You are on page 1of 4

NGUY HẠI CỦA PHONG TRÀO “HỌC THẤU PHÁP” ĐANG LAN RỘNG TRONG HỌC VIÊN VIỆT

NAM HIỆN
NAY
Tác giả: Một nhóm các đệ tử Đại Pháp tại Việt Nam
Kính thưa Sư Phụ tôn kính!
Thưa các bạn đồng tu!
Gần đây hình thức “học thấu Pháp” được chia sẻ, phát triển mạnh trên khắp cả nước. Sau khi tìm hiểu
kỹ, chúng tôi nhận thấy hình thức này rời xa Pháp, rời xa ý nghĩa của việc học Pháp chân chính mà Sư
Phụ đã an bài cho học viên, có dấu hiệu loạn Pháp đang lan rộng trong cộng đồng học viên Việt Nam nên
chúng tôi xin phép được chia sẻ thể ngộ của mình về vấn đề này.
Hình thức “học thấu Pháp”
Khoảng gần 1 năm trở lại đây, tại Hà Nội xuất hiện hình thức học Pháp nhóm mới lạ xuất hiện và nhanh
chóng lan rộng sang các tỉnh thành khác: Sài Gòn, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định..., hình
thức này có tên gọi “học thấu Pháp”. Được biết nhiều buổi chia sẻ về việc này đã được tổ chức, thu hút
sự tham gia của khá đông học viên, gần đây có buổi chia sẻ lên tới 700 người. Trong buổi chia sẻ đó họ
còn tiến hành những hình thức kiểu tôn giáo.
Sau các buổi chia sẻ, nhiều đồng tu chính niệm vững chiểu theo Pháp nhận ra ngay đây là hình thức loạn
Pháp nên không theo. Tuy nhiên khá nhiều người đồng tình với cách làm của họ, trở về địa phương tổ
chức học Pháp theo mô hình “học thấu Pháp” thay vì học theo cách “thông đọc” mà Sư Phụ đã an bài
cho chúng ta.
Để truyền bá cách học của họ, nhóm này có viết hướng dẫn quy chuẩn gồm 5 bước, cụ thể: cả nhóm
cùng nhau đọc 1 đoạn Pháp, nếu có người đọc sai 1 chữ, cả nhóm sẽ phải đọc lại 1 lần; cả nhóm quay lại
đọc từng câu, mỗi câu đọc 3- 9 lần; sau đó từng học viên trong nhóm lại đọc lại từng câu;.... Để đọc cho
đều, người duy hộ nhóm bắt nhịp trước mỗi đoạn, mỗi câu. Kết quả là sau 2h học Pháp, cả nhóm học
được 1 đoạn Pháp. Có thể sau 1 - 2 năm học hàng ngày mới xong 1 lượt cuốn Chuyển Pháp Luân.
Trong tài liệu hướng dẫn có đoạn : “Quá trình học thấu Pháp cũng chính là quá trình ép nhập từng câu
Pháp vào trong đại não của mỗi cá nhân. Trong lúc học thấu Pháp thì tạp niệm không xâm nhập được
vào đại não, đồng thời đẩy được những vật chất xấu ra khỏi tư tưởng và thân thể; vật chất cao năng
lượng đi vào thay thế cho các tế bào của nhục thân rất nhiều.”
Vậy cứ học theo cách của họ thì tầng thứ tự nhiên tăng lên mà không cần tu tâm tính? Chẳng phải loạn
Pháp là gì.
Trong mục V (tài liệu chia sẻ của họ) nhóm này còn chia sẻ loạn ngộ của mình thế này: “Tại sao chúng ta
cần phải đọc từ đầu Chuyển Pháp Luân và sau đó đến trang có hình ảnh đồ hình Pháp Luân với nội dung:
“Toàn Pháp Chí Cực. Pháp Luân Thường Chuyển. Phật Pháp Vô Biên”?
Bởi vì đây là chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới Pháp Luân, mở cửa tất cả các không gian thâm
sâu và sẽ không bị hạn cuộc vào tầng Pháp nào vì các tầng khác nhau có Pháp của các tầng khác nhau.”
Và thêm nữa, chúng ta cùng xem họ “ thấu” Pháp và loạn Pháp ra sao qua đoạn chia sẻ này:
Trong mục VII. “Tại sao phải học thuộc Mục lục?”
“Mục lục cũng chính là cái thang lên trời mà Sư Phụ cấp cho học viên để lên được 9 tầng trời tương ứng
với 9 bài giảng, có 60 bậc thang tương ứng với 60 đề mục mà Sư Phụ cấp cho chúng ta.”
Nhóm này còn chia sẻ với các học viên về phương pháp học Pháp mới của họ: “đây mới là hình thức học
Pháp của bậc đại học, lớp 9 ngày là của học sinh tiểu học”.
Không chỉ vậy, nhóm này còn sáng tác ra niệm đầu phát chính niệm hoàn toàn khác biệt với niệm đầu
phát chính niệm được hướng dẫn trên trang Minh Huệ:
“5 phút đầu: Thanh lý bản thể, thanh lý mọi niệm đầu bất hảo

