You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA KINH TẾ, LUẬT

ISO 9001:2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ


VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu SVTH: Đặng Thanh Phước
MSSV: 114115256
Lớp: DA15LA
Khóa: 2015 - 2019

Trà Vinh – Năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ, LUẬT

ISO 9001:2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ


VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu SVTH: Đặng Thanh Phước
MSSV: 114115256
Lớp: DA15LA
Khóa: 2015 - 2019

Trà Vinh – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này,
lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Ngọc Hiếu là giảng
viên thuộc Khoa Kinh tế, Luật – Trường Đại học Trà Vinh. Cô đã tận tình tình hướng
dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, Luật – Trường Đại học Trà
Vinh, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập vừa qua.
Do kiến thức còn hạn chế, nên bài khóa luận không tránh được những sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy/cô để bài khóa luận hoàn
chỉnh hơn.

Ngày …… tháng …… năm 2019

Sinh viên thực hiện

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng bài khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả phân tích trong bài khóa luận này là trung thực và
chưa công bố dưới bất kì hình thức nào.
Nếu có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
bài khóa luận của mình.
Ngày ….. tháng……năm 2019
Sinh viên thực hiện

Đặng Thanh Phước

ii
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................3
3.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .....................................................4
4.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
4.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.....................................................................................6
1.1. Khái niệm hình phạt tiền...................................................................................6
1.2. Cơ sở quy định về hình phạt tiền ......................................................................8
1.2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................8
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................8
1.3. Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tiền ................................................................9
1.3.1. Mục đích của hình phạt tiền .......................................................................9
1.3.2. Ý nghĩa của hình phạt tiền ........................................................................10
1.4. Khái quát lịch sử lập pháp về hình phạt tiền trong pháp luật Hình sự Việt
Nam đến trước Bộ luật Hình sự năm 2015 ............................................................10
1.4.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 ........................10
1.4.2. Giai đoạn từ Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật
Hình sự năm 1999 ..............................................................................................13
1.4.3. Giai đoạn từ Bộ luật Hình sự năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật
Hình sự năm 2015 ..............................................................................................15
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2015 ......................................................................................................24
2.1. Một số quy định trong phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự có liên quan đến

iii
hình phạt tiền .........................................................................................................24
2.1.1. Hình phạt tiền khi được áp dụng với tư cách là hình phạt chính .................24
2.1.1.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng ...............................................................24
2.1.1.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt .............................................25
2.1.2. Hình phạt tiền khi được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung .............26
2.1.2.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng ...............................................................26
2.1.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp phạt ....................................................27
2.1.3. Một số vấn đề khác liên quan đến hình phạt tiền ........................................28
2.1.3.1. Tổng hợp hình phạt tiền ........................................................................28
2.1.3.2. Miễn hình phạt tiền................................................................................30
2.1.3.3. Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền .......................................................30
2.1.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên ...............................................................31
2.1.3.5. Xóa án tích .............................................................................................31
2.1.3.6. Hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội .............................32
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚ
NG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TIỀN ........................................................37
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Long An ..........................37
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong việc áp
dụng hình phạt tiền ................................................................................................43
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định về hình phạt tiền
...............................................................................................................................47
KẾT LUẬN ...............................................................................................................50

iv
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tội phạm là một hiện tượng xã hội phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực
đến mọi mặt đời sống của xã hội. Tội phạm theo BLHS hiện hành quy định có thể là
cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân. Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền quốc gia, an
ninh đất nước, bảo vệ quyền con người, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự xã hội
không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước mà là của toàn dân tộc của nước Cộng
Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm,
Nhà nước đã sử dụng rất nhiều loại biện pháp khác nhau như: kinh tế, tổ chức, văn
hóa, xã hội, giáo dục; đồng thời cũng sử dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau để
đấu tranh với tội phạm. Trong đó, hình phạt vừa là biện pháp quan trọng, vừa là công
cụ hữu hiệu nhất được Nhà nước sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm. Hình phạt là một trong những biện pháp cưỡng chế được áp dụng
nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, giáo dục họ trở nên có
ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ quy tắc, tuân thủ pháp luật, giúp phòng tránh việc
họ phạm tội mới.
Việc quy định và áp dụng quy định hình phạt hiệu quả trong thực tế ảnh hưởng
rất nhiều vào công cuộc phòng chống tội phạm. Do vậy, BLHS đã quy định chặt chẽ
nhiều loại hình phạt khác nhau tương xứng với từng loại tội phạm và mức độ phạm
tội. Trong đó hình phạt tiền có vị trí và vai trong quan trọng trong hệ thống các hình
phạt. Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một số quyền lợi về vật chất,
tác động đến kinh tế (tài sản), thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt. Hình
phạt tiền đã được pháp luật hình sự Việt Nam quy định từ rất lâu, và theo sự thay
đổi và ngày càng hoàn thiện của BLHS thì quy định hình phạt tiền cũng dẫn hoàn
thiện để phù hợp với tình hình đất nước ngày càng hội nhập quốc tế và phát triển
nền kinh tế theo hướng thị trường. Khi BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
(gọi tắt là BLHS năm 2015) ra đời hình phạt tiền đã được áp dụng phổ biến và đạt
hiệu quả cao, tăng hình phạt tiền và giảm hình phạt tù. Trong 314 tội danh, có đến

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 1 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

455 khung hình phạt quy định về hình phạt tiền, BLHS 1999 chỉ có 201, mức phạt
tiền cũng tăng: cá nhân cao nhất là 5 tỷ đồng; pháp nhân cao nhất là 20 tỷ đồng.
Tuy nhiên thực tế vẫn có những sai lầm trong việc áp dụng hình phạt tiền khi
Tòa án xét xử dẫn đến hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền thấp, chưa tương xứng
với vị trí và vai trò của hình phạt tiền trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.
Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại tỉnh Long An cũng không tránh những sai sót
như vậy. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hình phạt tiền theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” làm đề tài khóa luận của mình. Trong đề
tài khóa luận này tác giả dựa vào kiến thức đã học và thời gian mình được đi thực
tập tại Tòa án tỉnh Long An để có thể tìm hiểu rõ về những quy định về hình phạt
tiền trong BLHS, thực tiễn việc áp dụng hình phạt tiền tại Tòa án tỉnh Long An. Từ
đó thấy được những sai lầm trong việc áp dụng, xét xử thực tiễn, để tác giả có thể
đưa ra giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền, giúp hình phạt tiền
phát huy được vai trò của nó trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh
quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam hình phạt tiền cũng đã được nhiều tác giả quan tâm và
nghiên cứu với những công trình nghiên cứu khoa học quý giá cho nên pháp luật hình
sự Việt Nam ở nhiều khía cạnh, phạm vi, mức độ khác nhau về hình phạt tiền. Ở một
số giáo trình, sách tham khảo do nhiều tác giả khác nhau biên soạn như: GS.TS Võ
Khánh Vinh, Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994; PGS.TS Nguyễn Đức Tuấn, Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, 1995; GS.TSKH Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung
Luật hình sự, tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; PGS.TS Nguyễn Ngọc
Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2005; TS Phạm Văn Beo (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2013; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014;
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
Nxb Công an nhân dân,… Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có những tác giả sau:
Nguyễn Sơn, Các hình phạt chính trong Luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 2 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Pháp luật, Hà Nội, 2003; Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong Luật hình
sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010,… Ở cấp độ luận văn thạc
sĩ có những tác giả sau: Vũ Lai Bằng, Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1997; Trần Lệ Trinh, Hình phạt tiền trong
Luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng hình phạt này ở nước ta hiện nay, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Nguyễn Thị Mộng Thúy, Hình phạt tiền theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Hà Nội, 2013; Nguyễn Thị Dung,
Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, 2014…
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến lý luận và thực tiễn của hình phạt tiền, đã có những kết luận, kiến nghị đúng
đắn, hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt nói chung và hình phạt tiền nói
riêng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, do BLHS 2015
sửa đổi bổ sung 2017 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên có những thay đổi về
quy định hình phạt tiền, và hiện tại cũng chưa thấy ai nghiên cứu về hình phạt tiền
theo quy định của BLHS 2015 và thực tiễn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Long An.
Chính vì vậy, có thể nói đề tài khóa luận của tác giả là công trình nghiên cứu đầu tiên
tiếp cận về hình phạt tiền theo BLHS 2015 từ thực tiễn tỉnh Long An.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt tiền; các quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền, thấy được sự thay đổi về quy định hình
phạt tiền qua từng giai đoạn của BLHS các năm, so sánh đối chiếu được việc áp dụng
hình phạt tiền vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Long An để từ đó đưa ra nhận xét đánh
giá một cách khách quan nhất về hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này trong thực
tế. Qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần giúp hoàn thiện các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trong
hệ thống hình phạt và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, khóa luận đặt ra và cố gắng giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nhiệm vụ 1: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền theo quy định

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 3 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

của pháp luật hình sự hiện hành;


- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt
tiền từ thực tiễn tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018, phân tích tìm ra
những vi phạm, sai lầm dẫn đến việc áp dụng hình phạt tiền không hiệu quả;
- Nhiệm vụ 3: Đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện các quy định về hình
phạt tiền trong BLHS hiện hành và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền
trong thực tiễn xét xử tại tỉnh Long An nói riêng và của cả nước nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài khóa luận, tác giả đã tập trung nghiên cứu chủ yếu vào
lý luận hình phạt tiền: khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung, điều kiện áp dụng, …
tìm hiểu thêm về lịch sử lập pháp của hình phạt tiền qua từng giai đoạn của BLHS.
Khóa luận còn nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn xử án của Tòa án tỉnh Long An khi
áp dụng hình phạt tiền. Từ đó thấy được những sai lầm trong việc áp dụng và đưa ra
giải pháp giúp khắc phục, hoàn thiện hình phạt tiền trong hệ thống pháp luật hình sự
Việt Nam.
Về thời gian và không gian: khóa luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt
tiền trên địa bàn tỉnh Long An trong 5 năm liên tục từ năm 2014 đến năm 2018.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận này là lý luận và thực tiễn về hình
phạt tiền theo pháp luật Hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài khóa luận được tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa
học Chủ nghĩa Mác – Lênin, và các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
bao gồm:
- Phương pháp so sánh để thấy được các quan điểm khác nhau về một số vấn đề
lý luận về hình phạt tiền, cách áp dụng hình phạt tiền khác nhau ở từng giai đoạn.
- Phương pháp lịch sử được áp dụng để trình bày về quá trình hình thành và phát
triển của hình phạt tiền theo BLHS Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thống kê để làm rõ số liệu tại các bảng
phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt tiền khi là hình phạt chính hay hình phạt bổ

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 4 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

sung, cũng như xử lý số liệu một cách chính xác và thống kê lại những số liệu đã
phân tích để góp phần giúp bài đề tài khóa luận thêm chặt chẽ, nhiều dẫn chứng khách
quan, phù hợp với thực tế.
- Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các số liệu mà thực tiễn tại các Tòa án
tỉnh Long An đã áp dụng hình phạt tiền từ năm 2014 đến năm 2018.
- Phương pháp phân tích để phân tích, làm sáng tỏ những quy định của pháp
luật về hình phạt tiền và phân tích một số bản án có áp dụng hình phạt tiền tại địa bàn
tỉnh Long An.
- Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng kết hợp đan xen lẫn nhau giữa các biện pháp
tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, song hành để phân tích, chứng minh hay giải thích, làm
rõ vấn đề. Từ đó chỉ ra những sai lầm trong việc áp dụng hình phạt tiền, đề xuất những
giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tiền trong thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của khóa luận
gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền theo pháp luật Hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Quy định về hình phạt tiền theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
2015.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các
quy định về hình phạt tiền.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 5 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm hình phạt tiền
Khái niệm hình phạt lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 26 trong BLHS năm
1999. Theo điều luật đó, “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt
được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định”. Điều 30, BLHS
2015 quy định “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,
pháp nhân thương mại đó”. Khi BLHS năm 2015 ra đời, bộ luật này đã thay “người
phạm tội” thành “người hoặc là PNTM phạm tội”. Lý do có sự thay đổi trên vì tình
hình chính trị, kinh tế - xã hội nước ta đang ngày càng đổi mới, dẫn đến xuất hiện
nhiều loại tội phạm, các hành vi phạm tội liên quan đến các tổ chức (pháp nhân)
ngày càng xuất hiện nhiều, mang tính chất ngày càng nghiêm trọng, đổi hỏi phải có
những quy định điều chỉnh đối với những tổ chức này khi họ phạm tội. Đây cũng là
lần đầu pháp luật hình sự nước ta quy định PNTM phải chịu trách nhiệm hình sự đối
với một số tội phạm quy định trong BLHS năm 2015. Điều này làm cho những quy
định trong BLHS thêm nhất quán, rõ ràng, cụ thể, khắc phục được những bất cập,
hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Hình phạt được biểu hiện dưới 2 dạng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Dù hình phạt được biểu hiện ở dạng nào thì cũng đều có những đặc điểm (dấu hiệu)
cơ bản sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước; Hình
phạt phải được BLHS quy định; Hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng đối với
người phạm tội hoặc đối với pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự.Và hình phạt tiền cũng vậy, dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung cũng
phải thể hiện được những dấu hiệu cơ bản trên.Việc quy định hình phạt tiền trong hệ
thống hình phạt có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, góp phần đa dạng hóa các biện
pháp xử lí hình sự trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, phù hợp với

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 6 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

chính sách nhân đạo của Nhà nước, cũng như phù hợp hơn với các Điều luật quốc tế
khi đất nước ta ngày càng hội nhập.
Cũng có nhiều tác giả đã nhắc đến khái niệm hình phạt tiền trong những bài
viết, bài báo, tạp chí, bình luận khoa học hay giáo trình, tác gỉả xin dẫn chứng một
vài khái niệm sau:
“Phạt tiền là hình phạt không tước tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam
giữ, buộc người bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nước một khoản tiền nhất
định”1.
“Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung
công quỹ nhà nước”2.
“Với tính cách là hình phạt hình sự, hình phạt tiền tước ở người bị kết án một
khoản tiền nhất định trong những trường hợp do pháp luật quy định và sung vào công
quỹ nhà nước”3
“Phạt tiền là tòa án buộc người phạm tội phải nộp một số tiền theo quy định
của pháp luật để sung vào công quỹ Nhà nước.”4
Điểm chung của các khái niệm trên đều là chỉ ra dấu hiệu pháp lí đặc trưng của
hình phạt tiền là tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định để sung vào công
quỹ Nhà nước.
Như vậy, từ việc tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu, kết luận của các tác giả
trên và kết hợp với quy định tại Điều 30 BLHS 2015, tác giả rút ra được khái niệm
hình phạt tiền như sau: “Phạt tiền là hình phạt buộc người bị kết án (người hoặc
PNTM) phải nộp một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước theo quy định
của Bộ luật Hình sự hiện hành”.

