You are on page 1of 22

MÔN: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

NHÓM:
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
HỌ VÀ TÊN MSSV
Mục lục

VAI TRÒ HẢI QUAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ CHUỖI CUNG ỨNG....................... 2
I.Vai trò hải quan trong tạo thuận lợi thương mại .................................................................. 2
II.HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG - TPP ............................ 4
1.Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam ......................................................................... 4
2.Hiệp định TPP và quá trình đàm phán .................................................................................................. 4
3.Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP ............................................ 5
III. Hiêp̣ đinh
̣ Thuâ ̣n lơ ̣i hóa Thương Ma ̣i .............................................................................. 7
IV. AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG ....................................................................................... 8
1.Vai trò đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng của lực lượng hải quan ....................................................... 8
2. Giao dịch thương mại bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng quốc tế .................................................. 9
3. Sáng kiến chủ chốt trong bảo mật an ninh chuỗi cung ứng: ............................................................. 11
V. Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu ................................. 14
1.Hoàn cảnh ra đời .................................................................................................................................... 14
2. Mục tiêu cơ bản của Khung tiêu chuẩn là........................................................................................... 14
3. Lợi ích của Khung tiêu chuẩn .............................................................................................................. 15
4. Khung tiêu chuẩn đề cập đến việc đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi ở cấp độ toàn cầu và được
thể hiện ở bốn yêu cầu cơ bản. ................................................................................................................. 16
5. Bốn nội dung cơ bản của Khung tiêu chuẩn được cụ thể hóa thành hai trụ cột là Trụ cột Hải quan
– Hải quan và Trụ cột Hải quan – Doanh nghiệp................................................................................... 16
V.Vai trò của hải quan VN đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước: ........................ 20
1.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập ............................................................................. 20
2. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ........ 21
3.Link video về buôn lậu: ......................................................................................................................... 22

VAI TRÒ HẢI QUAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
I.Vai trò hải quan trong tạo thuận lợi thương mại
Tạo thuận lợi thương mại là giải pháp để nâng cao hoạt động giao thương của doanh
nghiệp, tăng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, tác động tích cực và trực tiếp tới các
quốc gia đồng thời mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế, nhất là cộng đồng doanh
nghiệp. Khi thuế quan giảm, chi phí nhận hàng qua hải quan đã trở nên rõ ràng hơn
nhiều.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, việc tạo thuận lợi thương mại
được ngành hải quan chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp như: cải cách thủ tục
hành chính, giảm thiểu thời gian sau thông quan, triển khai hệ thống quản lý giám sát
hải quan tự động tại cảng biển, hàng không và khu vực biên giới đường bộ nhằm hỗ
trợ mạnh mẽ hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc tạo thuận lợi thương mại là lĩnh vực duy nhất mà tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) luôn quan tâm phát triển kể từ khi bắt đầu Chương trình nghị sự phát triển
Doha năm 2001 với gói Bali đạt được vào cuối năm 2013.
Thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại trong TPP không có sự liên kết rõ ràng với hiệp
định tạo thuận lợi thương mại WTO (TFA) nhưng nó bao gồm các vấn đề tương tự,
chẳng hạn như công bố rộng rãi thông tin hải quan, hợp tác giữa các cơ quan hải quan;
hậu cần hải quan và thương mại và trong một số trường hợp, nó sử dụng một ngôn
ngữ chung
Một trong những bước quan trọng nhất để tạo thuận lợi thương mại và giảm tham
nhũng và phát triển các quy tắc đơn giản và rõ ràng.
Một lĩnh vực khác mà thỏa thuận có thể đã đi sâu hơn là các quy tắc tối thiểu, cho
phép nhập khẩu dưới ngưỡng giá trị tiền tệ để được miễn thuế quốc gia. Các quy tắc
như vậy rất khác nhau giữa các quốc gia (chẳng hạn như khoảng 15 đô la ở Canada,
81 đô la ở Nhật Bản và Hoa Kỳ chỉ tăng mức tối thiểu lên 800 đô la chẳng hạn)
Câu hỏi:
1. Các vấn đề tương tự giữa tạo thuận lợi thương mại trong TPP và hiệp định tạo
thuận lợi thương mại WTO (TFA) là
A. Công bố rộng rãi thông tin hải quan, hợp tác giữa các cơ quan hải quan
B. Hậu cần hải quan và thương mại
C. Sử dụng một ngôn ngữ chung (trong một số trường hợp)
D. Tất cả đều đúng
2. 1 trong những giải pháp ngành hải quan chú trọng để tạo thuận lợi thương mại:
A. Cải cách thủ tục hành chính
B. Tăng thời gian sau thông quan
C. Công bố rộng rãi thông tin hải quan
D. Tất cả đều sai
II.HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG - TPP
Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có
4 nước tham gia nên còn được gọi là P4.
Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3
nước Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị
Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mê-hi-cô. Tháng 4 năm 2005, Bru-nei xin gia nhập
với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3
thành P4.
Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương trình hợp tác trong
khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm.
1.Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam
Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc
và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc
và Pê-ru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới
cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay.
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên
liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này,
Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Ma-
lai-xia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên
thành 9 nước.
2.Hiệp định TPP và quá trình đàm phán
Hiệp định TPP hiện nay được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn
diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Phạm vi của
Hiệp định sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, trong đó có
nhiều lĩnh vực mới như môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến
thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v…
Cho tới nay, Hiệp định TPP đã trải qua 7 vòng đàm phán, lần lượt được tổ chức tại các
quốc gia thành viên. Về nội dung đàm phán, hiện hơn 20 nhóm đàm phán đã bước vào
giai đoạn thảo luận thực chất trên cơ sở các đề xuất và văn bản thể hiện quan điểm của
mỗi quốc gia thành viên trong từng lĩnh vực cụ thể thuộc phạm vi của Hiệp định. Một
số nhóm đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc thu hẹp khoảng cách về quan
điểm trong các lĩnh vực như mở cửa thị trường đối với hàng công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, đầu tư,v.v...
Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm
thành viên mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát
sinh sau khi Hiệp định có hiệu lực, các nhóm đàm phán cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều
đề xuất và biện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất
cho tất cả những nước đang và sẽ tham gia Hiệp định.
Nét mới trong đàm phán Hiệp định TPP so với các FTA truyền thống trước đây là sự
tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội. Tại
mỗi phiên đàm phán, các đối tượng trên luôn được tạo cơ hội để trao đổi thông tin
cũng như bày tỏ quan điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm phán của Hiệp
định thông qua các buổi hội thảo và diễn đàn dành cho các đối tượng liên quan được
tổ chức bên lề các phiên đàm phán.
3.Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP
Những cơ hội khi tham gia Hiệp định TPP
- Hội nhập khu vực đang nổi lên đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú,
đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xu thế này không chỉ
phản ánh sự mưu cầu lợi ích kinh tế mà còn phản ánh cục diện chính trị quốc tế mới,
sau sự nổi lên nhanh chóng của một số nước đang phát triển hàng đầu. Tham gia vào
Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và
tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng
như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại.
- Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác
quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội
nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị
trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế
nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa
đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam.
Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP
- Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp
định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị
trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng
quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch
vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn Việt Nam
cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
- Tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng
phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Ngoài ra, kết
quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định TPP có thể sẽ có tác động tới môi
trường lao động ở Việt Nam.
- Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh, sửa
đổi nhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… Với
những kinh nghiệm có được từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, đây có thể không
phải là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam.
Câu hỏi Kahoot:
1/ Hiệp định TPP mang tính gì?
A. Đóng
B. Mở
2/ Lúc đầu, TPP có bao nhiêu thành viên?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
3/ Cho tới nay, Hiệp định đã trải qua mấy vòng đàm phán?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
III. Hiêp̣ đinh
̣ Thuâ ̣n lơ ̣i hóa Thương Ma ̣i
Hiệp định TFA bao gồm 24 điều chia thành 3 phần chính có nô ̣i dung tâ ̣p trung thúc
đẩy sự dich
̣ chuyể n, trao trả và giải tỏa hàng hóa (bao gồ m cả hàng hóa quá cảnh).
Bên cạnh đó, các quy đinh
̣ của TFA đưa ra các biê ̣n pháp để hơ ̣p tác hiê ̣u quả giữa Hải
quan và các cơ quan có thẩ m quyề n khác về các vấ n đề thuâ ̣n lơ ̣i hóa thương ma ̣i và
tuân thủ hải quan. Hiệp định còn đề câ ̣p đế n hỗ trơ ̣ kỹ thuâ ̣t và xây dựng năng lực
trong liñ h vực này. Cụ thể:
Phần I: Quy định về các biện pháp kỹ thuật trong viê ̣c công bố và quản lý thông tin,
chủ yếu gồ m năm nội dung chính: a) Công bố , đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin
liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh; b) Tăng cường tính khách quan, không
phân biê ̣t và tính minh bạch; c) Thúc đẩy sự dịch chuyể n, trao trả và giải tỏa hàng hóa,
bao gồm cả hàng hóa quá cảnh; d) Làm rõ và phát triể n các Điề u V, VIII và X của
GATT 1994; e) Hơ ̣p tác hải quan.
Phần II: Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) đối với các quốc gia
Thành viên đang phát triển và kém phát triển (LCDs) trong đó cho phép các quố c gia
này đươ ̣c thực hiện một phầ n cam kết của Hiệp định ngay khi nhâ ̣n đươ ̣c hỗ trợ kỹ
thuật và đươ ̣c giúp đỡ xây dựng năng lực. Để hưởng lơ ̣i ić h từ SDT, nước thành viên
của Hiệp định phải tự phân loa ̣i từng quy đinh
̣ trong TFA thành các nhóm và thông
báo cho các nước thành viên WTO khác được biế t về mố c thời gian thực thi cu ̣ thể .
Nhóm A là cam kết đươ ̣c thực hiện ngay khi Hiệp định TFA có hiệu lực, hoă ̣c trong
vòng là 1 năm kể từ ngày TFA có hiê ̣u lực đố i với các nước LDCs;
Nhóm B là các cam kết đươ ̣c thực hiện sau một thời gian chuẩn bị sau ngày TFA có
hiê ̣u lực; và
Nhóm C là các cam kết đươ ̣c thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và yêu cầ u có sự hỗ
trợ kỹ thuật và giúp đỡ về xây dựng năng lực.
Khi phân loại các quy đinh
̣ vào nhóm B và nhóm C, quố c gia thành viên phải chỉ rõ
ngày thực thi quy đinh.
̣
Phần III: Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng. Thỏa thuận về thể chế quy
định về việc thành lập mô ̣t Ủy ban thường trực về thuâ ̣n lơ ̣i hóa thương mại trong
WTO với chức năng xem xét đinh
̣ kỳ viê ̣c triể n khai và thực hiê ̣n Hiê ̣p đinh,
̣ cũng như
thành lập một Ủy ban ta ̣i mỗi quốc gia để ta ̣o điề u kiê ̣n phố i hơ ̣p trong nước và thực
hiê ̣n các điề u khoản của Hiê ̣p đinh.
̣ Các điều khoản cuối quy định cụ thể về hiệu lực
của Hiệp định TFA, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện Hiệp định TFA,
tính pháp lý của danh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như quy định về
giải quyết tranh chấp phát sinh.
