You are on page 1of 13

Tóm tắt chương 20

PHẦN LO20-1: HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TỒN KHO


- Tồn kho được hiểu là mức tồn của một mặt hàng sản phẩm hoặc nguyên liệu hay tài nguyên được sử dụng
trong một doanh nghiệp. Phân tích tồn kho là hoạt động xác định độ lớn của đơn hàng và thời gian lượng hàng
hóa được yêu cầu.
- Hệ thống tồn kho bao gồm các chính sách và mức độ kiểm soát nhằm xác định được mức tồn kho phù hợp
theo yêu cầu của đơn hàng, doanh nghiệp hoặc khách hàng.
- Tồn kho sản xuất được định nghĩa là lượng tồn của sản phẩm/chi tiết/bộ phận nhỏ có thể đóng góp hoặc trở
thành bộ phận của sản phầm đầu ra, thường được phân loại thành nguyên vật liệu, thành phẩm, linh kiện phụ
tùng, tiếp liệu, sản phẩm dở dang,…
- Trong phân phối, tồn kho được chia thành 2 loại:
+ Tồn kho đang trung chuyển: lượng tồn kho đang trong quá trình vận chuyển trong hệ thống hoặc trong chuỗi.
+ Kho: lượng tồn kho được đặt trong nhà kho và các trung tâm phân phối.
- Trong dịch vụ, tồn kho thường là lượng hàng tồn của hàng hóa hữu hình và các mặt hàng tiếp liệu cần thiết để
hoàn thiện quá trình dịch vụ.
- Ngưỡng đặt hàng là nơi mà hàng tồn kho được bảo quản, cho phép qui trình hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng
được hoạt động một cách độc lập.
- Lựa chọn ngưỡng đặt hàng phù hợp có thể quyết định được chiến lược thời gian chờ nhằm giải thiểu những rủi
ro phát sinh trong quá trình tồn kho.
 Các mô hình để quản lý tồn kho
- Mô hình một giai đoạn: được sử dụng trong trường hợp đơn hàng được đặt yêu cầu tiến hành mua một lần một
mặt hàng.
- Mô hình số lượng đặt hàng cố định: được sử dụng nhằm để duy trì một lượng hàng tồn nhất định trong kho,
với số lượng đặt hàng luôn được cố định và được giám sát nhằm để tránh rủi ro hết hàng.
- Mô hình thời đoạn cố định: được sử dụng nhằm duy trì lượng hàng tồn trong kho với lượng hàng được đặt
trong kho trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu.

 Mục đích của tồn kho


1. Duy trì được sự độc lập trong vận hành: nhằm để linh hoạt được các hoạt động và xử lý rủi ro trong quá trình
vận hành, đặc biệt là giảm thiểu thời gian rỗi trong quá trình sản xuất.
2. Đáp ứng được sử thay đổi và nhu cầu sản phẩm
3. Linh hoạt trong quá trình sản xuất
4. Đem lại sự an toàn đối với các thay đổi về thời gian cung cấp nguyên vật liệu trong qui trình sản xuất.
5. Tận dụng được các yêu tố kinh tế: giảm thiểu được chi phí vận chuyển khi đặt hàng với số lượng lớn.
6. Tùy thuộc vào nhu cầu, lượng hàng tồn kho được duy trì là điều cần thiết trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
 Chi phí tồn kho
Bao gồm các chi phí:
1. Chi phí lưu kho: là những chi phí liên quan đến phương tiện lưu kho, những rủi ro liên quan trong quá trình
lưu kho và chi phí cơ hội của vốn.
2. Chi phí thiết lập bao gồm những chi phí cần thiết để sản xuất một sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ.
3. Chi phí đặt hàng là những chi phí chuẩn bị cho việc mua hàng hoặc các đơn hàng sản xuất. Duy trì được hệ
thống theo dõi đơn hàng cũng nằm trong phần chi phí này.
4. Chi phí do thiếu hụt: là những chi phí phát sinh do tình trạng hết hàng xảy ra. Mục đích của chi phí nhằm cân
bằng được chi phí bị mất đi do việc duy trì lượng hàng tồn kho và chi phí phát sinh khi hết hàng và đáp ứng lại
đơn hàng.
 Nhu cầu độc lập so với nhu cầu phụ thuộc
- Nhu cầu độc lập là nhu cầu mà ở đó các loại mặt hàng được đặt không liên quan với nhau.
+ Số lượng yêu cầu của nhu cầu độc lập dựa vào dự báo yêu cầu của khách hàng và thị trường sản phẩm.
- Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu của mặt hàng được đặt là kết quả trực tiếp của nhu cầu của đơn đặt hàng trước
đó, thường là thành phần chế tạo cao hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Số lượng yêu cầu của nhu cầu phụ thuộc là lượng hàng cần thiết của cấp chế tạo thfnh phẩm cao hơn.
- Hệ thống kiểm soát tồn kho:
PHẦN LO20-2: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỒN KHO
 Mô hình tồn kho một giai đoạn - “The single-poeriod model”
- Có thể sử dụng mô hình này trong trường hợp mua món hàng nhưng chỉ bán một lần rồi thôi và sẽ không đặt
hàng lần tiếp theo nữa
- Vấn đề cần suy xét là khả năng chấp nhận rủi ro trong trường hợp có nhu cầu nhưng không đủ hàng tồn kho để
đáp ứng cho khách
- Có thể cân nhắc đến số lượng trung bình và độ lệch chuẩn để ước lượng số lượng sản phẩm cần tồn kho
- Ngoài ra, có thể cân nhắc lợi nhuận hay lỗ tiềm năng trong trường hợp tồn kho nhiều hoặc ít dựa vào phân tích
biên, cụ thể:

