You are on page 1of 43

Bài giải đề cương ôn thi PPNCKH

Câu 1: Khi xây dựng một đề xuất nghiên cứu thì việc tóm lược lý thuyết có liên quan sẽ tiến hành đồng thời với quá trình
nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu hay sẽ tiến hành sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu? Tại sao?...........................................2
Câu 2:Trong hai phương pháp: quy nạp và diễn dịch, thì phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính?
Trong nghiên cứu định lượng? Tại sao?..............................................................................................................................................2
Câu 3: Các yếu tố nào thường được sử dụng để nhận dạng mối quan hệ nhân quả?.....................................................................3
Câu 4: Trong thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, những biến nào được xem là biến ngoại lai? Cho ví dụ về một thiết kế nghiên
cứu thực nghiệm, và sau đó chỉ ra: biến nguyên nhân biến kết quả, và các biến ngoại lai có thể xuất hiện?.....................................3
Câu 5: Giả sử anh/chị tiến hành một nghiên cứu điều tra thị trường về hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng mạng điện thoại
di động. Những cấu trúc nào thể hiện hành vi của người tiêu dùng cần làm rõ trong đề tài này? Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra
trong đề tài này là gì? Các giả thuyết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là gì?............................................................................3
Câu 6: Nêu 1 đề tài nghiên cứu, thành lập câu hỏi,mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu..................................................4
6.1 Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vu.......................................................................4
6.2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dung sản phẩm dịch vu mạng di động Mobiphone..........................................6
6.5 Đề tài nghiên cứu:Nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng (thỏa mãn) của người dùng đối với các dịch vu trực
tuyến tại tp. HCM...........................................................................................................................................................................8
Câu 8: Sự giống nhau và khác nhau giữa: nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng...................................................................9
Câu 9: Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.Cho vd minh họa.......................................................................................................................................................................9
Câu 10: Sự giống nhau và khác nhau giữa xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học. Cho vd minh họa.......10
Câu 11: Thiết kế nghiên cứu giải thích được sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ và chỉ rõ biến nghiên cứu và biến tác
động...................................................................................................................................................................................................11
Câu 12: Mối quan hệ của mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu? Cho ví dụ....................................11
Câu 13: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi............................................................................................................................................12
Câu 14: Phân biệt mục đích sử dụng của 3 loại nghiên cứu mô tả, giải thích, khám phá.................................................................14
Câu15: Giống và khác nhau của bản câu hỏi cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho VD................................15
Câu 16: Trình bày kết cấu một bài nghiên cứu về kinh tế (làm rõ phần nào bắt buộc và phần nào ko bắt buộc).............................17
Câu 17: Trình bày phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách Harvard (trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp, cách ghi danh mục tài
liệu tham khảo và các vấn đề trích dẫn khác)....................................................................................................................................19
Câu 18: Hiện tượng đa cộng tuyến? Hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Làm thế nào để nhận dạng?......................................19
Câu 19: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua thư tín và phỏng vấn qua
mạng..................................................................................................................................................................................................20
Câu 20: Khi nào nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui. Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp này và cho
biết một ví dụ cụ thể về một phân tích hồi qui?................................................................................................................................21
Câu 21: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Ưu & nhược điểm của 2 loại dữ liệu này? Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu
này?....................................................................................................................................................................................................22
Câu 22: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu phi xác suất? Lấy ví dụ minh họa......23
Câu 24: Những sai sót nào có thể xảy ra trong quá trình thu thập dữ liệu? Biện pháp khắc phục những rủi ro này........................24
Câu 25: Nghiên cứu định tính là gì? Phân tích sự khác biệt so với nghiên cứu định lượng? có những phương pháp thu thập thông
tin định tính nào, kích cỡ mẫu như thế nào? Cho 1 ví dụ về phương pháp thu thập thông tin định tính, và tỉ lệ lấy mẫu................25
Câu 26: Đặc điểm của các cấp thang đo (định danh, thứ tự, quãng, tỷ lệ). Nêu ví dụ cho từng loại:...............................................26
Câu 29 : Nghiên cứu thống kê và nghiên cứu trường hợp cụ thể khác nhau ra sao?........................................................................28
Câu 30 : So sánh 2 phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất?......................................................................................28
Câu 31: Có mấy cách tiếp cận trong nghiên cứu và nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào ?.....................................29
Nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào ?.......................................................................................................................29
Câu 32: Nghiên cứu là gì? Phương pháp luận nghiên cứu là gì?......................................................................................................29
Câu 33: Thiết kế nghiên cứu là gì? Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu ? Các loại thiết kế nghiên cứu ? Cho thí dụ về mỗi loại.
...........................................................................................................................................................................................................29
Câu 34: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu theo xác suất? Lấy ví dụ minh họa.....30
Câu 35: Đo lường và quy tắc đo lường là gì? Các mức độ đo lường là gì? Cho thí dụ minh họa?.................................................33
Câu 36: Cho đám đông gồm 10 hộ GĐ có thu nhập (triệu đồng/tháng) như sau:.............................................................................35
Câu 39: Sự giống nhau và khác nhau giữa giả thuyết nghiên cứu và giả thuyết kiểm định..............................................................38
Câu 40: Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, và giả thuyết
nghiên cứu.........................................................................................................................................................................................38
Câu 41- Cho biết trích dẫn đóng vai trò gì trong nghiên cứu khoa học? Hãy lấy ví dụ 5 dạng trích dẫn sai trong trích dẫn khoa học
và giải thích vì sao sai?......................................................................................................................................................................39

