You are on page 1of 15

Câu hỏi 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc lịch sử vào thời gian

nào?

Năm 1954

Năm 1960

Năm 1965

Năm 1969

Câu hỏi 2: Trong bản bổ sung Di chúc (tháng 5/1968), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định đầu tiên là công việc gì?

Tiếp tục phát triển kinh tế.

Ra sức phát triển văn hóa.

Công việc đối với con người.

Xây dựng Đảng.

Câu hỏi 3: Luận điểm nào sau đây được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc?

Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Để thực hành đoàn kết phải có tấm lòng khoan dung đại độ với con người.

Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí.

Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.

Câu hỏi 4: Hãy chọn câu trả lời đúng được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc:

Phải có tình đồng chí quan tâm tới nhau.

Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau.

Phải có tình đồng chí thân ái giúp đỡ lẫn nhau.

Phải có tình đồng chí bao dung lẫn nhau.


Câu 5: Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng là “đầy tớ trung thành” là để nhắc nhở và
chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong mọi hoạt động của mình
đều phải như thế nào?

Quan tâm thực sự đến sức khỏe của nhân dân.

Quan tâm thực sự đến lợi ích của nhân dân.

Quan tâm thực sự đến tinh thần của nhân dân.

Quan tâm thực sự đến vật chất của nhân dân.

Câu 6: Trong chính phủ mới của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (được Quốc hội
biểu quyết tán thành ngày 3/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm giữ chức vụ gì?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Câu 7: Tháng 12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền
Nam danh hiệu gì?

Sản xuất giỏi.

Thành đồng Tổ quốc.

Kháng chiến anh dũng.

Cả 3 danh hiệu trên.

Câu 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: “Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các
đạo luật” vào thời gian nào?

Năm 1919

Năm 1920

Năm 1945
Năm 1946

Câu 9: Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là: “ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Buổi ra mắt đó vào thời gian nào?

3/3/1950

3/3/1951

3/3/1955

3/3/1960

Câu 10: Đặc trưng cốt lõi nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gì?

Lòng thương người.

Sự quan tâm đến con người.

Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu.

Cả a, b và c đều đúng.

Câu 11: Chọn cụm từ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh để điền vào chỗ trống: “Học để
làm việc, ………, làm cán bộ”.

a. Có tri thức.

b. Làm cách mạng.

c. Làm người.

d. Phục vụ nhân dân.

Câu 12: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới
muốn giành thắng lợi phải do ai lãnh đạo?

a. Giai cấp tư sản lãnh đạo.

b. Phải do một cá nhân xuất chúng lãnh đạo.


c. Do tầng lớp trí thức lãnh đạo.

d. Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 13: Nguyễn Tất Thành nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các
nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó vào thời
gian nào

Tháng 6/1909

Tháng 5/1910

Tháng 6/1911

Tháng 7/1912

Câu 14: Nguyễn Ái Quốc đọc: “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin vào thời gian nào?

Tháng 7/1917

Tháng 7/1918

Tháng 7/1920

Tháng 7/1922

Câu 15: Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã
từ Liên Xô đến Trung Quốc năm nào?

a. Năm 1923

b. Năm 1924

c. Năm 1925

d. Năm 1927

Câu 16: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Lời
kêu gọi đó của Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
a. Tháng 5/1941

b. Tháng 8/1945

c. Tháng 9/1945

d. Tháng 12/1946

Câu 17: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của
Hồ Chí Minh:

a. Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa.

b. Tuyên ngôn độc lập.

c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

d. Thư gửi đồng bào Nam bộ.

Câu 18: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó
tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ quyền tự do…Chính phủ cố gắng
làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”. Đó là trích lời phát
biểu của Hồ Chí Minh trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu
tiên của nước ta. Kỳ họp đó diễn ra vào thời gian nào?

a. Tháng 1/1946

b. Tháng 3/1946

c. Tháng 11/1946

d. Tháng 12/1946

Câu 19: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội”. Đây là đoạn trích trong thư Bác Hồ gửi cho thanh niên và nhi đồng
toàn quốc dịp tết năm nào?

a. Năm 1945

b. Năm 1946
c. Năm 1950

d. Cả ba đều sai

Câu 20: “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu nói
này được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

a. Đường cách mệnh.

b. Đạo đức cách mạng.

c. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

d. Liên xô vĩ đại.

Câu 21: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”. Câu nói trên được Bác Hồ viết trong tác phẩm nào?

a. Đạo đức cách mạng.

b. Đường cách mệnh.

c. Di chúc Hồ Chí Minh.

d. Sửa đổi lối làm việc.

