You are on page 1of 17

MỤC LỤC

1. Tên phần mềm ............................................................................................................... 2


2. Các quy trình nghiệp vụ và yêu cầu chức năng hệ thống......................................... 2
2.1. Quản lý đăng ký sử dụng thiết bị ..........................................................................2
2.2. Quản lý thiết bị .....................................................................................................6
2.3. Quản trị hệ thống ..................................................................................................6
3. Các tác nhân tham gia .................................................................................................. 8
4. Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các yêu cầu chức năng ................................................. 8
5. Biểu đồ về các trường hợp sử dụng của hệ thống ................................................... 11
6. Danh sách các bảng dữ liệu ........................................................................................ 14
6.1. Bảng A ................................................................................................................14
7. Các yêu cầu phi chức năng ......................................................................................... 14
7.1. Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu ........................................................14
7.2. Yêu cầu về bảo mật ............................................................................................ 14
7.3. Yêu cầu về giao diện ..........................................................................................16
7.4. Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các chức
năng phần mềm..............................................................................................................16
7.5. Các yêu cầu về ràng buộc xử lý logic đối với việc nhập (hay chuyển đổi) dữ liệu
thông qua sử dụng các ô nhập liệu do giao diện chương trình cung cấp ......................16
1. Tên phần mềm
Hệ thống quản lý đăng ký sử dụng thiết bị dùng chung tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới
2. Các quy trình nghiệp vụ và yêu cầu chức năng hệ thống
2.1. Quản lý đăng ký sử dụng thiết bị
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ các thông tin đăng ký sử dụng thiết bị
của Viện để phục vụ việc đăng ký thiết bị, tìm kiếm, thống kê, báo cáo.
Đối tượng sử dụng:
- Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo các Phòng.
- Cán bộ Phòng thiết bị dùng chung.
- Người đăng ký.
Đối tượng quản lý:
- Các mẫu đăng ký sử dụng thiết bị.
Các yêu cầu chức năng:
- Cho phép người ngoài Viện và trong Viện đăng ký sử dụng thiết bị dùng chung,
theo dõi quá trình đăng ký của mình.
- Cho phép Lãnh đạo các Phòng phê duyệt đối với người đăng ký trong Viện.
- Cho phép Lãnh đạo Phòng thiết bị dùng chung phê duyệt đăng ký cả 2 trường hợp:
người đăng ký ở trong hoặc ngoài Viện.
- Cho phép Cán bộ phòng thiết bị dùng chung xác nhận, cập nhật: số giờ, số mẫu
đăng ký.
- Cho phép Lãnh đạo Viện, Phòng quản lý thiết bị dùng chung theo dõi các báo cáo,
thống kê.

