You are on page 1of 4

Các phát biểu của Thứ trưởng Bùi Văn Ga tại VED 2014

by NPV • 08/08/2014
VeDIAL: Dưới đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga tại hội
thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014.
Chào mừng hội thảo: (Sáng 31/7)
1. Nhiệt liệt chào mừng các học giả và đại biểu tham dự sự kiện Đối thoại Giáo dục, chuyên đề
Đổi mới Giáo dục ĐH.
2. Luật GD ĐH ra đời năm 2013 tạo bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về GD ĐH. Lần
dầu tiên tự chủ ĐH được xem như thuộc tính vốn có của nhà trường, dẫn đến xóa bỏ tư duy bao
cấp, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước xã hội của lãnh đạo các trường ĐH. Đổi mới
GD&ĐT là nhiệm vụ cấp bách được xác định trong nhiều chủ trương của Đảng, Chính phủ như
NQ29 của BCH TƯ Đảng khóa XI, nghị quyết 44 của Chính phủ. Bộ GD&ĐT đã ban hành
chương trình hành động để thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT nước nhà.
3. Những thành tựu của công cuộc đổi mới GD DH tuy còn khiêm tốn nhưng nó cho thấy chúng
ta đã đi đúng hướng như con tàu đã đặt đúng vào đường ray, gia tốc nhanh hay chậm phụ thuộc
vào năng lượng cung cấp cho nó nhưng đích đến đã rõ ràng.
4. Mục tiêu của GD ĐH đã có sự thay đổi căn bản: chuyển từ việc cung cấp kiến thức là chính
chuyển sang hướng dẫn phát huy năng lực, tính sáng tạo của mỗi SV; tạo điều kiện cho mỗi SV,
mỗi chuyên ngành, mỗi nhà trường tùy thuộc điều kiện của mình phát triển nhanh hay chậm,
không cào bằng: chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, xây dựng các trường ĐH
xuất sắc trong những năm gần đây cho thấy phổ chất lượng GD ĐH đã có sự phân hóa rõ rệt từ
thấp đến cao.
5. SV tốt nghiệp các trường ĐH có uy tín, các chương trình chất lượng cao có tính cạnh tranh tốt
trên thị trường lao động trong khu vực. Ví dụ điển hình là Intel Product Việt Nam đã có thể yên
tâm với nguồn nhân lực hiện nay mặc dù ban đầu có rất nhiều nghi ngờ.
6. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng đào tạo đại trà của GD ĐH là thử thách rất lớn:
6.1. Phân tầng cơ sở GD ĐH chưa rõ ràng do đó các trường không xác định được mục tiêu đào
tạo cụ thể cho trường mình. Điều này dẫn đến việc đào tạo theo hướng ứng dụng lại thiếu kỹ
năng thực hành còn đào tạo theo hướng nghiên cứu lại thiếu kiến thức chuyên sâu về lý thuyết.
Do chưa phân tầng rõ rệt nên hầu hết các trường hiện nay thiết kế chương trình khá tỉ mỉ về
những vấn đề cụ thể nhưng thiếu trang bị những kiến thức tổng quát mang tính quy luật trong
nền tảng phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên.
6.2. Nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH chưa được xem là một hoạt động bắt buộc khiến
cho kiến thức của giảng viên bị lạc hậu nhanh chóng và sinh viên không được nhúng trong môi
trường sáng tạo để tự mình trang bị phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm tự học tập để phát
triển liên tục trong suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của mình.
6.3. Hợp tác giao lưu quốc tế vốn được xem là cách thức giúp các trường nhanh chóng học tập
kinh nghiệm đào tạo của các nước phát triển để cập nhật chương trình, đổi mới phương pháp
giảng dạy, nghiên cứu. Tuy nhiên việc này chưa được thực hiện rộng rãi, một số chương trình
hợp tác quốc tế có hiệu quả như chương trình HEFAP trong lĩnh vực công nghiệp, chương trình
CFVG, Fulbright trong lĩnh vực quản lý.
6.4. Thiếu đội ngũ quản trị ĐH giàu kinh nghiệm trong các nhà trường. Dù luật GD ĐH đã giao
cho các trường quyền tự chủ rất cao nhưng lãnh đạo các trường vẫn còn rất dè dặt trong việc thực
hiện quyền tự chủ của mình, chưa thoát được tư duy bao cấp, do đó việc đổi mới ở các cơ sở GD
ĐH còn chậm. Trường nào có đội ngũ quản lý năng động thì chất lượng đào tạo tốt, thu hút được
người học.