Câu 22: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của dân ta. Các
đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng
như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói trên được Bác Hồ viết trong tác phẩm
nào?

a. Đạo đức cách mạng.

b. Di chúc Hồ Chí Minh.

c. Thường thức chính trị.

d. Sửa đổi lối làm việc.


Câu 23: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa “hồng” vừa “chuyên”. Câu nói đó của Hồ Chí Minh trong văn kiện nào?

a. Đường cách mệnh.

b. Tuyên ngôn độc lập.

c. Di chúc Hồ Chí Minh.

d. Lời khai mạc Đại hội Đảng lần thứ III.

Câu 24: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn
đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu nói trên của Hồ
Chí Minh được viết trong tác phẩm nào?

a. Đạo đức cách mạng.

b. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng.

c. Lời kêu gọi ngày 17/7/1966.

d. Di chúc của Hồ Chí Minh.

Câu 25: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người
anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non
sông đất nước ta”. Khẳng định trên được viết trong văn kiện nào?

a. Lời kêu gọi của BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/9/1969.

b. Điếu văn của BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 9/9/1969.

c. Bản thông cáo đặc biệt ngày 4/9/1969.

d. Xã luận báo Nhân dân ngày 9/9/1969.

Câu 26. Bài thơ “Đọc thơ Bác” có đoạn:

“Tôi đọc trăm bài, trăm ý đẹp


Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Hãy cho biết tác giả là nhà thơ nào?

a. Tố Hữu

b. Hoàng Trung Thông

c. Xuân Diệu

d. Chế Lan Viên

Câu 27. Lời Bác Hồ dạy thanh niên:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Được Bác Hồ phát biểu trong dịp nào?

a. Nói chuyện với đơn vị Thanh niên xung phong làm đường phục vụ chiến dịch biên
giới tháng 9/1950.

b. Nói chuyện với Thanh niên xung phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 3/1954.

c. Nói chuyện với Thanh niên xung phong làm thủy lợi miền Bắc năm 1960.

Nói chuyện với Thanh niên xung phong trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1966.

Câu 28. Bác Hồ căn dặn bộ đội:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”

Thời điểm nào?


a. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn kết Quân Tiền phong (Sư đoàn 308) chuẩn
bị về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

b. Nói chuyện với Bộ đội trước khi vào Nam mở đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh
chống Mỹ năm 1960.

c. Nói chuyện với bộ đội trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 2/1954.

d. Nói chuyện với bộ đội Hải Quân mở đường Hồ Chí Minh trên biển năm 1961.

Câu 29. Bác Hồ dạy: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ
nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt”
trong dịp nào?

a. Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội Liên hiệpThanh niên Việt Nam
20/12/1961.

b. Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam 22/9/1962.

c. Thư gửi Thanh niên xung phong trong Phong trào Năm xung phong phục vụ chiến trường
miền Nam năm 1965.

d. Thư gửi ĐoànThanh niên Lao động Việt Nam tổ chức Phong trào Ba sẵn sàng năm 1964.

Câu 30. “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ”. Được trích
trong lá thư nào của Bác Hồ?

a. Thư gửi Đại hội Đoàn Thanh niên cứu Quốc Việt Nam ngày 7/02/1950.

b. Thư gửi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III ngày 23/3/1961.

c. Thư gửi Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam tháng 2/1965.

d. Thư gửi nhi đồng toàn Quốc nhân dịp mừng xuân độc lập đầu tiên của đất nước năm
1946.

Câu 31. “Đảng và chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng
cảm như các cháu và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho Công cuộc bảo vệ
Tổ quốc”, Bác Hồ ân cần căn dặn thanh niên về nội dung trên tại Hội nghị Đoàn toàn
quốc nào?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I ngày 14/02/1950.

b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II ngày 25/10/1956.

c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III ngày 23/5/1961.

d. Hội nghị Trung ương Đoàn năm 1966.

Câu 32. Bác Hồ trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài: “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” đã được đăng trên tờ báo nào?

a. Báo Cứu quốc ngày 21/1/1946.

b. Báo Nhân dân 1/1/1955.

c. Báo Quân đội Nhân dân ngày 1/1/1960.

d. Báo Thống Nhất ngày 1/1/1961.

Câu 33. Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được
sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
lao học tập của các cháu” là lời dạy của Bác Hồ trong bức thư nào?

a. Thư gửi học sinh vùng căn cứ Việt Bắc năm 1947.

b. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Đầu tiên sau cách mạng tháng 8/1945.

c. Thư gửi học sinh khi Bác Hồ về tại thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954.

d. Thư gửi học sinh nhân lễ khai giảng năm học 1960-1961.

