You are on page 1of 26

ỐC SÊN

 Ốc sên có độc tính?


Loài ốc sên biển có độc nhưng hầu hết ốc sên sống trên cạn thì không có độc. Nếu
bạn bị ngộ độc sau khi ăn chúng, chắn hẳn là bạn không chế biến đúng cách.

Loài ốc nón dưới biển là một trong những sinh vật gây nguy hiểm tới tính mạng
nhất trên thế giới. Với chỉ một vết cắn, bạn cũng có thể tử vong.

 Chất nhớt của ốc sên có thể ăn được!


Bạn có thể ăn chất nhớt mà ốc sên tiết ra. Đáng chú ý, một số nghiên cứu chỉ ra
rằng chất nhớt này có thể được sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày.

 Ốc sên gần như không nhìn thấy gì.


Ốc sên hầu như bị mù và chúng
không có khả năng nghe. Tuy
nhiên, khứu giác của chúng rất
phát triển. Chúng có thể đánh hơi
thấy mùi thức ăn ở cách xa vài
mét.
1
TÔM HÙM
 Khả năng “siêu di”̣ của tôm hùm đấ t
Khả năng "siêu dị" hơn của loài này nằm ở sức sống mãnh liệt của nó, là khả năng
tái sinh lại chân hay càng nếu chúng bị đứt trong các cuộc chiến.

 Cách tán tin


̉ h của tôm hùm.
Nói về tán tỉnh: Ở tôm hùm, nó khá phức tạp. Để thu hút một con đực thống trị,
anh chàng trước đây đã dành thời gian thị oai, cắn xé cô ta và tất cả những con
Tôm hùm khác trong lãnh thổ của anh ta, con cái sẽ tới nơi trú ẩn của anh ta một
vài lần và phun nước tiểu tẩm pheromone vào chỗ đó, điều đó giúp anh chàng cảm
thấy thư giãn. Vì Tôm hùm là loài ăn thịt đồng loại, nên pheromone đang nói với
anh chàng hai điều: “Tôi đang kỳ sinh sản” và “Đừng có dại ăn thịt tôi!”.

Cuối cùng, khi chàng ta đủ bị “say tình” rồi, cô nàng sẽ di chuyển vào nơi trú ẩn
của chàng và tự lột xác, lúc đó chàng ta sử dụng cặp bơi đầu tiên (ở con đực chúng
cứng và giống như xương và được gọi là gonepads) để phóng tinh trùng cho cô
nàng. Nàng sẽ ở trong nơi trú ẩn của chàng thêm 10 ngày nữa trong khi lớp vỏ mới
của em cứng lại. Sau đó, em ấy trở lại cuộc sống của chính mình như chưa hề có
cuộc vui hoan; Đã đến lúc một em tươi mới khác đến quyến dũ người hùng thống
trị.
2
RÙA
 Rùa có thể thở bằng da.
Thông thường Rùa có thể thở bằng phổi như con người. Một số loài có thể hấp thụ
oxy qua da qua cổ và đuôi của chúng. Điều này cho phép chúng ngập dưới nước
trong thời gian dài và trong thời gian ngủ đông trong điều kiện khí hậu lạnh hơn.

 Mai của rùa được làm bằng 60 xương khác


nhau được nối với nhau.
Mỗi tấm xương được che phủ bởi những gì được gọi là scutes. Các scutes có cấu
trúc tương tự như móng tay và cung cấp thêm sức mạnh và sự bảo vệ. Các melanin
sắc tố cũng có mặt trong scutes, góp phần cho các thiết kế phức tạp và màu sắc ở
một số loài.

Hầu hết các rùa đất đều có lớp vỏ trên vòm cao như là bảo vệ chống lại loài săn
mồi. Trong khi đó, rùa biển thường có phẳng hơn, vỏ khí động học có hình dáng để
bơi lội.

