You are on page 1of 17

Contents

1
Chuỗi cung ứng: chúc các bạn trúng tủ, chép nhanh <3
1. Chuỗi cung ứng là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Vai trò của chuỗi cung ứng trong kinh doanh quốc tế. Lấy ví dụ minh họa.
 Khái niệm chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các công ty tham gia vào các khâu thiết kế, sản xuất và phân phối các
sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Các nhà cung cấp, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển và các nhà phân phối là
những chủ thể tham gia chính yếu trong chuỗi cung ứng.
- Ví dụ: chuỗi cung ứng của Vinamilk

1
2

(1) Dòng sản phẩm


(2) Dòng tài chính
(3) (cái ở giữa) dòng thông tin
 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng?
90% các CEO trên thế giới đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh
trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp hàng hóa
ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm
của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố
quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng
hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối
thủ. Một nghiên cứu độc lập cũng cho thấy một vài công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Coca-

2
cola, Sam sung đã tận dụng hiểu quả chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh,
đạt được mức tăng giá trị công ty cao hơn 40% so với các đối thủ khác. Ngoài ra, các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại:
- Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25-50%
- Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
- Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25-80%
- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%
- Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%
Theo xu hướng toàn cầu hóa, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt
Nam từng bước gia nhâp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng
được chú trọng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng vẫn là một phạm
trù khá mới mẻ tại Việt Nam cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay, đây vừa có
tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, vừa có tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
Câu 3. Phân tích khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ minh họa.
 Khái niệm:
o chuỗi cung ứng (câu 1)
o Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công ty trên phạm vi toàn cầu thì được gọi là chuỗi cung ứng toàn
cầu.
 Phân tích
- Các công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào: Chuyên thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng các
nguyên liệu đầu vào để chế tạo ra sản phẩm như: các nguyên liệu cấu tạo và sản xuất ra các bán linh
kiện và kinh kiện cho sản phẩm..
- Các công ty sản xuất: bao gồm các công ty sản xuất từng phần như linh kiện, bán linh kiện và lắp ráp
để sản xuất ra sản phẩm. Thường thì các khâu sản xuất các linh kiện và bán linh kiện và lắp ráp thì có
thể do các công ty trong chuỗi cung ứng ở các nước khác nhau làm nhưng các hoạt động nghiên cứu
và sản xuất các linh kiện và sản phẩm cấu tạo mang tính cốt lõi thì do các công ty đặt hàng trong
chuỗi cung ứng làm. Ví dụ như: sản phẩm iphone của Apple thì các chip, vi mạch, và lắp ráp thì được
đặt ở các nước và các công ty khác nhau trong chuỗi cung ứng, nhưng khâu thiết kế và những đột phá
về sản phẩm thì chỉ được sản xuất ở chính công ty mẹ để tạo ra giá trị khác biệt.
- Các nhà bán lẻ: Chuyên phân phối và bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
- Các nhà phân phối: là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các
dòng sản phẩm cho khách hàng
 Ví dụ minh họa:
Nike là một công ty đa quốc gia của Mỹ, chuyên sản xuất và kinh doanh giày dép, may mặc, thiết bị,
phụ kiện và dịch vụ thể thao trên toàn thế giới. Công ty có trụ sở chính tại Beaverton, Oregon, trong
khu vực đô thị Portland. Nike là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về giày thể thao và
quần áo và một nhà sản xuất lớn về thiết bị thể thao.
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới,
trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy
này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike (họ sẽ theo dõi tiến độ
sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm). Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản
phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, Nike ký kết hợp đồng sản
xuất với các nhà máy trên 40 quốc gia. Đa số giày Nike được sản xuất tại Trung Quốc (35%), Việt
Nam (29%), Indonesia (21%), Thái Lan (13%).
Khi thiết kế được một mẫu giày, Nike sẽ giao mẫu giày này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất
mẫu. Nếu sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike
sử dụng Outsourcing theo hình thức mua đứt bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu
sản xuất. Tuy nhiên, danh sách các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cũng phải nằm dưới tầm kiểm
soát của Nike. Điều này giúp cho Nike có thể nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên vật liệu.

3
Khi hợp đồng hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản
phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.
Các nhà cung cấp chính của Nike đặt trên 10 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan,
Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Ma-rốc, Mexico, Honduras và cuối cùng là Brazil

Câu 4. Phân tích vai trò của các thị trường mới nổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

 khái niệm: Thị trường mới nổi là các quốc gia đang trong quá trình chuyển mình về kinh tế và xã hội
để có trình độ phát triển hơn với sự ổn định về tốc độ phát triển kinh tế, sự ổn định của chính sách
khuyến khích đầu tư của chính phủ về khoa học công nghệ và đàu tư phát triển nguồn lực kinh tế, xã
hội.
Thị trường mới nổi là một địa điểm tốt mạng đến nhiều cơ hội để đầu tư, là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thị trường mới nổi có đặc điểm: GDp thấp, tăng trưởng GDP chậm. Tình trạng thất nghiệp cao , lực
lượng lao động dồi dào, dân số đông, trình độ lao động không qua đào tạo lớn . Nhiều tài nguyên
thiên nhiên sẽ mang đến những cơ hội cho việc phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng. Thị trương mới
nổi có nhiều tiềm năng cần được khai thác , vốn đàu tư thiếu nên các nước phát triển sẽ đàu tư trực
tiếp nhằm thu lợi nhuận cao.
Chi phí nhân công rẻ, lao động dồi dào, tài nguyên phong phú thích hợp là nơi sản xuất các linh phụ
kiện, nhà cung ứng nguyên vật liệu, nhà lắp ráp, phân phối,.... đem lại sự tiết kiệm chi phí, hiệu quả
hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Câu 5. Tại sao những thị trường mới nổi được cho rằng là những đia điểm mà các
MNCs có thể đặt các hoạt động tạo giá trị gia tăng tại đó.
1. R&D
Tại các thị trường mới nổi, tận dụng lợi thế đông dân cư, hoạt động nghiên cứu và phát triển diễn ra
thuận lợi và dễ dàng nhất, có tính chính xác cao nhờ khảo sát số lượng đối tượng lớn.
Tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế quy mô, công nghệ không yêu cầu quá cao, các chi phí về
nguồn lực như con người thấp.
2. Sản xuất
Tận dụng đươc nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào ( Ví dụ như thị trường Trung Quốc) với giá
thành rẻ, nhiều ưu thế vượt trội về kinh tế như: quy mô, hiệu suất lao động, trình độ kỹ thuật, chính
sách thu hút đầu tư...
Chi phí nhân công rẻ do nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động vừa phải, ngoài ra thường thấp
hơn rất nhiều so với chi phí lao động ở các nước MNCs đặt trụ sở
3. Marketing & bán hàng
Thị trường lớn và nhiều phân khúc, là một mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp MNCs khai thác tạo
thêm giá trị gia tăng cho mình. Ngoài ra, ở các thị trường này, doanh nghiệp MNCs có lợi thế cạnh
tranh lớn so với doanh nghiệp trong nước, dễ dàng áp dụng các phương thức marketing riêng tạo thêm
nhiều lợi nhuận như bành trướng, nâng giá bằng cách tăng them mức độ “xa xỉ” của sản phẩm.
4. Dịch vụ sau bán hàng.
Các MNCs đặt dịch vụ sau bán hàng ở các quốc gia mới nổi, như trực tổng đài ở Ấn Độ, do yêu cầu
về chất lượng nguồn lực lao động ở mức khá, mạng lưới công nghệ phát triển, dễ dàng thiết lập một
cơ sở quy mô phục vụ cho nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 6..Các nhóm nhân tố tác động như thế nào tới việc hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu của
các MNCs.(có trong slide nha ^^)
Có 4 nhóm nhân tố tác động