1
Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, (trang 51)
2
Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, (trang 195)
3
Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Nxb Khao học xã hội, Hà
Nội, (trang 355)
4
Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 – phần thứ nhất những quy định
chung, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, (trang 172)
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 7 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

1.2. Cơ sở quy định về hình phạt tiền


1.2.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận về hình phạt tiền theo pháp luật Hình sự Việt Nam được nghiên
cứu dưới nhiều góc độ, tập trung nhất là góc độ xã hội học và góc độ pháp lý. Trên
cơ sở các quy định về hình phạt tiền mà dựa vào đó các cơ quan Nhà nước, chủ thể
có thẩm quyền mới đặt ra trách nhiệm hình sự của một người hay một PNTM nào đó
trên thực tế vì đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy
định là tội phạm. Do đó khi ban hành pháp luật và giải quyết phải đúng đắn, phù hợp
với hoàn cảnh điều kiện, nguyên nhân phạm tội, phù hợp với khả năng thu nhập, giá
trị tài sản, khả năng thi hành án của người bị kết án, biến động giá cả của thị trường
và nhận thức chính xác cơ sở của hình phạt tiền sẽ giúp cho Tòa án có thể quyết định
mức phạt tiền hợp lí, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử, phù hợp giữa quy định
với thực tiễn áp dụng của hình phạt tiền; qua đó giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa
họ phạm tội mới, đồng thời đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.
Cơ sở lý luận về hình phạt tiền còn dựa trên các quy định của BLHS và các văn
bản hướng dẫn thi hành BLHS và các quy định của luật quốc gia cũng như các công
trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước, chủ
trương chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phù hợp
với các quy định chung của pháp luật quốc tế có liên quan đến hình phạt tiền. Hình
phạt tiền do Tòa án quyết định đối với người bị kết án theo một trình tự thủ tục riêng
biệt. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền nhân danh Nhà nước áp dụng hình
phạt đối với người bị kết án. Việc áp dụng hình phạt tiền đối với người bị kết án của
Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố
tụng Hình sự.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, hình phạt tiền đã được áp dụng rộng rãi trong việc xử án tại các Tòa.
Hầu hết, hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm
TTQLKT, môi trường, TTCC, ATCC và một số tội phạm khác do BLHS hiện hành

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 8 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

quy định và được áp dụng là hình phạt bổ sung khi hình phạt tiền không phải là hình
phạt chính, đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác
do BLHS hiện hành quy định.
Bên cạnh những thành công, hiệu quả trong việc xử án của các tòa thì cũng
không tránh được những vi phạm sai lầm trong việc xét xử, trong đó có vi phạm trong
việc áp dụng hình phạt tiền, chẳng hạn như: tỉ lệ áp dụng hình phạt tiền còn thấp,
phạm vi áp dụng hình phạt tiền không đúng, khi quyết định hình phạt thì còn chưa
đảm bảo được nguyên tắc công bằng, áp dụng hình phạt tiền chưa phù hợp với người
dưới 18 tuổi, có những trường hợp cần thiết áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ
sung nhưng lại không có,…
1.3. Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tiền
1.3.1. Mục đích của hình phạt tiền
Việc quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đều nhằm một mục
đích nhất định. “Mục đích +2của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước
mong muốn khi quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội”5.
Điều 27 BLHS năm 1999 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người
phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội
mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm”
Điều 31, BLHS năm 2015 về nội dung cơ bản vẫn không thay đổi, quy định:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn
giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ
phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.
Dựa vào quy định mục đích hình phạt từ BLHS, tác giả có thể rút ra mục đích
của hình phạt tiền đó là:
- Mục đích trừng trị người, PNTM bị kết án, giáo dục họ ý thức tuân thủ pháp

5
Phạm Văn Beo (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, (trang 347)
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 9 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới
- Mục đích nữa là giáo dục người, PNTM khác tôn trọng pháp luật và từ đó đấu
tranh, phòng chống tội phạm.
1.3.2. Ý nghĩa của hình phạt tiền
Hình phạt tiền cũng như các hình phạt khác trong Luật hình sự có ý nghĩa quan
trọng trong việc giáo dục, răn đe người phạm tội, góp phần đa dạng hóa các biện pháp
xử lý hình sự trọng công tác phòng, chống tội phạm. Hình phạt tiền trực tiếp tác động
vào tình hình kinh tế, tài sản của người phạm tội, tước đi một phần quyền lợi vật chất
của họ, từ đó làm cho họ nhận thức được sai lầm của mình để sau đó tìm cách sửa
chữa, khắc phục và tránh không tái phạm. Trong một số trường hợp, nếu không phạt
tiền thì người phạm tội không nhận ra hình vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời
khi bị phạt một khoảng tiền lớn thì cũng đã hạn chế điều kiện thuận lợi cho việc họ
phạm tội lại, từ đó răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Với những người khác,
việc người phạm tội bị áp dụng hình phạt tiền không chỉ có nghĩa như một sự răn đe
mà còn bổ sung cho họ những kiến thức pháp luật nhất định.
Áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội tiết kiệm được nhiều chi phí cho
việc giáo dục, cải tạo mà vẫn đạt được mục đích cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội
phạm. Người phạm tội khỏi phải bị cách li khỏi xã hội, sống và làm việc bình thường,
thể hiện được nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước. Ngoài ra, hình phạt tiền vừa được
áp dụng là hình phạt chính, vừa được áp dụng là hình phạt bổ sung, làm tăng sự linh
hoạt trong việc áp dụng hình phạt tiền đối với các loại tội trong những trường hợp cụ
thể khác, tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả những
biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm.
1.4. Khái quát lịch sử lập pháp về hình phạt tiền trong pháp luật Hình sự Việt
Nam đến trước Bộ luật Hình sự năm 2015
1.4.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Sau thành công của Cách mạng tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, ban hành ra bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận chế độ
xã hội, các nguyên tắc pháp lí của nền dân chủ nhân dân…Dựa trên cơ sở đó mà hàng
loạt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hình sự đã ra đời như: sắc lệnh, lệnh, pháp
lệnh,.. chẳng hạn như: Sắc lệnh số 223 SL ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ;

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 10 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

sắc lệnh số 001 SL ngày 19/4/1957 cấm mọi hành vi đầu cơ kinh tế; Pháp lệnh ngày
21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN; Pháp lệnh ngày 6/9/1972 quy
định về việc bảo vệ rừng, v.v…
Trong giai đoạn này, tuy là Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình
sự nhưng nhìn chung vẫn chưa có một văn bản nào có quy định về hệ thống hình phạt.
Dựa vào các văn bản pháp luật hình sự trên có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn này
hình phạt gồm các loại sau:
- Hình phạt chính: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn (6 ngày đến 20 năm),
cảnh cáo;
- Hình phạt phụ: tước một số quyền lợi của công dân, tịch thu tài sản,
cư trú bắt buộc và cấm cư trú từ 1 – 5 năm, cấm thực hành một số nghề nhất định
hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan trực tiếp đến tài sản XHCN;
- Các hình phạt vừa áp dụng là hình phạt chính vừa áp dụng là hình phạt phụ
(tùy trường hợp): quản chế (từ 1 – 5 năm), phạt tiền.
Trong giai đoạn này hình phạt tiền đã được quy định, có thể là hình phạt chính
hoặc hình phạt phụ. Nhìn chung, hình phạt tiền được áp dụng chủ yếu đối với các tội
phạm có tính chất vụ lợi trong trường hợp phạm tội không thật nguy hiểm (ít nghiêm
trọng), nhân thân người phạm tội tương đối tốt đáng được chiếu cố, khoan hồng nhằm
tước đi các món lợi bất chính mà người phạm tội đã thu được, tác động về kinh tế đối
với người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng trong những trường hợp cá biệt: Tội
phạm nhẹ, hoàn cảnh bản thân hoặc gia đình đáng được chiếu cố đặc biệt (tuổi già,
bệnh tật…), phạt tiền đến mức nào phải tùy tính chất hành vi, đối tượng người phạm
tội và cũng cần xem xét đến khả năng kinh tế…để bản án có thể thi hành được và
việc phạt tiền không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt gia đình của người phạm
tội…6.
Trong giai đoạn này không có văn bản LHS nào quy định về các biện pháp để
thu hồi tiền bạc, vật trực tiếp liên quan đến hành vi phạm tội, cho nên hình phạt tiền
được coi như hình phạt bổ sung nhằm thu hồi lại số tài sản bị thiệt hại, số lãi bất chính

6
Tòa án nhân dân tối cao (1968), Chỉ thị số 9 NCPL, Hà Nội.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 11 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

mà người phạm tội thu được. Phạt tiền là hình phạt bổ sung đa số được áp dụng kèm
theo hình phạt tù hoặc án treo… “Không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, áp dụng
hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung còn nhằm đánh vào động cơ tham
lam vu lợi của người phạm tội, loại trừ các điều kiện vật chất để người phạm tội
không phạm tội mới”7.
Thông thường, mức tiền phạt bằng một khoản tiền được quy định với mức tối
đa, tối thiểu tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng của tội phạm. Ngoài ra,
tiền phạt cũng có thể được quy định bằng một số lần giá trị hàng phạm pháp. Ví dụ:
Phạm tội buôn thuốc phiện lậu “…phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị số thuốc phiện
lậu”8.Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ “…bị phạt tù từ 5 năm
đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ”9. Phạm tội đầu cơ: “… những người
phạm pháp bị tủy tố trước tòa án có thể bị phạt tiền từ 10 vạn đồng đến 100 triệu
đồng và phạt tù từ 1 tháng đến 5 năm, hoặc 1 trong 2 hình phạt trên”10. Số tiền phạt
cụ thể có thể thay đổi qua các thời điểm khác nhau tùy theo mệnh giá đồng bạc ngân
hàng Nhà nước tại thời điểm đó.
Giai đoạn này TAND tối cao đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng hình phạt
tiền, mức tiền phạt trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, phạt tiền còn phải dựa vào điều kiện, hoàn
cảnh, khả năng kinh tế của người đó và không xử phạt liên đới. Phạt tiền chỉ được áp
dụng trong những trường hợp có điều khoản pháp luật quy định cụ thể: “… Khi xử lí
cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, ngoài việc chú ý đến quy mô phạm tội… còn cần phải
xét đến cả khả năng kinh tế, tránh khuynh hướng phạt tiền quá nhiều làm cho bản án
không thể chấp hành được, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình của người bị kết án.
Căn cứ vào hoàn cảnh của người phạm tội, Tòa án có thể không phạt tiềhoặc phạt
dưới mức tối thiểu, trong bất kì trường hợp nào cũng không đổi hình phạt tiền thành
hình phạt tù và ngược lại…”11

7
Tòa án nhân dân tối cao (1968), Báo cáo tổng kết số 9 NCPL, Hà Nội.
8
Thủ tướng chính phủ (1955), Nghị quyết số 580/TTg ngày 15/9/1955 quy định những trường hợp
cụ thể có thể đưa ra Tòa án để xét xử, Hà Nội.
9
Quốc hội (1946), Sắc lệnh số 223-SL, Hà Nội.
10
Quốc Hội (1957), Sắc luật số 001 SLT, ngày 19/4/1957.
11
Tòa án nhân dân tối cao (1970), Công văn số 453 NCPL, Hà Nội.
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 12 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Sắc luật số 03/SL được Chính phủ ban hành ngày 25/03/1976quy định về tội
phạm và hình phạt, quy định 7 nhóm tội danh khác nhau, trong đó quy định về việc
áp dụng hình phạt tiền cùng với hình phạt tù đối với hai nhóm tội là tội phạm về kinh
tế và nhóm tội xâm phạmTTCC, ATCC và sức khỏe của công dân, có quy định hình
phạt tiền áp dụng cùng hình phạt tù. Ví dụ: Điều 6: “…phạt tiền đến 50.000 đồng
ngân hàng”; Điều 9: “…phạt tiền đến 1.000 đồng ngân hàng”
Hiến pháp lần thứ 3 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời năm 1980, dẫn
đến ban hành ra nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Pháp lệnh ngày 20/05/1981
trừng trị các tội hối lộ, Pháp lệnh ngày 30/06/1982 trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu,
làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Trong cả hai Pháp lệnh trên hình phạt tiền được
quy định với tư cách là hình phạt chính.
Nhìn chung, giai đoạn này BLHS chưa được ban hành nên hình phạt tiền được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Pháp lệnh, Sắc luật, Nghị
định, … Trong đó, hình phạt tiền được quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình
phạt phụ, áp dụng tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực: xuất bản, kinh doanh,
tiền tệ, kinh tế, trật tự công cộng…. Mức tiền phạt thường được ấn định với mức
tối đa và mức tối thiểu tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm
tội.
1.4.2. Giai đoạn từ Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ
luật Hình sự năm 1999
Bộ uật hình sự năm 1985 được ban hành ngày 27/06/1985, có hiệu lực từ ngày
01/01/1986 và phạt tiền được quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ
sung. Điều 23 BLHS năm 1985quy định: “Phạt tiền được áp dụng đối với người
phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động trong
những trường hợp khác do luật này quy định”. Như vậy, theo BLHS này thì phạm vi,
điều kiện áp dụng hình phạt tiền dựa vào tính chất, động cơ, mục đích của hành vi
phạm tội như: Tội hành nghề mê tín (Khoản 1, 2 Điều 199); Tội đánh bạc (Khoản 1,2
Điều 200) …
BLHS năm 1985 không quy định riêng về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt
tiền là hình phạt bổ sung mà quy định chỉ trong trường hợp điều luật có quy định thì
hình phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính, áp dụng khi hình phạt chính

