You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ ĐỊA CHỈ IPv6


MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

GVHD: TS. Lê Trung Quân

Học viên: Dương Phương Vũ

Mã học viên: CH1602016

Hồ Chí Minh - 09/2016


MỤC LỤC
1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA CHỊ IPv4 .......................................................................... 1
1.1. Không gian địa chỉ IPv4 ............................................................................................................. 1
1.1.1. Địa chỉ lớp A ........................................................................................................................ 1
1.1.2. Địa chỉ lớp B ........................................................................................................................ 2
1.1.3. Địa chỉ lớp C ........................................................................................................................ 2
1.1.4. Nhận xét ............................................................................................................................... 3
1.2. Ưu điểm của IPv6 ........................................................................................................................ 3
1.2.1. Không gian địa chỉ lớn ........................................................................................................ 3
1.2.2. Địa chỉ phân cấp, hạ tầng định tuyến hiệu quả ................................................................ 4
1.2.3. Header đơn giản hơn .......................................................................................................... 4
1.2.4. Tự cấu hình địa chỉ ............................................................................................................. 4
1.2.5. Khả năng xác thực và bảo mật thông tin .......................................................................... 5
1.2.6. Hỗ trợ tốt hơn về chất lượng dịch vụ QoS ........................................................................ 5
1.2.7. Hỗ trợ tốt hơn tính năng di động ....................................................................................... 5
1.2.8. Khả năng mở rộng .............................................................................................................. 5
1.3. So sánh IPv4 và IPv6 .................................................................................................................. 5

2. GIỚI THIỆU ĐỊA CHỈ IPv6 ..................................................................................... 7


2.1. Cách biểu diễn địa chỉ IPv6........................................................................................................ 7
2.2. Phân loại địa chỉ IPv6 ................................................................................................................. 8
2.2.1. Địa chỉ Unicast..................................................................................................................... 8
2.2.2. Địa chỉ Multicast ................................................................................................................. 9
2.2.3. Địa chỉ Anycast .................................................................................................................. 10
2.3. Vấn đề tóm tắt địa chỉ ............................................................................................................... 11
2.4. Phương pháp đánh địa chỉ IPv6 Global Unicast .................................................................... 11
2.4.1. Gán thủ công (Manual Interface ID Assignment) .......................................................... 11
2.4.2. Gán theo quy tắc EUI-64 (EUI-64 Interface ID Assignment) ....................................... 11
2.4.3. Stateless Auto-Configuration ........................................................................................... 13
2.4.4. DHCPv6 (Stateful) ............................................................................................................ 13
2.5. Các giao thức định tuyến .......................................................................................................... 14
2.5.1. RIPng ................................................................................................................................. 14
2.5.2. OSPFv3 .............................................................................................................................. 14
2.5.3. BGP4+ ................................................................................................................................ 15
2.6. Phương pháp chuyển đổi IPv4 sang IPv6 ............................................................................... 15
2.6.1. Dual stack .......................................................................................................................... 15
2.6.2. Tunneling ........................................................................................................................... 16
2.6.3. NAT-PT.............................................................................................................................. 16

3. BẮT GÓI TIN TUNNEL IPv6-IN-IPv4 BẰNG WIRESHARK VÀ PHÂN TÍCH


MÃ NGUỒN CỦA KERNEL LINUX ............................................................................. 1
3.1. Bắt gói tin “IPv6-in-IPv4” bằng Wireshark ............................................................................. 1
3.2. Phân tích mã nguồn của kernel linux ........................................................................................ 3

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1


Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA CHỊ IPv4


1.1. Không gian địa chỉ IPv4

Địa chỉ IP version 4 (IPv4) được định nghĩa vào năm 1981, được chia ra
thành 5 lớp A, B, C, D:
Lớp Dãy địa chỉ Bit bắt đầu Phạm vi sử dụng
A 0.0.0.0 đến 127.255.255.255 0 Quy mô mạng lớn
B 128.0.0.0 đến 191.255.255.255 10 Quy mô mạng trung bình
C 192.0.0.0 đến 223.255.255.255 110 Quy mô mạng nhỏ
D 224.0.0.0 đến 239.255.255.255 1110 Multicast
E 240.0.0.0 đến 247.255.255.255 1111 Mục đích nghiên cứu