3
KHỈ
 Bới lông, bắt bọ để thể hiện tình cảm.
Với khỉ, việc bới lông bắt bọ và nhặt bụi bẩn khỏi người một con khác trong đàn
không hề nhằm mục đích vệ sinh cá nhân, mà đó là cách thể hiện tình cảm và sự
yêu thương. Tất nhiên khỉ không phải loài duy nhất có lối cư xử này. Ngoài các
loài linh chưởng khác, mèo, vẹt, ngựa, dơi cùng nhiều động vật khác cũng có
những cách bày tỏ sự thân thiện tương tự.

 Khỉ Nhật Bản thích tắm nước nóng.


Loài khỉ tại Nhật, hay khỉ tuyết như cách gọi thân
mật, đã tiến hóa để thích nghi với mọi điều kiện khí
hậu, từ cận nhiệt đới tới cận cực. Và một trong
những địa điểm lui tới thường xuyên của chúng là
Công viên khỉ Jigokudani, Nhâ ̣t Bản.

Khỉ tuyết chủ yếu tắm nước nóng để giữ nhiệt cơ


thể trong mùa đông, nhưng chúng cũng có thể làm
vậy trong các mùa khác. Tuy nhiên nước nóng
không phải yếu tố thiết yếu với sự tồn tại của loài
này, do lớp lông dày của chúng đủ để chống chọi
với mùa đông. Do đó, tắm rõ ràng là một hoạt động
thư giãn, bắt nguồn từ sự sảng khoái, kết nối cộng
4
đồng trong đàn khỉ.
CHIM CÔNG
 Bạn có biết vì sao chim công xòe lông đuôi không?
Theo tập tính của chúng thì chim công thường xòe đuôi vào khoảng tháng 4 và 5,
đây cũng chính là mùa sinh sản chính của chúng. Mỗi muốn tìm bạn đời, lông của
chim công trống lại đổi mới, chúng thường xòe rộng bộ lông đuôi lộng lẫy và đi
theo sau chim công cái. Chúng đi lại và nhảy múa ve vãn chim công cái. Mùa sinh
sản qua đi, thì hiện tượng xòe lông này cũng dần dần biến mất. Bên cạnh đó, một
số nhà khoa học cho rằng chim công xòe lông vũ là để đe doạ kẻ địch.

 Chỉ có chim công đực mới có đươ ̣c bô ̣ lông đuôi
să ̣c sỡ, đầ y màu sắ c mà thôi!
Con đực có đuôi dài và đầy màu sắc với lông vũ huyền ảo. Mặt khác, con công
cái có đuôi ngắn với lông màu nâu đậm. Đuôi của con công đực có thể có chiều
dài khoảng 2 mét.

5

 Dê không có răng cửa và răng hàm trên.

Thay vào đó, loài dê lại có một khối xương rất khỏe ở hàm trên. Thêm vào đó,
miệng dê tuy nhỏ nhưng lại có môi rất mềm và linh hoạt nên có thể gặm được
nhiều loại thức ăn khác nhau như cỏ, cành, lá và thậm chí là cả gai góc, vỏ cây.
Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh đặc biệt giúp chúng vừa có thể
phân biệt được mùi vị và vừa có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.

 Đồng tử của dê hình chữ nhật.


Khác với nhiều loài động vật khác, đồng
tử trong mắt dê có hình chữ nhật nên có
tầm nhìn tốt hơn nhiều. Bằng chứng là
loài dê có thể nhìn thấy các vật thể với
góc nhìn rộng từ 320 - 340 độ ngoại trừ
một số vật thể ở phía sau chúng. Đây là
một ưu điểm quan trọng giúp chúng có
thể phát hiện được kẻ thù và bảo vệ bản
thân.
6
HÀ MÃ
 Tại sao hà mã tiết ra da chất màu đỏ như máu?
Các nhà khoa học đã tìm thấy chất màu đỏ này được tạo thành từ hai sắc tố, sắc
tố màu đỏ (hipposudoric axit) và sắc tố màu cam (norhipposudoric axit), hai
chất này được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acids. Sự kết hợp 2 axit này
đóng vai trò lớn trong sức khỏe của hà mã. Chúng không chỉ được cho như là 1
lớp kem chống nắng tự nhiên, sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm mà còn
có đặc tính kháng khuẩn cho làn da mỗi khi hà mã ngâm nước.