1
Cho nổ tung tất cả các niệm đầu bất hảo, suy nghĩ bất hảo, lời nói bất hảo, hành động bất hảo, chia sẻ
bất hảo trong buổi Sáng/Chiều/Tối ngày hôm nay
Cho nổ tung tất cả những côn trùng, vi trùng, vi khuẩn, virut có hại….”

Để thuyết phục và mở rộng hình thức “học thấu Pháp” trong cộng đồng học viên, nhóm này trích Pháp
của Sư Phụ nhưng có tính đoạn chương thủ nghĩa. Cụ thể, ngoài việc trích đoạn Pháp Sư Phụ trong Bài
giảng thứ 3 (Chuyển Pháp Luân): “Ngoài ra, [chư vị] nhất định phải học thật thấu Pháp tại cao tầng, [phải
biết] tu luyện như thế nào”, và các đoạn Pháp từ Kinh văn của Sư Phụ.
Sư phụ đã giảng trong Kinh văn về tâm thái học Pháp, phương thức học Pháp tập thể, về thông đọc... thì
nhóm này không đề cập. Việc đoạn chương thủ nghĩa như vậy đã khiến nhiều học viên bị lôi kéo, thậm
chí còn tham gia vào việc truyền bá hình thức này thành quy chuẩn cho các điểm học Pháp tập thể trên
toàn quốc.
Hình thức “học thấu Pháp” hoàn toàn rời xa Pháp, có dấu hiệu loạn Pháp, là an bài tinh vi của Cựu thế
lực
Thứ nhất, cách đọc đi đọc lại một câu, một đoạn giảng Pháp không phải là thông đọc, cũng không phải là
“học thấu Pháp”, không phải là hình thức học Pháp tập thể mà Sư Phụ an bài cho chúng ta
Về hình thức, nếu một cá nhân tự học phù hợp với hoàn cảnh của mình thì đó là cách riêng của người
đó, nhưng khi đã phổ biến thành quy chuẩn, thành việc cải biến hình thức học Pháp tập thể có quy mô
lớn trong cộng đồng học viên thì có thể vì vô tình mà thành loạn Pháp, vì đây không phải là hình thức
học Pháp tập thể mà Sư Phụ an bài cho chúng ta.
Về học Pháp tập thể, Sư Phụ giảng như sau:
“Đệ tử: Trong học Pháp tập thể có người nhận thức rằng ‘thông đọc’ là niệm [đọc] hết lượt này đến lượt
khác, không cần thảo luận, tự mình ngộ. Mỗi ngày đọc một bài giảng, như thế có lợi cho việc học Pháp
hay không?
Sư Phụ: Đọc như thế chính là ‘thông đọc’, không gì cần nói nữa, chính là đọc từng lượt từng lượt, thông
đọc. Mọi người chúng ta dù sao cũng là cùng nhau học Pháp, sau khi đọc xong thì trao đổi chia sẻ với
nhau, đàm luận đàm luận. ‘Tôi đột nhiên ngộ ra rằng Thầy ở chỗ này còn có ý tứ thế này’, ‘tôi còn làm
chưa đủ về phương diện này’. Chúng ta nếu đọc ở nhà thì có thể thiếu sót về phương diện đó, chỗ thiếu
sót ấy thì từ nay về sau hãy sửa đổi nó đi. Chính là trao đổi chia sẻ với nhau, điều đó là tất yếu. Nhưng
‘thông đọc’ là chủ yếu . Chúng ta không được đọc một đoạn, rồi dừng lại, mọi người bắt đầu nghị luận
nghị luận, rồi lại tiếp một đoạn, lại nghị luận nghị luận, như thế không tốt. Cần phần lớn là ‘thông đọc’.
Thời lượng nói về bản thân và nói về nhận thức thì không thể nhiều hơn đọc Pháp, học Pháp là chủ yếu
nhất” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Về nhẩm đi nhẩm lại một câu, một đoạn cho việc học thuộc Pháp, nhưng đó là tình huống tu luyện riêng
của cá nhân, cũng tuyệt đối không phải là “thông đọc”. Về tình huống này Sư Phụ đã giảng rõ như sau:
“Đệ tử: Khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, sau khi thông đọc một bài giảng, vì để ghi nhớ nội dung, con lại
nhẩm đi nhẩm lại một vài câu, đọc như vậy có đúng không?
Sư Phụ: Cũng khả dĩ, nhưng tôi nói với mọi người rằng cứ đọc từng lượt, từng lượt thông đọc, thì là tốt
nhất” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])
Thứ hai, cách gọi “học thấu Pháp” và hình thức học này phản ánh tâm truy cầu nhanh chóng đề cao
tầng, có thể sa vào đoạn chương thủ nghĩa
Các chia sẻ của nhóm “học thấu Pháp” phản ánh tâm truy cầu rất lớn vào việc nhanh chóng “đề cao
tầng”; Cựu thế lực (CTL) đã lợi dụng nhân tâm này của học viên và thổi phồng nhân tâm của họ lên,
khiến họ duy hộ cho hình thức “học thấu Pháp”, con đường đề cao tầng thực sự của học viên bị cản trở

