You are on page 1of 27

PHẦN I.

MỞ ĐẦU
Theo khảo sát về lĩnh vực đầu tư tư nhân do Grant Thornton Việt Nam
mới công bố, tại Việt Nam hiện nay ngành thực phẩm và đồ uống là một trong
hai ngành hấp dẫn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
nhất. Kinh doanh ẩm thực cũng là ngành được nhiều người trẻ lựa chọn để
khởi nghiệp. Các mô hình quán cà phê mang đi, thức ăn nhanh mọc rất nhanh
trên khắp các nẻo đường thành phố Cần Thơ. Ngay cả một số món ăn Nhật,
Hàn vốn chỉ xuất hiện ở những điểm kinh doanh sang trọng cũng được bình
dân hóa thông qua mô hình khởi nghiệp.

Kinh doanh thực phẩm, ăn uống là một trong top 5 lĩnh vực được thảo
luận nhiều nhất qua các kênh truyền thông online và mạng xã hội hiện nay.
Nhìn chung, trong tổng số các bài quảng cáo trên Facebook thì ngành hàng
ẩm thực, nhà hàng chiếm đến 20 – 25%. Số liệu này là một minh chứng mạnh
mẽ cho thấy rằng lĩnh vực ăn uống đang rất được chú trọng và có tiềm năng
phát triển rất lớn hiện nay. Điều này cho thấy thị trường ẩm thực đang có dấu
hiệu khởi sắc và là mảnh đất “béo bở” với rất nhiều cơ hội phát triển trong
tương lai.

Từ định hướng phát triển ngành kinh doanh ăn uống và nhu cầu ngày
càng tăng trong lĩnh vực này, chúng tôi đã tiến hành lập dự án đầu tư xây
dựng và phát triển quán ăn gia đình Đồng Quê tại phường An Bình, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thị
trường hiện nay. Việc triển khai thực hiện dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho sinh viên có nhu cầu thêm
về các khoản chi phí như học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày.

1
PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN


1.1 Chiến lược đầu tư và phát triển quán ăn gia đình Đồng Quê:

Với chiến lược đầu tư và phát triển quán ăn gia đình Đồng Quê là nâng
cao chất lượng dịch vụ ăn uống, cung cấp đầy đủ các mặt hàng như: món ăn
đồng quê, món rừng, hải sản,...Thành phố Cần Thơ là nơi có tiềm năng rất lớn
để kinh doanh các mặt hàng dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, nhu cầu của người
dân tại Cần Thơ là “Ăn sang, mặc đẹp”. Sau nhiều lần khảo sát ý kiến khách
hàng, cuối cùng Công ty quyết định đầu tư và phát triển quán ăn gia đình
Đồng Quê.

1.2 Cơ sở pháp lý của dự án

- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010

- Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế


hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống

- Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 về hoạt động


thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh-
Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND của UBND TP Cần Thơ : Về việc tăng cường
các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Cần
Thơ

- Căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển dự án quán ăn gia
đinh Đồng Quê của Công ty TNHH một thành viên xây dựng và thương mại
tổng hợp Dạng Nguyên trong 3 năm 2020 – 2022.

2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1 Tình hình kinh tế

Ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá của sản phẩm, đến việc mua nguyên
vật liệu đầu vào để chế biến món ăn. Yếu tố kinh tế cũng đem lại thu nhập của
người dân nhiều hay ít thì họ có thể đi ăn uống dễ dàng thoải mái ở những
quán ăn lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình tài chính của mình.

Nền kinh tế phát triển ổn định, ít lạm phát sẽ đem lại nguồn thu nhập của
người dân cao, nhu đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp của họ ngày càng tăng, việc đòi
hỏi về chất lượng trong khẩu phần ăn của họ cũng sẽ tăng theo.

2.1.2 Chính trị pháp luật

Chính trị ổn định sẽ giúp mọi người có điều kiện đầu tư, lúc này sẽ cạnh
tranh xảy ra gay gắt giữa các công ty cũng như các quán ăn. Với nhiều chính
sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, tạo điều kiện việc phát triển rộng
khắp mạng lưới các quán ăn trong cả nước không còn hạn chế ở khu vực nữa.

Về pháp luật: trong một đất nước có pháp luật tương đối khắt khe, giúp cho
người chủ đầu tư an tâm trong việc định hướng mục tiêu kinh doanh cũng như
xây dựng thương hiệu của mình. Pháp luật phù hợp cũng là yếu tố để bảo vệ
quyền lợi cho các thành phần kinh doanh cũng như việc xâm phạm bản quyền
sở hữu kinh doanh.