Trang 1
Câu 42: Nghiên cứu hỗn hợp thường được sử dụng trong những dự án nghiên cứu nào? Vì sao phải sử dụng nghiên cứu hỗn hợp
thay vì nghiên cứu định tính hay định lượng.....................................................................................................................................40
Câu 43: Phương pháp thiết kế nghiên cứu điều tra khảo sát được sử dụng khi nào? Cho ví dụ......................................................40
Câu 44: Phân biệt thang đo đơn hướng và đa hướng. Cho ví dụ minh họa.......................................................................................40
Câu 45: Có mấy mô hình đo lường? Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và cho ví dụ minh họa..............................41

Câu 1: Khi xây dựng một đề xuất nghiên cứu thì việc tóm lược lý thuyết có liên quan sẽ tiến hành đồng thời với quá
trình nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu hay sẽ tiến hành sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu? Tại sao?
Tóm lược lý thuyết liên quan chia làm hai nhóm. Một là tập trung vào tóm lược các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện trong quá
khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này. Mục đích là đúc kết những gì đã làm được (đã tổng quát được)
và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu (khe hổng nghiên cứu). Hai là tập trung vào các lý thuyết đã có cùng giải thích một
hiện tượng khoa học nào đó và so sánh chúng về mặt độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng.
Mặt khác việc tóm lược lý thuyết còn phục vụ nhiều công đoạn trong quá trình nghiên cứu:
1- Xác định vấn đề nghiên cứu: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta nhận dạn những gì đã làm và những gì chưa được làm
(khe hổng nghiên cứu). Vì vậy một tổng kết tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và định vị được nghiên cứu của
mình.
2- Cơ sở lý thuyết: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta xây dựng được nền tảng lý thuyết cho mô hình, giả thuyết cho nghiên
cứu kiểm định lý thuyết, hoặc làm cơ sở cho việc cần thiết phải xây dựng lý thuyết. Giúp chúng ta tăng kiến thức trong
lĩnh vực nghiên cứu, nhận dạng được lý thuyết nền tảng.
3- Chọn lựa phương pháp:Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta có cơ sở biện luận, so sánh kết quả nghiên cứu của mình và
những nghiên cứu trước đó, đặc biệt là những gì mang tính bổ sung và mang tính đối kháng với các kết quả đó.
[PPNCKH trong kinh doanh ,2011, p68]

Tóm lại để tóm lược các lý thuyết liên quan phù hợp, chính xác làm nền tảng cho nghiên cứu đòi hỏi quá trình nhận dạng vấn đề
nghiên cứu chi tiết, rõ ràng. Nó là căn cứ để người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, thu thập dữ thông tin lý thuyết liên quan chính
xác, cụ thể. Tuy nhiên quy trình nghiên cứu bao giờ cũng được bắt đầu bằng cách xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu. Vấn
đề nghiên cứu có thể đến nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ 2 nguồn chính là thực tiển thị trường và lý thuyết đã có. Vì
vậy chúng ta luôn luôn phải tổng kết các nghiên cứu và lý thuyết đã có để xem xét chúng để giải quyết vấn đề nghiên cứu đến
mức độ nào. Nếu chưa có lý thuyết liên quan thì chúng ta tiến hành xây dựng lý thuyết mới. Nếu có chúng ta tiến hành tìm khe
hổng nghiên cứu để tiến hành phát triển lý thuyết giải thích khe hổng đó [PPNCKH trong kinh doanh, 2011, p50]. Như vậy trên
thực tế trong quá trình tóm lược lý thuyết liên quan cũng góp phần xác định và nêu vấn đề nghiên cứu.

Câu 2:Trong hai phương pháp: quy nạp và diễn dịch, thì phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định
tính? Trong nghiên cứu định lượng? Tại sao?
Tóm tắt lý thuyết:

- Nghiên cứu định lượng: thường gắn liền với việc kiểm định chúng, dựa vào quá trình suy diễn (lý thuyết rồi đến nghiên
cứu).

o Các biến nghiên cứu và biến tác động trong nghiên cứu định lượng được xác định trước.

o Quá trình ngiên cứu định lượng sẽ tiến hành việc lượng hóa mối quan hệ giữa các biến.

- Nghiên cứu định tính: thường (chứ không phải luôn luôn) đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa vào quy
nạp (nghiên cứu trước, lý thuyết sau).

o Nghiên cứu định tính chỉ xác định được biến nghiên cứu.

o Biến tác động chưa xác định rõ, quá trình nghiên cứu sẽ đồng thời làm rõ biến tác động.

Trả lời câu hỏi:

- Phương pháp quy nạp thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính. Vì nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ
liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà

Trang 2
nhân học. Nghiên cứu theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết (phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển
giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu).

