You are on page 1of 3

Hoa hậu Việt Nam (tiếng Anh: Miss Vietnam), tên cũ: Hoa hậu Toàn quốc Báo

Tiền phong là
một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia có thâm niên lâu đời tại Việt Nam, được tổ chức lần đầu
vào năm 1988.

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam do Báo Tiền Phong khởi xướng, sáng lập và hiện vẫn là đơn vị
giữ quyền tổ chức. Cuộc thi này được tổ chức vào các năm chẵn, dành cho tất cả các thiếu nữ
trên toàn Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện ghi trong thể lệ dự thi. Trước đây, với tư cách là
cuộc thi hoa hậu quốc gia, người giành danh hiệu Hoa hậu Việt Nam sẽ đại diện cho Việt
Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới, các Á hậu trong cuộc thi cũng là những ứng cử viên
được chọn đi thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

Tuy nhiên từ năm 2011, rất nhiều cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp khác có nội dung và
hình thức tương tự cũng được cấp phép tổ chức ở Việt Nam (từ cấp quốc gia đến cấp
tỉnh/thành phố) với rất nhiều người đạt danh hiệu "hoa hậu, hoa khôi, người đẹp" khiến cuộc
thi Hoa hậu Việt Nam bị giảm hẳn sức hút. Công chúng trở nên nhàm chán và ít quan tâm vì
có quá nhiều cuộc thi người đẹp được tổ chức (Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu biển, Hoa hậu đại
dương, Hoa hậu bản sắc Việt, Hoa hậu các dân tộc, Hoa hậu quý bà, Hoa khôi Thời trang,
Hoa khôi Du lịch, Nữ hoàng trang sức...), đó là chưa kể các cuộc thi người đẹp cấp tỉnh/khu
vực cũng ngày càng xuất hiện tràn lan. Riêng năm 2017 đã có tới 20 cuộc thi sắc đẹp được tổ
chức với đủ các tên gọi[1] Vì cấp phép tổ chức tràn lan nên dẫn tới tình trạng "loạn danh
hiệu", quá nhiều người đạt danh hiệu "hoa hậu, hoa khôi" khiến danh hiệu này cũng bị "mất
giá", ngày càng bị công chúng coi thường[2][3] Việc tổ chức quá nhiều các cuộc thi Hoa hậu
khiến công chúng chẳng nhớ được hoa hậu tên gì, đăng quang năm nào, ở cuộc thi nào[4]
Ngoài ra, việc một số thí sinh Á hậu, Hoa hậu bị phát hiện là gái bán dâm cao cấp đã khiến
các cuộc thi hoa hậu chịu nhiều tai tiếng. Các cuộc thi hoa hậu giờ đây bị nhiều người coi là
nơi trá hình cho việc “tuyển gái gọi cho đại gia”, khuyến khích phụ nữ ăn mặc hở hang để
kiếm tìm danh lợi, gây tác hại cho việc giáo dục thanh niên chứ không có ích lợi gì[5]

Trên thế giới đầu thế kỷ 21, trừ một số nước chậm phát triển tại Đông Nam Á và các quốc gia
"cuồng" hoa hậu như Venezuela, Philippines, Colombia, ... , các cuộc thi Hoa hậu chẳng còn
được khán giả thế giới chú ý nhiều, đặc biệt là tại các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ,
Nhật Bản... Khi hiểu biết về quyền phụ nữ được nâng cao, người dân các nước này đã nhận ra
rằng thi Hoa hậu thực chất là việc hạ thấp phẩm giá phụ nữ, các cuộc thi này đã biến người
phụ nữ thành vật trưng bày di động, buộc phụ nữ phải mặc áo tắm trình diễn hở hang để mọi
người bình phẩm, soi mói ngoại hình. Do vậy, những người đẹp ở các nước phát triển không
còn muốn thi Hoa hậu nữa, danh hiệu Hoa hậu tại các nước này chỉ còn là "hữu danh vô
thực", chẳng có mấy ai nhớ đến những người từng đoạt giải[6]

Vài năm gần đây, Hoa hậu Việt Nam cũng không còn là độc quyền đại diện Việt Nam tham
dự các cuộc thi hoa hậu lớn trên thế giới như Miss World (Hoa hậu Thế giới), Miss Universe
(Hoa hậu Hoàn vũ thế giới)... do các đơn vị nắm giữ bản quyền các cuộc thi này đã tự tổ chức
các cuộc thi hoa hậu của riêng mình. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng vướng phải nhiều vụ
bê bối về tư cách đạo đức hoặc trình độ học vấn của thí sinh; những tố cáo về sự lũng đoạn,
dàn xếp kết quả... giữa các nhà tổ chức sau hậu trường để người của mình đoạt giải nhằm
đánh bóng tên tuổi[7] (xem chi tiết tại các vụ tai tiếng liên quan đến Hoa hậu Việt Nam).