2.1.3 Khoa học công nghệ

Sự bùng nổ về khoa học công nghệ đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho
các hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng.
Khoa học công nghệ ngày càng được phát minh hiện đại, từ đó các quán ăn
chuyển dần sang sử dụng kỹ thuật số, điều khiển tự động, giúp giảm thiểu thời
gian cần thiết để nấu món ăn như bếp từ, làm giảm thời gian chờ đợi của
khách hàng, là yếu tố để giữ chân và phát triển thêm khách hàng tiềm năng.

3
2.1.4 Dân cư và kinh tế trong vùng

2.1.4.1 Dân cư

- Tổng dân số Việt Nam: 96.931.181 người vào ngày 19/12/2018

- Tỷ lệ dân số: chiếm 1,27% dân số thế giới

- Số dân sống ở đang sinh sống tại thành thị: 33.287.512 người (chiếm
34,70% dân số cả nước)

Mức sống của người dân ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê thu nhập
bình quân đầu người Việt Nam năm 2011 đạt 1.300 USD tương đương 27
triệu đồng, người thành thị thu nhập cao hơn người nông thôn 2,04 lần.

Cuộc sống của người dần dần được cải thiện từ thành thị đến nông thôn.
Do đó, người dân bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, vì vậy người dân
sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm dinh dưỡng nói chung và dịch vụ ăn uống
nói riêng ngày càng cao.

→ Điều này giúp dự án thu hút được nhiều khách hàng đem lại lợi nhuận
cao cho doanh nghiệp.

2.1.4.2 Kinh tế trong vùng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ
đạt 6,7%, dự báo triển vọng có thể đạt cao hơn.Quy mô nền kinh tế là khoảng
5,55 triệu tỷ đồng tương đương 240,5 tỷ USD. Năm 2017, quy mô nền kinh tế
đạt 5 triệu tỷ đồng, tương đương 220 tỷ USD.

Theo báo cáo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Tổng cục Thống
kê, Bộ KHĐT, nợ công đang trong xu hướng giảm. Nợ công của Việt Nam
giảm từ 63,7% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 61,4% năm 2018.

Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung Ương đang phát triển và
đang có lợi thế mạnh về dịch vụ kinh doanh ăn uống. Do đó, Doanh nghiệp
cần phải nâng cao cung cấp chất lượng dịch vụ ăn uống để thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng.
4
2.1.5 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Vùng dự án nằm tại Thành phố là nơi giao thông rất thuận
lợi, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và khách hàng có thể đi lại dễ
dàng. Đi kèm với đó vùng dự án có nơi đậu xe để khách hàng có thể thoải mái
trong việc đậu xe.

- Điện: Hệ thống điện đi qua khu dân cư trung tâm của thành phố nên hầu
hết các doanh nghiệp trong thành phố điều có điện sử dụng cho sinh hoạt và
sản xuất.

2.2 Môi trường vi mô

2.2.1 Khách hàng

- Khách hàng là sự đe dọa trực tiếp trong cạnh tranh của các doanh nghiệp,
khi họ đẩy giá cả xuống mặt khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch
vụ tốt hơn sẽ làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng.

- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, sức mua của
người tiêu dùng có tăng nhưng với mức biến động không lớn, trong khi sản
phẩm thay thế và hàng nhập ngoại là tương đối phong phú. Vì vậy Quán phải
hoạch định một chiến lược giá cả với chi phí thấp, đồng thời nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo ra sự khác biệt nhằm lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng
các sản phẩm của mình.

- Khách hàng mục tiêu mà chúng tôi muốn nhắm đến là toàn bộ khách hàng
trong khu vực, khách hàng trong và ngoài nước.

- Sẽ có nhiều khách hàng mới những ý thích về khẩu vị khác nhau, khách
hàng này thì yêu chuộng món nấu theo công thức ngọt, khách thì lại thích lạt.
Do đó phải căn cứ vào sở thích, tình hình tài chính, thói quen của từng người
để chế biến những món ăn và giá cả phù hợp với khách hàng, cũng như đa
dạng hóa trong các món ăn.

- Quán sẽ đáp ứng những nhu cầu khách hàng như sau:

5
+ Thưởng thức món ăn mới lạ

+ Thể hiện đẳng cấp

+ Mang đến cho khách hàng một không gian thoáng đãng, một không khí
vui vẻ bên người thân, bạn bè hay đối tác làm ăn.

2.2.2 Nhà cung ứng

Nguyên liệu để chế biến: Là sản phẩm đầu vào, phải được lựa chọn kỹ
lưỡng phù hợp với từng món ăn vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món
ăn thành phẩm. Do đó người quản lý quán phải coi trọng vấn đề này, đừng để
khách hàng phát hiện ra những vấn đề không tốt: nguyên liệu đã quá hạn sử
dụng, đã ôi thối, có dính sâu… điều đó sẽ làm mất đi hình ảnh thương hiệu
cũng như khách hàng tiềm năng của quán.