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 13 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

không phải là phạt tiền và quy định không phạt tiền đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng
thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả. Về cách
thức nộp tiền phạt thì Bộ luật này không quy định.
Về mức phạt tiền, phần chung của Bộ luật không quy định cụ thể về mức phạt
tiền tối thiểu và có 3 cách quy định về mức phạt tiền được quy định trong phần các
tội phạm cụ thể như sau:
+ Quy định mức phạt tiền bằng cách ấn định mức thấp nhất là 50.000 đồng và
mức cao nhất là 1 tỷ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 185 BLHS 1985 quy định: “…thì bị phạt
tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng”; Hay Điều 215 BLHS 1985 quy
định: “… phạt tiền từ hai trăm năm mươi nghìn đồng đến mười triệu đồng”; Khoản
2 Điều 229 BLHS 1985 quy định: “…phạm một trong các tội quy định tại Điều 221,
221a…thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
+ Quy định mức phạt tiền bằng cách ấn định mức cao nhất mà không quy
định mức thấp nhất. Ví dụ: Khoản 1 Điều 90 BLHS 1985 quy định: “…thì bị phạt
tiền đến năm trăm triệu đồng”; Khoản 1 Điều 91 Bộ luật này quy định: “…thì bị
phạt tiền đến ba trăm triệu đồng”; Ví dụ: Khoản 3 Điều 142 Bộ luật này quy định:
“…phạt tiền đến ba mươi triệu đồng”.
+ Quy định mức phạt tiền bằng cách ấn định bằng bội số lần giá trị vật phạm
pháp, số tiền phạm pháp thu lợi bất chính. Ví dụ: Khoản 1 Điều 97 BLHS 1985 quy
định: “…thì bị phạt tiền đến 5 lần giá trị vật phạm pháp…”; Khoản 3 Điều 100 Bộ
luật này quy định: “…bị phạt tiền đến mười lần giá trị hàng phạm pháp”; Hay Khoản
2 Điều 289 Bộ luật này quy định: “…bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị của hối
lộ”.
Nhìn chung, BLHS năm 1985 đã có những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng
về phạm vi, điều kiện áp dụng phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong
hệ thống các hình phạt; về căn cứ riêng biệt khi quyết định hình phạt tiền. Tuy nhiên,
BLHS năm 1985 vẫn còn nhiều hạn chế như: Tỉ lệ các tội phạm quy định phạt tiền là
hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung còn rất thấp; quy định về phạm vi áp dụng
hình phạt tiền còn, thiếu thống nhất của Bộ luật khi không có quy định cụ thể về mức

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 14 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

phạt tiền tối thiểu, nhưng trên thực tế tại phần các tội phạm cụ thể có 24 khung hình
phạt có quy định mức phạt tiền tối thiểu và mức tối thiểu thấp nhất là 50.000 đồng,
điều này dẫn đến sự khó khăn cho Tòa án trong việc xét xử.
1.4.3. Giai đoạn từ Bộ luật Hình sự năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ
luật Hình sự năm 2015
1.4.3.1. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lí hành chính
và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 12
Như vậy, phạm vi, điều kiện áp dụng phạt tiền với tư cách là hình phạt chính
không phải căn cứ vào tính chất của tội phạm giống như BLHS năm 1985 mà căn cứ
theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và theo khách thể mà tội phạm xâm phạm
đến. Theo đó, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất: Áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm
phạm TTQLKT, TTCC, TTQLHC và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy
định, và phải thỏa mãn ba điều kiện sau:
+ Tội đã phạm phải là tội phạm ít nghiêm trọng (khung hình phạt đối với tội
cao nhất là đến 3 năm tù).
+ Xâm phạm các khách thể là TTQLKT, TTCC, TTQLHC
+ Tội đã phạm phải được BLHS quy định được áp dụng hình phạt tiền là hình
phạt chính, chứ không phải tội ít nghiêm trọng nào xâm phạm các khách thể nói trên
đều có thể được áp dụng phạt tiền là hình phạt chính. Ví dụ: Tội buôn lậu; Tội trốn
thuế; Tội đánh bạc hay Tội tổ chức đánh bạc; Tội vi phạm các quy định về sử dụng
đất đai; Tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng…
- Trường hợp thứ hai: Áp dụng đối với các tội phạm khác do BLHS 1999 quy
định. Đây là các tội phạm không xâm phạm đến khách thể là TTQLKT, TTCC,
TTQLHC nhưng Nhà nước cho rằng áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm này
là phù hợp và vẫn đạt được mục đích của hình phạt như: Các tội phạm về môi trường

12
Khoản 1, Điều 30, Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 15 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

như: Tội gây ô nhiễm không khí…; Các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công
dân như: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người
khác….; Các tội phạm về ma túy như: Tội vi phạm các quy định về quản lí sử dụng,
thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.
Phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính khi điều luật có quy định hình
phạt này là hình phạt chính. BLHS năm 1999 không cho phép áp dụng hình phạt tiền
thay cho các hình phạt chính khác và ngược lại. Vì vậy, dù trong trường hợp phạm
tội cụ thể có đủ khả năng chuyển sang áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn theo quy định
tại Điều 47 BLHS, nhưng nếu điều luật cụ thể không quy định hình phạt tiền là hình
phạt chính thì cũng không được áp dụng. Đặc biệt khi xét xử Tòa án không được xử
phạt liên đới đối với hình phạt tiền có nghĩa là Tòa án không được tuyên các bị cáo
phải liên đới cùng nhau nộp số tiền phạt mà phải cá thể hóa đối với từng bị cáo.
BLHS đã có những quy định không nhất thống với nhau, chẳng hạn như: Phần
chung của BLHS 1999 quy định chỉ áp dụng phạt tiền là hình phạt chính với các tội
ít nghiêm trọng nhưng trong phần các tội phạm có những điều luật quy định áp dụng
phạt tiền là hình phạt chính với cả những tội nghiêm trọng và thậm chí cả tội rất
nghiêm trọng13. Ví dụ như: Phạt tiền là hình phạt chính với tội phạm nghiêm trọng:
Khoản 1 Điều 155 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Khoản 1
Điều 160 Tội đầu cơ…; Phạt tiền là hình phạt chính với tội rất nghiêm trọng: Khoản
3 Điều 222 Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.4.3.2. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung
Khoản 2 Điều 30 của BLHS năm 1999 quy định: “Phạt tiền được áp dụng là
hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy, hoặc những tội
phạm khác do Bộ luật này quy định”. Như vậy, có 03 trường hợp phạt tiền được áp
dụng là hình phạt bổ sung, đó là:
- Trường hợp thứ nhất: Áp dụng đối với người phạm các tội về tham nhũng.
Chủ thể của nhóm tội này là người có chức vụ quyền hạn và những người này đã lợi

13
Dương Tuyết Miên (2006), Sự mâu thuẫn của hình phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ
luật hình sự với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình phạt này, Tạp chí Tòa án nhân
dân, (số15), (trang 7).

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 16 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt hoặc hưởng lợi vật chất trái pháp
luật. Các tội về tham nhũng được quy định tại Mục A, Chương XXI, BLHS năm 1999.
Ví dụ: Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản …
- Trường hợp thứ hai: Áp dụng với người phạm các tội về ma túy. Đó là các tội
xâm phạm đến chính sách độc quyền quản lí các chất ma túy của Nhà nước được quy
định tại Chương XVII, từ Điều 192 đến Điều 201. Ví dụ: Điều 193. Tội sản xuất trái
phép chất ma túy; Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy; Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;…
- Trường hợp thứ ba: Áp dụng đối với những tội phạm khác do BLHS này quy
định, khi xét thấy cần thiết và có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Ví
dụ: Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; Điều 188. Tội huỷ hoại
nguồn lợi thuỷ sản; …
So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 mở rộng phạm vi áp dụng phạt
tiền là hình phạt bổ sung, nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm
TTQLKT, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm TTCC, TTQLHC…. Hình
phạt bổ sung còn được quy định trong các nhóm tội phạm về tham nhũng, ma túy,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các tội xâm phạm quyền tự do
dân chủ của công dân, xâm phạm sở hữu, nhóm các tội phạm về môi trường, các tội
xâm phạm TTQLKT, ATCC, TTCC, TTQLHC. Đặc biệt, ở các tội xâm phạm an ninh
quốc gia, xâm phạm hoạt động tư pháp thì BLHS 1999 không quy định phạt tiền là
hình phạt bổ sung.
1.4.3.3. Một số quy định khác trong phần chung của BLHS 1999 có liên
quan đến hình phạt tiền
Về mức phạt tiền
Mức phạt tiền được hiểu là một khoảng tiền phạt cụ thể bắt buộc áp dụng đối
với người phạm tội tùy vào mức độ phạm tội của họ. Tùy vào trường hợp mức độ
phạm tội mang tính chất nghiêm trọng đến đâu thì mức phạt tiền cũng tương xứng
đến đó.
Tại Khoản 3 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: “Mức phạt tiền được quyết
định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 17 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng
không được thấp hơn một triệu đồng”. BLHS năm 1999 không có phân biệt cụ thể
về mức phạt tiền khi là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung trong phần chung của
Bộ luật mà mức phạt tiền được quy định trong phần các tội phạm cụ thể theo nguyên
tắc tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc.
Khoản 4, Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: “Tiền phạt có thể được nộp một
lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án”. Việc luật quy
định khi quyết định mức phạt tiền, Tòa án có thể cân nhắc đến tình hình tài sản của
người phạm tội, sự biến động giá cả nhằm đảm bảo tính khả thi của hình phạt được
quyết định cũng như nhằm đảm bảo cho mục đích của hình phạt, thể hiện chính sách
nhân đạo của nhà nước đối với người phạm tội.
BLHS năm 1985 không quy định mức phạt tiền tối thiểu làm gây khó khăn trong
việc khi áp dụng vào thực tế. Mức phạt tiền được BLHS năm 1999 quy định tối thiểu
là một triệu đồng. Quy định này đã: “Khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985
tạo cơ sở pháp lí cho việc quy định và áp dụng Điều 47 BLHS năm 1999. Đồng thời
làm căn cứ cho việc quy định mức hình phạt tối thiểu và tối đa tại các điều luật cụ
thể. Thể hiện rõ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự với các chế tài khác (hành
chính, kinh tế…)”14
BLHS nước ta quy định mức phạt tiền bằng 2 phương pháp sau:
- Phương pháp thứ nhất: Quy định mức phạt tiền cụ thể từ việc chỉ ra mức
giới hạn phạt tối thiểu đến mức giới hạn phạt tối đa. …”. Trong đó, mức phạt tiền
tối thiểu là 1 triệu đồng (Ví dụ: Khoản 1 Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng)
và mức phạt tối đa đối với hình phạt chính là 1 tỷ đồng (Ví dụ: Khoản 1 Điều 185 –
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam), đối với hình phạt bổ sung thì mức phạt tối
đa là 500 triệu đồng (Ví dụ: Khoản 5 Điều 193 – Tội sản xuất trái phép chất ma
túy).
Ví dụ: Khoản 1 Điều 154 - Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên
giới quy định: “…thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng…”; dựa theo
quy định trên thì tội này được áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính
và mức phạt tối thiểu đố với tội này là 5 triệu đồng và tối đa là 20 triệu đồng. Khoản

14
Trịnh Quang Vinh (1999), Hình phạt tiền trong BLHS, Tạp chí Luật học số 4/2002, (trang 63).
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 18 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

