You are on page 1of 6

BÀI THU HOẠCH NGOẠI KHÓA- BẢO

TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN MINH NGỌC


MSSV:31181020677
30 tháng 4

44 năm của những người lính

44 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 1975 đến 30 tháng 4
năm 2019. 44 lần tháng tư, lại tháng tư, lại tháng tư

44 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính
miền Nam trước nam 1975 may mắn sống sót sau cuộc chiến.

44 năm tiếc nhớ thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù
Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đòi chồng chất

44 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựgn đòn roi thù của kẻ
chiến thắng

44 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những
vết sẹo, những thường tật chiến trận để lại

44 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn tủi nhục khoắc khoải của những người
lính thua trận không phải vì mình bất tài, hèn yếu…

44 năm đã trôi qua, nhưng vết hàn cuộc chiến vẫn còn đó, tiếc nuối một quãng đời
dang dở, nửa đường đứt gánh… đời lính!

Có lẽ trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước hôm nay làm sao có thể quên
đi quá khứ, lịch sử của dân tộc mình. Qua lời hát tiếng ru, những câu chuyện bà vẫn
thường kể, qua những bài học thầy giảng chúng em, và hơn hết vẫn còn đây những
nhân chứng của một thời oanh liệt. Đấy là lịch sử của dân tộc Việt Nam ta, trải qua cả
ngàn năm đô hộ phương bắc rồi kháng chiến chống thự dân xâm lược, thế nhưng một
dân tộc kiên cường đã vượt lên tất ca, đã đánh tan tành quân thù dể ngày hôm nay
bao em thơ vui cưởi trên mảnh đất quê hương yêu dấu không còn chiến tranh phi
nghĩa. Biết ơn thay những nhà mưu lược, lãnh đạo tài giỏi, những người con dân Việt
Nam tay không tất sắt cũng vẫn vùng lên đấu tranh với ý chí sắt đá, những người anh
hùng không tiếc máu xương dâng hiến cho non sông và những bà mẹ có những đứa
con không một lần quay lại, và biết bao nhiêu đồng bào ta đã ngã xuống cho mảnh
đất quê hương. Tôi, một con người Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong vòng tay
yêu thường của gia dình, đồng bào, trên mảnh đất Việt Nam thanh bình ngày hôm
nay, thế nhưng làm sao có thể thờ ơ mà quên đi quá khứ dân tộc, lịch sử oai hùng trấn
động một thời oanh liệt. Và ngày hôm nay một lần nữa lịch sủ được sống lại nơi đây
“Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh”

Sơ lược về ngày 30/4: mốc son chói lọi, bản hùng ca còn mãĩ

11h30’ ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính
quyền sài gòn, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, đặt mốc son chói
lọi trong lịch sử Việt Nam. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, giang sơn ta đã thu về
một mối. đê tạo nên chiến thắng ấy là một tư tuorng chỉ đạo chiến lược đúng đắn,
sáng suôt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Khi thời cơ
xuất hiện thì yêu cầu thần tốc trở thành một nội dung quan trọng mang tính cấp hiết
trong phương châm chỉ đạo chiến lược, cũng như trong hành đọng quân sự của các
lực lượng vũ trang.

Thần tốc và táo bạo luôn gây cho địch những bất ngờ lớn, đồng thời đánh bất ngờ
thường đem lại thắng lợi mau lẹ. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, dân
tộc ta thường phải chiến đấu với những kẻ thù xâm lược mạnh hơn, đông quân và tàn
bạo thì việc vận dụng lối đánh bất ngờ là hết sức cần thiết

Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên
chiến dịch giải phóng Sài gòn- Gia Định là “ chiến dịch Hồ Chí Minh”, phương án
chiến dịch được thông qua lần cuối.. Với khí thế hào hùng của chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử và thời cơ “một ngày bằng 20 năm”, chỉ trong 55 ngày đêm, với sức
mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng
bằng ba chiến dịch then chốt: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-
Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Giờ phút làm nên lịch sử - cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên nóc phủ Tổng thống.
Chiến tranh đã kết thúc, quân ta toàn thắng. Nhưng cũng là kết quả của biết bao nhiêu
người lính không lính. Không thế nào ghi lại được đầy đủ chiến công và sự hy sinh
của toàn thể dân, quân, cán bộ, đảng viên Sài Gòn- Gia ĐỊnh, những” chiến sĩ anh
hùng cách mạng”. Múa của họ thấm đẫm trên mọi góc phố, cửa ô, nẻo đường, àng
xóm, vườn tược. Không hể nào nhắc lại được đầy đủ lịch sử các địa danh Vườn
Thơm, Láng le, Bình Mỹ…những mảnh đất mà tên gọi và sự tích chắc chắn sẽ lưu lại
mãi mãi trong lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta

Nơi lưu giữ kỷ niệm Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Nằm ở số 2 đường Lê Duẩn, quận 1, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ
các hiện vật, sa bàn, hình ảnh liên quan đến chiến thắng lịch sử năm 1975. Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập năm 1986 trong toà nhà được xây đầu thế kỷ
20 của một kiến trúc sư người Pháp. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hoà, đây là
Trường cao đẳng Quốc phòng.