Địa chỉ IPv4 sử dụng 32-bit, với 32 bit thì tổng cộng số địa chỉ mà IPv4 có
thể cung cấp là: 232 = 4,294,967,296 (Hơn 4 tỷ địa chỉ), đây chỉ là con số trên lý
thuyết. Thực tế, số địa chỉ mà IPv4 có thể được sử dụng (có thể gán được cho các
thiết bị sử dụng Internet) là thấp hơn so với con số trên, nguyên nhân là do một số
địa chỉ đặc biệt được dùng làm địa chỉ mạng (Network) và địa chỉ quảng bá
(Broadcast). Địa chỉ IPv4 có thể sử dụng là những địa chỉ thuộc lớp A, B và C.

1.1.1. Địa chỉ lớp A


Đối với địa chỉ lớp A, số lớp mạng mà lớp A cung cấp là: 27 - 3 = 125 (0,
127 không được sử dụng và 10 là dãy địa chỉ Private của lớp A).

Trang 1
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Mỗi lớp A sẽ có số địa chỉ host là: 224 - 2 = 16,777,214 (Không tính địa chỉ
mạng và địa chỉ Broadcast). Như vậy, tổng cộng địa chỉ IPv4 mà lớp A cung cấp
là: 125 x 16,777,214 = 2,097,151,750.
1.1.2. Địa chỉ lớp B
Đối với địa chỉ lớp B, số lớp mạng mà lớp B cung cấp là: 214 - 1 = 16,383
(172.16.0.0 là dãy địa chỉ Private của lớp B)

Mỗi lớp B sẽ có số địa chỉ host là: 216 - 2 = 65,534 (Không tính địa chỉ
mạng và địa chỉ Broadcast). Như vậy, tổng cộng địa chỉ IPv4 mà lớp B cung cấp
là: 16,383 x 65,534 = 1,073,643,522.
1.1.3. Địa chỉ lớp C
Đối với địa chỉ lớp C, số lớp mạng mà lớp C cung cấp là: 221 - 1 =
2,097,151 (192.168.0.0 là dãy địa chỉ Private của lớp C)

Mỗi lớp C sẽ có số địa chỉ host là: 28 - 2 = 254 (Không tính địa chỉ mạng và
địa chỉ Broadcast). Như vậy, tổng cộng địa chỉ IPv4 mà lớp C cung cấp là:
2,097,151 x 254 = 532,676,354.

Trang 2
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

1.1.4. Nhận xét


Như trình bày ở phần trên, tổng số địa chỉ khả dụng của IPv4 là:
2,097,151,750 + 1,073,643,522 + 532,676,354 = 3,703,471,626 (trên lý thuyết là
4,294,967,296).
Mỗi lớp địa chỉ có dãy IP Private tương ứng, ví dụ:
 Lớp A: 10.x.x.x
 Lớp B: 172.16.x.x
 Lớp C: 192.168.x.x
Những địa chỉ thuộc những lớp này chỉ sử dụng trong mạng nội bộ mà
không được quảng bá trên Internet.
Ngày nay, dưới sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và
Internet, nhiều thiết bị hiện đại có sử dụng Internet ra đời (điện thoại di động, máy
tính bảng, Laptop, SmartTV, Thiết bị dẫn đường trên xe hơi…), mỗi thiết bị để
truy cập vào Internet tất nhiên phải được gán cho một địa chỉ IP dẫn đến sự thiếu
hụt không gian địa chỉ IPv4.
Dân số thế giới hiện nay khoảng gần 7,5 tỷ người, nếu nhưng trung bình
mỗi người sở hữu 2 thiết bị công nghệ sử dụng Internet, như vậy sẽ cần 15 tỷ địa
chỉ IPv4. Không gian địa chỉ IPv4 hoàn toàn không đáp ứng được, đòi hỏi sử ra
đời của thế hệ IP tiếp theo, IPv6.
1.2. Ưu điểm của IPv6
1.2.1. Không gian địa chỉ lớn

