You are on page 1of 4

I.

Những lí thuyết cơ bản xoay quanh crypto currency


Crypto currency là gì? Cryptocurrency (Tiền kỹ thuật số) là một tài sản số,
được bảo mật bởi mật mã và được cung cấp bởi công nghệ blockchain .
Crypto currency hoạt động độc lập với ngân hàng trung ương.

a) Blockchain là gì: Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin
bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó
được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về
thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain
được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain
không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của
tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống
blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để
bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi
trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút
độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi "dấu hiệu của
niềm tin". Về cơ bản blockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải
chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại.
Giống như việc bạn gửi cái hộp đi mà mọi người đều xác nhận cái hộp đó
là của bạn chứ không phải một vị luật sư hay một ngân hàng nào đó.

b) Sự ra đời v à phát triển của blockchain với Scypto Currency:


Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto
vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt
lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn
sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng
và hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động.
Việc phát minh ra blockchain cho bitcoin đã làm cho nó trở thành loại
tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi
tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần).
Tuy nhiên, bitcoin cũng có một vấn đề tiến thoái lưỡng nan. mạng lưới
bitcoin chỉ có thể xử lý 7 giao dịch mỗi giây, quá khiêm tốn so với mức
47.000 giao dịch mà mạng lưới VISA có thể đạt tới. Lý do là bởi cha đẻ
bitcoin đã quy ước kích thước khối là 1MB để bất cứ ai cũng có thể tham
gia đào, giúp cho hệ thống bitcoin được đúng chất là "phi tập trung", khi
việc khai thác nằm trong tay tất cả mọi người. Kích cỡ này đã giới hạn
khả năng đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch không ngừng tăng của người
dùng cá nhân và doanh nghiệp. Khi nhu cầu tăng cao nhưng kích thước
khối không tăng theo, hệ thống bitcoin sẽ rơi vào tình trạng tắc nghẽn do
có quá nhiều giao dịch chờ xử lý; chi phí giao dịch cũng sẽ bị đội lên cao.
Cách duy nhất để tăng kích thước khối là tiến hành chia tách (hard fork)
bitcoin thành đồng tiền mới trên chuỗi khối mới (như đồng Bitcoin Cash
với kích thước block lớn hơn). Điều này đồng nghĩa với việc sức mạnh
điện toán phải sử dụng để đào bitcoin cũng sẽ tăng, dẫn đến xu hướng tập
trung, bành trướng hóa các mỏ đào, bởi chỉ những mỏ có vốn và nguồn
lực đủ lớn mới có thể tham gia. Viễn cảnh tiếp theo sẽ là mạng lưới
bitcoin rơi vào vòng chi phối của một nhóm thiểu số và dễ hứng chịu các
nguy cơ bị tấn công, đi ngược lại hoàn toàn lẽ tồn tại của nó.

Công nghệ block chain Etherium ra đời đã giải quyết được phần nào vấn
đề này. Những đồng tiền với kích cỡ block linh hoạt như Ether (ETH),
đồng tiền được đánh giá là có giá trị nội tại hơn hẳn bitcoin, bởi Ether
không chỉ đơn giản là một đồng tiền ảo mà còn là huyết mạch của nền
tảng Ethereum - cái tên sáng giá bậc nhất trong thế giới blockchain hiện
nay.