4
• Nhóm thị trường : Phương tiện truyền thông, phong cáchs t tiêu dùng, cầu về hàng hóa kết tinh chất
xám công nghệ, gia tăng dân số, thương mại địên tử toàn cầu, các công ty toàn cầu, cơ sở hạ tầng, các
thương hiệu nổi tiếng, quảng cáo
Tác động thuận lợi: thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu cả về chiều rộng và chiều
sâu, do các nhân tố trên càng phát triển mạnh thì nhu cầu thị trường càng lớn, chuyên môn hóa càng
cao, mỗi quốc gia không thể tự mình đảm nhiệm vai trò đáp ứng hết nhu cầu trong nước-> tham gia
sâu vào một trong các mắt xjk của CCU cho các MNCs
• Nhóm chi phi: chi phí kinh doanh, thời gian, sự khan khan hiếm nguồn lực, đổi mới công nghệ, an
toàn và rủi ro:
Tác động: Làm gia tăng chiều sâu cho các mắt xích trong CCỨ. Bởi khi các chi phí này gia tăng, tạo
sự chuyên môn hóa sâu sắc, các DN chỉ tập trung sx 1 hoặc 1 vài bộ phận để đạt đc hiệu quả kinh tế
theo quy mô và đường cong kinh nghiệm-> dẫn tới chiều sâu cho các mắt xích, điều đó đồng nghĩa
với việc số lượng mắt xích tăg lên, số sp trong từg mắt xích giảm đi
• Nhóm nhân tố CP : wto, quy định và chính sách chính phủ , rào cản thuế quan, chi tiêu CP, mức độ ổn
định, liên kết thương mại
Các CP ngày nay tuy có xu hướng thương mại hóa tự do nhưng vẫn đạt ko ít rào cản nhằm mục đích
bảo hộ nên sản xuất trong nước, và bù đắp thâm hụt NS điều này gây khó khăn cho các MNCs khi
muốn nhập khẩu linh phụ kiện, nguyên liệu sx. Từ đó, thúc đẩy xu hướng đầu tư trục tiếp nước
ngoài ,thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu để tiết kiệm cphi’ và đảm bảo cho quá trình sx đc liên tục
• Nhóm nhân tố cạnh tranh: tài năng, M&A. công ty toàn cầu, liên minh chiến lược, thương mại hóa
Nhìn chung cạnh tranh càg khốc liệt dẫn đến việccác công ty càg có xu hướng liên kết lại với nhau tạo
nên các MNCs để khai thác nguồn lực và thế mạnh một cák tối đa trong từg lĩnh vực . Ngoài ra cạnh
tranh cũng đòi hỏi các MNCs phải tăng cường phạm vi hoạt động của mình ra toàn cầu để phát triển
thương hiệu. và việc thiết lập các mắt xjk cug ứng tại các quốc gia là một trog số các biện pháp hữu
hiệu để vừa có thể tận dụng chi phí rẻ, khai thác tiềm năng mỗi quốc gia, vừa trực tiếp tấn công thị
trườg này và gia tăng tầm ảnh hưởg
7. Theo bạn, quốc gia nào trong số các thị trường mới nổi trên thế giới hấp dẫn nhất cho cấc
MNCS có thể lựa chọn làm các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Minh họa bằng các
ngành công nghiệp cụ thể.
• Ấn Độ
Ấn Độ đang học theo con đường phát triển của Trung Quốc - dựa vào xuất khẩu và đầu tư, nhưng đi
sau nước láng giềng tới 13 năm.
Ấn Độ ngày nay đã không còn được xem là một cỗ máy tăng trưởng, được kỳ vọng sẽ vượt mặt
Trung Quốc để giữ vị trí dẫn đầu các thị trường mới nổi như vài năm trước đây. Tuy nhiên, bạn sẽ
cảm thấy khoảng cách giữa hai nước gần hơn nếu xét đến việc Trung Quốc đã đi trước Ấn Độ 13 năm
trong việc mở cửa nền kinh tế, cũng như nới lỏng các quy định về đầu tư và sản xuất. Về xuất khẩu,
chi tiêu vốn và đầu tư nước ngoài, Ấn Độ khá giống Trung Quốc năm 2001.
Nền kinh tế Ấn Độ đang cho thấy những dấu hiệu khả quan sau 3 năm tăng trưởng kém và lạm phát
ở mức cao. Điều đáng mừng là Ấn Độ đang đi đúng theo con đường phát triển của Trung Quốc,
nhưng việc trì hoãn mở cửa cũng đồng nghĩa nước này đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tạo ra sự bùng nổ như
Trung Quốc.
Vì vậy, tân Thủ tướng Narendra Modi, đang ra sức nghiên cứu từng chính sách để đưa Ấn Độ theo
đúng lộ trình thành công của Trung Quốc – dựa vào xuất khẩu và đầu tư. New Delhi đang đặt ra mục
tiêu thúc đẩy xuất khẩu và tăng 50% đóng góp của Ấn Độ trong thương mại thế giới.
Thủ tướng Ấn Độ cũng cam kết xây dựng hệ thống tàu siêu tốc và các “thành phố thông minh”. Ông
còn đang cho mở thêm nhiều “đặc khu kinh tế” để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế và
tránh các thủ tục hành chính rườm rà.
Ông Modi nhận ra những chính sách định hướng và hỗ trợ của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng vô cùng
tích cực tới nền kinh tế. Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ - Nirmala Sitharaman cho biết