Trang 3
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

IPv6 sử dụng 128 bit địa chỉ, nhiều gấp 4 lần địa chỉ IPv4 (32 bit), điều đó
có nghĩa là IPv6 có khả năng cung cấp 2128 = 3.4 x 1038 địa chỉ, nếu dựa theo tình
hình dân số hiện tại thì mỗi người có thể được cấp 4.5 x 1028 địa chỉ.
Với số lượng địa chỉ vô cùng lớn thì không gian địa chỉ IPv6 được thiết kế
đủ lớn cho phép phân bổ địa chỉ và mạng con từ trục xương sống Internet đến
từng mạng con trong một tổ chức. Do đó, các kĩ thuật bảo tồn địa chỉ như NAT sẽ
không còn cần thiết nữa.
1.2.2. Địa chỉ phân cấp, hạ tầng định tuyến hiệu quả
Nếu như sự phân cấp của địa chị IPv4 là bao gồm các thông tin như
network, subnet và các thành phần host thì đối với địa chỉ IPv6 với 128 bit địa
chỉ, IPv6 phân cấp dựa trên Prefix thay vì lớp địa chỉ như IPv4, điều này làm cho
bảng định tuyến nhỏ hơn và việc định tuyến hiệu quả hơn.
1.2.3. Header đơn giản hơn

Header của IPv6 được thiết kế để giảm chi phí đến mức tối thiểu. Điều này
đạt được bằng cách chuyển các trường không quan trọng và các trường lựa chọn
sang các Header mở rộng được đặt phía sau của IPv6 Header. Khuông dạng
Header mới của IPv6 tạo ra sự xử lý hiệu quả hơn tại các Router.
1.2.4. Tự cấu hình địa chỉ
Để đơn giản cho việc cấu hình các trạm, IPv6 hỗ trợ cả việc tự cấu hình địa
chỉ Stateful như khả năng cấu hình server DHCP và tự cấu hình địa chỉ Stateless
(không có DHCP Server). Với tự cấu hình địa chỉ mạng Stateless, các trạm trong
liên kết tự động cấu hình chúng với địa chỉ IPv6 của liên kết (địa chỉ cục bộ liên
kết) và với địa chỉ rút ra từ tiền tố được quảng bá bởi Router cục bộ. Thậm chí
nếu không có Router, các trạm trên cùng một liên kết có thể tự cấu hình chúng với

Trang 4
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

các địa chỉ cục bộ liên kết và giao tiếp với nhau mà không phải thiết lập cấu hình
thủ công.
1.2.5. Khả năng xác thực và bảo mật thông tin
Hổ trợ IP Security (IPSec). IPSec cung cấp các dịch vụ mã hóa chất lượng
cao, tương thích với nhiều hệ thống và hoạt động ở lớp IP (IP layer). IPSec là tùy
chọn trong IPv4 nhưng là bắt buộc trong IPv6. IPsec tăng cường tính năng bảo
mật cho lớp IP nguyên thủy bằng cách cung cấp:
 Tính năng xác thực (authenticity)
 Tính nguyên vẹn (integrity)
 Tính bí mật (confidentiality)
 Điều khiển truy nhập (access control) thông qua việc sử dụng hai
giao thức AH (Authentication header) và ESP (Encapsulating
Security Payload).
1.2.6. Hỗ trợ tốt hơn về chất lượng dịch vụ QoS
Những cải tiến trong thiết kế của IPv6 như: không phân mảnh, định tuyến
phân cấp, gói tin IPv6 được thiết kế với mục đích xử lý thật hiệu quả tại thiết bị
định tuyến tạo ra khả năng hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng dịch vụ QoS.
1.2.7. Hỗ trợ tốt hơn tính năng di động
Khi một thiết bị kết nối vào một hệ thống mạng IPv4, nó sẽ được cấp một
địa chỉ IP, mọi thao tác trao đổi thông tin, dữ liệu trên Internet đều thông qua IP
này, nếu chúng ta di chuyển sang một vùng khác và kết nối vào một mạng khác
thì địa chỉ IP của thiết bị cũng sẽ thay đổi theo, điều này dẫn đến những kết nối
mà ta đã thiết lập ở mạng trước đó sẽ mất đi và ta phải kết nối lại để tiếp tục sử
dụng dữ liệu. IPv6 đã có bước cải tiến vấn đề này, IPv6 hổ trợ cơ chế có thể hiểu
là chuyển mạng mà thiết bị vẫn không bị mất kết nối hay thay đổi địa chỉ IP.
1.2.8. Khả năng mở rộng
Thiết kế của IPv6 có dự phòng cho sự phát triển trong tương lai đồng thời
dễ dàng mở rộng khi có nhu cầu.
1.3. So sánh IPv4 và IPv6