 Vậy sữa của hà mã có màu hồng từ đâu ra ?


Giống như tất cả các loài động vật có vú khác, hà mã mẹ "sản xuất" sữa có màu
trắng cho những đứa con mình.Tuy nhiên trong giai đoạn đỉnh cao của tiết sữa
ở hà mã mẹ, hỗn hợp này cũng tiết ra, và nó có thể trộn lẫn với sữa, tạo ra 1 sắc
hồng cho sữa. Chính bởi vậy, sữa của hà mã có màu hồng là điều có thể xảy ra.

7
VOI
 Sự đặc biệt trong giao tiếp của loài voi.

Loài voi thực sự biết nói chuyện và liên lạc với nhau bằng sóng âm thanh tần số
thấp. Những sóng âm thanh này đa phần nằm dưới phổ thính giác của con người.
Con người chỉ nghe thấy một phần rất ít âm thanh trong hệ giao tiếp của voi. Loài
voi có một tuyến thái dương bí ẩn nằm giữa mắt và tai của voi. Những vết ố mà
chúng ta thường thấy trên mặt voi là do chất lỏng của tuyến này tạo ra. Tuyến thái
dương này vẫn là một câu đố bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

 Voi còn là một loài động vật thông minh.


Chúng có khả năng dự báo mưa từ khoảng cách xa gần 250km. Đôi tai to của voi
có thể nghe được âm thanh ở tần số thấp của tiếng mưa rơi, tiếng sấm sét từ rất xa.
Điều này giúp chúng thay đổi nơi ở mới và di chuyển sớm để tránh mưa bão.

Voi và con người có thể giao tiếp với nhau. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng lại
là sự thật, voi có thể phân tích và hiểu được giọng điệu của con người khi nói
chuyện với chúng.Với sự thông minh vốn có , Voi có thể học và ghi nhớ rất nhanh
các kỹ năng đơn giản nên được huấn luyện để biểu diễn ở rạp xiếc , các lễ hội.

8
CHÓ
 Vân mũi – cách xác đinh
̣ danh tính cho chó.
Vân mũi của chó duy nhất và đặc biệt như dấu vân tay của con người và có thể
được sử dụng để xác định chính xác chúng. Đúng vậy, không có 2 con chó nào có
vân mũi hoàn toàn giống hệt nhau. Câu lạc bộ Kennel Canada đã sử dụng vân mũi
của chó để xác minh danh tính từ năm 1938.

 Người bạn thân thuộc này của chúng ta còn có


thể “cười”.

Chó có thể cười, nhưng không phải lúc nào cũng vì những lý do tương tự với con
người. Dường như chó cười để thuyết phục chủ nhân của họ trao cho họ tình cảm.
Nhưng một nụ cười không phải lúc nào cũng có nghĩa là con chó hạnh phúc, nó
thực sự có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng.

9
MÈO
 Mèo có thể uống nước biển ?
Sở dĩ mèo có khả năng đặc biệt này vì thận của mèo khác với chúng ta khi
chúng có khả năng hyrdat hóa natri hiệu quả hơn so với thận người và vì thế
chúng có thể sống sót kể cả khi buộc phải uống nước biển, tất cả là nhờ một bộ
lọc cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy mà nước tiểu của mèo có nồng độ muối cực
cao và phân mèo thường rất khô, nếu ai nuôi mèo sẽ biết điều này.

Nếu chúng ta có thể mô phỏng cơ chế lọc này vào những quả thận nhân tạo
trong tương lai thì con người sẽ càng ngày thích nghi tốt hơn với những môi
trường sống khắc nghiệt trên thế giới.

 Các giác quan chính của mèo:


Mũi mèo đánh hơi rất kém nên tai và mắt là hai giác quan chính. Thính giác của
chúng nhạy gấp đôi con người và thị giác tố t gấ p 6 lầ n.

