You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN BẮT BUỘC

1. Tên học phần: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (INTERNATIONAL


BUSINESS MANAGEMENT)
2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ
3. Trình độ sinh viên: Sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
4. Phân bố thời lượng môn học:
Giảng lý thuyết: 30 tiết
Thảo luận, làm bài tập trên lớp: 15 tiết
Tổng cộng 45 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
6. Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên có khả năng đạt được những kiến thức và những
kỹ năng sau:
- Nắm bắt xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay
- Nhận biết ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh
quốc tế của các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam
- Hiểu những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia
- Hiểu các chiến lược kinh doanh quốc tế căn bản
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thuyết trình
- Nâng cao kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin
- Xây dựng thói quen theo dõi, cập nhật thông tin kinh doanh quốc tế
- Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế
- Rèn luyện kỹ năng truyền đạt, kỹ năng báo cáo và thuyết trình
- Phát triển khả năng tự học; Tự tin và linh hoạt trong giao tiếp; Tôn trọng sự
khác biệt của mỗi cá nhân; Có ý thức đóng góp cho sự phát triển cộng đồng
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Môn học đề cập đến những nội dung sau: giới thiệu chung về toàn cầu hóa và các
loại hình kinh doanh quốc tế; Tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế và
những yếu tố tạo sự khác biệt giữa các quốc gia; Giới thiệu các chiến lược kinh
doanh quốc tế căn bản và các mô hình tổ chức tương ứng
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Tham dự ít nhất 80% số tiết quy định;
+ Làm các bài tập tình huống;
+ Tham dự các buổi thảo luận;
9. Tài liệu học tập:
 Hill, Charles W.L (2011) International Business: Competing in the Global
Marketplace. 8e. McGraw-Hill
 Hellen Deresky (2013) “International Management- Managing Across Borders
and Culture”, Prentice Hall, 8e
93
 Ball, McCulloch Geringer, Minor, and McNett (2008) “International Business:
The Challenge of Global Competition”, 11e, McGraw Hill.
 Kinh doanh Toàn cầu hiện đại (2014)
 Website:
- http://GlobalEdge.msu.edu
- http://Doingbusiness.org
- http://reuters.com
- http://vneconomy.vn
- http://fbnc.com.vn
- http://wto.org
- http://trungtamwto.vn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Bài tập đánh giá Thực hiện Cấu trúc điểm Hạn hoàn thành
Chuyên cần và thảo luận trên lớp Cá nhân 10% Mỗi buổi học
Bài viết nhóm Nhóm 15% Buổi học thứ 5
(3-5sv)
Thuyết trình Nhóm 15% Buổi học thứ 9
(3-5sv) và 10
Bài kiểm tra giữa kỳ Cá nhân 10% Buổi học thứ 6
Thi cuối khóa Cá nhân 50% Theo lịch thi

Bài tập quá trình


1. Bài viết 1: Tìm hiểu thông tin và đánh giá mức độ toàn cầu hóa của một ngành
công nghiệp
2. Thuyết trình: Nghiên cứu theo nhóm và trình bày theo một trong các chủ đề
sau:
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của một sản phẩm hoặc dịch
vụ của Việt Nam trên một thị trường quốc tế
- Nghiên cứu hoạt động của một công ty đa quốc gia, phân tích và nhận
định chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn này
- Nghiên cứu văn hóa kinh doanh của một quốc gia và nêu bài học kinh
nghiệm cho các doanh nhân Việt Nam khi gặp gỡ những đối tác đến từ
quốc gia này.
3. Bài kiểm tra giữa kỳ
4. Bài thi cuối khóa

Phương pháp học


 Đọc tài liệu, giáo trình: sinh viên cần đọc giáo trình và các tài liệu trước khi tới
lớp.

94
 Nghiên cứu, tìm kiếm và cập nhật thông tin: Sinh viên cần chủ động theo dõi
và cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến môi trường và các hoạt động
kinh doanh quốc tế. Những thông tin về các sự kiện mới nhất sẽ giúp sinh viên
chuẩn bị tốt và thảo luận trên lớp đạt hiệu quả cao hơn
 Phân tích và giải quyết các tình huống quản trị
 Thảo luận và trao đổi trên lớp
11. Thang điểm: 10/10
12. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Toàn cầu hóa (Globalization)
Chương 2: Sự khác biệt giữa các quốc gia về kinh tế chính trị (National Differences in
political Economy)
Chương 3: Sự khác biệt giữa các quốc gia về văn hóa (National Differences in
Culture)
Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế (Ethics in International Business)
Chương 6: Kinh tế chính trị trong thương mại quốc tế (The political Economy of
International Trade)
Chương 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
Chương 9: Hội nhập kinh tế quốc tế (Regional Economic Integration)