Trang 5
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

So sánh Header của IPv4 và IPv6

IPv4 IPv6
Địa chỉ dài 32 bit Địa chỉ dài 128 bit

IPSec là tùy chọn IPSec được yêu cầu

Định dạng được luồng dữ liệu nên hỗ trỗ QoS


Không định dạng được luồng dữ liệu
tốt hơn.
Sự phần mảnh được thực hiện tại các host
gửi và tại router, nên khả năng thực thi của Sự phân mảnh chỉ xảy ra tại host gửi.
router chậm.
Không đòi hỏi kích thước gói lớp liên kết Lớp liên kết hỗ trợ gói 1.280 byte và tái hợp
và phải được tái hợp gói 576 byte. gói 1.500 byte.

Checksum header. Không checksum header.

Tất cả dữ liệu tùy chọn được chuyển vào phần


Header có phần tùy chọn.
header mở rộng.

Trang 6
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

ARP sử dụng frame ARP Request để phân Frame ARP Request được thay thế bởi
giải địa chỉ IPv4 thành địa chỉ lớp liên kết. message Neighbor Solicitation.
IGMP (Internet Group Management
IGMP được thay thế bởi message MLD
Protocol) được dùng để quản lý các thành
(Multicast Listener Discovery).
viên của mạng con cục bộ.
ICMP Router Discovery được dùng để xác ICMPv4 Router Discovery được thay thế bởi
định địa chỉ của gateway mặc định tốt nhất message ICMPv6 Router Discovery và Router
và là tùy chọn. Advertisement .
IPv6 không có địa chỉ broadcast, mà địa chỉ
Địa chỉ broadcast để gửi lưu lượng đến tất
multicast đến tất cả các node (phạm Link-
cả các node.
Local).
Phải cấu hình bằng tay hoặc thông qua giao Cấu hình tự động, không đòi hỏi DHCP cho
thức DHCP cho IPv4. IPv6.
Sử dụng các mẫu tin chứa tài nguyên địa
Sử dụng các mẫu tin AAAA trong DNS để ánh
chỉ host trong DNS để ánh xạ tên host thành
xạ tên host thành địa chỉ IPv6.
địa chỉ IPv4.
Bảng tóm tắt so sánh đặc điểm của IPv4 và IPv6

2. GIỚI THIỆU ĐỊA CHỈ IPv6


2.1. Cách biểu diễn địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv6 không được trình bày ở định dạng thập phân giống như IPv4
mà là ở dạng thập lục phân, do IPv6 có chiều dài 128 bit nên IPv6 được quy ước
chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 byte và cách nhau bởi dấu “:” (hai chấm).

X:X:X:X:X:X:X:X

X: là 2 byte ở dạng thập lục phân.


Ví dụ: 2031:3051:130F:E0F1:90CD:9C0A:876A:130B
Đối với những nhóm có giá trị 0 ở đầu thì có thể được lượt bỏ đi. Ví dụ:
2031:0517:130F:E0F1:90CD:0C0A:876A:130B
 2031:517:130F:E0F1:90CD:C0A:876A:130B
Đối với những nhóm có giá trị 0 liên tiếp, có thể viết rút gọn lại là “::”. Ví
dụ:
2031:2517:0000:0000:0000:1C0A:876A:130B
 2031:2517::1C0A:876A:130B