TFA đã mở ra những cơ hô ̣i mới cho các nước đang và kém phát triển trong cách thức
thực hiện. Đây là hiệp định đầu tiên của WTO cho phép các thành viên WTO có thể
xác định lộ trình thực hiện của mình và tiến độ thực hiện lô ̣ triǹ h này phu ̣ thuô ̣c chă ̣t
chẽ với năng lực về kỹ thuật và tài chính của từng quố c gia. WTO, các nước thành
viên của WTO cùng mô ̣t số tổ chức liên chin
́ h phủ, bao gồm Ngân hàng thế giới, Tổ
chức Hải quan thế giới, và Hô ̣i nghị của Liên hiê ̣p quố c về thương ma ̣i và phát triể n
phối hợp để cung cấ p sự hỗ trợ kỹ thuâ ̣t và giúp đỡ xây dựng năng lực. Song song với
TFA, Bô ̣ quá trình thực hiện Hiệp định TFA (go ̣i tắ t là TFAF) đươ ̣c ban hành vào
tháng 7/2014 nhằm đảm bảo rằ ng các nước đang phát triể n và kém phát triể n sẽ đươ ̣c
trơ ̣ giúp để thực hiện tố t Hiệp đinh
̣ khi có yêu cầ u.
IV. AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG
(https://www.youtube.com/watch?time_continue=10&v=ocv3i7iaaCg&feature=emb_t
itle)
1.Vai trò đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng của lực lượng hải quan
Theo quy định của các quốc gia trên thế giới, tất cả hàng hóa, phương tiện vận tải xuất
khẩu, nhập khẩu đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan là công việc
không thể thiếu trong chuỗi cung ứng quốc tế với việc di chuyển hàng hóa qua biên
giới quốc gia. Xét về vị trí, chức năng trong chuỗi cung ứng quốc tế, cơ quan hải quan
quốc gia là chủ thể quan trọng với vai trò đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.
Theo đó, hàng loạt các phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm đảm bảo an ninh
chuỗi cung ứng đã được hải quan các nước trên thế giới áp dụng như quản lý rủi ro,
hợp tác và chia sẻ thông tin hải quan; ứng dụng công nghệ Blockchain.
Tổ chức hải quan thế giới (WCO) - một tổ chức quốc tế nhằm kết nối hải quan các
nước trên thế giới - đã có hàng loạt các Công ước, sáng kiến, chuẩn mực và khuyến
nghị thực hành nhằm đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu như:
Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục hải quan; Khung tiêu chuẩn
về an ninh và tạo thuận lợi hóa thương mại quốc tế (SAFE); Sáng kiến về thông tin
liên hoàn trong chuỗi cung ứng quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới (ISCM).
Đồng thời, để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và ngăn chặn giao dịch thương mại bất
hợp pháp, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã tích cực hợp tác với nhiều tổ chức
quốc tế như: Ủy ban chống tội phạm của Liên hiệp quốc - UNODC; Chương trình môi
trường của Liên hiệp quốc - UNEP; Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO; Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); INTERPOL. Ở phạm vi quốc gia, sau sự kiện
ngày 9/11/2001, Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới của Hoa Kỳ (CBP) quy định
nhà nhập khẩu phải gửi Hồ sơ nhập khẩu (ISF) trong vòng 24 giờ kể từ khi bốc hàng
lên tàu tại nước xuất khẩu để vận chuyển đến Hoa Kỳ. Tương tự, để đảm tính an toàn
và an ninh các phương tiện và hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), hệ
thống quản lý nhập khẩu của EU quy định cung cấp thông tin trước khi dỡ hàng; Đối
với những lô hàng vận tải đường biển dài và phức tạp, người chuyên chở phải khai
báo thông tin 24 giờ trước khi hàng hóa xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu.
2. Giao dịch thương mại bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng quốc tế
2.1. Khái niệm
Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thương mại bất hợp pháp trong
chuỗi cung ứng quốc tế được hiểu là hành vi mua bán và vận chuyển trái pháp luật của
các chủ thể trong chuỗi nhằm thu khoản lợi, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh kinh tế,
năng lực thực thi pháp luật cũng như gây hậu quả kinh tế xã hội.
Ví dụ: Mua bán và vận chuyển chất gây nghiện và thuốc phiện; hàng giả, hàng nhái;
chất gây hại đến môi trường và suy giảm tầng ô zôn; khảo cổ; vũ khí; và động thực vật
quý hiếm.
2.2. Chủ thể của giao dịch thương mại bất hợp pháp
Chủ thể của giao dịch thương mại bất hợp pháp được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm
thứ nhất là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, thực hiện các giao dịch quy mô lớn
trên phạm vi toàn cầu với mạng lưới hoạt động ở khắp các khu vực, quốc gia; Nhóm
thứ hai là các doanh nghiệp với vị trí là chủ thể trong chuỗi cung ứng quốc tế thực
hiện hành vi gian lận thương mại nhằm lợi dụng cơ chế, chính sách pháp luật của nhà
nước để trục lợi.
2.3. Các mối nguy hại chính từ thương mại bất hợp pháp
Thương mại bất hợp pháp đe doạ sự an toàn và an ninh toàn bộ chuỗi cung ứng đặc
biệt ở 2 đầu là địa điểm sản xuất, cung ứng (điểm đi) và thị trường tiêu thụ (điểm
đích), gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng như sau:
- Tổn thất về nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt nguồn thu hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
- Gia tăng chi phí công để thực hiện an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân.
- Tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng, bóp méo quy luật vận động của thị trường
cũng như suy giảm hiệu lực của thể chế pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật.
- Ô nhiễm môi trường và hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên.
- Đe dọa sức khỏe người dân về tinh thần và thể chất.
- Thất thoát tài sản quốc gia là tài nguyên quý hiếm và di sản ở dạng vật thể, phi vật
thể.