1 Điều 164 - Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả quy định: “…thì
bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng…” cũng tương tư, hình phạt này được
áp dụng là hình phạt chính với mức phạt tối thiểu là 5 triệu đồng và tối đa là 50 triệu
đồng.
- Phương pháp thứ hai: Quy định mức phạt tiền bằng một số lần số lợ bất chính,
với mức phạt tối thiểu là một lần và tối đa là 10 lần đối với hình phạt chính và 5 lần
đối với hình phạt bổ sung.
Ví dụ: Điều 163 - Tội cho vay nặng lãi: Khoản 1 quy định: “…từ một lần đến
mười lần số tiền lãi…”, khi bị áp dụng là hình phạt chính thì mức phạt tiền từ một
lần đến 5 lần cho tội này; Khoản 3 tội này quy định “…từ một lần đến năm lần số lợi
bất chính…”, mức phạt tiền tội này từ một lần đến 5 lần đối với hình phạt bổ sung;
Có những điều luật quy định một số tội mà mức tối đa gấp 20, 30 hay đến 50
lần mức tối thiểu. Ví dụ: Mức tối đa gấp 20 lần mức tối thiểu: Khoản 1 Điều 172 -
Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quy định:
“…từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng…”; Khoản 1 Điều 201 - Tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác quy định:
“…từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng…”;... Ví dụ mức tối đa gấp 30 lần
mức tối thiểu: Khoản 1 Điều 249 – Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định: “…từ
mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng…”. Ví dụ mức tối đa gấp 50 lần mức tối thiểu
như Khoản 1 Điều 178 - Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ
chức tín dụng quy định: “…từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng…”; …
Về cách thức nộp tiền phạt:
Khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: “Tiền phạt có thể nộp một lần
hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án”. Còn BLHS
1985 không quy định về vấn đề này.
Như vậy, khi quyết định phạt tiền và mức phạt tiền cụ thể cho dù đó là hình
phạt chính hay hình phạt bổ sung, Tòa án đều phải quyết định cách thức nộp tiền phạt,
có thể nộp một lần hoặc có thể nộp nhiều lần, thời hạn nộp tiền tuy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể và phải được Tòa án nhận định và quyết định trong bản án.
Theo tác giả nhận thấy, quy định trên có ưu và nhược điểm như sau: Ưu điểm
là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội có thể nộp tiền phạt nhiều lần mà không

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 19 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

cần phải nộp ngay một lần nếu mà họ không đủ tiền nộp. Điều này thể hiện chính
sách nhân đạo của Nhà nước trong việc xử lí tội phạm. Nhược điểm: một số người
phạm tội đã dựa vào đó mà lạm dụng, cố tình trì trệ diện lí do để nộp phạt chậm, thậm
chí trốn tránh không nộp phạt dẫn đến làm giảm hiệu quả của hình phạt tiền, tính thực
thi pháp luật, giảm mục đích răn đe, giáo dục cũng như niềm tin cho mọi người vào
pháp luật Nhà nước.
Về tổng hợp hình phạt tiền:
Tổng hơp hình phạt tiền là việc tổng hợp lại các hình phạt riêng lẻ của nhiều
tội hoặc nhiều bản án thành một hình phạt chung và bắt buộc người phạm tội phải
chấp hành.
Điều 50 BLHS năm 1999 quy định: khi tổng hợp hình phạt tiền là hình phạt
chính thì: không được tổng hợp hình phạt tiền với các loại hình phạt khác, các khoản
tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.
Ví dụ 1: Nguyễn Vũ Lâm bị TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt 20.000.000 đồng
về tội “Buôn lậu” theo quy định tại khoản 1 Điều 153 BLHS năm 1999; 30.000.000
đồng về tội “Đầu cơ” theo khoản 1 Điều 160 BLHS năm 1999. Khi tổng hợp hình
phạt, Tòa án đã cộng 20.000.000 đồng với 30.000.000 đồng và buộc bị cáo Nguyễn
Vũ Lâm phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 50.000.000 đồng.
Ví dụ 2: Lê Đăng Nguyên bị phạt 50.000.000 đồng về tội “Kinh doanh trái phép”
theo khoản 1 điều 159 BLHS năm 1999; 30.000.000 đồng về tội “Lừa dối khách
hàng” theo khoản 1 Điều 162 BLHS năm 1999 và 2 năm tù về tội “Cho vay nặng lãi”
theo khoản 2 Điều 163 BLHS năm 1999. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng
50.000.000 đồng với 30.000.000 đồng và buộc bị cáo Lê Đăng Nguyên phải chấp
hành hình phạt chung cho cả hai tội “Kinh doanh trái phép”, “Lừa dối khách hàng”
là 80.000.000 đồng và 2 năm tù về tội “Cho vay nặng lãi”.
Khi tổng hợp hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thì: Nếu các hình phạt đã tuyên
là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy
định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được
cộng lại thành hình phạt chung.
Việc tổng hợp hình phạt tiền của nhiều bản án thì cũng phải tuân theo quy định
tại Điều 51 của BLHS năm 1999.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 20 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Về miễn hình phạt tiền:


Miễn hình phạt là việc Nhà nước không bắt buộc người phạm tội phải chịu
hình phạt về tội mà họ đã thực hiện.
Điều 54 BLHS năm 1999 quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình
phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1
Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức
được miễn trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, người phạm tội có thể được miễn hình phạt tiền khi đã thỏa mãn được
hai điều kiện: Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ (có từ 2 tình tiết giảm nhẹ
trở lên) quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999; người phạm tội đáng được
khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.
Về miễn chấp hành hình phạt tiền:
Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt
nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả
hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình
phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà
án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại15.
Tại Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-
BTC ngày 15/09/2015 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp, Bộ CA, Bộ Tài chính (thay thế cho Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 25/05/2010 của Tòa án nhân dân tối
Cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ CA, Bộ Tài chính) đã hướng
dẫn việc xét miễn giảm hình phạt tiền hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành
án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
Tại Khoản 3 Điều 58 BLHS năm 1999 thì: “Một người có thể được giảm nhiều
lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.
Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được
giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi
năm”.
Về thời hiệu thi hành bản án phạt tiền:

15
Khoản 2, Điều 58, Bộ luật Hinh sự Việt Nam 1999
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 21 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết
thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án phạt tiền đã tuyên. Điều 55
BLHS năm 1999 quy định: Người bị kết án không phải thi hành bản án phạt tiền sau
5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực; Thời hiệu thi hành bản án được tính kể từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn đó, người bị kết án cố tình trốn tránh
và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu, mà thời
hiệu được tính lại kể từ khi người bị kết án ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Nếu trong 5
năm mà phạm tội mới thì thời gian đã qua không được tính, thời hiệu được tính kể từ
ngày phạm tội mới.
Về xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền:
Điều 64 BLHS năm 1999 quy định: Xóa án tích đương nhiên: Sau một năm kể
từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án
mà người phạm tội không phạm tội mới thì sẽ được xóa án tích. Thời hạn để xóa án
tích đương nhiên được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Nếu chưa được xóa án
tích mà lại phạm tội thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản
án mới. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính,
hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Người được miễn chấp hành
phần hình phạt còn lại cũng được coi như chấp hành xong bản án.
Về hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội:
Điều 69 và Điều 72 BLHS năm 1999 quy định: “…không áp dụng hình phạt
tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi, không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”.
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”
Như vậy, riêng đối tượng phạm tội là người đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thì
trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt tiền dù là hình phạt chính hay
hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền là hình phạt chính chỉ được áp dụng đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với các tội phạm có quy định cho phép áp dụng
hình phạt tiền, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này thì cũng phải chứng minh
được là người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng, nếu không chứng minh được thì
không được áp dụng hình phạt tiền.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 22 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Mức phạt tiền theo Điều 72 BLHS năm 1999 quy định: “Mức phạt tiền đối với
người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật
quy định”. Như vậy, đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ được áp dụng với
mức không quá 1/2 mức phạt mà điều luật quy định khi và chỉ khi từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi nếu người đó thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Ngoài ra còn một số điều luật quy định khác có liên quan đến áp dụng hình
phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Đó là:
- Giảm mức hình phạt tiền đã tuyên được quy định tại Khoản 3 Điều 76 BLHS
1999: người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai…thì theo đề nghị của Viện trưởng VKS, Tòa án có thể
quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền còn lại.
- Xóa án tích: Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội
là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 BLHS 1999. Có nghĩa là người chưa
thành niên phạm tội được xóa án tích nếu sau 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong
bản án phạt tiền mà họ không phạm tội mới.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 23 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2015
2.1. Một số quy định trong phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự có liên quan đến
hình phạt tiền
2.1.1. Hình phạt tiền khi được áp dụng với tư cách là hình phạt chính
2.1.1.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng
Nếu Khoản 1 Điều 30 BLHS 1999 quy định hình phạt tiền chỉ được áp dụng là
hình phạt chính đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, thì Khoản 1 Điều 35 BLHS
năm 2015 quy định hình phạt tiền đối với cả người phạm tội nghiêm trọng, phạm tội
rất nghiêm trọng xâm phạm TTQLKT, môi trường, TTCC, ATCC và một số tội phạm
khác do BLHS quy định; và BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm quy định phạt tiền
đối với chủ thể phạm tội là PNTM. Khoản 1 Điều 77 BLHS 2015 quy định “Phạt
tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân
thương mại”.
Nhìn chung, phạm vi điều kiện áp dụng phạt tiền với tư cách là hình phạt chính
của BLHS 2015 cũng giống như BLHS 1999 là căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của
tội phạm và căn cứ theo khách thể của tội phạm. Theo đó, phạt tiền được áp dụng là
hình phạt chính đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất: Áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm
tội nghiêm trọng; người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm TTQLKT, môi
trường, TTCC, ATCC và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định16. Trường
hợp này phải thỏa mãn ba điều kiện:
+ Tội đã phạm phải là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm
trọng tức là mức cao nhất của khung hình phạt đối với những tội này là tối đa đến 3
năm, đến 7 năm, hoặc đến 15 năm tù.
+ Tội đã phạm phải xâm phạm các khách thể, các quan hệ xã hội mà được Luật
hình sự bảo vệ là TTQLKT, môi trường, TTCC, ATCC và một số tội phạm khác do
BLHS 2015 quy định và đối với PNTM chủ yếu là TTQLKT, môi trường.
+ Tội đã phạm phải được BLHS hiện hành quy định áp dụng phạt tiền là hình

16
Khoản1, Điều 35, BLHS năm 2015
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 24 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

phạt chính chứ không phải tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm
trọng nào mà khi xâm phạm các khách thể nói trên đều có thể được áp dụng phạt tiền
là hình phạt chính. Chẳng hạn như: Nhóm các tội xâm phạm đến TTQLKT được quy
định tại Chương XVIII: Tội buôn lậu; Tội lừa dối khách hàng…; Nhóm các tội xâm
phạm đến môi trường được quy định tại Chương XIX: Tội gây ô nhiễm môi trường,
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản…; Nhóm các tội phạm xâm phạm đến ATCC, TTCC
được quy định tại Chương XXI: Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Tội đánh bạc hay Tội tổ chức đánh bạc….
- Trường hợp thứ hai: Áp dụng đối với các tội phạm khác do BLHS năm 2015
quy định. Đây là các tội phạm không xâm phạm đến các khách thể là TTQLKT, môi
trường, TTCC nhưng nhà làm luật cho rằng áp dụng hình phạt tiền là phù hợp và vẫn
đạt được mục đích của hình phạt như: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người,
quyền tự do, dân chủ của công dân: Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa
thải người lao động trái phép luật; Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới…; Các tội
xâm phạm TTQLHC: Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ
quan, tổ chức; Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức…
Phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính khi điều luật có quy định hình
phạt này là hình phạt chính. BLHS năm 2015 không cho phép áp dụng hình phạt tiền
thay cho các hình phạt chính khác và ngược lại. Vì vậy, dù trong trường hợp phạm
tội cụ thể có đủ khả năng chuyển sang áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 BLHS, nhưng nếu điều luật
cụ thể không quy định hình phạt tiền là hình phạt chính thì cũng không được áp dụng.
Đặc biệt khi xét xử Tòa án không được xử phạt các bị cáo liên đới chịu trách nhiệm
đối với hình phạt tiền.
2.1.1.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt
- Mức phạt tiền:
Khoản 3 Điều 35 và Khoản 2 Điều 77 BLHS năm 2015 quy định: Mức phạt tiền
được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời
có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội,
sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng đối với người phạm

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 25 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

tội, không được thấp hơn năm mươi triệu đồng đối với PNTM phạm tội. Còn mức
cao nhất là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể do BLHS quy định. Ví dụ: Chủ thể
phạm tội là cá nhân đã phạm tội buôn lậu (khoản 1 Điều 188 BLHS 2015) khung hình
phạt là từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Tòa án có thể phạt dưới 50 triệu nếu xét
thấy có tình tiết giảm nhẹ nhưng không được dưới 1 triệu đồng, ngược lại, dù có tình
tiết tăng nặng đến đâu thì Tòa án cũng không được phép phạt trên 300 triệu đồng.
Cũng với tội buôn lậu nhưng chủ thể phạm tội là PNTM đã phạm vào tội ở điểm a,
khoản 6, Điều 188 BLHS 2015 thì khung hình phạt cho tội này là từ 300 triệu đồng
đến 1 tỷ đồng. Dựa vào các tình tiết giảm nhẹ (nếu có) thì Tòa án có thể tuyên phạt
PNTM dưới 300 triệu đồng nhưng không được dưới mức phạt tiền tối thiểu đối với
PNTM là 50 triệu đồng và cũng không được phép phạt trên 1 tỷ đồng dù PNTM này
có tình tiết tăng nặng cỡ nào.
Dựa trên nguyên tắc tội phạm càng nghiêm trọng thì mức hình phạt càng nghiêm
khắc. Theo đó, BLHS năm 2015 cũng giống như BLHS 1999, phần chung không có
quy định phân biệt cụ thể về mức phạt tiền khi là hình phạt chính hay hình phạt bổ
sung mà mức phạt tiền chỉ được quy định cụ thể trong phần các tội phạm.
Khi quyết định mức phạt tiền cho dù đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ
sung thì ngoài căn cứ vào các nguyên tắc của pháp luật hình sự như: nguyên tắc pháp
chế, nguyên tắc nhân đạo…; căn cứ vào quyết định hình phạt (Điều 50, 83 BLHS),
thì Tòa án còn phải xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, PNTM phạm
tội, sự biến động giá cả để có thể quyết định một mức hình phạt tiền phù hợp, tương
ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện, đồng thời đảm bảo
tính khả thi của hình phạt đã tuyên, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước đối
với người phạm tội, PNTM phạm tội.
- Cách thức nộp tiền phạt:
BLHS năm 2015 đã bỏ, không quy định cách thức nộp tiền phạt giống như
BLHS năm 1999 nữa.
2.1.2. Hình phạt tiền khi được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung
2.1.2.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm với hình phạt chính. Nếu
người phạm tội, PNTM phạm tội không bị áp dụng hình phạt chính thì Tòa án không