6.5. Tâm lý sính bằng cấp của xã hội và động cơ thái độ học tập của sinh viên không được xác
định một cách rõ ràng. Do số đông đều hướng vào ĐH nên hệ thống dạy nghề khó tuyển người
học, phân luồng khó thực hiện, sinh viên lại thích chọn những ngành nhẹ nhàng như kinh tế,
quản lý, tài chính, ngân hàng; ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ khó tuyển được thí
sinh tốt. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn nhân lực cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
6.6. Suất đầu tư trên đầu sinh viên còn rất khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Hiện nay
Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư quy định đào tạo chất lượng cao thu học phí cao tương ứng
với chất lượng. Đây là hình thức xã hội hóa ở những nơi có điều kiện nhằm tăng suất đầu tư để
nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Bộ GD&ĐT luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến đa chiều của xã hội để xây dựng cơ chế chính sách
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới GD&ĐT tiến triển nhanh và đạt mục tiêu mong đợi.
8. Bộ GD&ĐT chân thành cảm ơn nhóm Đối thoại Giáo dục đã tổ chức sự kiện rất có ý nghĩa
này. Hy vọng qua sự kiện này cũng như những hoạt động tiếp theo của nhóm, Bộ GD&ĐT sẽ
nhận được những ý kiến hay những lời khuyến nghị bổ ích, đặc biệt là các giải pháp khắc phục
những khó khăn, thách thức để thực hiện công cuộc đổi mới một cách thiết thực và hiệu quả hơn.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đối thoại, cung cấp thông tin để cùng với nhóm Đối thoại Giáo dục tìm
được những giải pháp hay cho bài toán đổi mới GD&ĐT nhiều biến số và đầy phức tạp.
Xin cảm ơn Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM về sự hỗ trợ tổ chức sự kiện này. Chúc cuộc đối
thoại Cải cách GD ĐH thành công!
Xin chân thành cảm ơn!
Sau phiên thảo luận thứ ba (chiều muộn 31/7):
Qua ý kiến phát biểu ý kiến của quý vị, tôi xin trao đổi lại mấy ý kiến ngắn gọn thế này:
Thứ nhất, trường ĐH không vì lợi nhuận. Đối với VN thì bối cảnh khác với Mỹ hoặc các nước
khác. Khi làm luật về điều khoản này chúng tôi tìm hiểu rất kỹ, phải tham khảo ý kiến của
chuyên gia rất nhiều nước để định nghĩa như thế nào là mô hình không lợi nhuận ở VN. Chúng ta
phải hiểu rằng ở VN hiện nay, tìm kiếm thế nào để có một Mạnh Thường Quân có thể hiến một
tài sản lớn để xây dựng trường ĐH, sau đó giao cho cộng đồng để nó làm chủ chính nó thì hầu
như không thể được, không thể tìm ra, hoặc nếu có thể thì trong tương lai chứ hiện nay không thể
có được. Vì vậy nếu chúng ta yêu cầu một nhà đầu tư họ bỏ tiền vào mà không cho họ chia lãi
suất thì rất khó. Vì thế trong Luật GD ĐH đã định nghĩa có thể xem là trường ĐH phi lợi nhuận
khi chia lãi suất không vượt quá trần lãi suất trái phiếu của Chính phủ. Như vậy, mặc dù có chia
nhưng vì lãi suất đó nằm trong trần lãi suất của trái phiếu và sau đó tái đầu tư để phát triển nhân
lực thì tạm thời gọi đó không vì lợi nhuận. Giờ mà để cho Mạnh Thường Quân đầu tư xây trường
rồi không chia lãi suất gì cả thì hoàn toàn quá tốt. Nhưng chúng ta chưa kịp có nên phải định
nghĩa một mô hình phi lợi nhuận như vậy với VN.
Thế nhưng Chính phủ cũng đã khuyến khích những mô hình phi lợi nhuận giống như các nước.