Nguồn cung thực phẩm: mua tại các chợ đầu mối lớn có thương hiệu như
chợ Cái Khế, Chợ Tân An.... các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên sỉ các
thực phẩm sạch, quán ăn lựa chọn nhiều địa điểm cung cấp thực phẩm vì thế
luôn đảm bảo nguồn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc xuất xứ, chi phí rẻ
đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Bảo quản nguyên liệu đúng quy cách, không sử dụng nguyên liệu không rõ
xuất xứ hoặc đã thối, hỏng. Hệ thống tủ lạnh khu vực bảo quản theo đúng tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Các đối tác:

+ Công ty lữ hành, dịch vụ để thu hút khách. Nhà hàng nỗ lực tạo mối quan
hệ tốt với các công ty này để có được lượng khách đông không chỉ khách du
lịch trong nước mà cả ngoài nước quảng bá nhà hàng một cách hiệu quả và ít
tốn kém nhất.

+ Các công ty vận tải như taxi.

6
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Có nhiều quán ăn gia đình mở ra không những với quy mô nhỏ mà còn có
quy mô lớn, do đó để có thể tồn tại được ở những vị thế như thế này, cạnh
tranh với họ về dịch vụ, công thức chế biến, cách thức phục vụ, giá cả… là
điều kiện quyết định để phát triển thương hiệu của mình.

- Các nhà hàng đã có danh tiếng từ lâu trên thị trường đã có được một
lượng khách hàng thân thiết ổn định như: Phố nướng 102, Ốc đêm, 6 Đời,
Biển Đông,... Đặc biệt là các quán ăn và nhà hàng kinh doanh loại hình ẩm
thực Việt.

=> Vì các đối thủ cạnh tranh là những người đã dày dặn kinh nghiệm và đã
được nhiều khách hàng biết đến, việc mở một nhà hàng mới gần khu vực kinh
doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những thách thức lớn
đối với quán ăn của chúng ta khi đưa vào hoạt động. Tuy nhiên theo tìm hiểu
của chúng tôi, phần lớn giá cả của các nhà hàng này thường vào loại khá cao
chưa thể hiện được nét văn hóa ẩm thực đồng quê, đặc sản miền Tây Nam Bộ.
Đôi khi thái độ phục vụ của những quán ăn này làm cho khách hàng chưa
thực sự hài lòng.

Dựa vào nhận định trên chúng tôi đưa đưa ra chiến lược cạnh tranh cho
quán ăn của mình:

- Để cạnh tranh, quán ăn cần thu hút khách bằng hình ảnh sống không gian
giản dị, được tận hưởng giây phút thoải mái và ấm cúng bên gia đinh.

- Xây dựng chiến lược quảng bá cho quán ăn bằng cách quảng cáo thông
qua việc phát tờ rơi, quảng cáo trên Internet để lôi cuốn khách hàng.

- Xây dựng website cho quán, nhằm giới thiệu món ăn và không gian, một
phần để khách đánh giá, đóng góp ý kiến cho quán ăn.

- Phát triển dịch vụ đặt chỗ qua điện thoại và website của quán ăn.

- Đặt quan hệ với các công ty du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

7
- Đội ngũ nhân viên có đồng phục truyền thống, phong cách phục vụ nhiệt
tình niềm nở. Tiêu chí phục vụ khách hàng của quán là “thời gian nhanh nhất,
chất lượng tốt nhất”.

2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các đối thủ tiềm ẩn đó là những đối thủ không trực tiếp đồng hành với
chúng ta, mà có thể gọi là các sản phẩm khác cũng có chức năng tương tự như
với sản phẩm của chúng ta. Do đó phải làm sao hạn chế sự xuất hiện của các
đối thủ đó. Đối thủ tiềm ẩn của quán là các doanh nghiệp như các quán nhậu
mới mọc lên, nhà hàng, quán ăn,…

2.2.5 Giới chức có liên quan

Trong việc thực hiện xin thành lập quán ăn gia đình, phải qua nhiều cửa
mới xin được giấy phép kinh doanh, và các phí “bôi trơn”. Ngoài ra còn có sự
ảnh hưởng của công an hay kiểm tra và các bộ phận điều tra thị trường để
phát hiện ra những sai sót của ta. Điều này làm mất thời gian cũng như khách
hàng có cái nhìn không hay về quán của chúng ta.

2.3 Môi trường nội bộ

* Điểm mạnh:

- Đây là một địa điểm khá đông dân cư, nhiều người qua lại, vì thế có thể
thu hút được sự chú ý của khách hàng một cách dễ dàng.