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 26 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội,
PNTM phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều hoặc không bị áp dụng hình phạt bổ sung nào. Phạt tiền chỉ có thể được
áp dụng là hình phạt bổ sung nếu hình phạt chính không phải là phạt tiền và điều luật
có quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Khoản 2 Điều 35 của BLHS năm 2015 quy định: “Phạt tiền được áp dụng là
hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy, hoặc những tội
phạm khác do Bộ luật này quy định”. Riêng PNTM phạt tiền được áp dụng là hình
phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm TTQLKT, môi trường. Như vậy, có 03 trường
hợp phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, đó là:
- Trường hợp thứ nhất: Áp dụng với người phạm các tội về tham nhũng. Các tội
về tham nhũng được quy định tại Chương XXIII, mục 1 BLHS năm 2015. Ví dụ: Tội
tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ…
- Trường hợp thứ hai: Áp dụng với người phạm các tội về ma túy. Các tội về
ma túy được quy định tại Chương XX, từ Điều 247 đến Điều 259. Ví dụ: Tội sản xuất
trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy…
- Trường hợp thứ ba: Áp dụng với những trường hợp khác do Bộ luật này quy
định. Các tội khác do Bộ luật này quy định là các tội không thuộc nhóm tội tham
nhũng, ma túy nhưng Nhà nước thấy cần thiết và có thể áp dụng hình phạt tiền là
hình phạt bổ sung để tăng cường hiệu quả của hình phạt, qua đó răn đe người phạm
tội và phòng chống tội phạm.
BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung, nhất
là đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm TTQLKT, các tội phạm về môi
trường… Ví dụ: Tội cướp tài sản, Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; PNTM
phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm TTQLKT, môi
trường. Ví dụ: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, Tội đầu cơ, Tội gây ô nhiễm môi
trường…
2.1.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp phạt
Mức phạt tiền cũng giống như hình phạt chính, mức phạt tiền của hình phạt bổ
sung dựa vào loại tội phạm và mức độ phạm tội để đưa ra mức phạt tương xứng.
Còn về cách thức nộp phạt thì đối với phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 27 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

cũng không quy định cách thức nộp phạt giống như hình phạt chính theo BLHS
năm 2015.
2.1.3. Một số vấn đề khác liên quan đến hình phạt tiền
Tổng hợp hình phạt tiền; Miễn hình phạt tiền; Thời hiệu thi hành bản án phạt
tiền; Xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền về nội dung cơ bản giống như BLHS
1999 chỉ thay đổi vị trí điều luật (Điều 55, Điều 59, Điều 62, Điều 60, Điều 72 BLHS
2015).
2.1.3.1. Tổng hợp hình phạt tiền
Tổng hợp hình phạt là việc tổng hợp các hình phạt riêng lẻ áp dụng đối với
người phạm tội hay PNTM phạm tội thành hình phạt chung buộc người bị kết án phải
chấp hành. Tổng hợp hình phạt được đặt ra trong trường hợp người hoặc PNTM đó
phạm nhiều tội.
Đối với chủ thể phạm tội là cá nhân: dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ
sung thì: (Điều 55, BLHS 2015)
Nếu các hình phạt cần tổng hợp là hình phạt tiền thì hình phạt chung là tổng số
tiền được cộng lại.
Ví dụ: Trần Văn Phú bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt 50.000.000 đồng về tội
“Buôn lậu” theo Điều 188 khoản 1 BLHS 2015; 30.000.000 đồng về tội “Đầu cơ”
theo Điều 196 khoản 1 BLHS 2015. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng 50.000.000
đồng với 30.000.000 đồng và buộc Trần Văn Phú phải chấp hành hình phạt chung
cho cả hai tội là 80.000.000 đồng.
Nếu các hình phạt đã tuyên trong đó có hình phạt tiền thì không tổng hợp hình
phạt tiền cùng với hình phạt khác, các khoản tiền được cộng lại với nhau.
Ví dụ: Nguyễn Thị Ánh bị phạt 03 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”
theo Điều 192 khoản 1 BLHS 2015; bị phạt 50.000.000 đồng vì tội “Lừa dối khách
hàng” theo Điều 198 khoản 1 BLHS 2015; và 100.000.000 đồng về tội “Trốn thuế”
theo khoản 1 Điều 200 BLHS 2015. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng 50.000.000
đồng với 100.000.000 đồng và buộc bị cáo Nguyễn Thị Ánh phải chấp hành hình phạt
chung cho hai tội “Lừa dối khách hàng”, “Trốn thuế” là 150.000.000 đồng và 03 năm
tù cho tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 56

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 28 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

BLHS 2015:
- Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử tội đã
phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét
xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của BLHS 2015.
- Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới,
Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp hình phạt với phần hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định
tại Điều 55 của BLHS 2015.
- Truờng hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật
mà các hình phạt của bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định
tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 BLHS 2015.
Như vậy, hình phạt tiền không được tổng hợp với các hình phạt khác. BLHS
Việt Nam không cho phép quy đổi từ hình phạt tù có thời hạn thành hình phạt tiền và
ngược lại.
Đối với chủ thể phạm tội là PNTM: (Điều 86 BLHS 2015):
Đối với hình phạt chính: Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các
khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp
với các hình phạt khác. Đối với hình phạt bổ sung: Nếu các hình phạt đã tuyên là
cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định
đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại
thành hình phạt chung.
Việc tổng hợp hình phạt tiền của nhiều bản án thì cũng phải tuân theo quy định
tại Điều 87 của BLHS 2015:
“1. Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị
xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối
với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86
của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có
thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 29 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau
đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án
đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì
Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
2.1.3.2. Miễn hình phạt tiền
Miễn hình phạt tiền là việc mà Nhà nước không buộc người phạm tội hay PNTM
phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà họ đã thực hiện.
Đối với người phạm tội là cá nhân: Điều 59 BLHS 2015 quy định: “Người phạm
tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức
được miễn trách nhiệm hình sự.” Như vậy, người phạm tội có thể được miễn trách
nhiệm hình phạt tiền khi thỏa mãn các điều kiện như trên theo Điều 59 BLHS 2015.
Đối với PNTM phạm tội: Điều 88 BLHS 2015 quy định: “Pháp nhân thương
mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã
bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Khi PNTM đã khắc phục
được toàn bộ hậu quả và đã bồi thường được phần thiệt hại mà mình gây ra thì sẽ
được miễn hình phạt.
2.1.3.3. Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền
Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết
thời hạn bị kết án, người bị kết án, PNTM bị kết án không phải chấp hành bản án
phạt tiền đã tuyên. (Điều 60 BLHS 2015).
Điều 60 BLHS 2015 quy định rằng: người bị kết án, PNTM bị kết án không
phải thi hành án phạt tiền sau 05 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Nếu trong thời
hạn đó, người bị kết án, PNTM bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy
nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu, mà thời hiệu được tính lại
kể từ khi người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Nếu trong thời hạn quy định tại
khoản 2,3 Điều 60 BLHS 2015 (05 năm) mà người bị kết án, PNTM bị kết án lại
thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hiệu được tính lại kể từ ngày thực hiện hành

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 30 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

vi phạm tội mới.


2.1.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên
Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc Tòa án quyết định giảm một phần hình
phạt đã tuyên với người bị kết án, PNTM bị kết án trong quá trình chấp hành hình
phạt bằng một quyết định, nếu người bị kết án, PNTM bị kết án có đủ điều kiện theo
quy định của BLHS. Trong BLHS hiện hành thì chỉ có quy định giảm mức hình
phạt đã tuyên cho người phạm tội là cá nhân, chứ không quy định gì về PNTM
phạm tội. Đây là một thiếu sót cần phải khắc phục.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 62 BLHS 2015: “Người bị kết án phạt tiền đã
tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế
đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà
không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì
theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết đinh miễn chấp
hành phần tiền phạt còn lại”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 BLHS 2015: “Một người có thể được giảm
nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã
tuyên”.
Qua các quy định của BLHS cho tác giả nhận thấy được rằng: người bị kết án
phạt tiền dù có được giảm nhiều lần thì mức phạt tối thiểu mà họ phải chấp hành
vẫn phải bảo đảm tối thiểu là 1/2 mức hình phạt tiền đã tuyên. Quy định đó nhằm
làm cho mục đích trừng trị và cải tạo giáo dục của hình phạt vẫn được bảo đảm cho
dù người bị kết án đáp ứng đủ các điều kiện để được miễn giảm hình phạt nhiều lần.
Việc quy định miễn, giảm hình phạt trong Luật hình sự thể hiện được sự nhân đạo
của Nhà nước ta.
2.1.3.5. Xóa án tích
Án tích là hậu quả pháp lý đối với người bị kết án, PNTM bị kết án và họ bị áp
dụng hình phạt. Án tích được ghi lại trong lí lịch tư pháp của người phạm tội, PNTM
phạm tội cho đến khi họ được xóa án tích.
Xóa án tích là xóa bỏ án tích hình sự đối với người bị kết án,PNTM bị kết án bị
áp dụng hình phạt, người, PNTM được xóa án tích coi như chưa bị kết án, được Tòa
án cấp giấy chứng nhận, khi phạm tội mới không bị coi là tái phạm, hay tái phạm

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 31 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

nguy hiểm.
Đối với người phạm tội là cá nhân: các trường hợp được xóa án tích đối với
người bị kết án phạt tiền:
- Đương nhiên xóa án tích (Điều 70 BLHS 2015): người bị kết án đương nhiên
được xóa án tích nếu sau một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền hoặc
từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không phạm tội mới thì sẽ được xóa
án tích.
- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 BLHS 2015) quy định: “Trong
trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ
quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư
trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít
nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ
luật này”. Như vậy, nếu người phạm tội bị tuyên hình phạt tiền, đã chấp hành được
1/3 mức phạt tiền thì có thể được xóa án tích nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định
tại Điều 72 BLHS 2015.
Đối với PNTM phạm tội: Điều 89 BLHS 2015 quy định: PNTM bị kết án đương
nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt
chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi
hành bản án mà PNTM không thực hiện hành vi phạm tội mới.
2.1.3.6. Hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Điều 99. Phạt
tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Khoản 3 Điều 105. Giảm mức hình phạt đã
tuyên; Điều 70. Xóa án tích, về nội dung cơ bản giống như BLHS 1999 nhưng chỉ
khác ở điều luật, thay tên người chưa thành niên phạm tội thành người dưới 18 tuổi
phạm tội cho phù hợp pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Điều 12
BLHS 2015 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 32 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Chương XII, Điều 90 BLHS 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này;
theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của
Chương này.”
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của người dưới 18 tuổi phạm tội và yêu cầu
của việc phòng chống tội phạm đối với người dưới 18 tuổi, BLHS 2015 quy định
những nguyên tắc đặc thù về xử lí người dưới 18 tuổi thể hiện chính sách hình sự
của Nhà nước đối với chủ thể đặc biệt này. Điều đó được củ thể hóa trong những
quy định về áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS
2015.
Điều 98 BLHS 2015: “Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong
các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.”
Điều 99 BLHS 2015 cũng đã quy định:
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không
quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.”
Như vậy, phạt tiền chỉ có thể được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi phạm tội và có thu nhập hoặc có tài sản riêng và mức tiền phạt không
được quá 1/2 mức tiền phạt mà Luật đã quy định đối với chủ thể đặc biệt này.
2.2. Quy định trong phần thứ hai của Bộ luật Hình sự có liên quan đến hình
phạt tiền
Qua việc nghiên cứu các quy định cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS
2015, tác giả rút ra được:
Về hình phạt tiền là hình phạt chính:

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 33 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

BLHS năm 2015 có 121 tội có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, chiếm
38,54% tổng số các điều luật quy định tội phạm cụ thể (121/314 tội), tăng 10,6% so
với BLHS 1999 (có 76 tội quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, chiếm 27,94%
tổng số các điều luật quy định tội phạm cụ thể (76/272 tội)), điều này cho thấy hình
phạt tiền là hình phạt chính đã được mở rộng phạm vi áp dụng. Về việc áp dụng hình
phạt tiền đối với chủ thể phạm tội là PNTM đã được quy định lần đầu tiên trong
BLHS 2015 với 32/314 điều luật có quy định phạt tiền là hình phạt chính. Qua đây ta
có thể thấy được các nhà làm luật đã điều chỉnh cho BLHS hiện hành phù hợp hơn
với tình hình đất nước đang trong quá trình hợp tác quốc tế, hội nhập với thế giới.
Theo BLHS 2015 ta có:
Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người: có 6/34 điều luật có quy định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính.
Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân
chủ của công dân: có 3/11 điều luật có quy định.
Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu: có 3/13 điều luật có quy định.
Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân: có 2/7 điều luật có quy định..
Chương XVIII: Các tội xâm phạm TTQLKT: có 38/48 điều luật có quy định,
còn PNTM có 22/48 điều luật có quy định.
Chương XIX: Các tội phạm về môi trường: có 12/12 điều luật có quy định; còn
pháp nhân thương mại có 9/12 điều luật có quy định.
Chương XX: Các tội phạm về ma túy: có 1/13 điều luật có quy định.
Chương XXI: Các tội xâm phạm ATCC, TTCC: có 44/70 điều luật có quy
định., còn PNTM có 1/70 điều luật có quy định.
Chương XXII: Các tội xâm phạm TTQLHC: có 7/22 điều luật có quy định.
Chương XXIII: Các tội xâm phạm về chức vụ: có 2/15 điều luật có quy định.
Chương XXIV: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp: có 3/25 điều luật có
quy định.
Về hình phạt tiền là hình phạt bổ sung:
BLHS năm 2015 có 136/314 điều luật có quy định phạt tiền là hình phạt bổ
sung đối với người phạm tội, chiếm tỷ lệ 43,31% tổng số các điều luật so với BLHS
năm 1999 (có 110 tội quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, chiếm 40,44%