Năm 2018, OECD đã dự đoán các khoản thất thất mà Thương mại bất hợp pháp đem
lại như sau:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên 50% lượng thuốc chữa bệnh và dược phẩm trao đổi
toàn cầu là hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, được mua bán thông qua mạng internet
và các chủ thể không có trụ sở kinh doanh. Bên cạnh đó, các hành vi gian lận thương
mại nhằm trốn toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn
phổ biến tại các quốc gia có hàng rào thuế quan cao cũng như chính sách bảo hộ thị
trường trong nước.
Phương thức vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng quốc tế rất đa
dạng với tần suất lớn là thách thức đối với công tác thực thi pháp luật của cơ quan hải
quan cũng như xã hội và cộng đồng. Vận tải đường biển với ưu điểm về khối lượng
vận chuyển lớn, cước phí thấp và dễ dàng che dấu, nguỵ trang là sự lựa chọn hàng đầu
đối với các giao dịch hàng hóa là động vật quý hiếm, hóa chất độc hại và con người.
Đây là phương thức được sử dụng trong giao dịch buôn bán, vận chuyển chất gây
nghiện và ma tuý, thuốc phiện với số lượng vụ việc bị phát hiện và bắt giữ trên 50%
tổng số vi phạm trên thế giới.
3. Sáng kiến chủ chốt trong bảo mật an ninh chuỗi cung ứng:
Có một số sáng kiến bảo mật chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ và nước ngoài, bao gồm:
Hiệp hội thương mại hải quan chống khủng bố (C-TPAT), một chương trình tuân thủ
tự nguyện cho các công ty để cải thiện an ninh của chuỗi cung ứng công ty của họ.
Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã thông qua Khung Tiêu chuẩn để Bảo đảm và
Tạo điều kiện cho Thương mại Toàn cầu năm 2005, bao gồm các tiêu chuẩn bảo mật
chuỗi cung ứng cho các cơ quan quản lý Hải quan bao gồm các chương trình của nhà
điều hành kinh tế được ủy quyền (AEO).
Sáng kiến An ninh Container (CSI), một chương trình do Cục Hải quan và Bảo vệ
Biên giới Hoa Kỳ thuộc Bộ An ninh Nội địa tập trung vào sàng lọc các container tại
các cảng nước ngoài.
Chương trình kiểm soát container toàn cầu (CCP), một sáng kiến chung của Văn
phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) / Tổ chức Hải quan Thế giới
(WCO) hoạt động để thiết lập các biện pháp kiểm soát container hiệu quả tại các cảng
được chọn trên toàn cầu với mục đích ngăn chặn buôn bán ma túy, hóa chất và hàng
lậu khác và để tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách tăng cường hợp tác giữa các
cộng đồng hải quan, thương mại và thực thi.
Sàn giao dịch thương mại toàn cầu, một chương trình khai thác dữ liệu của DHS được
thiết kế để thu thập thông tin tài chính về các lô hàng, với mục tiêu xác định sự an
toàn của các lô hàng.
Nỗ lực cho các quốc gia trên thế giới thực hiện và thi hành Bộ luật An ninh bến tàu và
cảng quốc tế (Bộ luật ISPS), một thỏa thuận của 148 quốc gia là thành viên của Tổ
chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Các sáng kiến thí điểm của các công ty trong khu vực tư nhân để theo dõi và giám sát
tính toàn vẹn của các container hàng hóa di chuyển trên khắp thế giới bằng cách sử
dụng các công nghệ như RFID và GPS.
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã phát hành một loạt các Tiêu chuẩn để thiết lập và
quản lý an ninh chuỗi cung ứng. Đặc điểm kỹ thuật ISO / PAS 28000 cho Hệ thống
quản lý bảo mật cho Chuỗi cung ứng, cung cấp cho doanh nghiệp công cộng và tư
nhân một tiêu chuẩn quản lý cấp cao quốc tế cho phép các tổ chức sử dụng phương
pháp quản lý thống nhất toàn cầu để áp dụng các sáng kiến bảo mật chuỗi cung ứng.
ISO / IEC 20243 là Tiêu chuẩn nhà cung cấp công nghệ tin cậy mở (O-TTPS) (Giảm
thiểu các sản phẩm giả mạo và làm giả độc hại) nhằm giải quyết vấn đề bảo mật chuỗi
cung ứng và kỹ thuật bảo mật.
Trong phạm vi bài thảo luận này, nhóm xin được đi sâu vào một số sáng kiến sau:
C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism)
C - TPAT là một chứng nhận trong an ninh hàng hóa, để có được chứng nhận này
doanh nghiệp phải ký các cam kết và đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng theo
quy định
C-TPAT là gì?
C-TPAT là viết tắt của Customs - Trade Partnership Against Terrorism - Đây là
chương trình an ninh phối hợp giữa hải quân Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng an
ninh chuỗi cung ứng và biên giới
Được giới thiệu năm 2011, C-TPAT là một sáng kiến chung của chính phủ và doanh
nghiệp Mỹ . Nó được thiết kế nhằm tăng cường an ninh quốc tế nói chung và an ninh
biên giới Mỹ nói riêng. Thông quá đó cơ quan hải quan và biên phòng Mỹ phối hợp
hợp tác yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo thực hiện toàn bộ yêu cầu thực hành bảo mật
trong hoạt động và giao tiếp , bên cạnh đó đồng thời xác minh các nguyên tắc bảo mật
các đối tác kinh doanh của mình trong chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp phải tham
gia áp dụng C-TPAT , mà có thể được thực hiện theo website của Hải quan Mỹ .
Những hàng hóa lên tàu từ người tham gia C-TPAT thông quan qua biên giới Hoa Kỳ
nhanh hơn , bởi vì các thành viên C-TPAT sẽ được hải quan đề nghị các lợi ích tiềm
ẩn (potential benefits), đặc biệt nhất là giảm số lượng kiểm tra (được giảm số lần ở
biên giới).