Co = Chi phí mỗi sản phẩm tồn kho nhiều hơn nhu cầu
Cu = Chi phí mỗi sản phẩm tồn kho ít hơn nhu cầu
P mặc định là xác suất sản phẩm sẽ không được bán
(1-P) là xác suất sản phẩm được bán vì một trong hai trường hợp là sản phẩm được bán hoặc không

Theo xác suất, Công thức chi phí biên kì vọng

P(Co)  (1 - P)Cu
Cu
=> P
Co  Cu

Nếu xác suất bán sản phẩm đã đặt  Cu thì nên tăng số lượng sản phẩm muốn bán lên
Co  Cu

Có 3 yếu tố cần cân nhắc trong “Mô hình tồn kho một giai đoạn” là:
1. “Đặt chỗ vượt mức các chuyến bay”: do tính chất thất thường trong quyết định hủy đặt chỗ của khách
2. “Đặt các món hàng thời trang”: do là đặc thù lĩnh vực thời trang nên có thể sản phẩm có “tuổi thọ” dài ngắn
khác nhau
3. “Bất kì hình thức nào của đặt hàng một lần”

VD20.1: Đặt chỗ khách sạn

Trung bình số lần hủy ngang vào phút cuối = 5


Độ lệch chuẩn = 3
Giá phòng trung bình = 80$ => Cu = 80$
Nếu nhu cầu vượt mức khách sạn có thể đáp ứng = 200$ => Co = 200$
Khách sạn có thể đặt thêm bao nhiêu chỗ vượt mức?
-- Giải --

Cu 80$
P   0,2857
Co  Cu 200$  80$

Dựa vào Phụ lục G trang 786 hoặc sử dụng NORMSINV(0,2857) và vì P  0,2857 nên Z-score là 20,56599
Giá trị âm nghĩa là cần đặt chỗ quá mức với Giá trị nhỏ hơn Trung bình số lần hủy ngang vào phút cuối (là 5
lần)
=> Giá trị thực tế = 20,56599 x 3 = 21,69797 (với 2 chỗ đặt ít hơn mức trung bình hủy là 5 lần)
=> Khách sạn nên đặt thêm 3 chỗ vượt mức

 Hệ thống tồn kho nhiều giai đoạn


Có 2 loại mô hình đó là mô hình số lượng đặt hàng cố định và mô hình giai đoạn thời gian cố định.
 Mô hình số lượng đặt hàng cố định (Q-model)
 Số lượng tái đặt hàng cố định
 Đặt hàng khi mức tồn kho còn lại giảm xuống mức đặt hàng đã được xác định trước
 “Kích hoạt bởi sự cố”
 Mô hình giai đoạn thời gian cố định ( P – model )
 Đặt hàng được thực hiện sau khi tồn kho được đếm hay kiểm
 Đoạn thời gian giữa các lần đặt hàng là cố định
 Số lượng đặt hàng thay đổi và tùy thuộc vào mức tồn kho khi đó
 “Kích thích bởi thời gian”

