You are on page 1of 5

Dược chính quy 2012

ĐƠN 1
I. Thông tin thuốc
1. Seretid Evo(L) Pwd 25/250mcg 120’s( Salmeterol 25 mcg, Fluticcasone 250 mcg)

Liều dùng: 2 nhát xịt/lần

Salmeterol

a) Cơ chế:
- Gắn trực tiếp lên receptor beta 2 adrenergic dưỡng bào, bạch cầu lympho bào
- Ức chế phóng thích adenylcylase làm tăng nồng độ AMP vòng dãn cơ trơn phế quản
- Ức chế trương lực TK phế vị
b) Chỉ định: điều trị hen, tắc nghẽn hô hấp có phục hồi
- Tác dụng phụ: nhức đầu, run, đánh trống ngực ( thường thoáng qua và giảm khi đã dùng thuốc thường
xuyên)
c) Chống chỉ định: Quá mẫn

Fluticasone

a) Cơ chế:
- Ức chế tạo ra các chat hướng động bạch cầu: PTF, LTB4  giảm hoạt hóa các tb viêm
- Ức chế tạo ra các chất gây co thắt phế quản: LTC4, LTD4, PGE2  kháng viêm
 Không có hiệu quả tức thời, không giãn phế quản
b) Chỉ định:
- Hen
- Viêm mũi dị ứng quanh năm/theo mùa
- Các bệnh về da
- Eczema
- Viêm da, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh
- Vảy nến
- Lupus ban đỏ hình dĩa
- Viêm loét đại tràng (uống)
c) Chống chỉ định
- Tiền sử quá mẫn
- Nhiễm nấm/ loét vùng tiếp xúc thuốc
- Herpes, thủy đậu
- Không sd cho mục đích giảm co thắt phế quản cấp cho b/n hen
- Không làm thuốc đầu tiên trị cơn hen nặng hoặc hen cấp
- Viêm mũi không dị ứng
- Bôi da cho trứng cá đỏ
d) Tác động phụ
- Kích ứng đường hô hấp trên
- Đau họng, khản tiếng

1
Dược chính quy 2012
- Nhiễm nấm Candida, Aspergilus niger họng, thanh quản
 Cách xử trí: súc miệng và họng với nước sau khi hít thuốc và dùng buồng hít để giảm thuốc đọng ở
khoang miệng & giảm tác dụng toàn thân.
Lưu ý gì khi sử dụng thuốc lâu dài: Không được ngưng thuốc đột ngột, súc miệng sau khi dùng.
2. Paracetamol 500mg+ codein 30mg

Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, giảm đau hạ sốt

a) Cơ chế: tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi giãn mạch làm tăng tỏa nhiệt và tăng lưu
lượng máu ngoại biên
b) Chỉ định
- Đau và sốt từ nhẹ  vừa, nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng
- Không có td trị thấp khớp
- Thay thế salicylate khi CCĐ hoặc không dung nạp để giảm đau và hạ sốt
- Giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt khi sốt có hại hoặc dễ chịu hơn khi hạ sốt
c) Tác dụng phụ: Ban da, dị ứng ( ban đỏ, mày đay) có thể thương tổn niêm mạc
d) Chống chỉ định
- Người nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, gan
- Quá mẫn
- Thiếu G6PD
e) Liều dùng
- 4-6 giờ/lần, 10-15mg/kg, tối đa 60mg/kg/24h
- Sốt>39,5 hoặc sốt kéo dài > 3 ngày thì không được tự ý dùng paracetamol.
f) ADR
- Hội chứng Steven Johnson
- Hội chứng hoại tử da nhiễm độc
- Hội chứng ngoại ban mụn mũ toàn thân cấp tính
g) Liều độc
- 150mg/kg (PO 1 lần ở trẻ em)
- 7,5g ở người lớn
e) Triệu chứng ngộ độc
- 2-3h sau uống: buồn nôn, nôn, đau bụng, xanh tím da. Nặng kích động, mê sảng  sững sờ, hạ thân
nhiệt, thở nhanh, huyết áp thấp, suy tuần hoàn
- 2-4 ngày: tổn thương gan
f) Giải độc: N-acetylcystein trước 36h sau khi uống

Codein

a) Cơ chế: tác dụng trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não, codein là khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng
độ quánh của dịch tiết phế quản
b) Chỉ đinh: Ho khan, đau nhẹ và vừa
c) Chống chỉ định: mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em <1 tuổi, bệnh gan suy hô hấp
d) Thận trọng: Các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thủng, suy giảm chức năng gan,thận
e) ADR:
2
Dược chính quy 2012
- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác lạ
- Tiêu hóa:buồn nôn, nôn, táo bón
- Tiết niệu: Bí đái, đái ít
- Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng
f) Liều lương:
Ho khan: 10-20mg/lần, 3-4 lần/ngày Không vượt quá 120ng/ngày
3. Prednisolon: thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch.
a) Chỉ định:
- Suyễn cấp tính chuyển biến nặng (IV)
- Suyễn tiến triển nặng dần (PO)
- điều trị duy trì
- sử dụng kéo dài => giảm liều dần trong nhiều tuần trước khi ngưng thuốc
- viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân, 1 số thể viêm mạch, viêm động mạch, viêm loét đại tràng,
thiếu máu tan huyết, dị ứng nặng gồm cả phản vệ

b. Chống chỉ định:

- nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não

- quá mẫn

- nhiễm trùng do virus, nấm hoặc lao

- đang dùng vaccin virus sống

c. Tác dụng phụ:

- lâu lành vết thương, chậm liền sẹo

- tăng: cân, huyết áp, đường huyết

- teo cơ, xốp xương

- loét dạ dày

- suy tuyến thượng thận

- hội chứng Cushing

- phù,giữ nước

d. ADR thường gặp khi sd dài ngày:

- mất ngủ, dễ kích động

- tăng ngon miệng, khó tiêu

- da: rậm lông

3
Dược chính quy 2012
- nội tiết, chuyển hóa: đái tháo đường

- đau khớp

- đục thủy tinh thể, glaucom

- chảy máu cam

e. Khắc phục:

- nên dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có hiệu lực lâm sàng

- không ngừng thuốc đột ngột

- dùng một liều duy nhất trong ngày ít ADR hơn là nhiều liều chia nhỏ trong ngày và nên dùng buổi sáng

- theo dõi và đánh giá định kỳ các thông số về loãng xương, tạo huyết, dung nạp glucose, những tác dụng trên
mắt và huyết áp

- bồ sung thêm canxi, vit D3

- tránh bị nhiễm khuẩn

- dùng PPi hoặc kháng H2 để tránh loét dạ dày

f. Liều dùng:

5-60 mg/ ngày chia 2 – 4 lần

Trẻ em: 0,14 – 2 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần

4. ALBIS (Ranitidin HCL + bismuth Tripotassim + sulcrafat)

Thuốc Cơ chế Chỉ định Liều dùng


Ranitidin Đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với GERD, loét dạ Liều phòng ngừa
HCL histamin tại rec. H2 dày, loét do 150 – 300 mg
NSAIDs buổi tối
Bismuth ở pH thấp phản ứng với acid tạo Viêm loét dd – 240 mg/ ngày
Tripotassim bismuth oxid và acid salicylic. Acid tt. Phối hợp điều
salicylic hấp thu dễ dàng, còn bismuth trị HP Chia 2 lần/ ngày
oxid phản ứng với hydrogen sulfit (
làm phân có màu đen ) => bảo vệ tại
chỗ, kích thích tổng hợp prostaglandin
và ức chế H.pylori.
Sucralfat Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dd trong 1 viên x 4
môi trường acid, kích thích thành lập
prostaglandin, NaHCO3

4
Dược chính quy 2012

II. Nhận xét về đơn thuốc:

- BN được chẩn đoán hen suyễn không rõ bậc, BS cho Seretide Evo 25/250 mcg xịt ( đồng vận beta 2 tác
dụng dài + corticoid dạng xịt) => được xem như thuốc ngừa cơn hen => phủ hợp.
- Trong đơn không có thuốc cắt cơn phòng ngừa khi BN lên cơn hen đột ngột => xem xét lại.
Thuốc đề nghị: có thể dùng đồng vận beta dạng xịt tác dụng nhanh ( vd salbutamol xịt, biệt dược
Ventolin)

- Việc sd prednisolon trong đơn này cần xem xét: theo GINA thường chỉ sử dụng corticoid đường toàn
thân trong hen bậc nặng vì td phụ rất nhiều, thật cần thiết mới dùng. Nhưng theo đơn, thuốc chỉ được kê
7 ngày, có thể do BN mới xuất viện về sau khi phải nhập viện vì 1 đợt cấp hen phế quản ( trong đợt cấp
BS sẽ dùng methylprednisolon hoặc hydrocortisol tiêm tĩnh mạch liều cao sau đó chuyển sang dạng
uống rồi ngưng ) => có thể vẫn phù hợp.
- Paracetamol được sd trong đơn không rõ mục đích:
+ Nếu để giảm đau hạ sốt thì phải xem xét lại xem BN có vào 1 đợt bội nhiễm không, nếu có cách điều
trị sẽ khác ( có thể phải dùng thêm kháng sinh ).

+ Nếu dùng para + codein với mục đích giảm ho cho BN (ho có thể làm khởi phát cơn hen cấp ) thì có
thể chấp nhận được nhưng cũng phải rất thận trọng vì codein giảm ho, ức chế hô hấp và có thể gây suy
hô hấp, đặc biệt trên BN hen.

- Dùng ALBIS có thể để phòng ngừa ADR của corticoid trên dạ dày cho BN này vừa dùng corticoid dạng
uống và xịt, nhưng có 2 vấn đề cần xem xét:
+ Theo lý thuyết muốn ngừa loét dd do corticoid tốt nhất nên dùng PPi

+ BN này chỉ dùng prednisolon uống trong 7 ngày thì có cần dùng thuốc bảo vệ dd hay không, trừ khi
BN đã có tiền căn loét dd trước đó, còn corticoid dạng xịt thì td phụ trên dd rất ít.

- Theo AHFS, Salmeterol không được sd như 1 liệu pháp ban đầu cho BN hen suyễn và không phải thay
thế hoàn toàn corticoid.
Cách sử dụng bình xịt: Slide DLS 2 bài hen

You might also like