10
KANGAROO
 Kangaroo là “vận động viên nhảy cao”
Một con Kangaroo đỏ có thể nhảy cao tới 3m. Đô cao trung bình mà chúng có thể
nhảy là 1m đến 2m. Kangaroo nhảy càng nhanh thì năng lượng nó tiêu thụ càng ít.

 KANGAROO, biể u tươ ̣ng của AUSTRALIA

11
ONG MẬT
 Tập đoàn ong đồ sộ và phức tạp.
Trên thực tế, một thuộc địa có thể duy trì phải cần rất nhiều thành viên tham gia, từ
20.000 đến 60.000 con ong.Ong thợ chăm sóc cho ong non, trong khi số ong thợ
khác phục dịch ong chúa, tắm và cho nó ăn. Ong bảo vệ đứng canh gác ở cửa. Ong
thợ xây dựng sáp ong để ong chúa đẻ trứng trong đó và lưu trữ mật ong. Ong kiếm
ăn phải mang đủ phấn hoa và mật hoa về để nuôi toàn bộ cộng đồng.

 Loài côn trùng có ngôn ngữ tượng trưng phức


tạp nhất trên trái đất.
Ong mật là loài côn trùng có ngôn ngữ tượng trưng phức tạp nhất trên trái đất.
Loài côn trùng có lợi này gói một triệu tế bào thần kinh vào một bộ não có kích
thước chỉ một milimet khối, và chúng sử dụng tất cả.Ong thợ phải thực hiện các
vai trò khác nhau trong suốt cuộc đời. Ong kiếm ăn phải tìm hoa, xác định giá
trị của chúng như một nguồn thực phẩm, điều hướng trở về nhà, và chia sẻ
thông tin chi tiết về những phát hiện của mình với những con khác. Karl von
Frisch nhận giải Nobel Y học năm 1973 vì đã khám phá ngôn ngữ của ong mật
– điệu nhảy lúc lắc.

12
CÁ VOI XANH
 Kích thước siêu to siêu khổ ng lồ !
Ngay cả khi khủng long chưa tuyệt chủng, con cá voi xanh vẫn là động vật lớn
nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Lưỡi cá voi xanh nặng bằng một con voi rừng châu Phi và trái tim của chúng to ít
nhất bằng một chiếc xe 4 bánh. Cá voi xanh có thể ngậm 500 kg nhuyễn thể trong
miệng và hấp thụ khoảng nửa triệu calo từ đó.

 Bô ̣ não cá voi xanh tỉ lê ̣ nghich


̣ với thân hin
̀ h đồ
sô ̣ của min
̀ h.
So với các bộ phận khác trong cơ thể, bộ não của cá voi xanh rất nhỏ và chỉ nặng
6,92 kg, tức chỉ chiếm vỏn vẹn 0,007% trọng lượng cơ thể nó.

 Cá voi xanh – Danh ca của biể n cả.


Cá ông là loài cá được mệnh danh là ca sĩ lãng du khắp đại dương. Bởi lẽ, chúng
có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14Hz. Có lẽ đây là âm thanh lớn nhất
trên thế giới hiện nay. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở mức 70 decibel,
âm thanh mà cá voi xanh phát ra cao hơn 120 lần vì nó cực kỳ có hại cho tai người.

13
BÁO GÊ-PA
 Nhanh như chớp!!
Một con báo có thể tăng tốc từ 0 lên 113 km chỉ trong vài giây. Giống như một
chiếc xe hơi cực nhanh khi thấy con mồi, có thế sánh loài báo này như chim ưng
trên mặt đất. Gê-pa rất nhanh tuy nhiên chúng chỉ có thể giữ tốc độ tối đa trong 25
đến 30 giây.