- Phương pháp suy diễn thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Vì nghiên cứu định lượng là phương pháp thu
thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu chủ yếu là kiểm
dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp này có thể chứng minh được trong thực tế và
theo chủ nghĩa khách quan.

Câu 3: Các yếu tố nào thường được sử dụng để nhận dạng mối quan hệ nhân quả?
Để kiểm định các mối quan hệ nhân quả, chúng ta phải dùng nghiên cứu thử nghiệm(thực nghiệm). Thử nghiệm là dạng nghiên
cứu nhân quả nhằm mục đích khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong thị trường. Để nhận dạng mối quan hệ nhân
quả thường được sử dụng các yếu tố sau:
- Biến thiên đồng hành: Biến nguyên nhân và biến kết quả phải biến thiên đồng hành với nhau. Khi biến nguyên nhân
thay đổi ( tăng hoặc giảm) thì biến kết quả cũng phải thay đổi tương ứng.
- Thời gian xuất hiện: Biến kết quả phải xuất hiện sau hoặc đồng thời với biến nguyên nhân.
- Vắng mặt các lý giải thay thế: Không có những lý giải khác cho biến kết quả trừ biến nguyên nhân đã được xác định.

Câu 4: Trong thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, những biến nào được xem là biến ngoại lai? Cho ví dụ về một thiết kế
nghiên cứu thực nghiệm, và sau đó chỉ ra: biến nguyên nhân biến kết quả, và các biến ngoại lai có thể xuất hiện?

Trong nghiên cứu thực nghiệm, biến ngoại lai là các biến nằm ngoài phạm vi quan sát và mục tiêu quan sát của nghiên cứu, các
biến này có thể xuất hiện trong thực tiễn, và có tác động đến các biến khác của nghiên cứu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
nghiên cứu.

Ví dụ về nghiên cứu thực nghiệm:


Tiến hành một cuộc khảo sát 90 công ty cùng ngành kinh doanh du lịch, các công ty này có cùng doanh thu vào năm 2009 là 5 tỷ.
Năm 2010, 45 công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo, 45 công ty còn lại thì không quảng cáo, chỉ kinh doanh theo cách
truyền thống.
Thống kê được kết quả như sau:
- Các công ty có quảng cáo: doanh số 7.5 tỷ
- Các công ty không quảng cáo: doanh số 6 tỷ
Trong nghiên cứu thực nghiệm trên thì:
- Biến nguyên nhân: việc tiến hành quảng cáo.
- Biến kết quả: doanh số của công ty
- Biến ngoại lai có thể xuất hiện: ngày nghỉ lễ rơi vào cuối tuần nên mọi người được nghỉ nhiều và đi du lịch nhiều
hơn, chính phủ có chương trình hổ trợ cho ngành du lịch, tăng hoặc giảm lương, điều kiện khí hậu thời tiết, v.v...

Câu 5: Giả sử anh/chị tiến hành một nghiên cứu điều tra thị trường về hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng mạng
điện thoại di động. Những cấu trúc nào thể hiện hành vi của người tiêu dùng cần làm rõ trong đề tài này? Các câu
hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này là gì? Các giả thuyết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là gì?
1. Những cấu trúc thể hiện hành vi của người tiêu dùng gồm có:
- Độ tuổi
- Tâm lý đám đông và truyền thống
- Nghề nghiệp và điều kiện kinh tế
- Sở thích và quan điểm cá nhân
- Chất lượng mạng: (Độ phủ sóng của mạng)
- Thương hiệu (thời gian hình thành mạng, quy mô của mạng, uy tín thương hiệu)
2. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này có thể là:
- Người tiêu dùng lựa chọn mạng điện thoại dựa trên yếu tố nào?
- Các yếu tố nào tác động làm người tiêu dùng có xu hướng thay đổi mạng điện thoại đang sử dụng?
3. Các giả thiết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là:
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của người tiêu dùng không?
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và theo truyền thống của người tiêu
dùng không

Trang 3
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của người tiêu dùng
không?
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi sở thích quan điểm của người tiêu dùng không?
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng bởi chất lượng mạng không?
- Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng bởi thương hiệu.

Câu 6: Nêu 1 đề tài nghiên cứu, thành lập câu hỏi,mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

6.1 Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vu
Thành lập câu hỏi câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào thể hiện sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vụ
Mô hình lý thuyết
Các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình đề xuất chủ yếu dựa trên các khía cạnh công việc của Spector (1985) và có bổ sung thêm các khía cạnh khác của các
nghiên cứu đã kể trên. Việc lựa chọn những khía cạnh nào được đưa vào mô hình sẽ được cân nhắc dựa vào đặc điểm công việc
và phù hợp với môi trường làm việc của các nhân viên. Ở đây, tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2: Mô hình đề xuất