Những cam kết của người tham gia C-TPAT
- Thứ nhất , hướng dẫn tự đánh giá toàn diện an ninh chuỗi cung cấp sử dụng hướng
dẫn an ninh - TPAT. Những hướng dẫn có giá trị cho xem xét trên website Hải quan
bao gồm các khu vực sau:
An ninh thuộc về thủ tục
An ninh vật lý
An ninh con người
Giáo dục và đào tạo
Kiểm tra truy cập
Thủ tục kê khai hàng hóa lên tàu
An ninh trong vận chuyển
- Thứ 2 , đệ trình cho Hải quan một bảng câu hỏi sơ lược về an ninh chuỗi cung cấp
- Thứ 3 , thông qua chuỗi cung cấp phù hợp với hướng dẫn C-TPAT phát triển và thực
hiện một chương trình để tăng cường an ninh phù hợp với hướng dẫn C-TPAT.
Lợi ích với hàng hóa khi được áp dụng tiêu chuẩn C TPAT
Theo C-TPAT quy định , tất cả hàng hóa sử dụng seal niêm phong an ninh đến Mỹ
phải phù hợp với hướng dẫn mới được tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) xây
dựng. Trong trường hợp sử dụng một sản phẩm không tuân thủ hoặc không đúng có
thể gánh chịu chi phí cao hơn và trì hoãn thời gian vận chuyển hàng. Các yêu cầu đối
với việc tuân thủ C-TPAT được trình bày trong tài liệu ISO / PAS17712 : 2006 , được
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ( viết tắt là ISO ) công bố.
Khi đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của C-TPAT, doanh nghiệp và hàng hoá của
doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
Tạo dựng được thương hiệu, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế
Do hàng hóa đã đã qua các tiêu chuẩn , kiểm định nghiêm ngặt nên không phải lo lắng
về việc hàng hóa bị trả về
Góp phần giúp doanh nghiệp cải tiến an toàn lao động
Các phương tiện vận tải trên bộ không phải chờ đợi lâu và thời gian giải phóng hàng
hóa được giảm
Giảm thời gian trong dây chuyền kiểm tra hải quan - biên phòng cửa khẩu, giảm gián
đoạn trong chuỗi cung ứng
=> Có được chứng nhận C - TPAT sẽ giúp quá trình vận chuyển hàng hóa thông quan
trở nên đơn giản hơn , giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
V. Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu
1.Hoàn cảnh ra đời
Sau sự kiện khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ, vấn đề an ninh, đặc biệt là an ninh thương
mại được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng yêu cầu phát triển
của tình hình mới, tháng 6/2005, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã xây dựng và
thông qua Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (gọi tắt
là Khung tiêu chuẩn).
Thực chất đây là bộ chuẩn mực tối thiểu quy định các nguyên tắc trong quan hệ đối
tác giữa 2 kênh : Hải quan - Hải quan và Hải quan – Doanh nghiệp. Bộ quy tắc này sẽ
là hạt nhân trong các sáng kiến tương lai về an ninh và tạo thuân lợi cho thương mại
của WCO và là chất xúc tác cho việc thực hiện toàn cầu những sáng kiến này.
2. Mục tiêu cơ bản của Khung tiêu chuẩn là
- Vừa đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại ở cấp độ toàn cầu..
- Tăng cường sự ổn định và khả năng dự đoán thương mại.
- Tạo điều kiện cho việc quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng một cách toàn diện với
mọi loại hình vận tải.
-Tăng cường vai trò, chức năng và năng lực của cơ quan Hải quan trong việc đối phó
với các thách thức và tận dụng cơ hội để phát triển trong thế kỷ XXI.
- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Hải quan các nước nhằm nâng cao khả năng
phát hiện hàng hoá có độ rủi ro cao
- Tăng cường hợp tác hải quan - doanh nghiệp và thúc đẩy lưu thông hàng hoá.
3. Lợi ích của Khung tiêu chuẩn
Với những mục tiêu rất rõ ràng và thiết thực như trên, việc tham gia và thực hiện
Khung tiêu chuẩn mang lại lợi ích to lớn cho cả Chính phủ, cơ quan Hải quan và cộng
đồng doanh nghiệp.
Đối với Chính phủ, việc thực hiện Khung tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo an ninh và tạo
thuận lợi thương mại quốc gia; tăng cường sự đóng góp của thương mại quốc tế đối
với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước; đồng thời đảm bảo an ninh thương
mại trước nguy cơ khủng bố toàn cầu. Bên cạnh đó, Khung tiêu chuẩn còn tạo thuận
lợi cho thương mại hợp pháp; cải thiện việc thu thuế; tăng cường năng lực thực thi
pháp luật quốc gia, tăng cường đầu tư nước ngoài; khuyến khích sự thành lập các cơ
chế hợp tác giữa hải quan và các cơ quan khác của chính phủ; hỗ trợ chính phủ trong
việc đảm bảo quản lý và kiểm soát biên giới tích hợp.
Đối với cơ quan Hải quan, việc thực hiện Khung tiêu chuẩn sẽ mang lại cho cơ quan
Hải quan những lợi ích như thúc đẩy sự vận chuyển liên tục của hàng hoá thông qua
dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế an toàn; việc trao đổi thông tin sẽ trở nên
chính xác và kịp thời hơn do sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Bên
cạnh đó, việc thực hiện Khung tiêu chuẩn còn giúp cho Hải quan cải thiện khả năng
phát hiện các lô hàng rủi ro cao; cải thiện việc kiểm soát của mình trong suốt dây
chuyền cung ứng thương mại quốc tế; phân bố nguồn lực của mình tốt hơn và hiệu
quả hơn; tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan hải quan; thực hiện các biện pháp
kiểm soát sớm hơn trong dây chuyền cung ứng. Ngoài ra, Khung tiêu chuẩn còn giúp
cho cơ quan Hải quan có một cách nhìn nhận toàn diện hơn về dây chuyền cung ứng
thương mại toàn cầu; giúp cho các cơ quan hải quan điều chỉnh hoạt động của mình
phù hợp với tình hình phát triển trong nước và quốc tế.
Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện Khung tiêu chuẩn sẽ khuyến khích và tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hoá giữa các
nước; thủ tục hải quan sẽ được tiến hành nhanh hơn và tỷ lệ kiểm tra thực tế giảm.
Việc đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí; đồng thời tăng khả
năng dự báo cho doanh nghiệp.
4. Khung tiêu chuẩn đề cập đến việc đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi ở cấp độ
toàn cầu và được thể hiện ở bốn yêu cầu cơ bản.
Một là yêu cầu cung cấp thông tin điện tử đến trước về hàng hoá.
Khung tiêu chuẩn phải hài hoà hoá những yêu cầu cung cấp trước thông tin về tờ khai
điện tử đối với hàng hoá xuất-nhập khẩu, quá cảnh. Những yếu tố dữ liệu này cần phải
được thống nhất để mọi quốc gia tham gia Khung tiêu chuẩn sẽ gửi và nhận cùng loại
và cùng nhóm dữ liệu điện tử về lô hàng.
Hai là thực hiện quản lý rủi ro.
Mỗi nước tham gia Khung tiêu chuẩn phải cam kết thực hiện một hướng tiếp cận quản
lý rủi ro nhất quán để đối phó với tình hình khủng bố và các nguy cơ an ninh khác
Ba là, thực hiện kiểm tra hàng hoá xuất khẩu có độ rủi ro cao dựa trên việc đánh giá
rủi ro và sử dụng thiết bị kiểm tra không xâm nhập như máy soi tia X - quang cỡ lớn
và các thiết bị phát hiện phóng xạ.
Theo yêu cầu hợp lý của nước nhập khẩu, dựa trên phương pháp luận về xác định rủi
ro, Hải quan nước xuất khẩu sẽ tiến hành kiểm tra các container rủi ro cao bằng máy
soi các loại.
Bốn là thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt.
Các quốc gia tham gia Khung tiêu chuẩn sẽ đồng ý tạo thuận lợi cụ thể (xử lý hàng
hoá nhanh) cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân nếu các doanh nghiệp này
đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ tiên tiến nhất về an ninh của chuỗi cung ứng.
5. Bốn nội dung cơ bản của Khung tiêu chuẩn được cụ thể hóa thành hai trụ cột
là Trụ cột Hải quan – Hải quan và Trụ cột Hải quan – Doanh nghiệp.
a, Trụ cột Hải quan - Hải quan
Trụ cột Hải quan - Hải quan gồm 11 tiêu chuẩn, đề cập về nội dung cơ bản của hợp
tác giữa các cơ quan Hải quan trong việc đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương
mại, trong đó việc áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra hàng hóa bằng thiết bị không xâm
nhập và sử dụng thông tin điện tử đến trước là những nội dung hết sức quan trọng của
trụ cột này.
Tiêu chuẩn 1 – Quản lý dây chuyền cung ứng thống nhất
Cơ quan Hải quan cần áp dụng các quy trình kiểm soát hải quan phù hợp với Hướng
dẫn Hải quan của WCO đối với việc quản lý dây chuyền cung ứng thống nhất.
Tiêu chuẩn 2 – Thẩm quyền kiểm tra hàng hoá của cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan cần có thẩm quyền kiểm tra hàng hoá xuất, nhập, quá cảnh (cả
trường hợp hàng hóa còn trên tàu), hoặc hàng hoá được chuyển tải qua quốc gia.
Tiêu chuẩn 3 - Sử dụng công nghệ hiện đại trong thiết bị kiểm tra
Cần trang bị và sử dụng các thiết bị kiểm tra bằng máy soi và thiết bị phát hiện phóng
xạ để kiểm tra hàng hoá theo quy trình quản lý rủi ro. Các thiết bị này cần để kiểm tra
một cách nhanh chóng các container và hàng hoá có độ rủi ro cao mà không gây cản
trở tới dòng thương mại hợp pháp.
Tiêu chuẩn 4 – Hệ thống quản lý rủi ro
Cơ quan Hải quan cần thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro tự động để xác định các lô
hàng có khả năng có rủi ro cao. Hệ thống này cần có một cơ chế đánh giá về nguy cơ
rủi ro, đưa ra các quyết định xác định trọng điểm và tìm ra các thông lệ phổ biến nhất.
Tiêu chuẩn 5 – Container hoặc hàng hoá có rủi ro cao
Hàng hoá hoặc container có rủi ro cao là những đối tượng không đủ thông tin để kết
luận chúng có rủi ro thấp hoặc các thông tin tình báo chiến thuật cho thấy những đối
tượng này có rủi ro cao hoặc phương pháp đánh giá bằng thang điểm rủi ro dựa trên
các yếu tố dữ liệu liên quan về an ninh cho thấy chúng có rủi ro cao.
Tiêu chuẩn 6 – Thông tin điện tử được gửi trước khi hàng đến
Cơ quan Hải quan cần yêu cầu việc nộp trước các thông tin điện tử về hàng hoá và các
container để có đủ thời gian đánh giá rủi ro đối với hàng hoá và container đó.
Tiêu chuẩn 7 – Xác định trọng điểm và hình thức trao đổi thông tin
Các cơ quan Hải quan cần cung cấp các thông tin để cùng tiến hành soi, xác định
trọng điểm đối với hàng hoá, sử dụng các bộ tiêu chí xác định trọng điểm đã được tiêu
chuẩn hoá và các hình thức trao đổi thông tin tương thích và/hoặc các cơ chế trao đổi
thông tin. Các yếu tố này sẽ hỗ trợ việc phát triển một hệ thống công nhận kết quả
kiểm soát lẫn nhau trong tương lai.
