You are on page 1of 5

CÂU 1: Ở mỗi card mạng ta đều có một địa chỉ vật lý (MAC address) duy nhất, tại

sao ta lại cần thêm địa chỉ IP ở lớp 3?

 Địa chỉ MAC làm việc ở lớp 2 trong khi địa chỉ IP làm việc ở lớp 3 (lớp mạng
hay Network Layer). Địa chỉ MAC là cố định (được thiết lập cứng) trong khi
địa chỉ IP có thể thay đổi được (thiết lập mềm). Trong mạng luôn duy trì một
ánh xạ giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC của thiết bị. Do đó, các thiết bị thường
dùng cơ chế ARP (Address Resolution Protocol) và RARP (Reverse Address
Resolution Protocol) để tìm được địa chỉ MAC, IP của các thiết bị khác khi
cần thiết lập kết nối. DHCP cũng thường dựa vào địa chỉ MAC để quản lý việc
gán địa chỉ IP cho mỗi thiết bị.

CÂU 2: Hãy cho biết vì sao ở cáp UTP người ta xoắn các cặp dây lại với nhau?

 Chống phát xạ nhiễu điện từ bên ngoài, từ sự phát xạ của cap cũng như từ sự
xuyên âm giữa các cặp cap liền kề. Khi xoắn 2 dây lại với nhau thì 2 dây chỉ
truyền 1 dữ liệu, biểu diễn bằng 1 đường hiệu điện thế giữa 2 dây. Khi nhieeux
đánh vào, vì 2 dâu xoắn vào nhau nên sẽ xem như bị nhiễu như nhau cùng
giảm hoặc cùng tang 1 điện áp nhất định, hiệu điện thế giữa 2 dây không đổi
nên đường truyền ổn định.

CÂU 3: Phân biệt cáp xoắn, cáp thẳng, cáp chéo

Cáp xoắn là một loại cáp đồng gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm
chống phát xạ nhiễu điện từ.

Cáp chéo (Crossover) là một kiểu bấm cáp dùng để nối hai thiết bị cùng loại với
nhau. Ví dụ như: PC-Router, Switch-Switch, PC-PC, Router-Router, Hud-Hud.

Cáp thẳng (Straight through) là một kiểu bấm cáp để nối hai thiết bị khác loại với
nhau. Ví dụ như: PC-Switch hoặc server, Switch-Router, Hud-PC hoặc server.

CÂU 4: Hãy cho biết phải dung loại cáp nào để kết nối các thiết bị sau (cổng
LAN): Router-Router, PC-PC, Switch-Switch, Router-Switch, PC-Switch, PC-
Router?

 PC-PC, PC- Router, Router-Router, Switch-Switch: Dùng cáp chéo.


 Router-Switch, PC-Switch: Dùng cáp thẳng.

CÂU 5: Tìm hiểu về Access Point. Hãy cho biết chức năng, tác dụng của Access
Point?

 Access point (AP) là một thiết bị tạo ra một mạng không dây cục bộ, hoặc
WLAN, thường trong một văn phòng hoặc tòa nhà lớn. Một điểm truy cập
access point là một trạm truyền và nhận dữ liệu. Có thể gọi chúng là bộ thu
phát wifi.
Một điểm truy cập Access Point kết nối người dùng với những người dùng
khác trong cùng một mạng. Ngoài ra chúng còn đóng vai trò là điểm kết nối
giữa mạng WLAN và mạng dây cố định. Trong một khu vực mạng được xác
định thì mỗi điểm truy cập Access Point có thể phục vụ nhiều người dùng. Nếu
khi mọi người di chuyển ra ngoài phạm vi của một điểm truy cập, thì chúng sẽ
tự động được chuyển sang điểm tiếp theo.
 Access Point là một thiết bị rất cần thiết trong việc thu và phát wifi có thể kết
nối các điểm truy cập với nhau... Cần phải sử dụng Access Point với những lý
do sau:
 Cho số lượng người truy cập nhiều hơn
 Đem đến không gian truyền rộng hơn
 Đem đến một mạng linh hoạt
 Chức năng của Access Point là cung cấp một nền tảng cho các thiết bị khác
nhau để giao tiếp với nhau. Có chức năng bảo vệ tường lửa và mật khẩu, nên
đảm bảo cho việc kết nối luôn an toàn từ bên ngoài mạng. Cấu tạo của Access
Point giống như Switch nên nó cũng có chức năng chuyển đổi từ mạng có dây
sang mạng không dây và phát wifi cho các thiết bị khác sử dụng. Access Point
có thêm chức năng giúp kết nối tất cả các thiết bị có hỗ trợ kết nối không dây
với mạng cục bộ sử dụng dây. Nhưng chúng chỉ kết nối mạng dây và wifi chứ
không cấp phát địa chỉ IP như Modem. Access Point cũng là bộ phát wifi
thống nhất cho môi trường kinh doanh đa người dùng. Đây là thiết bị rất phù
hợp với các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng....