Trong quá trình nghiên cứu kết hợp với những thông tin thứ cấp về chất lượng chăm sóc khách hàng của các ngành dịch vụ tại
TP.HCM, đồng thời tiến hành khảo sát định tính khoảng 30 nhân viên trực tiếp làm việc tại phòng dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp của một ngân hàng:
(1) Anh/Chị xem xét những tiêu chí nào khi lựa chọn công việc dịch vụ khách hàng
(2) Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện công việc?
Trang 4
(3) Những yếu tố nào sẽ đáp ứng những kỳ vọng các Anh/Chị tốt hơn?
(4) Anh/Chị sẽ chọn một công việc khác chứ? Tại sao?.
Sau khi lựa chọn, cân nhắc sắp xếp, có kết quả như bảng sau ( Bảng A)

Yếu tố Thuộc tính cần đo


Mức lương cơ bản phù hợp với tính chất công việc
Thu nhập tương xứng với (đóng góp) hiệu quả
Thu nhập Chính sách khen thưởng/ kỷ luật bằng tài chính
Yên tâm làm việc với thu nhập hiện tại
Hài lòng với các khoản phụ cấp của công ty
Thích chế độ làm việc ngoài giờ
Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt
Điều kiện làm việc
Hài lòng với các phương tiện làm việc
An toàn và thoải mái trong môi trường làm việc
Cung cấp đầy đủ chế độ BHYT, BHXH
Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ hợp lý
Phúc lợi
Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan nghỉ mát
Nhận được sự hỗ trợ của Công Đoàn
Được đào tạo đầy đủ lỹ năng nghiệp vụ để thực công việc
Được cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ để làm việc
Đào tạo và hỗ trợ trong công việc
Thường xuyên được cập nhật những kiến thức liên quan đến công việc
Được đào tạo thêm về vi tính và ngoại ngữ
Có được những nhận xét đánh giá chính xác về hiệu quả công việc
Sự phản hồi Luôn được thông tin đầy đủ về hiệu quả công việc
Những ý kiến đóng góp giúp thực hiện công việc tốt hơn
Thích đi làm để gặp đồng nghiệp
Đồng nghiệp thân thiện
Quan hệ đồng nghiệp
Đồng nghiệp hỗ trợ trong công việc
Tham gia các hoạt động tập thể

Quan hệ với cấp trên Cấp trên xem trọng vai trò của nhân viên
Cấp trên đối xử công bằng
Cấp trên luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên
Nhân viên yêu thích công việc hỗ trợ khách hàng
Cảm thấy hạnh phúc khi hỗ trợ được thông tin khách hàng yêu cầu
Sự yêu thích công việc
Cảm thấy công việc đang làm có ý nghĩa
Lòng yêu nghề giúp nhân viên vượt qua khó khăn
Nhận được sự khích lệ về tinh thần khi hoàn thành tốt công việc
Sự tưởng thưởng Nhận được sự khích lệ về vật chất khi hoàn thành tốt công việc
Hài lòng với những hành động khuyến khích
Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc
Biết rõ các tiêu chuẩn, quy định về thăng tiến
Cơ hội thăng tiến trong công việc
Có những thông tin kịp thời về tuyển dụng nội bộ
Quan tâm đến thăng tiến
Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn
Công việc thú vị
Đặc điểm công việc Công việc chịu nhiều áp lực
Công việc phức tạp
Công việc tạo điều kiện để cải thiện kỹ năng và kiến thức
Các đơn vị phòng ban phúc đáp nhanh chóng những phản hồi
Giao tiếp thông tin
Cập nhật và thông báo kịp thời những thông tin liên quan đến công việc
Nói chung, tôi yêu thích công việc
Hài lòng chung Nói chung, tôi hài lòng với công việc này
Nói chung, tôi sẽ làm công việc này lâu dài

Trang 5
Bảng A: Các yếu tố và thuộc tính đo lường

6.2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dung sản phẩm dịch vu mạng di động Mobiphone
1. Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mạng di động Mobiphone.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Muc tiêu ở dạng tổng quát:
Khám phá các yếu tố chính tác động dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và khả năng trở thành khách hàng thường
xuyên của công ty.
- Muc tiêu cu thể:
Xem xét các yếu tố là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng bao gồm:
 Dịch vụ khách hàng.
 Chất lượng sản phẩm dịch vụ.
 Chương trình khuyến mại.
 Chương trình khuyến mại.
 Giá sản phẩm dịch vụ.
Đồng thời, xem xét sự hài lòng của khách hàng là động cơ mua hàng biểu hiện qua 3 hoạt động:
 Khách hàng thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty.
 Khách hàng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.
 Khách hàng sẵn lòng mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn.
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của khách hàng” xem xét yếu tố bao gồm dịch vụ khách hàng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ, giá cả, chương trình khuyến mại; thông qua biến trung gian là nguyên nhân chính; tác động đến sự hài
lòng của khách hàng
Đồng thời, xem xét sự hài lòng của khách hàng; thông qua biến trung gian là động cơ mua hàng; để khách hàng
thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác, mua sản phẩm dịch
vụ tại giá cao hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
a. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có làm cho khách hàng hài lòng
không?
b. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có là nguyên nhân chính làm cho
khách hàng hài lòng không?
c. Khách hàng hài lòng có tác động vào động cơ mua hàng của khách hàng không?
d. Khách hàng hài lòng có thường xuyên mua hàng hóa dịch vu của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người
khác, mua sản phẩm dịch vu tại giá cao hơn không?
Dịch vụ khách Khách hàng thường xuyên
e. Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng không?
mua hàng hóa dịch vụ của
hàng
công ty
4. Mô hình lý thuyết
Chất lượng sản Sự hài lòng của Khách hàng sẵn sàng giới
phẩm dịch vụ khách hàng thiệu sản phẩm cho người
khác
Trang 6
Khách hàng sẵn lòng mua
Chương trình sản phẩm dịch vụ tại giá
khuyến mại cao hơn
Giá sản phẩm
dịch vụ