 Đă ̣c điể m nhâ ̣n da ̣ng báo Gê-pa:


Một cách để luôn luôn nhận ra một con báo Gê-pa khác với báo khác là bởi những
đường dài, đen chạy từ bên trong của mỗi mắt đến miệng. Chúng thường được gọi
là những dòng rách và các nhà khoa học tin rằng chúng giúp bảo vệ mắt của con
báo ở ngoài trời khắc nghiệt và giúp chúng nhìn thấy khoảng cách dài.

 Nhươ ̣c điể m của Kẻ Săn Mồ i đáng sơ ̣ này:


Gê-pa không thể leo cây như các loại khác như báo hoa mai và có tầm nhìn ban
đêm yếu.

14
CÁ SẤU
 Sức ma ̣nh kinh hoàng!
Cá sấu nước mặn là loài bò sát lớn nhất Trái Đất. Chúng có thể dài đến 6,17 mét và
nặng đến hàng tấn.

Cá sấu nước mặn có lực cắn mạnh nhất trong họ cá sấu. Nhà cổ sinh vật học
Gregory M. Erickson và các đồng nghiệp đã thử nghiệm lực cắn của tất cả 23 loài
cá sấu còn sống.

Những con cá sấu nước mặn mạnh nhất (tự nhiên) với sức mạnh lên đến 16.460
Newton. Cá sấu có một tầm nhìn ban đêm tốt. Vì thế, chúng chủ yếu là những thợ
săn về đêm.

 Nước mắ t cá sấ u?


Khi ăn, cá sấu thực sự tiết ra nước mắt nhưng đó không phải là khóc. Bởi vì khi ăn,
chúng nuốt quá nhiều không khí tiếp xúc với các tuyến lệ khiến nước mắt chảy ra.
15
GẤU TÚI KOALA
 Ý nghiã tên go ̣i “Koala”
Koala rất hiếm khi uống nước, bởi theo tiếng thổ dân thì “koala” nghĩa là không
uống nước. Do vậy, chúng rất hiếm khi uống nước, bởi vì người ta tin rằng koala
giữ độ ẩm trong người từ việc ăn lá cây.

 Thức ăn yêu thích của Koala:


Thức ăn yêu thích của koala là lá cây bạch đàn, hay còn được biết đến với tên gọi
là khuynh diệp. Tuy nhiên trong loại lá này có chứa chất độc, nhưng chỉ có một
loại gấu koala là có thể tiêu hóa được loại lá này, do chúng có một bộ phận được
gọi là “cecum”, nên sẽ giúp tiêu hóa lá cây, mà không bị ngộ độc.

Tuy nhiên, dạ dày của gấu koala con thì chất cecum chưa phát triển đủ, do vậy mà
koala con không thể ăn lá bạch đàn. Nên chúng phải ở trong túi của mẹ cho đến khi
hệ tiêu hóa được hoàn thiện.

 Cách thức giao tiế p của gấ u Koala:


Chúng giao tiếp với nhau bằng những tiếng ngáy hoặc làu bàu trong cổ họng, đôi
khi là hét lên.

16
CÁ MẬP
 Cá mâ ̣p không tấ n công con người nhiề u như ta
thường nghi.̃
Cá mập trắng, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người,
trừ khi chúng lầm tưởng con người là một thức ăn thường ngày (hải cẩu, rùa biển...)
hoặc lúc chúng quá đói. Bộ phim Jaws (tạm dịch: Hàm cá mập) của đạo diễn
Steven Spielberg đã làm cho người ta có phần hiểu sai về loài động vật này. Theo
những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng
còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm).

 Cá mâ ̣p đẻ trứng hay đẻ con?


Phần lớn người ta thường nghĩ rằng là cá mập đẻ con. Trên thực tế một con cá mập
cái đến giai đoạn trưởng thành có thể đẻ những quả trứng có kích thước lên tới 14
inches (35 cm) tương đương với một chiếc pizza cỡ lớn, trứng được nuôi dưỡng
trong cơ thể mẹ cho tới khi nở. Cá mập là loài vật đẻ trứng có kích thước lớn
nhất thế giới.

