You are on page 1of 3

CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ

TÂN PHÁT
Địa chỉ: Số 189 – Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 024.3685.7776/ Fax: 024.3685.7775
Website: www.tpa.com.vn - Email: tpa@tpa.com.vn

TÀI LIỆU LÝ THUYẾT


BỘ LẬP TRÌNH PLC
Các mã sản phẩm liên quan:
TPAD.A0101 TPAD.A2101 TPAD.A5000
TPAD.A0102 TPAD.A2201 TPAD.A5500
TPAD.A0120 TPAD.A2700 TPAD.A8001
TPAD.A0171 TPAD.A2710 TPAD.B4146
TPAD.A0390 TPAD.A2720 TPAD.K0270
TPAD.A0501 TPAD.A3000 TPAD.K1401
TPAD.A0552 TPAD.A3001 TPAD.K1701
TPAD.A0630 TPAD.A3603 TPAD.M0602
TPAD.A1102 TPAD.A4000
TPAD.A1770 TPAD.A4002
TPAD.A2000 TPAD.A4600

TP-TT31-BM05/Lsđ:00
1. Lý thuyết chung về các thiết bị chính
1.1 Bộ lập trình PLC
1.1.1 Giới thiệu
PLC (Programmable Logic Controller) được sử dụng rất nhiều trong môi trường công
nghiệp.
Với đặc điểm dễ dàng lập trình, linh hoạt trong vấn đề lắp ráp sử dụng, và đặc biệt là hoạt
động bền bỉ, liên tục trong môi trường công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại PLC cho
chúng ta lựa chọn.
PLC Siemen có các dòng: S7-200, S7-400, S7-1200.
PLC Mitsubishi có các dòng: Alpha, FX, FX0N, FX3U, FX3G, FX3S, FX3UC.

1.1.2 Phân loại PLC


a. PLC dạng Logic đơn giản
Dòng sản phẩm này lập trình đơn giản hơn, số công IO vào ra cố định và thường ít, bộ nhớ
nhỏ. Ứng dụng đơn giản như khởi động sao tam giác, hay delay thời gian máy bơm nước. Điển hình
như:
- Hãng Siemens: dòng sản phẩm LOGO
- Hãng TPA: dòng sản phẩm PLC EASY MOELLER
- Hãng Omron: dòng sản phẩm Zen
- Hãng Koyo: dòng sản phẩm CLIK
- Hãng Schneider dòng sản phẩm Zelio
b. Dòng PLC dạng Compact
Với dòng sản phẩm tầm trung này sử dụng có các công việc nhiều IO hơn so với LOGO
một chút, Cấu tạo gồm đầy đủ CPU, các cổng vào ra, nhưng không mở rộng thêm được. Tuy các
cổng IO không nhiều như bù lại CPU tần khá, được hỗ trợ nhiều tập lệnh phong phú, bộ nhớ tương
đối
- Hãng Siemens: dòng sản phẩm S7-200, S7-1200
- Hãng Mitsubishi: dòng sản phẩm FX
- Hãng Koyo: dòng sản phẩm DL-05, DL-06, DL-105
- Hãng Schneider: dòng sản phẩm Twido.
c. Dang PLC Module
Dòng sản phẩm này sử dụng cho những ứng dụng phức tạp hàng ngàn IO cho hệ thống lớn.
Được chia làm nhiều module khác nhau ghép lại, gồm module nguồn, IO, PCU ghép lại
Sở dĩ nhà sản xuất làm như vậy để linh hoạt ghép nối cho người sử dụng. Độ mạnh của
CPU chúng ta cũng có thể lựa chọn được, tùy theo nhu cầu.
Vài tên tuổi điển hình cho các bạn tham khảo
- Hãng Siemens: dòng sản phẩm S7-300, S7-400
- Hãng Mitsubishi: dòng sản phẩm A-series, Q-series
- Hãng Koyo: dòng sản phẩm DL-205, DL-305, DL-405
1.1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
 Cấu tạo

TP-TT31-BM05/Lsđ:00
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

PLC gồm có các thành phần cơ bản sau: Ngõ vào, Bộ phận xử lý trung tâm CPU(Central
Processing Unit), Ngõ ra, Thiết bị lập trình.

Nguồn

CPU
Bộ phận trung tâm xử lý
Ngõ vào Ngõ ra
INPUT OUTPUT
(Cảm biến) Bộ nhớ (Thiết bị tải)
---------------
Dữ liệu - Chương trình

Thiết bị lập trình

Ngoài ra PLC còn có các mô đun phụ trợ như mô đun kết nối mạng, mô đun truyền thông,
mô đun ghép nối các mô đun chức năng để xử lý tín hiệu như mô đun kết nối với các can nhiệt, mô
đun điều khiển động cơ bước, mô đun kết nối với encoder, mô đun đếm xung vào…
 Nguyên lý hoạt động
Khi thực hiện quét các đầu vào, PLC kiểm tra tín hiệu từ các thiết bị vào như công tắc, cảm
biến,…Trạng thái ngõ vào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm,(bộ nhớ trong PLC gồm
các loại sau: ROM, EPROM, EEOROM PLC ) thực hiện các lệnh logic trên các trạng thái của chúng
và thông qua chương trình trạng thái để xác định các đầu ra đáp ứng hay không, ngõ ra được cập
nhật và lưu vào bộ nhớ đệm. Kết quả là các trạng thái của đầu ra được ghi vào mảng nhớ, PLC
đóng/mở các tiếp điểm kích hoạt các thiết bị tương ứng. Như vậy, sự hoạt động của các thiết bị được
điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình trong bộ nhớ. Chương trình được nạp vào PLC
thông qua thiết bị lập trình chuyên dụng.
Bộ vi xử lý sẽ lần lượt quét các trạng thái của đầu vào và các thiết bị tải, thực hiện logic điều
khiển được đặt ra bởi chương trình ứng dụng, thực hiện các tính toán và điều khiển các đầu ra tương
ứng của PLC.
Các PLC thế hệ cuối cho phép thực hiện các phép tính số học và các phép tính logic, bộ nhớ
lớn hơn, tốc độ xử lý cao hơn và có trang bị giao diện với máy tính, với mạng nội bộ .v.v…

You might also like