You are on page 1of 48

TRƯỜNG

NG ĐẠI
Đ HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
KHOA ĐIỆN
ĐI – ĐIỆN TỬ

HƯỚNG
NG DẪN
D THỰC
CTTẬP

THỰC TẬ
ẬP ĐIỆN 2 – EE3023
3023

07- 2016
XƯỞNG TT ĐIỆN- C2
Thực tập điện 1 – EE3023 ML

MỤC LỤC

Bài A – Tính toán cuộn dây MBA A1 – A7

Bài B – Quấn dây MBA 1 pha B1 – B4

Bài C – Tính toán dây quấn động cơ KĐB 3 pha C1 – C13

Bài D – Quấn dây động cơ KĐB 3 pha D1 – D4

Bài E – Khảo sát vận hành động cơ KĐB 1 pha E1 – E10

Bài F – Khảo sát dây quấn động cơ KĐB 3 pha F1 – F2

Bài G – Khảo sát vận hành động cơ 2 cấp điện áp G1 – G3

Bài H – Khảo sát vận hành động cơ 2 cấp tốc độ H1 – H3

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A
Bài A – TÍNH TOÁN CUỘN DÂY
MÁY BIẾN ÁP
A1- BÀN THỰC TẬP

A2- MÔ TẢ THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→ L220 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 220/127V.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

A01 Lõi thép MBA 1 pha kiểu E, I-E1,


mẫu số 1,2,3,4. E2 ,E3,E4
A02 Lõi thép MBA 1 pha kiểu U, I-U1,
mẫu số 1,2,3,4. U2 ,U3,U4
A03 Lõi thép MBA 1 pha kiểu O, I-O1,
mẫu số 1,2,3,4. O2 ,O3,O4
A04 Lõi thép MBA 3 pha kiểu I, III-I1,
mẫu số 1,2,3,4. I2 ,I3,I4
A05 Lõi thép MBA 3 pha kiểu E, III-E1,
mẫu số 1,2,3,4. E2 ,E3,E4
A06 Mô hình MBA phân phối 3 III-MH
pha.
A07 Tủ đồ nghề

A3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:

- Đo kích thước và tính trọng lượng lõi thép MBA 1 và 3 pha.


- Tính toán cuộn dây MBA 1 và 3 pha theo lõi thép.
- Khảo sát cấu tạo máy biến áp phân phối.
- Đọc nhãn máy biến áp.

1- LÕI THÉP MBA 1 VÀ 3 PHA.


Các bước thực hiện:

→ Khảo sát và phân biệt lõi thép máy biến áp :

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A1/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A

- Lõi thép 1 pha kiểu E-I (Ký hiệu I1-1,2,3,4)


- Lõi thép 1 pha kiểu U-U (Ký hiệu I2-1,2,3,4)
- Lõi thép 1 pha kiểu O (Ký hiệu I3-1,2,3,4)
- Lõi thép 3 pha kiểu E-I (Ký hiệu III1-1,2,3,4)
- Lõi thép 3 pha kiểu I-I (Ký hiệu III2-1,2,3,4)

→ Đo và tính tiết diện, cửa sổ và trọng lượng các lõi thép ở trên.

Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng – a1.

2- TÍNH TOÁN CUỘN DÂY MBA 1 PHA.


Các bước thực hiện:
→ Chọn lõi thép I1-1 hoặc 2,3,4. MBA 1 pha, kiểu cách ly, điện áp sơ và thứ cấp 380/220V-50Hz.

→ Tính toán thông số cuộn dây MBA với công suất lớn nhất:
- Số vòng cuộn dây.
- Tiết diện cuộn dây.
- Dòng điện định mức
- Công suất định mức.

Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng – a2.

3- TÍNH TOÁN CUỘN DÂY MBA 3 PHA.


Các bước thực hiện:
→ Chọn lõi thép III-I1 hoặc 2,3,4. MBA 3 pha, kiểu cách ly, điện áp sơ và thứ cấp 380/220V-50Hz.

→ Tính toán thông số cuộn dây MBA với công suất lớn nhất:
- Số vòng cuộn dây.
- Tiết diện cuộn dây.
- Dòng điện định mức
- Công suất định mức.

Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng – a3.

4- KHẢO SÁT MBA PHÂN PHỐI 3 PHA.


Các bước thực hiện:

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A2/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A

→ Khảo sát các bộ phận đã được đánh số (1,2,3,….) của MBA tại xưởng.
→ Hãy xác định tên các bộ phận trên bằng cách ghi số (1,2,3…) tương ứng với dòng mô tả cho sẵn
trong báo cáo.

Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng - a4.

5- NHÃN MÁY BIẾN ÁP.

Các bước thực hiện:


→ Khảo sát các ký hiệu và thông số trên nhãn máy-1 và 2.

→ Ghi lại các ký hiệu và thông số yêu cầu trong báo cáo.

Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng – a5a và a5b.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A3/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A

a-Nhãn máy-1

b-Nhãn máy-2

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A4/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A

A4- PHỤ LỤC

I- CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CUỘN DÂY MBA 1 PHA.

a/2

c a h a/2 a a/2

a/2
b

1- Tiết diện lõi thép:


Diện tích mặt cắt ngang của trụ thép quấn dây
At= a*b
với a,b: chiều rộng và chiều sâu của trụ thép quấn dây.

2- Tiết diện cửa sổ:


Diện tích phần trống của lõi thép dành cho cuộn dây.
Acs=c*h
với c, h: chiều rộng và chiều cao cửa sổ.

3- Trọng lượng lõi thép:


Wt: Trọng lượng = thể tích * trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của lõi thép MBA: 7,8 Kg/dm3

4- Số vòng dây ứng với sức điện động 1 vôn:


Nv = 1/(4,44*f*Bm*At) [Vòng/V]
f [Hz]: Tần số điện áp sơ cấp.
Bm [T], At [m2]: Mật độ từ thông cực đại (phụ thuộc vào tần số dòng điện, tính chất và chiều dầy lá
thép) và tiết diện lõi thép. Chọn Bm=1,2T.

5- Số vòng dây sơ cấp (N1) và thứ cấp (N2)


N1= Nv*U1
N2= 1,05*Nv*U2
U1 [V], U2 [V]: Điện áp sơ cấp và thứ cấp.

6- Công suất sơ cấp và công suất thứ cấp được xem gần đúng bằng nhau
P1 = P2 [VA]

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A5/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A
hay U1*I1 = U2*I2 hay I2=(U1/U2)*I1=K*I1 với K=U1/U2 : Tỷ số biến áp.
Tiết diện dây dẫn điện sơ (S1) và thứ cấp (S2)
S1= I1/Jcp
S2= I2/Jcp
Jcp [A/mm2]: Mật độ dòng điện cho phép trong dây dẫn (phụ thuộc vật liệu, cách điện dây dẫn và điều
kiện giải nhiệt của MBA)

7- Hệ số lấp đầy cửa sổ lõi thép:


Klđ = (Tổng tiết diện dây quấn sơ và thứ cấp)/Tiết diện cửa sổ.
= (N1*S1+N2*S2)/Acs = S1*(N1+K*N2)/Acs

8- Tiết diện dây dẫn ứng với lõi thép:


S1 ≤ Klđ*Acs/(N1+K*N2) và S2 = K*S1
Trong báo cáo, chọn Klđ= 0,35

9- Đường kính dây dẫn (nếu chọn dây dẫn tròn) sơ cấp và thứ cấp (chưa tính lớp men bọc cách điện, dầy
khoảng 0,05mm)
d1= 1,13 √S1, d2=1,13 √S2

10- Chiều cao quấn dây


Hhd = h – Ea, Chọn cách điện lõi Ea=4mm và h: chiều cao cửa sổ lõi thép.