Trang 7
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Nhưng lưu ý là cách rút gọn này chỉ được thực hiện 1 lần. Ví dụ:
2031:0517:0000:0000:A5C7:0000:0000:130B
 2031:0517::A5C7::130B (Sai)
 2031:517::A5C7:0:0:130B (Đúng)
2.2. Phân loại địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv4 chia ra làm 2 loại: Unicast và Multicast. Địa chỉ Unicast là
những địa chỉ thuộc lớp A, B và C, địa chỉ này được gán cho thiết bị (host) truy
cập Internet. Địa chị Multicast được dùng để định danh nhiều host phục vụ cho
việc truyền tải bản tin multicast. Đối với IPv6, bao gồm 3 loại địa chỉ chính:
Unicast, Multicast và Anycast.
2.2.1. Địa chỉ Unicast
Địa chỉ Unicast là địa chỉ định danh cho một thiết bị (interface hay card
mạng). Một gói tin được gửi đến địa chỉ Unicast là được chuyển đến interface
định danh bởi địa chỉ đó. Địa chỉ Unicast có 2 loại:
Link local: Địa chỉ Link local cho phép kết nối các thiết bị nội bộ với nhau,
địa chỉ này không có khả năng định tuyến và chỉ sử dụng trong cùng một lớp
mạng. Địa chỉ Link local có prefix dạng như sau: FE80::/10.

Global Unicast: Địa này tương tự như địa chỉ Public IPv4, nghĩa là địa chỉ
này được định tuyến và sử dụng trên Internet.

Trang 8
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

 Registry: Định danh các vùng.


 ISP Prefix: Định danh các nhà cung cấp dịch vụ.
 Site Prefix: Định danh các doanh nghiệp, tổ chức.
 Subnet Prefix: Định danh mạng nhỏ hơn trong doanh nghiệp, tổ
chức.
3 bit đầu tiên được gán giá trị 001. Do đó, địa chỉ Global unicast thường có
dạng 2001::/3.
2.2.2. Địa chỉ Multicast

Trang 9
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Địa chỉ Multicast định danh nhiều host/interface. Một gói tin khi gửi đến
địa chỉ này có nghĩa là nó sẽ được gửi đến các host/interface tương ứng. Địa chỉ
Multicast thường có Prefix là: FF00::/8

Cấu trúc của địa chỉ Multicast

 8 bit đầu là 1111 1111: Định danh của địa chỉ Multicast
 4 bit tiếp theo là Flags: 3 bit đầu thường không được sử dụng, bit
cuối. Bit thứ 4: 0 là giá trị được gán bởi IANA và 1 là địa chỉ tạm
thời, sử dụng trong nội bộ.
 4 bit kế tiếp là Scope: Quy định phạm vi của địa chỉ Multicast
 112 bit còn lại: Định danh nhóm các host/interface có cùng địa chỉ
Multicast.
2.2.3. Địa chỉ Anycast
Địa chỉ Anycast là địa chỉ được gán cho một nhóm các host/interface không
cùng trên một node mạng. Khi một gói tin được gửi đến địa chỉ Anycast, nó sẽ
được gửi đến host/interface gần nhất được định nghĩa bởi địa chỉ Anycast đó. Địa
chỉ Anycast về mặt cấu trúc thì không khác gì so với địa chỉ Unicast bởi vì nó
được cấp phát từ không gian địa chỉ Unicast. Việc gán địa chỉ Unicast cho nhiều
hơn một host/interface nghĩa là đó chính là địa chỉ Anycast. Trong gói tin IPv6 thì
địa chỉ Anycast không được sử dụng trong trường “source address”.