- Cơ sở hạ tầng ở địa điểm này rất thuận tiện, vì vậy nếu đặt quán ăn tại đây
thì sẽ giảm thiểu được rủi ro mất điện nước trong sinh hoạt. Hơn nữa địa điểm
này còn nằm trong nơi có rất nhiều khách hàng mục tiêu là các hộ dân cư sinh
sống xung quanh có thu nhập cao và khách du lịch đến với Cần Thơ.

- Khu vực này có an ninh tương đối ổn định tạo điều kiện cho nhà hàng yên
tâm hoạt động.

- Đội ngũ nhân viên trẻ năng động sáng tạo nhiệt tình trong công việc.

- Đầu bếp của quán rất am hiểu về ẩm thực Việt Nam.


8
* Điểm yếu:

- Ngoại ngữ cũng là một điểm yếu mà chúng tôi cần khắc phục để có thể
phục vụ tốt nhất cho khách du lịch nước ngoài.

- Quán mới mở nên không có nhiều mối quan hệ.

* Cơ hội:

Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao.

* Nguy cơ:

- Kinh doanh mặt hàng ăn uống nên có nhiều sản phẩm thay thế.

- Nguồn nguyên liệu không ổn định.

* Cơ sở vật chất trong quán

- Không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, thay đổi cải tạo trang
thiết bị trong quán sao cho hiệu quả và hiện đại hơn. Cần có sự kết hợp bản
sắc dân tộc và những nét độc đáo thu hút khách hàng.

- Thường xuyên lau chùi vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc
ăn uống nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên sửa chữa, tu bổ kịp thời các trang thiết bị trong quán để
tạo nên chất lượng phục vụ tốt hơn.

- Việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố cần thiết giúp cho
nhân viên trong quán có những điều kiện dễ dàng để phục vụ khách hàng tốt
hơn.

→ Như vậy để hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong quán phải hoàn
thiện cơ sở vật chất cho khách và hoàn thiện các trang thiết bị cho nhân viên.
Quán cần cân nhắc để lựa chọn cho hoàn thiện các trang thiết bị dụng cụ cho
nhân viên, lựa chọn hoàn thiện cái nào trước, cái nào sau cái nào thích hợp
với tình hình thực tại. Để nâng cao chất lượng phục vụ thì cần phải hoàn thiện
các trang thiết bị phục vụ cho khách trước, bởi vì đây là bộ mặt của quán, là

9
sản phẩm quán đưa ra để kinh doanh phục vụ cho khách nên phải đảm bảo
chất lượng hấp dẫn thực khách.

2.4 Đánh giá chung

- Thành phố Cần Thơ đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, cơ sở
hạ tầng bước đầu phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân từng
bước được cải thiện.

- Từ các yếu tố trên cho thấy vùng dự án nằm ở nơi khá thuận lợi cho
việc đầu tư và phát triển quán ăn gia đình.

10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG DỰ ÁN
3.1 Thông tin chung về dự án

3.1.1 Tên dự án

Đầu tư xây dựng và phát triển quán ăn gia đình Đồng Quê

3.1.2 Quy mô và Địa điểm dự án

Dự án có diện tích khoảng 250m2, tại số 82 đường Nguyễn Văn Cừ nối dài,
Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ

3.1.3 Chủ đầu tư

Công ty TNHH một thành viên xây dựng và thương mại tổng hợp Dạng
Nguyên

Địa chỉ: 385F/13, tổ 3, khu vực An Bình, phường Long Hòa, quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ

3.1.4 Loại dự án:

Đầu tư xây dựng mới

3.1.5 Mục tiêu của dự án

3.1.5.1 Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển quán ăn gia đình, tạo thương hiệu, cung cấp đầy
đủ các món ăn đồng quê cho khách hàng.

3.1.5.2 Mục tiêu cụ thể

- Đạt lợi nhuận tối thiểu là 500 triệu đồng trong vòng 6 tháng

- Mở rộng quy mô, chi nhánh trong vòng 3 năm

- Xây dựng thương hiệu quán ăn gia đinh Đồng Quê trên địa bàn thành
phố Cần Thơ trong 2 năm.

11
3.2 Sản phẩm, thị trường và nhu cầu về nguyên liệu

3.2.1 Sản phẩm chủ yếu của dự án

Dịch vụ vui chơi, giải trí, tiệc, hội nghị, dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm này
chủ yếu là làm cho khách hàng thỏa mãn và hài lòng về nhu cầu ăn uống đảm
bảo đầy đủ dinh dưỡng cao phù hợp với yêu cầu thị hiếu của thị trường. Món
ăn được trang trí bắt mắt, mùi vị thơm ngon, thực đơn đa dạng, phong phú
phù hợp với nhiều lứa tuổi, sở thích.

3.2.2 Thị trường

- Toàn bộ sản phẩm của vùng dự án sẽ cung cấp cho khách hàng trong khu
vực thành phố Cần Thơ và khách du lịch.

