You are on page 1of 2

Nguyễn Hà Thu Hương, SP Ngữ Văn, lớp CLC

Trả lời

Câu 1: So sánh ngôn ngữ với các hiện tượng xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng.

Điểm tương đồng:

Yếu tố chung hiện có trong tất cả các hiện tượng xã hội bao gồm ngôn ngữ,
cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng là phục vụ xã hội.

Điểm khác biệt:

Khi cơ sở hạ tầng cũ bị thủ tiêu thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng sụp đổ
theo và thay thế vào đó là một kiến trúc thượng tầng mới tương ứng với cơ sở hạ
tầng mới. Còn ngôn ngữ thì biến đổi liên tục không đếm xỉa đến tình trạng của cơ
sở hạ tầng nhưng nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có
mặt thôi.

Kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho giai cấp nào đó, còn ngôn ngữ
không có tính giai cấp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp luôn luôn có tính toàn dân
phục vụ cả văn hóa tư sản lẫn văn hóa vô sản.

Phạm vi tác động của kiến trúc thượng tầng là nhỏ hẹp và có hạn. Kiến trúc
thượng tầng không trực tiếp liên hệ với sản xuất nó chỉ liên hệ với sản xuất một
cách gián tiếp qua cơ sở hạ tầng trong khi đó ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt
động sản xuất của con người và không những hoạt động sản xuất mà còn cả với
mọi hoạt động khác của con người trên tất cả mọi lĩnh vực công tác từ sản xuất đến
hạ tầng từ hạ tầng đến thượng tầng. Ngôn ngữ thì phản ánh tức thì và trực tiếp
những thay đổi trong sản xuất chứ không đợi những thay đổi phải xảy ra trong hai
tầng trước, phạm vi tác động của ngôn ngữ rộng hơn thượng tầng rất nhiều và hầu
như không có giới hạn nào cả.

Câu 2: Ngôn ngữ có giống các hiện tượng xã hội nói trên không?
Ngôn ngữ không thuộc hạ tầng không thuộc thượng tầng cũng không phải là
công cụ sản xuất, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, chúng chỉ giống
nhau ở chức năng phục vụ con người.

Câu 3: Rút ra nhận xét về bản chất xã hội của ngôn ngữ so với các hiện tượng xã
hội khác.

Đặc thù riêng biệt của cơ sở hạ tầng là nó phục vụ xã hội về mặt kinh tế đặc
thù riêng biệt, còn của thượng tầng là nó phục vụ xã hội bằng những ý niệm về
chính trị pháp lý, mĩ thuật và nhiều mặt khác nữa, và tạo cho xã hội những thiết
chế tương đương về chính trị pháp lý và các mặt khác.

Vậy đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ giúp ta phân biệt ngôn ngữ với các hiện
tượng xã hội khác: là ngôn ngữ phục vụ xã hội, là phương tiện giao tiếp giữa mọi
người, là phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, là phương tiện giúp con người ta
hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt
động của con người cả trên lĩnh vực sản xuất lần quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực
chính trị lẫn văn hóa, cả trên lĩnh vực sinh hoạt xã hội lẫn sinh hoạt thường ngày.
Những đặc thù, chỉ riêng ngôn ngữ mới có và chính vì chỉ ngôn ngữ mới có nên
ngôn ngữ mới thành đối tượng nghiên cứu của một khoa học riêng biệt là: ngôn
ngữ học.

You might also like