You are on page 1of 6

Tóm tắt chương 15

PHẦN LO15-1: LOGISTICS


- “Logistics” (Hậu cần): Quản trị và hoạch định việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thông
qua qua việc xác định phương thức di chuyển của hàng hóa (máy bay, xe tải, Container, tàu thủy,..) và
lựa chọn nơi đặt nhà máy, nhà kho,..
- “International Logistics”: quản lý những chức năng liên quan đến việc dịch chuyển nguyên liệu và thành
phẩm xảy ra ở mức độ toàn cầu
- Công ty Logistics bên thứ ba: là công ty chuyên quản lý một phần hoặc toàn bộ các hoạt động giao hàng
cho một công ty khác
- Các công ty Logistics cũng cung cấp các dịch vụ khác như quản lý kho bãi, kiểm soát tồn kho…

PHẦN LO15-2: CÁC QUYẾT ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS


- Có 6 phương thức vận tải chính:

Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm

Đường bộ - Sử dụng container, xe tải, ô tô - Phổ biến nhất Khối lượng hàng hóa
- Phù hợp với vận chuyển trong - Tính linh động cao, vận chuyển ít hơn so
nước với đường hàng
không

Đường thủy - Vận chuyển bằng các loại tàu, - Khối lượng lớn - Mất nhiều thời gian
thuyền - Chi phí thấp
- Phù hợp nhất với các sản phẩm
đóng thùng (xăng, dầu), hàng hóa
lâu bị hỏng, hàng cồng kềnh hay
những mặt hàng có giá trị thấp như
các vật liệu xây dựng, gạo, cao su….
:

Đường hàng - Vận chuyển bằng các loại Máy bay - Nhanh chóng - Đắt nhất
không - Phù hợp với các mặt hàng có giá trị - Mặt hàng nhỏ, nhẹ
cao, nhỏ, nhạy cảm với thời gian - An toàn
giao hàng như vàng, kim cương, ...
Đường sắt - Vận chuyển bằng xe lửa - Chi phí thấp
- Phù hợp các hàng hoá số lượng
lớn: than, gỗ, hóa chất

Đường ống - Sử dụng đối với các mặt hàng chất - Tính chuyên biệt cao - Cần phải đầu tư xây
lỏng, khí, chất rắn dạng sệt như dầu - Không cần đóng gói dựng hệ thống cơ sở
- Chi phí thấp hạ tầng ban đầu

Giao hàng tận Nhân viên giao hàng thực hiện vận - Chậm
tay chuyển sản phẩm đến tận tay người - Tốn chi phí
tiêu dùng - Số lượng ít

Có thể vận chuyển theo hình thức : đơn phương hoặc đa phương. Việc sử dụng nhiều phương thức vận
chuyển sẽ giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí tuy nhiên cũng cần phải hoạch định và tổ chức hợp lý

 Thiết kế kho:
- Kho là nơi tập kết cuối cùng của hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau.
- Kho trung chuyển đa năng ( cross - docking) là một phương thức
không lưu kho: vận chuyển hàng hóa thành từng chuyến nhỏ và giao
hàng tại địa phương. Phụ thuộc vào tính hợp tác của địa phương đó
- Hệ thống đầu mối - Vệ tinh (hub and spoke system) Nhà kho sẽ
đóng vai trò như một điểm trung gian gọi là đầu mối (Hub) và từ đây
sẽ kết nối với các khu vực hay còn gọi là vệ tinh (spoke) Hàng hóa
sẽ được vận chuyển từ những vệ tinh (spoke) cụ thể đến đầu mối để lưu trữ và rồi sẽ vận chuyển đến
một vệ tinh khác.
o Lợi thế: Giảm thiểu đoạn đường cần phải di chuyển

PHẦN LO15-3: BỐ TRÍ CÁC CƠ SỞ LOGISTICS:


Việc hoạch định vị trí và cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố tạo nên thành công cho một công ty chuyên
về chuỗi cung ứng, việc này được quyết định bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau:
1. “Gần khách hàng”:
Việc kéo gần khoảng cách với người tiêu dùng sẽ giảm thời gian giao hàng, giảm chi phí vận chuyển cũng như
đáp ứng kịp thời và nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng
2. “Môi trường kinh doanh”
Việc các doanh nghiệp cùng ngành nghề và quy mô tập trung tại một địa điểm có thể tận dụng sự ưu đãi về thuế
quan, trợ cấp, hạn ngạch,… thông qua các chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa
phương
3. “Tổng chi phí mục tiêu”
Việc lựa chọn thiết lập vị trí chuỗi cung ứng sao cho tối thiểu hóa các chi phí vận hành như “chi phí khu vực’’,
“chi phí đầu vào và đầu ra”; “chi phí lãnh thổ” như chi phí nhân công lao động, thuế,.. và “chi phí ẩn” khó đo
lường. Các loại chi phí trên có thể tác động đến yếu tố “Gần khách hàng” đã đề cập phía trên và làm mất lợi thế
của yếu tố này.
4. “Cơ sở hạ tầng”
Yếu tố này được quyết định bởi sự sắp xếp cân đối và hiệu quả trong việc lựa chọn các phương thức vận tải như
đường bộ, tàu hỏa, hàng không, đường biển cùng với chất lượng viễn thông đường truyền và năng lượng cần
thiết vận hành quá trình cung ứng.
5. “Chất lượng lao động”
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của công ty, việc lựa chọn đúng người cho đúng vị trí là vô cùng quan trọng.
6. “Nhà cung cấp”
Tác động đến việc lựa chọn địa điểm phù hợp, góp phần tạo nên quá trình vận hành “tinh gọn” giúp tiết kiệm
chi phí
7. “Các cơ sở khác”
Như đã nói về tầm quan trọng của việc lựa chọn vị trí, việc một cơ sở mới chịu ảnh hưởng của việc đáp ứng quá
trình “tinh gọn” để mang lại hiệu quả cao còn phụ thuộc vào địa điểm các nhà máy và trung tâm phân phối đã
được hoạch định từ trước.
8. “Khu vực mậu dịch tự do”
Tận dụng lợi thế của “khu vực mậu dịch tự do” giúp nới lỏng quá trình nhập khẩu vật tư để sản xuất, đồng thời
trì hoãn thanh toán thuế hải quan cho tới khi thành phẩm được xuất trở về nước xuất khẩu.
9. “Rủi ro chính trị”
Địa chính trị vừa là khó khăn, vừa là cơ hội; các rủi ro cần được cân nhắc rõ ràng khi liên quan đến chính phủ
các nước
10. Rào cản chính phủ”
Tuy các rào cản thâm nhập đã được gỡ bỏ ở nhiều nước, song rào cản văn hóa và phi luật định cũng là yếu tố
cần được suy xét kỹ lưỡng
11. “Khối mậu dịch”
Đối với các doanh nghiệp có mẫu quốc nằm trong “khối mậu dịch” có thể tận dụng các cơ hội ở thị trường mới
và giảm tổng chi phí
Đối với các doanh nghiệp nằm ngoài các quốc gia “khối mậu dịch” sẽ cân nhắc về hoạch định vị trí trong khối
để tránh mất lợi thế cạnh tranh giảm thị phần.
12. “Quy định môi trường”
Trách nhiệm xã hội với việc bảo vệ môi trường và người dân sinh sống ở khu vực bố trí cơ sở hạ tầng sẽ tác
động đến một số ngành đặc thù; vd như sản xuất thuốc trừ sâu sẽ gây hại môi trường nên trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp sẽ là vấn đề được quan tâm đến từ nhiều phía
13. “Cộng đồng sở tại”
Chất lượng cuộc sống là một trong những tiêu chí đánh giá sự quan trọng của việc lựa chọn địa điểm, đối với cả
doanh nghiệp cũng như cộng đồng người sinh sống ở khu vực đó
14. “Lợi thế cạnh tranh”
Việc lựa chọn quốc gia để đặt trụ sở chính theo tính chất từng ngành kinh doanh sẽ tạo nên lợi thế về chi phí và
kích thích sự cải tiến, đảm bảo về hiệu quả các chiến lược, sản xuất sản phẩm chủ lực và quá trình vận hành.