11- Số vòng dây ứng với 1 lớp dây quấn sơ cấp (N10) và thứ cấp (N20)
N10= Kq*Hhd/(d1+0,05) Chọn hệ số dây quấn Kq=0,92
N20= Kq*Hhd/(d2+0,05)

12- Số lớp dây quấn sơ cấp và thứ cấp


SL1= N1/N10 và SL2=N2/N20

13- Chiều dầy cuộn dây sơ cấp và thứ cấp


E1= SL1*(d1+0,05+Eb1) Chọn cách điện lớp Eb1= 0,1mm
E2= SL2*(d2+0,05+Eb2) Chọn cách điện lớp Eb2= 0,1mm

14- Kiểm tra cửa sổ lõi sắt


Nếu (E1+E2+2*Ea) ≤ 0,8*chiều rộng cửa sổ thì đạt.

15- Nếu cuộn dây-1 quấn trước vá cuộn dây-2 quấn sau, thì chu vi trung bình của 1 vòng dây quấn-1 và 2 là:
L10= 2*(a+b+2*(E1+Ea))
L20= 2*(a+b+2*(2*E1+2*Ea+E2))

16- Trọng lượng cuộn dây sơ cấp và thứ cấp


Wd1= L10*N1*S1*8,9/1.000.000 [Kg],[m],[vòng],[mm2]
Wd2= L20*N2*S2*8,9/1.000.000 [Kg],[m],[vòng],[mm2]

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A6/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài A
17- Dòng điện định mức của cuộn dây
I1đm= Jcp*S1 [A],[A/mm2],[mm2]
I2đm= Jcp*S2 [A],[A/mm2],[mm2]

18- Công suất định mức của máy biến áp 1 pha


Pđm= U2đm*I2đm = U1đm*I1đm [VA],[V],[A]

II- CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CUỘN DÂY MBA 3 PHA


Tương tự như tính toán MBA 1 pha, nhưng cần chú ý những điểm khác nhau sau đây:

a- Điện áp U1 và U2 ở bước-5 sẽ là điện áp pha (điện áp của mỗi cuộn dây):


Up= Ud, nếu 3 cuộn dây nối tam giác (∆)
Up= Ud/1,73, nếu 3 cuộn dây nối sao (Y)

b- Dòng điện I1 và I2 ở bước-6 sẽ là dòng điện pha (dòng điện trong cuộn dây):
Ip= Id/1,73, nếu 3 cuộn dây nối tam giác (∆)
Ip= Id, nếu 3 cuộn dây nối sao (Y)

c- Công suất P ở bước-6 sẽ là công suất 3 pha (tổng công suất của 3 cuộn dây):
P= 3*Up*Ip = 1,73*Ud*Id

d- Cửa sổ lõi thép sẽ chứa đồng thời hai bộ dây quấn sơ và thứ cấp, nên công thức Klđ ở bước-7 thay đổi:
Klđ = (Tổng tiết diện dây quấn sơ và thứ cấp)/Tiết diện cửa sổ.
= 2*(N1*S1+N2*S2)/Acs = 2*S1*(N1+K*N2)/Acs

e- Kiểm tra cửa sổ ở bước-14 thay đổi:


Nếu 2*(E1+E2+2*Ea) ≤ 0,75*chiều rộng cửa sổ thì đạt

f- Trọng lượng 3 cuộn dây sơ và thứ cấp:


Wd1= 3*L10*N1*S1*8,9/1.000.000 [Kg],[m],[vòng],[mm2]
Wd2= 3*L20*N2*S2*8,9/1.000.000 [Kg],[m],[vòng],[mm2]

g- Công suất định mức của MBA 3 pha:


Pđm= 3*Up2đm*Ip2đm = 3*Up1đm*Ip1đm [VA],[V],[A]

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page A7/7


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài B

Bài B – QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP 1 PHA


B1- BÀN THỰC TẬP

B2- MÔ TẢ THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→L220 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 220/127V.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

B01 MBA 1 pha kiểu E-I,mẫu số I-E5,


5,6,7,8 E6,E7,E8
B02 MBA 1 pha,mẫu số I-11,
11,12,13,14 12,13,14
B03 MBA 3 pha,mẫu số III-11,
11,12,13,14 12,13,14
B04 Tủ đồ nghề

B3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
- Thực tập tháo lắp cuộn dây và lõi thép MBA.
- Thực tập quấn dây MBA
- Đo cách điện và thử MBA không tải.

1- THÁO MÁY BIẾN ÁP.

-Máy biến áp 1 pha,mẫu I-E5 (hoặc E6,E7,E8),kiểu cách ly, hình-b1, gồm các bộ phận được ký hiệu như
sau:

a- Trạm nối dây


b- Cuộn dây-1 (cuộn dây nằm gần lõi thép)
c- Cuộn dây-2 (cuộn dây nằm xa lõi thép)
d- Lá thép-I
e- Lá thép-E
f- Bu lông ép lõi thép
g- Khung sắt bọc ngoài lõi thép.

→ Hãy mô tả trình tự tháo cuôn dây ra ngoài lõi thép MBA bằng cách ghi ký hiệu bộ phận (a,b,c,…) phù
hợp vào bảng báo cáo.

→ Tháo cuộn dây-2 (không tháo cuộn dây-1)

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page B1/4


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài B

 Báo cáo kêt quả vào bảng-b1.

Hình-b1

2- QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP.

-Quấn dây máy biến áp,mẫu I-E5 (hoặc E6,E7,E8),gồm các công việc và được ký hiệu như sau:

a- Hàn dây mềm đầu ra-1, cố định và lót cách điện mối nối.
b- Hàn dây mềm đầu ra-2, cố định và lót cách điện mối nối.
c- Lót giấy cách điện thứ nhất.
d- Lót giấy cách điện giữa hai lớp dây.
e- Bọc cách điện ngoài cùng cuộn dây
f- Quấn chặt và khít các vòng dây
g- Làm khuôn quấn và lắp vào máy quấn dây.
[Tham khảo tài liệu-PL]

Máy biến áp 1 pha U1/U2-110/120V, N1/N2-300vòng/360vòng, đường kính dây d1=0,65mm,


d2=0,6mm

→ Quấn cuộn dây-2 có cùng chiều quấn với cuộn dây-1

→ Hãy mô tả trình tự quấn dây bằng cách ghi ký hiệu công việc (a,b,c,…) phù hợp vào bảng báo cáo.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page B2/4


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài B

Báo cáo kết quả thực tập vào bảng-b2.

3- ĐO CÁCH ĐIỆN MBA.


-Lắp ráp hoàn chỉnh MBA mẫu I-E5 (hoặc E6,E7,E8).

Hình-b3

→ Dùng Mê-ga-ôm kế (1000V) đo cách điện MBA như hình-b3

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng-b3

4- THỬ MBA KHÔNG TẢI.


-Khi cách điện MBA tốt (>1,5MΩ),mẫu I-E5 (hoặc E6,E7,E8),mắc mạch như hình-b4.

Hình-b4

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page B3/4


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài B

→ Cấp nguồn 110V-AC vào cuộn dây-1, đọc các số đo: U1, U20, I10.

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng-b4

5- TÍNH CÔNG SUẤT MBA.


-Máy biến áp 1 pha đã quấn có thể sử dụng kiểu cách ly hình-b5a hoặc kiểu tự ngẫu hình-b5b.

I1đm

I1đm I2đm
I2đm
U1đm
*
U1đm U2đm Tải
U2đm Tải

Ich

Hình-b5a Hình-b5b

→ Hãy tính công suất MBA ở hai trường hợp trên, cho mật độ dòng điện Jcp=4A/mm2

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng-b5

6- KIỂM TRA CÁCH ĐIỆN MBA.