5. Giả thuyết nghiên cứu (câu trả lời dự kiến):


a. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có làm cho khách hàng hài lòng
không?
Giả thuyết: Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại làm cho khách hàng hài lòng.
b. 2. Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, chương trình khuyến mại có là nguyên nhân chính làm cho
khách hàng hài lòng không?
Giả thuyết: Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài
lòng.
Chương trình khuyến mại không phải là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng.
Lý do: chương trình khuyến mại chỉ áp dụng trong thời gian đầu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ hàng hóa của
công ty.
c. Khách hàng hài lòng có tác động vào động cơ mua hàng của khách hàng không?
Giả thuyết: Khách hàng hài lòng có tác động động cơ mua hàng của khách hàng.
d. Khách hàng hài lòng có thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người
khác, mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn không?
Giả thuyết: Khách hàng hài lòng sẽ thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty.
Tuy nhiên, khách hàng không sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác và không mua sản phẩm dịch vụ tại giá
cao hơn.
Lý do: khách hàng nhận thấy giá sản phẩm dịch vụ tương xứng với chất lượng sản phẩm dịch vụ và người thân của
khách hàng sinh sống, làm việc tại địa bàn khác không thuận tiện khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty.
e. Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng không?
Giả thuyết: Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng.

6.5 Đề tài nghiên cứu:Nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng (thỏa mãn) của người dùng đối với các dịch vu trực
tuyến tại tp. HCM

Câu hỏi nghiên cứu:


 Mức độ tin cậy của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?
 Mức độ đáp ứng của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?
 Sự bảo đảm của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?
 Mức độ chia sẻ của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?
 Phương tiện hữu hình của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?
Trang 7
 Sự phù hợp của giá cả dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?

Mô hình lý thuyết:

Từ mô hình nghiên cứu đề nghị, chúng tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
của đề tài:
Giả thuyết H1: Cảm nhận của khách hàng về mức độ tin cậy của dịch vụ này
tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo.
Giả thuyết H2: Cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng tăng hay giảm
thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo.
Giả thuyết H3: Cảm nhận của khách hàng về sự bảo đảm tăng hay giảm thì
mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo.
Giả thuyết H4: Cảm nhận của khách hàng về mức độ chia sẻ của dịch vụ này
tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo.
Giả thuyết H5: Cảm nhận của khách hàng về phương tiện hữu hình của dịch
vụ tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm
theo.
Giả thuyết H6: Cảm nhận của khách hàng về sự phù hợp của giá cả dịch vụ
càng cao thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ càng cao

Câu 8: Sự giống nhau và khác nhau giữa: nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu hàn lâm Nghiên cứu ứng dụng


Khác nhau
- Mục đích: Nghiên cứu hàn lâm (NCHL) - Mục đích: Nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục
nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định đích thu thập dữ liệu để ra quyết định kinh
lý thuyết khoa học – thu thập dữ liệu để doanh.
xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học
- Kết quả nghiên cứu: Không nhằm vào
việc ra các quyết định về marketing trong
một công ty cụ thể. - Kết quả nghiên cứu: Phục vụ cho việc ra quyết
- Công bố kết quả:Công bố trên các tạp chí định về marketing trong một công ty cụ thể.
khoa học hàn lâm về marketing
- Công bố kết quả:Không được công bố rộng rãi.
Giống nhau
- Phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng đều giống
nhau.
- Dữ liệu là trọng tâm của các dự án nghiên cứu dù là hàn lâm hay ứng dụng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ một nghiên cứu hàn lâm của một nhà Ví dụ một nghiên cứu ứng dụng về tác dụng của
khoa học trong một trường đại học về mối quảng cáo đối với doanh thu của một công ty.
quan hệ giữa giá trị và niềm tin trong văn hóa Nghiên cứu nhằm vào mục đích tìm hiểu yếu tố
Trang 8
kinh doanh gia đình. Nghiên cứu này nhằm quảng cáo tác dụng như thế nào đến việc tăng hay
vào mục đích xây dựng và kiểm định một lý giảm doanh thu của công ty, từ đó công ty có quyết
thuyết khoa học, thông qua việc tìm hiểu mối định đúng đắn.
quan hệ giữa hai biến, giá trị và niềm tin.

Câu 9: Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.Cho vd minh họa.

