You are on page 1of 33

HORMON TUYẾN GIÁP

ThS.DS.Tôn Thị Thanh Thảo


MỤC TIÊU

− Trình bày được các thuốc tuyến giáp và kháng giáp


− Sử dụng được các thuốc tuyến giáp và kháng giáp
NỘI DUNG

− Sơ lược về hormone tuyến giáp


− Thuốc tuyến giáp
− Thuốc kháng giáp
HORMONE TUYẾN GIÁP
HORMONE TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormon:
− Thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3): có vai trò trong sự phát
triển cơ thể và chuyển hóa năng lượng
− Calcitonin: điều hòa chuyển hóa calci và phospho
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

6
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4
Nguyên liệu chính là iod và tyrosin
 Bắt iod: lấy iodur từ máu vào tuyến giáp
 Oxy hóa: chuyển sang iod tự do (I- thành I2 )
 Iod hóa: gắn iod vào tyrosin nằm trong thyroglobulin thành
monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT)
 Tạo T3, T4: MIT+DIT thành triiodothyronin (T3) và DIT+DIT
thành tetraiodothyronin (T4)

7
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

8
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

9
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

10
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

11
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

 Trong thyroglobulin tỉ lệ T4/T3 là 4/1 → hormon giải phóng


vào máu có 80% là T4, 20% là T3
 Sau vài ngày phần lớn T4 bị khử iod tạo thành T3
 Trong máu: 99% hormon gắn vào albumin, globulin, chỉ có
0,04% T4 và 0,4 % T3 ở dạng tự do, có hoạt tính
 T3 có tác dụng mạnh hơn T4 4 lần

12
HORMON TUYẾN GIÁP: T3, T4

Cơ chế
T3, T4 gắn vào receptor trong bào tương → phức hợp
“hormon-receptor” gắn vào AND của nhân để kích thích
tổng hợp protein chuyên biệt có vai trò trong các tác dụng
của hormon tuyến giáp

13
TÁC DỤNG SINH LÝ
− Tác dụng trên chuyển hoá
 Tác dụng sinh nhiệt: T3, T4 làm tăng sử dụng oxy ở mô
→ tăng chuyển hoá → tăng thân nhiệt
 Chuyển hoá glucid: tăng hấp thu glucose ở ruột, giảm
glycogen ở gan, tăng sử dụng glucose ở mô → tăng
đường huyết sau ăn nhưng giảm nhanh
TÁC DỤNG SINH LÝ
− Tác dụng trên chuyển hoá
 Chuyển hoá protid: kích thích tổng hợp protein giúp phát
triển cơ thể nhưng liều cao làm thoái hóa protein gây yếu cơ
 Chuyển hoá lipid: tăng chuyển cholesterol thành acid mật
nên giảm cholesterol huyết
 Chuyển hoá muối nước: tăng lọc cầu thận, giảm tái hấp thu
ở ống thận → lợi tiểu
TÁC DỤNG SINH LÝ
Tác dụng trên tăng trưởng: T3, T4, GH kích thích phát triển cơ

thể (TKTƯ, xương, răng, da,..)


Tác dụng trên tim: ảnh hưởng hoạt động tim. Cường giáp làm
tăng hoạt động tim, tăng nhịp tim. Nhược giáp thì ngược lại
Tác động trên thần kinh trung ương: tăng sinh sợi trục, phân
nhánh đuôi gai, sản sinh synapse và myelin hóa sợi thần kinh
CHỈ ĐỊNH

 Thay thế hoặc bổ sung trong các trường hợp suy giáp
 Bướu cổ đơn thuần (ức chế tiết TSH)
CHẾ PHẨM

 Lấy từ động vật (lợn, bò, cừu)


 Tổng hợp: Liothyronin (T3), Levothyroxin (T4)
CHẾ PHẨM
Liothyronin (T3)
 T1/2 ngắn → uống nhiều lần
 Khởi đầu tác dụng sau 24 – 72 giờ
 Hiệu lực mạnh hơn levothyroxin 4 lần → độc tính trên
tim cao hơn
 Đắt tiền hơn
 Thường dùng trong khẩn cấp
CHẾ PHẨM
Levothyroxin (T4)
 T1/2 dài → ngày uống 1 lần

 Vào máu T4 chuyển thành T3 nên có cả 2 hormone


 Giá rẻ hơn Liothyronin
 Điều trị lâu dài
 Nhiều tương tác thuốc
CHẾ PHẨM
Levothyroxin (T4)
 Tăng liều dần tùy theo tình trạng bệnh và tuổi bệnh nhân
 Khởi đầu tác dụng sau 2 - 3 tuần, tác dụng tối đa 4 - 6 tuần
 Uống 1 lần/ ngày trước ăn sáng 30 đến 60 phút
TÁC DỤNG PHỤ

 Nhịp tim nhanh


 Dễ xúc động
 Mất ngủ
 Vã mồ hôi
 Sụt cân
 Tiêu chảy
CHỐNG CHỈ ĐỊNH

 Quá mẫn
 Cường giáp
 Mới nhồi máu cơ tim
 Nhiễm độc tuyến giáp
 Thiểu năng thượng thận
CALCITONIN

 Hormon làm hạ calci máu


 Tác dụng chính ở 3 cơ quan: xương, thận, ống tiêu hóa
 Bị phân hủy ở dạ dày → tiêm bắp, tiêm dưới da hay xịt mũi
CALCITONIN

Xương: ức chế tiêu xương bằng cách ức chế hủy cốt bào,
đồng thời tăng tạo xương do kích thích tạo cốt bào
Thận: tác động trực tiếp gây tăng thải calci và phospho qua
nước tiểu. Tuy nhiên, một số người tác động ức chế tiêu
xương mạnh nên làm giảm thải calci qua nước tiểu
Ống tiêu hóa: tăng hấp thu calci
CALCITONIN

Chỉ định
 Tăng calci máu do cường cận giáp trạng, ung thư di
căn xương, paget xương
 Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
CALCITONIN

Tác dụng phụ


 Tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy
 Mạch máu: nóng mặt, cảm giác kiến bò
THUỐC KHÁNG GIÁP

Giảm hoạt động tuyến giáp và tác động hormone bằng


cách làm giảm sản xuất hormone:
 Giảm sản xuất hormone tại tuyến giáp
 Phá hủy tuyến giáp bằng xạ trị hay giải phẫu
THUỐC KHÁNG GIÁP

 Thionamid: propylthiouracil, methimazol, carbimazol


 Ức chế iod gắn vào tyrosin, ức chế tổng hợp MIT, DIT
THUỐC KHÁNG GIÁP
THUỐC KHÁNG GIÁP

Thionamid
 Tác dụng tốt với trường hợp cường giáp nhẹ, điều trị
lần đầu, bệnh nhân dưới 50 tuổi, kích thước bướu nhỏ
 Đáp ứng thuốc tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân
THUỐC KHÁNG GIÁP

Chỉ định
 Cường giáp
Tác dụng phụ
 Tổn thương gan
 Quá mẫn
 Mất bạch cầu hạt
THUỐC KHÁNG GIÁP

Chống chỉ định


 Quá mẫn
 Có thai

You might also like