Câu 34. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã làm cho mình
những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?

Lời dạy đối với thanh niên được Bác Hồ phát biểu trong sự kiện nào?

a. Lễ phát động phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên 1964.

b. Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ nhất ở chiến khu Việt Bắc ngày 1/5/1952.

c. Lễ khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955.
d. Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ II ngày 7/8/1958 tại thủ đô Hà Nội.

Câu 35. “Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp non sông” là tên bài thơ nổi tiếng
sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969. Tác giả bài thơ này là ai?

a. Tố Hữu

b. Xuân Diệu

c. Huy Cận

d. Việt Phương

Câu 36. “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”. Lời dạy trên của Bác Hồ được trích trong lá thư nào?

a. Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họa đăng trên Báo Cứu Quốc ngày
5/1/1952.

b. Thư gửi Đại hội Nhà báo lần thứ nhất ngày 21/4/1950 tại Tuyên Quang.

c. Thư gửi Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam ngày 20/5/1957.

d. Thư gửi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957.

Câu 37. Lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định thành lập tổ chức Việt Nam Độc lập đồng
Minh (gọi tắt là Việt Minh) năm nào?

a. 1941

b. 1942

c. 1943

d. 1944

Câu 38. “Năm qua thắng lợi vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…”

Bài thơ Mừng Xuân trên của Bác Hồ năm nào?

a. Mừng xuân 1966

b. Mừng xuân 1967

c. Mừng xuân 1968

d. Mừng xuân 1969

Câu 39. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào?

a. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa loài người.

b. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

c. Những phẩm chất chủ quan của Hồ Chí Minh.

d. Cả a, b,c.

Câu 40. “Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà sao nhãng
việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa
người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa…”. Đoạn trích này trong tác
phẩm nào?

a. Đường cách mệnh.

b. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

c. Sửa đổi lối làm việc.

d. Di chúc.

Câu 41. Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Hồ
Chí Minh có bút danh là gì?

a. Hồ Chí Minh

b. T.L

c. Trần Lực
d. X.Y.Z

Câu 42. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm mấy nội dung
cơ bản?

a. Tác phẩm có 4 nội dung cơ bản.

b. Tác phẩm có 5 nội dung cơ bản.

c. Tác phẩm có 6 nội dung cơ bản.

d. Tác phẩm có 7 nội dung cơ bản.

Câu 43. Phần mở đầu tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, khi viết về những khuyết
điểm của cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra ba căn bệnh gây nên khuyết
điểm, đó là những căn bệnh nào?

a. Tham ô, lãng phí.

b. Bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa.

c. Bệnh thành tích.

d. Bệnh ưa hình thức.

Câu 44. Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?

a. Vĩ đại và bình dị.

b. Truyền thống và hiện đại.

c. Dân tộc và nhân loại.

d. Cả 3 đáp án trên.

Câu 45. Những giá trị cơ bản của Di chúc?

a. Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

b. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng, củng cố Đảng cầm quyền.2
c. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam.

d. Cả 3 đáp án trên.

Câu 46. Từ tháng 10/1934 - 1935, Hồ Chí Minh học ở trường quốc tế V.I.Lênin. Lúc
này Bác lấy tên là gì?

a. Nguyễn Ái Quốc.

b. Nguyễn Tất Thành.

c. Hồ Chí Minh.

d. Lin.

Câu 47. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì?

a. Xóa nạn mù chữ, làm cho mọi người biết đọc, biết viết.

b. Hình thành đội ngũ trí thức cách mạng.

c. Đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt.

d. Xây dựng, phát triển nước nhà.

Câu 48. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, những biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối
sống là:

a. Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi.

b. Chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.

c. Ghanh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 49. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ:

a. Do giai cấp công nhân làm chủ.

b. Do giai cấp nông dân làm chủ.


c. Do công, nông, trí thức làm chủ.

d. Do nhân dân làm chủ.

Câu 50. “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách
mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung
thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của HỒ CHỦ TỊCH. Noi
gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành
những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến,
bách thắng của HỒ CHỦ TỊCH tới đích cuối cùng”. Câu trên được trích dẫn từ văn
kiện nào sau đây?

a. Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 3/9/1969.

b. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ truy
điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/9/1969.

c. Diễn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ kỷ niệm 80
năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

d. Diễn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ kỷ niệm
100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

You might also like