You are on page 1of 12

MẤY NÉT VỀ KHỔNG GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA ANH HÙNG PHONG KIẾN Tháng 9-27-2012

GS. Vũ Khiêu

Nói tới chủ nghĩa anh hùng phong kiến, tôi muốn nói tới cái lý tưởng đạo đức đã chi phối cuộc sống của giai cấp này, tôi
muốn nói tới hệ thống tư tưởng, tình cảm và hành động phục vụ cho chế độc xã hội chính trị và lợi ích phong kiến.

Tôi không bao gồm trong khái niệm chủ nghĩa anh hùng phong kiến những ý nghĩ, lời nói và việc làm của bao nhiêu nhân vt
kiệt xuất, tuy xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng đã đem hết cuộc đời, hiến dâng tài năng, trí tuệ cho dân tộc, thúc đẩy
sự tiến bộ của lịch sử, đưa lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đó là những anh hùng mà đân tộc mag dân tộc ta đời đời
tưởng nhớ. Những anh hùng ấy đã vượt qua lợi ích giai cấp của mình để đấu tranh cho lợi ích rộng lớn hơn, lợi ích của dân
tộc. Tình cảm mãnh liệt ở Hai Bà Trưng, chính là tình cảm yêu nước. Khí thế “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và
“đoạt sóa Chương Dương độ, cầm hồ Hàm Tử Quan” của vua quan đời Trần là khí thế chung của dân tộc anh hùng. Trần
Hưng Đạo “thà chặt đầu tôi”, Trần Bình Trọng “thà làm ma nướcNam” đều nói lên tinh thần bất khuất của toàn thể nhân dân.
Ý chí kiên cường của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong mười năm đấu tranh là ý chí của tất cả mọi người trước cảnh quân xâm
lược đang “nướng dân đen trên lò bạo ngược, vùi con đỏ dưới hố tai ương”.

Nói tới chủ nghĩa anh hùng phong kiến, tôi muốn nói tới hệ tư tưởng đã được hình thành trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về
ruộng đất nhằm bóc lột tàn nhẫn bằng địa tô và áp bức hà khắc bằng chính trị. Trong xã hội ấy ruộng đất, uy quyền và danh
vọng đã trở thành động cơ cao nhất hàng ngày thôi thúc giai cấp phong kiến đi tới những hành động phi thường., không sợ
khó, không sợ khổ, khong sợ chết để đạt được mục đích “Vinh thân, phì gia”.

Alêchdăng ở Maxêđoan, hồi còn ít tuổi, khi đọc truyện anh hùng về Asin, đã khóc vì cảm thấy sao mình nhỏ bé quá.
Alêchdăng lớn lên đã chinh phục khắp châu Âu và vó ngựa của ông ta đã từng đạp chân trên bờ Ấn Độ Dương.

Hơn 200 năm sau, đứng trước tượng Alêchdăng ở Cađíchxơ, Xêda cũng đã khóc và nói rằng: “Bằng tuổi tôi, người ấy đã
chinh phục thế giới, còn tôi vẫn chưa làm gì”. Xêda về sau cũng chinh phục thế giới và đất đai chiếm lĩnh của ông ta cũng
chẳng kém gì Alêchdăng thuở trước.

Lịch sử cũ đã từng nhiều lần nhắc nhở tới những dòng nước mắt “anh hùng” đó, nước mắt của những người vốn chỉ biết
khóc bằng máu, chứ không biết khóc bằng lệ (Thơ cổ: Anh hùng khấp huyết, bất khấp lệ).

Nhưng nước mắt của Alêchdăng và Xêda, sự xúc động mãnh liệt từ đáy lòng hai người ấy, đã nói lên cái gì? Đó là lòng ham
mê vô hạn của giai cấp chủ nô, muốn chiếm lĩnh cả thế giới, muốn cưỡi lên đầu lên cổ hàng trăm triệu con người.

Đó là động cơ đã chi phối ý nghĩ và hành động của các “anh hùng”, không phải chỉ Tây phương, mà cả Đông phương. Khi
Hán Sử bàn về tuổi thơ của Hán Cao Tổ và Sở Bá Vương, đã chẳng từng nêu lên những ước vọng tương tự đó sao? Cả
Lưu Bang và Hạn Vũ, khi đi xem cuộc đón rước vua nhà Tần, nhìn thấy những cờ trống rợp đường, nghi tượng rực rỡ kéo
dài hàng chục dặm đã từng thốt ra những ý nguyện giống nhau: “Ngày sau, ta sẽ làm được như thế”. Quả nhiên, ngày sau,
họ đã làm được như thế, sau khi đã tiến hành những âm mưu quỷ quyệt, gây nên những tội ác tầy trời.
Luận anh hùng nổi tiếng của Tào Tháo trong “Tam quốc chí” chỉ là luận về những kẻ đang tranh giành nhau đất đai, đang
chém giết và bóc lột quần chúng. Đó là kiểu anh hùng mà Nguyễn Du đã nêu trong hai câu thơ:

Gió mưa sấm sét đùng đùng

Giãi thây trăm họ làm công một người.

Để thỏa mãn tham vọng đất đai, danh vị, tiền tài, những kẻ anh hùng phong kiến đã không ngần ngại trước mọi hành động
khát máu và vô nhân đạo nhất.

Hạng Vũ, người anh hùng phong kiến “bạt sơn cử đỉnh”, Ngô Khởi, một trong những nhà quân sự lớn nhất của thế giới đều
từng đã chon sồng hàng trăm vạn hàng binh. Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đi đến đâu, thì nhà cháy, đầu rơi, cỏ không
mọc được. Những Phạm Đình Trọng, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan từng vỗ ngực là anh hùng đã tàn sát bao nhiêu sinh mệnh
trong các cuộc nổi dậy của nông dân ta?

Những anh hùng phong kiến như thế thường chà đạp lên mọi tình cảm thông thường của con người. Lịch sử còn ghi lại biết
bao nhiêu câu chuyện tàn bạo của những kẻ chỉ vì ngai vàng và danh vị mà giết bố như Tùy Dạng Đế, giết anh như Tự Đức,
giết vợ như Ngô Khởi, giết con như Dịch Nha, giết cả nhà ân nhân như Tào Tháo, giết công thần của mình như Lưu Bang,
Triệu Khổng Dẫn, Gia Long…

Bọn chúng hưởng lạc trên sự đói rét khổ cực của nhân dân. Bao xương máu đã đổ dưới chân thành Cô Tô, ở điện A Phòng,
hay cung Vạn Niên…Tính sao hết hàng ngàn hay hàng vạn những người phụ nữ chết héo mòn và bi thảm trong cung vua
đời này qua đời khác…

Để bảo vệ chế độ phong kiến với những kiểu anh hùng tàn bạo ấy, giai cấp thống trị không những quan tâm kiện toàn bộ
máy đàn áp của chúng mà còn phải tạo ra một hệ tư tưởng để đầu độc quần chúng nhân dân. Chúng cần phải che đậy tính
giai cấp của hệ tư tưởng ấy và khoác cho nó một cái vỏ ngoài, mang tính phổ biến, làm như thế để quần chúng nhân dân,
không những không oán hận chúng, mà còn tin phục và sẵn sang chết cho chúng. Đó là công việc của những nhà học giả
của giai cáp bóc lột. Ở Đông phương, nhà học giả vĩ đại đã làm việc đó, chính là Khổng Phu Tử.