17
THỎ
 Thỏ dễ bi say
̣ nắ ng.
Thỏ dễ bị say nắng vì vậy nó thích sống ở những nơi mát mẻ.

Những con thỏ được nuôi ở nhà chỉ thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10-25 độ
C (50-70 độ F) và không thể chịu đựng lâu được ở 32 độ C (khoảng 90 độ F) nếu
không có bóng râm, quạt hay nước lạnh.

 Thỏ khi ha ̣nh phúc thi ̀ chú ta se ̃ làm gi?̀


Khi một con thỏ hạnh phúc, chúng sẽ nhảy lên và vặn vẹo, những động tác đó
người ta thường gọi là “binky”.

 Đôi mắ t đă ̣c biêṭ của thỏ


Với đôi mắt được đặt xa nhau, thỏ có thể dễ dàng nhìn thấy những gì diễn ra ở phía
sau chúng.

18
GẤU TRÚC
 Nguồ n gố c của gấ u trúc:
Một câu chuyện của Trung Quốc cho chúng ta biết rằng gấu trúc ban đầu có màu
trắng. Khi một người chăn cừu chết để bảo vệ một con gấu trúc, họ đã tổ chức một
đám tang cho cô. Những con gấu trúc mặc quần áo màu đen và nước mắt của
chúng hòa lẫn với màu nhuộm của vải, từ đó nhuộm màu lông của chúng thành
màu đen.

 Loài đô ̣ng vâ ̣t vô du ̣ng nhấ t thế giới!


Chúng dành tới mười sáu giờ mỗi ngày để ăn để có đủ chất dinh dưỡng.

 Quá trin
̀ h sinh sản của gấ u trúc:
Gấu trúc cái sinh từ một đến hai con cứ hai năm một lần. Gấu trúc con ở lại với mẹ
của chúng trong vòng 18 tháng trước khi mạo hiểm với cuộc sống một mình của
chúng sau này!.

19
CHIM CÁNH CỤT
 Chế độ ăn uống và tìm thức ăn
Loài chim không biết bay này chỉ ăn thịt. Nó ăn nhuyễn thể, cá nhỏ, mực và các
loại động vật có vỏ khác. Tuy nhiên trong chế độ ăn của chúng, có đến 80-100% là
các loài cá. Ngoại lệ là những tháng mùa đông, cụ thể là tháng Bảy và tháng Tám
bởi vì vào thời điểm đó, cá chỉ chiếm khoảng 30% khẩu phần ăn của chim cánh cụt
vua. Chúng thích ăn cá đèn lồng và cá của họ Gempylidae (cá thu rắn snake
mackerel hoặc cá giả thu escolars) nhưng đôi khi chúng cũng ăn các loài cá khác.

 Loài chim không có tổ


Chúng là loài có chim non yếu, có nghĩa là sau khi nở ra, chúng hoàn toàn phụ
thuộc vào bố mẹ chúng. Cơ thể chúng chỉ được phủ một lớp lông mỏng. Sau khi nở,
chim non sẽ ngồi trên chân của chim bố mẹ và sưởi ấm bằng cách rúc vào bụng bố
mẹ (chim cánh cụt vua không xây tổ). Chim bố và mẹ luân phiên chăm sóc con
non, mỗi con khoảng 3-7 ngày. Khi một con trông chim non, con con lại tìm kiếm
thức ăn.

20
RÁI CÁ
 Cấ u ta ̣o chung, nguồ n gố c của rái cá:
Rái cá - otter thuộc nhóm động vật có vú, với 13 loài khác nhau phân bố khắp nơi
trên thế giới, ngoại trừ Bắc Cực và Úc. Đã có nhiều bằng chứng cho rằng rái cá
xuất hiện trên Trái đất từ 5 triệu năm trước

Tất cả các loài rái cá có thân dài, mỏng và thuôn linh động uyển chuyển; chân ngắn
và có màng chân. Phần lớn có vuốt sắc để chụp con mồi.

 Rái cá giữ ấ m như thế nào?