→ Hãy kiểm tra cách điện máy biến áp:
-Mãu I-11 (hoặc 12,13,14)
-Mẫu III-11 (hoặc 12,13,14)

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng-b6 và b7

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page B4/4


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

Bài C – TÍNH TOÁN DÂY QUẤN


ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
C1- BÀN THỰC TẬP

C2- MÔ TẢ THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→ L220 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 220/127V.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

C01 Lõi thép stator 3 pha,mẫu số M3-1,


1,2,3,4 2,3,4
C02 Tủ đồ nghề

C3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
-Khảo sát lõi thép động cơ KĐB 3 pha.
-Tính toán dây quấn theo lõi thép stator.
-Đọc nhãn động cơ không đồng bộ

1- LÕI THÉP STATOR.


-Khảo sát lõi thép động cơ không đồng bộ 3 pha, ký hiệu M3-1 (2,3,4)

d1 d1

hr hr
h h

d2 d2

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C1/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

Dt

br
L

bg

r
Hình-c1

→ Đo kích thước lõi thép và rãnh stator, hình-c1:

Dt, L, bg, br và Z : Đường kính trong, chiều dài, bề dày gông, bề dày răng và số rãnh stator.
d 1,d 2,h và hr : Kích thước rãnh stator.

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng- c1.

2- TÍNH TOÁN DÂY QUẤN STATOR.


-Với lõi thép M3-1 (2,3,4), động cơ không đồng bộ 3 pha 380/220V-Y/D-50Hz-1450 vòng/phút.

→ Tính toán các thông số dây quấn động cơ như sau:

-Bước cực từ (tính theo số rãnh).


-Số vòng của mỗi cuộn dây (động cơ có 3 cuộn dây đặt lệch trong không gian 120 độ điện).
-Tiết diện dây dẫn.
-Dòng điện và công suất định mức động cơ
-Chu vi khuôn quấn dây
-Khối lượng dây đồng.

 Báo cáo kết quả thực tập vào bảng- c2.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C2/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

3- SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN DÂY QUẤN STATOR.

-Khai triển mặt trong lõi thép stator M3-1 (2,3,4), hình-c3.

→ Với thông số đã tính ở mục-2, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn.

 Báo cáo kết quả thực tập trên hình-c3.

4- NHÃN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ.


-Nhãn động cơ KĐB, hình-c4a,b

Hình-c4a Hình-c4b

→ Đọc thông số trên nhãn động cơ hình trên

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- c4a và c4b.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C3/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

C4- PHỤ LỤC

I- TÍNH TOÁN DÂY QUẤN STATOR ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA

PL- [Sinh viên có thể đọc thêm tài liệu: HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỆN A, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, Năm
2006, Nguyễn Kim Đính chủ biên]

Kích thước lõi thép stator.

- Dt, L, bg, br, Z: Đường kính trong, chiều dài, chiều dầy gông, chiều dầy răng và số rãnh lõi thép
stator
- d 1, d 2, h, hr: Kích thước rãnh stator (xem hình-c1]

Các bước tính toán cơ bản.

1- Số cực từ tối thiểu của động cơ


2p-min = (0,4;…;0,5)*Dt/bg

2- Bước cực từ
τ = π*Dt/2p [mm]
y = Z/2p [số rãnh]
y = 360/2p [độ hình học]

3- Mật độ từ thông trong gông và răng stator


Tra bảng 16.1 và 16.2 [PL]: quan hệ Bg-max ( Pđm) và quan hệ Br-max (Pđm),
Chọn: Bg-max=1,3 T, Br-max=1,5 T.

4- Mật độ từ thông trong khe hở không khí


Bδ = (Bδ1+ Bδ2)/2
Với Bδ=2*bg*Bg/(αδ*τ)
Bδ=Z*br*Br/(π*Dt)
chọn αδ = 0,7

5- Từ thông cực đại qua một cực từ


Øm = αδ*τ*L

6- Hệ số dây quấn
Kdq: hệ số dây quấn phụ thuộc vào sơ đồ dây quấn

7- Số vòng của mỗi pha dây quấn


Np= Ke*Up/(4,44*Ks*f*Kdq* Øm)
Ke: Tra bảng 16.3 [PL]
αδ = 0,7;…;0,715 và tương ứng với Ks=1,07;…;1,09
8- Số vòng của một bối dây

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C4/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C
Nb= Np/Tổng số bôi dây trong một pha

9- Hệ số lấp đầy
Tra bảng 16.4 [PL], suy ra Klđ (phụ thuộc vào dạng rãnh và sơ đồ dây quấn)

10- Tiết diện dây quấn bao gồm lớp men cách điện.
Scd= Klđ*Sr/(n*ur*Nb)
Với Sr: Tiết diện rãnh (công thức 16.12 hoặc 16.13 [PL])
N: Số sợi dây dẫn chập chung thay cho dây dẫn lớn (1,2,3,…)
ur: Số cạnh tác dụng trong một rãnh
ur= 1 Dây quấn 1 lớp
ur= 2 Dây quấn 2 lớp
Chọn Klđ = 0,42
Nếu sử dụng dây dẫn tròn, đường kính gồm lớp men cách điện:
dcđ= 1,13*√Scđ
Đường kính dây trần
d= dcđ-0,05

11- Mật độ dòng điện


Tham khảo [PL]
Chọn Jcp=6A/mm2 với cách điện-A

12- Dòng điện định mức mỗi pha


Ipđm= π*d2*Jcp*N/4

13- Công suất định mức của động cơ 3 pha


Pđm= 3*Upđm*Ipđm* Cosφ*η
Chọn Cosφ =0,8;… và η=0,8;…

14- Chu vi khuôn dây quấn


-Chiều dài đầu bối dây giữa 2 rãnh liên tiếp [PL]
KL= π*γ*(Dt+hr)/Z
Với ϒ: hệ số dãn dài đầu nối, bảng 16.8 [PL]
-Chu vi khuôn dây quân
CV= 2*(KL* γ+L’)
Với chiều dài giấy cách điện lót rãnh, hình-16.7 [PL]
L’= L+(5,…,10) [mm]

15- Khối lượng dây quấn 3 pha


-Tổng chiều dài mỗi pha dây quấn
Lp=CV*Nb*Tổng số bối dây trong một pha
-Khối lượng dây quấn 3 pha và dự phòng 10%
2
Wdây= 1,1*8,9*3*Lp* π*d /4.000.000

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C5/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

II- Ý NGHĨA CÁC KÝ HIỆU TRÊN NHÃN MÁY ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA

Thông số điện (đầu vào)


1. Điện áp

Cho biết trị số điện áp định mức tương ứng với cách đấu dây động cơ. Đây là trị số mà động cơ được thiết kế
chế tạo để vận hành trong chế độ định mức. Khi động cơ được sử dụng ở điện áp khác, hiệu năng của nó sẽ bị
ảnh hưởng.

2. Tần số

Thông thường tần số đầu vào là 50 hoặc 60Hz. Nếu nhãn máy có ghi nhiều hơn một tần số các thông số khác
cũng phải được liệt kê tương ứng với tần số đó .

3. Số pha

Chỉ số pha của điện áp xoay chiều cấp nguồn cho động cơ. Tiêu chuẩn là 1 pha và 3 pha.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C6/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

4. Dòng điện

Chỉ dòng điện cấp vào tương ứng với công suất ra định mức khi điện áp nguồn và tần số là định mức. Dòng
điện sẽ thay đổi khi các thông số trên thay đổi cũng như khi điện áp vào không đối xứng hoặc thấp/cao hơn
định mức.

5. Loại

Một số nhà sản xuất ghi loại động cơ là một pha hoặc nhiều pha, một pha hoặc nhiều tốc độ hoặc theo kết cấu
,…. Không có quy định về cách ghi loại động cơ . Hình dưới là một cách ghi loại theo ký hiệu của nhà sản xuất.

6. Hệ số công suất

Hệ số công suất ghi trên nhãn máy là ở chế độ làm việc định mức.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C7/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

Thông số cơ (ngõ ra đầu trục)


7. kW hoặc HP

kW hoặc HP (1HP =0,745 kW) chỉ công suất cơ định mức ở ngõ ra đầu trục - là khả năng cung cấp ngẫu lực cần
thiết để kéo tải với tốc độ định mức.