Gợi ý:
Vì sao phải chọn mẫu?
Chọn mẫu giúp tiết kiệm chi phí: Chi phí đóng vai trò quan trọng trong quyết định thực hiện dự án nghiên cứu vì nguồn ngân
sách nghiên cứu là có giới hạn. Khi số lượng phần tử nghiên cứu càng lớn thì chi phí thực hiện cho việc nghiên cứu càng cao do
đó ta thường thực hiện nghiên cứu bằng cách chỉ chọn một mẫu có kích thước nhỏ hơn nhiều so với đám đông để nghiên cứu rồi
từ thông tin của mẫu đã chọn để tổng quát cho đám đông với độ tin cậy chấp nhận được.
Chọn mẫu giúp tiết kiệm thời gian: vì nhà nghiên cứu luôn cần dữ liệu kịp thời để xây dựng hoặc kiểm định lý thuyết khoa học
Chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn: trong nghiên cứu có 2 loại sai số do chọn mẫu (SE) và sai số không do chọn mẫu
(NE). Nếu SE>NE  Chọn mẫu cho kết quả chính xác hơn.
Đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện, chính xác
Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và định lượng. Cho ví dụ minh họa.
Giống nhau:
Tìm hiểu những đặc tính của đối tượng cần nghiên cứu.
Khác nhau:

Tiêu chí Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

1. Kích thước mẫu Kích thước nhỏ Kích thước lớn

2. Phương pháp chọn mẫu Phi xác suất Thường là theo xác suất

3. Mục đích Xây dựng lý thuyết Kiểm định lý thuyết

4. Đối tượng chọn mẫu - Không thể xác định rõ ràng - Xác định rõ ràng (trước khi thu
- Mẫu chọn theo lý thuyết muốn thập dữ liệu)
xây dựng (theoretical sampling) - Đòi hỏi mức độ đại diện
Ví dụ: Nghiên cứu về nguyên nhân tham gia học lớp Cao học quản trị kinh doanh của học viên khóa 20, Đại học KT TP.HCM.
Ta có thể thực hiện nghiên cứu trên bằng phương pháp chọn mẫu theo phương pháp định tính hoặc định lượng:
Phương pháp định tính: Ta sẽ chọn ra ban cán sự của các lớp, một số học viên điển hình để thực hiện cuộc phỏng vấn. Trên cơ
sở các câu trả lời, ta sẽ tổng kết ra các nguyên nhân chính khi tham gia khóa học của học viên.
Phương pháp định lượng: Xây dựng bảng câu hỏi đã liệt kê các các nguyên nhân chính. Các nguyên nhân này có thể có được từ
những nghiên cứu định tính đã thực hiện trước kia. Sau khi có bảng câu hỏi với các phương án trả lời, ta có thể phát phiếu điều
tra đến từng học viên của 1 số lớp hoặc đến 1 số học viên của các lớp. Lưu ý số lượng phiếu điều tra phải lớn hơn số lượng người
phỏng vấn ở trên. Trên cơ sở các phương án trả lời, ta sẽ sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để dẫn đến các kết luận.

Câu 10: Sự giống nhau và khác nhau giữa xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học. Cho vd minh
họa.
Gợi ý:
Giống nhau:
- Đều hướng đến nghiên cứu các lý thuyết khoa học – là một tập của những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết trình bày có
hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học.
- Quá trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học đều gồm 2 phần cơ bản: xây dựng lý
thuyết T và nghiên cứu R, mục đích cuối cùng là giải quyết được khe hổng nghiên cứu đã đề ra.
- Công việc đầu tiên trong cả 2 quy trình là phải xác định được vấn đề nghiên cứu - khe hổng nghiên cứu.
- Các giả thuyết là các trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Trang 9
Khácnhau:

Xây dựng lý thuyết khoa học Kiểm định lý thuyết khoa học

- Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết khoa học. - Mục tiêu : Kiểm định lý thuyết khoa học.
- Giả thuyết được xây dựng từ dữ liệu (kết quả - Giả thuyết được suy diễn từ lý thuyết và chưa phải là
nghiên cứu) và là giả thuyết lý thuyết. kết quả nghiên cứu, và là giả thuyết kiểm định.
- Giả thuyết đôi khi không được phát biểu trong - Giả thuyết thường được phát biểu rõ ràng trong báo
báo cáo kết quả nghiên cứu nếu trong phần biện cáo kết quả nghiên cứu (là mối quan hệ giữa các khái
luận đã nêu rõ mối quan hệ giữa các khái niệm rồi. niệm nghiên cứu).
- Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định - Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng –
tính – quy nạp: dựa vào các quan sát và hiện tượng diễn dịch: bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để suy
khoa học để xây dựng mô hình giải thích các hiện diễn ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và thu thập dữ
tượng khoa học, khám phá ra các lý thuyết khoa liệu để kiểm định các giả thuyết này.
học. - Quy trình nghiên cứu cơ bản: Lý thuyết → nghiên cứu.
- Quy trình nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu → Lý - Kiểm định lý thuyết theo phương sai.
thuyết. - Quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học:
- Xây dựng lý thuyết theo quá trình. o Phần lý thuyết T:
- Quy trình định tính xây dựng lý thuyết khoa học: Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu
o Phần lý thuyết T: Lý thuyết => mô hình, giả thuyết
Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu
Lý thuyết => Xây dựng lý thuyết mới. o Phần nghiên cứu R:
o Phần nghiên cứu R: Xây dựng thang đo
Thiết kế nghiên cứu Kiểm định thang đo
Thực hiện nghiên cứu Kiểm định mô hình, giả thuyết
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu - Dữ liệu được sử dụng bao gồm: dữ liệu đã có sẵn (đã
- Dữ liệu được sử dụng có nhiều dạng khác nhau, được thu thập) (dữ liệu khảo sát), dữ liệu chưa có sẵn, dữ
tuy nhiên dữ liệu định tính được thu thập thông qua liệu chưa có trên thị trường.
thảo luận (nhóm, tay đôi) và quan sát, là nhóm dữ
liệu chủ yếu.