5
Chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất để đưa những sản phẩm "Made in India" thành một
thương hiệu đáng tự hào.
Nếu so sánh tình hình kinh tế trong cùng một khoảng thời gian sau khi cải cách của hai quốc gia này,
chúng ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng. Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và chi phí cho trang thiết
bị, cơ sở hạ tầng… đều ở mức tương đương. GDP bình quân đầu người (đã điều chỉnh lạm phát) của
Ấn Độ năm ngoái còn nhỉnh hơn một chút so với của Trung Quốc năm 2000.
• Ví dụ về ngành công nghiệp phần mềm
Ngày nay, Ấn Độ được xếp vào một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
với GDP đạt 8.8%. Chính phủ đất nước Nam Á này đang đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ
như là hai công cụ giúp đem lại công bằng xã hội và phát triển kinh tế hiện thực hóa ước mơ trở thành
nước phát triển vào năm 2020. Điều này thể hiện qua chính sách liên quan đến khoa học công nghệ
ngay từ năm 1958 với định hướng chính là: Nuôi dưỡng, thúc đẩy và duy trì những hạt giống khoa
học trong nước và bảo đảm đem lại cho người dân tất cả lợi ích thu được từ việc tiếp nhận và ứng
dụng tri thức khoa học”.
Những chương trình và chính sách nhằm gia tăng khả năng khoa học công nghệ của Ấn Độ được
thực hiện thông qua 5 bước: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Định hướng lại; Thúc đẩy công nghệ trong
nước; Hướng tới sự tự do kinh tế; Khoa học và công nghệ trong tự do kinh tế. Để tạo mọi điều kiện
cho phát triển khoa học và công nghệ, các thủ tục hành chính, quy định của Chính phủ được nới lỏng
và trở nên linh động với mục đích mở ra một lộ trình mới cho nền khoa học của đất nước này đi lên,
hỗ trợ một cách tối ưu nhất cho các nhà khoa học để họ có thể phát triển ở ngay tại đất nước thay vì
theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài.
Ấn Độ có thể tham gia vào một số mắt xích như:
- Công nghệ thông tin
Tương lai của Ấn Độ thuộc về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền công nghiệp Ấn Độ. Nó tăng trưởng với một nhịp độ ổn
định từ vài năm trước và mang đến việc làm cho một lượng lớn lao động. Các lĩnh vực Ấn Độ tập
trung làm tiền đề phát triển công nghệ thông tin là tin học sinh học, vi điện tử, công nghệ nano và
quang tử.
Nguồn lao động công nghệ thông tin dồi dào, giá rẻ, trình độ cao, thành thạo tiếng Anh đã thu hút
giới đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá, các công ty đa quốc gia có thể tiết kiệm từ 30% đến 40% chi
phí khi thuê các kỹ sư phần mềm ở Ấn Độ. Những công ty hàng đầu của Mỹ và châu Âu như Boeing,
Daimler Chrysler, DuPont, General Electric, General Motors, Intel, IBM, Microsoft, Siemens,
Unilever…đã xây dựng hàng loạt các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ở quốc gia này, biến Ấn
Độ trở thành một trong những trung tâm R&D lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Bangalore được mệnh danh
là “Thung lũng Silicon thứ hai” với sự có mặt của hơn 200 công ty đa quốc gia. Trung tâm công nghệ
này đóng góp 36% tổng sản lượng công nghiệp phần mềm của Ấn Độ.
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đánh dấu mức tăng trưởng nổi bật trong suốt khoảng
thời gian 2005-2006, ước tính tăng từ 17 tỷ USD lên 23 tỷ USD (34.54%). Tính đến hết tháng 3 năm
2007, ngành công nghiệp này đạt tăng trưởng 30.7% với tổng giá trị 39.6 tỷ USD. Năm 2008, ước tính
35% xuất khẩu thuộc về lĩnh vực phần mềm và thu hút khoảng 600,000 lao động trẻ với độ tuổi chỉ
khoảng 26. Ấn Độ đang nổi lên mạnh mẽ như một thị trường đầy tiềm năng của công nghệ phần mềm
thế kỷ 21. Quốc gia này đã bắt đầu trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của thế giới trong lĩnh vực công
nghệ phần mềm và dịch vụ thông tin, là yếu tố then chốt thu hút giới đầu tư nước ngoài. Chính phủ và
Bộ Công nghệ thông tin và Viễn thông Ấn Độ đóng vai trò tiên phong đảm bảo mức tăng trưởng phi
thường của công nghiệp thông tin được duy trì. Hiện tại, hơn 100 nước trên thế giới nhập khẩu các
phần mềm của Ấn Độ. 25 công ty phần mềm hàng đầu của Ấn Độ đã đạt được những thành quả to lớn
xét trên phương diện doanh thu và tư bản hóa thị trường.
- Gia công phần mềm:

6
Ấn Độ là một trong những nước phát triển rất thành công ngành gia công phần mềm. Lĩnh vực này
đóng góp tỷ lệ lớn vào ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ, góp phần đưa ngành công nghiệp phần
mềm từ chỗ chỉ đạt doanh thu 150 triệu USD năm 1991, gia công phần mềm Ấn Độ đã tăng trưởng
lên đến 5,7 tỷ USD vào năm 1999 và đạt mức 71 tỷ USD vào năm 2008 (NASSCOM, 2009). Lĩnh
vực này cũng đã đóng góp 5,8% vào GDP của đất nước. Ngày nay, gia công phần mềm và dịch vụ của
Ấn Độ đã xuất khẩu đến 95 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị phần tại thị trường Bắc Mỹ (U.S. &
Canada) chiếm khoảng 61%. Tính đến đầu năm 2012, doanh thu của ngành gia công phần mềm và
dịch vụ CNTT của Ấn Độ đã vượt 100 tỷ USD. Ấn Độ đã tập trung đào tạo 2,5 triệu nhân lực CNTT
để làm ra 100 tỷ USD. Số nhân lực CNTT của Ấn Độ chỉ chiếm 0,25 tổng dân số nhưng đã đóng góp
8% GDP của quốc gia này. Cụ thể ở đây đã hình thành khu vực chuyên nhận gia công sản xuất phần
mềm nổi tiếng trên tg như Bangalore hay Sillicol Valley với hàng ngàn đơn đặt hàg mỗi năm từ các
MNCs trên tgiới
Câu 8: Tại sao chính phủ lại đóng vai trò trong việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Việc tăng giá trị gia tăng được phân tích theo hai khía cạnh mà các MNCs luôn quan tâm là giảm chi
phí và tăng chất lượng.
1. Giảm chi phí.
Chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài: Các nước có chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài thường có
thuế TNDN thấp, hoặc miễn thuế trong một vài năm với nhiều trường hợp, giúp doanh nghiệp giảm
thiểu nhiều chi phí.
Thuế quan: Thuế đánh vào mặt hàng đất hiếm xuất khẩu ở Trung Quốc rất cao, cũng làm các MNCs
ngành công nghệ phải đầu tư trực tiếp để giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.
Khối liên kết thương mại: Các MNCs sẽ được hưởng lợi ích và đãi ngộ nếu nước nhận đầu tư nằm
trong khối liên kết xuyên quốc gia, như WTO,EU…vv
Mức độ tư nhân hóa: Với nước có mức độ tư nhân hóa cao, chính phủ can thiệp ít, sẽ dễ dàng hơn
cho doanh nghiệp chi chọn địa điểm kho bãi, giải phóng, và mua bán các yếu tố sản xuất
ổn định về chính trị: Giúp hoạt động doanh nghiệp không bị đình trệ, mạng lưới phân phối dễ mở
rộng, giảm những chi phí do rủi ro chính trị không đáng có gây ra
2. Tăng chất lượng sản phẩm.
Chính sách với khoa học công nghệ: Khi chính phủ áp dụng quản lý các công nghệ nhập khẩu, yêu
cầu công nghệ đầu vào tiên tiến, chất lượng sản phẩm tăng theo
Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, KHCN, nguồn nhân lực: Giúp MNCs khi đầu tư có thể tiếp cận
nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn đặc biệt ở khâu R&D, Marketing& bán
hàng.
Câu 10: Phân tích tác động của cơ sở hạ tầng trong chuỗi cung ứng toàn cầu? Cho ví dụ minh
họa.

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:


Chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như đường bộ,
đường sắt, cảng hàng không , đường thủy, cảng nội địa và các cảng biển, hệ thống nhà kho.
Trong đó, đường bộ rất quan trọng vì nó hỗ trợ các cảng biển, cảng hàng không và đường sắt.Các
vấn đề liên quan đến đường bộ như chất lượng đường, biển báo giao thông, hệ thống đường nối, chỉ
dẫn đường bộ, v.v…
Mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics thường xác định bằng các cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm các
nút hay đầu mối giao thông và mạng lưới các tuyến đường liên kết. Trong đó, các tuyến liên kết là các
tuyến đường GTVT kết nối các nhà máy, cơ sở sản xuất, các điểm trung chuyển với các khu vực thị
trường và tiêu dùng trong và ngoài nước. Các điểm nút là vị trí giao cắt của các tuyến đường này. Trừ
mạng lưới các điểm nút sản xuất lệ thuộc nhiều vào các nguồn cung ứng tài nguyên, còn các điểm nút
giao thông và phân phối lại phụ thuộc nhiều vào cấu trúc mạng lưới GTVT, sự phân bố các khu vực
và thị trường tiêu dùng về mặt địa lý.