8. Tốc độ đầy tải (tốc độ định mức)

Tốc độ đầy tải là tốc độ động cơ mà ở đó ngẫu lực phát sinh với công suất ngõ ra định mức. Thông thường tốc
độ đầy tải được tính bằng RPM (vòng quay mỗi phút).

Hiệu năng
9. Hiệu suất

Là tỉ số giữa công suất ngõ ra chia cho công suất ngõ vào tính bằng phần trăm. Hiệu suất được nhà sản xuất bảo
đảm nằm trong một phạm vi dung sai tuỳ theo quy định của tiêu chuẩn (IEC hoặc NEMA).

Các nước EU quy định hiệu suất có 3 cấp xếp từ cao xuống thấp EFF1, EFF2, EFF3 (hiện nay là IE1, IE2, IE3,…từ
thấp lên cao)

10. Chế độ làm việc

Xác định thời gian làm việc mà động cơ có thể mang tải như ghi trên nhãn máy một cách an toàn. Đa số trường
hợp động cơ có thể làm việc liên tục thể hiện bằng chữ S1 hoặc “Cont” trên nhãn máy. Nếu không ghi thì mặc
định hiểu là S1.

- Tiêu chuẩn IEC quy định chi tiết đến 8 chế độ làm việc (S1, S2,…..S8).
- NEMA chỉ tóm tắt 2 chế độ (bằng chữ: Continuous hoặc Intermittent)

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C8/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

Độ bền
11. Cấp cách điện

Xác định mức độ chịu nhiệt của dây quấn (và vật liệu cách điện nói chung) . Cấp cách điện được chỉ định bằng
các chữ cái (A, E, B, F, H) phụ thuộc vào khả năng tồn tại của cách điện dây quấn ở một nhiệt độ nhất định.

Bảng so sánh quy định độ tăng nhiệt động cơ theo cấp cách điện của tiêu chuẩn IEC với NEMA.

Thí dụ cách điện cấp “F” chịu nhiệt cao hơn cấp “B” hay nói cách khác cách điện cấp “F” có tuổi thọ lâu hơn cách
điện cấp “B” ở cùng một nhiệt độ làm việc .

12. Nhiệt độ môi trường tối đa

Động cơ vẫn có thể hoạt động bình thường và độ tăng nhiệt vẫn trong phạm vi của cấp cách nhiệt ở nhiệt độ
môi trường tối đa. Nhiệt độ này đôi khi có ghi trên nhãn máy hoặc nếu không thì mặc định hiểu là 40°C đối với
động cơ dán nhãn hiệu suất EFF2 và thông thường là 60°C đối với động cơ EFF1.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C9/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

13. Cao độ làm việc

Chỉ độ cao tối đa trên mực nước biển mà ở đó động cơ vẫn còn duy trì độ tăng nhiệt trong phạm vi thiết kế ,
thoả tất cả các chỉ số ghi trên nhãn máy.

Nếu không ghi thì mặc định hiểu rằng độ cao tối đa là 1,000m.

Kết cấu
14. Vỏ máy

Vỏ động cơ được phân loại theo mức độ bảo vệ đối với môi trường chung quanh và cách thức giải nhiệt. Vỏ máy
được ký hiệu là IP hoặc ENCL trên nhãn máy .

Chỉ số vỏ bảo vệ ký hiệu bằng chữ IP kèm theo 2 con số, số đầu (từ 0 đến 6) chỉ mức độ kín bụi xâm nhập, số sau
(1)
(từ 0 đến 8) chỉ mức độ bảo vệ kín nước .

TD: IP44 vỏ bảo vệ chống vật lạ có đường kính lớn hơn 1mm xâm nhập và chống nước văng vào theo mọi
hướng.

IP55: bảo vệ kín bụi hoàn toàn và chống nước xịt từ vòi phun vào theo mọi hướng

Ngoài chỉ số IP, IEC còn quy định thêm về cách thức giải nhiệt bằng ký hiệu chữ kèm số (IC 01, IC 410, IC
411, IC 416, IC 418)

Trong khi đó NEMA chỉ ghi đơn giản ký hiệu bằng chữ viết tắt mô tả kiểu bảo vệ cùng với phương pháp
giải nhiệt:
- ODP (Open Drip Proof): vỏ kiểu hở giải nhiệt trong hoặc không có.
- TEFC (Totally Enclosed Fan Cooled): vỏ kiểu kín giải nhiệt bằng quạt gió ngoài.
- TENV (Totally Enclosed Non-Ventilated): vỏ kiểu kín không quạt giải nhiệt.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C10/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

15. Khung máy

Chi tiết về khung máy được ghi trên nhãn máy là một thông số quan trọng. Nó cho biết kích thước lắp đặt như
chiều cao tâm trục, khoảng cách lỗ chân máy.

16. Vòng bi

Ghi chi tiết mã số vòng bi ở hai phía, đầu trục (DE) và đầu cuối (NDE) .

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C11/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C

Tiêu chuẩn NEMA (National Electrical Manufacturers Association)


Ngoài các thông tin trên (chung cho IEC và NEMA), động cơ theo tiêu chuẩn NEMA còn ghi thêm một số chi tiết,
quan trọng nhất là:

17. Code khởi động

Xác định tỉ số kVA khởi động trên công suất HP. Các chữ code này có từ A đến V , chữ càng về sau code A tỉ số
dòng khởi động càng cao.

NEMA code letter Locked rotor kVA/HP NEMA code letter Locked rotor kVA/HP
A 0 – 3.15 L 9.0 – 10.0
B 3.15 – 3.55 M 10.0 – 11.2
C 3.55 – 4.0 N 11.2 – 12.5
D 4.0 – 4.5 O NOT USED
E 4.5 – 5.0 P 12.5 – 14.0
F 5.0 – 5.6 Q NOT USED
G 5.6 – 6.3 R 14.0 – 16.0
H 6.3 – 7.1 S 16.0 – 18.0
I NOT USED T 18.0 – 20.0
J 7.1 – 8.0 U 20.0 – 22.4
K 8.0 – 9.0 V 22.4 AND UP

18. Code ngẫu lực

Code ngẫu lực (A, B, C, D) quy định đặc tính ngẫu lực và dòng điện của động cơ . Hầu hết động cơ có code ngẫu
lực A hoặc B.

- Code A: Ngẫu lực khởi động bình thường, nhưng dòng khởi động cao phù hợp với các ứng dụng tải nặng quá
tải ngắn hạn như máy ép nhựa

- Code B: Ngẫu lực khởi động bình thường, dòng khởi động thấp là động cơ thông dụng nhất phù hợp đa số ứng
dụng công nghiệp.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C12/13


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài C
- Code C: Ngẫu lực khởi động cao, dòng khởi động thấp được thiết kế phục vụ cho tải khởi động nặng nhưng
hoạt động với hệ số trượt thấp.

- Code D: Ngẫu lực khởi động rất cao, nhưng dòng khởi động thấp và có hệ số trượt cao.

19. Hệ số sử dụng (Service Factor-SF)

Một động cơ được thiết kế chế tạo để vận hành ở chế độ định mức ghi trên nhãn máy có hệ số sử dụng bằng 1.
Điều này có nghĩa là động cơ được đảm bảo vận hành ở 100% công suất định mức.

Một vài ứng dụng có yêu cầu động cơ có khả năng hoạt động vượt công suất định mức. Trong trường
hợp này , một động cơ có hệ số sử dụng 1.15 có thể hoạt động ngắn hạn với công suất cao hơn định mức
ghi nhãn 15% .

Tuy nhiên cần lưu ý mọi động cơ được vận hành liên tục với hệ số sử dụng lớn hơn 1 sẽ bị giảm tuổi thọ so với
định mức .

