Báo Cáo SBVL

You might also like

You are on page 1of 19

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

SỨC BỀN VẬT LIỆU

NHÓM 3: Phạm Viết Phúc


Trương Anh Tuấn
Lê Minh Hiếu
Đoàn Công Linh
Nguyễn Bá Minh

GVHD: Lê Văn Sỹ

Bà Rịa - 2018
BÀI 1 KÉO ĐÚNG TÂM

I. Mục đích thí nghiệm:

Trong tất cả những thí nghiệm cơ học hiện nay, kéo đúng tâm (uniaxial
tensile testing) là thí nghiệm được thực hiện tương đối phổ biến. Thí nghiệm
này dùng để xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu: mô-đun đàn hồi Young
(Young’s modulus), hệ số nở ngang Poisson (Poisson’s ratio), giới hạn đàn hồi
(yield strength), giới hạn bền (ultimate tensile strength), giới hạn đứt (fracture
strength), biến dạng của thanh sau khi đứt (permanent plastic deformation after
fracture), v.v… Việc thực hiện thí nghiệm này khá đơn giản và được áp dụng
trên hầu hết vật liệu từ những bánh răng nhỏ cho đến những chi tiết kim loại
của một giàn khoan lớn. Trong lĩnh vực nghiên cứu, thí nghiệm kéo đúng tâm
dùng để phân tích đặc trưng của vật liệu mới trong những điều kiện sử dụng
khác nhau, và trong lĩnh vực công nghiệp, thí nghiệm này dùng để kiểm tra
định kì chất lượng của các vật liệu hợp kim, polyme và gốm của các chi tiết và
kết cấu cơ khí
Sau khi thực hành thí nghiệm, sinh viên cần đạt được những yêu cầu sau:

• Vẽ được biểu đồ “Ứng suất-Biến dạng” (stress-strain curve) kéo đúng tâm,
xác định được các giai đoạn biến đổi đặc trưng của vật liệu: đàn hồi
(elastic), dẻo (plastic) và đứt gãy (fracture).
• Suy ra được các đặc trưng cơ học của vật liệu.
Hiểu được tính năng sử dụng của thiết bị thí nghiệm được trang bị trong PVU.

II. Tiến hành thí nghiệm:


Bước 1: Đo và đối chiếu với bảng kích thước chuẩn ASTM để lấy thông số
mẫu thử ban đầu.

Báo cáo thí nghiệm Page 1


BÀI 1 KÉO ĐÚNG TÂM

Bước 2: Khởi động máy (công tắc on/off bên phải khung máy), phần mềm, bơm
thủy lực.
Kiểm tra kết nối máy thử và máy tính.
Bước 3: Gá mẫu vào ngàm kẹp. Bấm Zero Force/ Zero Position.

Bước 4: Chọn chức năng thí nghiệm:


 Tab Options → Method: Generic Tensile Force vs. Position.
Bước 5: Nhập thông số mẫu và điều kiện TN:

Method Editor:
 Source selection → Add → Force, Position, Position rate → Save.
 Entries → Add →Diameter, Units: mm → Save.
 Parameters → Test Direction: Tensile, Shape Selection: Cylinder → Save.
 Control Segments → Rate of Position.
Control Value: nhập tốc độ kéo.
Control Unit: mm/mn.
End condition: Specimen break → Save.
Bước 6: Nhập điều kiện xuất kết quả :
Output Editor
 Graphing:
Y axis: Force – N, Rang High: 20000, Rescale Range High.
X axis: Length – mm, Label: Position, Range High: 20, Rescale Range
High.
 Data exporting:
Creat a new export → Point ASCII → OK
Name:…
Primary file → Path type: entered, Append, File path: …

Header → Multiple
 Data to Export → Add: Force, Position → Save.

Báo cáo thí nghiệm Page 2


BÀI 1 KÉO ĐÚNG TÂM

Bước 7: Nhập thông số cần thiết và tiến hành thí nghiệm:


 Test & Recall → Enter value → Diamter → Test.
Bước 8: Lưu lại file chứa kết quả đo về lực và độ giãn dài.