Trang 10
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

2.3. Vấn đề tóm tắt địa chỉ

Không gian địa chỉ lớn tạo điều kiện cho việc cấp phát địa chỉ đến các nhà
cung cấp dịch vụ (ISP) và các tổ chức. Một nhà cung cấp dịch vụ gộp tất cả
những prefix của khách hàng của họ vào trong một prefix duy nhất và quảng bá
prefix đó vào mạng IPv6. Không gian địa chỉ lớn cũng đủ cho các tổ chức định
nghĩa một prefix duy nhất cho toàn bộ hệ thống mạng của tổ chức đó.
Kết quả của việc gộp những prefix của khách hàng tạo nên tính hiệu quả,
tính mở rộng cho bảng định tuyến. Tăng băng thông cũng như đảm bảo chất
lượng truyền tải dữ liệu người dùng.
2.4. Phương pháp đánh địa chỉ IPv6 Global Unicast
2.4.1. Gán thủ công (Manual Interface ID Assignment)
Gán thủ công nghĩa là tự người quản trị mạng sẽ tự động gán một giá trị địa
chỉ IPv6 cho host/interface bất kỳ. Đối với Router của Cisco có thể thực hiện lệnh
như sau:
Router1(config-if)# ipv6 address 2001:DB8:1111:2222::54/64
2.4.2. Gán theo quy tắc EUI-64 (EUI-64 Interface ID Assignment)
Cách gán địa chỉ này áp dùng cho những địa chỉ IPv6 có phần Host ID là 64
bit. Địa chỉ IPv6 được thể hiện ở dạng số Hexa Decimal và có tính duy nhất trên
toàn cầu (Địa chỉ Global Unicast). Một loại địa chỉ khác cũng được thể hiện bằng

Trang 11
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

số Hexa Decimal và cũng có tính duy nhất trên toàn cầu đó là địa chỉ MAC
(Media Access Control), chính nhờ đặc điểm này mà địa chỉ MAC của Card mạng
máy tính được dùng để gán địa chỉ IPv6.

Địa chỉ MAC chỉ có 48 bit mà phần Host ID của IPv6 cần đến 64 bit, nên
cần phải biết đổi địa chỉ MAC như sau:
 Chia đôi địa chỉ MAC thành 2 phần OUI (Organizationally Unique
Identifier) và NIC, mỗi phần gồm 24 bit.
 Chèn 2 byte FF FE nối giữa 2 phần, ta được 64 bit EUI.

 Bit thứ 7 từ trái sang cần phải đảo giá trị (0: Locally unique; 1:
Universally unique). Địa chỉ MAC thông thường giá trị này là 0, để
sử dụng địa chỉ MAC làm IPv6 thì phải đảo bit này là 1.

Trang 12
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Thực hiện xong các bước ta được địa chỉ IPv6 được gán theo quy tắc EUI-
64.
2.4.3. Stateless Auto-Configuration

Khi PC được cắm vào mạng, nó sẽ gửi đi một gói tin Router Solicitation để
yêu cầu địa chỉ mạng hiện tại. Khi Router nhận được yêu cầu, nó sẽ gửi trả về gói
tin Router Advertisement bao gồm thông tin như Prefix, Default Route…PC sau
khi nhận được thông tin từ Router sẽ tự động điền thêm thông tin Host ID theo
quy tắc EUI-64 để tạo thành một địa chỉ IPv6 hoàn chỉnh.
2.4.4. DHCPv6 (Stateful)
DHCPv6 là một bản cập nhật DHCPv4 để hổ trợ IPv6, hổ trợ kiểu đánh địa
chỉ mới (IPv6), cho phép điều khiển nhiều hơn so với kiểu đánh địa chỉ Stateless
Auto-configuration, nghĩa là đối với kiểu Stateless, việc đánh địa chỉ được thực
hiện tại Client (PC hay Device), nhưng đối với kiểu Stateful, việc quản lý và cấp
phát địa chỉ được thực hiện tại DHCPv6 Server.

Trang 13
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Cách thức hoạt động của DHCPv6 tương tự như DHCPv4. Đầu tiên, Client
sẽ kiểm tra xem có Router trên đường mạng hay không?
 Nếu Router được tìm thấy, Client cũng sẽ gửi bản tin request (Router
Solicitation) sau khi nhận được bản tin Router Advertisement, Client
sẽ phân tích nếu DHCP được sử dụng.
 Nếu không tìm thấy Router hoặc nếu Router nói rằng có thể sử dụng
DHCP thì:
o Client sẽ gửi bản tin DHCP solicit đến địa chỉ multicast của
tất cả DHCP agent.
o Client sử dụng địa chỉ Link Local làm source address trong
gói tin gửi đến các DHCP agent.
2.5. Các giao thức định tuyến
2.5.1. RIPng
Giao thức RIPng (Routing Information Protocol Next Generation) dựa trên
thuật toán định tuyến thông dụng distance-vector (thuật toán Bellman Ford).
RIPng được phát triển dựa trên giao thức RIPv2 (giao thức định tuyến trên nền
IPv4).
RIPng có bán kính là 15 hops cũng sử dụng cơ chế split horizon và poison
reverse (chống loop) như RIPv4 của IPv4.
Những tính năng được cập nhật để hổ trợ cho IPv6 như:
 IPv6 prefix
 Next hop là địa chỉ IPv6
 Sử dụng địa chỉ multicast có predfix FF02::9, đây là địa chỉ sử dụng
cho tất cả router chạy định tuyến RIP trên nền IPv6 và là địa chỉ đích
cho các bảng tin cập nhật RIP.
 Sử dụng IPv6 cho việc truyền tải thông tin.
2.5.2. OSPFv3