Trang 10
Ví dụ:
Giả sử: chúng ta xây dựng lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của
nhân viên:
Ta thực hiện như sau:
Phần lý thuyết: Đưa ra những câu hỏi để tìm ra các phong cách lãnh đạo của CEO và sự động viên của nhân
viên. Trên cơ sở những điểm tương đồng, chúng ta sẽ xây dựng lý thuyết mới về sự ảnh hưởng giữa phong
cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên
Phần thực nghiệm:
Giả sử: chúng ta đã có lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của
nhân viên. Ta sẽ thực hiện kiểm định lý thuyết trên ta thực hiện như
Ta có thể thực hiện như sau: Thường sử dụng các phương pháp định tính. Thường xây dựng các câu hỏi để
phỏng vấn các CEO và các nhân viên cấp dưới. Trên cơ sở các câu trả lời sẽ tìm ra các mỗi quan quan hệ giữa
phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên.
Phần lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết đã có, ta sẽ đặt các câu hỏi để kiểm chứng lý thuyết này, xây dựng mô hình
để kiểm tra, đặt các giải thuyết về mối quan quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của
nhân viên.

Phần thực nghiệm: Thường sử dụng các phương pháp định lượng. Trên cơ sở tập dữ liệu đã có, ta xây dựng
thang đo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Sau khi đặt thang đo, chúng ta sẽ kiểm định thang
đo để đảm bảo tính chính xác. Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
chúng ta sẽ đưa các các kết luận về chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết này.

Câu 11: Thiết kế nghiên cứu giải thích được sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ và chỉ rõ biến
nghiên cứu và biến tác động.
Gợi ý:
Nghiên cứu giải thích (explanatory research) được phân chia dựa trên tiêu chí là: kết quả đạt được của
một nghiên cứu. Trong nghiên cứu giải thích thì mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (biến nghiên cứu) và biến
độc lập (biến tác động) được lượng hoá để giải thích tại sao (why) có mối quan hệ này – có nghĩa là nghiên cứu
giải thích đi tìm nguyên nhân (cause) và lý do (reason) có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình môn toán của học sinh.
Chúng ta giả thuyết rằng, điểm trung bình môn toán của học sinh bị tác động bởi các yếu tố sau : Chuyên cần,
số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của
học sinh.
Trong ví dụ trên, biến nghiên cứu là điểm trung bình môn toán của học sinh. Các biến tác động là: Chuyên cần,
số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của
học sinh.

Câu 12: Mối quan hệ của mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu? Cho ví dụ
Gợi ý:

Đối với bất kì một nghiên cứu khoa học nào, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định được đề tài,
mục tiêu nghiên cứu - những mong muốn mà nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đạt được, khám phá ra hoặc giải quyết
được khi hoàn thành việc nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu khi đạt được, giải quyết được qua nghiên cứu sẽ trở thành kết quả nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu là các câu hỏi được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu. Để mở rộng các vấn
đề cụ thể, góp phần làm chi tiết hơn và định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương
pháp thực hiện, đồng thời giới hạn đối tượng và phạm vi cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các
câu hỏi nghiên cứu được đặt ra.
Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu.
Để xây dựng câu hỏi nghiên cứu tốt, mục tiêu nghiên cứu phải được xác định rõ ràng.

Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định về kết quả của vấn đề nghiên cứu, là câu trả lời giả định cho câu hỏi
nghiên cứu.

Trang 11
Dựa vào các giả thuyết đề xuất, nhà nghiên cứu thực hiện các quan sát, phân tích và kiểm chứng các kết luận
giả định đó.
Việc đưa ra giả thuyết và thu thập thông tin từ thực tế xã hội để kiểm chứng là nội dung chủ yếu của nghiên
cứu. Giả thuyết là cơ sở, là khởi điểm cho một công trình nghiên cứu, có vai trò định hướng cho công trình
nghiên cứu đó. Khi một giả thuyết được kiểm chứng, được khẳng định thì nó sẽ là cơ sở lý luận giúp con người
nhận thức sâu hơn về bản chất vấn đề nghiên cứu.
Do đó, giả thuyết có thể được coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình nghiên cứu nhằm đạt
được mục tiêu nghiên cứu đã xác định .