Ở các nước Tây phương, suốt trong thời kỳ Trung cổ, hình thái chính trị xã hội chính là tôn giáo. Sợ dây ảo tưởng chói buộc
con chiên với Thượng đế trên trời, chính là sợi dây chói buộc người nông dân vào chúa phong kiến. Các giáo sĩ đã liên tục
từ đời này qua đời khác, nhân danh ý chí của Thượng đế, khuyên bảo mọi người hết lòng thờ phụng chủ nô và chúa đất.
Thánh Pôn dạy người: “Hãy phục tùng một cách sợ hãi chủ các ngươi, không những với những người chủ tốt mà cả với chủ
khó tính” Thánh Tô Mát Đa Canh nói rằng: “ Chế độ nô lệ là phù hợp với tự nhiên”, và “ Ai có quyền lực với người khác có
thể đánh người ấy”.
Ở phương Đông, sự rang buộc về tôn giáo đã được bổ sung và nhiều lúc được thay thế bằng sự rang buộc về đạo đức, một
thứ đạo đức cũng có tính mệnh lệnh và nô dịch như tôn giáo. Khổng Phu Tử cũng có nhiều lúc nói đến “trời” và “mệnh trời”
nhưng ông cũng không dựa hẳn vào tôn giáo mà thờ trời. Đối với ông, quỷ thần là những thứ “kính nhi viễn chi”. Suốt đời
ông, ông đã giảng giải về đạo đức, nêu lên mọi nguyên tắc cho hành vi của con người. Những nguyên tắc ấy không bắt
nguồn từ ý chí của Thượng đế, mà bắt nguồn từ “ bản tính con người”, một bản tính cũng thần bí như Thượng đế vậy.

Từ đời này qua đời khác, những lời răn dạy của ông dã đi vào cuộc sống, bắt dễ vào tâm tư, tình cảm của nhân dân. Trước
sự cổ vũ của ông, mọi người đều muốn trau dồi đạo đức, tư cách, muốn sống một cuộc sống xứng đáng với phẩm chất của
con người. Sự hợp lý về mặt hình thức, qua lời nói của ông, đã khéo dắt dẫn vào lòng người một nội dung cực kỳ phản
động. Nếu ở phương Tây, con người đã gửi gắm thân phận của mình vào Thượng đế, thì ở phương Đông, con người đã tự
giam hãm mình và, từ đời này qua đời khác, sống quằn quại trong lẽ giáo của ông.

Học thuyết của Khổng Tử là một học thuyết bảo thủ. Nói như Hồ Chủ tịch, đó là một học thuyết “bình yên trong một xã hội
không bao giờ thay đổi”. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, “chủ nghĩa anh hùng” ở ông cổ vũ những ý nghĩ và việc làm phục
vụ lợi ích cho giai cấp quý tộc và phong kiến, động viên một tinh thần dũng cảm, hy sinh, trung thành tuyệt đối với vua chúa.
Ông ca ngời một cảnh thanh bình trong tin ti trật tự nhàChu. Cuộc đời của ông là một sự hoài niệm về quá khứ. Sống giữa
thời Xuân Thu ông muốn trở lại những điều nhân nghĩa và lễ giáo của những thời Nghiên Thấu và Vũ,Thang,Văn, Vũ…Thầy
trò của ông đã đi khắp các nước mag chẳng vua chúa nào tin dung. Giữa lúc các nước chư hầu đang đi vào con đường
tranh bá đồ vương, thì học thuyết của ông đề cao uy quyền tuyệt đối của Thiên tử nhàChuthì không còn phù hợp nữa. Cuối
cùng ông đã thất bại, chấm dứt cho cuốn sách Xuân Thu và than cho thân phận mình giống như con kỳ lân ra đời không
đúng lúc.

Sau khi ông chết, từ nhà Hán trở đi, các triều đại phong kiến đã củng cố lại chế độ trung ương tập quyền. Địa vị của ông
cũng từ đó trở thành địa vị độc tôn trong đời sống tinh thần của xã hội. Không phải như thời kỳ mà chính ông tự coi mình
như: “một con chó mất chủ”, các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều thờ cúng ông như một vị thánh. Lưu
Bang, người đã lập ra nhà Hán đã là vị hoàng đế đầu tiên thân hành đến nước Lỗ để tế Khổng Tử. Từ Hán Vũ Đế trở đi, học
thuyết của ông trở thành quốc giáo. Nhà Đường coi ông là tiên sư, tiên thánh. Nhà Tống phong ông là Đế. Nhà Nguyên gọi
ông là Đại thành chí thánh văn tuyên vương. Ở đời Minh khắp các phủ huyện đều dựng văn miếu lễ Khổng Tử. tại miếu
Thúc Phụ quê hương ông, vua nhà Thanh đề tấm bia “Vạn thế sư biểu”.

Tại sao vua chúa phong kiến đã kính thờ ông đến thế? Chính vì học thuyết của ông được những đồ đệ của ông trải qua mấy
ngàn năm bổ sung và hoàn chỉnh, đã tập trung vào việc giáo dục nhân dân, trung thành tuyệt đối với nhà vua, coi như yêu
cầu đạo đức và phẩm giá cao đẹp nhất của con người. Khổng giáo vì thế đã trở thành thượng tầng kiến trúc của xã hội
phong kiến, là tư tưởng thống trị trong đời sống, là võ khí lợi hại nhất để nô dịch tinh thần.

Giai cấp phong kiến ViệtNamcũng đã tiếp thu Khổng giáo với mục đích và ý nghĩ ấy. Khổng giáo được thịnh hành nhất trong
xã hội ViệtNamở những thời kỳ mà giai cấp thống trị, để củng cố quyền lợi và địa vị của chúng, cần phải nô dịch tư tưởng
của nhân dân, ràng buộc nhân dân bằng một thứ đạo đức giả hiệu, hoàn toàn phù hợp với trật tự phong kiến.

Được du nhập từ ngoài vào cùng với vó ngựa của quân xâm lăng, và từ trên xuống với sự hà khắc của chính trị. Khổng giáo
thực sự đã gặp rất nhiều trở ngại khi đi vào đời sống của nhân dân. Nhân dân ta đã chống lại Khổng giáo bằng nhiều hình
thức nhất là ở thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến. Nhân dân đã nhiều lúc xuyên tạc những câu nói của thánh hiền,
chế giễu các nhà nho hoặc đả kích những vua quan, cường hào bằng chính những lời lẽ của Khổng giáo.