7
Tại các điểm nút chính, có đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương
thức, cho phép kết nối hệ thống logistics giữa các nước với hầu hết các loại hình vận tải khác nhau,
nhờ đó tạo điều kiện vận chuyển kịp thời và hiệu quả về chi phí cho các lô hàng hóa XNK quy mô lớn
trên những khoảng cách dài . Do đó, các điểm nút logistics chính cũng hỗ trợ đắc lực cho vận tải hàng
hóa đa phương thức giữa các khu vực nội địa. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những quốc gia có
nhiều loại hình vận tải (ví dụ như Việt Nam)
Cơ sở hạ tầng về nguyên liệu, nhiên liệu:
• Cơ sở hạ tầng về nguyên, nhiên liệu bao gồm: điện, nước, khí đố như gas, chất đốt như xăng,
dầu,v.v…Việc sử dụng có hiệu quả, khoa học nguồn nguyên , nhiên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được các chi phí phát sinh
• Ngoài ra việc đặt nhà máy ở những nơi dồi dào nguyên nhiên vật liệu cũng giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí sản xuất. ví dụ như ở Nhật Bản thương khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên
nên không nên đặt các nhà máy sản xuất khai thác các tài nguyên như dầu, gỗ, ,, ở Nhật

• Cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc:


Cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc đóng vai trò rất quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi
các thông tin về sự di chuyển của hàng hóa hiện nay hết sức quan trọng.
Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc bao gồm dịch vụ thư tín và truyền thông tin.
Việc trao đổi dữ liệu, thông tin dễ dàng có tác động rất lớn đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng
toàn cầu:
- Giúp tổ chức hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu đạt hiệt quả hơn
- Minh bạch hơn
- Kiểm soát tốt hơn và liên kết chặt chẽ hơn các hoạt động trong toàn chuỗi.
• Cơ sở hạ tầng công nghệ:
- Công nghệ phát triển giúp các công ty tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu 1 cách hiệu quả hơn.
- Thương mại điện tử sẽ giúp xóa bỏ các rào cản về danh giới địa lý và khoảng cách. Hỗ trợ trao
đổi thông tin toàn cầu ở tất cả mắt xích ở tất cả các khâu trong toàn chuỗi: từ thượng nguồn tới hạ
nguồn.
- Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu như:
= Electric data interchange (EDI): Là trao đổi thông tin giwuax 2 hay nhiều doanh nghiệp – đặt mua
hàng, hóa đơn thanh toán, hướng dẫn thanh toán, tiến trình giao hàng
= Enterprise resource planning (ERP): Hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát nguyên vật liệu
= Collaborative planning, forecasting, and replenishment (CPFR)…..
= Vendo-managed inventory (VMI)
=Warehouse management system (WMS)
=Radio frequency identification (RFID)
V,v…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp DN trao đổi thông tin hiệu
quả với đối tác và khách hàng. Việc thu thập, sử dụng và xử lý hiệu quả thông tin khi ứng dụng các
phần mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên dành cho việc tìm kiếm chứng từ. Ngoài
ra, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin cũng giúp việc cải tiến tổ chức hoạt động công ty, thắt
chặt mối quan hệ với đối tác, phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường. Nếu các DN không
có đủ tiềm lực để đầu tư công nghệ cho việc quản trị chuỗi cung ứng thì DN có thể hoạch định mặt
hàng kinh doanh cốt lõi (mang lại giá trị cao), nhằm lựa chọn gói công nghệ hợp lý để đầu tư quản trị
chuỗi cung ứng. Các công ty cung cấp dịch vụ luôn có những gói đầu tư nhỏ sẵn sàng tư vấn cho DN
chọn giải pháp phù hợp trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể đầu tư
theo cách "cuốn chiếu", đầu tư cho từng bộ phận cần thiết và quan trọng, sau đó sẽ triển khai trong
toàn công ty
CNTT là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng CNTT, thương mại điện
tử như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô

8
tuyến... đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh. Thông tin được truyền càng nhanh
và chính xác thì các quyết định trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu càng hiệu quả
Câu 11. Phân tích hoạt động Logistic toàn cầu. Ví dụ minh họa.
Hoạt động Logistics toàn cầu là một trong những hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu. Bao
gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng luân chuyển hiệu quả xuôi và ngược và việc lưu
trữ hàng hóa/dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm bắt đầu đến điểm tiêu dùng cuối cùng trên
phạm vi toàn cầu để thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Logistics toàn cầu liên quan tới việc quản trị toàn cầu các hoạt động:
+ Xử lý đơn hàng
+ Lưu kho
+ Vận chuyển
+ Xử lý nguyên vật liệu và bảo quản lưu kho
+ Đóng gói
Tất cả các hoạt động này đều phải được thực hiện đồng nhất và liên kết một cách chặt chẽ thông qua
mạng lưới trang thiết bị và cơ sở hạ tầng toàn cầu.
• Xử lý đơn hàng: là quá trình theo dõi các thông tin đặt hàng từ khách hàng phản hồi thông qua
chỗi cung ứng từ những nhf bán lử tới các nhà phân phối rồi tới nhà cugn cấp và sản xuất dịch vụ.
Quá trình này bao gồm hoạt dộng thwo dõi các thong tin về này thực hiện phân phối, việc thay thế sản
phẩm và đáp ứng đơn hàng thông qua chuỗi cung ứng tới khách hàng. Quá trình này chủ yếu là sử
dụng điện thoại, chuẩn bị các tài liệu như đơn đặt mâu hàng, đơn đặt bán , đơn báo thay đổi, phiếu
xuất kho, phiếu đóng gói hóa đơn thương mại.
Như Một công ty ra một đơn đặt mau hàng và gọi cho nhà cung câp để thực hiện đơn hàng. Nhà
cung cấp ấy thực hiện đơn hàng bằng cách lấy hàng từ chính kho của mình và lấy thêm một số sản
phẩm cần thiết từ các nhà cung cấp khác ( hoạt động của trung tâm phân phối toàn cầu)
Để quản lý đơn hàng một cách hiệu quả thì dữ liệu của đơn hàng cẩn phải được cập nhật một cách
thường xuyên về tình hình hàng hóa, tính toán lịch phân phối hàng hóa… nên được tự động hóa đưa
vào các hệ thống một cách chính xác và đúng lúc.
 Lưu kho và bảo quản lưu kho: hàng lưu kho gồm mọi thứ từ nguyen liệu đến bán thành phẩm
đến thành phẩm luôn được các trung tâm phân phối nắm giữ để luôn luôn đảm bảo, sãn sàng có đủ
lượng hàng hóa cung ứng, bán hàng thương xuyên đều đặn cho khách hàng.
Quản trị Lưu kho cần chú ý đến: Cần lưu kho với khối lượng/số lượng bao nhiêu? Hình thức lưu kho
dưới dạng nào?Lưu kho trong bao lâu?Khâu nào trong chuỗi cung ứng cần đến sản phẩm đó
- Hoạt động lưu giữ hàng hóa giúp tạo ra giá trị gia tăng
- Số lượng lưu kho và thời gian lưu kho cần phải được tối giản hóa
- Just In Time: cắt giảm nhu cầu lưu kho.
Lưu kho có tính hai mặt: nếu lưu kho quá ít thì sẽ không đảm bảo đủ lượng hàng hóa và đem lại hiệu
quả hoạt động, tuy nhiên nếu lưu kho quá nhiều thì sẽ gây ứ đọng vốn, chi phí lưu kho cao. Vì vậy,
lưu kho phải đảm bảo duy trì đủ lượng hàng hóa, đồng bộ về caow cấu tốt về chất lượng và điều khiển
sự biến động lưu kho hợp lý nhằm nang cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm
Trong quá trình hoạt động nên áp dụng nguyên tắc just in time để cắt giảm được chi phí lưu kho.
• Vận chuyển: có nhiều cách thức để vận chuyển hàng hóa giữa các nhà cung ứng trong chỗi cung
ứng toàn cầu như: vận tải đường thủy , vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ
và đường thủy nội bộ…
Tuy nhiên lựa chọn hình thức vận tải nào còn cần phải cân nhắc đến các yếu tố như: tính chất sản
phẩm, thời gian, chi phí… nhằm đảm bảo hiệu quả cao.
• Xử lý nguyên vật liệu, đóng gói toàn cầu:
- Kỹ thuật xử lý hàng hóa:
+ Sử dụng máy móc do con người điều: thực hiện các hoạt động mà con người vẫn là nhân tố chủ
yếu, tác động vào máy móc để thực hiện công việc, như: Công cụ: xe nâng, xe chuyển, dây truyền, …
+ Máy móc bán tự động: Thực hiện các hoạt động cụ thể một cách tự động: như lựa chọn sản phẩm,
đưa sản phẩm lên phương tiện vận chuyển,…