 Có 3 phương thức đinh


̣ vi nha
̣ ̀ máy:
1. Hê ̣ thố ng đánh giá các yế u tố ( Factor-rating-system )
● Đươ ̣c sử du ̣ng rô ̣ng raĩ nhất
● Danh sách các yế u tố đươ ̣c thiết lập
● Thang đo điể m đươ ̣c phát triể n cho từng yế u tố
● Mỗi điạ điể m đươ ̣c đánh giá theo từng yế u tố
● Tính tổng số điểm cho mỗi địa điểm, điạ điể m đươ ̣c nhiề u điể m nhấ t sẽ đươ ̣c cho ̣n
Đây là kiể u đánh giá đơn giản, tuy nhiên không thể tính toán đố i với các khoản chi phí lớn mà có thể xảy ra
trong từng yế u tố
2. Phương pháp vâ ̣n chuyể n theo lâ ̣p trin
̀ h tuyế n tính ( Transportation method of linear programming )
● Sử dụng để giải quyế t các các vấ n đề liên quan đế n viê ̣c vâ ̣n chuyể n sản phẩ m từ nhiề u nguồ n đế n nơi
đế n
● Mục đích: Tố i thiể u hóa chi phí vâ ̣n chuyể n
Tố i đa hóa lơ ̣i nhuâ ̣n.
Ví dụ 15.1: CÔNG TY DƯỢC PHẨM CỦA MỸ
Nhà máy cung cấp nhu cầu kho, chi phí vận chuyển cho mỗi trường hợp của những viên thuốc được trình bày
trong bảng 15.2
BẢNG 15.2A
Chi phí vận chuyển/ thùng (tính bằng US$)
Nhà máy Cung Kho Cầu Từ Đến Đến Đến Đến Los
Columbus St.Louis Denver Angeles
Indianapolis 15 Columbus 10 Indianapolis 25$ 35$ 36$ 60$
Phoenix 6 St.Louis 12 Phoenix 55 30 25 25
New York 14 Denver 15 New York 40 50 80 90
Atlanta 11 Los 9 Atlanta 30 40 66 75
Angeles

Ma trận vận tải 15.2B cho thấy:


● Số lượng cung cấp sẵn có tại mỗi nhà máy được thể hiện ở cột ngoài cùng bên phải.
● Nhu cầu kho được thể hiện trong hộp nhỏ ở mỗi ô.

15.2B. MA TRẬN VẬN TẢI CHO CÔNG TY DƯỢC PHẨM MỸ


Đến Columbus St.Louis Denver Los Angeles Cung nhà
máy
Từ
Indianapolis 25 35 36 60 15
Phoenix 55 30 25 25 6
New York 40 50 80 90 14
Atlanta 30 40 66 75 11
Điểm đến yêu cầu 10 12 15 9 46
46

LỜI GIẢI
Dùng hàm Solver trong Excel để giải vấn đề này. Hình 15.3 cho thấy cách thiết lập bài toán này trong bảng tính.
HÌNH 15.3
● Ô B6 đến ô E6 chứa yêu cầu của mỗi nhà
kho khách hàng. Ô F2 đến F5 chứa lượng cung từ
mỗi nhà máy. Ô B2 đến E5 chứa chi phí vận
chuyển/ thùng (tính bằng USB$) cho sự kết hợp
tiềm năng từ nhà máy đến kho hàng.
● Ô B9 đến E12 chứa giải pháp cho vấn đề.
Cột F9 đến F12 là tổng vận chuyển của mỗi dòng,
cho thấy chi phí thật là bao nhiêu khi vận chuyển từ
mỗi nhà máy trong các giải pháp đề xuất.
● Chi phí của giải pháp đề xuất được tính
trong ô B16 đến E19 bằng cách nhân chi phí vận
chuyển mỗi đơn vị sản phẩm cho mỗi lộ trình cụ thể với chi phí vận chuyển trong giải pháp đề xuất. Ví
dụ: C18 = C4*C11
● Tổng chi phí của ô F20 sẽ bằng tổng các giá trị của các ô B16 đến E19.

You might also like