Nhưng là ý thực thồng trị của giai cấp thống trị. Khổng giáo cũng dần dần ăn sâu vào đời sống, tạo nên những tư tưởng hết
sức bảo thủ ở các nhà nho và để lại những ý nghĩ độc hại không ít trong cả những ý nghĩ và việc làm của nhân dân lao
động.
Tính chất phức tạp ấy của Khổng giáo ở ViệtNamđã dẫn đến rất nhiều nhận xét không chính xác về Khổng giáo. Có ý kiến
cho rằng Khổng giáo đã có nhiều đóng góp tích cực trong đời sống đạo đức của nhân dân ta, thậm chí đã tạo ra những điều
kiện thuận lợi nhất để đi đến chủ nghĩa Mác. Có ý kiến ngược lại cho rằng mọi tư tưởng của Khổng giáo đều hoàn toàn lạc
hậu và phản động, ta không có điều gì đáng tiếp thu ở đay cả.

Chủ nghĩa Mác đòi hỏi chúng ta phải nhìn mọi di sản cũ bằng con mắt biện chứng. Cách mạng tư tưởng phải đánh đổ một
cách triệt để mọi tư tưởng lạc hậu và phản động của giai cấp cũ. Nhưng cách mạng tư tưởng lại đòi hỏi không được bỏ qua
những nhân tố hợp lý trong mọi tròa lưu tư tưởng cũ. Đối với chúng ta, Khổng giáo, về mặt nội dung của nó, là một học
thuyết phản động, nhằm no dịch tư tưởng của nhân dân, nhằm phục vụ cho chế độ phong kiến và vua chúa phong kiến,
những mặt khác chúng ta cũng thấy rằng Khổng Tử là một nhà tâm lý học và giáo dục học rất lớn của phương Đông. Ông
đã dùng những lời nói và biện pháp tinh vi nhất để phát huy cao độ những năng lực tinh thần của con người, giáo dục một
tinh thần toàn tâm, toàn ý, một ý chí kiên cường để sống và chết cho lý tưởng của ông. Chúng ta kiên quyết quét sạch
những quan điểm phản động từ lý tưởng ấy của ông, góp phần giáo dục những tư tưởng cách mạng của ta. Đó chính là việc
mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã làm một cách rất tài tình, rất nghệ thuật.

Tư tưởng đạo đức và anh hùng ở Khổng tử tập trung vào tinh thần trung quân. Thờ vua là điểm cao nhất của đạo làm
người, là những yêu cầu cao nhất của những đại trượng phu, của các bậc đại dũng, của anh hùng.

Đạo đức là gì, theo quan niệm của Khổng Tử, Đạo chính là 5 mối quan hệ: vua tôi, cha con, chồng vợ, an hem, bạn bè. Đức
là trí, nhân, dũng – những điều kiện cần thiết để thực hiện mối quan hệ đó (quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, côn đề dã,
bằng hữu chi giao dã, ngũ ngả thiên hạ chi đạt đạo dã, trí nhân, dũng, tam giả thiên hạ chi đạt đức dã) (Trung Dũng).

Năm mối quan hệ trên, được Khổng Tử gọi là Ngũ luân. Khổng Tử lại lấy ra ba quan hệ đầu tiên coi như quan trọng nhất gọi
là tam cương. Trong tam cương thì nghĩ quân thần lại là quan trọng hơn cả. Khổng Tử đã từ những tình cảm thiên nhiên và
gần gũi của con người trong mối quan hệ giữa cha con, chồng vợ, an hem, bạn bè mà gắn liền vào đấy mối quan hệ giữa
vua tôi. Theo Khổng Tử thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái vốn là những tình cảm sẵn có thuộc về bản tính con người. Từ
đó, Khổng Tử suy ra: trong nhà có cha đứng đầu thì trong nước có vua, vì thế đạo làm người phải tận hiếu với bố mẹ và tận
trung với vua chúa vậy. “Trung với vua, hiếu với bố mẹ cùng một gốc vậy” (Lễ Ký). Ở đây sai lầm của Khổng Tử là ở chỗ ông
đã ngụy biện. Ông đã xóa nhòa giai cấp, đem cái tình cảm tốt đẹp của con cái đối với bố mẹ đối với tình cảm mù quáng của
nhân dân đối với kẻ áp bức và bóc lột mình.

Để thực hiện tốt năm mối quan hệ ấy, Khổng Tử yêu cầu mọi người phải đạt được ba đức tính toàn vẹn của con người trí,
nhân, dũng. Theo Khổng Tử biết được ba điều ấy thì biết cách để sửa mình, sửa người và sửa thiên hạ vậy (Trung
Dũng).ChuHy, vị Tống nho lỗi lạc, khi bình luận Tứ thư cũng nhấn mạnh rằng: “Ba đức tính phổ biến và căn bản ấy là cửa
ngõ đi vào đạo làm người”.

Muốn thực hiện được cái “đạo làm người” trước hết là đạo vua tôi ấy Khổng Tử không thể không kêu gọi những hành động
anh hùng. Ông không trực tiếp dùng danh từ anh hùng, nhưng ông rất nhiều lần bàn tới chữ Dũng. Khái niệm Dũng chính là
khái niệm anh hùng trong Khổng giáo. Khổng Tử đặt chữ Dũng ấy trong mối quan hệ với trí và nhân. Ông muốn hành động
dũng cảm phải được gắn liền với tình cảm sâu sắc gọi là nhân và thôi thúc bởi một tinh thần tự giác gọi là trí.
Gạt bỏ nội dung phản động bên trong của nó, gạt bỏ mục đích giai cấp của nó thì chữ Dũng của Khổng Tử có nhân tố hợp
lý, thực sự giúp ích cho chúng ta. Chữ Dũng dùng để chỉ những hành động táo bạo, hi sinh không sợ khổ, sợ khó, sợ địch,
sợ chết. Tính quả cảm ấy của hành động là một sức mạnh to lớn. Vì thế, mỗi giai cấp đều quan tâm đến chữ Dũng, cổ động
những hành động dũng để phục vụ cho mình.

Vì thế, trong sự nghiệp đấu tranh giai cấp và dân tộc, nhân dân ta từng phát huy những nhân tố hợp lý của chữ dũng, sử
dụng chính ngay võ khí ấy của Khổng giáo để đối lập lại nội dung cơ bản của nó.

Cũng vì thế, Hồ Chủ tịch đã dùng rất nhiều những câu chữ của Khổng giáo để giáo dục và cổ vũ nhân dân ta trong sự
nghiệp cách mạng, và để đập lại những quan niệm đạo đức của Khổng Tử, coi như gậy ông đập lưng ông. Nhiều người qua
những câu chữ của Khổng giáo mà Hồ Chủ tịch dung, đã nghĩ rất sai lầm rằng Hồ Chủ tịch tiếp thu nội dung đạo đức Khổng
giáo. Chính Hồ Chủ tịch đã giải thích: “Có người cho đạo đức cũ và mới không có gì khác nhau. Như vậy là lầm to. Đạo đức
cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời…”.