95
Nội dung chi tiết
Thời gian Nội dung giảng dạy SV chuẩn bị
Buổi 1 Giới thiệu môn học Bài tập chuẩn bị:
(4 tiết)  Tìm các biểu hiện của toàn
Chương 1: Toàn cầu hóa cầu hóa (Vd: số liệu thống
(Globalization) kê về giá trị thương mại
 Khái niệm toàn cầu hóa quốc tế, đầu tư quốc tế, giá
trị giao dịch tài chính quốc
 Các động cơ thúc đẩy toàn cầu
tế, xu hướng thành lập
hóa
RTAs, số lượng các công
 Đặc điểm nền kinh tế toàn cầu
ty MNCs)
ngày nay
 Tìm các biểu hiện cản trở
 Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu
toàn cầu hóa (Vd: số liệu
hóa đối với các doanh nghiệp và
các vụ kiện thương mại
doanh nhân Việt Nam
quốc tế, các rào cản đối với
thương mại hàng hóa và
dịch vụ, khuynh hướng bảo
hộ thương mại)
Buổi 2 Chương 2: Sự khác biệt giữa các Bài tập chuẩn bị:
(4 tiết) quốc gia về kinh tế chính trị Tìm hiểu về Việt Nam và một
(National Differences in political thị trường quốc tế:
Economy)
 Hệ thống chính trị
 Các tư tưởng chính trị  GDP, GDP (PPP),
 Các hệ thống chính trị trên thế GDP/người, GDP/người
giới (PPP), lạm phát, lãi suất,
 Các hệ thống kinh tế trên thế giới giá trị đồng tiền
 Các chỉ số đánh giá môi trường  Các chỉ số MPI (market
kinh tế của một quốc gia potential index –
 Nhận xét về tính hấp dẫn tổng GlobalEdge), thứ hạng về
quát của một thị trường quốc tế môi trường kinh doanh
(doingbusiness.org)
 Tìm hiểu các sự kiện thời
sự liên quan
Buổi 3 Chương 3: Sự khác biệt giữa các Bài tập chuẩn bị:
(4 tiết) quốc gia về văn hóa (National  Bài đọc: “Doing business
Differences in Culture) in Vietnam: a culture
 Các khái niệm cơ bản về môi guide”
trường văn hóa  Tìm hiểu những kinh
 Cấu trúc xã hội, tôn giáo nghiệm trong ứng xử văn
 Môi trường văn hóa ảnh hưởng hóa ở các quốc gia khác
như thế nào đến hoạt động kinh nhau
doanh quốc tế  Tình huống: Video: phỏng
 Các số đo của Geert-Hofstede vấn của kênh FBNC với
ông Hans Anderson, CEO
96
cho một thị trường quốc tế – Crossway.
 Thảo luận những ý kiến đưa ra
bởi Mr. Anderson

Buổi 4 Chương 5: Đạo đức trong kinh


(4 tiết) doanh quốc tế (Ethics in
International Business)
 Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
 Trách nhiệm bền vững của doanh
nghiệp.
 Các cách tiếp cận đối với vấn đề
đạo đức kinh doanh
 Thảo luận: Các trường hợp kinh
doanh liên quan đến vấn đề đạo
đức doanh nghiệp

Buổi 5 Tổng kết nội dung về toàn cầu hóa


(4 tiết) và sự khác biệt giữa các quốc gia

- Các tiêu chính đánh giá mức độ


toàn cầu hóa của một ngành công
nghiệp

- Mô hình đánh giá tính hấp dẫn


của một quốc gia

Giải quyết tình huống Tình huống VEDAN ở Việt


Nam

Buổi 6 Chương 6: Kinh tế chính trị trong Nộp bài viết nhóm
(4 tiết) thương mại quốc tế (The political
Economy of International Trade) Tình huống kết thúc chương
 Giới thiệu Công cụ của chính
sách thương mại: Thuế, tài trợ,
hạn ngạch…
Buổi 7 Chương 8: Đầu tư trực tiếp nước Kiểm tra giữa kỳ
(4 tiết) ngoài (Foreign Direct Investment)
 Giới thiệu Bài tập đọc thêm (tùy chọn)
 FDI trong kinh tế thế giới UNCTAD (2016) World Investment
Report 2016, Đọc phần Key
 Lý thuyết về FDI message
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tư
97
tưởng chính trị
 Lợi ích và chi phí của FDI
 Công cụ chính sách của Chính
phủ và FDI
Buổi 8 Chương 9: Hội nhập kinh tế quốc tế Bài tập tình huống chương
(4 tiết) (Regional Economic Intergration)
 Mức độ hội nhập quốc tế
 Hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực
Buổi 9 Thuyết trình
(4 tiết)
Buổi 10 Thuyết trình
(4 tiết)
Buổi 11 Tổng kết môn học

Ghi chú:
- Nội dung các chương học ở các lớp là như nhau
- Cấu trúc điểm quá trình và thi cuối khóa là 50% - 50%.
- Hình thức và nội dung bài tập quá trình do giảng viên quyết định
- Các tình huống và bài đọc sẽ được cập nhật và thay đổi theo từng năm học
và tùy thuộc sự lựa chọn của giảng viên

98

You might also like