Toàn bộ bảo tàng được chia làm hai phần: khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt
bằng 1.000 m2 và khu trưng bày ngoài trời 2.000 m2. Trong đó, khu trưng bày trong
nhà có 2 tầng, cấu trúc thành 6 chuyên đề theo dòng thời gian lịch sử của toàn bộ
Chiến dịch Hồ Chí Minh, bao gồm: "Từ Hiệp định Paris tới cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân năm 1975", "Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 3/4/1975)",
"Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 5/3 đến 29/3/1975)", "Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ
26/4 đến 30/4/1975)", "Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh" và "Sự sụp đổ của chế
độ Sài Gòn".

Ngoài ra, bên trong bảo tàng còn có một sa bàn điện tử, phòng chiếu phim màn hình
100 inch đặt ở phòng trưng bày trung tâm đã tái hiện lại trong tôi một cách chân thật
nhất toàn bộ chiến dịch khói lửa thông qua các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp.

Hiện tại, bảo tàng thu thập được 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa
học phụ, 34 tranh tượng minh hoạ cùng 100 hiện vật gốc khác bảo quản trong kho
mở.
Bên trong, các phòng trưng bày được sắp xếp theo dòng lịch sử, với hướng đi ngược
chiều kim đồng hồ, tính từ lối vào bảo tàng.

Đập vào mắt tôi, vị trí trung tâm bảo tàng là một sa bàn điện tử rộng 60 m2, mô
phỏng lại những ngày cuối của chiến dịch ở Sài Gòn. Khi sa bàn hoạt động, hệ thống
đèn nhấp nháy mô tả hướng tiến quân tái hiện lại một cách sống động nhất một thời
kì đấu tranh gian khổ của nhân dân ta.

Trong khi đó, khu trưng bày ngoài trời, với diện tích 2.000 m2 trưng bày các loại vũ
khí tài hạng nặng, sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (nói riêng) và toàn bộ cuộc
chiến Việt - Mỹ (nói chung).
44 năm đã trôi qua sau ngày chiến thắng vĩ đại của dân tộc, bản hùng ca về những
con người, huyền thoại của đất nước vẫn ngân vang. 44 năm rồi những giá trị ấy vẫn
còn trường tồn mãi với thời gian, với sông nước. Cảm ơn những con người anh dũng,
sẵn sàng hy sinh vì lợi ích dân tộc. Cảm ơn những con người lặng thầm nhưng vô
cùng vĩ đại trong cuộc chiến khốc liệt này, để hôm nay khi nghĩ về các anh, tôi cảm
thấy vô cùng tự hòa. Cảm ơn những giọt mồ hôi và khối óc tuyệt vời đã cho tôi có
được cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.

Chiến tranh đã qua đi, người dân Việt Nam hôm nay đang cố gắng và nỗ lực hết mình
để xây dựng đất nước, ngày qua ngày, Việt Nam đang dần phát triển và thay đổi, tuy
nhiên, có một điều mà chắc chắn không hề đổi thay trong lòng tôi và mỗi người dân
Việt Nam, đó là kí ức hào hùng về thắng lợi của cách mạng và đặc biệt là thắng lợi
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Thắng lợi này đã góp phần làm sụp đổ và đè bẹp cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ
với hơn một triệu quân được trang bị đủ các loại vũ khí hiện đại và sự hậu thuẫn dắc
lực của đế quốc Mỹ. Trong suốt quá trình của cuộc kháng chiến ba mươi năm, bản
lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta ngày càng dày dạn. Với trí tuệ
tuyệt vời và sự sự nhạy cảm chính trị sâu sắc, đảng ta đã phân tích, đánh giá và xử lí
đúng đắn, chính xác, kịp thời các tình huống khó khăn, ác liệt, phức tạp để lãnh đạo
toàn dân, toàn quân ta đánh bại các kiểu loại chiến tranh của một đế quốc đầu sỏ.

Đây là thắng lợi vẻ vang của toàn thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại những thế lực thực dân, phát xít, đế
quốc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XX đề hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho Tổ Quốc Việt nam, mở ra một kỷ nguyên
mới của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên đât nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa
xã hội, nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới; thể hiện
ý chí tự lực, tự cường, sự thông minh, sáng tạo và lòng quả cảm của con người Việt
Nam.

You might also like