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 34 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

tổng số các điều luật quy định tội phạm cụ thể (110/272) tăng 2,87%). Còn về
PNTM phạm tội thì BLHS năm 2015 có 27/314 điều luật có quy định. việc tăng số
điều luật áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung giúp cho việc lựa chọn hình
phạt áp dụng đối với mỗi loại tội phạm khác nhau một cách đa dạng hơn, phù hợp
hơn với thực tiễn xét xử và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Trong đó:
Chương XIV: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự có 06 điều luật quy định
Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân
chủ của công dân có 01 điều luật quy định
Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu có 10 điều luật quy định
Chương XVII: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân có 01 điều luật quy định
Chương XVIII: Các tội xâm phạm TTQLKT có 37 điều luật quy định, PNTM có
19 điều luật quy định
Chương XIX: Các tội phạm về môi trường: có 12 điều luật quy định, còn PNTM
có 09 điều luật quy định
Chương XX: Các tội phạm về ma túy có 13 điều luật quy định
Chương XXI: Các tội xâm phạm ATCC, TTCC có 37 điều luật quy
định, còn PNTM có 01 điều luật có quy định.
Chương XXII: Các tội xâm phạm TTQLHC có 09 điều luật quy định.
Chương XXIII: Các tội xâm phạm về chức vụ có 10 điều luật quy định.
Ở các chương còn lại: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp…thì Bộ luật này không có quy định phạt tiền là hình phạt bổ
sung.
BLHS 2015 có quy định phạt tiền từ tối thiểu đến mức tối đa. Khoảng cách
giữa mức tối đa và mức tối thiểu phổ biến là mức tối đa gấp 5 hay 10 lần mức tối
thiểu. Ví dụ: Khoản 2 Điều 188 – Tội buôn lậu: “…bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng…” mức tối đa gấp 5 lần mức tối thiểu; Khoản 1 Điều
192 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: “…bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng…” khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa là mức tối
đa gấp 10 lần mức tối thiểu; …

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 35 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Số tiền phạt trong các điều luật phần tội phạm cụ thể đã tăng lên đối với cả
hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Ví dụ khoản 1 Điều 196 BLHS 2015 Tội đầu
cơ quy định: “…bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng…” tăng
nhiều lần so với BLHS 1999 (khoản 1 Điều 260 BLHS 1999 Tội đầu cơ quy định:
“…bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng…”).

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 36 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚ NG CÁC
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TIỀN
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Long An
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài khóa luận của mình, tác giả đã nghiên cứu hình
phạt tiền với vai trò là hình phạt chính và hình phạt bổ sung, và thực tiễn áp dụng
hình phạt tiền tại tỉnh Long An cũng như vậy. Từ các bảng báo cáo “Thống kê thụ lý
và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm” của Văn phòng TAND tỉnh Long An trong
05 năm gần đây (1/10/2014 – 30/9/2018) có thể thấy thực tiễn áp dụng hình phạt tiền
ở tỉnh Long An nhìn chung là phù hợp, đúng trình tự, áp dụng đúng người đúng pháp
luật, đúng quy định, cụ thể các trường hợp
Bảng 1. Thực tiễn xét xử các vụ án sơ thẩm có áp dụng hình phạt tiền trên địa
bàn tỉnh Long An từ năm 2014 - 2018
Tỷ lệ (%)
Phạt tiền
Tổng Cải tạo Cho Tù Phạt tiền

số bị Cảnh Hình không hưởng có Tử
Năm Hình chung Hình Hình
cáo bị cáo phạt giam án thời hình
phạt thân phạt phạt bổ
xét xử bổ giữ treo hạn
chính chính sung
sung
2014 1377 0 85 5 16 167 1105 3 1 6,17 0,36
2015 1781 0 291 23 23 279 1180 3 0 16,34 1,29
2016 1329 1 140 5 9 161 989 2 0 10,53 0,38
2017 1146 0 125 9 13 154 849 0 1 10,91 0,79
2018 833 1 85 3 8 126 610 2 0 10,20 0,36

(Nguồn Văn phòng TAND tỉnh Long An)


Qua số liệu trên cho thấy việc áp dụng hình phạt tiền từ năm 2014 đến năm 2018
trên địa bàn tỉnh Long An có chiều hướng giảm dần: đối với hình phạt tiền là hình
phạt chính thì năm 2014 tổng các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền chỉ có 85 bị cáo,
chiếm 6,17 % trong tổng số bị cáo bị xét xử; đến năm 2015 thì tổng bị cáo bị áp dụng
là 291, chiếm 16,34% trong tổng số bị cáo bị xét xử, tăng nhiều so với năm 2014;
Nhưng về những năm sau thì việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cho các
bị cáo đã có giảm. Năm 2016 thì có 140 tổng bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 37 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

phạt chính, chiếm 10,53%, đến 2017 thì 134 bị cáo, chiếm tỷ lệ 10,91% và năm 2018
chỉ có 85 tổng các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, chiếm tỷ lệ
10,2% trong tổng số bị cáo bị xét xử. Ngoài ra, tác giả còn thấy được các bị cáo bị áp
dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung tại các Tòa án ở tỉnh Long An cũng chiếm
tỷ lệ rất thấp trong tổng số bị cáo bị xét xử, việc áp dụng hình phạt tiền này có tăng
có giảm nhưng nhìn chung vẫn đang ở chiều hướng giảm. Năm 2014 có 5 bị cáo bị
áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm tỷ lệ 0,36% trong tổng số bị cáo bị
xét xử. Năm 2015 thì tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung tăng, và có 23 bị
cáo bị áp dụng, chiếm 1,29% tổng số bị cáo bị xét xử. Đến những năm sau, ta thấy
được số bị cóa bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có tăng có giảm không
đồng đều, nhưng xu hướng là đang giảm, với năm 2016 thì có 5 bị cáo bị áp dụng
hình phạt bổ sung, chiếm 0,38%, năm 2017 thì có 9 bị cáo bị áp dụng, chiếm 0,79%,
năm 2018 thì giảm còn có 3 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung,
chiếm tỷ lệ 0,36%. Nhìn chung, hình phạt tiền dù đã được mở rộng phạm vi và điều
kiện áp dụng nhưng tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền qua các năm vẫn không
tăng mà có chiều hướng giảm và còn chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với hình phạt tù
có thời hạn. Nhìn chung, thực tiễn áp dụng xét xử hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh
Long An nói riêng, trên cả nước nói chung vẫn còn khá thấp, cần phải nâng cao hơn
việc áp dụng cũng như hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn xét
xử của các Tòa án trong nước.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 38 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Bảng 2. Nhóm các tội phạm có áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính theo
thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2014 -
2018

Tỷ lệ (%)
Hình Các tội Các tội
phạt tiền xâm xâm Các tội Các tội Các tội
Năm là hình phạm phạm phạm xâm xâm Các tội
phạt TTQL ATCC,T khác phạm phạm phạm
chính KT TCC TTQL ATCC, khác
KT TTCC
2014 85 9 69 7 10,59 81,18 8,24
2015 291 6 285 0 2,06 97,94 0
2016 140 5 135 0 3,57 96,43 0
2017 125 0 125 0 0 100 0
2018 85 2 83 0 2,35 97,65 0
Tổng 726 22 697 7 3,03 96,01 0,96

(Nguồn Văn phòng TAND tỉnh Long An)

Như đã phân tích ở bảng số liệu thống kê trên, trong giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2018 ở tỉnh Long An có tổng số 726 bị cáo bị xét xử sơ thẩm được áp dụng phạt
tiền là hình phạt chính. Theo thực tiễn xét xử ở các Tòa án tỉnh Long An, hình phạt
tiền được áp dụng là hình phạt chính cho các tội xâm phạm TTQLKT, xâm phạm
ATCC, TTCC, và ở một số các tội khác mà BLHS quy định. Nhìn vào bảng số liệu ta
thấy được ở nhóm tội xâm phạm TTQLKT thì tỷ lệ % áp dụng trong tổng số hình
phạt chính tăng, giảm không đều, năm 2014:10,59%, năm 2015: 2,06%, năm 2016:
3,57%, năm 2017 không có áp dụng xử phạt bị cáo nào nên tỷ lệ là 0%, 2018: 2,35%.
Các tội xâm phạm ATCC, TTCC là nhóm tội được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt
chính nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao nất trong tổng số áp dụng hình phạt tiền là hình phạt
chính qua các năm; năm 2014:81,18%, năm 2015: 97,94%, năm 2016: 96,43%, năm
2017: 100%, năm 2018: 97,65%. Trong khi đó, các nhóm tội phạm khác bị áp dụng
hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm tỷ lệ rất thấp. chỉ có năm 2014 là chiếm tỷ lệ
8,24% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Còn những năm

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 39 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

còn lại tại thực tiễn tỉnh Long An không có xét xử trường hợp nào mà có bị cáo bị áp
dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, nên tỷ lệ là 0%.
Dựa theo bảng số liệu thống kê trên, hình phạt tiền được Tòa án trên tỉnh Long
An áp dụng là hình phạt chính với các nhóm tội xâm phạm ATCC,TTCC: tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông
đường bộ, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Nhóm
tội xâm phạm TTQLKT: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và nhóm các tội phạm khác: tội
tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn. Tác giả xin dẫn chứng một số bản án sau đây:
Ví dụ 1: Tại bản án số 76/2015/HSST ngày 24/7/2015 của TAND huyện Đức
Hòa đã xét xử các bị cáo Nguyễn Vũ An, Trần Văn Hào, Châu Thanh Nguyên, Huỳnh
Văn Đức về Tội đánh bạc theo Khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999. Nội dung vụ án
được tóm tắt như sau: Vào 14 giờ ngày 05/10/2014, Nguyễn Vũ An, Trần Văn Hào,
Châu Thanh Nguyên, Huỳnh Văn Đức sau khi dự đám cưới tại nhà hàng Hòa Lợi, 4
đối tượng đã rủ nhau đến quán nước của bà Nguyễn Thị Kiều (số 32/6, ấp 2, thị trấn
Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đánh bài ăn tiền bằng hình thức đánh bài
tiến lên. Đến 14 giờ 50 phút cùng ngày, CA huyện Đức Hòa phát hiện bắt quả tang,
thu giữ tại chiếu bạc 3.250.000 đồng, thu giữ trong người An 1.000.000 đồng và 01
điện thoại di động Nokia; Đức 500.000 đồng và 01 điện thoại di động Nokia; Nguyên
1.250.000 đồng và 01 điện thoại di động Nokia; Hòa 01 điện thoại di động Samsung
(số tài sản này quá trình điều tra không đủ cơ sở kết luận các bị cáo sử dụng để đánh
bài). Tổng số tiền các bị cáo sử dụng đánh bạc là 3.250.000 đồng. Trong vụ án này,
hành vi của các bị cáo mang tính tự phát do đó vai trò của các bị cáo là ngang nhau,
xét các bị cáo đều có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo,
phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, số tiền các bị cáo sử dụng đánh
bạc là không lớn, thời gian đánh bạc ngắn,…do đó TAND huyện Đức Hòa đã quyết
định áp dụng Khoản 1 Điều 248, điểm p, h Khoản 1, 2 Điều 46 và Điều 30 BLHS, xử
phạt mỗi bị cáo 10.000.000 đồng, đồng thời nộp tiền là sau khi bản án có hiệu lực
pháp luật. Vụ án này không có kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Ví dụ 2: Tại bản án số 134/2018/HSST ngày 29/10/2018 của TAND huyện Châu
Thành xét xử bị cáo Nguyễn Văn Toàn về Tội tổ chức đánh bạc theo Khoản 1, Điều

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 40 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

322 BLHS 2015. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Vào 9 giờ ngày 15/6/2018
CA huyện Châu Thành khi làm nhiệm vụ tuần tra đã bắt quả tang Nguyễn Văn Toàn
đang tiến hành ghi số đề cho Võ Xuân Hoàng, thu giữ trong người Thể 7.300.000
đồng và thu giữ trên tay Hoàng 1.250.000 đồng; qua kiểm tra sổ ghi đề thu giữ của
Toàn xác định được trong ngày 15/6/2018 thì Toàn đã ghi số đề cho 12 người (nhưng
không xác định lai lịch, địa chỉ của những người này), Toàn khai nhận số tiền
7.300.000 đồng trên là do thu của những người ghi số đề, tổng số tiền bị cáo tổ chức
đánh bạc là 7.300.000 đồng. Quá trình điều tra Toàn khai vì thấy một số người khác
cầm đề có lời nên đã tự tổ chức ghi đề cho các con đề, mục đích để kiếm tiền tiều xài,
mới ghi đề ngày đầu tiên thì bị bắt, chưa thu được đồng nào. Qua quá trình điều tra
và xét xử, xét bị cáo lần đầu phạm tội, số tiền tổ chức đánh bạc không lớn, phạm tội
nhưng chưa gây thiệt hại, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, gia đình có công với
cách mạng, xét bị cáo Toàn có thu nhập, tài sản riêng nên Tòa án đã quyết định áp
dụng điểm a, Khoản 1, Điều 322, các điểm h,i,s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 35 BLHS
2015 xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Toàn 50.000.000 đồng, thời hạn nộp tiền sau khi
bản án có hiệu lực pháp luật; áp dụng Điều 47 BLHS 2015 và Điều 106 Bộ luật tố
tụng Hình sự 2015 tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 7.300.000 đồng đã thu
giữ trong vụ án.
Qua 2 ví dụ trên tác giả thấy việc xử án của Tòa là hoàn toàn chính xác và có
căn cứ, đúng theo trình tự thủ tục quy định của BLHS về phạm vi, điều kiện áp dụng,
mức phạt tiền được tuyên cho mỗi bị cáo phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội, phù hợp với khả năng thu nhập, tình hình tài sản của bị cáo.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 41 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Bảng 3. Nhóm các tội phạm có áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
theo thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2014 -
2018