MÔ HÌNH - Q MÔ HÌNH - P
ĐẶC ĐIỂM
MÔ HÌNH SỐ LƯỢNG ĐẶT HÀNG CỐ MÔ HÌNH GIAI ĐOẠN THỜI GIAN
ĐỊNH CỐ ĐỊNH
Q-cố định ( số lượng mỗi lần đặt hàng giống q-biến đổi ( số lượng thay đổi cho mỗi
Số lượng đặt hàng nhau ) lần đặt hàng)
Khi nào đặt hàng R-khi nào tồn kho giảm tới mức độ tái đặt hàng T-khi đến thời gian xem xét
Lưu trữ hồ sơ Mỗi lần rút ra hay thêm vào được làm Chỉ tính thời gian xem xét
Kích cỡ hàng tồn Lớn hơn mô hình số lượng đặt hàng cố
kho Ít hơn mô hình giai đoạn thời gian cố định định
Thời gian để duy Cao hơn do lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn
trì Hiệu quả, bởi vì nhiều hàng hóa có thể
được đặt tại cùng thời điểm
Loại hàng hóa Sử dụng với những hàng hóa có chi phí
Những hàng hóa được định giá cao hơn, đặc thấp hơn
biệt, hay quan trọng

Mô hình số lượng đặt hàng cố định


 Mức tồn kho = ( số lượng đang có + số lượng đang đặt ) – số lượng đặt phụ thêm
 Mức tồn kho giảm theo số lượng thiết lập
Hình 20.5 – cơ sở các đặt tính sau đây của mô hình này là sự chuyển hóa lượng đặt hang tối ưu
 Nhu cầu sản phẩm cố định
 Thời gian chờ cố định
 Giá mỗi sản phẩm cố định
 Chi phí đặt hàng và thiết lập là cố định
 Chi phí lưu kho dựa vào mức tồn kho trung bình
 Tất cả nhu cầu sản phẩm sẽ được thõa mãn ( không được phép có đặt hàng thay thế )
Hệ quả răng cưa là khi mức tồn kho giảm tới mức R, thì tái đặt hàng được tiến hành. Đơn hàng được nhận vào
cuối kỳ của giai đoạn L
Bước đầu trong việc xây dựng một mô hình tồn kho là xây dựng các mối quan hệ giữa các biến số quan tâm và
số đo tính hiệu quả. Khi đó ta quan tâm nhiều đến chi phí, nên chúng ta có công thức sau đây:

Tổng Chi phí Chi phí


Chi phí
chi phí mua lưu kho
= + đặt +
hàng hằng hằng
hàng
năm năm năm
hằng
năm
Hoặc
𝑫 𝑸
𝑻𝑪 = 𝑫𝑪 + 𝑺+ 𝑯
𝑸 𝟐
TC: Tổng chi phí
D: Nhu cầu ( hằng năm )
C: Chi phí một đơn vị
Q: Số lượng đặt hàng ( số lượng tối ưu được gọi là lượng đặt hàng kinh tế -EOQ- hoặc Qopt )
S: Chi phí thiết lập hay chi phí đặt hàng
R: Điểm tái đặt hàng
L: Thời gian chờ
H: Chi phí lưu kho hằng năm cho mỗi đơn vị tồn kho bình quân ( H = iC, i: % chi phí tồn kho )
DC: chi phí mua sắm hằng năm cho các đơn vị mua
( D/Q )S: chi phí đặt hàng hằng năm
( Q/2 )H: chi phí lưu kho hằng năm
Bước tiếp theo ta tìm số lượng đặt hàng tối ưu Qopt ( tại đó tổng chi phí là thấp nhất )
Trong hình 20.6 tổng chi thấp nhất ở điểm mà độ dốc của đường cong là không
Tiếp theo ta tiến hành đạo hàm tổng chi phí với số lượng Q và cho đạo hàm bằng không
𝐷 𝑄
𝑇𝐶 = 𝐷𝐶 + 𝑆+ 𝐻
𝑄 2
𝑑𝑇𝐶 −𝐷𝑆 𝐻
= 0+( 2 )+ = 0
𝑑𝑄 𝑄 2

2𝐷𝑆
𝑄𝑜𝑝𝑡 = √
𝐻

Điểm tái đặt hàng R được tính bởi công thức:


𝑅 = 𝑑̅𝐿
𝑑̅ : Nhu cầu bình quân hằng ngày ( không đổi )
L : Thời gian chờ theo ngày ( không đổi )

Ví dụ 20.2
Tìm điểm đặt hàng kinh tế và điểm tái đặt hàng cho biết
D = 1000 đơn vị H = 1,25$/ đơn vị hằng năm