CÂU 6: Phân biệt mạng WAN và mạng LAN


 Giống nhau
 Mạng LAN và mạng MAN đều là hai mạng được phân loại dưới góc độ
địa lý
 Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network) là mạng kết nối các máy tí ở
gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, một
trường học...
 Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network) là mạng kết nối những
máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường
liên kết mạng cục bộ.
 Khác nhau

LAN WAN

Các máy tính và thiết bị có thể ở


Các máy tính và thiết bị gần
các thành phố, đất nước khác
Khoảng nhau như trong cùng một căn
nhau, khắp lục địa nối kết với
cách địa lí phòng, toà nhà, trường học…
nhau (khoảng cách hàng nghìn
(khoảng cách < 200m trở lại)
km)

Số lượng Vài chục máy tính và thiết bị Hàng chục nghìn máy tính và
máy được kết nối với nhau thiết bị được kết nối với nhau

Thực hiện công nghệ truyền


Công nghệ
thông cao cấp, đó là: công nghệ
truyền
tương tự, công nghệ số, công
thông
nghệ chuyển mạch gói

CÂU 7: Cho biết các bước cấu hình Access Point để kết nối máy tính với ADSL
Modem.

Bước 1: Dùng dây mạng, nối từ máy tính hoặc laptop vào cổng LAN của cần cấu hình
(cổng LAN thường là các cổng có chung một màu và có màu vàng).

Bước 2: Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính ở chế độ Automatic.
Nhấn nút cửa sổ Window + R tại mục Run.

Gõ lệnh ncpa.cpl để mở cửa sổ các kết nối của máy tính. Có thể xem hoặc chỉnh sửa
IP.

Bước 3: Vào một trình duyệt bất kì (như Firefox, Google Chorme, IE …), tại thanh
Address nhập IP của Modem, khi màn hình đăng nhập sẽ hiện ra, gõ Username và
Password.

Bước 4: Cấu hình cơ bản

Sau khi đăng nhập vào Access Point đầu tiên ta chuyển sang mục SETUP.

Ở mục Internet Setup: mặc định là nhập IP động từ thiết bị có dây về.

Nếu muốn cấu hình IP tĩnh ta chọn mục Static và nhập các thông số IP cùng dải với
mạng có dây. (Default gateway trỏ về ADSL (hoặc về router kết nối Internet).

Phần Network Setup chính là IP của Access Point và AP phát ra giải này cho các thiết
bị không dây bắt sóng. Ta có thể để mặc định nếu dãi ADSL không trùng với dải này,
còn nếu ADSL dùng dải này thì ta nên đổi dải khác.

Bước 5: Phần thiết lập Wireless Wireless Setting

+ Mục Cài đặt cơ bản:

– SSID (Tên định danh sóng), tên này có thể ẩn nếu chọn option SSID Broadcast.

– Standard Channel: Nếu trong vùng chỉ có 1 AP thì để AUTO, còn nếu nhiều AP gần
nhau thì ta nên chọn mỗi AP có kênh khác nhau.

+ Mục An ninh:

- Mặc định là không cần xác thực vẫn bắt được sóng. Nếu cần đặt mật khẩu thì tốt nhất
ta chọn WPA – Personal, chuẩn AES.

Cuối cùng là chờ Modem Wifi khởi động lại 100% là xong phần cài đặt.

Bước 6: Kết nối Access Point với hệ thống mạng có dây


Với cấu hình trên thì ta kết nối dây ở mạng có dây vào cổng WAN trên Access Point.

You might also like