You are on page 1of 2

DẪN LUẬN NNH VÀ NGỮ ÂM HỌC TV

1.Chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp và chức năng tư
duy
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người
a. Giao tiếp là gì?
- Giao tiếp là trao đổi những hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý muốn, yêu cầu, hành động của
những người tham gia giao tiếp nhằm tác động đến nhau.
=>Như vậy giao tiếp có mục đích tác động, tức là thay đổi trạng thái của những người giao
tiếp.
b. Vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính, khắc phục được tất cả những hạn chế của các phương tiện
giao tiếp khác.
- Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất. Ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó có
thể thể hiện hoạt động sản xuất,giúp con người giành lấy tri thức để sản xuất, giúp con người hiệp lực
sản xuất.
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp. Các giai cấp khác nhau
dùng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau. Trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và đấu tranh giải phóng
thường có hai mặt trận đấu tranh nóng bỏng nhất là đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Trong
đấu tranh chính trị, công cụ và phương tiện sử dụng chính là ngôn ngữ.
1.2 Ngôn ngữ là công cụ tư duy
a. Tư duy là gì ?
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật
của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
b. Vai trò của ngôn ngữ trong tư duy
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (ý nghĩ, suy nghĩ). Không có từ nào, câu nào mà không
biểu hiện khái niệm hay tư tưởng và ngược lại không có tư tưởng nào lại không tồn tại dưới dạng
ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng trở nên rõ ràng khi được
biểu đạt bằng ngôn ngữ.

2. Giải thích tại sao ngôn ngữ là một loại tín hiệu
Một thực thể nào đó được coi là tín hiệu nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau : - Phải là cái có bản
chất vật chất, kích thích đến giác quan của con người và được giác quan của con người cảm nhận (chủ
yếu là thị giác và thính giác). Ví dụ : vật thể, âm thanh, màu sắc,... - Phải đại diện cho hoặc biểu đạt
một cái gì đó ngoài bản thân nó. - Mối liên hệ quy ước giữa “tín hiệu” với cái gì mà nó đại diện cho,
phải được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết “suy diễn” từ nó tới cái gì ngoài nó. - Sự vật/
thực thể đó nằm phải trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách, giá trị tín hiệu
của mình cùng với các tín hiệu khác. (Cái đèn đỏ chỉ là tín hiệu giao thông khi nó là thành tố của hệ
thống tín hiệu giao thông – gồm ba màu : xanh, đỏ, vàng) Dựa vào những điều kiện trên, ngôn ngữ
được coi là một hệ thống tín hiệu, vì : Ví dụ trong tiếng Anh có những đơn vị như : house, people,
tree, book, water, fire,... thì trong tiếng Việt cũng có những đơn vị như : nhà, người, cây, sách, nước,
lửa,... Đây là các từ, là những đơn vị có mặt âm thanh, mặt biểu hiện là âm thanh, mặt được biểu hiện
là những nội dung, ý nghĩa, khái niệm về các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình. Các từ cũng
chính là tên gọi của các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình đó. Khi gọi tên các đơn vị ứng với tên
gọi của các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình đó, người nghe có thể nhận ra và từ đó liên tưởng
tới sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình cụ thể nào đó. Các đơn vị trong ngôn ngữ được đặt trong
một hệ thống cụ thể, là hệ thống ngôn ngữ.

You might also like