Trang 14
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

OSPFv3 cũng được xây dựng dựa trên OSPFv2 trên nền IPv4 để hổ trợ
IPv6. Tuy nhiên, việc cấu hình và vận hành thì hoàn toàn độc lập so với OSPFv2
trên thiết bị switch.
Những đặc điểm của OSPFv2 mà OSPFv3 hiện thực bao gồm:
 Packet types
 Neighbor discovery and adjacency formation mechanisms
 LSA aging and flooding
 SPF calculations
 DR election procedure
 Multiple area support
 Router-ID (32 bits)
Những đặc điểm mà OSPFv3 khác so với OSPFv2:
 Địa chỉ IPv6 128 bit
 Sử dụng địa chỉ link local
 OSPFv3 chạy trên đường lnk thay vì subnet
2.5.3. BGP4+
BGP4+ bao gồm đầy đủ đặc điểm và chức năng của IPv4 BGP (BGP4).
BGP4+ tối ưu:
 Hổ trợ họ địa chị IPv6 unicast và Network layer reachability
information (NLRI).
 Thuộc tính của Next hop tiếp theo sử dụng địa chỉ IPv6.
2.6. Phương pháp chuyển đổi IPv4 sang IPv6
2.6.1. Dual stack

Trang 15
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Thiết bị hổ trợ cơ chế Dual Stack là thiết bị vừa chạy giao thức IPv4 vừa
chạy giao thức IPv6. Ưu điểm của giải pháp này là:
 Giải pháp này không cần bất cứ thuật toán tunnel nào trên mạng nội
bộ.
 Cả 2 giao thức IPv4 và IPv6 chạy độc lập với nhau.
 Dual Stack hổ trợ cho việc chuyển công nghệ dần từ IPv4 sang IPv6.
2.6.2. Tunneling

Tunneling (đường hầm) là một phương thức tích hợp mà gói tin IPv6 được
đóng gói trong một giao thức khác, chẳng hạn như IPv4.
Như vậy, gói tin gửi đi trong nền IPv4 sẽ gồm 20-byte IPv4 header và IPv6
header + IPv6 Payload. Trong mô hình này thì yêu cầu router hổ trợ cơ chế Dual
Stack (có thể làm việc với nền IPv4 và IPv6).
2.6.3. NAT-PT

Trang 16
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Network Address Translation (NAT)-Port Translation (PT) hổ trợ chuyển


đổi từ IPv4 sang IPv6. Bằng cách sử dụng giao thức “dịch gói tin” giữa IPv4 và
IPv6, cho phép trực tiếp giao tiếp giữa các thiết bị trên 2 hệ IP khác nhau. Chúng
ta có thề sử dụng static, dynamic, port address translation hoặc là IPv4-mapped
definitions cho cơ chế NAT-PT.

Trang 17
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

3. BẮT GÓI TIN TUNNEL IPv6-IN-IPv4 BẰNG WIRESHARK VÀ PHÂN TÍCH


MÃ NGUỒN CỦA KERNEL LINUX
3.1. Bắt gói tin “IPv6-in-IPv4” bằng Wireshark
Bước 1: Thiết lập Tunnel IPv6-in-IPv4 bằng cách sử dụng dịch vụ IPv6
Tunnel Broker của Hurricane Electric.

