You are on page 1of 8

Câu 1: Nêu và giải thích những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây tăng, giảm số

lượng hồng cầu?


Câu 2: Trình bày về 2 nguyên tắc truyền máu (vẽ sơ đồ và giải thích)?
TL: * Nguyên tắ c truyề n máu:
+ Khi truyề n máu cầ n làm xét nghiê ̣m trước để lựa cho ̣n loa ̣i máu truyề n cho phù
hơ ̣p,tránh tai biế n (hồ ng cầ u người cho bi kế
̣ t dính trong huyế t tương người nhâ ̣n
gây tắ c ma ̣ch) và tránh nhâ ̣n máu nhiễm các tác nhân gây bê ̣nh.
+ Truyề n từ từ
 Sơ đồ truyền máu :

 Giải thích:
+ Nhóm máu O có thể truyền cho
các nhóm máu: A, B, AB ( Nhóm
máu O là nhóm chuyên cho)
+ Nhóm máu A có thể truyền cho
các nhóm máu: A, AB.
+ Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB.
+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu:
O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận)
Câu 3: Trình bày chức năng của các loại bạch cầu?
Câu 4: Trình bày chu kì hoạt động của tim?
TL: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán
nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng → van nhĩ thất mở
→ Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới
Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên
→Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4 s
Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ
tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất
Câu 5: Trình bày các loại huyết áp động mạch, nêu ý nghĩa của từng loại huyết áp?
Câu 6: Trình bày cơ chế tạo áp suất âm và ý nghĩa của áp suất âm trong khoang
màng phổi?

TL: * Cơ chế tạo áp suất âm:

+ Nhu mô phổi có tính đàn hồi lớn, luôn có xu hướng co nhỏ về phía rốn phổi

+ Lồng ngực là một hộp cứng kín, kém đàn hổi. Ở thì hít vào phổi bị căng giãn sẽ
có xu hướng co về phía rốn phổi, lồng ngực tăng kích thước. Lá thành và lá tạng có
xu hướng tách nhau làm thể tích khoang màng phổi tăng lên, áp suất khoang ảo đã
âm lại càng âm hơn. Càng hít vào áp suất càng âm, khi hít vào hết sức có thể xuống
tới -30 mmHg, khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg.Ở thì thở ra, phổi thu nhỏ lại
thì lực đàn hồi giảm xuống và áp suất bớt âm hơn, giảm bớt lực tách giữa lá thành
và lá tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái ban đầu, càng thở ra
áp suất âm càng bớt âm. Ở cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg.Ở cuối thì
hít vào bình thường khoảng -6 mmHg.

+ Sau khi sinh, kích thước lồng ngực thường tăng nhanh hơn phổi.

+ Dịch màng phổi được bơm liên tục vào các mạch bạch huyết.

 Ý nghĩa:

- Với hô hấp:

+ Chức năng thông khí: Làm phổi đi theo các cử động của lồng ngực và dễ dàng
nở ra bám sát với thành ngực, lá tạng luôn dính sát vào lá thành.
+ Chức năng trao đổi khí: Lúc áp suất âm nhất, không khí vào phổi và máu về phổi
nhiều nhất, hiệu suất trao đổi khí đạt tối đa.

- Với tuần hoàn:

+ Làm máu về tim và lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải.

Câu 7: Trình bày các động tác hô hấp?

TL: * Động tác hít vào

● Hít vào thông thường: Đây là động tác chủ động, cần năng lượng cho co các cơ hô
hấp. cơ hoành, cơ bậc thang, cơ răng to, cơ liên sườn trong và ngoài. Kích thước
lồng ngực tăng cả ba chiều, áp suất trong lồng ngực và phổi giảm làm không khí đi
từ môi trường vào phổi

- Tăng chiều trên dưới do hai vòm cơ hoành sẽ phẳng ra và hạ thấp về phía bụng. Hạ
thấp 1 cm có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên 250 cm3. Hít vào bình thường cơ
hoành hạ thấp 1,5 cm

- Tăng chiều trước sau và ngang do các cơ liên sườn co lại, xương sườn chuyển từ
tư thế nghỉ chếch ra trước và xuống dưới sang tư thế nằm ngang hơn và đưa ra trước

● Hít vào gắng sức: huy động thêm cơ hít vào phụ, cơ hoành hạ thấp 7 - 8 cm, thể
tích lồng ngực tăng 1500 - 2000 cm3, thể tích không khí hít vào thêm khoảng 1500-
2000 ml.
cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo

* Động tác thở ra

● Thở ra thông thường: Đây là động tác thụ động, các cơ hít vào giãn, các xương
sườn hạ xuống, các vòm hoành lại lồi lên phía trên lồng ngực. Lồng ngực trở về vị
trí ban đầu , dung tích lồng ngực giảm làm áp suất của phổi tăng lên, đẩy không khí
ra ngoài.