Tiêu chuẩn 8 – Các hình thức báo cáo hoạt động
Cơ quan Hải quan cần duy trì việc báo cáo số liệu thống kê, bao gồm các phương
pháp hoạt động, nhưng không chỉ giới hạn tới nội dung này, số lượng các lô hàng đã
được kiểm soát, tập hợp các lô hàng có độ rủi ro cao, việc tiến hành kiểm tra các lô
hàng có độ rủi ro cao, việc kiểm tra các lô hàng có độ rủi ro cao bằng các thiết bị soi,
việc kiểm tra các lô hàng có độ rủi ro cao thủ công và bằng các thiết bị soi và việc
kiểm tra các lô hàng có độ rủi ro cao chỉ bằng phương pháp thủ công, thời gian thông
quan của hải quan và các kết quả tích cực và tiêu cực. Những báo cáo này cần phù
hợp với quy định của WCO.
Tiêu chuẩn 9 – Các đánh giá an ninh
Cơ quan hải quan cần làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khác để tiến hành các
đánh giá về an ninh liên quan đến dòng luân chuyển hàng hoá trong dây chuyền cung
ứng quốc tế và cam kết giải quyết một cách nhanh chóng các sai sót và khiếm khuyết
nếu được phát hiện.
Tiêu chuẩn 10 – Tính liêm chính của đội ngũ nhân viên
Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác cần khuyến khích thực hiện các
chương trình ngăn ngừa sự sa ngã của nhân viên, xác định và đấu tranh với các hành
vi vi phạm liêm chính.
Tiêu chuẩn 11 - Kiểm tra an ninh ở nước xuất khẩu
Cơ quan hải quan ở nước xuất khẩu cần tiến hành việc kiểm tra an ninh đối với các
container và hàng hoá có độ rủi ro cao theo yêu cầu hợp lý của nước nhập khẩu.
b, Trụ cột Hải quan - Doanh nghiệp
Trụ cột Hải quan – Doanh nghiệp có 6 tiêu chuẩn, đưa ra cách thức hợp tác giữa cơ
quan Hải quan và doanh nghiệp nhằm đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại,
trong đó việc thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp, thực hiện Chương trình
doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt là những nội dung cốt lõi của trụ cột này.
Tiêu chuẩn 1- Quan hệ đối tác
Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO) hoạt động trong dây chuyền thương mại quốc tế
sẽ tham gia vào quá trình tự đánh giá trên cơ sở các tiêu chí an ninh và các thông lệ
phổ biến nhất để đảm bảo rằng các chính sách và quy trình nội bộ của họ đảm bảo an
ninh theo quy định, đồng thời ngăn chặn việc can thiệp các container và hàng hóa cho
đến khi được giải phóng khỏi sự kiểm soát của cơ quan hải quan tại nơi đến.
Tiêu chuẩn 2 – An ninh
AEO sẽ thực hiện các thông lệ an ninh phổ biến nhất theo quy định vào các thông lệ
kinh doanh của họ.
Tiêu chuẩn 3 - Cấp phép
Cơ quan Hải quan sẽ cùng với đại diện đến từ cộng đồng doanh nghiệp xây dựng quy
trình xác minh hoặc thủ tục cấp phép nhằm đưa ra các biện pháp khuyến khích doanh
nghiệp tham gia Chương trình AEO.
Tiêu chuẩn 4 – Công nghệ
Tất cả các bên liên quan sẽ duy trì tính nguyên vẹn của hàng hoá và container bằng
việc thúc đẩy sử dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình kiểm tra hàng hoá.
Tiêu chuẩn 5 – Trao đổi thông tin
Cơ quan Hải quan sẽ thường xuyên cập nhật các Chương trình quan hệ đối tác Hải
quan – Doanh nghiệp để thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn và thông lệ phổ biến
nhất về an ninh trong dây chuyền cung ứng.
Tiêu chuẩn 6 - Tạo thuận lợi
Cơ quan Hải quan sẽ hợp tác chặt chẽ với Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt để đảm bảo
an ninh tối đa và việc tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế xuất
phát hoặc chuyển qua lãnh thổ hải quan.
CÂU HỎI:
1, Những nội dung cốt lõi của trụ cột Hải quan - Hải quan?
A, Việc áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra hàng hóa bằng thiết bị không xâm nhập và
sử dụng thông tin điện tử đến trước
B, Tiến hành các đánh giá về an ninh liên quan đến dòng luân chuyển hàng hoá trong
dây chuyền cung ứng quốc tế
C,Hợp tác chặt chẽ với Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt để đảm bảo an ninh tối đa và
việc tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế xuất phát hoặc chuyển
qua lãnh thổ hải quan.
D, Sử dụng các bộ tiêu chí xác định trọng điểm đã được tiêu chuẩn hoá và các hình
thức trao đổi thông tin tương thích và/hoặc các cơ chế trao đổi thông tin.
2, Việc thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp, thực hiện Chương trình doanh
nghiệp ưu tiên đặc biệt là những nội dung cốt lõi của trụ Hải quan - Doanh nghiệp.
Đúng hay Sai?
A Đúng
B, Sai
chữ đỏ slide, xanh thuyết trình có thể thêm bớt hợp lý
V.Vai trò của hải quan VN đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước:
1.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập
Trong 30 năm đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới và mở cửa hội nhập với thế giới,
ngành Hải quan đã thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan; có nhiều nỗ lực
nhằm đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, góp phần cải thiện môi
trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
VN tích cực mở rộng quan hệ hợp tác trong khu vực cũng như tham gia các diễn đàn
và hội nghị khu vực và quốc tế về hợp tác hải quan nhằm thúc đẩy sự phát triển tự do
giao lưu thương mại các luồng vốn đầu tư, dịch vụ, nhất là bối cảnh nền kinh tế số
phát triển. Điển hình là Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
lần thứ 13 do Tổng cục Hải quan tổ chức. Dự kiến, các chương trình hoạt động trong
Kế hoạch Hành động Hải quan ASEM giai đoạn 2020-2021 sẽ bao gồm: Tạo thuận lợi
cho thương mại và thủ tục hải quan phi giấy tờ; Thực thi cơ chế một cửa trong bối
cảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ chuỗi khối (blockchain); Kiểm soát hải
quan hiệu quả sử dụng công nghệ cao; Chiến dịch hải quan xanh nhằm ngăn chặn vận
chuyển trái phép phế liệu và rác thải; Hoạt động hải quan phối hợp nhằm ngăn chặn
hàng giả, hàng nhái và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới; Kết nối
ASEM thông qua cơ chế chia sẻ và trao đổi thông tin; Hợp tác ASEM trong các hoạt
động quá cảnh và chuyển tải; Quản lý hải quan đối với thương mại điện tử.