Để cổ vũ cho lý tưởng chính trị và đạo đức của ông, Khổng Tử và các đồ đệ của mình đã nhiều lúc sử dụng những lời lẽ rất
hùng hồn, hấp dẫn và luôi cuốn.

Theo ông, hạnh phúc của người ta là hiểu biết và làm theo đạo đức của thánh hiền, cho nên “sớm nghe đạo chiều về chết
cũng cam” (Luận ngữ). Con người ta có 5 quan hệ tức ngũ luân, phải biến ngũ luân thành tình cảm sâu sắc là nhân, và xác
định trách nhiệm của mình đối với ngũ luân đó là nghĩa. Nhân nghĩa là lẽ sống của con người, phải đặt lên trên cả danh vị và
tính mệnh. “Thấy ngĩa mà không làm không phải dũng cảm” (Luận ngữ). Khổng Tử nói: “Kẻ chí sĩ, người có nhân không bao
giờ cầu sống mà làm hại đến điều nhân chỉ có sát nhân mình để hoàn thành điều nhân mà thôi” (Luận ngữ). Mạnh Tử cũng
nói: “Sự sống cũng là điều ta muốn, điều nghĩa cũng là điều ta muốn. Hai cái đó không giữ được cả hai thì bỏ sống mà giữ
lấy nghĩa” (Mạnh Tử).

Đã theo điều nhân nghĩa của ông thì chắc phải khắc phục mọi gian khổ, khó khăn, không bao giờ dao động và phải kiên trì
đến chết. Khổng Tử khuyên người ta nên như “những cây tùng bách chẳng đổi màu xanh những năm trời rét” (Luận ngữ).
Mạnh tử nói một câu đầy khí phách: “Phú quý không làm mê muộn, nghèo hèn không làm thay đổi, uy vũ không khuất phục
được, đó là đại trượng phu vậy” (Mạnh Tử). Khổng Tử cũng đã từng nêu ý ấy trong Lễ ký: “Thấy lợi không bỏ chính nghĩa,
thấy chết không thay đổi ý chí”.

Khổng Tử yêu cầu phải tin vào đạo của ông như một chính nghĩa, bởi con người khi đã tin việc mình làm là đúng, là ngay
thẳng thì tự nhiên sẽ có một sức mạnh ghê gớm, họ không còn điều gì phải “buồn bực và lo lắng nữa”, học có thể “đạp trên
mũi dao nhọn mà đi”. Mạnh Tử nói: “Ta từng nghe thấy thầy ta dạy về kẻ đại dũng rằng: tự xét mình không ngay thẳng thì
gặp một người mặc áo vải lùng bùng ta cũng sợ, tự xét mình ngay thẳng thì đến chỗ hang vạn người ta cũng mạnh dạn đi
tới” (Mạnh Tử – Công Tôn Sử).

Suốt mấy ngàn năm, sách vở của thánh hiền, những lời “gang thép” ấy của các nhà Khổng giáo đã khuyên khích và không
hết lời ca ngợi những hành động suốt đời trung thành với vua, đến hi sinh cả tính mệnh, gia đình và hạnh phúc. Người ta
luôn nhắc tới hành động dũng cảm của những Giới Tử Thôi xẻo thịt đùi nấu cháo cho vua, nhữngDựNhượng nuốt than,
những Phàn Ô Kỳ tự dâng đầu mình, những Yêu Lý giết vợ con và chặt tay để chết cho chủ… “Hết lòng thờ chúa” đã trở
thành tư tưởng ăn sâu vào đầu óc của người ta suốt bao thế kỷ. Là tài trai đứng ở đời phải lập nên những sự nghiệp anh
hùng, nhưng sự nghiệp ấy phải phục vụ cho vua. Tinh thần ấy được khái quát trong hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

Nhập thế cục, bất khả vô công nghiệp

Xuất mẫu hoài, tiên thị hữu quân thân.

(Vào cuộc đời không thể không có công danh sự nghiệp.

Lọt lòng mẹ ra, đã có vua cha rồi).

Khổng Tử rất quan tâm tới chữ dũng, tinh thần quả cảm, khí phách anh hùng của những kẻ thân dân đối với những vua
chúa phong kiến. Nhưng ông rất hiểu những chữ dũng là một con dao hai lưỡi. Đối với chế độ phong kiến nó có thể bảo vệ,
lại có thể đánh đổ. “Nó vừa đẩy thuyền, lại vừa lật thuyền”. Vì thế đối với chữ dũng ông vừa cổ vũ lại vừa dè dặt sợ hãi.
Theo ông thì ở những con người không tin tưởng tuyệt đối vào học thuyết của ông, không hết lòng thờ vua, kính cha, không
đặt toàn tâm, toàn ý vào nhân nghĩa thì thà không có dũng còn hơn. Tử Lộ hỏi ông: “Người quân tử có quý trọng chữ dũng
không?”. Ông trả lời: “ Người quân tử quý trọng điều nghĩa hơn. Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn. Kẻ
tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì trộm cướp” (Luận ngữ)

Khi Khổng Tử nói về đạo đức, còn nhấn mạnh vị trí không thể thiếu được của dũng trong bộ ba Trí, Nhân, Dũng. Nhưng đến
Mạnh Tử thì ông này đã đặt mối quan hệ mới trong những đức tính cơ bản của con người, những đức tính đó ông gọi là tứ
đoan, gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Chữ Dũng đã được ông tước bỏ và thay thế bằng chữ Nghĩ và Lễ. Theo ông, đạo đức
con người là phải thực hiện điều Nhân, phải xác định được trách nhiệm của mình (Nghĩa), phải biểu hiện trong mọi quy tắc
sinh hoạt hàng ngày (Lễ), phải được thực hiện với một tinh thần hiểu biết và tự giác (Trí). Đến đơi Hán, Đổng Trọng Thư lại
bổ sung thêm một phạm trù mới là chữ Tín. Từ đó, ngươi ta nói đến chữ “ngũ thường” gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chữ dũng vẫn không được đưa vào hệ thống đó. Nó vẫn không bằng chữ Tín. Tín ở đây chỉ có nghĩa là củng cố lại mối quan
hệ ngày càng thêm rạn nứt giữa vua tôi và cha con theo kiểu phong kiến.