● Thở ra gắng sức: Đây là động tác tích cực, cần co thêm các cơ thành bụng, kéo
xương sườn xuống thấp hơn nữa, ép thêm vào các tạng bụng, dồn cơ hoành lồi thêm
lên phía trên làm dung tích lồng ngực tiếp tục giảm, ép vào phổi đẩy thêm khoảng
1000-1200 ml khí ra ngoài.

Câu 8: Trình bày về thành phần và tác dụng của nước bọt?

TL: * Thành phần nước bọt gồm: nước (99%), chất hữu cơ (men amylase, men
lysosom, men maltase, chất nhầy), chất vô cơ (K+, Na+, HCO3-, Cl-).

* Tác dụng:

- Tác dụng tiêu hoá: Enzym amylase nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột chín
thành đường maltose, maltotriose và oligosaccarid. pH tối thuận của amylase nước
bọt là 7. Khi thức ăn vào dạ dày, do một lượng lớn thức ăn không thể được trộn lẫn
ngay với acid của dạ dày nên amylase nước bọt vẫn có tác dụng trong dạ dày và
enzym này có thể thuỷ phân tới 75% lượng tinh bột chín ăn vào.

- Nước bọt làm ẩm ướt, bôi trơn miệng và thức ăn tạo điều kiện cho việc nuốt và
nếm được thực hiện dễ dàng.

- Vệ sinh răng miệng: Trong miệng có rất nhiều loại vi khuẩn, chúng dễ dàng huỷ
hoại các mô và có thể gây sâu răng. Nước bọt chống lại quá trình huỷ hoại này vì
nước bọt chảy sẽ cuốn đi vi khuẩn gây bệnh cũng như nguồn thức ăn cung cấp cho
sự chuyển hoá của chúng. Nước bọt cũng chứa một số chất giết vi khuẩn (như ion
thyocyanat, lysozym) và chứa kháng thể tiêu diệt vi khuẩn ở miệng, kể cả những vi
khuẩn gây sâu răng. Nước bọt còn có tác dụng trung hoà acid do vi khuẩn ở miệng
giải phóng ra hoặc acid trào ngược từ dạ dày lên miệng.

- Nước bọt giúp cho sự nói vì nó làm cho môi, lưỡi cử động dễ dàng.

Câu 9: Trình bày tác dụng của HCL?

TL: - Làm tăng hoạt tính của pepsin thông qua các cơ chế:

- Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.


- Tạo môi trường pH thích hợp cho pepsin hoạt động.
- Phá vỡ mô liên kết bọc quanh các khối cơ để pepsin phân giải phần protid
của khối cơ. Sự phối hợp giữa acid HCl và pepsin có tác dụng tiêu hóa
protid rất mạnh.
- Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài đi vào dạ dày theo thức ăn để
tránh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa.
- Thủy phân cellulose của rau non.
- Góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị.

Tuy nhiên, acid HCl là con dao 2 lưỡi, khi sự bài tiết của nó tăng lên hoặc trong
trường hợp sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm thì acid HCl sẽ phối hợp với
pepsin phá hủy niêm mạc dạ dày gây ra loét dạ dày.

Câu 10: Trình bày các enzyme tiêu hóa protid của dịch tụy? Giải thích tại sao các
enzyme này không tiêu hóa được tuyến tụy?

Câu 11: Trình bày các enzyme tiêu hóa glucid và lipid của dịch tụy?
Câu 12: Trình bày các enzyme tiêu hóa ở dịch ruột?
Câu 13: Trình bày về cấu tạo của màng lọc cầu thận và nêu ý nghĩa?
TL: MÀNG LỌC CẦU THẬN CÓ CẤU TẠO ĐẶC BIỆT GỒM 3 LỚP:

– Lớp tế bào nội mô của mao mạch cầu thận. Giữa các tế bào này có lỗ nhỏ gọi là
các “cửa sổ”. Đường kính khoảng 160A0.

– Màng đáy là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan đan với nhau tạo
thành. Giữa các sợi có các khe nhỏ đường kính khoảng 110A0.

– Tế bào biểu mô thành bao Bowman: Là những tế bào rất to, hình thể không đều.
Có hàng nghìn đến hàng triệu các tua nhô ra phủ lên màng đáy. Những tua này tạo
nên các khe hở với đường kính khoảng 70A0.

 Ý nghĩa:

Câu 14: Trình bày cơ chế lọc ở cầu thận?