𝑑̅ = 1000/ 365 L = 5 ngày

S = 5$/ đơn hàng C = 12,05$


Nên đặt hàng với số lượng nào?
 Số lượng đặt hàng tối ưu

2𝐷𝑆 2(1000)5
𝑄𝑜𝑝𝑡 = √ = √ = √8000 = 89,4 đơ𝑛 𝑣ị
𝐻 1,25
 Điểm tái đặt hàng
1000
𝑅 = 𝑑̅𝐿 = (5) = 13,7 đơ𝑛 𝑣ị ≈ 14 đơ𝑛 𝑣ị
365
 Khi mức tồn kho giảm còn 14 đơn vị, nên đặt hàng với số lượng là 89 hoặc nhiều hơn
 Tổng chi phí hằng năm
𝐷 𝑄 1000 89
𝑇𝐶 = 𝐷𝐶 + 𝑆 + 𝐻 = 1000(12,5) + (5) + (1,25) = 12611,80$
𝑄 2 89 2
 Tổng chi phí đặt hàng
𝐷 1000
( )𝑆 = (5) = 56,18$
𝑄 89
 Tổng chi phí tồn kho
𝑄 89
( )𝐻 = (1,25) = 55,625$
2 2

 Thiết lập mức tồn kho an toàn:


Tồn kho an toàn:
+ Lượng tồn kho được duy trì tùy vào nhu cầu kì vọng
+ Xác định theo nhiều tiêu chí không giống nhau
Nhu cầu thay đổi liên tục => Duy trì tồn kho an toàn để bảo đảm trong các trường hợp thiếu hàng
 Phương pháp xác suất:
Cho rằng nhu cầu trong một thời kỳ được phân phối chuẩn, chỉ cân nhắc sự hết hàng do tồn kho không đủ
Xác định xác suất hết hàng: vẽ phân phối chuẩn, đánh dấu số lượng hiện có
Thường xuyên thiếu hàng => tăng tồn kho phụ thêm => giảm rủi ro hết hàng
 Mô hình số lượng đặt hàng cố định với tồn kho an toàn:
Nguy hiểm thiếu hàng chỉ có ở giai đoạn chờ. Cần đặt đơn hàng khi tồn kho giảm đến mức tái đặt hàng. Có
hhiều nhu cầu phát sinh trong giai đoạn chờ và lượng tồn kho an toàn tùy vào mức dịch vụ mong đợi.
Mô hình số lượng đặt hàng cố định (đã biết trước nhu cầu) và mô hình với nhu cầu không xác định khác
nhau ở việc tính điểm tái đặt hàng (R)
Điểm tái đặt hàng:

Tồn kho an toàn > 0 => tái đặt hàng sớm


Các công thức:
 Trung bình giản đơn:
 Độ lệch chuẩn của nhu cầu mỗi ngày:

 Độ lệch chuẩn của nhu cầu nhiều ngày:

 Tồn kho an toàn:

Ví dụ 20.3:
D = 1.000 đơn vị Q = 200 đơn vị
P = 0,95 σL = 25 đơn vị
L = 15 ngày
Xác định R, biết nhu cầu cả năm là 250 ngày làm việc
Giải:

Ví dụ 20.4:
σd = 7 L = 6 ngày S = 10$ H = 0,5$ P = 95%
Bán hàng trong 365 ngày
Số lượng đặt hàng? Điểm R?
Giải:

 Mô hình giai đoạn thời gian cố định


-Trong một mô hình giai đoạn thời gian cố định, hàng tồn kho chỉ được tính vào những thời điểm cụ thể ( mỗi
tuần hoặc mỗi tháng)
-Các mô hình giai đoạn thời gian cố định tạo ra số lượng đặt hàng thay đổi theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào
tần suất sử dụng. Chúng thường đòi hỏi mức độ cao hơn về tồn kho an toàn so với hệ thống số lượng đặt hàng
cố định.
-Một mô hình giai đoạn thời gian cố định tiêu chuẩn cho rằng hàng tồn kho chỉ được tính vào thời điểm được
chỉ định để xem xét. Có thể một số nhu cầu lớn sẽ kéo tồn kho xuống bằng 0 ngay sau khi một đơn đặt hàng
được đặt. Điều này có thể không được chú ý cho đến giai đoạn xem xét tiếp theo. Thêm vào đó, một đơn hàng
mới, khi được đặt, vẫn mất thời gian để đến nơi. Do đó, có thể hết hàng trong toàn bộ thời gian kiểm kho, T và
thời gian chờ, L. Vì vậy mà tồn kho an toàn phải bảo vệ chống lại việc hết hàng trong thời gian xem xét, cũng
như trong thời gian chờ từ khi đặt đơn hàng đến khi nhận được hàng giao.
 Mô hình giai đoạn thời gian cố định với tồn kho an toàn
Trong một mô hình giai đoạn thời gian cố định, tái đặt hàng được đặt tại thời điểm kiểm kho (T) và tồn kho an
toàn cần được tái đặt hàng là:
Tồn kho an toàn = zσT+L
Số lượng đặt hàng = Nhu cầu trung bình qua thời kỳ +Tồn kho an toàn – Tồn kho sẵn có (cộng đặt hàng nếu có)
q = d¯(T + L) + zσT + L – I
q = Số lượng đặt hàng
T = Số ngày giữa 2 lần kiểm kho
L = thời gian chờ tính bằng ngày (thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng)
d¯ = nhu cầu trung bình dự báo
z = số lượng độ lệch chuẩn cho 1 xác suất dịch vụ cụ thể
σT + L = độ lệch chuẩn của nhu cầu trong suốt thời gian kiểm kho và thời gian chờ
I = Mức tồn kho hiện tại (bao gồm cả các mặt hàng đang được đặt)
Ghi chú: Nhu cầu, thời gian chờ, giai đoạn kiểm kho,…có thể áp dụng với bất kì đơn vị tính nào miễn là chúng
sử dụng cùng 1 đơn vị trong công thức.
VÍ DỤ 20.5: Số lượng đặt hàng
d¯ = 10; T = 30 ngày; L = 14 ngày; σd = 3; I = 150
Cần thỏa mãn 98% nhu cầu bằng hàng có sẵn trong kho  z = 2.05
Số lượng đặt hàng = ?
Lời giải