2
Quy trình đăng ký sử dụng đối với người trong Viện

Hình 1: Sơ đồ tổng quát quy trình đăng ký thiết bị đối với người trong Viện
Mô tả chi tiết quy trình:
Bước 1. Đăng nhập tài khoản
Người đăng ký đo mẫu trong Viện phải đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản đã
được cấp.
Bước 2. Xem tình trạng thiết bị, chọn khung giờ, thiết bị
Người đăng ký đo mẫu trong Viện chọn khung giờ, thiết bị cần đo xem tình trạng
thiết bị. Các khung giờ đo của từng thiết bị, được hệ thống tự động cập nhật các giờ trống.
Bước 3. Nộp biểu mẫu đăng ký trong Viện
Người đăng ký đo mẫu trong Viện điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào biểu mẫu
đăng ký và nộp lại trên hệ thống.
Bước 4. Phê duyệt các biểu mẫu đăng ký trong viện
Sau khi nhận được thông báo (qua Email) có mẫu đăng ký mới (chờ phê duyệt từ hệ
thống), các Trưởng phòng (của người đăng ký), phê duyệt các mẫu đăng ký, thao tác này
có thể thực trên hệ thống hoặc qua đường link có trong Email.
 Nếu Trưởng phòng từ chối, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo (không được chấp
nhận) cho người đăng ký.
 Nếu Trưởng phòng chấp nhận, hệ thống sẽ tự động chuyển mẫu đăng ký về Phòng
Thiết bị dùng chung để thực hiện các bước tiếp theo.
3
Bước 5. Trưởng phòng Thiết bị dùng chung xác nhận đăng ký
Trưởng phòng Thiết bị dùng chung sau khi nhận được mẫu đăng ký đã được Trưởng
phòng phụ trách phê duyệt ở bước 4, sẽ thực hiện phê duyệt các mẫu đăng ký, thao tác
này có thể thực trên hệ thống hoặc qua đường link có trong Email.
Bước 6. Nhận thông báo
Sau khi Trưởng phòng phụ trách từ chối phê duyệt hoặc Trưởng phòng Thiết bị dùng
chung xác nhận đăng ký, hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo đến người đăng ký.
Bước 7. Xác nhận số giờ, số mẫu sử dụng
Sau khi được trưởng phòng Thiết bị dùng chung chấp nhận đăng ký, nếu có điều
chỉnh các thông tin trên biểu mẫu đăng ký thì Cán bộ phòng thiết bị dùng chung trực tiếp
liên hệ với người đăng ký để trao đổi và cập nhật lại trên hệ thống.
Cán bộ Phòng thiết bị dùng chung phải xác nhận lại thông tin giờ đo, mẫu đo thực tế
nếu có sai khác với thông tin đăng ký ban đầu.
Với các mẫu đo ưu tiên, cán bộ phòng Thiết bị dùng chung có thể cập nhật lại thông
tin giờ đo của các mẫu có liên quan trên hệ thống để phù hợp với thực tế.
Bước 8. Thống kê, báo cáo
Cán bộ phòng Thiết bị dùng chung, lãnh đạo Viện có thể thực hiện việc thống kê báo
cáo số lượng giờ đo, mẫu đo của các thiết bị đo.