Bước 2: Tiến hành cấu hình trên hệ điều hành CentOS sử dụng Tunnel.
 Chỉnh sửa file: /etc/sysconfig/network, thêm vào nội dung sau:
NETWORKING_IPV6=yes
IPV6_DEFAULTGW=2001:470:35:f54::1

 Tạo mới file ifcfg-sit ở thư mục /etc/sysconfig/network-scripts/ và


thêm nội dung như sau:
vi /etc/sysconfig/network-scripts/ ifcfg-sit
DEVICE=sit1
BOOTPROTO=none
ONBOOT=yes
IPV6INIT=yes
IPV6TUNNELIPV4=216.218.221.42

Trang 1
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

IPV6TUNNELIPV4LOCAL=192.168.1.187
IPV6ADDR=2001:470:35:f54::2/64

 Khởi động lại service network


service network restart

Tiến hành ping thử địa chỉ ipv6.google.com


ping6 ipv6.google.com
PING ipv6.google.com(tf-in-x8b.1e100.net) 56 data bytes
64 bytes from tf-in-x8b.1e100.net: icmp_seq=1 ttl=56
time=156 ms
64 bytes from tf-in-x8b.1e100.net: icmp_seq=16 ttl=56
time=161 ms

Sử dụng Wireshark để bắt gói tin, filter với địa chỉ đích là địa chỉ public
của card mạng đang sử dụng (trường hợp này là 14.186.1.243)

Trang 2
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

3.2. Phân tích mã nguồn của kernel linux


 Kernel sử dụng linux-4.8.1 download lại:
https://cdn.kernel.org/pub/linux/kernel/v4.x/linux-4.8.1.tar.xz
 Phương thức gán địa chỉ IPv6 thủ công cho một interface

 Phương thức gán địa chỉ IPv6 theo quy tắc EUI-64 cho một interface

Trang 3
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

Trang 4
Công nghệ mạng và truyền thông hiện tại - Tìm hiểu về địa chị IPv6

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO


 William R. Parkhurst. (Published on Nov 5, 2004). “Internet Addressing and
Routing First Step” from
http://www.ciscopress.com/articles/article.asp?p=348253&seqNum=7
 SQA (Accessed on Oct, 2016) “Internet Technologies” from
http://www.sqa.org.uk/e-learning/WebTech01CD/page_11.htm#Popup19
 Wikipeadia. (Accessed on Oct, 2016). “IPv4 address exhaustion” from
https://en.wikipedia.org/wiki/IPv4_address_exhaustion
 IPv6 – The Future is Now (Accessed on Oct, 2016) “IPv6 Advanced Features”
from https://ilexbmd.wordpress.com/ipv6-advanced-features/
 Địa chỉ IPv6. (Accessed on Oct, 2016). “Giao thức bảo mật IPSEC trong IPv6”
from https://www.vnnic.vn/ipv6/congnghe/giao-th%E1%BB%A9c-
b%E1%BA%A3o-m%E1%BA%ADt-ipsec-trong-ipv6
 Địa chỉ IPv6 (Accessed on Oct, 2016). “Các đặc điểm, lợi ích của IPv6” from
https://www.vnnic.vn/ipv6/c%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%B7c-
%C4%91i%E1%BB%83m-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-ipv6
 HUNG CAO. (Published on Aug 26, 2016). “Sự Khác Nhau Giữa IPV4 Và IPV6”
from https://kysudien.wordpress.com/2013/08/26/790/
 IPv6. (Accessed on )“Types of IPv6 Addresses, Global Unicast, Link-local,
Multicast, Anycast, Loopback addresses” from
http://www.omnisecu.com/tcpip/ipv6/types-of-ipv6-addresses.php
 Michael Pietroforte. (Published on Mar 9, 2011). “IPv6 tutorial – Part 5: Address
types and global unicast addresses” from https://4sysops.com/archives/ipv6-
tutorial-part-5-address-types-and-global-unicast-addresses/
 Edward Tetz. (Accessed on Oct 03, 2016). “NETWORK BASICS: ASSIGNING
IPV6 ADDRESSES” from
http://www.dummies.com/programming/networking/cisco/network-basics-
assigning-ipv6-addresses/

Trang 1

You might also like