=========================================

(1): xem thêm ký hiệu kiểu vỏ bảo vệ chống cháy nổ trong tài liệu "Exproof Standard Comparision”

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page C13/13


Thực tập điện 2 – EE2025 Bài D

Bài D – QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ


KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
D1- BÀN THỰC TẬP

D2- THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→L220 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 220/127V và cọc tiếp đất an toàn E.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A hoặc RCCB 4P-25A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

D01 Động cơ KĐB 3 pha,mẫu số M3-5,


5,6,7,8 6,7,8
D02 Tủ đồ nghề

D3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
-Làm quen công việc tháo và ráp động cơ.
-Thực tập quấn dây động cơ điện.
-Kiểm tra và chạy thử động cơ KĐB không tải.

1- KIỂM TRA ĐỘNG CƠ.


a- Nhãn máy

→ Đọc các thông số trên nhãn động cơ M3-5 (6,7,8) tại bàn thực tập.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d1a.

b- Phần cơ
- Quan sát các bộ phận cơ khí của động cơ M3-5 (6,7,8).

→ Đánh giá tình trạng các bộ phận cơ khí của động cơ.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page D1/4


Thực tập điện 2 – EE2025 Bài D

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d1b.

c- Phần điện

-Quan sát trạm nối và đầu dây động cơ M3-5 (6,7,8)

→ Dùng Mê-ga-ôm kế đo cách điện dây quấn động cơ

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d1c.

2- THÁO ĐỘNG CƠ
-Động cơ M3-5 (6,7,8), gồm các bộ phận tiêu biểu như hình-d2 :
a-Lõi thép stator, vỏ máy và cánh tản nhiệt
b-Dây quấn 3 pha
c-Lõi thép rotor, bộ dây lồng sóc và trục quay.
d-Cánh quạt
e-Chụp quạt
f-Bạc đạn.
g-Hai nắp đỡ trục rotor.

Hình-d2

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page D2/4


Thực tập điện 2 – EE2025 Bài D

→ Tháo rời các bộ phận động cơ, nêu trình tự công việc bằng cách ghi đầu mục (a,b,c,…) phù hợp vào
bảng báo cáo..

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d2.

3- THÁO VÀ QUẤN LẠI DÂY QUẤN


a- Tháo một phần dây quấn cũ

-Đếm số rãnh, xác định số cực từ và bước cực từ.

→ Tháo bối dây ba (bối dây ba gồm 3 bối dây đơn đặt liền kề), đếm số vòng dây của mỗi bối dây đơn, đo
đường kính dây, đo chu vi khuôn quấn và tháo bỏ cách điện rãnh.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d3a.

b- Quấn một phần dây quấn mới

→ Thực tập quấn dây:


-Vệ sinh và lót cách điện rãnh.
-Lên khuôn quấn, tạo mới bối dây với đường kính và số vòng dây cũ.
-Lồng dây vào rãnh stator.
-Lót cách điện miệng rãnh, hàn dây và đai giữ đầu dây.

c- Lắp ráp lại động cơ

→ Lắp ráp lại động cơ và nêu trình tự bằng cách ghi đầu mục (a,b,c,…) phù hợp vào bảng báo cáo.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng- d3c.

4- KIỂM TRA ĐỘNG CƠ TRƯỚC KHI CHẠY THỬ


a- Phần cơ
-Kiểm tra các bộ phận đã được lắp lại đầy đủ chưa?
-Bu lông ghép nắp đầu trục đã được siết chặt chưa?
-Dùng tay quay trục động cơ có thấy nhẹ và êm không?

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page D3/4


Thực tập điện 2 – EE2025 Bài D

b- Trạm nối dây


-Đầu dây ở trạm nối động cơ ba pha được bố trí theo qui ước, cách nối sao (Y) và tam giác (∆ ),
hình-d4a, d4b, d4c

Hình-d4a Hình-d4b Hình-d4c

c- Đo cách điện
-Động cơ 3 pha với 3 cuộn dây và 6 đầu dây, có 6 trị số điện trở cách điện cần đo.

→ Dùng Mê-ga-ôm kế đo điện trở cách điện động cơ .

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng-d4.

5- CHẠY THỬ ĐỘNG CƠ KHÔNG TẢI


-Động cơ được phép đóng điện khi cách điện >1,5 MΩ.
-Nguồn điện 3 pha 220V, động cơ sẽ được nối ∆.

→ Đóng điện vào động cơ, đo điện áp và dòng điện không tải.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng-d5.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page D4/4


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

Bài E – KHẢO SÁT VÀ VẬN HÀNH


ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA
E1- BÀN THỰC TẬP

E2- THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN

→L380 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 380/220V.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

E01 Động cơ 1 pha kiểu vòng ngắn M1-11, 12


mạch,mẫu số 1,2
E02 Động cơ 1 pha kiểu tụ thường M1-21, 22
trực,mẫu số 1,2
E03 Động cơ 1 pha kiểu tụ khởi M1-31, 32
động,mẫu số 1,2
E04 Động cơ 1 pha kiểu tụ hỗn M1-41, 42
hợp,mẫu số 1,2
E05 Tủ đồ nghề

E3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
- Xác định cực tính, cực từ và chiều quay động cơ.
- Dò đầu dây động cơ 1 pha kiểu tụ điện.
- Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý.
- Kiểm tra và chạy thử động cơ 1 pha kiểu tụ điện.

1- ĐỘNG CƠ 1 PHA KIỂU VÒNG NGẮN MẠCH.


-Mặt cắt ngang , hình-1, động cơ có bốn bối dây: 1a-1b, 2a-2b, 3a-3b, 4a-4b và bốn vòng ngắn mạch:
v1,v2,v3,v4.

→ Xác định và đánh dấu đầu dây cùng cực tính (*).
→ Vẽ dây nối để 4 bối dây nối tiếp tạo thành 1 cuộn dây làm việc của động cơ.
→ Vẽ chiều quay động cơ.
→ Tính tốc độ quay của động cơ.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E1/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

Lưu ý: Mỗi phần sắt lồi của stator sẽ là một cực từ và khác tên (Nam, Bắc) khi kề nhau.

 Báo cáo kết quả thực tập vào hình-e1.

2- ĐỘNG CƠ 1 PHA KIỂU TỤ THƯỜNG TRỰC.

-Sơ đồ khai triển dây quấn, hình-e2, số rãnh Z=36, cuộn dây chạy có 4 bối dây ba (1,3,5,7), cuộn dây đề
có 2 bối dây hai (2,6) và hai bối dây đơn (4,6).

→ Đánh dấu đầu dây cùng cực tính, dấu (*) cho cuộn chạy và dấu (o) cho cuộn đề.
→ Vẽ dây nối, để nối tiếp các bối dây và tạo thành 2 cuộn dây chạy và đề.
→ Nối chung 1 đầu cuộn chạy và cuộn đề sao cho chiều quay động cơ như ký hiệu.
→ Tính tốc độ quay của động cơ.

Lưu ý: Diện tích phần sắt stator giới hạn bên trong bối dây luôn luôn là một cực từ, diện tich phần sắt
stator giữa hai bối dây khác liền kề nhau có thể hoặc không thể hình thành cực từ, phụ thuộc vào cách
nối các bối dây với nhau.

 Báo cáo kết quả thực tập vào hình-e2.

3- SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC.

-Động cơ 1 pha kiểu tụ thường trực, 4 đầu dây (1,2,3,4) và 2 đầu tụ điện (5,6).
-Động cơ 1 pha kiểu tụ khởi động, 3 đầu dây (1,2,3), 2 đầu tụ điện (7,8) và 2 đầu công tắc ly tâm (9,0).
-Động cơ 1 pha kiểu tụ hỗn hợp, 3 đầu dây (1,2,3), 4 đầu tụ điện (5,6,7,8) và 2 đầu công tắc ly tâm (9,0).