4
Quy trình đăng ký sử dụng đối với người ngoài Viện

Hình 2: Sơ đồ tổng quát quy trình đăng ký thiết bị đối với người ngoài Viện
Bước 1. Truy cập website đăng ký
Người ở ngoài Viện có nhu cầu đo mẫu phải truy cập vào website đăng ký đo mẫu.
Bước 2. Xem tình trạng thiết bị, chọn khung giờ, thiết bị
Người đăng ký đo mẫu ngoài Viện chọn khung giờ, thiết bị cần đo xem tình trạng
thiết bị. Các khung giờ đo của từng thiết bị, được hệ thống tự động cập nhật các giờ trống.
Bước 3. Nộp biểu mẫu đăng ký ngoài Viện
Người đăng ký đo mẫu điền đầy đủ thông tin cần thiết vào biểu mẫu đăng ký ngoài
Viện và nộp lại trên hệ thống.
Bước 4. Trưởng phòng Thiết bị dùng chung xác nhận đăng ký
Trưởng phòng Thiết bị dùng chung nhận Email thông báo, sẽ thực hiện phê duyệt
các mẫu đăng ký, thao tác này có thể thực trên hệ thống hoặc qua đường link có trong
Email.
Bước 5. Nhận thông báo
Sau khi Trưởng phòng Thiết bị dùng chung chấp nhận hoặc từ chối đăng ký, hệ
thống sẽ tự động gửi Email thông báo đến người đăng ký ngoài Viện.
Bước 6. Xác nhận số giờ, số mẫu sử dụng
Sau khi được trưởng phòng Thiết bị dùng chung chấp nhận đăng ký, nếu có điều
chỉnh các thông tin trên biểu mẫu đăng ký thì Cán bộ phòng thiết bị dùng chung trực tiếp
liên hệ với người đăng ký ngoài Viện để trao đổi và cập nhật lại trên hệ thống.
Cán bộ Phòng thiết bị dùng chung phải xác nhận lại thông tin giờ đo, mẫu đo thực
tế nếu có sai khác với thông tin đăng ký ban đầu.
5
Với các mẫu đo ưu tiên, cán bộ phòng Thiết bị dùng chung có thể cập nhật lại thông
tin giờ đo của các mẫu đo trên hệ thống để phù hợp với thực tế.
Bước 7. Thống kê, báo cáo
Cán bộ phòng Thiết bị dùng chung, lãnh đạo Viện có thể thực hiện việc thống kê
báo cáo số lượng giờ đo, mẫu đo của các thiết bị đo.
2.2. Quản lý thiết bị
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ các thông tin của các thiết bị dùng chung
có trong Viện như: tên thiết bị, mô tả, thời gian mua, nước sản xuất, tình trạng sử dụng,
người vận hành, ca thí nghiệm, thông tin sửa chữa…
Đối tượng sử dụng:
- Lãnh đạo Viện
- Cán bộ Phòng thiết bị dùng chung.
Các yêu cầu chức năng:
- Cán bộ phòng Thiết bị dùng chung có thể thêm mới, cập nhật các thông tin của
các thiết bị dùng chung.
- Lãnh đạo Viện, Cán bộ phòng Thiết bị dùng chung có thể xem báo cáo tình trạng
của thiết bị, báo cáo danh sách các thiết bị của Viện.
2.3. Quản trị hệ thống
2.3.1. Quản lý danh mục phòng chức năng
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ các thông tin của các Phòng trong Viện
như: tên phòng, mô tả chức năng nhiệm vụ, lãnh đạo Phòng.
Đối tượng sử dụng:
- Người quản trị hệ thống
Các yêu cầu chức năng:
- Người quản trị hệ thống có thể thêm mới, cập nhật các thông tin của các Phòng
trong Viện.
2.3.2. Quản lý nhân sự trong Viện
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ thông tin của các nhân sự trong Viện như:
tên nhân sự, phòng công tác, địa chỉ, điện thoại, email…
Đối tượng sử dụng:
- Người quản trị hệ thống
Các yêu cầu chức năng:
- Người quản trị hệ thống có thể thêm mới, cập nhật, tìm kiếm các thông tin của các
6
nhân sự trong Viện.
2.3.3. Quản lý người sử dụng hệ thống
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ các thông tin của các người sử dụng hệ
thống.
Đối tượng sử dụng:
- Người quản trị hệ thống
Các yêu cầu chức năng:
- Người quản trị hệ thống có thể thêm mới, cập nhật các thông tin, đổi mật khẩu
phân quyền cho các người sử dụng Hệ thống
2.3.4. Quản lý quyền hệ thống
Mục đích: Quản lý, cập nhật, lưu trữ đầy đủ thông tin của các quyền có trong hệ thống.
Đối tượng sử dụng:
- Người quản trị hệ thống
Các yêu cầu chức năng:
- Người quản trị hệ thống có thể thêm mới, cập nhật thông tin của các quyền trong
hệ thống.
2.3.5. Tiện ích
Mục đích: Giúp cho các người sử dụng hệ thống có những tiện ích trong quá trình làm
việc như: đổi mật khẩu, thay đổi thông tin cá nhân...
Đối tượng sử dụng:
- Người sử dụng hệ thống.
Các yêu cầu chức năng:
Cho phép người sử dụng:
- Đổi mật khẩu.
- Thay đổi thông tin cá nhân.