9
Như: Robots, các hệ thống tự động có điều kiển
+ Hoàn toàn tự động (Automated materials handling). Tuy nhiên đắt và kém linh hoạt
- Đóng gói sản phẩm có 3 loại sau:
+ Đóng gói lớp 1 (Primary packaging): bao gói từng sản phẩm
+ Đóng gói lớp 2 (Secondary packaging): đóng các sản phẩm với nhau thành hộp/thùng hoặc bao
lớn, bao gồm nhiều sản phẩm
+ Đóng gói lớp 3 (Transit packaging): đóng gói để vận chuyển hàng hóa.
 Đây là lớp bao gói ngoài cùng để bảo vệ hàng hóa, giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa dễ
dàng và an toàn hơn.
 Lợi ích của hoạt động Logistic đem lại

Ví dụ minh họa: có thể lấy ví dụ ở câu 11 Li&fung trong quá trình xử lý đơn hàng, lưu kho, xử lý
hàng hóa, đóng gói và vận chuyển ví dụ này cụ thể và theo mình là khá hay
Hoặc lấy ví dụ về tình huống Boeing 787 bài tập tình huống chương 12 của Thầy Minh
Chiếc máy bay phản lực thương mại mới nhất của hãng Boeing - chiếc phản lực thân rộng 787, là
một sự đánh cuộc liều lĩnh đối với tương lai của cả ngành hàng không và ngành sản xuất máy bay.
Được thiết kế cho các tuyến bay đường dài, chiếc chuyên cơ 250 chỗ ngồi này được làm chủ yếu bằng
vật liệu composite, thay vì chất liệu truyền thống như nhôm. Khoảng 80% diện tích bề mặt của chiếc
787 là chất liệu composite, khiến chiếc máy bay này nhẹ hơn 20% so với các máy bay cùng cỡ làm
bằng chất liệu truyền thống, do đó giúp tiết kiệm được một lượng lớn chi phí và tiêu hao nhiên liệu
khi vận hành. Chiếc 787 cũng hội tụ đầy đủ các cải tiến về thiết kế khác, bao gồm cửa sổ lớn hơn,
khoảng không gian phía trên đầu nhiều hơn, và các thiết bị điện tử hiện đại được trang bị ở buồng
điều khiển bay và trong khu vực hành khách.
Để giảm các rủi ro liên quan đến sự đánh cuộc về công nghệ này, boeing đã lựa chọn 17 đối tác đến
từ 10 quốc gia được để sản xuất các phần chính của chiếc máy bay. Việc sản xuất phần đuôi thân máy
bay được giao cho hãng Vought Aircraft Industries ở Nam Carolina. Alenia Aeronautical của Italia sẽ
làm phần giữa thân máy bay và định hướng đường chân trời. Ba công ty Nhật là Fuji, Kawasaki và
Mítubishi sản xuất cánh máy bay. Phần mũi máy bay được tập đoàn Onex Corporation ở Toronto đảm
nhiệm. Tất cả các bộ phận chính này sẽ được chuyển tới nhà máy ở Everett để lắp ráp thành máy bay
hoàn chỉnh. Vai trò của Boeing trong toàn bộ quá trình là thiết kế chiếc máy bay, lắp ráp máy bay tại
nhà máy Everett ở tiểu bang Washington, tìm kiếm khách hàng và bán hàng.
Đến cuối năm 2007, Boeing đã xác nhận đơn hàng tới 770 chiếc máy bay, trị giá hơn 100 tỷ USD,
khiến chiếc phi cơ 787 trở thành thương vụ kinh doanh thành công nhất trong lịch sử ngành hàng
không thương mại.

Câu 12. Phân tích hoạt động của các trung tâm phân phối toàn cầu. Ví dụ minh họa
 Khái niệm: Trung tâm phân phối toàn cầu (hay kho hàng) là nơi tập trung hàng hóa và phân chia để
giao hàng cho các nhà bán buôn, bán lẻ toàn cầu hoặc giao hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối
cùng ở bất cứ địa điểm nào trên toàn cầu.
Được sử dụng bởi:
+ Các nhà sản xuất (Manufacturers)
+ Các nhà nhập khẩu (Importers)
+ Các nhà xuất khẩu (Exporters)
+ Các nhà bán buôn (Wholesalers)
+ Các nhà bán lẻ (Retailers)
+ Các công ty vận chuyển (Transportation companies)
+ Các đại lý hải quan (Customs agencies)
• Cần được đặt tại các vị trí chiến lược trên thị trường toàn cầu.
• Cần xem xét đánh giá:
- Tổng chi phí vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy hoặc các nhà cung ứng thông qua các trung
tâm phân phối rồi giao hàng đến người tiêu dùng

