You are on page 1of 3

Slide: Các đặc tính truyền sóng

Trong một hệ thống thông tin vô tuyến, các sóng bức xạ điện từ thường không chỉ truyền trực tiếp từ
máy phát đến máy thu.

Điều này xảy ra là do giữa nơi phát và nơi thu luôn tồn tại các vật thể cản trở sự truyền sóng trực tiếp.
Do vậy, sóng nhận được chính là sự chồng chập của các sóng đến từ nhiều hướng khác nhau bởi sự phản
xạ, khúc xạ, tán xạ từ các toà nhà, cây cối và các vật thể khác.

Hiện tượng này được gọi là sự lan truyền sóng đa đường (Multipath propagation).

Slide: Truyền sóng qua vật cản

Khi 1 sóng điện từ truyền tới bề mặt giữa môi trường 1 và môi trường 2? Điều gì sẽ xảy ra ở ranh giới?
Sóng sẽ được phản xạ một phần trở lại môi trường 1 và được truyền một phần vào môi trường 2 (gọi là
khúc xạ);

Khúc xạ là sự thay đổi hướng của sóng do sự thay đổi vận tốc từ môi trường này sang môi trường khác)

Vì công suất tới bằng tổng công suất phản xạ và công suất truyền, nên chúng ta có

Công suất phản xạ bằng công suất tới nhân với bình phương giá trị tuyệt đối của hệ số phản xạ

Trong đó:

Hệ số phản xạ- reflection coefficient được định nghĩa là tỷ lệ cường độ điện trường của sóng phản xạ với
sóng tới

Hệ số phản xạ phụ thuộc vào tần số, góc tới và tính chất vật liệu

Các hệ số phản xạ rất nhỏ đối với tần số thấp. Đây là lý do tại sao tín hiệu tần số thấp có thể dễ dàng
xâm nhập vào các tòa nhà.

Hằng số suy giảm tỷ lệ thuận với tần số và độ dày hiệu dụng của tường

Chiều dài hiệu dụng: chiều dài tia sóng đi trong vật cản.

tài liệu “Antennas - From Theory to Practice”


Slide: Nhiễu xạ- tán xạ

Nhiễu xạ là sự uốn cong và lan truyền của sóng khi chúng gặp một chướng ngại vật

-Hiện tượng nhiễu xạ dựa trên Nguyên lý Huygens: Nếu trên đường truyền gặp vật cản cỡ λ, sóng sẽ bị
chắn 1 phần, phần còn lại theo nguyên lý Huygen có thể xem như nguồn bức xạ thứ cấp có khả năng
bức xạ tới sau chướng ngại vật

-Nếu kích thước vật cản lớn hơn rất nhiều lần bước sóng thì sóng sẽ bị chắn và tạo thành vùng tối

sự tán xạ-scattering xảy ra khi vật cản có thể so sánh hoặc thậm chí nhỏ hơn bước sóng

Vị dụ như khi sóng vô tuyến truyền tới hạt mưa hoặc lá cây sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ

Slide: ảnh hưởng của thời tiết

Các hiện tượng thời tiết như sương mù, mây, mưa, bão, tuyết có ảnh hưởng tới sự truyền lan của sóng
vô tuyến nguyên nhân do Năng lượng sóng bị hấp thụ do các phân tử khí, mưa, sương mù và Ngoài ra
năng lượng còn có thể bị mất mát do phản xạ khi gặp các đám mây lớn, hoặc 1 dải mưa.