2
vì khi có nhân tâm, có truy cầu.
Sư Phụ giảng:
“[Khi] chư vị ôm giữ các loại mục đích hữu cầu mà đến học công, học Đại Pháp, [thì] chư vị sẽ không học
được gì hết.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
“Mọi người khi học Pháp, không được ôm giữ cách nghĩ tìm phần có tính nhắm thẳng rằng nhất định
phải giải quyết vấn đề để mà học, thực ra, đó cũng là một loại chấp trước biến tướng (không kể có lúc
mâu thuẫn cần giải quyết đặc biệt). Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích
nào mà học thì mới là đúng. Mỗi lần học xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, minh bạch ra một chút thì
chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề, đó cũng là chân chính đạt
được đề cao rồi.
Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà tu lên trong khi không biết
không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’.” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“[Truy] cầu chính là một chấp trước nơi người thường; tâm ấy phải bỏ.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp
Luân)
Từ Pháp Sư tôn giảng ở trên, theo thể ngộ của chúng tôi, mỗi chúng ta chỉ đề cao trong Pháp, thấu Pháp
khi chúng ta học Pháp bằng tâm thuần tịnh, đọc không bị mê mờ, ít nhất phải hiểu trên bề mặt chữ
nghĩa. Ngày nào cũng học Pháp trong thanh tỉnh với tâm thuần tịnh. Mỗi cá nhân, nghiêm khắc ước thúc
tâm tính của mình, hướng nội vô điều kiện, chiểu theo Pháp để hành xử, có trải nghiệm khác nhau về
“thấu Pháp” sau mỗi lần học Pháp, sau mỗi lần vượt quan qua mâu thuẫn và khổ nạn.
Bản thân tên gọi này đã thổi phồng chấp trước truy cầu của học viên vào việc “thấu Pháp”, mong muốn
nhanh chóng đề cao theo đường tắt. Ngoài ra, việc cả nhóm đọc Pháp rất chậm, sau 2 tiếng đồng hồ đọc
hết 1- 2 đoạn có thể khiến một học viên phải mất 1- 2 năm mới học xong một lượt cuốn Chuyển Pháp
Luân. Hình thức này cũng khiến học viên tin rằng có thể “thấu Pháp” tại từng câu từng chữ mà mình đã
đọc đi đọc lại nhiều lần trong lần học Pháp đó.
Có học viên hỏi về tình huống cá nhân khi họ minh bạch được một vấn đề khi tham gia học Pháp tập thể,
Sư Phụ giảng:
“Đệ tử: Khi học Pháp tập thể, đọc đến một đoạn nào đó con có chỗ lĩnh ngộ, nhưng đợi đến khi con
minh bạch rồi, thì mọi người đã đọc qua một hai đoạn rồi.
Sư Phụ: Đó không thành vấn đề. Mục đích của học Pháp chính là để chư vị minh bạch, minh bạch mới là
vị trí số một. Khi chư vị học Pháp, mọi người nhất định phải biết hàng chữ mình đang đọc có ý nghĩa gì,
tối thiểu chư vị phải biết được ý nghĩa bề mặt. Còn về việc chư vị đọc xong liền quên rồi, cái đó chư vị
cũng đừng quản, không thành vấn đề, chư vị chỉ quản việc đọc. Nhưng việc chư vị ngay cả là chữ gì cũng
không biết, cứ nhìn vậy thôi, cứ nhìn, miệng vẫn đọc, mắt vẫn nhìn nhưng tư tưởng thì không ở đây, như
vậy không được, không đạt được mục đích tu luyện” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])
Trích trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010
“Đệ tử: Học viên người Tây phương một địa phương nọ ở Bắc Âu yêu cầu dùng phương pháp thuận theo
lịch để đọc «Chuyển Pháp Luân», và…
Sư phụ: Không có nói thế và làm thế. Mọi người tốt nhất là có một thời gian cố định học Pháp. Học Pháp
cùng nhau là hình thức mà tôi lưu lại cho mọi người. Nhưng học Pháp cần phải tinh tấn, chư vị phải
thường xuyên, thế thì chư vị mới không mê lạc phương hướng, mới có thể bước đi ngay chính con
đường của mình, mới có thể làm tốt những gì chư vị nên làm. Không được thay đổi trạng thái đọc Pháp,
mà cứ đọc hết, không được làm kiểu mới lạ, độc đáo khác người. Học Pháp mà chọn để học, làm ra hình
thức học nào đấy, tôi thấy rằng đó là dùng nhân tâm rồi đó”.
Như vậy, coi việc đọc đi đọc lại một đoạn Pháp, đọc đi đọc lại 3-9 lần mỗi câu để học thuộc Pháp là việc