Thực hiện các cam kết quốc tế, ngành Hải quan đã và đang tích cực cải cách, hiện đại
hóa thông qua việc cải tiến quy trình, cơ chế quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và
các phương pháp quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế và của Tổ chức Hải quan thế
giới (WCO).
Hệ thống pháp luật, chính sách về hải quan từng bước được hoàn thiện, phù hợp với
thông lệ quốc tế, tạo nền tảng khung khổ pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp. Tổ chức bộ
máy ngành Hải quan không ngừng được kiện toàn; năng lực, phẩm chất, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức ngày càng được nâng cao.
Hải quan Việt Nam đóng vai trò tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu, thương mại, đầu tư, du lịch…thông qua đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ngành Hải quan đã chủ
động, tích cực kết nối các Bộ, ngành trong Cơ chế một cửa quốc gia, giảm thời gian
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là bước đi quan trọng để Việt Nam kết nối
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới
Với vai trò “gác cửa nền kinh tế” và là Cơ quan Thường trực 389 Bộ Tài chính, thời
gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo toàn Ngành nắm vững diễn
biến, tình hình, địa bàn; tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan
xây dựng, triển khai các kế hoạch, chuyên đề đấu tranh, bắt giữ, xử lý đối với các đối
tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời chủ động phối
hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tham mưu cho Bộ Tài chính (Thường trực
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ
đạo 389 Quốc gia chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp tổng thể, sâu sát, phù hợp với tình
hình thực tế.
Nhằm chính quy hóa việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan trong
toàn ngành, đảm bảo cho lực lượng kiểm soát hải quan thực thi hoạt động nghiệp vụ
ngày càng hiệu quả, nề nếp, Ngành Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp
lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước về Hải quan. Năm 2018, Tổng cục Hải
quan đã chủ động tham mưu Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành 02 Nghị định, 02
Thông tư và 01 Quyết định của Tổng cục Hải quan, đang gấp rút hoàn thiện 01 Quy
chế liên quan đến công tác kiểm soát Hải quan.
Thông qua việc chủ động nắm bắt tình hình, tăng cường công tác đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng
không, ngành Hải quan đã tập trung đấu tranh đối với các mặt hàng cấm, hiện tượng
nổi cộm; kiểm soát đối với mặt hàng khoáng sản; hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ,
chuyển tải bất hợp pháp; hàng phế liệu, phế thải...Về đấu tranh chống hàng giả, Hải
quan Việt Nam tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với Cơ quan chống
hàng giả châu Âu (OLAF)
Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 cận kề, nhu cầu mua sắm mỗi dịp Tết có xu hướng gia
tăng mạnh, cũng là lúc buôn lậu, hoạt động thương mại trái phép, hàng giả trở thành
vấn đề gây nhức nhối cho Hải quan Việt Nam, đặc biệt ở các mặt hàng như: Vũ khí,
ma túy, xăng dầu, vật liệu nổ, pháo nổ các loại, động vật hoang dã, điện thoại di động,
hàng may mặc, mỹ phẩm, dược liệu, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, thực phẩm... Theo
đó, từ ngày 15/11/2019 đến 15/2/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch cao
điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Xét thấy
tình hình buôn lậu ở các tỉnh cận biên giới diễn ra hết sức phức tạp, các cơ quan chức
năng tăng cường chú trọng rà soát và quản lý chặt chẽ hàng hóa di chuyển qua cửa
khẩu các tỉnh như Lào Cai, Lạng Sơn, An Giang, Quảng Ninh. Cụ thể, Ban chỉ đạo
389 tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu các cơ quan chức năng kết hợp Đội Quản lý thị trường
nắm chắc địa bàn, tập trung vào các tụ điểm, các đường dây, các phương tiện, các đối
tượng thường xuyên buôn bán vận chuyển hàng hóa nhập lậu để xây dựng phương án
đấu tranh có hiệu quả. Tại Lào Cai, các lực lượng chức năng với nòng cốt là lực lượng
Biên phòng, Hải quan đã tăng cường công tác phối hợp nhằm đấu tranh phòng chống
buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới. Ở An Giang, để đối phó với tình trạng
gian lận thương mại phức tạp với qui mô ngày càng lớn trên tuyến biên giới, bộ đội
biên phòng tỉnh được chỉ đạo lên phương án nâng cao hơn nữa công tác đấu tranh
ngăn chặn, triệt phá hiệu quả các vụ vi phạm. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng đã chỉ
đạo TP. Móng Cái lắp đặt hàng rào tại một số khu vực dọc bờ sông biên giới Ka Long
để tăng cường phòng chống buôn lậu.
3.Link video về buôn lậu:
Hải quan Hà Nội https://www.youtube.com/watch?v=LyfCl1_PUgs
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP.HCM
vừa bắt giữ lô hàng ma túy số lượng lớn, gồm ma tuý dạng cây, lá và tinh chất ma túy
dạng bột dẻo, tổng trọng lượng 2,3kg.
https://www.youtube.com/watch?v=p_gtRtD1t9Q

You might also like