Ở thời đại chúng ta, lần đầu tiên, Hồ Chủ Tịch đã phục hồi chữ Dũng trong những đức tính cơ bản. Nhân, Nghĩa, Lễ,
Trí,Tín đã được thay bằng: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm với một nội dung hoàn toàn mới. Hồ Chủ tịch trước những yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc, đã cổ vũ những hành động anh hùng, dũng cảm, bất khuất, quật cường, quyết
chiến, quyết thắng. Chữ dũng đã được đưa tới đỉnh cao nhất của nó, nhưng nó đối ập hoàn toàn với chữ dũng của Khổng
Tử, mới thấy rõ tính chất phản động của nó và mới hiểu được ý nghĩa cao cả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng
ta ngày nay.

Thực ra nếu chỉ mới nói tới chữ dũng nghĩa là nó tới một sức mạnh tinh thần mà con ngươi có thể đạt tới thì chúng ta
chưa thấy nội dung giai cấp, ý nghĩa tiến bộ hay lạc hậu của nó. Muốn đánh giá được đúng đắn chữ dũng của Khổng Tử
phải tìm hiểu mục đích của nó. Nó phục vụ cho giai cấp bóc lột hay cho nhân dân bị áp bức, nó thúc đẩy lịch sử tiến lên
hoặc kéo lùi lịch sử lại, nó giải phóng cho những người lao động hay chà đạp lên phẩm chất, hạnh phúc và sinh mạng của
họ?

Khổng Tử đặt chữ dũng trong quan hệ giữa nhân và trí. Chúng ta hoàn toàn bác bỏ nội dung của nhân và trí ấy.
Mặc dù Khổng Tử đã từng giải thích: “Nhân là lòng yêu người” (Nhân, ái nhân dã) (Luận ngữ), nhưng nhân ở đây hoàn
toàn khác hẳn với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa và lòng nhân ái được giáo dục trong xã hội ta ngày nay.

Như trên đã nói: tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm ở ông chỉ hướng về năm mối quan hệ mà đứng đầu la quan
hệ vua tôi. Ông không cho phép người ta yêu quần chúng nhân dân ngang bằng với năm mối quan hệ đó. Với tinh thần ấy
Mạnh Tử kịch liệt phê phán quan điểm tự yêu mình của Dương Chu và quan điểm yêu khắp mọi người của Mặc Địch: “Mặc
Địch kiêm ái là không có cha. Dương Chu vì mình là không có vua – Không cha, không vua là đồ cầm thú” (Mạnh Tử). Với
tinh thần trung hiếu ấy Khổng giáo không thể nào hiểu được tinh thần tận trung với nước, chí hiếu với dân mà Hồ Chủ tịch
giáo dục chúng ta. Thái độ khinh rẻ quần chúng nhân dân, coi nhân dân là những kẻ để chăn dắt và nuôi dạy hoàn toàn đối
lập với khí phách anh hùng mà Hồ Chủ tịch giáo dục chúng ta ngày nay: “dám trợn mắt coi khinh nhìn kẻ địch, nhưng cúi
đầu làm trâu ngựa cho quần chúng nhân dân, làm người đầy tớ trung thành, làm người lính vâng lệnh nhân dân ra mặt
trận”…

Khổng Tử đặt nhân và dũng gắn liền với trí là muỗn chứng minh rằng nhân của ông có một cơ sở hợp lý, mà dũng
sẽ trở thành mù quáng nếu không có trí soi đường. “Hiếu dũng bất hiếu học, kí tế giã loạn” (Muốn dũng mà không muốn
học thì bị cái che mờ là loạn) (Luận ngữ).

Ở đoạn khác, Khổng Tử lại nói: “có học mới gần được trí” “và trí là đức tính của con người không con mê hoặc”.
Nhưng làm thế nào để đạt được Trí và học những cái gì? Khổng Tử chỉ đóng khung Trí trong việc học tập sách vở của ông,
học tập những lời nói và việc làm của cổ nhân.

Trí của ông thật sự không phải là sự phản ánh tính tất yếu khách quan của tự nhiên và xã hội, để từ đó đưa lại tự do
cho hành động của con người. Trí chỉ là nhận thức chủ quan có tính chất mệnh lệnh và cưỡng ép do những ông thánh hiền
đưa lại cho quần chúng. Trí ấy không giải phóng cho con người mà chỉ nô dịch thêm. Nó chỉ làm cho những hành đông mù
quáng của con ngươi có một tính hợp lý giả tạo. Ở phương Tây, nhà triết học duy tâm, gần đồng thời với Khổng Tử là
Platông, linh hồn gồm có 3 phần: lý trí, – ý chí, – và tình cảm. Trí (lý trí) là phần cao nhất, bởi nó vốn từ thế giới bên kia mà
tới. Còn ý chí và tình cảm là hai phần thấp kém hơn và phải được lý trí chỉ đạo. Vì thế, theo Platông, nhà triết học là người là
người tiêu biểu cho lý trí, phải giữ địa vị cao nhất trong xã hội. Về mặt tinh thần, Khổng Tử quả đã giữ một vị trí cao nhất ở
phương Đông từ bao đời nay. Ông không coi lý trí của ông bắt nguôn từ thế giới bên kia như Platông, nhưng lý trí của ông
cũng đã xuất phát từ giai cấp bóc lột và được đưa vào thế giới bên này một cách cưỡng ép.

Đặt trí lên trên nhân và dũng, Khổng Tử đã xác định vai trò dẫn đầu của tư tưởng đối với tình cảm và hành
động.Nhưng tư tưởng của Khổng Tử đã không dẫn đầu nhân dân phương Đông tới ánh sáng của tự do và chân lý, mà chỉ
vùi sâu con người trong vực thẳm của nô dịch mà ngu muội.

Nhà thơ Viên Ung, khi sang thăm Việt Nam, đã viết về Hồ Chủ tịch như sau: “ Người là bậc đại trí , đại nhân,đại dũng”.
Chúng ta không nghĩ rằng nhà thơ đã có ý lẫn lộn một người học trò của Mác-Lênin với một môn đồ của Khổng Mạnh.

Có thể gọi Hồ Chủ tịch là một bậc đại trí,đại nhân,đại dũng”, nhưng chúng ta cần phải hiểu như đồng chí Trường Chinh đã
nói: “ Người đã phát huy truyền thống đạo đức phương Đông là Trí, Nhân, Dũng trên cơ sở hoàn toàn mới”.Cơ sở hoàn toàn
mới đó chính là sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta ngày nay. Không có trí nào sáng suốt bằng chủ nghĩa Mác-
Lênin, không có nhân nào rộng lớn bằng tình cảm của giai cấp công nhân, không có dũng nào mãnh liệt bằng hành động
của người chiến sĩ cộng sản.
8

Khổng Tử không chỉ buộc chữ dũng


vào trí và nhân đòi hỏi tinh thần dũng cảm,
hành động anh hùng phải được thôi thúc
bằng tình cảm đối với vua và cha (nhân) và
được hướng dẫn bằng một lý lẽ “ sáng
suốt” của thánh hiền (trí). Làm thế chưa
đủ. Chỗ tinh vi, chỗ nguy hiểm còn ở chỗ
ông đã đóng khung ý nghĩ, hành động của
con người vào phạm vi chữ lễ. Ông rất
ghét những kể dũng mà không có lễ (quân
tử ố dũng nhi vô lễ dã) (luận ngữ). Theo
ông,dũng mà không có lễ cũng làm loạn
(Dũng nhi vô lễ tắc loạn) (luận ngữ).Chính
vì thế khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử về người
nghèo mà thích điều dũng thì thế nào,
Khổng tử đã trả lời: Không bằng nghèo
mà hiếu lễ (Luận ngữ). Có chỗ nói về chữ
nhân, với Nhan Uyên ông đã nói: “Nhân
chẳng qua là làm chủ được mình và quay
trở lại lễ mà thôi”.