3
“học thấu” là tùy tiện đặt để định nghĩa (đóng khung) hàm ý từ “học thấu Pháp” dựa trên bề mặt chữ
nghĩa, đoạn chương thủ nghĩa Pháp để biện minh cho hành vi của mình.
Việc phát triển phương pháp học này trên diện rộng đã dùi vào tâm truy cầu “thấu Pháp tại cao tầng”,
khiến học viên không thể đề cao trong Pháp, đánh cắp thời gian của học viên trong việc chân chính học
Pháp, đề cao và làm tốt 3 việc trong giai đoạn Chính Pháp cuối cùng này.
Hướng nội và thanh tỉnh phá trừ an bài của CTL
Việc trong cộng động học viên Việt Nam xảy ra sự việc nghiêm trọng này, chúng tôi nghiêm túc hướng
nội nhận ra thời gian gần đây việc học Pháp cá nhân và tập thể đang chạy theo hình thức, chưa đặt tâm
vào việc học Pháp, chưa thực sự trân quý Đại Pháp mà Sư Tôn đã lưu cấp cho chúng ta, dẫn đến việc
không ngộ Pháp, không hướng nội, không đề cao tâm tính trong thời gian dài mà sinh ra tâm hướng
ngoại truy cầu đề cao thông qua “thấu Pháp”, “thuộc Pháp”…
Không “dĩ pháp vi sư” mà tu theo người phụ trách, tu theo đồng tu.
Để duy hộ sự chân chính của Đại Pháp, phá tan an bài của Cựu thế lực, mong các đồng tu thức tỉnh,
không tham gia vào hình thức “học thấu Pháp”, không cấp năng lượng cho an bài của CTL mà hủy hoại
con đường tu luyện của mình, đánh mất thời gian thực tu và cứu độ chúng sinh trong giai đoạn cuối
cùng này.
Cũng mong các đồng tu có thể chiểu theo lời dạy Sư Phụ đã giảng trong bài Điều chỉnh (Tinh Tấn Yếu Chỉ)
khi xuất hiện tình huống “tinh đọc” (tương tự với hiện tượng “học thấu Pháp” xuất hiện lần này trong
chỉnh thể của Việt Nam).
“Tôi đã giảng bài học giáo huấn và nguyên nhân Phật giáo thất truyền ở Ấn Độ, từ nay trở đi nếu không
chú ý là sẽ bắt đầu loạn Pháp. Hãy chú ý: khi vấn đề xuất hiện thì không cần tìm trách nhiệm, hãy nhìn
vào tự mình làm như thế nào. Cũng không cần truy ra ai đã viết, hãy nhận bài học giáo huấn này, từ nay
hãy chú ý.” (Điều chỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ).
Trên đây là thể ngộ của chúng tôi, có gì chưa phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!

https://www.facebook.com/groups/130426664280408/permalink/517264515596619/

You might also like