- Khách hàng mục tiêu của quán là những người có mức thu nhập trung
bình trở lên, đặc biệt là giới trẻ (học sinh, sinh viên,....)

- Hiện nay, thị trường ở thành phố Cần Thơ có một số khó khăn trong việc
mở rộng thị phần, nhưng khả năng thâm nhập rất cao.

3.2.3 Nhu cầu về nguyên liệu

Thực phẩm tươi sống (Fresh food) là thực phẩm chưa được bảo quản, chế
biến và chưa hư hỏng. Thực phẩm tươi sống trong chế biến được hiểu là thực
phẩm chưa qua xử lý (chưa được sấy khô, hun khói, ướp muối, đông lạnh,
đóng hộp, ngâm, ủ, làm chua, lên men hoặc bảo quản) hoặc chỉ mới qua sơ
chế. Trong ẩm thực, thực phẩm tươi sống là chưa được nấu chín hoặc chế
biến. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm Việt Nam định nghĩa: Thực
phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ
hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến:

Nhu cầu về sản lượng thịt cá rất lớn, phải đảm bảo sản lượng và chất lượng.
Nhu cầu về sản lượng thực phẩm cung trong vòng một năm của quán định
hình là 5 tấn thịt cá tổng hợp, giá của thịt cá từ 50.000đ – 200.000đ/kg.

12
Đối với rau, củ và trái cây, khi được gọi là rau tươi, rau sống hay trái cây
mới có nghĩa là gần đây chúng đã được thu hoạch và xử lý đúng cách sau thu
hoạch và con tươi, chưa bị héo, úa, rũ lá.....Tất cả nhập vào điều có đầy đủ các
loại giấy tờ và được kiểm soát về tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm.

Quán thì tối không sử dụng lại nguyên liệu thừa ngày hôm trước cũng như
cam kết không sử dụng hương liệu tổng hợp hay bất kỳ chất bảo quản và các
loại phụ gia gây hại cho sức khỏe.

3.3 Tổ chức sản xuất

3.3.1 Bố trí mặt bằng sản xuất và các công trình

- Các yêu cầu cơ bản về bố trí mặt bằng:

+ Sử dụng tối đa điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng.

+ Khu quy hoạch tập trung thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cấp thoát
nước và giao thông đi lại.

- Bố trí mặt bằng tổng thể: Mặt bằng tổng thể được bố trí các hạng mục
công trình với quy mô diện tích được tính toán theo nhu cầu về công nghệ và
quy mô sản xuất. Gồm các công trình như sau:

3.3.1.1 Khu vực bếp

Có tổng diện tích là 23m2, chia làm 4 khu vực, gồm có:

- Khu vực chế biến có diện tích là 8m2 có các đặc điểm sau:

+ 5 cái chảo, mỗi cái chảo có diện tích khoảng 30 – 45 cm.

+ 5 bếp khè mỗi bếp chiếm diện tích khoảng 15 cm.

+ 2 nồi lớn có thể tích là 60 lít, chiếm diện tích khoảng 3m2.

- Khu vực để tủ đông, gia vị và nguyên liệu có diện tích khoảng 15m2 bao
gồm:

13
+ Tủ đông có 2 ngăn: ngăn đông dùng để dự trữ nguyên liệu như thịt, các
loại hải sản và ngăn mát dùng để dự trữ rau củ quả.

+ Khu để gia vị bao gồm đường, muối, bột ngọt, nước mắm, nước
tương,…

- Khu vực rửa chén chiếm diện tích khoảng 3,5m2 bao gồm:

+ Khu rửa chén chiếm diện tích khoảng 1m2

+ Khu để tủ chén có diện tích khoảng 2,5m2

- Khu vực để dụng cụ nấu chiếm diện tích khoảng 2m2 như: dao, thớt, cây
gắp, rổ lược, giá,…

3.3.1.2 Khu vực thu ngân và phục vụ khách

- Khu vực thu ngân có diện tích khoảng 1m2

- Khu vực phục vụ khách có tổng diện tích khoảng 200m2 bao gồm:

+ 8 chồi mọc chồi có diện tích 6m2

+ 10 tum mỗi tum có diện tích 8m2

+ 7 phòng VIP mỗi phòng có diện tích là 10m2

3.3.1.3 Thiết kế không gian quán ăn:

- Thiết kế theo kiểu kiến trúc bè nổi truyền thống miền Tây, độc đáo.

- Sử dụng nguyên vật liệu như tre, nứa, lá dừa nước,…

- Các lối đi được trải thảm cỏ nhân tạo.

- Trồng nhiều cây kiểng tạo không gian thoải mái cho khách hàng.