Giống như vừa rồi Thủ tướng đã cho chủ trương thành lập trường ĐH Fulbright. Trường ĐH
Fulbright là trường ĐH không vì lợi nhuận hoặc là phi lợi nhuận theo mô hình của Mỹ. Khi Bộ
GD&ĐT tư vấn cho Thủ tướng để làm cái việc này chúng tôi cũng cân nhắc rất kỹ những cái cơ
chế chính sách, pháp luật VN làm thế nào để ta có một mô hình khác biệt. Cuối cùng thì chúng
tôi – các bộ ngành – cũng thống nhất trình Thủ tướng là cho chủ trương thành lập trường ĐH
Fulbright. Trường này thành lập nó không giống như trường ĐH nào của VN. Cho họ chủ trương
thành lập, họ đi vận động các nhà Mạnh Thường Quân, các quỹ để họ xây dựng trường ĐH. Sau
đó khi trường ĐH hoạt động rồi nó hoàn toàn không chia lãi suất cho ai hết, tiền đó để trả lương,
rồi tái đầu tư.v.v…, giống như một trường ĐH không vì lợi nhuận của Mỹ. Đó là mô hình mà
chúng ta đang thử nghiệm. Một mô hình như vậy thì rõ ràng Bộ GD&ĐT và Chính phủ VN rất
khuyến khích. Nhưng trong bối cảnh của ta hiện nay chúng ta phải làm sao cho mô hình đó thực
tế. Chúng ta yêu cầu một mô hình không chia lãi suất gì cả thì các đồng chí thử tìm có mô hình
nào có nhà đầu tư nào họ làm thế hay không? Nên chúng ta phải hết sức đặt trong bối cảnh hết
sức cụ thể của VN.
Thứ hai, các bạn sáng nay bàn rất nhiều về tự chủ học phí, tài chính, thì tôi xin báo cáo hội nghị,
hiện nay trần học phi không còn bị giới hạn nữa. Trước đây nó bị giới hạn bởi nghị định 49,
nhưng cách đây hai tuần Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư về đào tạo chất lượng cao, anh muốn
thu phí bao nhiêu cũng được nhưng với điều kiện chất lượng tương xứng với học phí anh thu và
người học có thể chi trả được. Như vậy ta đã phá bỏ hoàn toàn rào cản về học phí rồi. Cho nên
các trường ĐH giờ hoàn toàn tự chủ trong thu kinh phí, và khi anh thu học phí cao rồi anh thu thế
nào là việc của anh. Ví dụ trả lương, trả tiền tiết giảng cho thầy giáo, trước anh trả 200.000 đồng/
tiết thì giờ anh có thể trả 500.000 – 700.000 đồng/ tiết không vấn đề gì, vì anh thu học phí đảm
bảo chất lượng, người học thấy phù hợp. Không thể anh dùng tiền kinh phí của nhà nước để anh
tự chủ anh chi được. Tự chủ phải hiểu là phần anh làm thêm ra, anh có được thì anh hoàn toàn
chi cái việc này. Tức là anh tính học phí đảm bảo chất lượng, sau đó anh sử dụng tiền đó để anh
chi.
Đó là hai vấn đề nhiều người bận tâm. Còn riêng với chúng tôi – Bộ GD&ĐT – khi làm chính
sách, làm những bộ luật hoặc ra văn bản này văn bản khác chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ. Nói
thật với hội nghị, các chuyên gia của Bộ GD&ĐT cũng đã nghiên cứu nhiều lắm, người học
nước này, người học nước kia, tất cả những vấn đề lý thuyết, tất cả những vấn đề nọ kia, những
vướng mắc của GD ĐH… chúng tôi biết rất kỹ, không những kỹ mà rất kỹ. Nhưng trong bối
cảnh của chúng tôi, ví dụ như anh Giang nói, tổng chi ngân sách không được vượt quá 20% cho
nên chúng tôi không thể vượt qua cái đó được cho nên trong những hội nghị này chúng tôi muốn
hội nghị đề xuất những giải pháp rất cụ thể, để chúng tôi suy nghĩ những vấn đề chúng tôi vướng
của GD hiện nay để trên cơ sở đó chúng ta tìm lối thoát.