• Hấp thụ phụ thuộc vào tần số, thay đổi theo không gian, thời gian

 Hấp thụ phân tử

• Chủ yếu do phân tử nước và ôxy

• Phụ thuộc thiều vào tần số đặc biệt tăng nhanh với tần số trên 10GHz

 Hấp thụ trong mưa và sương mù

• Hấp thụ trong mưa phụ thuộc vào cường độ mưa tính theo mm/h, và theo tần số, tăng nhanh
với tần số từ 6GHz trở lên

• Hấp thụ do sương mù phụ thuộc theo tần số và tầm nhìn xa của anten

Slide: Multipath-Fading

Do hiện tượng đa đường, tín hiệu thu được là tổng của các bản sao tín hiệu phát. Các bản sao này bị suy
hao, trễ, dịch pha và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tuỳ thuộc vào pha của từng thành phần mà tín hiệu chồng
chập có thể được khôi phục lại hoặc bị hư hỏng hoàn toàn

Multipath-Fading là một hiện tượng rất phổ biến trong truyền thông không dây gây ra do hiện tượng đa
đường (Multipath) dẫn tới suy giảm cường độ và xoay pha tín hiệu (fading) không giống nhau tại các
thời điểm hoặc/và tại các tần số khác nhau còn gọi là độ trễ lan truyền (delay spread)

Do các bản sao này này phản xạ, tán xạ, nhiễu xạ trên các vật khác nhau và theo các đường dài ngắn
khác nhau nên:
• Thời điểm các bản sao này tới máy thu cũng khác nhau, tức là độ trễ pha giữa các thành phần này là
khác nhau.
• Các bản sao sẽ suy hao khác nhau, tức là biên độ giữa các thành phần này là khác nhau.
Tín hiệu tại máy thu là tổng của tất cả các bản sao này, tùy thuộc vào biên độ và pha của các bản sao:
• Tín hiệu thu được tăng cường hay cộng tích cực (constructive addition) khi các bản sao đồng pha.
• Tín hiệu thu bị triệt tiêu hay cộng tiêu cực (destructive addition) khi các bản sao ngược pha.

Multipath Fading gây ra lỗi và ảnh hưởng tới chất lượng truyền tin. Nhiễu xuyên ký tự (Inter-Symbol
Interference) là một ví dụ, gây ra méo tuyến tính tín hiệu
Nhiễu giao thoa giữa các ký hiệu ISI, InterSymbol Interferrence, do phân tán thời gian.

Slide: Phân loại kênh truyền vô tuyến theo phạm vi không gian

 Phadinh phạm vi rộng – Large Scale Fading

Fading phạm vi rộng là kết quả của sự suy giảm tín hiệu do sự truyền tín hiệu qua khoảng cách lớn (vài
km) và nhiễu xạ xung quanh các vật thể lớn trong đường truyền.

 Tổn hao đường truyền- Path Los: suy hao tăng theo khoảng cách
 Che tối- Shadowing: Do ảnh hưởng của các vật cản trở trên đường truyền. VD: tòa nhà cao tầng,
ngọn núi, đồi…làm cho biên độ tín hiệu suy giảm.
 Phadinh phạm vi hẹp– Small Scale Fading

Fading phạm vi hẹp được sử dụng để mô tả sự dao động nhanh của biên độ, pha hoặc độ trễ đa đường
của tín hiệu vô tuyến trong một khoảng thời gian ngắn gây ra bởi Multipath và Hiện tượng dịch tần
Doppler

 Trải trễ đa đường-Multipath delay spread:

Là thông số miền thời gian, làm méo tín hiệu do trễ và phadinh chọn lọc tần số (ảnh hưởng lên đặc tính
kênh miền tần số)

-Phađinh phẳng: Flat fading


- Pha đinh chọn lọc tần số: Frequency Selective Fading

Tác hại lớn nhất của loại fading này là gây nhiễu lên kí tự -ISI

 Trải doppler- Doppler spread

Là thông số miền tần số, dẫn đến tán tần và phadinh chọn lọc thời gian (ảnh hưởng lên đặc tính kênh
miền thời gian)

- Phađinh chậm
- Pha đinh nhanh

Fading nhanh (fast fading) hay còn gọi là hiệu ứng Doppler, Gây ra bởi sự di chuyển tương đối của máy
thu, máy phát và sự di chuyển của các đối tượng trong kênh truyền vô tuyến dẫn đến tần số thu được sẽ
bị dịch tần đi 1 lượng delta tần sô phát tương ứng.

You might also like