III. Phân tích kết quả:


1. Từ số liệu về Lực F và Độ giãn dài Δ� đo được, vẽ các đồ thì “Ứng suất - Biến
dạng” quy ước tương ứng. Nhận xét đồ thị:

Bảng số liệu mối liên quan giữa ứng suất và biến dạng

Báo cáo thí nghiệm Page 3


Báo cáo thí nghiệm Page 4
Báo cáo thí nghiệm Page 5
BÀI 1 KÉO ĐÚNG TÂM

2. Từ đồ thị trên, trình bày chi tiết cách tính toán các thông số của vật liệu
trong bảng sau (chú ý đơn vị). Nếu có thể, vẽ trực tiếp cách tính lên đồ thị.

Báo cáo thí nghiệm Page 6


BÀI 1 KÉO ĐÚNG TÂM

3. Cả giới hạn đàn hồi (yield strength) và giới hạn bền (ultimate tensile strength)
đều đại diện cho khả năng chịu lực nào đó của kim loại. Tuy nhiên, giới hạn đàn
hồi được dùng để chế tạo vật liệu vì nếu vật liệu vượt quá giới hạn đàn hồi sẽ
gây ra biến dạng, biến dạng đạt tới giới hạn đứt gãy sẽ gây ra phá hủy vật liệu.
Trong quá trình làm việc, chúng ta mong muốn vật liệu vẫn có thể giữ đc trạng
thái và hình dạng ban đầu thì mới đảm bảo được an toàn và độ bền cho các thiét
bị, công trình. Chính vì vậy mà người ta sử dụng giới hạn đàn hồi để chế tạo vật
liệu.

4. Quá trình cường kim loại (Strain hardening): Gia cường kim loại là một trong
những phương tiện phổ biến nhất dùng để tăng cường độ bền, cứng và độ chịu
lực của một kim loại và hợp kim. Quá trình này sử dụng các biến dạng vĩnh cữu
để gia tăng độ cứng và giảm độ dẻo của kim loại và hợp kim. - Một số ví dụ về
ứng dụng của gia cường kim loại : + Dây thép làm dây gia cường cho dây điện
thoại thuê bao, cáp đồng, cáp .

-------- The End---------

Báo cáo thí nghiệm Page 7


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

I. Mục đích của thí nghiệm:


Những chi tiết kết cấu như các cột đỡ là những chi tiết chịu lực nén trong quá
trình sử dụng. Những bộ phận này được làm từ những vật liệu chịu nén cao, và
không phải vật liệu nào cũng đáp ứng được tiêu chí này. Có một số vật liệu có thể
chịu kéo rất tốt nhưng lại không chịu nén được, và ngược lại. Chẳng hạn, vật liệu
giòn thường là khá yếu trong chịu kéo nhưng lại chịu nén tốt. Do đó, TN nén
thường được áp dụng trên những vật liệu giòn như gang (cast iron), bê tông
(concrete),…Nhưng những vật liệu dẻo như nhôm và thép cacbon thấp (mild
steel) vốn khá bền trong chịu kéo cũng là đối tượng cho thí nghiệm nén.

TN nén là một phương pháp để xác định những giai đoạn biến đổi của kim loại
khi chịu nén. TN nén được thực hiện bằng cách đặt mẫu nén ở giữa 2 tấm đe và
tăng lực nén bằng cách di chuyển trục ngang của máy thử nén. TN nén được dùng
để xác định giới hạn đàn hồi (elastic limit), giới hạn chảy (yield point elongation)
và giới hạn bền khi chịu nén (ultimate compressive strength) của kim loại.
Sau khi thực hành thí nghiệm, sinh viên cần đạt được những yêu cầu sau:

• Vẽ được biểu đồ “Ứng suất-Biến dạng” (stress-strain curve) khi nén, xác định
được các giai đoạn biến đổi đặc trưng của vật liệu: đàn hồi (elastic), dẻo
(plastic) và đứt gãy (fracture).
• Suy ra được các đặc trưng cơ học chịu nén của vật liệu.
• Hiểu được tính năng sử dụng của thiết bị thí nghiệm được trang bị trong PVU.

