You are on page 1of 2

Cần một cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục

http://vietbao.vn/Giao-duc/Can-mot-co-che-quan-ly-dac-thu-cho-nganh-giao-
duc/2131548956/203/
Tags: Bộ GD, TS Nguyễn Tùng Lâm, Vấn Đề Cấp Bách, chịu trách nhiệm, thi tốt nghiệp, người
đứng đầu, thực hiện được, giáo dục, cơ chế, quản lý, đặc thù, đổi mới, hiện nay, ngành, điểm
Để thực hiện được đổi mới toàn diện, triệt để nền giáo dục hiện nay thì cần phải làm nhiều
việc. Tuy nhiên, có hai vấn đề cấp bách cần phải giải quyết sớm, đó là xây dựng cơ chế
quản lý đặc thù cho ngành giáo dục và đổi mới các kì thi hiện nay.
Đó là quan điểm của NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp
các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội về vấn đề đổi mới căn bản giáo dục toàn diện.
Cần một cơ chế đặc thù
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngành giáo dục phải được ưu tiên đầu tư về tiền của và nhân lực
nhưng quan trọng hơn cả là phải được đầu tư về công tác quản lý và chỉ đạo. Đặc biệt các cơ sở
GD-ĐT phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về chất lượng đào tạo. Phải đoạn tuyệt hẳn
với cơ chế quản lý bao cấp; cơ chế “xin cho”.
Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục bao giờ cũng đúng cũng hay. Nhiều
khẩu hiệu có sức hấp dẫn lớn như “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển”, nhưng trên thực tế hiệu quả mà ngành giáo dục thu được lại không được như
mong muốn. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như các vấn đề hạn chế, lạc hậu của giáo
dục Việt Nam hôm nay, đã phản ánh vấn đề giáo dục chưa được đặt lên để lãnh đạo giải quyết
như những vấn đề nóng bỏng khác.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ngành giáo dục lâu nay đều là những người tâm huyết, học
cao hiểu rộng, đều trưởng thành từ các cơ sở giáo dục tiên tiến, do đó không thể nói các đồng chí
không hiểu gì về giáo dục. Vậy sao tình trạng lạc hậu của giáo dục vẫn kéo dài? Phải chăng đó là
vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu ngành giáo dục đã không
thể hiện rõ? Trăm dâu chúng ta lại đổ đầu tằm “cơ chế” thế là không truy trách nhiệm cho ai cả.
Vậy cơ chế quản lý đặc thù cho giáo dục chính là cơ chế trao trách nhiệm cá nhân cho các nhạc
trưởng, thuyền trưởng của giáo dục.
Giáo dục cả nước cũng như các địa phương phải do chính người đứng đầu chỉ đạo và chịu trách
nhiệm. Muốn đất nước mình, địa phương mình phát triển đến đâu thì phải tìm cách để giáo dục
đáp ứng yêu cầu nhân lực đến đó. Và người đứng đầu phải được toàn quyền và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển giáo dục cho từng giai đoạn, không ai chịu trách nhiệm
thay những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu địa phương về giáo dục. Nêu để giáo dục ở địa
phương cũng như cả nước chậm phát triển thì họ phải nhường quyền cho người khác thay thế.
“Tất nhiên để được trao quyền tự chủ toàn diện cho cơ sở phải có lộ trình, phải có tiêu chuẩn và
phải bổ sung Luật Giáo dục. Chỉ có cơ chế quản lý đặc thù này, giáo dục mới phát triển bền vững
trong nền kinh tế thị trường” - TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Đổi mới các kì thi: Mấu chốt của việc thay đổi cách học
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, thi không phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông là do
chúng ta tổ chức thi thiếu nghiêm túc, cách tổ chức không khoa học, thiếu thực tiễn, chỉ đáp ứng
phục vụ cho “bệnh thành tích”. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào, học thế.
Không thi là không học. Hình thức thi quyết định hình thức học.
Đã học là phải kiểm tra, phải thi mới đánh giá được chất lượng nhưng tổ chức thi như thế nào
cho khoa học, phù hợp thực tế giáo dục hiện nay là việc làm không dễ nhưng quyết tâm chắc
chắn sẽ làm được và phải tiến hành ngay từ đầu năm học.
Để giải quyết bài toán này TS Lâm cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức của toàn xã hội.
Không chỉ đổ riêng cho ngành giáo dục. Từ bỏ triệt để “bệnh thành tích”, nói phải đi đôi với làm,
phê phán ngành giáo dục thì dễ nhưng bắt tay cùng làm với giáo dục mới khó.
Nhưng người học phải thay đổi đầu tiên. Người học không chịu học, chỉ chờ xin điểm, chờ quay
cóp mà có điểm thì thầy có dạy giỏi mấy cũng không làm cho giáo dục có chất lượng được. Trò
phải biết cách tự học, thường xuyên quyết tâm chăm lo đến kết quả thực chất của quá trình học
tập của mỗi người. Nếu thi cuối kỳ, cuối năm không đủ điểm phải chấp nhận lưu ban để học lại.
Chỉ có đạt chất lượng của từng năm học mới có chất lượng của cả cấp học.
“Hiện nay kỹ năng tự học của HS các cấp đều rất yếu, các nhà trường phải giúp HS: Thích học,
biết cách học, có nề nếp học và học có kết quả; chúng ta phải bền bỉ làm nhiều năm mới đảm bảo
giáo dục có chất lượng một cách thực chất” - TS Nguyên Tùng Lâm phân tích.
Sau khi tổ chức được học thật thì lúc đó tiến hành kiểm tra đánh giá cho khoa học, phản ánh
chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu
chuẩn HS học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm
trung bình các bộ môn đạt 5.0, không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận
bằng. Như vậy HS nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm
thi tuyển vào các trường đại học. Mỗi HS sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi
các môn tốt nghiệp THPT. Sau đó các trường ĐH chỉ lấy những HS có điểm thi trung bình các
môn từ 5 điểm trở lên để xét tuyển, các trường Cao đẳng xét điểm trung bình từ 4 hoặc 3,5 điểm
trở lên. Còn những HS có điểm dưới phải vào các trường nghề. HS không đủ điểm phải chờ sang
năm thi lại THPT.
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải
mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi.
Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có HS thi tốt nghiệp
THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của
phòng thi đó luôn cho Hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng
phòng thi của từng môn thi. Có HS, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt
nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, có thể tổ chức những Hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm
huyết của Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật
sự nghiêm túc. Như vậy 1 kỳ thi làm nghiêm túc có thể sử dụng kết quả cho cả việc tuyển sinh
vào ĐH, CĐ. Cải tiến như vậy dân đỡ đi lại, đỡ tốn kém, một mũi tên trúng nhiều đích.
VietBao.vn (Theo Dân Trí)

You might also like