Câu 15: Trình bày quá trình tái hấp thụ ion natri ở ống lượn gần?
TL: Theo hai cơ chế:
- Ở đỉnh tế bào, natri được vận chuyển theo cơ chế đồng vận chuyển (khuếch tán
được thuận hoá) cùng với glucose hoặc acid amin vào trong tế bào ống lượn gần.
Sau đó, natri được vận chuyển qua màng đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na+ - K+ -
ATPase (vận chuyển tích cực).
- Một phần natri còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào
ống lượn gần và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo
nước.
Câu 16: Trình bày về tái hấp thu glucose, protein và acid amin ở ống lượn gần?
TL: Tái hấp thu glucose: Khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của
thận (1,8 gam/lít) thì 100% glucose được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích
cực thứ phát cùng chất mang với natri. Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng
glucose của thận thì glucose không được tái hấp thu hết sẽ bị đào thải qua nước
tiểu.
Tái hấp thu protein và acid amin: Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin được
tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần. Protein được chuyển vào trong tế bào ống
thận theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi" bị các enzym thuỷ phân thành
acid amin. Các acid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch gian bào
theo cơ chế khuếch tán có chất mang. Các acid amin tự do trong lòng ống lượn
được vận chuyển tích cực nhờ protein mang đặc hiệu qua màng. Mỗi ngày, thận tái
hấp thu tới 30 g protein.
Câu 17: Trình bày tác dụng của testosteron lên chức năng sinh dục, sinh sản?
TL: - Hình thành thể hình nam tính trong giai đoạn biệt hóa sinh dục (ở thời kỳ phôi
thai).

- Phát triển giới tính thứ phát, chức năng tình dục (ở tuổi dậy thì).

- Thúc đẩy trưởng thành chức năng sinh dục sau tuổi dậy thì.

- Khởi động, duy trì quá trình sinh tinh.

- Cần thiết cho hoạt động tình dục, làm cương dương vật.
Ngoài ra, testosterone cũng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và chuyển hóa khác của
cơ thể như: giúp tổng hợp protein, sản xuất tế bào máu trong tủy xương, tạo xương,
chuyển hóa mỡ, đường, chức năng gan và làm tuyến tiền liệt to ra.

Câu 18: Trình bày tác dụng của testosteron lên xương, chuyển hoá protein, cơ?

TL: - Ảnh hưởng đến hình thành protein và phát triển cơ: Testosterone làm tăng
khối lượng cơ sau dậy thì ở nam giới. Tăng khối lượng và thể tích của cơ diễn ra
song song với hiện tượng tăng hàm lượng protein ở các cơ quan khác bao gồm tăng
hàm lượng protein của da.

- Tác động đến sự phát triển của xương: Testosterone có tác dụng làm tăng hàm
lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày của xương và củng cố cấu trúc xương,
làm hẹp cửa dưới xoang chậu nhưng tăng chiều dài xương chậu làm cho hình thái
khung xoang chậu của nam giới có hình phễu và khác với phụ nữ (cửa dưới của
xơng chậu rộng hơn - một đặc điểm giải phẫu lý tưởng cho thai nhi ra ngoài trong
quá trình đẻ!). Testosterone cũng làm tăng cường sức chống chịu của xương chậu.
Nếu thiếu Testosterone, cấu trúc xương chậu của nam có nhiều đặc điểm giống
xương chậu của nữ
Câu 19: Trình bày tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục nữ?
TL: - Các estrogen thúc đẩy quá trình phát triển của các nang trứng và tăng cường
sự vận động của vòi trứng.

- Trong chu kỳ kinh estrogen gây ra những thay đổi có tính chu kỳ của nội
mạc tử cung, cổ tử cung và âm đạo như sau:

- Estrogen làm tăng lượng máu tới tử cung và có một vai trò quan trọng đối
với hệ thống cơ trơn của tử cung.

- Ở người nữ trước tuổi dậy thì và bị cắt buồng trứng tử cung nhỏ và các cơ tử
cung bị teo và không hoạt động. Estrogen làm tăng số lượng cơ tử cung và
các protein co (contractile protein) trong các tế bào cơ.
- Dưới ảnh hưởng của estrogen cơ tử cung trở nên dễ hoạt động và dễ bị kích
thích hơn. Tử cung đã chịu ảnh hưởng của estrogen sẽ nhạy cảm hơn với
oxytocin dễ dàng co bóp hơn.

- Điều trị dài ngày với estrogen sẽ làm phì đại nội mạc tử cung, khi việc điều
trị ngừng lại sẽ làm bong lớp nội mạc gây ra tình trạng xuất huyết qua âm
đạo. Đôi khi tình trạng xuất huyết cũng xảy ra trong quá trình điều trị
khi estrogen được sử dụng điều trị trong một thời gian dài.

Câu 20: Trình bày tác dụng của progesteron lên cơ quan sinh dục nữ?
TL: – Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt: Progesterone phối hợp với estrogen tạo nên
chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ.

– Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng vào những ngày “đèn đỏ”.

– Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung

– Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Khi trứng thụ tinh được đến ổ niêm
mạc tử cung thì trước đó progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày
hơn để tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.

– Sau thụ thai, progesterone được sản xuất từ nhau thai và nồng độ vẫn giữ ở mức
cao trong suốt thai kỳ nên sẽ có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát
triển bình thường.

– Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất
dinh dưỡng cho thai nhi

– Hỗ trợ sự phát triển của các tuyến vú trong thai kỳ

– Tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

You might also like