10
- Các yếu tố khác:
+ Cộng đồng có chấp nhận không?
+ Nguồn nhân lực có sẵn có không? Hiệu quả không?
+ Các vấn đề môi trường: nước, không khí, giao thông
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng: điện, thông tin liên lạc, …
• Các hoạt động của trung tâm phân phối toàn cầu:
 Nhập hàng: Trung tâm phân phối tiến hành nhập: Nguyên vật liệu, linh phụ kiện, thành phẩm…
từ các nhà cung ứng trên toàn cầu.
 Tạo điều kiện quan trọng cho hoạt động kinh doanh, nếu không có hoạt động này thì công ty
không thê tiến hành kinh doanh được.
Nhập hàng phải chú ý đến nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, kích cỡ, phù
hợp với thời gian và phải đúng nơi theo yêu cầu, phải đảm bảo trung tâm luôn có nguồn hàng ổn định,
vững chắc , phù hợp đáp ứng yêu cầu phong phú của khách hàng.
 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, đảm bảo tính ổn định, chắc chắn điều kiện cung ứng hàng
hóa, hạn chế được sự bấp bênh, đặc biệt là hạn chế tình trạng thừa thiếu ứ đọng, chậm lưu chuyển
hàng hóa, hàng không hợp mốt, hàng không bán được…
 Lưu kho: hàng tồn kho gồm mọi thứ từ nguyen liệu đến bán thành phẩm đến thành phẩm luôn
được các trung tâm phân phối nắm giữ để luôn luôn đảm bảo, sãn sàng có đủ lượng hàng hóa cung
ứng, bán hàng thương xuyên đều đặn cho khách hàng.
Lưu kho cần chú ý đến: Cần lưu kho với khối lượng/số lượng bao nhiêu? Hình thức lưu kho dưới
dạng nào?Lưu kho trong bao lâu?Khâu nào trong chuỗi cung ứng cần đến sản phẩm đó
- Hoạt động lưu giữ hàng hóa giúp tạo ra giá trị gia tăng
- Số lượng lưu kho và thời gian lưu kho cần phải được tối giản hóa
- Just In Time: cắt giảm nhu cầu lưu kho.
Lưu kho có tính hai mặt: nếu lưu kho quá ít thì sẽ không đảm bảo đủ lượng hàng hóa và đem lại hiệu
quả hoạt động, tuy nhiên nếu lưu kho quá nhiều thì sẽ gây ứ đọng vốn, chi phí lưu kho cao. Vì vậy,
lưu kho phải đảm bảo duy trì đủ lượng hàng hóa, đồng bộ về caow cấu tốt về chất lượng và điều khiển
sự biến động lưu kho hợp lý nhằm nang cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm
Trong quá trình hoạt động nên áp dụng nguyên tắc just in time để cắt giảm được chi phí lưu kho.
 Thực hiện đơn đặt hàng
- Hoạt động sắp xếp hàng hóa theo các đơn đặt hàng
Đơn đặt hàng là văn bản xác nhận yêu cầu của khách hàng đối với trung tâm về số lượng, chất
lượng, quy cách thời gian… về một hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Thông qua các đơn đặt hàng này, trung tâm xắp xếp thực hiện đúng theo các đơn đặt hàng thỏa mãn
yêu cầu cả khách hàng đặt ra.
- Giúp tạo thêm giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu
- Hiệu quả và năng suất của hoạt động thực hiện đơn đặt hàng giúp cải thiện hiệu quả của phần
còn lại của chuỗi
 Giao hàng: Hoạt động giao những gói hàng hóa theo đơn lên các phương tiện vận chuyển.
Các hàng hóa này có đóng gói: lớp 1, lớp 2, lớp 3 để thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển đến
các nhà cúng ứng khác trong chuỗi.
Trung tâm phân phối có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để vận chuyển hàng hóa, dựa trên
việc xem xét đặc tính sản phẩm, chi phí… như: vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không hay
đượng thủy..
Ví dụ : Li & Fung, tại Hồng Công, là một chuyên gia trong việc quản lý hệ thống phân phối cho
khoảng 350 khách hàng của mình. Những khách hàng này rất đa dạng và bao gồm những nhà bán lẻ
quần áo và các công ty điện tử dân dụng. Li & Fung nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng và sau đó
phân phối chúng qua mạng lưới 7000 nhà cung cấp độc lập tại 26 quốc gia để tìm ra nhà sản xuất phù
hợp cho việc sản xuất ra những sản phẩm có sự kết hợp tốt nhất về chi phí và chất lượng cho khách
hàng.

11
Hoạt động: Khi đã có đơn đặt hàng của the Limited Li & Fung chia nhỏ quy trình sản xuất cho các
nhà sản xuất khác nhau dựa vào khả năng và chi phí của họ. Cụ thể, Li & Fung quyết định mua sợi
của một công ty Hàn Quốc, nhưng lại thuê dệt nhuộm nó ở Đài Loan. Vì vậy Li & Fung sẽ mua sợi ở
Hàn Quốc và vận chuyển đến Đài Loan. Nhật Bản có thể cung cấp các loại khoá kéo và khuy tốt nhất,
nhưng phần lớn các sản phẩm này được sản xuất ở Trung Quốc. Do vậy Li & Fung sẽ tìm đến YKK,
một nhà sản xuất khoá kéo Nhật Bản lớn, và đặt hàng khoá kéo từ các nhà máy của công ty này ở
Trung Quốc. Tiếp đến, sau khi cân nhắc những trở ngại về hạn ngạch xuất khẩu và chi phí lao động,
Li & Fung có thể quyết định rằng địa điểm sản xuất hàng dệt may cuối cùng tốt nhất là Thái Lan. Vì
vậy, mọi thứ sẽ được chuyển đến Thái Lan. Hơn nữa, vì cũng như các nhà bán lẻ khác, The Limited
cần giao hàng nhanh nên Li & Fung có thể chia đơn hàng cho năm nhà máy ở Thái Lan. Năm tuần sau
đơn hàng được hoàn thành, quần áo sẽ được chuyển cho The Limited, tất cả đều giống như được sản
xuất từ một nhà máy với sự kết hợp hoàn hảo từ nhiều nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Câu 13. Phân tích hoạt động Logistic xuôi và ngược chiều.. Ví dụ minh họa
- Logistic xuôi là: Theo hiệp hội quản lý Logistics, Logistics là một bộ phận của dây chuyền
cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng
hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát (0) đến nơi tiêu dùng (D) một
cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.

- Logistic ngược(Logistics thu hồi) bao gồm toàn bộ những hoạt động đã được đề cập ở trên, tuy
nhiên chúng vận hành theo chu trình ngược. Do đó, Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hóa cùng các dịch
vụ và thông tin có liên quan từ điểm tiêu dùng (D) trở về nơi xuất phát (0) nhằm mục đích thu hồi các
giá trị còn lại của hàng hóa hoặc xử lý một cách thích hợp.
- Khác biệt giữa logistic xuôi và ngược
LOGISTICS NGƯỢC LOGISTICS XUÔI
Dự báo khó khăn hơn Dự báo tương đối đơn giản hơn
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất Chất lượng sản phẩm đồng nhất

Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giá cả tương quan đồng nhất
Tốc độ thường không được xem là ưu tiên Tốc độ là quan trọng
Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp Chi phí có thể giám sát chặt chẽ
Quản lý dự trữ không nhất quán Quản lý dự trữ nhất quán
Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng

-Nguyên nhân
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm
không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử
dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn
-Bước đầu tiên trong quy trình logistics ngược là “Tập hợp” bao gồm các hoạt động cần thiết để thu
về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục
hồi.

12
-Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng
sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết
để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.
-Trong giai đoạn 3 “Xử lý”, khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách xử lý:
(1) Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo
để lấy phụ tùng…); và (3) xử lý rác thải (thiêu đốt hoặc thải ra môi trường).
Bán lại được áp dụng khi các sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán
được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị
trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá. Tái sử dụng là trường hợp
chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại
bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài.
Đối với các sản phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng thì cần phải phục hồi thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất
lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối. Đối với những sản phẩm, bao bì không thể
xử lý được dưới các hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn
về môi trường, DN sẽ cố gắng để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất.
-Giai đoạn cuối cùng là “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các hoạt
động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự
trữ, bán hàng và vận chuyển.

TẠI SAO CẦN QUAN TÂM ĐẾN LOGISTICS NGƯỢC?


-Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp DN có thể giảm được
chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản
xuất kinh doanh đến môi trường:
-Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu của quá trình logistics
xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa lại, bao bì lỗi phải dán nhãn mác
lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời
nhất thì cần phải phát sinh một loạt các hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi
này. Điều này cho thấy, sự vận hành của dòng logistics ngược sẽ góp phần đảm bảo sự thông suốt cho
quá trình logistics xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistics xuôi, các
công ty cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.
-Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Thông qua việc thu hồi các sản
phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bào hành, bảo dưỡng…
sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của DN.
Do đó, một chính sách thu hồi tốt sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
-Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics
ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng
lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến
15% tổng chi phí của DN. Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết
kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái
sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản
phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng
doanh thu… Những lợi ích kinh tế đó đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các
chương trình logistics ngược. Bởi vì những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa bị trả lại
không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho việc quản lý các chương trình logistics ngược
một cách bài bản.
-Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là do hoạt động sản xuất kinh doanh của con

13
người gây ra. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc giảm sự tác động tiêu cực của sản xuất
kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt
bỏ nó một cách có trách nhiệm. Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và
công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của DN.
Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình
ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
-Logistics ngược được xem là một công cụ giúp các các DN nâng cao được khả năng cạnh tranh,
tăng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi các DN cần phải nhận thức rõ hơn
về vai trò của logistics ngược và có những đầu tư thích đáng cho hoạt động này.
 Ví dụ về logistic ngược
• Công ty Egghead của Mỹ có thể xử lý hơn 70% sản phẩm bị trả lại trong vòng 24 tiếng đồng hồ,
95% được xử lý trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Egghead tin tưởng rằng việc nâng cao dịch vụ khách
hàng và lợi thế về mặt chi phí của các quy trình Logistics thu hồi trong công ty là những lợi thế cạnh
tranh cốt lõi giúp họ thành công hơn trong môi trường hiện tại.

• Levi Strauss, kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ Logistics Genco, phát triển một quy trình thu hồi
hàng hóa mà có thể ước tính được chi phí, các công việc hành chính phát sinh trước khi hàng được trả
về, sau đó phối kết hợp một cách tự động trong chu trình đã được chuẩn bị sẵn và xử lý hàng thu hồi
về chỉ trong vòng 72 giờ. Với chương trình này, Levi Strauss có thể xử lý một cách nhanh chóng và
đưa ra quyết định một cách đúng đắn với những hàng hóa bị trả lại, giúp cho công ty tiết kiệm được
chi phí, tối ưu được dòng chảy hàng hóa đồng thời thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Bất kỳ sự
phàn nàn nào của khách hàng về hàng hóa cũng được Levi Strauss quan tâm và xử lý kịp thời.

Câu 14. Phân tích hoạt động mua sắm toàn cầu. Ví dụ minh họa.
 Khái niệm: Hoạt động mua sắm toàn cầu là hoạt động chiến lược trog quản trị chuỗi cung ứng toàn
cầu, liên quan đến việc họn nhà cung ứng và mua sắm hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn cầu và các
thông tin cần thiết cho các MNCS.
Thu mua bao gồm các hoạt động thu thập hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Quá trình này bao gồm
việc chuẩn bị và xem xét nhu cầu cũng như việc tiếp nhận và thanh toán. Nó thường liên quan đến:
(1) Lập kế hoạch mua,
(2) Xác định các tiêu chuẩn,
(3) Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp,
(4) Phân tích giá trị,
(5) Tài chính,
(6) Đàm phán giá cả,
(7) Mua hàng,
(8) Quản lý hợp đồng cung cấp,
(9) Kiểm soát hàng tồn kho,
(10) Thanh toán và các chức năng khác có liên quan.

Quy trình thu mua thường là một phần của chiến lược công ty, bởi vì khả năng thu mua nguyên vật
liệu sẽ quyết định sự thành bại của các hoạt động khác. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu giá
thu mua đầu vào cao hơn lợi nhuận bán ra, làm cho việc bán sản phẩm trở nên phi thực tế.
Còn lại các bạn xem slide trang 97.98.99
 Ví dụ thực tế:
Quá trình thu mua:
SAMSUNG đã thực hiện chương trình “Eco-Đối tác”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các nhà
cung cấp các sản phẩm cốt lõi, phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu (bao gồm cả nguyên vật liệu
đóng gói) của SAMSUNG. Với chương trình này, SAMSUNG yêu cầu các nhà cung cấp các nguyên
vật liệu, lnh kiện như đã nói ở trên phải đảm bảo 2 tiêu chí chính:
• Phù hợp với tiêu chuẩn điện tử SAMSUNG về các họat động trong các sản phẩm.

14
• Trình diễn của hệ thống quản lý môi trường đầy đủ.
Cả hai yếu tố này đều đượcgiám sát thông qua quá trình chứng nhận nghiêm ngặt liên quan đến nhà
cung cấp tài liệu hướng dẫn, kiểm toán và trong nhà thử nghiệm.
¬¬¬ (nguồn: SAMSUNG.com)
Hình: Sơ đồ dòng thông tin sản phẩm mà nhà cung cấp phải gửi qua e-CiMS
Một nhóm nhà cung cấp khác rất quan trọng của SAMSUNG đó là nhóm nhà cung ứng sản phẩm
phần mềm cho SAMSUNG. SAMSUNG là tập đoàn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại
vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt là các phần mềm hoạch định. SAMSUNG đã ứng
dụng rất nhiều phần mềm vào việc hoạch định từ các nhà cung ứng khác nhau.
Bước đi đầu tiên là triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên (ERP) R/3 của công ty Đức SAP AG,
cho phép những nhân viên dễ dàng tiếp cận vào những thông tin tài chính chung của công ty. Trong
năm 1997, SAMSUNG đã mua thêm phần mềm hoạch định của công ty i2 Technologies inc. (Dallas)
để triển khai cho hai bộ phận kinh doanh của tập đoàn. Hiện tại, ngoài hệ thống SAP R/3, SAMSUNG
sử dụng khoảng hơn 12 chức năng của phần mềm i2, bao gồm những chức năng sử dụng trong hoạch
định chuỗi cung ứng toàn cầu , hoạch định sản xuất, quản lý nhu cầu, thực hiện đơn hàng, quản lý vận
tải. Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm này là
• Dự kiến sẽ tăng độ chính xác dự báo nhu cầu 20%
• Nâng cao độ tin cậy của việc ra quyết định
• Độ tin cậy cao quản lý kinh doanh hệ thống dự báo
• Giảm rủi ro kinh doanh thông qua mô phỏng mạnh
• Đạt 1000% ROi
Như vậy ta có thể thấy, SAMSUNG có sự chọn lựa rất kỹ càng về các nhà cung ứng cung cấp các
loại nguyên vật liệu, linh kiện cũng như các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho công ty.

3. Sản xuất
Công ty SAMSUNG có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập các linh kiện,
phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa ra thị trường.
Ngoài ra công ty SAMSUNG Việt Nam còn sản xuất các phụ kiện, linh kiện để tự cung cấp cho mình
sản xuất và cung cấp cho các doanh nghiệp khác như: cung cấp chip điện tử cho Apple.
Hiện nay SAMSUNG Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động: nhà máy sản xuất điện
thọai của SAMSUNG thuộc công ty TNHH SAMSUNG Electronics Việt Nam đặt tại khu công
nghiệp Yên Phong Bắc Ninh và khu công nghiệp Yên Bình Thái Nguyên. Với tổng vốn đầu tư ban
đầu lên đến gần 700 triệu USD, nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên của SAMSUNG (SAMSUNG
Electronics Việt Nam - SEV), tại Việt Nam đã đạt sản lượng 11 triệu sản phẩm/1 tháng. Tổng số nhân
viên của nhà máy cho đến thời điểm tháng 2014 đã lên đến gần 40 nghìn, trong đó 70% là nữ giới. Cả
2 nhà máy của SEV đều sản xuất điện thoại, máy tính bảng và một số sản phẩm điện tử khác. Đây là
hai địa điểm sản xuất điện tử công nghệ cao, hiện đại hàng đầu. Khi 2 nhà máy này hoạt động ổn định,
mỗi năm, SAMSUNG Việt Nam sẽ cung ứng ra thị trường toàn cầu khoảng 250 triệu điện thoại di
động. Nếu Tập đoàn SAMSUNG vẫn giữ sản lượng điện thoại bán ra một năm hiện nay khoảng 400
triệu sản phẩm, có nghĩa, chỉ riêng ở Việt Nam đã sản xuất khoảng 60% sản lượng điện thoại của nhà
sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.