7
3. Các tác nhân tham gia

STT Tên actor Ghi chú

1 Người đăng ký ngoài Viện

2 Cán bộ phòng Thiết bị dùng chung

3 Trưởng phòng Thiết bị dùng chung

4 Trưởng phòng phụ trách

5 Cán bộ, nhân viên trong Viện

6 Lãnh đạo Viện

7 Quản trị hệ thống

4. Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các yêu cầu chức năng

STT Mô tả yêu cầu chức năng Phân loại Ghi chú


M1 Quản lý đăng ký sử dụng thiết bị
1 Đăng ký sử dụng thiết bị
Tìm kiếm thông tin thiết bị Yêu cầu truy vấn
Thêm thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu vào
Xóa thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu vào
Nộp biểu mẫu đăng ký Dữ liệu đầu vào
Xem thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu ra
Nhận thông báo tình trạng đăng ký Dữ liệu đầu ra
2 Phê duyệt đăng ký
Nhận thông báo qua Email Dữ liệu đầu ra
Xem thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu ra
Phê duyệt thông tin đăng ký thiết bị Dữ liệu đầu vào
3 Quản lý mẫu đăng ký thiết bị
Tìm kiếm thông tin mẫu đăng ký Dữ liệu đầu vào
Cập nhật thông tin mẫu đăng ký Yêu cầu truy vấn
Xóa mẫu đăng ký Yêu cầu truy vấn

8
STT Mô tả yêu cầu chức năng Phân loại Ghi chú
Xem thông tin mẫu đăng ký Dữ liệu đầu ra
Xuất báo cáo. Dữ liệu đầu ra
M2 Quản lý thiết bị
1 Quản lý thông tin thiết bị
Tìm kiếm thông tin thiết bị Yêu cầu truy vấn
Thêm thông tin thiết bị Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin thiết bị Dữ liệu đầu vào
Xóa thông tin thiết bị Dữ liệu đầu vào
Cập nhật trạng thái thiết bị Dữ liệu đầu vào
Xem thông tin thiết bị Dữ liệu đầu ra
Xuất báo cáo Dữ liệu đầu ra
2 Quản lý lịch sử thiết bị
Tìm kiếm lịch sử thiết bị Yêu cầu truy vấn
Thêm lịch sử thiết bị Dữ liệu đầu vào
Sửa lịch sử thiết bị Dữ liệu đầu vào
Xóa lịch sử thiết bị Dữ liệu đầu vào
Xem lịch sử thiết bị Dữ liệu đầu ra
Xuất báo cáo Dữ liệu đầu ra
M3 Quản trị hệ thống
1 Quản lý danh mục phòng chức năng
Tìm kiếm thông tin phòng Yêu cầu truy vấn
Thêm mới phòng Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin phòng Dữ liệu đầu vào
Xóa thông tin phòng Dữ liệu đầu vào
Xem thông tin phòng Dữ liệu đầu ra
2 Quản lý nhân sự trong Viện
Tìm kiếm thông tin nhân sự Yêu cầu truy vấn
Thêm mới nhân sự Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin nhân sự Dữ liệu đầu vào
Xóa thông tin nhân sự Dữ liệu đầu vào

Xem thông tin nhân sự Dữ liệu đầu ra


3 Quản lý người sử dụng hệ thống
Thêm mới người sử dụng Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin người sử dụng Dữ liệu đầu vào
9
STT Mô tả yêu cầu chức năng Phân loại Ghi chú
Khóa người sử dụng Dữ liệu đầu vào
Xóa người sử dụng Dữ liệu đầu vào
Phân quyền người sử dụng Dữ liệu đầu vào
Reset mật khẩu người sử dụng Dữ liệu đầu vào
Xem thông tin người sử dụng Dữ liệu đầu ra
Tìm kiếm người sử dụng Yêu cầu truy vấn
4 Quản lý quyền hệ thống
Thêm mới quyền Dữ liệu đầu vào
Sửa thông tin quyền Dữ liệu đầu vào
Khóa quyền Dữ liệu đầu vào
Xóa quyền Dữ liệu đầu vào
Xem danh sách quyền Dữ liệu đầu ra
Tìm kiếm quyền Yêu cầu truy vấn
5 Tiện ích
Xem thông tin cá nhân Dữ liệu đầu ra
Sửa thông tin cá nhân Dữ liệu đầu vào
Thay đổi mật khẩu Dữ liệu đầu vào