Mục lục
1 Lịch sử
2 Danh sách các Hoa hậu và Á hậu đăng quang cuộc thi
2.1 Hoa hậu Việt Nam
2.2 Á hậu Việt Nam và top 5
2.3 Các tỉnh thành có thí sinh chiến thắng tại cuộc thi
3 Tổ chức
3.1 Vương miện
3.2 Thể thức
3.3 Truyền thông
4 Dự thi quốc tế
5 Các Hoa hậu sau đăng quang
5.1 Các Hoa hậu tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới
6 Các vụ scandal và tai tiếng liên quan đến cuộc thi
6.1 Mục đích thi hoa hậu bị biến tướng
6.2 Phê phán màn thi áo tắm trong cuộc thi
6.3 Vi phạm tiêu chuẩn tham dự
6.4 Phẫu thuật thẩm mỹ
6.5 Gian lận học vấn
6.6 Dàn xếp kết quả
6.7 Tư cách đạo đức
7 Một số cuộc thi sắc đẹp trong nước khác
8 Chú thích
9 Liên kết ngoài
Lịch sử
Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau khi hai
miền Nam Bắc thống nhất. Cuộc thi được khởi xướng và tổ chức bởi Báo Tiền Phong với tên
gọi "Hoa hậu Toàn quốc báo Tiền Phong" vào năm 1988 và cứ khoảng cách 2 năm thì tổ
chức một lần. Người đầu tiên nắm giữ danh hiệu này là Hoa hậu Việt Nam 1988 Bùi Bích
Phương.

Trưởng ban tổ chức các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 là ông
Dương Xuân Nam (hay nhà thơ Dương Kỳ Anh), nguyên Tổng Ban biên tập báo Tiền phong.
Ông Dương Xuân Nam là người có công tiên phong khởi xướng và nỗ lực đưa cuộc thi hoa
hậu đến với Việt Nam trong thời kỳ khái niệm về "cuộc thi sắc đẹp – hoa hậu" với những
người Việt còn rất mới mẻ và lạ lẫm, do vậy, người ta thường gọi ông với cái tên "Cha đẻ của
các cuộc thi hoa hậu Việt".

Kể từ năm 2002, cuộc thi chính thức đổi tên thành "Hoa hậu Việt Nam" với tư cách là cuộc
thi hoa hậu quốc gia của Việt Nam. Quy mô tổ chức cũng như số lượng thí sinh đăng ký dự
thi khắp các vùng miền trên toàn Việt Nam. Hoa hậu Việt Nam sẽ là người được lựa chọn
hàng đầu đại diện cho đất nước tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới.

Năm 2008, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm lịch sử 20 năm kể từ khi ra đời
của mình. Tại buổi lễ có sự hội tụ của nhiều cựu Hoa hậu, lễ ra mắt của tân Hoa hậu Việt
Nam Trần Thị Thùy Dung và sự góp mặt của các người đẹp top 10 của cuộc thi năm 2008.
Năm 2010, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lần thứ 12 đã diễn ra tại Tuần Châu (Hạ Long, Quảng
Ninh). Trong đêm chung kết cuộc thi có sự hội ngộ nhiều cựu Hoa hậu Việt Nam: Trần Thị
Thùy Dung, Mai Phương Thúy, Phạm Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Huyền, Thu Thuỷ, Diệu
Hoa...

Năm 2018, cuộc thi kỷ niệm 30 năm tổ chức lần đầu tiên. Tham dự đêm Gala kỷ niệm có hoa
hậu các năm: 1988 - Bùi Bích Phương; 1990 - Nguyễn Diệu Hoa; 1992 - Hà Kiều Anh; 1996
- Nguyễn Thiên Nga; 2002 - Phạm Thị Mai Phương; 2004 - Nguyễn Thị Huyền; 2008 - Trần
Thị Thùy Dung; 2016 - Đỗ Mỹ Linh. Ngoài ra còn có Á hậu 1998 - Ngô Thúy Hà; Á hậu
2002 - Bùi Thị Hoàng Oanh; Á hậu 2010 - Vũ Thị Hoàng My; Á hậu 2012 - Đỗ Hoàng Anh;
Á hậu 2014 - Nguyễn Trần Huyền My; Á hậu 2014 - Nguyễn Lâm Diễm Trang; Á hậu 2016 -
Ngô Thanh Thanh Tú.

You might also like