You are on page 1of 5

“Khách thể nghiên cứu của chính trị học Việt Nam là toàn bộ lĩnh vực chính trị

của đời sống xã hội Việt Nam cũng như đương đại, bao gồm các tư tưởng, quan điểm,
đường lối chính trị, các thể chế chính trị, con người chính trị, các dạng hoạt động của
chủ thể chính trị và phù hợp với nó là các quan hệ chính trị - xã hội..”1

Dù chính trị được biểu hiện dưới hình thức nào thì xét về thực chất, thì vẫn là
hoạt động của các chủ thể chính trị (các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và các nhân
dân) nhằm thiết lập quyền lực chính trị mà tập trung ở quyền lực nhà nước, bảo đảm
thỏa mãn lợi ích.2

Ở Việt Nam, với chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chính
trị xuất hiện rất sớm, cùng với sự ra đời của dân tộc Việt Nam, được đánh dấu bằng văn
hóa Đông Sơn và Nhà nước Văn Lang. Trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển khác
nhau, với những cách tiếp cận khác nhau, đã có nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà nghiên
cứu với những công trình khác nhau tập hợp và cố gắng phản ánh đầy đủ những nét đặc
thù của chính trị Việt Nam. Một quốc gia có bề dày truyền thống về ý chí tự tôn dân tộc
và những đặc sắc trong kiến tạo thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện
quyền con người, quyền công dân và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc (giai đoạn dựng nước) từng bước hình
thành ý thức dân tộc và chủ quyền quốc gia; gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, xây dựng thể chế chính trị độc lập, tự chủ, đủ sức quản lý, điều hành đất nước,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nền chính trị thời kỳ này mang đậm bản sắc chính trị
của người Việt, gắn với làng xã, văn minh nông nghiệp lúa nước của vùng đồng bằng
sông Hồng.

1
Chính trị Việt Nam .tr 38-39
2
Chính trị Việt Nam tr 24
- Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc (từ 179 trước Công nguyên đến
938 sau Công nguyên); nhân dân ta bền bỉ đấu tranh chống âm mưu đồng hóa của kẻ
thù trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Mỗi khi có điều kiện,
người Việt lại thiết lập một bộ máy nhà nước của riêng mình, khẳng định truyền thống
văn hiến dân tộc. Các dân tộc Việt Nam đấu tranh khôi phục chủ quyền quốc gia, bảo
vệ bản sắc văn hóa của người Việt.
- Giai đoạn củng cố, xây dựng Nhà nước quân chủ phong kiến độc lập (từ
thế kỷ X – XV) với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ giai đoạn củng
cố ý thức cộng đồng người Việt và ý thức đấu tranh giành độc lập dân tộc; Nền chính
trị ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc và cũng chính
cuộc đấu tranh này đã cố kết cộng đồng công xã nông thôn vào cộng đồng quốc gia dân
tộc làm tăng thêm sức mạnh của nền chính trị tập quyền. Nhà nước độc lập tự chủ dựa
trên nền tảng của phương thức sản xuất châu Á đang phát triển. Từ đây, nền chính trị
phong kiến Việt Nam mang đậm nét dân tộc.
- Giai đoạn chia cắt đất nước (từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX) với các
triều đại Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn là giai đoạn từng bước thiết lập chính thể
quân chủ chuyên chế phong kiến độc lập, từng bước trưởng thành về tư duy chính trị, ý
thức vươn lên trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chấn hưng kinh tế;
- Giai đoạn thực dân nửa phong kiến là giai đoạn đấu tranh chống đế quốc
thực dân, giành độc lập dân tộc, thành lập chính thể dân chủ cộng hòa.
- Giai đoạn từ năm 1945 – 1954 xây dựng và bảo vệ thể chế nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa;

- Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 hai miền Nam - Bắc bị chia cắt với hai mô
hình thể chế nhà nước khác nhau;

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay cả nước xây dựng và hoàn thiện thể chế
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa vn
“Đổi mới nhận thức trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về mục tiêu, con
đường hình thức, bước đi, giải pháp cơ bản.. để từng bước xây dựng đất nước đi lên
chủ nghĩa xã hội đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn
minh.3 Trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta coi chủ nghĩa xã hội
trước hết là một xu thế phát triển khách quan trong thực tiễn sản xuất và thực thi dân
chủ của nhân dân. Ước mơ, lý thưởng lý luận về chủ nghĩa xã hội đều phải xuất phát và
gắn liền với nhu cầu, lợi ích và hoạt động thực tiễn của nhân dân, thì mới không biến
thành chủ quan duy ý chí, ảo tưởng..”