- Thả cá kiểng và bông sen vào trong ao hồ, ao có độ sâu khoảng 1 – 1,5m,
có diện tích là 35m2.

14
3.3.4 Tiến độ thực hiện dự án

- Năm thứ nhất: Song song với công tác trình phê duyệt dự án, chủ đầu tư
thực hiện khảo sát thiết kế và dự toán đầu tư. Thực hiện thi công, sửa chữa và
đưa vào hoạt động trước 50%.

- Năm thứ hai: Tiếp tục thi công các hạng mục khác để hoàn chỉnh công
trình. Đưa vào hoạt động 100% hệ thống quán.
3.4 Tổ chức nhân sự và quản lý

Bộ máy tổ chức bao gồm:

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên xây dựng và thương mại
tổng hợp Dạng Nguyên

- Chủ quán ăn: Nguyễn Trung Dạng

- Ban quản lý gồm: 1 Tổng quản lý, 2 phó quản lý và 3 tổ trưởng với
công việc: Phụ trách lĩnh vực hoạt động của quán ăn, có trách nhiệm giúp chủ
đầu tư quản lý và điều hành phạm vi của mình

- Nhân viên: Gồm 7 bộ phận:

+ Bộ phận bếp gồm: 1 trưởng bếp, 2 phụ bếp, 1 đứng chảo, 1 tủ đông, 1
giết mổ, 1 phụ trách rau

+ Bộ phận thu ngân: gồm 2 nhân viên

+ Bộ phận tiếp thực: gồm 2 nhân viên

+ Bộ phận phục vụ: gồm 16 nhân viên

+ Bộ phận lễ tân: gồm 1 nhân viên

+ Bộ phận bảo vệ: gồm 4 nhân viên

+ Quầy Bar: gồm 2 nhân viên

- Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên:

Nhân viên được tuyển dụng theo phương thức tuyển dụng trực tiếp
(phỏng vấn) và gián tiếp (tuyển dụng thông qua mạng xã hội)
15
3.5 Tổng vốn đầu tư và các nguồn cung cấp

3.5.1 Các căn cứ để tính toán

- Căn cứ theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 20/12/1999 của Bộ tài


chính về ban hành chế độ quản lý sử dụng và khấu hao tài sản cố định.

- Chi phí bảo trì và phụ tùng thay thế được tính bằng 2% tổng giá trị thiết bị
và xây lắp.

- Thuế thu nhập: căn cứ theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều


11, 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.

3.5.2 Vốn đầu tư

3.5.2.1 Ước tính vốn cố định

- Vốn cố định được tính từ thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống cơ sở


hạ tầng. Tổng vốn đầu tư cố định: 2.526.450.000 đồng (Hai tỷ năm trăm hai
mươi sáu triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng)

- Vốn cố định được khấu hao hằng năm với thời gian 5 năm (trong đó
thiết bị văn phòng thời gian khấu hao 3 năm)

- Cơ cấu vốn đầu tư dự kiến như sau: Vốn tự có: 2.526.450.000 đồng,
chiếm 100%

- Lãi suất kỳ vọng là 20%

3.5.2.2 Vốn lưu động

- Vốn lưu động dựa trên mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí tiền
lương và chi phí quản lý trong suốt quá trình hoạt động.

16
3.5.2.3 Nguồn vốn thực hiện dự án

Dự kiến nguồn vốn thực hiện dự án gồm :

Vốn tự có của doanh nghiệp : Từ nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn huy
động cổ đông thông qua phương án đầu tư cải tạo sản xuất kinh doanh.
3.6 Đánh giá hiệu quả của dự án

3.6.1 Hiệu quả kinh tế của dự án

Dự án đem lại hiệu quả đầu tư rất lớn. Toàn bộ các số liệu phân tích tài
chính được phân tích tính toán ở các bảng sau :

17
Bảng 1. Dự trù chi phí sản xuất

ĐVT: 1.000 đồng

Năm thực hiện


Stt Các khoản chi phí
1 2 3 4 5

I Chi phí sản xuất trực tiếp 2.505.074,00 4.631.188,00 4.631.188,00 4.631.188,00 4.631.188,00

1 Nguyên vật liệu 2.008.744,00 4.017.488,00 4.017.488,00 4.017.488,00 4.017.488,00

2 Chi lương trực tiếp 52.845,00 105.690,00 105.690,00 105.690,00 105.690,00

3 Khấu hao Tài sản 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00

4 Chi phí thuê mặt bằng 360.000,00 360.000,00 360.000,00 360.000,00 360.000,00

4 Chi phí phát sinh 64.525,00 129.050,00 129.050,00 129.050,00 129.050,00

II Chi phí gián tiếp 70.096,00 70.096,00 70.096,00 70.096,00 70.096,00

1 Chi lương gián tiếp 60.548,00 60.548,00 60.548,00 60.548,00 60.548,00

2 Chi phí quản lý 9.548,00 9.548,00 9.548,00 9.548,00 9.548,00

Tổng chi phí sản xuất 2.575.170,00 4.701.284,00 4.701.284,00 4.701.284,00 4.701.284,00