Trước khi Ethereum xuất hiện, các ứng dụng blockchain chỉ được thiết kế
để thực hiện được một số lượng hạn chế các tác vụ nhất định, chẳng hạn
như bitcoin hay nhiều loại tiền điện tử vốn chỉ hoạt động như một phương
tiện thay thế tiền giấy. Để tạo ra các ứng dụng blockchain mới, nhà phát
triển hoặc phải mở rộng thêm các tính năng của bitcoin và các ứng dụng
sẵn có (rất phức tạp và tốn thời gian), hoặc phải tự xây dựng ứng dụng
mới với chuỗi khối mới đi kèm. Nền tảng Ethereum cho phép các nhà
phát triển xây dựng những ứng dụng phi tập trung (Decentralized
Applications - DApp) như mạng xã hội, dịch vụ lưu trữ, ứng dụng dự báo
thị trường, giao dịch tài chính, bất động sản, hợp đồng thông minh,… một
cách dễ dàng và hiệu quả bằng ngôn ngữ lập trình Solidity hay các ngôn
ngữ thông dụng hơn như Java, C++, Python,... Thay vì phải tự tạo chuỗi
khối mới cho từng ứng dụng mới, họ có thể thiết kế hàng ngàn ứng dụng
trên cùng một nền tảng duy nhất, thậm chí có thể biến những ứng dụng từ
tập trung sang thành phi tập trung để hưởng trọn những lợi ích mà công
nghệ blockchain mang lại.
c) Nội dung blockchain: Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ
liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần
nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng
thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted
computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công
việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra
các ứng dụng phân tán.
 Cơ chế đồng thuận phi tập trung (hay còn gọi là cơ chế đồng thuận phân
quyền) (decentralized consensus) Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ
điển về cơ chế đồng thuận tập trung – nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập
trung được dùng để quản lý việc xác thực giao dịch. Một sơ đồ phi tập
trung chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng lưới ảo phi
tập trung và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao
dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất:
chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối kế tiếp chứa một “hash” (một dấu tay
độc nhất) của mã trước nó; vì thế, mã hóa (thông qua hàm hash) được sử
dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn giao dịch và loại bỏ sự cần
thiết phải có một trung gian tập trung. Sự kết hợp của mã hóa và công
nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch được
lưu trữ lại hai lần.
 Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
Một chuỗi khối giống như một nơi để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong
một không gian chứa hẹp (khối). Bất cứ ai cũng có thể xác nhận việc bạn
nhập thông tin vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ có bạn
(hoặc một chương trình) có thể thay đổi được dữ liệu của khối đó vì chỉ
có bạn cầm khóa bí mật cho dữ liệu đó.
Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở dữ liệu, ngoại trừ
một phần của thông tin được lưu trữ - header của nó là công khai.
Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Một
chuỗi khối hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà
không một quyền lực tập trung hay bên thứ ba nào có thể chen vào (vì
quá trình mã hóa). Nó được dựa trên quyền công khai/ bí mật, là âm-
dương của chuỗi khối: nhìn công khai nhưng kiểm soát bí mật.
 Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh:
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập
trung. Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ
mà bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó. Ý
tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước
đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được
xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một quan
tòa tập trung. Sao phải dựa vào một quyền lực tập trung trong khi hai hay
nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra
các điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều
kiện, tiền sẽ được chuyển tự động khi hoàn thành một số dịch vụ.
 Tính toán tin cậy (trusted computing):
Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi
tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho
việc truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một
cách ngang hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính
tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu.
Vì vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi
khối ngang hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật
tin tưởng nằm trên công nghệ.
 Bằng chứng công việc (Proof of work)
Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của “bằng
chứng công việc”, một phần tích hợp tầm nhìn của Satoshi Nakamoto cho
vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó được biểu
hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi
khối mà không sửa lại bằng chứng công việc.Bằng chứng công việc là
khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể “sửa lại” và
được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.

d) Ưu nhược điểm của Blockchain với Crypto Currency:


 Ưu điểm: Với sự ra đời của công nghệ blockchain Etherium, tương lai
gần các loại tiền tệ trên sàn forex sẽ mất vị thế của chúng, các Crypto
currency sẽ mạnh dần, trở nên phổ biến và dễ tiêu thụ hơn bao giờ hết.
 Nhược điểm: Blockchain lớn mạnh, phổ biến dần khiến vị thế của những
đồng Crypto currency ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị
mỗi quốc gia. Do đó, chính quyền các nước chắc chắn sẽ có can thiệp
theo từng mức độ để hạn chế sự lớn mạnh của những đồng crypto
currency này

You might also like