Câu 15: Phân tích ưu, nhược điểm của việc tự sản xuất và thuê ngoài,Các yếu tố quyết định đến
quá trình lựa chọn tự sản xuất hay thuê ngoài của 1 MNCs. Ví dụ.
1. Quyết định tự sản xuất
a. Ưu điểm
- Kiểm soát được chi phí trong quá trình sản xuất
- Kiểm soát được chất lượng của sản phẩm
- Công nghệ được tập trung và dễ vẫn hành do có sự chuyên môn hóa trong các công việc
- hạn chế được quá nhiều nhà cung ứng từ đó cũng cắt giảm được các chi phí phát sinh và sự phụ
thuộc vào các nhà cung ứng ngoài

15
- Kiểm soát được nguồn cung nguyên liệu trong quá trình sản xuất
- Giảm giá thành của sản phẩm
- Do sản phẩm được sản xuất tại một nơi nên tránh được sự xung đột trong việc nhất quán các ý
tưởng trong sản xuất các yếu tố cấu thành sản phẩm.
b. Nhược điểm
- Sản xuất trự lượng thấp do phải làm hết các công đoạn để tạo ra sản phẩm trong thời gian nhất định
- Có thế bị eo hẹp về sức cạnh trạnh của sản phẩm nếu thương hiệu không được gây dựng mạnh
- Tuy chủ động được nguồn cung nhưng nguồn cung không phải là tốt nhất so với thuê sản xuất từ
công ty ngoài
- Dễ dàng kiểm soát được công nghệ nhưng đối mặt với 2 vấn đề là công nghệ chưa phải tiên tiến
nhất so với các công nghệ nước ngoài hoặc nếu có thì cũng tốn chi phí nhập cố định rất cao
- Khâu R&D bị hạn chế do doanh nghiệp không chỉ tập chung nghiên cứu phát triển vào một khâu,
một sản phẩm mà là tất cả các công đoạn của sản phẩm từ đó có thể dẫn tới giảm giá trị của sản phẩm
trong chuỗi giá trị
- Không tận dụng được các thương hiệu sản có trong việc sản xuất các bán thành phẩm của các công
ty ngoài
2. Thuê ngoài
a. Ưu điểm
- Đa dạng nguồn mua nên có thể lựa chọn được các công ty sản xuất bán linh kiện có công nghệ tốt
nhất góp phần tạo ra sản phẩm tốt hơn và giá trị cao hơn
- Tiết kiệm chi phí lớn và chất xám cho hoạt đông R&D mà chuyển công việc đó cho các công ty
thuê ngoài và tập trung R&D cho công đoạn tạo giá trị cốt lõi cho sản phẩm mà công ty sở hữu độc
quyền
- Tận dụng được sự nổi tiếng của các thương hiệu từ đó tạo ra sự cạnh tranh cho sản phẩm
- Không phải đầu tư chi phí cố định lớn để sản xuất toàn bộ sản phẩm
- Có cơ hội dành được ưu thế trong việc nhận được các đơn hàng sản xuất sản phẩm tại chính quốc
gia thuê ngoài để sản xuất đó.
b. Nhược điểm
- Tăng chi phí cho sản phẩm
- Có thể dẫn tới sự mâu thuẫn hoặc không ăn khớp của các công ty trong việc sản xuất từng phần của
sản phẩm
- Khó kiểm soát được nguồn cung nguyên liệu
- Không chủ động trong việc sản xuất do phụ thuộc quá nhiều và các nhà cung ứng từ đó có thể dẫn
tới vị phạm hợp đồng do chậm tiến độ và hạn chế sự linh hoạt trong các công đoạn sản phẩm
- Khó khăn trong việc kiểm soát và quản trị sản xuất và dễ dẫn tới rạn nứt trong chuỗi cung ứng.
Ví dụ: về tự sản xuất và thuê ngoài của một công ty MNCs ( tập đoàn boeing)
Boeing là môt công ty đa quốc gia tiêu biểu cho việc thuê ngoài tới 70-80% mà chỉ có tự sản xuất và
lắp ráp 20% sản phẩm. Một ví dụ gần nhất về việc sản xuất chiếc 777 thì có tới 50% thuê ngoài và
tiêu biểu hơn cả là chiếc 787 thì thuê ngoài tới 70%. Ý tưởng đằng sau chiến lược này là sự chia sẻ
công việc, các đối tác cùng nhau góp chi phí phát triển chiếc 787 – ước tính 8 tỷ USD. Ngoài ra thông
qua thuê ngoài boeing tin rằng có thể tận dụng được các chuyên gia của các nhà sản xuất hiệu quả ở
bất cứ nơi đâu, vì thế giảm được chi phí sản xuất chiếc máy bay này.. Hơn nữa Boeing tin rằng khi
thuê ngoài một số công việc ở nước ngoài sẽ giúp dành được các đơn hàng ở các nước này, Vai trò của
Boeing trong toàn bộ quá trình này chỉ là lắp ráp, thiết kế máy bay tại nhà máy ở EVERET –
Washington sau khi tất cả các bộ phận được sản xuất xong và chuyển tới nhà máy, còn lại thì 17 đối
tác trên 10 quốc gia được lựa chọn để sản xuất các phần chính của máy bay. Ví dụ như sản xuất đuôi
thân máy bay được giao cho Vought Aircraff Industries ở nam Carolina. Phần giữa thân máy bay và
định hướng đường chân trời là giao cho Alenia Aeronautical của Ý. Còn fuji, Kawasaki và Mistubishi
của Nhật sẽ sản xuất cánh máy bay. Phần mũi máy bay được tập đoàn Onex Coporation ở Toronto
đảm nhiệm.
Câu 16. Trình bày các loại hình sản xuất toàn cầu

16
 Khái niệm: Sản xuất toàn cầu là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để
khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất, như
lao động, năng lượng, đất đai và vốn. Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất
lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh
tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.
 Các loại hình sản xuất toàn cầu bao gồm:
- Tự làm
Tự làm hiểu đơn giản là hình thức một pháp nhân sử dụng các nguồn lực từ nước khác vào việc sản
xuất-kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào việc các nguồn lực đó có thuộc về cơ cấu tổ chức của
pháp nhân đó hay không. Mục đích của chuyển ra ngoài là nhằm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm/dịch vụ.
- Thuê ngoài
Lao động thuê ngoài (Outsourcing) là: khi một nhà máy hay một công ty có nhu cầu sử dụng lao
động để thực hiện một hay tất cả các công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tuy
nhiên thay vì tuyển dụng, quản lý trực tiếp thì Công ty thông qua nhà cung cấp chuyên nghiệp cung
ứng dịch vụ lao động chọn gói nhằm giảm thiểu chi phí quản lý, cũng như các vấn đề phát sinh liên
quan tới người lao động.
Quyết định tự làm- thuê ngoài đối với một công ty toàn cầu là quyết định mang tính chiếc lược
trong đó sẽ xác định khâu nào, bộ phận nào sẽ được làm tại công ty(make) và phần nào sẽ mua từ nhà
cung ứng khác (buy).

17

You might also like