18
Bảng 2. Dự kiến doanh thu

ĐVT: 1.000 đồng

Đơn vị Năm
Chỉ tiêu
tính 1 2 3 4 5

Hóa đơn thực khách trung


400 500 600 600 600
binh 1,000 đồng

Số chỗ ngồi theo thiết kế Bàn 25,00 25 25 25 25

Số vòng quay chỗ ngồi Lượt 1,00 2 3 4 4

Thời gian mở cửa trong năm Ngày 350,00 350,00 350,00 350,00 350,00

Doanh thu 1,000 đồng 3.500.000,00 8.750.000,00 15.750.000,00 21.000.000,00 21.000.000,00

19
Bảng 3. Dự kiến lãi lỗ

ĐVT: 1.000 đồng

Năm
Các chi tiêu
1 2 3 4 5

Tổng doanh thu 3.500.000,00 8.750.000,00 15.750.000,00 21.000.000,00 21.000.000,00

Tổng chi phí sản xuất 2.575.170,00 4.701.284,00 4.701.284,00 4.701.284,00 4.701.284,00

Lợi nhuận trước thuế 924.830,00 4.048.716,00 11.048.716,00 16.298.716,00 16.298.716,00

Lợi nhuận sau thuế 739.864,00 3.238.972,80 8.838.972,80 13.038.972,80 13.038.972,80

Lợi thuận/Tổng doanh thu 0,26 0,46 0,70 0,78 0,78

20
Bảng 4. Điểm hòa vốn ĐVT: 1.000 đồng

Năm

Stt Chi tiêu 1 2 3 4 5

1 Tổng doanh thu 3.500.000,00 8.750.000,00 15.750.000,00 21.000.000,00 21.000.000,00

2 Định phí 449.056,00 449.056,00 449.056,00 449.056,00 449.056,00

Lương gián tiếp 60.548,00 60.548,00 60.548,00 60.548,00 60.548,00

Chi phí quản lý 9.548,00 9.548,00 9.548,00 9.548,00 9.548,00

Chi phí thuê mặt bằng 360.000,00 360.000,00 360.000,00 360.000,00 360.000,00

Khấu hao tài sản cố định 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00

3 Biến phí 2.126.114,00 4.252.228,00 4.252.228,00 4.252.228,00 4.252.228,00

Nguyên vật liệu 2.008.744,00 4.017.488,00 4.017.488,00 4.017.488,00 4.017.488,00

Chi lương trực tiếp 52.845,00 105.690,00 105.690,00 105.690,00 105.690,00

Chi phí phát sinh 64.525,00 129.050,00 129.050,00 129.050,00 129.050,00

4 Điểm hoàn vốn lý thuyết 33% 10% 4% 3% 3%

5 Doanh thu hoà vốn 1.143.978,47 873.596,97 615.130,65 563.070,48 563.070,48

21
Bảng 5. Tính khả thi của dự án
ĐVT: 1.000 đồng

Năm 0 1 2 3 4 5
Vốn cố định -2.526.450,00
Dòng tiền vào 3.500.000,00 8.750.000,00 15.750.000,00 21.000.000,00 21.000.000,00
Hiện giá dòng vào 2916666,667 6076388,889 9114583,333 10127314,81 8439429,012
Dòng tiền ra 3.910.298 7.233.134 7.211.731 7.190.328 7.168.924
Hiện giá dòng ra -2.526.450,00 3.258.582 5.023.010 4.173.455 3.467.558 2.881.030
Khấu hao 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00 18.960,00
Lợi nhuận thuần 739.864,00 3.238.972,80 8.838.972,80 13.038.972,80 13.038.972,80
Dòng tiền ròng -2.526.450,00 758.824 3.257.933 8.857.933 13.057.933 13.057.933
Hệ số chiết khấu 1 0,8333 0,6944 0,5787 0,4823 0,4019
Hiện giá dòng ròng -2.526.450,00 632.353 2.262.453 5.126.119 6.297.228 5.247.690
Lũy kế hiện giá 0 632.353 2.894.807 8.020.925 14.318.154 19.565.844
Chênh lệch lũy kế -1.894.097 368.357 5.494.475 11.791.704 17.039.394
17.039.393,9
NPV ₫
IRR 124,00%
PI 7,744401793
B/C 2,253115874
PP 2 10,0462 1,387343533
2 năm 10 tháng 2 ngày

22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Đánh giá hiệu quả của dự án

Qua phân tích tài chính bảng 3, bảng 4, bảng 5 cho thấy dự án mang lại
hiệu quả khi đi vào sản xuất ổn định (dự kiến năm thứ 2 từ khi bắt đầu đầu
tư). Tỷ suất lợi nhuận/tổng doanh thu là 46% và tăng lên 78%.