10
5. Biểu đồ về các trường hợp sử dụng của hệ thống

Hình 3: Biểu đồ trường hợp sử dụng của người ngoài Viện

Hình 4: Biểu đồ trường hợp sử dụng của Cán bộ, nhân viên trong Viện

11
Hình 5: Biểu đồ trường hợp sử dụng của cán bộ phòng thiết bị dùng chung

Hình 6: Biểu đồ trường hợp sử dụng của Trưởng phòng thiết bị dùng chung

12
Hình 7: Biểu đồ trường hợp sử dụng của Trưởng phòng phụ trách

Hình 8: Biểu đồ trường hợp sử dụng của Lãnh đạo Viện

Hình 9: Biểu đồ trường hợp sử dụng của Quản trị hệ thống


13
6. Danh sách các bảng dữ liệu
6.1. Bảng A

STT Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu Mô tả


1

7. Các yêu cầu phi chức năng


7.1. Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu
- Đáp ứng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, thời gian xử lý cần đảm bảo ở tốc độ cao,
thời gian cho mỗi thao tác xử lý dữ liệu không quá 5s;
- CSDL phải có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, tính ổn định cao,đảm bảo
hệ thống hoạt động được 24/24h;
- Có khả năng lưu trữ được nhiều dạng dữ liệu khác nhau như dữ liệu có cấu trúc, dữ
liệu phi cấu trúc được lưu trữ dưới dạng tệp gắn kèm (dữ liệu văn bản, dữ liệu phim,
âm thanh);
- Đáp ứng cơ chế lưu trữ, khai thác CSDL theo thời gian để giảm tải dung lượng, tuy
nhiên vẫn đảm bảo cơ chế tìm kiếm, tra cứu dữ liệu thông suốt trên toàn bộ các CSDL.
7.2. Yêu cầu về bảo mật
a) Bảo mật mức CSDL
- Ngăn chặn các truy cập dữ liệu trái phép;
- Kiểm soát phần đĩa sử dụng;
- Kiểm soát nguồn tài nguyên hệ thống sử dụng (như thời gian CPU);
- Theo dõi quá trình truy cập của người sử dụng.
Mỗi người sử dụng trong cơ sở dữ liệu có một giản đồ tương ứng với cùng tên. Mỗi
một giản đồ là một tập hợp logic các đối tượng cơ sở dữ liệu như các bảng, các views,
các sequences, các synonyms, các indexes, các clusters, các procedures, các functions,
các packages, và các database links. Mặc định, mỗi người sử dụng trong cơ sở dữ liệu
tạo ra và có quyền truy cập tới tất cả các đối tượng có trong giản đồ của người sử dụng
đó.
Bảo mật của cơ sở dữ liệu được chia làm hai loại: Bảo mật hệ thống (System
security) và Bảo mật dữ liệu (Data security).
Bảo mật hệ thống bao gồm các cơ chế kiểm soát các quyền truy cập và sử dụng
14
của cơ sở dữ liệu ở mức hệ thống. Bảo mật hệ thống bao gồm:
- Kiểm tra kết hợp đồng thời người sử dụng/mật khẩu;
- Dung lượng đĩa có sẵn cho một giản đồ các đối tượng của người sử dụng;
- Giới hạn tài nguyên cho người sử dụng.
Cơ chế bảo mật hệ thống có nhiệm vụ kiểm tra:
- Người sử dụng có được phép kết nối vào cơ sở dữ liệu hay không;
- Bộ giám sát cơ sỏ dữ liệu có hoạt động hay không;
- Các thao tác hệ thống của người sử dụng có thực hiện hay không.
Bảo mật dữ liệu bao gồm các cơ chế truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu tới từng đối
tượng trong cơ sở dữ liệu như: Mỗi người sử dụng được phép truy cập vào một đối
tượng riêng và các kiểu hành động mà người sử dụng được phép thao tác trên đối tượng
đó.
b) Bảo mật mức ứng dụng
Các hệ thống có các modules bảo mật được thiết kế riêng cho mức ứng dụng, cung
cấp công cụ xác thực người sử dụng. Một lần nữa người sử dụng lại được gán quyền
chạy các chức năng hệ thống, quyền truy/xuất vùng dữ liệu khác nhau, xây dựng các
profiles riêng biệt cho những người sử dụng truy cập từ xa để bảo đảm tính bảo mật và
ngăn chặn việc xâm nhập dữ liệu của các người sử dụng khác nhau.
Các đối tượng trong hệ thống bảo mật mức ứng dụng:
- Người sử dụng: Sử dụng các accounts được hệ thống cung cấp;
- Nhóm: Nhóm những người sử dụng có cùng quyền, chức năng...;
- Chức năng: Các chức năng của hệ thống được gán cho nhóm hoặc người sử
dụng.
Việc phân quyền các chức năng cho người sử dụng hay phân quyền chức năng cho
các nhóm và việc thừa kế các quyền của nhóm mà người sử dụng thuộc nhóm đó được
lưu trữ trong CSDL.

