loại động cơ.
Đối với động cơ cỡ lớn mắc rơ le dòng điện thông qua máy biến dòng.
+ Dừng động cơ:
Nhấn nút D, cuộn hút công tắc tơ K mất động cơ bị ngắt điện- ngừng hoạt động.
1.4. Quy trình lắp mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2
cấp điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.
4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút M(3,5) cuộn K hút, rơ le 1RI, 2RI làm việc
+ Nhả tay khỏi nút M(3,5), cuộn K1, 1RI, 2RI vẫn được duy trì.
+ Sau một thời gian, 1RI ngừng tác động, cuộn 1G hút.
22
+ Sau một thời gian, 2RI ngừng tác động, cuộn 2G hút.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn K, 1G, 2G, 1RI, 2RI trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút M(3,5) để khởi động, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của
động cơ.
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm việc - Đấu sai mạch động lực. Kiểm tra và đấu
tốt nhưng động cơ không - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc lại tiếp điểm duy
quay không tốt trì.

- Chưa cấp nguồn cho mạch động


lực.
2 Khởi động động cơ chạy Kiểm tra các tiếp điểm của rơ le Kiểm tra lại
ở tốc độ cao nhưng động 1RI, 2RI chưa kết nối hoặc chưa mạch điều khiển
cơ chạy chậm cài đặt thông số thời gian và đấu nối lại cho
chắc chắn, cài
thời gian cho rơ
le dòng điện

23
BÀI 6: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐIỆN
MỘT CHIỀU QUA 2 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ THEO NGUYÊN TẮC ĐIỆN
ÁP
Mã bài: MĐ33.1-06
Giới thiệu:
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, để đảm bảo độ chính xác trong việc điều
khiển hoặc vận hành một số thiết bị sử dụng điện cũng như an toàn trong quá trình vận
hành, tiết kiệm điện năng thì động cơ điện 1 chiều ngày càng được sử dụng phổ biến.
Trong nội dung bài học này cung cấp cho người kiến thức, kỹ năng cơ bản về lắp đặt và
điều khiển mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện trở phụ
theo nguyên tắc điện áp.
Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện
trở phụ theo nguyên tắc điện áp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Vận hành được mạch điện đúng qui trình.
- Phát hiện và khắc phục được một số lỗi thường gặp ở mạch điện kết nối.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1.1. Sơ đồ nguyên lý (Xem hình 6.1)
1.2. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
TT Thiết bị - SL Chức năng Ghi chú
khí cụ
1 1AT, 2 AT 2 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch động lực
2 3AT 1 Aptomat nguồn, đóng cắt và bảo vệ mạch điều khiển
3 D, M 3 Nút nhấn điều khiển khởi động, dừng động cơ
4 K 2 Contactor điều khiển động cơ hoạt động
5 1G, 2G 2 Contactor làm nhiệm vụ ngắt điện trở phụ ra khỏi
mạch động lực
6 RN 1 Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
7 RP1, RP2 1 Điện trở phụ giảm dòng mở máy động cơ
8 1RU, 2RU 2 Rơ le điện áp điều khiển đóng ngắt điện trở phụ

24
Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp
1.3. Nguyên lý làm việc
Tương tự mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2 cấp điện
trở phụ theo nguyên tắc dòng điện
1.4. Quy trình lắp mạch điện điều khiển mở máy động cơ điện một chiều qua 2
cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp
TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị và - Lựa chọn đúng chủng loại, số lượng các
khí cụ điện thiết bị và khí cụ điện cần thiết
- Các tiếp điểm tiếp xúc của các nút nhấn,
công tắc tơ còn tốt. Cuộn dây công tắc tơ còn
tốt. Đúng điện áp, đúng dòng điện định mức.

25
2 Định vị các thiết bị lên bảng thực - Lắp đặt chắc chắn thiết bị điện lên bảng
hành thực hành, bố trí các thiết bị khoa học.
3 Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý - Phân tích chính xác, lựa chọn phương án đi
dây hợp lý.
4 Lắp đặt mạch điện điều khiển - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
5 Lắp đặt mạch động lực - Thao tác chính xác.
- Đấu dây nối chắc chắn.
- Đấu nối đúng sơ đồ.
- Lắp đặt đúng loại dây dẫn, đúng màu dây.
6 Kiểm tra mạch - Thao tác chính xác.
- Các điểm kết nối đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Đảm bảo không xảy ra ngắn mạch, mất pha.
2. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
+ Nhấn nút M(3,5) cuộn K hút.
+ Nhả tay khỏi nút M(3,5), cuộn Kvẫn được duy trì.
+ Sau một thời gian, 1RU tác động, cuộn 1G hút.
+ Sau một thời gian, 2RU tác động, cuộn 2G hút.
+ Nhấn nút D(1,3) cuộn K, 1G, 2G, 1RI, 2RI trở về trạng thái ban đầu.
- Cấp nguồn cho mạch động lực, vận hành cho mạch hoạt động:
+ Nhấn nút M(3,5) để khởi động, nhấn nút D(1,3) để dừng, quan sát hoạt động của
động cơ.
3. SỬA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mạch điều khiển làm - Đấu sai mạch động lực. Kiểm tra và đấu
việc tốt nhưng động cơ - Đấu dây mạch động lực tiếp xúc lại tiếp điểm duy
không quay không tốt trì.

26
- Chưa cấp nguồn cho mạch động
lực.
2 Khởi động động cơ chạy Kiểm tra các tiếp điểm của rơ le Kiểm tra lại
ở tốc độ cao nhưng động 1RU, 2RU chưa kết nối hoặc mạch điều khiển
cơ chạy chậm chưa cài đặt thông số thời gian. và đấu nối lại
cho chắc chắn,
cài thời gian cho
rơ le điện áp

27

You might also like