II. Tiến hành thí nghiệm:


Bước 1: Đo để lấy các kích thước ban đầu của mẫu thử.
Bước 2: Khởi động máy (công tắc on/off bên phải khung máy), phần mềm, bơm
thủy lực.
Kiểm tra kết nối máy thử và máy tính.
Bước 3: Lau phần tiếp xúc của mẫu và đe để loại bỏ các vết dầu mỡ.

Báo cáo thí nghiệm Page 8


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

Bước 4: Để mẫu vào tâm của đe dưới. Bấm Zero Force, rồi từ từ hạ đe trên
xuống giữ mẫu sao cho lực nén không vượt quá 20N. Để đồ thị Lực-Độ nén
xuất phát từ tọa độ (0,0), bấm các nút Zero Force, Zero Position trên thiết bị
điều khiển cầm tay trước khi tiến hành TN.
Bước 5: Chọn chức năng thí nghiệm:
• Tab Options → Method: Generic Compression Force vs. Position.
Bước 6: Nhập thông số mẫu và điều kiện TN:
Method Editor:
• Source selection → Add → Force, Position, Position rate → Save.
• Entries → Add → Diameter, Length, Units: mm → Save.
• Parameters → Test Direction: Compression, Shape Selection: Cylinder →
Save.
• Control Segments → Rate of Position.
Control Value: 5.
Control Unit: mm/mn.
End condition: Specimen break → Save.
Bước 7: Nhập điều kiện xuất kết quả :
Output Editor
• Graphing:
Y axis: Force – N, Rang High: 300k, Rescale Range High.
X axis: Length – mm, Label: Position, Range High: 10, Rescale Range High.
• Data exporting:
Creat a new export → Point ASCII → OK.
Name: …
Primary file → Path type: entered, Append, File path: …
Header → Multiple
• Data to Export → Add: Force, Position → Save.
Bước 8: Nhập thông số cần thiết và tiến hành thí nghiệm:
• Test & Recall → Enter value → Diameter/Length → Test.
Bước 9: Lưu lại file chứa kết quả đo về lực và độ giãn dài.

Báo cáo thí nghiệm Page 9


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

III. Phân tích kết quả:


1. Từ số liệu về Lực F và Độ nén Δ� đo được, vẽ các đồ thì “Ứng suất - Biến dạng”
quy ước tương ứng. Nhận xét đồ thị.

Bảng số liệu mối liên quan giữa ứng suất và biến dạng

Báo cáo thí nghiệm Page 10


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

Báo cáo thí nghiệm Page 11


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

Báo cáo thí nghiệm Page 12


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

2. Từ đồ thị trên, trình bày chi tiết cách tính toán các thông số của vật liệu trong
bảng sau (chú ý đơn vị). Nếu có thể, vẽ trực tiếp cách tính lên đồ thị.

Báo cáo thí nghiệm Page 13


BÀI 2 NÉN ĐÚNG TÂM

3. Vật liệu giòn và dẻo khác nhau thế nào ở các giai đoạn chịu nén?

- Với những vật liệu dẻo, khi chịu ứng suất nén thường biến dạng méo mó,
nhưng với các vật liệu có tính giòn thì khi vượt sức chịu đựng sẽ gây vỡ vụn.

4. Xét một mẫu kích thước nhỏ và và một mẫu kích thước lớn được chế tạo từ
cùng một vật liệu, 2 mẫu này sẽ thể hiện các thông số chịu nén khác nhau. Vì
ngoài tính cứng riêng của vật liệu thì độ cứng còn phụ thuộc vào kích thước
(chiều dài, tiết diện,…).