σT + L = √∑𝑇+𝐿 2 2
𝑖=1 𝜎𝑑 = √(30 + 14)3 = 19.90

Số lượng cần đặt hàng


q = d¯(T + L) + zσT + L – I = 10(30+14) + 2.05(19.90) – 150 = 331 đơn vị
Vậy cần đặt 331 đơn vị để đảm bảo xác suất 98% không bị thiếu hàng.
 Tính toán vòng quay tồn kho
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑄
𝑇ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ = + 𝑆𝑆
2
𝐷𝐶 𝐷
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 𝑄
= 𝑄
( 2 + 𝑆𝑆) 𝐶 + 𝑆𝑆
2

VÍ DỤ 20.6: Tính toán tồn kho trung bình – Mô hình số lượng đặt hàng cố định
Nhu cầu hàng năm (D) = 1000 đơn vị
Số lượng đặt hàng (Q) = 300 đơn vị
Tồn kho an toàn (SS) = 40 đơn vị
Mức tồn kho bình quân và vòng quay tồn kho cho mặt hàng ?
Lời giải
Tồn kho bình quân = Q/2 + SS = 300/2 + 40 = 190 đơn vị
𝐷
Vòng quay tồn kho = 𝑄 = 1000/190 = 5.263 vòng một năm
+𝑆𝑆
2

VÍ DỤ 20.7: Tính toán tồn kho bình quân – Mô hình giai đoạn thời gian cố định
Nhu cầu hàng tuần (d) = 50 đơn vị
Chu kì kiểm kho (T) = 3 tuần
Tồn kho an toàn (SS) = 30 đơn vị
Mức tồn kho bình quân và vòng quay tồn kho cho mặt hàng ?
Lời giải
Tồn kho bình quân = dT/2 +SS = 50(3)/2 + 30 = 105 đơn vị
52𝑑 52(50)
Vòng quay tồn kho = 𝑑𝑇 = = 24.8 vòng một năm (giả sử công ty hoạt động 52 tuần trong năm)
+𝑆𝑆 105
2

 Mô hình nhảy giá:


-Được dùng để tìm số lượng đặt hàng cho 1 sản phẩm khi có mức giá khác nhau theo mức đặt hàng.
-Xác định số lượng đặt hàng cho giá thấp nhất thì cần tính toán kỹ lưỡng và kiểm tra xem số lượng đó có phù
hợp không. Ngoài ra, ta cũng cần tính chi phí cho mỗi mức số lượng tương ứng với mức nhảy giá. Quy trình 2
bước của mô hình nhảy giá:
 B1: Sắp xếp giá từ thấp nhất đến cao nhất, tính số lượng đặt hàng kinh tế cho mỗi mức giá từ giá thấp
nhất cho đến khi tìm được số lượng đặt hàng phù hợp
 B2: Nếu số lượng đặt hàng kinh tế phù hợp với giá cả thấp nhất thì dừng lại. Nếu không, tiếp tục tính
tổng chi phí số lượng đặt hàng và tổng chi phí cho mỗi mức nhảy giá thấp kế tiếp.
-Thực tế, nhảy giá là giảm việc mua hàng thường xuyên để đặt hàng số lượng lớn hơn, mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn. Tuy nhiên cần ước tính hợp lý các sản phẩm lỗi thời và chi phí hàng tồn.

You might also like