Tôi ví dụ thế này, ví dụ năng lực quản trị của lãnh đạo các trường ĐH hiện nay hạn chết nên thực
hiện quyền tự chủ chưa được, chưa tốt, thế thì hội nghị ở đây chỉ ra để cho những người lãnh đạo
có tầm cao hơn về quản trị chúng ta có thể đào tạo họ như thế nào, gửi họ đi đâu để đào tạo, hoặc
mời chuyên gia nào tới đào tạo? Ví dụ thế. Rất cụ thể. Hoặc chi phí GD thấp dẫn tới chất lượng
GD kém, đương nhiên, thì hội nghị chỉ cho chúng tôi biết có quốc gia nào nào trên thế giới này
họ cũng đầu tư chi phí đơn vị như VN nhưng mà chất lượng tốt hơn để chúng tôi cử người đi học
làm cho GD VN tốt hơn. Đó là những vấn đề hết sức cụ thể mà chúng tôi muốn nghe. Các bạn có
thể nói hết sức ngắn gọn thôi nhưng mà chỉ ra những điều hết sức cụ thể như vậy và tôi cho rằng
khi mà chúng ta xử lý những vấn đề cụ thể như thế thì từng bước chúng ta sẽ tiến bộ. Còn chúng
ta nói lý thuyết, chúng ta nói về cơ chế này nọ thì chúng tôi cũng biết nhiều rồi. Tôi xin cảm ơn.
Sau phiên thảo luận cuối cùng (trưa 1/8)
Tôi muốn nói lời cảm ơn với GS Ngô Bảo Châu và nhóm đối thoại của giáo sư đã tổ chức một
hội thảo hết sức có ý nghĩa hôm nay. Tôi và anh em các Vụ, Cục của Bộ đến lắng nghe đến giờ
phút chót và đã ghi chép đầy đủ ý kiến mà các anh em đã phát biểu.
Chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến đóng góp của các bạn trong hội nghị lần này vì đã hết
sức thẳng thắn và có tinh thần trách nhiệm hết sức cao trong việc thúc đẩy đổi mới GD&ĐT ở
VN. Tuy mỗi người có những nhìn nhận khác nhau, vì mỗi người đứng ở khía cạnh khác nhau,
nhưng mà tất cả có thể nói là đã có tinh thần trách nhiệm và thiện chí trong phát biểu của mình
nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển đào tạo nước nhà.
Có những ý kiến mà hội thảo chúng ta chưa thật đồng tình, mà ngay bản thân chúng tôi – Bộ
GD&ĐT chưa thật sự đồng tình với những ý kiến đó, và có nhiều ý kiến chưa phù hợp – có thể
diễn giả đấy chưa được cập nhật những thông tin, những cơ chế chính sách mới Bộ GD&ĐT vừa
ban hành. Nhưng đây là hội thảo nên chúng ta có quyền nói tất cả những ý kiến cá nhân, thể hiện
ý kiến của mình. Và tất cả những khác biệt đó chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi. Khi mà chúng ta tìm
được những tiếng nói chung chúng ta sẽ dễ dàng thúc đẩy sự đổi mới GD&ĐT.
Có những ý kiến các vị phát biểu chúng tôi rất trân trọng và chúng tôi có thể lấy ý cuối cùng
trong phát biểu của anh Xuât Thành FETP, muốn đổi mới thì trong từng nhà trường trước hết có
thể đổi mới. Quyền tự chủ của nhà trường hiện nay quy định trong luật GD ĐH cũng như các văn
bản nhà nước hiện nay là rất đầy đủ và mở rộng. Các trường có rất nhiều quyền tự chủ, nhưng
vấn đề hiệu trưởng nhà trường, nhà trường có muốn thay đổi hay không! Và như vậy, đúng như
anh Thành phát biểu, họ cũng muốn có chỗ gì đấy để các nhà trường đổ trách nhiệm khi mà làm
không đúng. Cái đó là cái mà chúng ta cảm thấy phải xử lý về vấn đề tư duy đấy thì mọi việc
mới tốt được. Phía Bộ GD&ĐT thì Bộ đã làm hết những gì có thể làm để chúng ta có thể mở
những cơ chế chính sách. Ngay việc thành lập trường Fulbright mà anh Thành vừa nói thì đó
cũng là một sự đổi mới, một quyết tâm rất là lớn của Chính phủ. Bởi vì chưa có một quy định,
một luật lệ nào nhưng tôi thấy rằng mô hình thực sự phi lợi nhuận đúng nghĩa nó phải là như
vậy. Chính nó là làm chủ của nó, và nó là tài sản của xã hội, chẳng có ai làm chủ nó cả. Có như
vậy nó mới phát triển đúng mô hình phi lợi nhuận, nó vì cộng đồng.
Một lần nữa thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT cảm ơn GS Ngô Bảo Châu, các đồng nghiệp, các vị
đại biểu, các học giả về tham dự hội nghị. Cảm ơn Lãnh sự quán Hoa kỳ tại TP HCM đã hỗ trợ
cho việc tổ chức hội nghị rất bổ ích cho lần này.

You might also like