You are on page 1of 5

1.

VIÊM HỌNG CẤP TÍNH


Tình huống: Bệnh nhân Trần Ngọc G, nam, (nhìn mặt đoán khoảng 35 tuổi) đến khám
bệnh với các triệu chứng: Sốt 38,5C nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn. Đau họng nhất là khi nuốt,
kể cả khi nuốt chất lỏng. Ho có đờm nhầy màu vàng. Bác sĩ khám bệnh thấy toàn bộ niêm
mạc họng đỏ, xuất tiết, có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
ĐƠN THUỐC Vai trò
Amoxicillin + acid clavulanic Sáng: 1 viên Kháng sinh diệt vi khuẩn
875mg+125mg Chiều: 1 viên, uống ngay gây bệnh
trước bữa ăn
Paracetamol 500mg Sáng: 1 viên, Trưa: 1 viên, Giảm đau, hạ sốt
Tối: 1 viên
Acetylcystein 200mg Sáng: 1 viên, Trưa: 1 viên, Tiêu nhầy, giúp đờm
Tối: 1 viên nhầy dễ thoát ra ngoài
khi ho
Methylprednisolon 16mg Sáng: 1 viên, sau ăn Kháng viêm, giảm sưng
đỏ ở niêm mạc họng
Vitamin C 500mg Sáng: 1 viên, sau ăn Nâng cao sức đề kháng
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
Uống trà và mật ong Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa
quả chanh. Giúp giảm đau rát ở cổ họng.
Súc miệng bằng nước muối Súc miệng bằng nước muối sẽ thấy bệnh nhanh chóng
thuyên giảm và đem lại cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

2. VIÊM MŨI XOANG CẤP


Tình huống: Bệnh nhân Nguyễn Phú C đến khám với các triệu chứng: sốt nhẹ 38C, cảm
giác đau và nhức ở vùng mặt, tắc ngạt mũi. Khi thăm khám, Bsi thấy có mủ trong hốc
mũi. Bệnh nhân còn khai báo rằng, khoảng 1 tuần trước bệnh nhân có mắc một đợt cảm
cúm.
Đơn thuốc y như trên.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
Mát-xa kết hợp ấn huyệt Làm ấm luồng khí huyết và kích thích sự lưu thông máu ở
các hốc xoang, từ đó giảm thiểu sự ứ tắc đồng thời dẫn
nhiều thực bào đến vùng viêm nhiễm để tiêu diệt vi khuẩn.
Chườm nóng hay xông Làm giảm áp lực trên xoang mũi, làm lỏng và giúp dịch
mũi bằng nước nóng nhầy dễ thoát ra hơn.
Rửa mũi bằng nước Loại bỏ vi trùng và chất nhầy trong các đường thông mũi
muối sinh lý 0,9% xoang.
3. VIÊM TAI GIỮA CẤP
Tình huống: Bệnh nhân Lai Quí L, nam, 22 tuổi, than phiền rằng: hay bị sốt nhẹ và luôn
cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất nước. Đau nhức trong tai thường xuyên nên tạo cảm giác
khó chịu, mất tập trung khi làm việc. Khi thăm khám, bsi xác nhận rằng bệnh nhân có
dấu hiệu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết.
ĐƠN THUỐC Vai trò
Amoxicillin + acid Sáng: 1 viên Như trên
clavulanic 875mg+125mg Chiều: 1 viên, uống ngay
trước bữa ăn
Paracetamol 500mg Sáng 1 Trưa 1 Chiều 1
Methylprednisolon 16mg Sáng 1 viên, sau ăn
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
Làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava
Rửa tai, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lí 0,9%

4. VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG


Tình huống: Bệnh nhân Lí Tiểu H, nữ, 22 tuổi đến khám với các triệu chứng: sốt 38C, đau
ngực nhẹ, ho mới xuất hiện, tăng dần, lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm đặc, màu vàng.
Sau khi thăm khám và làm một số xét nghiệm, Bsi chẩn đoán viêm phổi nhẹ (CURB65 1
điểm và đó cũng rất có thể là điểm thi Hóa trị liệu của bệnh nhân). Bệnh nhân còn khai báo
rằng không sử dụng kháng sinh trong 3 tháng qua.
ĐƠN THUỐC
Clarithromycin 500mg Sáng: 1 viên Chiều: 1
viên
Paracetamol 500mg S1 T1 C1
Bromhexin 8mg S1 T1 C1 Làm đờm lỏng và ít quánh hơn, dễ
thoát ra ngoài. Ngoài ra còn làm
tăng nồng độ kháng sinh trong nhu
mô phổi => tăng hiệu quả diệt
khuẩn.
PHÒNG BỆNH
- Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt.
 Tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm một lần, phòng phế cầu 5 năm một lần cho những
trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.
 Loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại: Thuốc lá, thuốc lào.
 Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.

5. VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG (TRẺ EM)


Tình huống: Lai Quí L dắt người yêu cũ cùng con gái đến khám bệnh, bé K (con trai
người cũ, 4 tuổi, 17 kg) có các triệu chứng: sốt nhẹ 38C, ho có đờm vàng, thở nhanh
>50l/phút. Qua thăm khám và xét nghiệm, bsi chẩn đoán bé K bị viêm phổi (mức độ
nhẹ).
ĐƠN THUỐC
Amoxicillin 250mg S: 1 gói T: 1 gói C: 1 gói Hòa tan 1 gói vào 1 ly có
Paracetamol S 1 gói T 1 gói C 1 gói ckhoảng 10-20ml nước.
Khuấy đều.
Bromhexin 4mg S: 1 ống C: 1 ống
(Novahexin 4mg/5ml) (Dạng bào chế siro 5ml
chứa 4mg)
Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi?
- Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị, viêm phổi
do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế rất khó
phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi khuẩn kể
cả dựa vào lâm sàng, X-quang hay xét nghiệm khác.
- Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn.
Vì vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm
phổi ở trẻ em.
PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ.
- Tránh đun bếp than, giảm khói bếp, khói thuốc lá trong nhà.
- Tăng cường vệ sinh tay.
- Bảo đảm tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng. Các vaccin
cần thiết để phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là H. influenzae typ b (Hib), ho gà,
phế cầu, cúm..

7.8.9 VIÊM PHẾ QUẢN CẤP


Tình huống: Bệnh nhân Nguyễn Văn A, nam, 30 tuổi đến khám với các triệu chứng: ho
khạc đờm mủ, đờm màu vàng kéo dài khoảng 1 tuần qua, không sốt, có khó thở nhẹ.
Bệnh nhân cho biết rằng đã từng uống kháng sinh trị viêm họng khoảng 2 tháng trước
nhưng không rõ kháng sinh loại gì. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh
nhân bị viêm phế quản cấp.
ĐƠN THUỐC
Amoxicillin + acid S1 C1
clavulanic 875 mg+125mg
HOẶC
Levofloxacin 500 mg S1
Bromhexin 8mg S1 t1 c1
Salbutamol 2mg S1 c1 t1 Kich thích beta2 giãn phế quản, giảm
tình trạng khó thở nhẹ ở bệnh nhân.
Vitamin C 500mg S1 sau ăn

PHÒNG BỆNH CHUNG CHO CÁC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP


 Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường
ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
 Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính,
suy tim, cắt lách, tuổi  65.
 Điều trị các nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
 Vệ sinh răng miệng

10.11 VIÊM BÀNG QUANG CẤP


Yếu tố nguy cơ:
 Phì đại lành tính hoặc u tuyến tiền liệt.
 Sỏi, u bàng quang.
 Hẹp niệu đạo, hẹp bao qui đầu.
 Đái tháo đường.
 Có thai.
 Đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp bàng quang, niệu đạo.
Có yếu tố nguy cơ (đơn 11 á) thì lấy 1 cái yếu tố trên đưa vào tình huống giả định. Nghe
tao, lấy yếu tố CÓ THAI là ok nhất, vì không cần điều trị loại bỏ yếu tố nguy cơ.
Tình huống: Chị T (21 tuổi, đã lập gia đình và là bạn gái cũ của Nguyễn Phú C) đến
khám với các triệu chứng: đái buốt, đái rắt, đau nhẹ vùng trên khớp mu. Qua thăm khám
và xét nghiệm, bsi chẩn đoán viêm bàng quang cấp.

Trimethoprim - S1 c1
sulfamethoxazol 80/400
mg (3 - 5 ngày)
HOẶC
Cephalexin 500 mg (5-7 S1 c1
ngày) => PNCT
Paracetamol 500mg S1 t1 c1
Thích thì cho KV hay Vitamin C vô nữa
12. VIÊM NIỆU ĐẠO
Tình huống: bệnh nhân A (nữ, 25 tuổi, đã lập gia đình) đến khám với các triệu chứng:
Đái buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu. Qua thăm khám và Soi-cấy dịch niệu đạo, bác sĩ chẩn
viêm niệu đạo do Trichomonas

Metronidazol 500mg S1 c1
Paracetamol 500mg S1 t1 c1
Muốn thì thêm KV và vitamin các thứ cho nhiều thuốc

PHÒNG BỆNH CHUNG CHO CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
(CHO CÁC BỆNH NHÂN LÀ NỮ HẾT)
- Có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi giao hợp và nên đi tiểu sau đó để tránh nhiễm
trùng ngược dòng. Nên dùng các biện pháp tình dục an toàn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng; tránh trang phục bó sát, chất liệu vải thấm hút kém
đồng thời nên thay quần lót mỗi ngày.
- Uống đủ nước, nước tiểu ít nhất > 1,5 lít/24h và không nhịn tiểu quá 6 giờ.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu. Tránh sử dụng các thuốc thụt rửa âm đạo hoặc các
thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt.
- Tắm rửa mỗi ngày với nguồn nước sạch, nhất là nữ giới trong những ngày hành kinh.
Nên tắm vòi sen thay cho bồn tắm

You might also like