Lễ là toàn bộ những quy tắc lớn nhỏ trong đời sống, là những yêu cầu hàng ngày của trật tự phong kiến mag nhất tiết mọi
người phải tuân theo. Với chữ lễ, Khổng Tử đã trên cơ sở của tâm lý học đề ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất,
tạo ra những sợi dây tư tưởng buộc chặt nhân dân vao chế độ phong kiến để kéo dài chế đọ ấy đời ấy qua đời khác.
Khổng Tử yêu cầu phải rèn luyện con người đi vào những quy tắc đó ngay từ thuở còn thơ ấu: Con người sinh ra vốn hiền
lành và trong trắng, gần gũi với tính tự nhiên của trời đất.Chỉ bởi do tập quán mà người ta đi xa, đi xa, đi trệch…(tính tương
cận,tập tương viễn). Ông đòi hỏi phải xây dựng cho trẻ em những khuôn phép tốt để chúng suốt đời tôn trọng và làm theo.

Những khuôn phép này rất chặt chẽ và rộng rãi đã được ông quy định rất cụ thể trên cơ sở tập quán của nhàChuvà những
yêu cầu thiết thực của trật tự xã hội. Ông nghiêm khắc đòi hỏi phải tôn trọng những khuôn phép ấy trong việc tế lễ quỷ thần,
trong mọi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè cũng như sinh hoạt hàng ngày từ ma chay, cưới xin, giỗ tết
cho đến cách đi đứng, chào hỏi, ăn uống, quần áo, nhà cửa….

Không phải ông gàn dở đâu khi ông đòi hỏi Tử Cống phải cứ giết dê tế trời: “Tứ, mày tiếc con dê, không nghe điều trái lễ,
không nói điều trái lễ, không làm điều trái lễ” (Thiên Nhan Uyên).

Không phải ông cố chấp khi ông không tán thành việc đứng bên trên thềm ma lạy vua. Ông nói: “Lạy vua ở dưới thềm là
đúng lễ, nay lên thềm lạy vua là quá đáng, tuy trái với mọi người ta cứ lạy ở dưới thềm” (Thiên Tư Hãn). Đây chỉ là một nghi
lễ thông thường nhưng ông không muốn cho mọi người tùy tiện bởi ông biết rằng vi phạm những quy tắc ấy tức là bước đầu
để vi phạm những nguyên tắc khác.

Khổng Tử đã rất sâu sắc khi ông nhận thức được cái vè bề ngoài có thể củng cố một tư tưởng ở bên trong và chỉ có sự rèn
luyện hàng ngày mới xây dựng con người một cách bền vững. Ông nói: “Người mặc áo sô gai, chống gậy, lòng không nghĩ
đến điều vui nữa không phải là vì họ không nghe thấy đâu mà chính vì quần áo đã khiến người ta như thế. Người mặc cái
phủ, cái phất, cái cổn, mũ miện có một dáng điệu oai nghiêm không phải họ vốn như thế đâu chính vì quần áo khiến họ như
thế. Người đội mũ trụ, mặc áo giáp cầm cây giáo,trông họ không có vẻ nhút nhát, không phải bản thân họ vốn mạnh bạo vậy
đâu, chính vi quần áo khiến họ như vậy” (Khổng Tử Gia Ngữ).

Với ý thức ấy ông đòi hỏi từ vua chúa đến người dân bình thường đều phải rèn luyện và nghiêm khắc với mình trong những
sinh hoạt nhỏ nhặt nhất. Khổng Tử không những khuyên mọi người mà còn tự minh nêu gương. Để tỏ lòng kính cẩn, ông lễ
quỷ thần coi như quỷ thần ngồi ngay đó. Trường hợp vào chầu vua ông quy định rất chi tiết từ dáng đi, nét mặt cho đến tiếng
nói và hơi thở. Để giữ lòng mình trong sạch và thẳng thắn, chiếu giải không ngay ngắn ông không ngồi, thịt thái không
vuông vắn ông không ăn, nước lấy từ suối Đạo tuyền ông không uống (Đạo tuyền là suối thằng ăn trộm ). Ông nêu lên
những yêu cầu rất chi tiết trong việc tiếp đón khách khứa thăm viếng bạn bè, từ những quy tắc như ngồi ăn với người trên,
không được đứng dậy trước, không được ném xương cho chó. Ông yêu cầu đang ăn hay đang nằm cũng không nói. Ngủ thì
không được duỗi thẳng chân như cây chết, bước lên xe thì không được chỉ trỏ. Gặp người có tang cũng như gặp người trên
hoặc gặp người mù đều phải cúi đầu kính cẩn…

Sự giáo dục của ông về lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc ở chỗ nó đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con
người. Ông đã huy động được dư luận của toàn thể xã hội biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Mức độ sâu
sắc còn ở chỗ nó đi vao lương tâm của con người. Vi phạm điều lễ trở thành một điều đau khổ đáng sỉ nhục thậm chí đến
mức thà chết chớ không bỏ lễ. Nhạc Phi vị anh hùng dân tộc thà bỏ cuộc kháng chiến, thà chịu chết oan chứ không chịu vi
phạm điều lễ là vua gọi không về, mặc dù vua đó là một tên bán nước. Tứ Thứ thà bỏ Lưu Bị và sự nghiệp của mình để về
với Tào Tháo chứ không thể vi phạm điều lễ là trái lời mẹ. Vì điều lễ của Khổng Tử mà suốt mấy ngàn năm bao nhiêu người
đã bị chết oan, bao tình yêu bị dập vùi và hạnh húc bị tan vỡ. Lễ sỉ nhục những người con gái đã bị giặc hãm hiếp. Lễ khinh
rẻ những người phụ nữ góa chồng không ở vậy nuôi con. Lễ không cho phép trai gái được tự ý yêu nhau. Lễ buộc con
người vào những tập quán nhiều lúc rất hủ bại.