Rái cá có lớp lông trong dày ( 1.000 lông/mm² ) và mịn được bảo vệ bởi lớp lông
ngoài giữ cho chúng khô ráo dưới nước và giữ lại một lớp không khí để giữ ấm.

 Vi ̀ sao rái cá la ̣i hay du ̣i mắ t, mát-xa mă ̣t?


Vì lòng bàn tay của chúng không có lông nên khi cảm thấy lạnh, rái cá sẽ xoa tay
vào chỗ có nhiều lông nhất. Mà mặt là phần không bị ướt nên chúng chỉ có thể chà
vào mắt hay hai bên má mà thôi.

21
TRAI SÔNG
 Cấu tạo của con trai sông:
Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá
vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của
áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang,
2 đôi tấm miệng, chân, thân).

 Trai sông hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?
Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể
trai mang theo thức ăn và khí oxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí
cacbonic). Cơ thể phân tính.

 Vòng đời của con trai sông


Vòng đời: Trai cái trưởng thành; Trai đực trưởng thành => Trứng (tấm mang) +
tinh trùng => Ấu trùng (trong mang mẹ) => Ấu trùng (da và mang cá) => Ấu trùng
(rơi xuống bùn)

22
TÊ TÊ
 Lưỡi của tê tê có thể dài hơn chiều dài cơ thể
Khi vươn ra hết cỡ, lưỡi của tê tê có thể dài tới 40cm và cuống lưỡi nằm sâu tận
trong khoang ngực. Những con tê tê dùng chiếc lưỡi dính của mình để bắt côn
trùng. Do loài tê tê không có răng nên chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn nhờ
những viên sỏi trong dạ dày.

 Loài động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy


Bộ vảy của loài tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của
con người, sừng tê giác hay móng các loài chim... Bộ vảy sừng chiếm đến 20%
trọng lượng của loài vật này. Những chiếc vảy rất cứng có thể bảo vệ tê tê khỏi các
loài thú săn mồi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta lại sấy
khô và nướng vảy tê tê vì tin rằng chúng có thể chữa bệnh bại liệt, kích thích tăng
tiết sữa cho phụ nữ... Vì lí do đó, giá của vảy tê tê trên thị trường chợ đen lên đến
hơn 3.000 USD/kg.

 Cách di chuyển cực đặc biệt


Móng của hai chân trước rất dài và cứng, dùng để đào bới. Chính vì vậy, loài tê tê
không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, co hai chân trước lại và dẫm
lên mu bàn chân để di chuyển.
23
BÒ TÓT
 Cấu tạo chung của bò tót
Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và gần như trụi hết khi về già. Bò cái có màu
nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thưa còn có màu hung đỏ. Bò đực và
cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình
của sừng thường từ 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong
hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có
màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc
sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc
sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt.

 Tập tính của loài bò tót:


Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực già
thường sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ.

Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy.

24
ỐC SÊN..….……………………………………………………1
TÔM HÙM………………………………………….…………2
RÙA…………………………………………………………….3
KHỈ…………………………………………………………….4
CHIM CÔNG………………………………………………….5
DÊ……………………………………………………………...6
HÀ MÃ………………………………………………………...7
VOI…………………………………………………………….8
CHÓ…………………………………………………………...9
MÈO………………………………………………………….10
KANGAROO……………………………………………...…11
ONG MẬT……………………………………………………12
CÁ VOI XANH………………………………………………13
BÁO GÊ-PA………………………………………………….14
CÁ SẤU………………………………………………………15
GẤU TÚI KOALA…………………………………………..16
CÁ MẬP……………………………………………………..17
25
CÁ MẬP……………………………………………………..17
THỎ………………………………………………………….18
GẤU TRÚC ………………………………………………...19
CHIM CÁNH CỤT…………………………………………20
RÁI CÁ ……………………………………………………..21
TRAI SÔNG………………………………………………..22
TÊ TÊ……………………………………………………….23
Ò TÓT

BÒ TÓT……………………………………………………..24

26

You might also like