Tỷ lệ (%)
Hình phạt tiền Các tội Các tội xâm
Năm là hình phạt phạm về phạm ATCC, Các tội Các tội phạm
bổ sung ma túy TTCC phạm về xâm phạm
ma túy ATCC, TTCC
2014 5 3 2 60 40
2015 23 0 23 0 100
2016 5 0 5 0 100
2017 9 0 9 0 100
2018 3 3 0 100 0
Tổng 45 6 39 13,33 86,67

(Nguồn Văn phòng TAND tỉnh Long An)


Từ bảng số liệu ta thấy được số cáo bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là ihnhf
phạt bổ sung chủ yếu rơi vào các nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC chiếm tỷ lệ cao
nhất. Còn các tội phạm về ma túy thì cũng có trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt
tiền là hình phạt bổ sung nhưng rất ít và chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số bị cáo bị
áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Dựa theo bảng số liệu thống kê trên, hình phạt tiền được Tòa án trên tỉnh Long
An áp dụng là hình phạt bổ sung với các nhóm tội xâm phạm ATCC,TTCC: tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; Nhóm tội phạm về ma túy: tội tàng trữ trái
phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma
túy, tội chiếm đoạt chất ma túy.Nhóm các tội phạm xâm phạm TTQLKT và nhóm các
tội phạm về chức vụ mặc dù được ghi nhận trong BLHS là được áp dụng hinh phạt
bổ sung là hình phạt tiền cho cả 2 tội này, nhưng trong thực tiễn tại tỉnh Long An
trong 5 năm chưa có tội phạm nào thuộc các nhóm tội phạm về chức vụ bị tòa xét xử.
Ví dụ: Tại bản án số 76/2017/HSST ngày 31/7/2017 của TAND TP Tân An xét
xử Trần Văn Phương (Phương Ngọng) phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Nội
dung vụ án như sau: Khoảng đầu tháng 9/2016, Trần Văn Phương mua ma túy tổng
hợp (hàng đá) có tên khoa học Methamphêtamine (theo Nghị định 82/2013/NĐ ngày

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 42 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

19/7/2013 của Chính phủ, thuộc số 67 Danh mục 2 các chất ma túy được dùng hạn
chế trong phân tích…) của tên Trung Còi (không rõ lại lịch) tại Quận Bình Tân,
TPHCM, không xác định được trọng lượng cụ thể với giá 80.000.000 đồng. Sau đó,
Phương thuê xe ô tô biển số 62A-00045của Nguyễn Quốc Việt đi Mộc Hóa, đồng
thời giấu gói ma túy bên trong có 05 gói nhỏ vào gầm ghế lái xe. Lúc 2 giờ sáng ngày
18/9/2016 tại khu vực ngã tư Mộc Hóa, tổ tuần tra kiểm soát giao thông CA TP Tân
An kiểm tra xe ô tô biển số 62A-00045, phát hiện trên xe có 02 gói ma túy nên đã
tiến hành bắt giữ Phương. Tại bản kết luận giám định số 247/PC54-CĐMT ngày
25/9/2016 của Phòng kỹ thuật hình sự, CA tỉnh Long An kết luận: “tinh thể màu trắng
chứa trong 01 gói nylon (kí hiệu M1) gửu đến giám định có thành phần
Methamphêtamine, trong lượng 1,0871 gam; tinh thể màu trắng chứa trong 05 gói
lylon (kí hiệu M2) gửi đến giám định có thành phần Methamphêtamine trong lượng
189,0121 gam”. Với nội dung như trên, TAND TP Tân An đã quyết định áp dụng
điểm e Khoản 3, 5 Điều 194, điểm g Khoản 1 Điều 48, điểm p Khoản 1, 2 Điều 46
BLHS 1999, xử phạt Trần Văn Phương16 năm tù. Về hình phạt bổ sung: áp dụng
Khoản 5, Điều 194, Điều 30 BLHS phạt tiền bổ sung đối với Phương 20.000.000
đồng, thời hạn nộp tiền là sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ngoài ra bản án còn
tuyên về phần xử lí vật chứng, án phí, quyền kháng cáo.
Qua bản án trên, tác giả nhận thấy Tòa án đã tuyên án phạt tiền là hình phạt bổ
sung nêu trên là đúng với quy định của pháp luật về phạm vi, điều kiện áp dụng của
BLHS; chỉ áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính không phải là
hình phạt tiền; mức phạt tiền mà tòa án tuyên là phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm
trọng của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội và các phù hợp
với các tình tiết tăng nặng hoạc giảm nhẹ nếu có của bị.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong việc áp
dụng hình phạt tiền
Bên cạnh những kết quả đạt được về việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn
xét xử của các Tòa án ở tỉnh Long An, tác giả đề tài khóa luận còn nhận thấy việc áp
dụng hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh Long An còn có những vi phạm sai lầm trong
việc áp dụng như sau:
- Thứ nhất, tuy BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được hoàn chỉnh và có hiệu

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 43 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

lực vào ngày 01/01/2018 nhưng tỉ lệ áp dụng hình phạt tiền so với những hình phạt
khác còn khá thấp. Bởi vì tỉ lệ áp dụng hình phạt tiền nói chung trên địa bàn tỉnh
Long An theo bảng số liệu thống kê ở phần trên cho thấy có chiều hướng đang
giảm, năm sau thấp hơn năm trước cả về số vụ án cũng như số bị cáo bị áp dụng
hình phạt tiền.
- Thứ hai, nhận thức về phạm vi áp dụng hình phạt tiền không đúng. Khi
BLHS 2015 chưa có hiệu lực, phạm vi áp dụng phạt tiền theo quy định của BLHS
1999 cho phép áp dụng phạt tiền đối với cả một số trường hợp phạm tội nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù như: Tội tổ chức đánh bạc,
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng…Tuy
nhiên, trong quá trình xét xử có một số trường hợp do bị cáo phạm tội thuộc trường
hợp nghiêm trọng trong khi Điều 30 BLHS 1999 chỉ cho phép áp dụng phạt tiền
đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm đến TTQLKT, TTCC và
TTQLHC nên Tòa án đã quyết định áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo
đối với bị cáo mà không căn cứ tính chất và mức độ phạm tội, nhân thân và các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tình hình tài sản và khả năng thi hành án của bị cáo
và phải áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với bị cáo phạm tội. Nhưng đến khi
BLHS 2015 ra đời thì đã hoàn thiện hơn về nhận thức phạm vi áp dụng của hình
phạt tiền, không giống BLHS 1999, BLHS 2015 đã cho phép phạt tiền đối với một
số trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm TTQLKT, môi trường, TTCC,
ATCC và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định, và cũng đã quy định hình
phạt tiền chi tiết cho PNTM.
- Thứ ba, nhiều bản án không đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt khi quyết
định hình phạt. “Cá thể hóa hình phạt là làm cho hình phạt được tuyên phù hợp với
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, phù hợp với nhân thân
cũng như hoàn cảnh phạm tội của người phạm tội. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng người, đúng tội”17. Khi quyết định hình phạt
hầu hết các Tòa án thường chỉ chú trọng vào việc cá thể hóa hình phạt chính, còn đối
với hình phạt bổ sung trong đó có hình phạt tiền lại ít được chú trọng hơn. Nhưng đến

17
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/ca-the-hoa-hinh-phat-la-gi-
121794
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 44 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

khi BLHS 2015 ra đời, các nhà làm luật đã hoàn thiện hơn nguyên tắc cá thể hóa hình
phạt khi quyết định hình phạt.
Ví dụ: Tại bản án số 72/HSST ngày 16/8/2015 của TAND huyện Cần Đước xét
xử đối với bị cáo Nguyễn Nhậm Tùng cùng 17 đồng phạm về các Tội đánh bạc và Tổ
chức đánh bạc theo Khoản 1 Điều 248 và Khoản 2 Điều 249 BLHS 1999. Về hình
phạt chính, Tòa án đã xử phạt tù có thời hạn đối với cả 18 bị cáo với mức án từ 12
tháng đến 48 tháng tù là đúng pháp luật. Tuy nhiên, về phạt tiền bổ sung Tòa án chỉ
phạt tiền bổ sung 30.000.000 đồng đối với các bị cáo phạm Tội tổ chức đánh bạc là
quá thấp khi mà các bị cáo này đều có thu lợi bất chính từ trên 50.000.000 đồng đến
700.000.000 đồng, trong khi lại phạt tiền bổ sung các bị cáo phạm Tội đánh bạc mỗi
bị cáo 20.000.000 đồng là không phù hợp với tính chất và mức độ phạm tội của từng
bị cáo, chưa đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, không bình đẳng đối với các
bị cáo phạm Tội đánh bạc.
- Thứ tư, nhiều bản án không đảm bảo được nguyên tắc công bằng khi quyết
định hình phạt tiền.
Ví dụ: Tại bản án số 34/HSST ngày 25/3/2018 của TAND huyện Cần Đước đã
tuyên phạt 5 năm tù đối với bị cáo Đặng Thanh Hưng về Tội tàng trữ trái phép chất
ma túy theo Khoản 1 Điều 249 BLHS 2015. Về hình phạt bổ sung đã tuyên phạt bị
cáo Hưng 5.000.000 đồng theo Khoản 5 Điều 249 BLHS 2015. Trong khi đó tại bản
án số 54/HSST ngày 12/8/2018 của TAND huyện Cần Đước đã tuyên phạt bị cáo
Trần Văn Quang 5 năm tù giam về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Khoản 2
Điều 249 BLHS 2015 nhưng Tòa án cũng chỉ phạt bị cáo 5.000.000 đồng, trong khi
bị cáo này thu lợi bất chính một số tiền lớn trên 80.000.000 đồng
- Thứ năm, có một số trường hợp khi áp dụng hình phạt tiền và quyết định hình
phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi thì chưa áp dụng triệt để nguyên tắc xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Ví dụ: Tại bản án số 87/HSST ngày 15/7/2018 của TAND huyện Cần Giuộc đã
áp dụng Khoản 1 Điều 321, điểm g Khoản 1 Điều 52, điểm r, s Khoản 1, 2 Điều 51,
Điều 35, Điều 91, Điều 99 BLHS 2015, xử phạt Nguyễn Phúc Vinh (16 tuổi 9 tháng)
55.000.000 đồng về Tội đánh bạc theo quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLHS 2015.
Có thể nhận thấy mức phạt 55.000.000 đồng là vượt quá 1/2 mức phạt tiền mà điều

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 45 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

luật có quy định (từ 20 triệu đến 100 triệu đồng). Như vậy, trường hợp trên vi phạm
vào Điều 91 và Điều 99 BLHS 2015 khi quyết định hình phạt tiền đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
- Thứ sáu, một số trường hợp quyết định hình phạt tiền chưa vận dụng chính
xác Điều 35 BLHS 2015. Khi quyết định mức phạt tiền cần phải căn cứ vào Khoản 3
Điều 35 BLHS 2015 “Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội,
sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng”, nhưng trên
thực tế có nhiều bản án Tòa án đã không có đánh giá, nhận định về tình hình tài sản
của bị cáo khi quyết định hình phạt, hoặc tài liệu chứng cứ không đủ chứng minh
những được khả năng thu nhập hoặc tình hình tài sản của bị cáo nên Tòa án đã không
áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung, dẫn đến mức hình phạt tiền đã tuyên là thiếu
căn cứ pháp luật, không khả thi thực tế.
- Thứ bảy, không áp dụng hình phạt tiền bổ sung trong những trường hợp cần
thiết phải phạt tiền bổ sung. Chẳng hạn như có nhiều trường hợp việc xử phạt bị cáo
cho hưởng án treo vì bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, lần đầu phạm
tội, gia đình có công với cách mạng…phù hợp với quy định của BLHS, tuy nhiên để
răn đe bị cáo đồng thời phòng ngừa bị cáo tái phạm cần thiết phải áp dụng hình phạt
tiền mới đúng đắn.
- Thứ tám, khi quyết định hình phạt tiền không ghi rõ căn cứ Điều 35 BLHS
2015 trong phần quyết định của bản án. Hầu hết các bản án chỉ áp dụng khoản, điều
tương ứng quy định tại phần các tội phạm cụ thể mà không áp dụng Điều 35 BLHS
là thiếu sót. Ví dụ: Tại bản án số 36/HSST ngày 19/9/2018 của TAND thị xã Kiến
Tường đã xử phạt Nguyễn Văn Định 10.000.000 đồng về Tội đánh bạc trên cơ sở các
căn cứ Khoản 1 Điều 321; điểm i, s Khoản 1, 2 Điều 51 BLHS 2015, nhưng trong
phần quyết định không ghi căn cứ vào Điều 35 BLHS 2015
Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm sai lần như trên là do những khó khăn,
vướng mắc sau:
Một là, trình độ chuyên môn của những người trong vai trò cầm cân nẩy mực,
xử án, quyết định hình phạt cho người phạm tội còn thấp, thiếu kinh nghiệm trong
việc xét xử, khi xét xử thì ít khi xem xét đến hoàn cảnh, nhân thân, điều kiện, tình