Giá trị hiện tại của dự án NPV =17.039.393,9 đ với tỷ lệ chiết khấu r =
20%, hệ số nội hoàn IRR = 124%. Điều này chứng tỏ dự án có hiệu quả cao
khi đi vào hoạt động.

Chỉ số sinh lời PI cho biết binh quân 1 đồng vốn đầu tư ban đầu tạo ra
7,74 đồng thu nhập trong suốt vòng đời dự án.

Lợi ích/chi phí B/C cho biết một đồng chi phí tạo ra 2,25 đồng thu nhập
tính bình quân cho cả vòng đời dự án.

Thời gian hoan vốn của dự án là 2 năm 10 tháng 2 ngày.


4.2 Hiệu quả xã hội

- Tạo công ăn việc làm cho các sinh viên cần việc làm thêm để trang
trải chi phí học tập và sinh hoạt.

- Đóng góp thuế cho xã hội (20% lợi nhuận).

23
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Quán ăn gia đình Đồng Quê xây dựng không chỉ mang ý nghĩa kinh doanh
đơn thuần, chúng tôi hy vọng dự án này ngày càng phát triển và mở rộng
nhằm giữ gìn văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương cùng các ẩm thực rừng
tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Đáp ứng được nhu cầu không nhỏ của khách
hàng muốn tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc sản không chỉ với người
dân tại thành phố mà còn tất cả thực khách trong và ngoài nước đến du lịch tại
Cần Thơ. Từ đó góp phần vào công cuộc quảng bá hình ảnh và xây dựng
thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh hiện đại.

Tuy hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh khóc liệt, nhưng với những chiến
lược kinh doanh đã được hoạch định kĩ càng cùng với mục đích hoạt động
mang ý nghĩa giữ gìn văn hóa dân tộc. Chúng tôi tin tưởng dự án này gặt hái
được nhiều thành công và ngày càng phát triển.

2. Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với Bộ Y tế

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm hiệu quả, tăng cường công tác truyền thông và giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình ô
nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, triển khai hoạt động
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ khoa học công nghệ phục vụ công
tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2 Kiến nghị với cơ quan ban, ngành thành phố Cần Thơ

Tăng cường phối hợp giữa ban ngành với các quán ăn trong thành phố Cần
Thơ nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển ngành du lịch. Đẩy mạnh
công tác tìm hiểu xu hướng phát triển dịch vụ ăn uống trong thành phố Cần

24
Thơ, sau đó phổ biến cho các quán ăn, nhà hàng kinh doanh ăn uống để kịp
thời nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đặt ra các quy chuẩn về chất lượng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống phải thực hiện nghiêm ngặt, chính xác. Có các hình thức xử phạt hành
chính cũng như dân sự, hình sự đối với các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ ăn uống, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

- UBND thành phố, UBND quận Ninh Kiều, UBND phường An Bình xem
xét cho hoạt động kinh doanh dự án và tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý để
đưa dự án vào quá trình vận hành và tránh rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Đây là dự án góp phần vào việc giữ gìn và phát triển văn hóa ẩm thực đặc
sắc của địa phương. Trong quá trình thực hiện và phát triển hoạt động kinh
doanh đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ chủ đầu tư hưởng các
quyền lợi đã được quy định.

25
Bảng 6. Tổng giá trị tài sản

ĐVT: 1.000 đồng

Đặc Thành
STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá
tính tiền

A. Dụng cụ bếp 53.800


Cái
1 Chảo 5 200 1.000
Cái
2 Bếp khè 5 300 1.500
Cái
3 Nồi Lớn 2 400 800
Cái
4 Tủ đông hai ngăn 1 10.500 10.500
Cái
5 Tủ chén 1 5.000 5.000
Bộ
6 Đũa, muỗng 50 30 1.500
Bộ
7 Chén, đĩa, tô 50 300 15.000
Bộ
8 Ly 50 30 1.500
Cái
9 Thao 10 100 1.000
Dụng cụ hỗ trợ làm
Bộ
10 bếp 4 4.000 16.000

B. Dụng cụ phục vụ 31.000


Bộ
1 Dụng cụ gắp đá 10 20 200
Cái
2 Bếp cồn 40 20 800
Bộ
3 Bàn, ghế 30 1.000 30.000

C. Thiết bị văn phòng 10.000


Cái
1 Máy tính để bàn 1 5.000 5.000
Cái
2 Máy in hóa đơn 1 5.000 5.000

Tổng cộng 94.800


26
27

You might also like