→ Xác định đầu dây chạy, đề, chung và ghi ký hiệu (1,2,…,0) phù hợp vào sơ đồ hình-e3a, e3b, e3c
→ Vẽ dây nối cuộn dây, tụ điện, công tắc ly tâm và nguồn điện với nhau để động cơ sẵn sàng làm việc.

 Báo cáo kết quả thực tập vào hình-e3a, e3b, e3c.

4- KIỂM TRA TỤ ĐIỆN VÀ CÁCH ĐIỆN ĐỘNG CƠ.


-Trước khi kiểm tra, tụ điện phải hở mạch và được xả điện (chập 2 đầu tụ với nhau)

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E2/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

-Tụ điện bình thường: khi nhận điện áp 1 chiều, tụ sẽ có dòng điện nạp, sau đó tụ nạp đầy điện tích và
dòng điện bằng 0. Vậy khi sử dụng Ôm kế đo tụ điện, ban đầu Ôm kế chỉ điện trở nhỏ và sau đó Ôm kế
chỉ điện trở lớn.
-Cách điện dây quấn động cơ là điện trở (M Ω) giữa cuộn dây và cuộn dây, giữa cuộn dây và lõi thép.

→ Sử dụng Ôm kế kiểm tra tụ điện.


→ Sử dụng Mê-ga ôm kế (1000V) đo cách điện dây quấn động cơ.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng-e4.

5- CHẠY THỬ ĐỘNG CƠ KHÔNG TẢI.

-Lần lượt nối dây động cơ như hình-3a, 3b, 3c

→ Cấp điện để động cơ quay,đo điện áp và dòng điện của các bộ phận động cơ.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Bảng-e5.

6- ĐỔI CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ.

-Động cơ tụ điện thường trực hình-3a.

→ Vẽ sơ đồ nguyên lý hình-e6, để động cơ có chiều quay ngược lại với sơ đồ hình-e3a.


→ Nối dây và cấp điện để động cơ quay ngược, đo điện áp và dòng điện của các phần theo báo cáo.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-e6 và Bảng-e6.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E3/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

EFGH- PHỤ LỤC

SƠ ĐỒ DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ


1- SƠ ĐỒ VÒNG TRÒN
Khi cắt ngang ở đầu trục động cơ và quan sát theo hướng trục, dây quấn stator sẽ được thấy theo kiểu
“sơ đồ vòng tròn” như hình-1a và 1b.

Hình-1a, Sơ đồ vòng tròn, Z=24, 2p=4, a=1

Hình-1b, Sơ đồ vòng tròn, Z=48, 2p=8, a=2

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E4/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

2- SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN

Khi mặt trụ trong của lõi sắt stator được trình bày trên mặt phẳng, dây quấn stator sẽ được thấy theo kiểu
“sơ đồ khai triển” như hình-2a và 2b.

Hình-2a, Sơ đồ khai triển, Z=24, 2p=4, a=1

Hình-2b, Sơ đồ khai triển, Z=48, 2p=8, a=2

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E5/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

3- BỐI DÂY

Hình-3a Hình-3b Hình-3c

-Bối dây có nhiều dạng: đơn,đôi,ba,…

-BÔI DÂY ĐƠN gồm nhiều vòng dây và có 2 BỘ ĐƠN CẠNH song song, mỗi bộ đơn cạnh đặt trong một rãnh,
khoảng cách giữa 2 bộ đơn cạnh gọi là bước bối dây, Hình-3a.

-BỐI DÂY ĐÔI gồm hai bối dây đơn nối tiếp và có 2 BỘ ĐÔI CẠNH song song, mỗi bộ đôi cạnh đặt trong hai rãnh
liền kề nhau, khoảng cách giữa 2 bộ đôi cạnh gọi là bước bối dây, Hình-3b

-BỐI DÂY BA gồm ba bối dây đơn nối tiếp và có 2 BỘ BA CẠNH song song, mỗi bộ ba cạnh đặt trong ba rãnh liền
kề nhau, khoảng cách giữa 2 bộ ba cạnh gọi là bước bối dây, Hình-3c

-Mỗi bối dây (đơn,đôi,ba,…) trong dây quấn động cơ khi có dòng điện sẽ tạo ra một hoặc hai cực từ, tùy thuộc
vào cách nối giữa các bối dây với nhau. Khu vực từ thông đi ra khỏi lõi thép stator được qui ước là cực BẮC và
ngược lại là cực NAM.

4- CỰC TÍNH

Hình-4

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E6/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

Các bối dây trong dây quấn động cơ được sắp xếp đồng dạng (chiều quấn các vòng dây giống nhau),

-Nếu qui ước đầu dây bên trái (1a,2a,3a,4a) là đầu bối dây, thì đầu dây bên phải (1b,2b,3b,4b) là cuối bối dây.

-Nhóm các đầu bối dây có cùng cực tính và được đánh dấu [ * ]

-Nhóm các cuối bối dây có cùng cực tính và không đánh dấu.

-Nhóm các đầu bối khác cực tính với nhóm cuối bối dây.

5- CỰC TỪ

Nếu cho dòng điện chạy vào bối dây ở đầu-a và chạy ra ở cuối-b, từ thông có chiều đi vào lõi thép stator [ + ],
diện tích lõi thép giới hạn bởi bối dây được gọi là CỰC NAM.

Nếu cho dòng điện chạy vào bối dây ở cuối-b và chạy ra ở đầu-a, từ thông có chiều ra khỏi lõi thép stator [ ● ],
diện tích lõi thép giới hạn bởi bối dây được gọi là CỰC BẮC.

Hình-5

6- CUỘN DÂY

-Dây quấn động cơ gồm một hay nhiều cuộn dây nối tiếp hoặc song song.

-Cuộn dây gồm một hay nhiều bối dây nối tiếp hoặc song song hoặc hỗn hợp.

-Mỗi bối dây trong một cuộn dây có điện áp [U0] và dòng điện [I0 ]

-Nếu cuộn dây chỉ có một nhánh [a=1] gồm 4 bối dây nối tiêp, thì cuộn dây sẽ có điện áp định mức Uđm= 4* U0
và dòng định mức Iđm= I0.

-Nếu cuộn dây gồm hai nhánh song song [a=2], mỗi nhánh gồm 4 bối dây nối tiêp, thì cuộn dây sẽ có điện áp
định mức Uđm=4* U0 và dòng định mức Iđm=2* I0.

-Cuộn dây gồm N bối dây, có thể tạo ra N hoặc 2N cực từ tùy thuộc vào cách nối giữa các bối dây.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E7/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

Ví dụ-5a: Cuộn dây có 2 bối dây và ba cách nối giữa hai bối dây, hình-5a,5b,5c

Ký hiệu:

a: số nhánh song song,

2p: số cực từ,

U0 và I0 : điện áp và dòng điện định mức của bối dây,

Uđm và Iđm: điện áp và dòng điện định mức của cuộn dây.

Hình-5a, a=1, 2p=4, Uđm (C1-C4)=2 U0, Iđm= I0 Hình-5b, a=1, 2p=2, Uđm (C1-C4)=2 U0, Iđm= I0

Hình-5c, a=2, 2p=2, Uđm(C1-C4)= U0, Iđm= 2 I0

7- SỐ CỰC TỪ

-Động cơ KĐB 1 pha: số cực từ của động cơ (2p) là số cực từ của cuộn dây chính hoặc cuộn dây phụ.

-Động cơ KĐB 3 pha: số cực từ của động cơ (2p) là số cực từ của một trong ba cuộn dây pha.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E8/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

8- TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KĐB

Tốc độ động cơ n = (0,94-0,98) 60f/p [vòng/phút]

Với f(Hz) và p : Tần số nguồn điện và số đôi cực từ của động cơ.

9- GÓC ĐO BẰNG ĐỘ ĐIỆN

-Động cơ KĐB 1 pha: Cuộn dây chính và cuộn dây phụ đặt lệch nhau một góc 90 độ điện.

