You are on page 1of 17

PHẦN 4.

CẤU TẠO CỦA RỄ


Đính cây và hấp thụ là hai
chức năng cơ bản của rễ. Hai
chức năng khác của rễ là dữ
trữ và dẫn truyền.

4.1. Các kiểu rễ


Rễ đầu tiên của thực vật có
hạt phát triển từ mô phân
sinh tận cùng của đỉnh rễ
phôi. Rễ này được gọi là rễ
chính hay gọi là rễ cấp một.
Ở thực vật Hạt trần và Hai lá mầm, rễ chính và các rễ bên
phân nhánh tạo thành hệ rễ trụ.

Ở thực vật Một lá mầm, rễ đầu tiên tồn tại một thời gian
ngắn và sau đó hệ rễ được tạo thành bởi các rễ phụ sinh ra
từ mấu thân. Những rễ phụ này tuy có phân nhánh nhưng
đồng đều và tạo thành hệ rễ chùm.
Rễ của những cây rừng
ngập mặn như Đước,
Bần và nhiều cây khác là
rễ chống hay là rễ cà
kheo.
Rễ bạnh là phần rễ chuyển
tiếp với thân, nhô lên trên
mặt đất và phát triển thành
những phiến lớn. Ví dụ:
Cây Đa, Sấu, v.v.
Rễ bám là rễ ở những cây biểu
sinh. Cây biểu sinh và những
cây leo có rễ bám để giữ cây
vào giá thể. Ví dụ: Họ Ráy,
Phong lan, Trầu không, v.v.
4.2. Nốt rễ
Nốt rễ là sự cộng sinh giữa rễ
thực vật với vi khuẩn, vi khuẩn
cố định nitơ Rhizobium, tạo nên
những nốt nổi lên trên rễ, phổ
biến chủ yếu ở cây họ Đậu.
4.3. Chóp rễ
Chóp rễ nằm ở tận
cùng của rễ, bảo
vệ cho phần rễ và
giúp rễ xâm nhập
sâu vào vào đất.
Vỏ

Miền trưởng thành

Biểu bì

Lông rễ

Miền tế bào kéo dài

Mô phân sinh

Chóp rễ
4.4. Cấu tạo sơ cấp
4.4.1. Biểu bì

Biểu bì ở rễ non được


chuyên hóa là mô hấp
thụ và thường hình
thành nên các lông rễ,
những phần kéo dài ra
của biểu bì. Lông rễ
làm tăng thêm bề mặt
hấp thụ của rễ rất lớn.
Biểu bì
Vỏ rễ
4.4.2. Vỏ rễ
Vỏ rễ thường chủ yếu gồm
mô mềm. Phía ngoài mô
mềm có thể có một hoặc
một số lớp ngoại bì (dưới
biểu bì) và lớp trong cùng
được phân hóa thành nội
bì. Mô mềm của vỏ rất bền
vững và có thể phát triển
thành mô cứng.
4.4.3. Nội bì Nội bì
Nội bì là lớp trong cùng
của vỏ rễ. Tại miền hấp
thụ của rễ, tế bào nội bì
có đai suberin bao quanh
vách ở các hướng xuyên
tâm và tiếp tuyến.

You might also like