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 46 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

hình sức khỏe, gia đình của người bị tội, …


Hai là, trình độ nghiệp vụ và năng lực của các cán bộ Nhà nước còn thấp, nhiều
cán bộ bị tha hóa, biến tướng, thiếu nhiệt huyết trong công việc, thiếu công bằng trong
xét xử lẫn trong nhiều hoạt động khác. Xuất hiện nhiều người còn đút lót, nhận hối
lộ để xử án một cách sai pháp luật, giúp cho người phạm tội được giảm nhẹ hình phạt
không tương xứng, không phù hợp với quy định của Điều luật và không phù hợp với
thực tế xét xử.
Ba là, những quy định của phần chung với phần tội phạm trong BLHS vẫn còn
chung thống nhất chặt chẽ, dẫn đến nhiều đối tượng dựa vào sơ hở đó mà phạm tội.
Bốn là, quy định cách thức thi hành hình phạt, nhất là hình phạt tiền còn chưa
quy định rõ về cách thức nộp phạt trong BLHS hiện hành (BLHS 1999 có quy định
“Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết
định trong bản án”18 nhưng đến BLHS 2015 thì đã bỏ quy định này), làm cho bị cáo
đôi khi cố tình chây lì, không nộp tiền thi hành án mặc dù khả năng kinh tế vẫn có
thể thi hành.
Năm là, chưa có quy định về biện pháp cưỡng chế thích đáng đối với những bị
cáo cố tình không thi hành án hoặc nếu có thì cũng thiếu tính khả thi, quy định về cơ
chế thực thi chưa thực sự rõ ràng, nghiêm khắc đủ sức răn đe, giáo dục người phạm
tội.
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định về hình phạt
tiền
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 về hình phạt tiền, cùng với quá trình đi thực tập
tại TAND tỉnh Long An, đồng thời với việc phân tích tổng hợp các số liệu đã chỉ ra
được tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của việc áp dụng
hình phạt tiền, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình
phạt tiền nói chung trong cả nước và thực tiễn tại tỉnh Long An nói riêng
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, để tránh tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt tiền,
nên tác giả kiến nghị bổ sung định nghĩa pháp lí về hình phạt tiền vào BLHS như sau:

18
Khoản 4, Điều 30 BLHS 1999
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 47 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

“Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội, PNTM phạm tội nộp một khoản tiền
nhất định sung công quỹ Nhà nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành”
Thứ hai, cần sửa đổi quy định chung về hình phạt tiền theo hướng xác định rõ
nội dung, phạm vi điều kiện áp dụng hình phạt tiền theo hướng vừa đảm bảo được
tính khái quát, tính thống nhất, hiểu một nghĩa và dễ áp dụng.
Thứ ba, cần quy định cụ thể về điều kiện áp dụng hình phạt tiền giống như đối
với hình phạt cảnh cáo và hình phạt cải tạo không giam giữ để làm cơ sở, căn cứ pháp
lí cho Tòa án khi lựa chọn loại hình phạt. Cần phải có một văn bản hướng dẫn cụ thể
về điều kiện có thể áp dụng hình phạt tiền giống như các hình phạt khác vì Khoản 2
Điều 50 BLHS năm 2015 đã quy định: “Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền thì
ngoài căn cứ quy định tại tại Khoản 1 điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản,
khả năng thi hành án của người phạm tội” nhưng quy định này vẫn còn chung chung,
khó vận dụng trên thực tế và chỉ có ý nghĩa khi Tòa án quyết định mức phạt tiền cụ
thể chứ không hẳn là căn cứ hay cơ sở cho Tòa án lựa chọn loại hình phạt tiền để áp
dụng đối với người phạm tội, PNTM.
Thứ tư, cần mở rộng hơn phạm vi áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung, nhằm
đáp ứng kịp thời tình hình, diễn biến của nền kinh tế thị trường và tăng cường tính
răn đe của hình phạt trong một số trường hợp phạm tội cụ thể. Bên cạnh đó tác giả
thấy cũng cần có văn bản hướng dẫn quy định đối với một số tội đối với PNTM mà
có áp dụng hình phạt tiền.
Thứ năm, cần phải quy định rõ mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền
và phải quy định cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị
trường.
Thứ sáu, về cách thức thi hành hình phạt tiền mặc dù BLHS năm 2015 đã bỏ
quy định: “Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án
quyết định trong bản án”19, nhưng theo tác giả thì nên quy định lại trong BLHS 2015
phạt tiền cho dù là hình phạt chính hay hay bổ sung đều do Tòa án quyết định và do
vậy cách thức nộp tiền phạt, một lần hay nhiều lần và trong thời hạn nào đều cũng
phải do Tòa án nhận định và quyết định trong bản án. Có thể quy định thêm thời gian
nộp phạt và khoảng cách giữa các lần nộp phạt để tránh trường hợp bị cáo không thi

19
Khoản 4, Điều 30 BLHS 1999
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 48 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

hành được án phạt tiền hoặc cố tình không thi hành án phạt, và có thể quy định thêm
biện pháp quy đổi từ phạt tiền thành lao động bắt buộc, lao động công ích.
3.3.2. Giải pháp khác
- Cần tăng cường công tác quản lí, lãnh đạo, thanh tra, kiểm tra của Tòa án cấp
trên đối với Tòa án cấp dưới để kịp thời chỉ đạo, sửa sai trong việc xét xử và quyết
định hình phạt hoặc những ngăn chừng kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong công
tác xét xử.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên sâu về nghiệp vụ, hiểu rõ pháp
luật, đồng thời phải thường xuyên có biện pháp nâng cao tinh thần, trách nhiệm của
các cán bộ tư pháp. Từ đó tạo cơ sở cho việc áp dụng pháp luật chính xác, đảm bảo
thực hiện đúng chính sách hình sự của Nhà nước ta.
- Đối với Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân cần phải nắm vững các
quy định của pháp luật về hệ thống hình phạt, các nguyên tắc và các căn cứ khi
quyết định hình phạt, đảm bảo bản án được tuyên đúng người, đúng tội, hợp tình,
hợp lí và cần phải có cơ chế bảo đảm nguyên tắc “độc lập xét xử và chỉ tuân theo
pháp luật” trong hoạt động xét xử.
- Xây dựng, củng cố thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc điều tra, xét xử và
phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tọa chuyên môn cho các cán bộ làm
nhiệm vụ “cầm cân nảy mực”
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người phạm tội và ý thức pháp
luật của nhân dân, dư luận xã hội về hình phạt tiền
- Nâng cao công tác tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật, sự hiểu biết pháp
luật của nhân dân, giúp nhân dân có những nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò
và ý nghĩa của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt.
-Tổ chức điều tra, khảo sát để biết được tình hình trong thực tế về trình độ hiểu
biết pháp luật của nhân dân. Từ đó, đưa ra phương pháp phố biến, giáo dục cho phù
hợp. Nội dung tuyên truyền pháp luật cần thiết thực, đơn giản, dễ hiểu cho mọi đối
tượng. Triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật như tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị,
tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền thông qua nhà trường,
sách pháp luật, qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, các hội thi tìm hiểu pháp luật…

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 49 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

KẾT LUẬN
Hình phạt tiền có một vị trí, vai trò ý nghĩa rất lớn trong pháp luật hình sự Việt
Nam, không giống như các hình phạt khác (hình phạt tù, hình phạt tử hình). Việc áp
dụng hình phạt tiền áp dụng đối người phạm tội tiết kiệm được chi phí xã hội cho
việc giáo dục, cải tạo, hạn chế nhiều mặt tiêu cực có thể phát sinh, mặt khác người
phạm tội không bị cách li khỏi xã hội, được sống và làm việc trong một môi trường
hoàn toàn bình thường, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.
Dựa vào nghiên cứu các quy định về hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam,
cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại địa bàn tỉnh Long An, thông qua việc
nghiên cứu luật thực định và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền từ địa bàn tỉnh Long
An, tác giả đã cố gắng làm rõ những vấn đề cơ bản về hình phạt tiền trong BLHS Việt
Nam hiện hành, so sánh với các quy định của BLHS trước, chỉ ra một số vi phạm sai
lầm trong việc áp dụng hình phat tiền, phổ biến trong thực tiễn xét xử trên địa bàn
tỉnh Long An; trên cơ sở đó tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền và
nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trên thực tế không chỉ riêng tỉnh Long An mà
trên cả nước nói chung.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ra đời, các quy định chung về
hình phạt tiền cũng như các quy định về hình phạt tiền trong các tội danh cụ thể đã
có những thay đổi, bổ sung căn bản; phạm vi áp dụng hình phạt tiền được mở rộng
hơn với nhiều tội danh có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt
bổ sung cho cả cá nhân, pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, để hình phạt tiền thực sự
phát huy được vai trò, vị trí của nó trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự
Việt Nam thì ngoài các quy định của pháp luật thực định về hình phạt tiền thì việc
nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng hình phạt
tiền nói riêng và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân về chính sách hình sự và
chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức
quan trọng. Có như vậy, hình phạt tiền mới có thể phát huy được hết vai trò, vị trí, ý
nghĩa và chức năng xã hội của nó, góp phần tạo được niềm tin trong nhân dân, đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 50 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

Tác giả hy vọng rằng đề tài khóa luận của mình sẽ góp phần giúp hoàn thiện các
quy định của pháp luật thực định về hình phạt tiền và góp phần nâng cao hiệu quả của
hình phạt tiền trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Nhân
dân, Tòa án Nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán …

GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu 51 SVTH: Đặng Thanh Phước
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Quốc hội (1997), Bộ luật Hình sự năm 1985, Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội;
4. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội;
5. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia.
6. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 27/12/2015 của
Quốc hội khóa 13 về việc ban hành BLHS năm 2015;

7. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/06/2016 của Quốc hội
khóa 13 về việc lùi thời gian có hiệu lực thi hành của BLHS số Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015;

8. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội;


9. Sắc lệnh Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 27/SL ngày
28-02-1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát;
10. Nghị quyết số 02/HĐTP - TANDTC ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự;
11. Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986;
12. Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự;
13. Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020;
14. TÀI LIỆU SÁCH, GIÁO TRÌNH
15. Phạm Văn Beo (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2), Nxb Chính
trị Quốc gia;
16. Phạm Văn Beo (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1), Nxb Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội;
17. Trần Văn Biên – TS. Đinh Thế Hưng (Đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 2015, Nxb Thế giới;
18. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự tập IV,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

19. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội;
20. Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Tư
pháp, Hà Nội
21. Trần Minh Hưởng (Chủ biên), Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự (đã được sửa
đổi, bổ sung) tập I, NXb Hồng Đức, Hà Nội.
22. Dương Tuyết Miên (2000), Bàn về mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học,
(số 3), tr.27-30;
23. Dương Tuyết Miên (2006), Sự mâu thuẫn của hình phạt tiền quy định tại khoản
1 Điều 30 Bộ luật hình sự với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình
phạt này, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số15), tr.6-10;
24. Dương Tuyết Miên (2008), Hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về các
hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 19);
25. Dương Tuyết Miên (2009), Chế định hình phạt theo quy định của pháp luật
hình sự một số nước Asean, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 15), tr.37-43;
26. Dương Tuyết Miên (2009), Các hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và
hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 8), tr.16-20;
27. Cao Thị Oanh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Giáo
dục, Hà Nội

28. Võ Khánh Vinh (1994), Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội;
29. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

30. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội;

31.
32. Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội;
33. Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 – Phần thứ nhất những
quy định chung, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội;
34. Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam – Từ thực tiễn tỉnh Long An

chung, Nxb Công an nhân dân;


35. Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Số liệu thống kê việc áp dụng hình
phạt tiền của TAND các năm (2014-2018);

36. LUẬN VĂN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC


37. Mai Lan Ngọc, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm
trong Luật hình sự Việt Nam( Luận văn Thạc sĩ Luật học – Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội);
38. Phan Thị Dương Thanh, Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự
Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ Luật học – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội);
39. Nguyễn Thị Bình, Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Luận văn Thạc sĩ Luật
học – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội);
40. Nguyễn Thị Thu Hòa, Bàn về người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự
Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ Luật học – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
42. Trịnh Quốc Toản, Luận án tiến sĩ học về các hình phạt bổ sung trong Luật hình
sự Việt Nam http://baophapluat.vn/tu-phap/sua-doi-bo-luat-hinh-su-nam-1999-
se-phat-tien- toi-20-ty-112267.html

43. Nguyễn Thị Tiêp, Khóa luận hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam - những
vấn đề lí luận và thực tiễn http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-hinh-phat-
tien-trong-bo-luat-hinh-su-viet-nam-nhung-van-de-li-luan-va-thuc-tien-32315/,
cập nhật ngày 27/5/2013.

44. Ban nội chính trung ương, Một số điểm mới trong phần chung của Bộ luật Hình
sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 2015 http://www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201710/mot-so-diem-
moi-trong-phan-chung-cua-bo-luat-hinh-su-sua-doi-nam-2015-va-luat-sua-doi-
bo-sung-mot-so-dieu-cua-bo-luat-hinh-su-nam-2015-303104/, ngày 24/10/2017
vii

You might also like