You are on page 1of 3

Hồ CHí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam,

những tác phẩm của Bác đều mang giá trị sâu sắc của một bài văn
chính luận mẫu mực, giá trị của những bài tác phẩm Bác viết mang
đậm giá trị to lớn của những lời tố cáo đanh thép đối với kẻ thù và
bản “Tuyên ngôn độc lập” được xem là áng văn “mẫu mực” của văn
chính luận mang đậm chuẩn mực giá trị trong phong cách viết của
BÁc. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được
viết rất cao tay : “Hỡi đồng bào cả nước...đó là lẽ phải không thể
chối cãi được”
“Tuyên ngôn độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là
một áng văn chính luận mẫu mực. Tác phẩm được viết trong những
ngày mùa thu lịch sử khi cả đất nước ngây ngất trong niềm vui hạnh
phúc được thoát khỏi kiếp sống nô lệ, tủi hụt trước ách thống trị của
thực dân phong kiến. Đất nước đã dành được độc lập nhưng bọn đến
quốc thực dân đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le quay lại nhằm
nô dịch đất nước ta thêm lần nữa. Bản Tuyên ngôn độc lập với mục
đích hướng tới không chỉ là đồng bào cả nước mà còn là nhân dân
trên toàn thế giới. Trước hết là nhân dân tiến bộ của Pháp bà Mĩ, nó
không chỉ nhằm khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt
Nam mà còn là bao hàm một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ
luộn điệu xảo trá của kẻ thì trước dư luận của thế giới. Từ đó, chúng
ta thấy được Tuyên ngôn độc lập là bài văn chính luận của mẫu
mực: văn phong khúc chiết ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, đanh thép,
lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục.
Như mọi bản tuyên ngôn của các quốc gia trên thế giới, bản Tuyên
ngôn độc lập được Hồ chủ tịch viết đã dựa trên nguyên lí hung về
việc con người sinh ra luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Độc lập, tự do là 4 chữ mà mỗi dân tộc nào cũng mong muốn có
được, theo đó là những quyền lợi chung. Những quyền lợi ấy như
quyền con người, trong đó quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc là
những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm mà tạo hóa đã ban cho
con người. Có thể nói đó là những quyền không ai có thể xâm phạm
được. Nhiều tư tưởng tiến bộ trên thế giới đã đưa ra những lời tuyên
bố bất hủ về quyền con nguwoif. Chủ tịch HCM đã dẫn tư tưởng
của Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
“...”
và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
“...”
để khẳng định quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do của tất
cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “gậy ông đập
lưng ông”.
Bác đã lấy chính cái mà Đế quốc Mỹ, Thực dân Pháp khẳng định
và tuyên bố về quyền con người, quyền tự do để phản bác lại những
hành động dơ bẩn của chúng. Bản thân chúng là người đề cao sự tự
do, khẳng định con người "luôn được tự do và bình đẳng về quyền
lợi" lại đi xâm lược nước khác. Dùng chính những lý lẽ, lập luận
của kẻ thù, những lý luận đã đưa Pháp và Mỹ lên tầm "thượng
đẳng", cao quý lại đi ngược lại với lời của chính tổ tiên họ để lại.
Hồ Chí Minh viết rất cao tay, mang hàm nghĩa sâu sắc, khéo léo và
có phần mỉa mai, châm biếm. Những lời này giống như một cái tát
vào chính quyền tư bản thực dân lăm le xâm chiếm Việt Nam suốt
vài thập kỉ. Rõ ràng là trích dẫn một cách trang nghiêm, tôn trọng
nhưng thực chất là "chặn họng" những tên mang tư tưởng bá chủ,
thống trị thế giới, đi ngược lại với lẽ tự nhiên, với những lời đã
được cha ông họ truyền lại.Cách viết như thế vừa khéo léo, vừa kiên
quyết.
Một ẩn ý sâu sắc không phải ai cũng nhận ra khi Bác nhắc đến
Mỹ và Pháp ngay từ đầu Bản Tuyên ngôn độc lập, trước khi liên hệ
với Việt Nam là sự ngang hàng. Đặt Việt Nam sánh vai với hai
cường quốc kinh tế là Pháp, Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định tầm quan
trọng của quyền tự do tại Việt Nam cũng quan trọng như tại hai
nước đế quốc này. Nền độc lập của bất kì quốc gia nào, bất kì lãnh
thổ nào cũng đáng tôn trọng và đáng giữ gìn. Ý nghĩa sâu sắc không
phải ai cũng ngộ ra được đã thể hiện tài năng văn học, đồng thời thể
hiện trí tuệ xuất chúng của Hồ Chủ tịch.
Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên Ngôn Độc
Lập, Bác viết “Suy rộng ra”, câu ấy có nghĩa là: “tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do".Sau Cách mạng Tháng tám của
Việt Nam, các dân tộc thuộc địa như Lào và Campuchia đã được
tiếp thêm sức mạnh tinh thần mạnh mẽ cũng như niềm tin vào chế
độ Xã hội Chủ nghĩa, đồng thời, sự kiện ngày 2/9 cũng đặt một mốc
son vàng chói lọi vào công cuộc chiến thắng chủ nghĩa Phát xít trên
toàn thế giới. Ý kiến “suy rộng ra” ấy của Bác quả là một đóng góp
đầy ý nghĩa của BÁc đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới, nó như một phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở
các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên tòa thế giới vào
sau thế kỉ XX.
Nghệ thuật trích dẫn của Hồ CHí Minh đã chỉ ra khát vọng về độc
lập tự do của nhận dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của Cách mạng
tháng 8, Người vừa tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các dân
tộc trên thế giới đồng thời ngầm cảnh báo trước những âm mưu đen
tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc. Chúng xâm lược nước ta là
chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các
dân tộc. Đây là một cách mở bài thật đặc sắc, BÁc đã vạch trần bộ
mặt xảo quyệt, thâm độc của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do,
bình đẳng, bác ái đến cướp đất nuwocs ta, áp bức đồng bào ta trong
suốt 80 năm qua”. Cách lập luận như thế thật chặt chẽ và hùng hồn.
Qua đạn mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập ta còn thấy văn phong
đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía làm rung
động lòng người.
Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ mang tính thời đại
mà còn mang tính vĩnh hằng, đầy ắp chủ nghĩa nhân văn đậm hồn
dân tộc. Đã 70 năm trôi qua nhưng những tư tưởng ấy, quan điểm ấy
của Hồ CHí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập về sự thống nhất
giữa quyền dân tộc và quyền con người, về khát vọng và tinh thần
đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự do vẫn có ý nghĩa
đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
nay.
Đoạn mở đầu của "Tuyên ngôn Độc lập" được viết rất khéo và
đắt, vừa kiên quyết khẳng định quyền tự do của Việt Nam, vừa khéo
léo lên án, chỉ trích chủ nghĩa thực dân bất công, vô lý. Không chỉ
mang tầm lịch sử đối với lãnh thổ Việt Nam, đây cũng là một tác
phẩm có ý nghĩa quốc tế, là động lực đứng lên kháng chiến cho
nhiều quốc gia khác. Về mặt nghệ thuật, "Tuyên ngôn Độc lập" là
hình mẫu chuẩn mực về văn nghị luận với những lớp lang, lý lẽ rõ
ràng, đặc biệt là đoạn mở đầu đầy tính thuyết phục, mang tầm thời
đại.

You might also like