You are on page 1of 15

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

---- ----

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Đề tài:
Xây dựng giải pháp hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em
Quận 9

Giảng viên : Th.S Đỗ Văn Việt Em

Sinh viên thực hiện Mã Sinh viên Lớp

Phạm Văn Thật N16DCAT053 D16CQAT01-N


Contents
Phần I Đề cương nghiên cứu ......................................................................................................................... 3
1.Lý do nghiên cứu ................................................................................................................................... 3
2.Lịch sử nghiên cứu................................................................................................................................. 3
3.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................................. 3
4.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................................ 3
5.Mẫu khảo sát .......................................................................................................................................... 3
6.Vấn đề khoa học..................................................................................................................................... 3
7.Luận điểm khoa học ............................................................................................................................... 4
8.Phương pháp chứng minh ...................................................................................................................... 4
Phần II.Cơ sở lý luận /Biện luận ................................................................................................................... 4
Luận điểm 1 .............................................................................................................................................. 4
Luận điểm 2 .............................................................................................................................................. 5
Luận điểm 3 .............................................................................................................................................. 5
Luận điểm 4 .............................................................................................................................................. 6
Phần III. Luận cứ thực tế /Biện luận ............................................................................................................. 6
Khảo sát xây dựng giải pháp hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em Quận 9 ....................................... 6
Phần IV Kết luận khuyến nghị .................................................................................................................... 11
1.Kết luận ................................................................................................................................................ 11
2.Khuyến nghị ......................................................................................................................................... 12
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................................... 13
Phần I Đề cương nghiên cứu

1.Lý do nghiên cứu


 Trong thời đại 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ
thông tin, trẻ em bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các thiết bị di động.
 Dán mắt vào điện thoại nhiều giờ liền, cậu bé 9 tuổi đột nhiên bị lác mắt
chỉ sau một kì nghỉ hè
 Những hậu quả đau lòng khi cho trẻ sử dụng điện thoại: 2 tuổi cận 9 độ
rưỡi, 13 tuổi phát điên vì chơi điện thoại quá nhiều
 Cuộc sống bận rộn của các bậc làm cha làm mẹ cộng với điều kiện kinh tế
phát triển, đã vô tình tạo nên sự tiếp tay đáng kể cho vấn đề này khiến các
em ngày càng say mê và có thể nói là “nghiện” các thiết bị di động thậm chí
dẫn đến nghiện game và nó gần như món ăn tinh thần không thể thiếu hàng
ngày, nhất là khi thời gian giành cho những sân chơi bổ ích ngày càng bị hạn
chế với các em.

2.Lịch sử nghiên cứu


 Chuyên gia mách một số giải pháp giúp trẻ em hạn chế sử dụng thiết bị di
động (tư vấn của chuyên viên tâm lý Mai Thị Nguyệt - Khoa Tâm lý, Bệnh
viện Nhi đồng 2)
 Thiếu niên, nhi đồng nói về tác động tích cực và tiêu cực của thế giới công
nghệ số tại Diễn đàn trẻ em năm 2018 ở huyện Tân Lạc.

3.Mục tiêu nghiên cứu


 Tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
 Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ em
 Đưa ra những hoạt động vui chơi,giải trí lành mạnh cho trẻ em

4.Phạm vi nghiên cứu


 Trẻ em từ mẫu giáo đến tiểu học

5.Mẫu khảo sát


 Ở quận 9

6.Vấn đề khoa học


 Tác hại của việc cho trẻ em sử dụng thiết bị điện tử là gì?
 Những tác hại đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm ý trẻ em như thế nào ?
 Bạn đã làm gì để giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em?
 Bạn sẽ đưa ra những hoạt động vui chơi ,giải trí nào dành cho trẻ em ?

7.Luận điểm khoa học


 Việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ làm cho trẻ lười biếng
(suốt ngày cắm mắt vào các thiết bị điện tử mà không làm gì khác ),đồng
thời cũng gây nghiện :”game, internet và mạng xã hội”
 Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý :
 Các bệnh về mắt,nhiễm khuẩn,bệnh tim mạch,thoái hóa thần kinh và
cong vẹo cột sống,nguy cơ mỏng vỏ não,phát triển khối u,giảm khả
năng tập trung,ung thư…
 Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội của trẻ
 Tạo những hành vi xấu, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
 Quy định giờ xem cho trẻ
 Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như: võ thuật, bơi lội, múa, hội
họa…,Khuyến khích trẻ tham gia những cuộc thi năng khiếu ,sáng tạo .