--------The End---------

Báo cáo thí nghiệm Page 14


BÀI 3 XOẮN

I. Mục đích của thí nghiệm:

TN xoắn không thông dụng như TN kéo và cũng không có quy trình TN
chuẩn, nhưng TN này rất quan trọng ở một vài ứng dụng đặc biệt. Trong
nhiều ứng dụng thực tế, vật liệu được thiết kế để chịu tác động xoắn, ví dụ
trục truyền động của máy, mũi khoan v.v… Ngoài ra, các kết cấu phức tạp
hơn như lò xo, cầu, khung xe, thân máy bay, thân tàu đều được thiết kế để
chịu xoắn trong quá trình hoạt động. Yêu cầu thực tế đòi hỏi vật liệu sử
dụng trong các trường hợp này không những chịu tác động kéo mà còn
phải chịu tác động xoắn. Các kĩ sư cần biết quy luật ứng xử của từng kim
loại khi chịu xoắn để đưa ra các giải pháp về chọn vật liệu và tính toán
kích thước của kết cấu trong các thiết kế.
Sau khi thực hành TN xoắn, SV cần đạt được những kiến thức sau:
• Hiểu được kiến thức cơ bản của TN xoắn, cách thực hành và phân
tích được kết quả TN.
• Xác định được ứng suất tiếp tương ứng với giới hạn đàn hồi (shear
strength at proportional limit), ứng suất tiếp lớn nhất (ultimate torsional
shearing strength), môđun trượt (shear modulus) hay mo-đun độ cứng
(modulus of rigidity).
• Xác đinh tương quan giữa momen xoắn (torque, twisting moment) và
góc xoắn (degree of rotation, angle of twist)
• Hiểu được khả năng chịu xoắn của kim loại thép và đồng. Quan sát bề
mặt sau khi bị phá hủy của mẫu có thể biết được đó là kim loại dòn hay
mềm dẻo.
• Nắm được khái niệm về chọn kim loại chịu xoắn thích hợp ở thực tế
công việc. Hiểu được tính năng sử dụng của thiết bị thí nghiệm được
trang bị trong PVU.

Báo cáo thí nghiệm Page 15


BÀI 3 XOẮN

II. Thực hành:


Bước 1: Đo để lấy thông số mẫu thử ban đầu.

Bước 2: Kẻ 1 đường dọc trục mẫu để thấy được độ xoắn của mẫu trước và sau
khi xoắn. Gắn torsionmeter vào mẫu và đảm bảo độ dài tính toán là 50 mm.
Bước 3: Gá mẫu thử vào các hốc lục giác.
Bước 4: Mở phần mềm Tecquipment VDAS. Bấm vào “Communication with
device” để kết nối máy tính với các thiết bị đo.
Bước 5: Bấm giữ nút Press and Hold to Zero để đưa các thông số Torque và
Displcacement về 0.
Bước 6: Đo giai đoạn đàn hồi với torsionmeter :
Data -> Display chart ->X axis ->Torsionmeter -> Gauge Angle (radians)
.Y axis curves -> Add -> DL 1 Digital Torque Meter -> Torque .
Bước 7: Start time data acquisition :
-Interval (seconds): 1
-Continue indefinitely
Bước 8: Hết giai đoạn đàn hồi, tắt quá trình ghi giữ liệu, sao lưu kết quả đạt
được.

Báo cáo thí nghiệm Page 16


BÀI 3 XOẮN

III. Phân tích kết quả:


1. Đo đạc các thông số sau:

2. Từ các dữ liệu đo được là Momen xoắn và Góc xoắn , vẽ đồ thị .


Từ đó suy ra và vẽ đồ thị Ứng suất tiếp - Biến dạng góc . Nhận xét kết quả.

Bảng số liệu mối quan hệ giữa Monen xoắn và góc xoắn

Báo cáo thí nghiệm Page 17


BÀI 3 XOẮN

Bảng số liệu mối quan hệ giữa Ứng suất tiếp – Biến dạng góc

3. Lĩnh vực ứng dụng nào mà TN xoắn là tối quan trọng để kiểm tra vật
liệu? Nêu 3 ví dụ:
- Lĩnh vực dầu khí: kiểm tra độ bền chuỗi cần khoan và các thiết bị quay
khác.
-Lính vực ô tô: kiểm tra độ xoắn trục động cơ.
-Lĩnh vực xây dựng: Kiểm tra độ xoắn của vật liệu trước sức gió,…

--------The End-------

Báo cáo thí nghiệm Page 18

You might also like