-Động cơ KĐB 3 pha: Cuộn dây pha này đặt lệch với cuộn dây pha kia một góc 120 độ điện

-Góc đo bằng độ điện không quan sát trực tiếp được khác với góc đo bằng độ cơ (hay độ hình học) có thể quan
sát được bằng thước đo góc.

-Độ điện = p * độ cơ , với p là ½ số cực (hình 9)

Hình-9

10- CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ

-Động cơ KĐB 1 pha kiểu vòng ngắn mạch: Chiều quay từ cạnh không có vòng ngắn mạch đến cạnh có vòng ngắn
mạch của một cực từ, hình-10a

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E9/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài E

Cực từ lồi
V1 Vòng ngắn
mạch

Chiều quay
Rotor V4
V2

V3

Hình-10a

-Động cơ KĐB 1 pha kiểu tụ điện: Chiều quay động cơ từ phía cực từ cuộn đề đến cực từ cuộn chạy cùng tên
(Nđề và Nchạy hoặc Sđề và Schạy) và kề bên.

Hình-10b

-Động cơ KĐB 3 pha: Chiều quay động cơ theo thứ tự pha A, B, C của nguồn điện 3 pha đặt vào 3 cuộn dây
động cơ.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page E10/10


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài F

Bài F – KHẢO SÁT DÂY QUẤN


ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
F1- BÀN THỰC TẬP

F2- THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→ L380 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 380/220V và cọc tiếp đất an toàn E.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A hoặc RCCB 4P-25A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

F01 Dây quấn động cơ 3 M3-11, 12


pha,2p=2,mẫu số 1,2
F02 Dây quấn động cơ 3 M3-21, 22
pha,2p=4,mẫu số 1,2
F03 Dây quấn động cơ 3 M3-31, 32
pha,2p=6,mẫu số 1,2
F04 Tủ đồ nghề

F3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
Khảo sát thực tế dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha với 2p=2,4,6.
Vẽ sơ đồ dây quấn kiểu vòng tròn,khai triển và nguyên lý.
Xác định bước cực từ, số nhánh song song, góc lệch 120 độ điện và tốc độ động cơ.

1- ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA, Z=24, 2p=2

Khảo sát dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha,mô hình M3-11 hoặc M3-12.

→ Vẽ sơ đồ khai triển và sơ đồ nguyên lý động cơ mô hình của bàn thực tập.


→ Quan sát và tính toán thông số dây quấn

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-f1a, f1b và Bảng-f1.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page F1/2


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài F

2- ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA, Z=36, 2p=4

Khảo sát dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha, mô hình M3-21 hoặc M3-22.

→ Vẽ sơ đồ vòng tròn và sơ đồ nguyên lý động cơ mô hình của bàn thực tập.


→ Quan sát và tính toán thông số dây quấn

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-f2a,f2b và Bảng-f2.

3- ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA, Z=36, 2p=6

Khảo sát dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha,mô hình M3-31 hoặc M3-32.

→ Vẽ sơ đồ vòng tròn và sơ đồ nguyên lý động cơ mô hình của bàn thực tập.


→ Quan sát và tính toán thông số dây quấn

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-f3a, f3b và Bảng-f3.

CHÚ THÍCH:

1- Khi vẽ sơ đồ dây quấn, cần tham khảo các sơ đồ mẫu trong phần phụ lục-EFGH.

2- Trong phần báo cáo, sơ đồ vòng tròn và sơ đồ khai triển đã được định dạng các rãnh, chu vi stator
và các đường biên để vẽ bối dây.

3- Xem phụ lục-EFGH để biết cách xác định bước cực từ, số nhánh song song, góc lệch 120 độ điện và
tốc độ động cơ.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page F2/2


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài G

Bài G – KHẢO SÁT VÀ VẬN HÀNH


ĐỘNG CƠ HAI CẤP ĐIỆN ÁP
G1- BÀN THỰC TẬP

G2- THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→ L380 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 380/220V và cọc tiếp đất an toàn E.

→ L220 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 220/127V và cọc tiếp đất an toàn E.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A hoặc RCCB 4P-25A đặt ở bên cạnh.

STT Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú

G01 Động cơ 1 pha hai cấp điện M1-u1, u2


áp,mẫu số 1,2
G02 Động cơ 3 pha hai cấp điện M3-u1, u2
áp,mẫu số 1,2
G03 Động cơ 3 pha hai cấp điện M3-u3, u4
áp,mẫu số 3,4
G04 Tủ đồ nghề

G3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
-Xác định cực tính cuộn dây và điện áp động cơ.
-Nối dây động cơ làm việc ở điện áp khác nhau.
-Chạy thử và đo thông số động cơ không tải ở hai cấp điện áp.
-Phối hợp ký hiệu trong sơ đồ dây quấn và sơ đồ nguyên lý động cơ.

1- ĐỘNG CƠ 1 PHA KIỂU TỤ, 6 ĐẦU DÂY, 2 CẤP ĐIỆN ÁP.


-Động cơ 1 pha kiểu tụ thường trực, điện áp U1/U2, 6 đầu dây (1,2,3,4,5,6) và 2 đầu tụ điện (7,8), ký
hiệu M1-u1 (u2)
-Động cơ có 2 dây quấn chạy và đề, hình-g1a và g1b
-Dây quấn chạy có 2 cuộn dây giống nhau (RI và RII), điện áp định mức mỗi cuộn dây 110V:
* Hai cuộn dây nối tiếp (nối đầu cuộn nầy với cuối cuộn kia) khi làm việc ở điện áp U1.
* Hai cuộn dây song song (nối đầu và cuối cuộn này với đầu và cuối cuộn kia) khi làm việc ở điện áp U2.
-Dây quấn đề có 1 cuộn dây (S) và nối tiếp với tụ điện (C), làm việc với điện áp U2.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page G1/3


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài G

Hình-g1a Hình-g1b

→ Xác định cuộn dây RI, RII và S bằng Ôm kế.


→ Xác định cực tính của RI, RII bằng pin-1,5V và Vôn kế 1 chiều [Xem PL]
→ Ký hiệu đầu dây (1,2,…), vẽ dây nối vào sơ đồ nguyên lý động cơ điện áp U1, hình-g1c và U2, hình-
g1d.
→ Lần lượt nối dây và cấp nguồn vào động cơ điện áp U1 và U2, đo điện áp và dòng điện, bảng-g1.
→ Ghi ký hiệu đầu dây (1,2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát, hình-g1e.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-g1c, g1d, g1e và Bảng-g1.

2- ĐỘNG CƠ 3 PHA, 6 ĐẦU DÂY, 2 CẤP ĐIỆN ÁP

-Động cơ 3 pha,điện áp U1/U2, 6 đầu dây (1,2,3,4,5,6), ký hiệu M3-u1 (u2,u3,u4)

-Động cơ có 3 cuộn dây, chúng đặt lệch nhau trong không gian 120 độ điện. Mỗi cuộn dây có điện áp
định mức 220V, hình-g2a và g2b

Hình-g2a Hình-g2b

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page G2/3


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài G

→ Xác định 3 cuộn dây bằng Ôm kế.


→ Xác định cực tính của 3 cuộn dây bằng pin-1,5V và Vôn kế 1 chiều [Xem PL]
→ Ký hiệu đầu dây (1,2,…), vẽ dây nối vào sơ đồ nguyên lý động cơ điện áp U1 và U2, hình-g2c và g2d.
→ Lần lượt nối dây và cấp nguồn vào động cơ điện áp U1 và U2, đo điện áp và dòng điện, bảng-g2
→ Ghi ký hiệu đầu dây (1,2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát, hình-g2e.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-g2c, g2d, g2e và Bảng-g2.