Cách mạng tư tưởng của chúng ta phải nhận thức được những nội dung nguy hại của Khổng Giáo trong chữ lễ, nhưng mặt
khác phải thấy sức mạnh to lớn của tư tưởng khi đã biến thành lễ nghi, quy tắc và phong tục tập quán hàng ngày. Chính vì
lẽ dó mà hiện nay công tác văn hóa và giáo dục của chúng ta đang quan tâm đặc biệt tới vấn đề xây dựng ttrong nhà trường
và ngoài xã hội những quy tắc của một nếp sống mới, những quy tắc dựa trên tinh thần tự giác và làm chủ tập thể của nhân
dân ta.
9

Trong quá trình đất nước bị xâm lược bà đặt dưới sự thống trị của phong kiến Trung Quốc, Khổng giáo với nội dung phản
động ấy đã cùng với những lời lẽ ngọt ngào và kích động của nó thâm nhập dần vào đời sống của nhân dân ta. Nhân dân ta
với truyền thống anh hùng của mình từ 20 thế kỷ trước công nguyên, với ý trí kiên cường trong dựng nước và giữ nước, với
tinh thần bình đẳng, dân chủ cùng thương yêu và gắn bó với nhau đã không dễ dàng tiếp thu trận tự phong kiến và học
thuyết Khổng giáo của nó. Đồng chí Lê Duẩn đã từng có lần nhận xét rất đúng rằng: Ngược lại với tam cương của Khổng
giáo, ngược lại với quan niệm gò bó và bảo thủ của nó, nhân dân ta đã có nhiều phản ứng trở lại. Trong quan hệ vua tôi thì
“phép vua thua lệ làng”. Trong quan hệ cha con thì “con hơn cha là nhà có phúc” . Trong quan hệ vợ chồng thì “ thuận vợ,
thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.

Trong quá trình diễn biến của lịc sử, những lúc quần chúng bị áp bức cùng cực phải vùng dậy đấu tranh thì không những họ
tân công vào bộ máy áp của phong kiến, mà còn tấn công vào thành trì tư tưởng của nó, tức học thuyết của Khổng Tử.
Trong khi bọn vua chúa sống một cuộc đời cực kỳ xa phí thì quần chúng khổ cực không khỏi bực mình trước những lời lải
nhải bên tai: “ An bần nhi lạc”, – “bần nhi vô oán”, – “bần nhi hiếu lễ”, v.v… (nghĩa là: nên an phận nghèo mâ vui vẻ, – nghèo
mà không oán, – nghèo mà thích lễ nghĩa, v.v…). Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết tương trợ, sẵn sàng sẻ áo,
nhường cơm, cùng chung đói rét, thậm chí hi sinh cả cuộc đời mình, nhưng không chịu để cho bọn phong kiến lừa mình
băng những lời giả dối “ thực vô cầu bão”, “ nhân chi sơ, tính bản thiện” ( ăn không cầu no, – người ta sinh ra, tính vốn
lành),v.v…Những lời bác bỏ của nhân dân là những lời rất duy vật và chiến đấu: “ Có thực mới vực được đạo” hoặc “ nhân
chi sơ,là sờ vú mẹ,tính bản thiện chỉ là miệng muốn ăn”, bởi ăn và bú chính là điều thiện đầu tiên của con người.

Trẻ con của ta ngày xưa bắt đầu học vỡ lòng thì học câu: “ Thiên tích thông minh,thánh phù công dụng”. Qua câu ấy, Khổng
Tử muốn xếp ngang ông thánh với ông trời. Nhưng nhân dân ta đã tấn công có ý thức: “ thiện tích thông minh,thánh bo
chỏng gọng”. Than ôi,nếu quả trì sớm phú trí thông minh cho nhân dân thì bao nhiêu ông “thánh hiền” đã từ lâu mất hết linh
thiêng và đã cùng “bò chỏng gọng” với những vua chúa phong kiến.

Trong cuộc sống của mình,quần chúng nhân dân ta đã nhiều lúc biết khai thác những yếu tố hợp lý về mặt hình thức trong
sách vở của Khổng giáo để đưa vào một nội dung nhân dân,phục vụ cho lợi ích của mình và xây dựng những mối tình
nghĩa thủy chung giữa những ngươi bị áp bức. nhiều lúc, những câu nói trong tứ thư,ngũ kinh vốn phục vụ cho lợi ích của
phong kiến đã được vận dụng để tấn công vào chính ngay bọn phong kiến “dân là quý,xã tắc là thứ yếu, vua là đáng khinh”,
“hoặc vua coi tôi như cỏ rác thì tôi coi vua như cừu thù”( Mạnh Tử).

Chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với Khổng giáo là những nhà nho.Trong hoàn cảnh xã hội nước ta, những nhà nho không
chỉ xuất thân từ giai cấp phong kiến.nhân dân việt nam với truyên thống hiếu học đều muốn con em mình được biết “dăm
ba chữ để làm người”. sau một quá trình học tập, nhiều con em nhà nghèo cũng đã thi đỗ và từ đó bước lên bậc thang danh
vọng, đi vào hàng ngũ của giai cấp thống trị. Nhiều lúc thất bại, thi chẳng đỗ,mộng làm quan chẳng thành,họ lại quay trở về
với nhân dân, lại đọc sách làm thơ và dạy học. Sống ở một vị trí luôn luôn di động giữa phong kiến và nhân dân,họ cũng có
những tư tưởng phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng của giai cấp thống trị, vừa mang truyền thống lâu đời của dân tộc. Có thể
phân chia họ thành nhiều loại khác nhau, nhưng họ vẫn có một đặc điểm chung là: dù tiến bộ hay lạc hậu họ vẫn không thể
thoát ra ngoài phạm vi của Khổng giáo. Họ dù nhiều hay ít, đều thuộc lòng câu chữ của thánh hiền, thường lệ thuộc vào
sách vở. Họ có thể giải thích Khổng giáo một cách khác nhau, nhưng vẫn coi mình như xuất phát từ Khổng giáo mà hành
động.

Thứ nhất là những nhà nho tích cực. Họ đứng hẳn về phía nhân dân, hướng về chủ nghĩa anh hùng dân tôc. Họ vận dụng
một cách có suy nghĩ và sáng tạo những lý lẽ của Khổng giáo để đấu tranh cho độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc của đồng
bào. Trước hết là Nguyến Trãi. Nguyễn Trãi đã nêu cao lá cờ nhân nghĩa: “ Phàm việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nếu
công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Lại thư trả lời Phương Chính).
Nhưng nhân ngghiax ở Nguyễn Trãi là tinh thần yêu nước, thương dân,khác với nhân, nghĩa của Khổng Tử. Nếu nhân,nghĩa
của Khổng Tử bao giờ cũng đứng về phía “ Thiên tử” của Trung Quốc thì Nguyễn Trãi lại coi sự xâm lăng của Thiên tử ấy là
cường bạo, là hung tàn.