8.Phương pháp chứng minh


 Sử dụng tài liệu khoa học và báo chí để chứng minh

Phần II.Cơ sở lý luận /Biện luận


Luận điểm 1: Việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ làm cho trẻ lười
biếng ,đồng thời cũng gây nghiện :”game, internet và mạng xã hội”

Trẻ luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi
và sử dụng.
Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian,
không được chơi hay không được sử dụng.
Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa
do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội (không quan tâm
đến người xung quanh, thu hẹp giao tiếp với mọi người)
Chơi game, sử dụng internet hoặc mạng xã hội quá 6 giờ/ ngày (nghiện).

(Nguyễn Hân,Trích từ Chuyên gia mách một số giải pháp giúp trẻ em hạn chế
sử dụng thiết bị di động của chuyên viên tâm lý Mai Thị Nguyệt - Khoa Tâm lý,
Bệnh viện Nhi đồng 2,,SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG)
Luận điểm 2: Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý

Nhiễm khuẩn: Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện
ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các
bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh nguy hiểm trên điện thoại
di động, bao gồm Streptococcus, MRSA và thậm chí là E.coli.
Chính vì thế, việc ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn.

Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra
những rối loạn chức năng tim.
Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện
thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh.
Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến
trẻ bị cong vẹo cột sống.
Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh
Huyền - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa
ra cảnh báo về nhiều trường hợp trẻ bị đau khớp ngón tay vì sử dụng thiết bị
điện tử.

Trẻ có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào những trang web xấu (những
trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc những thông tin xấu các
mạng xã hội) và từ đó trẻ dễ học theo những hành vi xấu vì tâm lý trẻ nhỏ rất
tò mò và bắt chước nhanh.

(Trích Hồ Thu, Trẻ xem điện thoại nhiều vô cùng nguy hại, SỨC KHỎE HỌC
ĐƯỜNG,https://giaoduc.net.vn )

Luận điểm 3: Quy định giờ xem cho trẻ em

Cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới
bất cứ hình thức nào.Với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18
tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.
(Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và
Hội Y khoa Canada)

Luận điểm 4: Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như: võ thuật, bơi lội, múa,
hội họa…,Khuyến khích trẻ tham gia những cuộc thi năng khiếu ,sáng tạo.

Bên cạnh đó cần cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như: võ thuật, bơi
lội, múa, hội họa... sẽ giúp trẻ không còn nhiều thời gian dành cho các thiết
bị thông minh và mang lại sức khỏe, thể trạng tốt cho trẻ.

(Nguyễn Hân ,Trích Những tác hại khi trẻ xem ti vi, điện thoại nhiều, Trung
tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai)

Phần III. Luận cứ thực tế /Biện luận

Khảo sát xây dựng giải pháp hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em Quận 9
Hình 1.Câu hỏi 1

Nhận xét hình 1:

-Độ tuổi :7,10 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát cho thấy trẻ em tiếp xúc
các thiết bị điện tử khá là sớm,ngoài ra có cũng có ý kiến cho rằng điều này nó
cũng xảy ra ở tuổi lớn hơn .Hầu như trẻ em đều ở độ tuổi 7 đến 15 tuổi đều được
tiếp xúc các thiết bị điện tử

Hình 2.Câu hỏi 2

Nhận xét hình 2:

-Trẻ em sử dụng thiết bị điện tử khá là nhiều dẫn đến thời gian dành cho nó cũng
nhiều ,gần 3-4 giờ một ngày

-Cụ thể hơn :25,4% số lượng trẻ em sử dụng thiết bị điện tử 4h\ngày
Hình 3.Câu hỏi 3

Nhận xét hình 3:

-Tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều ảnh hưởng đến hưởng rất nhiều
đến sức khỏe :gây ra các bệnh về mắt (39,4 %),thoái hóa thần kinh và vẹo cột sống
(25,4%),bệnh tim mạch ,ung thu (32,4%)

-Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ em
Hình 4.Câu hỏi 4

Nhận xét hình 4:

-Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cảu trẻ :Bắt chướt
những thói hư,tật xấu trên mạng (43,7%),dễ cáu gắt,gây hấn với cha mẹ ,trẻ chỉ
chú ý vào các thiết bị này và thờ ơ với mọi người xung quanh (19,7%),dẫn đến rối
loạn khả năng chú ý và nhận thức ,không tập trung
Hình 5.Câu hỏi 5

Nhận xét hình 5:

-Nên cho trẻ em sử dụng thiết bị điện tử từ 30-60 phút trên ngày để giảm thiểu
những ảnh hưởng đến sức khỏe ,tâm lý của trẻ
Hình 6 :Câu hỏi 6

Nhận xét hình 6:

-Hầu như có rất nhiều lựa chọn để cho con trẻ vui chơi giải trí lành mạnh :võ
thuật,bơi lội ,cờ vua,bóng đá,âm nhạc,hội họa ….

-Và cũng nên cho trẻ làm những điều mà trẻ thích

Phần IV Kết luận khuyến nghị

1.Kết luận
 Việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ làm cho trẻ lười biếng,ảnh
hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ
 Quy định giờ xem ,giờ sử dụng cho trẻ ,cho trẻ tham gia các trò chơi vận
động như: võ thuật, bơi lội, múa, hội họa…,Khuyến khích trẻ tham gia
những cuộc thi năng khiếu ,sáng tạo .
2.Khuyến nghị
 Giải pháp để hạn chế sử dụng thiết bị di động:
- Cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử
dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi
thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc
để các con noi theo và học tập mỗi ngày.

- Cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, cùng sử dụng, đặc biệt là hướng dẫn
con sử dụng và phòng ngừa tác động xấu từ game, internet, và mạng xã hội.
- Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, nhắc nhở, và xây dựng mối quan hệ
thân thiết với trẻ, để sớm phát hiện những vấn đề khó khăn, căng thẳng, rối
nhiễu tâm lý để hỗ trợ giải tỏa kịp thời.
 Đối với trẻ em, khi trẻ có dấu hiệu mê say hoặc nghiện game, internet và
mạng xã hội:

-Cha mẹ phải gần gũi và lên kế hoạch xây dựng, cách thức kiểm soát mức độ
sử dụng các thiết bị điện tử và cùng trẻ thống nhất thực hiện thông qua
những cam kết :

- Ngắt kết nối mạng khi không thực sự cần thiết.

- Dùng phần mềm quản lý tự ngắt máy tính, điện thoại.

- Cùng lập thời gian biểu và cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích như giải
trí, thể thao, hoạt động sở thích, hoạt động tập thể ngoài trời và luôn có sự
hỗ trợ để trẻ thực hiện đảm bảo thành công thời gian đầu. Luôn khuyến
khích động viên kịp thời để trẻ có hứng thú tham gia tích cực.

-Cho trẻ đi can thiệp một số chuyên gia có chuyên môn như: Tâm lý học
đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng, chuyên gia tham vấn tâm lý… (khi cần)
Tài liệu tham khảo

1. https://giaoduc.net.vn/suc-khoe-hoc-duong/tre-xem-dien-thoai-nhieu-vo-
cung-nguy-hai-post201184.gd
2. https://tuoitre.vn/nhung-tac-hai-khi-tre-xem-ti-vi-dien-thoai-nhieu-
20171011160025077.htm
3. http://afamily.vn/chuyen-gia-mach-mot-so-giai-phap-giup-tre-em-han-che-
su-dung-thiet-bi-di-dong-20190905154339489.chn
4. https://docs.google.com/forms/d/1KqeKYVXA9dBBfoi3gmI8TsWPUq6i-
qCyRkIASHT6R4E/edit?fbclid=IwAR3QYqJsvjrkTDxLZOp9rG1snXx4zW
OF6d8gDmh18E2MHsMpxEnb18zCspA&edit2=2_ABaOnueces1pz4zpurru
gAflXmz6stFZyrQdNDRIsCWYX3qHkLsKG1gxFA#responses
5. Form khảo sát :

You might also like