3- ĐỘNG CƠ 3 PHA, 9 ĐẦU DÂY, 2 CẤP ĐIỆN ÁP


-Động cơ 3 pha, điện áp U1/U2, 9 đầu dây (1-4,2-5,3-6,7-8-9), ký hiệu M3-u5 (u6,u7,u8).
-Động cơ có 3 dây quấn pha đặt lệch nhau trong không gian 120 độ điện, hình-g3a và g3b

-Mỗi dây quấn pha có 2 cuộn dây (1-4 và 7-0,2-5 và 8-0,3-6 và 9-0), mỗi cuộn dây có điện áp định mức
Uo=127V.
* Hai cuộn dây của 1 pha nối tiếp và 3 dây quấn pha nối Y, động cơ có điện áp định mức U1.
* Hai cuộn dây của 1 pha song song và 3 dây quấn pha nối Y//Y, động cơ có điện áp định mức U2.

Hình-g3a Hình-g3b

→ Kiểm tra các đầu cuộn dây bằng Ôm kế.

→ Vẽ dây nối giữa các cuộn dây và nguồn 3 pha vào trạm nối dây động cơ điện áp U1 hình-g3c và động
cơ điện áp U2 hình-g3d.

→ Lần lượt cấp nguồn vào động cơ điện áp U1 và động cơ điện áp U2, đo điện áp và dòng điện, bảng-g3.

→ Ghi ký hiệu đầu dây (1,2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát, hình-g3e.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-g3c, g3d, g3e và Bảng-g3.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page G3/3


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài H

Bài H – KHẢO SÁT VÀ VẬN HÀNH


ĐỘNG CƠ HAI CẤP TỐC ĐỘ
H1- BÀN THỰC TẬP

H2- THIẾT BỊ THỰC TẬP

NGUỒN ĐIỆN:

→ L380 N-R-S-T-E: Nguồn 3 pha 4 dây 380/220V và cọc tiếp đất an toàn E.

Đóng và ngắt nguồn bằng MCB 3P-20A hoặc RCCB 4P-25A đặt ở bên cạnh.

Tên thiết bị Thông số Viết tắt Ghi chú


STT
H01 Động cơ 3 pha,hai tốc độ, momen M3-m1, m2
không đổi, mẫu số 1,2
H02 Động cơ 3 pha,hai tốc độ, công M3-p1, p2
suất không đổi, mẫu số 1,2
H03 Động cơ 3 pha,hai tốc độ, momen M3-d1, d2
và công suất thay đổi, mẫu số 1,2
H04 Tủ đồ nghề

H3- NỘI DUNG THỰC TẬP

MỤC TIÊU:
-Xác định số cực từ và tốc độ động cơ ở hai cách nối dây Y//Y và ∆.
-Nối dây động cơ làm việc ở tốc độ khác nhau.
-Chạy thử và đo thông số động cơ không tải ở hai cấp tốc độ.
-Phối hợp ký hiệu trong sơ đồ dây quấn và sơ đồ nguyên lý động cơ.

1- ĐỘNG CƠ 3 PHA , 2 CẤP TỐC ĐỘ: MOMEN KHÔNG ĐỔI.

-Động cơ 3 pha, điện áp 380V, 6 đầu dây (T1,T2,T3,T4,T5,T6), ký hiệu M3-m1 (m2)
-Động cơ có 3 dây quấn đặt lệch nhau trong không gian 120 độ điện, hình-h1a và h1b
-Mỗi dây quấn có 2 cuộn dây (T4-T1 và T4-T2, T5-T2 và T5-T3, T6-T3 và T6-T1).
* Mỗi dây quấn với hai cuộn dây song song và 3 dây quấn nối Y//Y, động cơ có số cực từ 2p1.
* Mỗi dây quấn với hai cuộn dây nối tiếp và 3 dây quấn nối ∆, động cơ có số cực từ 2p2.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page H1/3


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài H

Hình-h1a Hình-h1b

→ Kiểm tra các đầu cuộn dây bằng Ôm kế và xác định cực tính
→ Vẽ dây nối giữa các cuộn dây và nguồn 3 pha vào trạm nối dây động cơ 2p1,hình-h1c và động cơ 2p2,
hình-h1d.
→ Lần lượt cấp nguồn 380V vào động cơ 2p1 và động cơ 2p2, đo điện áp và dòng điện.
→ Ghi ký hiệu đầu dây (T1,T2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát. Xác định
số cực từ và tốc độ động cơ ở hai cách nối dây Y//Y và ∆.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-h1c, Hình-h1d , Bảng-h1a và Bảng-h1b.

2- ĐỘNG CƠ 3 PHA , 2 CẤP TỐC ĐỘ : CÔNG SUẤT KHÔNG ĐỔI.


-Động cơ 3 pha, điện áp 380V, 6 đầu dây (T1,T2,T3,T4,T5,T6), ký hiệu M3-p1 (p2,p3,p4)
-Động cơ có 3 bộ dây quấn đặt lệch nhau trong không gian 120 độ điện, hình-h2a và h2b
-Mỗi dây quấn có 2 cuộn dây (T4-T1 và T4-T2,T5-T2 và T5-T3, T6-T3 và T6-T1).
* Mỗi dây quấn có hai cuộn dây nối tiếp và 3 dây quấn nối ∆, động cơ có số cực từ 2p1.
* Mỗi dây quấn có hai cuộn dây song song và 3 dây quấn nối Y//Y, động cơ có số cực từ 2p2.

Hình-h2a Hình-h2b

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page H2/3


Thực tập điện 2 – EE3023 Bài H

→ Kiểm tra các đầu cuộn dây bằng Ôm kế và xác định cực tính
→ Vẽ dây nối giữa các cuộn dây và nguồn 3 pha vào trạm nối dây động cơ 2p1, hình-h2c và động cơ
2p2, hình-h2d.
→ Lần lượt cấp nguồn 380V vào động cơ 2p1 và động cơ 2p2, đo điện áp và dòng điện.
→ Ghi ký hiệu đầu dây (T1,T2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát. Xác định
số cực từ và tốc độ động cơ ở hai cách nối dây ∆ và Y//Y.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-h2c, Hình-h2d , Bảng-h2a và Bảng-h2b.

3- ĐỘNG CƠ 3 PHA , 2 CẤP TỐC ĐỘ : CÔNG SUẤT VÀ MOMEN THAY ĐỔI.


-Động cơ 3 pha, điện áp 380V, 6 đầu dây (T1,T2,T3,T4,T5,T6), ký hiệu M3-d1 (d2,d3,d4)
-Động cơ có 3 bộ dây quấn đặt lệch nhau trong không gian 120 độ điện, hình-h3a và h3b
-Mỗi dây quấn có 2 cuộn dây (T4-0 và T4-T1,T5-0 và T5-T2,T6-0 và T6-T3).
* Mỗi dây quấn có hai cuộn dây song song và 3 dây quấn nối Y//Y, động cơ có số cực từ 2p1.
* Mỗi dây quấn có hai cuộn dây nối tiếp và 3 dây quấn nối Y, động cơ có số cực từ 2p2.

T4 T4
L1

Tốc độ chậm 2p2


T3 Tốc độ nhanh 2p1 T3

T1 T1 L1

T2 T2
T6 T5 T6 T5
L2 L2
L3
L3
Hình-h3a Hình-h3b

→ Kiểm tra các đầu cuộn dây bằng Ôm kế và xác định cực tính
→ Vẽ dây nối giữa các cuộn dây và nguồn 3 pha vào trạm nối dây động cơ 2p1 (hình-h3c) và động cơ
2p2 (hình-h3d).
→ Lần lượt cấp nguồn 380V vào động cơ 2p1 và động cơ 2p2, đo điện áp và dòng điện.
→ Ghi ký hiệu đầu dây (T1,T2,…) vào sơ đồ khai triển dây quấn sao cho phù hợp với khảo sát. Xác định
số cực từ và tốc độ động cơ ở hai cách nối dây Y//Y và ∆.

 Báo cáo kết quả thực tập vào Hình-h3c, Hình-h3d, Bảng-h3a và Bảng-h3b.

Khoa Điện-Điện tử - Xưởng TT Điện Page H3/3

You might also like