15
7.3. Yêu cầu về giao diện
- Hệ thống phần mềm cần được thiết kế đạt yêu cầu thẩm mỹ, trình bày khoa học, hợp
lý, thân thiện và dễ sử dụng;
- Toàn bộ giao diện của các ứng dụng bao gồm cả giao diện của người sử dụng lẫn giao
diện của người quản trị hệ thống đều được xây dựng trên nền Web.
- Hỗ trợ chuẩn ngôn ngữ Unicode (character set UTF8). Người sử dụng có thể sử dụng
các bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hoặc UniKey để soạn thảo các nội dung mà không
gặp trở ngại về vấn đề chuẩn ngôn ngữ.
7.4. Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các chức
năng phần mềm
- Thời gian xử lý cần đảm bảo ở tốc độ cao, thời gian cho mỗi thao tác xử lý dữ liệu
không quá 5s. Khi chương trình có độ trễ quá 5s cho tác vụ, hệ thống cần có công cụ
hiển thị lời thông báo hoặc biểu tượng hiển thị cho người dụng nhận biết được rằng hệ
thống vẫn đang hoạt động.
- Tốc độ lập các báo cáo không quá 3 phút
- Tốc độ tra cứu, tìm kiếm dữ liệu theo nhiều điều kiện dưới 5 phút.
- Độ phức tạp xử lý của các chức năng phần mềm cần đảm bảo các chức năng thỏa mãn
yêu cầu nghiệp vụ của người dùng hệ thống và đảm bảo tính logic về nghiệp vụ giữa
các chức năng.
7.5. Các yêu cầu về ràng buộc xử lý logic đối với việc nhập (hay chuyển đổi) dữ
liệu thông qua sử dụng các ô nhập liệu do giao diện chương trình cung cấp
- Dữ liệu được kiểm tra ngay thời điểm người dùng nhập dữ liệu vào ô nhập;
- Độ phức tạp xử lý của các chức năng phần mềm cần đảm bảo các chức năng thỏa mãn
yêu cầu nghiệp vụ của người dùng hệ thống và đảm bảo tính logic về nghiệp vụ giữa
các chức năng;
- Hiện thị thông báo ngay hoặc không cho nhập khi người dùng nhập dữ liệu
không hợp lệ;
- Các ô nhập phải hiển thị dấu thông báo ô nhập là bắt buộc hoặc tùy chọn nhập dữ liệu
cho người dùng;
- Các ô nhập cần có định dạng của dữ liệu nhập chuyên biệt ví dụ: Ô nhập ngày tháng,
Ô nhập số…;
- Thứ tự các ô nhập tuân theo đúng logic của văn bản cần nhập, người dùng hoàn toàn
có thể sử dụng bàn phím (không cần chuột) để di chuyển tới các ô nhập này;

16
- Các ô nhập hỗ trợ phím nóng để di chuyển nhanh tới ô nhập mong muốn;
- Đối với các ô nhập có dữ liệu cố định như: Danh mục, Ngày tháng, Danh sách cụ
thể,… cần hỗ trợ hiện thị danh sách để người dùng chọn mà không cần nhập;
- Việc nhập dữ liệu trên hệ thống đảm bảo ràng buộc xử lý logic của chương trình.

17

You might also like