Định hướng phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, là định hướng giá trị do chủ thể cách mạng xác lập và lựa chọn, phù hợp với xu
thế khách quan của lịch sử nước ta và thế giới, nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, thong qua những biện pháp đấu tranh toàn diện và sâu sắc để tiến đến
mục tiêu đã định, hiện thực hóa từng bước những giá trị xã hội chủ nghĩa, khắc phục sự
chệch hướng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên con đường đi tới mục tiêu.4

Theo chủ nghĩa Mác, (bốn hình thái kinh tế xã hội tương ứng với bốn kiểu nhà
nước) kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện
bản chất giai cấp và vai trì xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Phù hợp với mỗi một kiểu nhà

3
Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,
tr.141.
4
Trần Xuân Trường, Một số vấn đề định h ướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000,
tr.106.
nước có một kiểu bản chất nhà nước riêng. Bản chất nhà nước có thể là một, nhưng
hình thức nhà nước thể hiện bản chất thì lại hết sức đa dạng. Cùng là nhà nước thể hiện
bản chất tư sản, nhưng hình thức tổ chức nhà nước lại rất khác nhau, phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể, đặc điểm dân tộc khác nhau. Xét cho cùng thì
kiểu nhà nước cùng là một loại hình nhà nước mà thôi.5

Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước thích ứng với thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó “là một nhà nước dân chủ kiểu mới”.. và “chuyên
chính kiểu mới”…6

Lênin nhấn mạnh nhận xét tinh tế của Ăngghen: Ăngghen đã nói đến một cách
hoàn toàn rõ rang và chính xác, và ở đây là nói về thời kỳ tiếp theo sau khi “ Nhà nước
nhân danh toàn xã hội mà chiếm hữu các tư liệu sản xuất”, tức là kế tiếp sau cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đều biết rằng trong thời kỳ đó, hình thức chính trị của “nhà
nước” là chế độ dân chủ triệt để nhất.7tr.61.

Chế độ dân chủ cũng là nhà nước, do đó, Nhà nước mà mất đi thì chế độ dân chủ
cũng mất theo. Chỉ có cách mạng mới có thể “thủ tiêu” được Nhà nước tư sản. Còn
Nhà nước nói chung, tứ là chế độ dân chủ triệt để nhất, thì chỉ có thể “tiêu vong” mà
thôi. Tr.61.

Mác viết trong “Sự khốn cùng của Triết học”, “…giai cấp công nhân sẽ thay thế
xã hội tư sản cũ bằng một tổ chức lien hợp, tổ chức lien hợp này sẽ loại bỏ các giai cấp
và sự đối kháng giai cấp, và sẽ không còn có chính quyền theo đúng nghĩa của chữ ấy

5
Nguyễn Đăng Dung, Hình thức của các nhà nước đương đại, NXB.Thế giới, Hà Nội. 2004, tr.14.
6
V.I.Lênin, Nhà nước và cách mạng, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2004, tr.26.
7
V.I.Lênin, Nhà nước và cách mạng, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2004, tr.61.
nữa, vì chính quyền chính là sự biểu hiện tập trung chính thức của sự đối kháng giai
cấp trong xã hội tư sản”8.

Lênin nhận xét: Mác đã phát triển một cách triệt để học thuyêt về đấu tranh giai
cấp để đi đến học thuyết về chính quyền, học thuyết về nhà nước.

Từ toàn bộ lịch sử của Chủ nghĩa xã hội và lịch sử đấu tranh chính trị, Mác rút ra
kết luận rằng Nhà nước sẽ phải mất đi, và hình thức quá độ của sự mất đi của Nhà nước
(quá độ từ Nhà nước đến không có Nhà nước) sẽ là “giai cấp vô sản được tổ chức thành
giai cấp thống trị”. Còn về hình thức tương lai ấy, thì Mác không có ý định tìm ra. Mác
chỉ tự hạn chế trong lĩnh vực khảo sát một cách chính xác lịch sử nhà nước Pháp, phân
tích lịch sử đó và rút ra kết luận mà những sự biến năm 1851 đã đề ra vấn đề là phải
phá hủy bộ máy Nhà nước tư sản”9.

8
Các Mác – Ăngghen toàn tập, tập 4, tr.257-258.
9
V.I.Lênin, Nhà nước và cách mạng, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2004, tr.114.

You might also like