Chu Văn An làm sớ thất trảm yêu cầu vua chặt đâu bảy tên gian nịnh đang giữ trọng trách trong triều. Ngô Thì Nhậm gath
bỏ hẳn thái độ ngu trung của những nhà nho bảo thủ, đã đi hẳn với phong trào Tây Sơn.Nguyễn Đình Chiểu cổ vũ nhân dân
đứng dậy chống Pháp xâm lược, và Phan Đình Phùng chiến đấu đến cùng cho tổ quốc. Tất cả các ông đều có nhiệt tình và
dũng khí lớn mạnh trong việc phục vụ lợi ích của nhân dân. Song các ông vẫn chưa ra khỏi phạm vi Khổng giáo, vẫn luôn
luôn bàn về nhân nghĩa, nêu cao tinh thần trung quân. Cao Bá Quát, người đứng hẳn về phía nhân dân chống lại triều đình
vẫn phải giải thích hành động của mình bằng hai câu thơ trên lá cờ khởi nghĩa:

Bình dương Đồ bản vô Nghiêu Thuấn

Mục dã Minh điều hữu Vũ Thang.

Ông muốn nói lên rằng bởi tại vua chúa nhà Nguyễn không còn phải là Nghiêu Thuấn nữa, chúng thật sự đã trở thành
những tên Kiệt Trụ, nên buộc ông phải làm nhiệm vụ của vua nhà Thang, vua Vũ để tiêu diệt chúng.

Thứ hai là những nhà nho trung thành mù quáng với chế độ phong kiến. Họ hướng về chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Họ
chiến đấu đến cùng cho trật tự phong kiến dù trật tự ấy đã thối nát, cho bọn vua chúa dù chúng ác độc và hèn hạ. Lê Quý
Đôn đã sưu tầm mọi câu,chữ của thành hiền từ bao đời vào tập “Thánh mô hiền phạm” ra sức giải thích toàn bộ Tứ thư, Ngũ
kinh, khuyến khích lòng trung với chúa Trịnh. Nguyễn Công Trứ đã vì triều đình nhà Nguyễn mà “đánh Đông dẹp Bắc” và tàn
sát biết bao cuộc khởi nghĩa của nông dân. Có những nhà nho đã rất “dũng cảm và kiên quyết” mổ cách u mê. Đó là dũng
cảm của Trần Danh Án, Lê Quýnh đã theo tên vua bán nước là Lê Chiêu Thống đến bước cuối cùng.Lại có những nhà nho
như Lý Trần Quán đã tự chon sống mình bởi ông có người học trò đã bắt chúa Trịnh Tông nộp cho Nguyễn Huệ.

Thứ ba là những nhà nho lẩn tránh xã hội. Trước cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa nông dân và phong kiến họ đã tìm lối
thoát riêng cho bản thân mình. Họ ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp. Họ đi làm thuôc như Lãn Ông.Họ về dạy
học như Bùi Dương Lịch và Nguyễn Đức Đạt.Xa lánh cuộc đáu tranh trực diện ngoài xã hội, họ cố giữ riêng cho mình một lối
sống tiết tháo thanh cao. Tam trạng thường u uất, họ băn khoăn trước những đau khổ của nhân dân và sự mong manh của
cuộc sống. Họ tự an ủi mình bằng tư tưởng Lão Trang hoặc giáo lý nhà Phật…

Thứ tư là loại nhà nho cực kỳ xấu xa. Họ học nhiều sách vở, viết nhiều văn thơ nhưng suốt đời chỉ tìm mọi cách để vinh
thân, phì gia, chức trọng, quyền cao, tiền nhiều, ruộng lắm. Họ có thể làm mọi tội ác, thậm chí làm tay sai cho giặc. Đó là
Trần Ích Tắc đã đầu hàng trong khi toàn dân quyết chiến. Đó là Tôn Thọ Tường ở miềnNam với tư tưởng trắn trợn là thà phụ
Tổ quốc, nhân dân nhưng được lòng giắc Pháp. Hắn trơ trẽn tự ví mình như Tôn phu nhân “Thà mất lòng anh, được bụng
chồng”. Đó là Hoàn Cao Khải ở miền Bắc đã đàn áp các phong tròa chống Pháp và làm những bài thơ bào chữa cho hành
động tay sai nhơ nhuốc của nó. Đó cũng là rất nhiều những kẻ thi đỗ làm quan trở thành sâu mọi của nhân dân. Tư tưởng
nặng nhất ở bọn này là tư tưởng địa vị. Bởi trong xã hội phong kiến có địa vị là có tất cả nên chúng đã có rát nhiều hành vi
sảo quyệt để tìm mọi cách leo thang trên bậc cao xã hội. Được địa vị thì hãnh diện, mất địa vị thì đau khổ. Cuộc đời của
chúng đầy rẫy những cái xấu xa được che đậy dưới bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Nhân dân ViệtNam luôn luôn khinh ghét và
đả kích vào bọn nhà nho này trong khi họ thường quý trọng đặc biệt những nhà nho anh hùng và yêu nước. Họ cũng có cảm
tình với những nhà nho ít nhất cũng đã giữ cho mình một cuộc sống trong sạch.

10

Sự tiếp thu Khổng giáo một cách sâu sắc ở các nhà nho, việc học tập Khổng giáo kéo dài gần 2000 năm và phổ biến nhất ở
thời kỳ Lê- Nguyễn đã dần dần ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của tầng lớp nhân dân kể cả nhân dân lao động. Sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tạo ra một kiểu anh hùng mới với những phẩm chất
đạo đức và tinh thần dũng cảm khác hẳn với nội dung của Khổng giáo. Nhưng tàn dư lâu đời của Khổng giáo không khỏi lúc
này lúc khác còn biểu hiện trong đời sống xã hội của chúng ta. Đó thường là tư tưởng danh vị phản ánh tinh thần tôn ti trật
tự của xã hội phong kiến, thái độ nịnh trên, nạt dưới tìm mọi cách leo lên bậc thang của trật tự xã hội. Đó còn là tư tưởng xa
rời quần chúng, thiếu tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, thiếu quan tâm tới đời sống, hạnh phúc, tâm tư của mỗi
người. Đó cũng là tư tưởng lệ thuộc vào sách vở thiếu đầu óc suy nghĩ, sáng tạo trước những vẫn đề thực tế, cụ thể, luôn
luôn đổi mới trong sự nghiệp cách mạng.

Cách mạng tư tưởng và văn hóa của chúng ta có trách nhiệm quét sạch những tàn dư ấy ra khỏi đời sống của chúng ta
ngày nay. Với tinh thần: “ Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể”, như đồng chí Lê Duẩn đã nêu lên. Đảng ta phát huy cao
độ những truyền thống anh hùng của dân tộc, dùng những biện pháp khoa học nhất để giáo dục toàn thể nhân dân đặc biệt
là thế hệ trẻ vươn tới những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

(Bài trích trong cuốn: Vũ khiêu, những tác phẩn đạt Giải thương Hồ Chí Minh)

You might also like