Ví dụ: Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của các nhân
viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM” của Đỗ Thụy Lan Hương – Cao học QTKD, Đại học kinh tế
Tp HCM -2008
Mục tiêu nghiên cứu: khám phá các khía cạnh văn hóa công ty có tác động tích cực đến thái độ cam kết, gắn bó
với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM.
Câu hỏi nghiên cứu: các khía cạnh văn hóa công ty nào có có tác động tích cực đến thái độ cam kết, gắn bó với
tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM?
Giả thuyết nghiên cứu:
Dựa vào nghiên cứu của Recardo và Jolly 1997, giả định các khía cạnh văn hóa công ty có tác động tích cực
đến thái độ cam kết, gắn bó với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM cũng
bao gồm 8 khía cạnh sau:
- Giao tiếp trong tổ chức
- Đào tạo và phát triển
- Phần thưởng và sự công nhận
- Hiệu quả trong việc ra quyết định
- Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến
- Định hướng về kế hoạch tương lai
- Làm việc nhóm
- Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị.

Câu 13: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi.

Quy trình thiết kế bảng câu hỏi gồm 8 bước:

Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập.


 Liệt kê đầy đủ và chi tiết, cụ thể các dữ liệu cần thu thập cho dự án nghiên cứu.
 Khi thiết kế bảng câu hỏi cần dựa vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông tin đã xác định để thiết kế
các câu hỏi cho việc thu thập các dữ liệu này

Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn. Có 4 dạng.


Đây là bước quan trọng do tùy theo phương pháp được chọn ta sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau.
a. Phỏng vấn trực diện: Là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu dùng nhân viên phỏng vấn đến nhà đối
tượng phỏng vấn hay mời họ đến một địa điểm nhất định để phỏng vấn.
Ưu điểm:
 Do tiếp xúc trực tiếp nên kích thích được sự trả lời.
 Giải thích các câu hỏi mà người trả lời chưa hiểu hay hiểu sai.
 Suất trả lời (response rate) và suất hoàn tất của bảng câu hỏi sẽ cao.
 Cho phép phỏng vấn viên sử dụng các trợ vấn cụ khi cần thiết.
Nhược điểm:
 Sự hiện diện của nhân viên phỏng vấn làm ảnh hưởng đến các trả lới của đối tượng phỏng vấn.
 Chi phí cao.
 Nếu quản lý không chặt chẽ thì có khả năng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi.
b. Phỏng vấn qua điện thoại: Không phỏng vấn trực diện nhưng phỏng vấn viên có khả năng giải thích,
kích thích sự trả lời mà ít ảnh hưởng đến các trả lời của họ.
Ưu điểm:
 Giảm chi phí

Trang 12
 Suất trả lời và suất hoàn tất khá cao.
Nhược điểm:
 Bảng câu hỏi đòi hỏi mức độ chi tiết cao hơn phỏng vấn trực tiếp.
 Không sử dụng được cho những đối tượng không có điện thoại.
 Phỏng vấn viên phải giải thích bằng lời chứ không dùng các trợ vấn cụ.
c. Phỏng vấn bằng cách gửi thư: Gửi thư đến đối tượng nghiên cứu để họ tự đọc và trả lời chúng.
Ưu điểm:
 Nếu tỷ suất trả lời cao thì chi phí thấp.
 Các trả lời không chịu sự tác động của phỏng vấn viên.
 Tránh được trường hợp phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi.
Nhược điểm:
 Bảng câu hỏi đòi hỏi cao nhất về mức độ chi tiết và rõ ràng.
 Suất trả lời và hoàn tất rất thấp.
d. Phỏng vấn qua mạng internet:
Ưu điểm:
 Nhanh, ít tốn kém.
Nhược điểm:
 Suất trả lời thấp.
 Các đối tượng không thuộc vào thị trường nghiên cứu.

Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi.


 Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của người trả lời, tạo điều kiện cho họ mong muốn
tham gia và trả lời trung thực.
 Cần có những cách hỏi thích hợp nhưng thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của mình.
 Tự trả lời các câu hỏi:
1. Người trả lời có hiểu câu hỏi không?
2. Họ có thông tin không?
3. Họ có cung cấp thông tin không?y
4. Thông tin họ cung cấp có đúng dữ liệu cần thu thập không?

Bước 4: Xác định hình thức trả lời. Có 2 hình thức:


a. Câu hỏi đóng: Là các câu hỏi có các trả lời cho sẵn và người trả lời sẻ lựa chọn một hay nhiều trả lời
trong các trả lời cho sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định lượng.
1. Dạng câu hỏi đề nghị người trả lời chọn một trong hai.
VD: Bạn có xe ôtô không. Câu trả lời lựa chọn là có hoặc không.
2. Dạng câu hỏi đề nghị sắp xếp thứ tự.
VD: Hãy sắp xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn (yếu tố nào quan
trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2 và ít quan trọng nhất đánh số 3). Câu trả lời để sắp
xếp như sau: Giá , Thương hiệu , Mẫu mã .
3. Dạng câu hỏi cho nhiều lựa chọn. 
VD: Trong các thương hiệu nước giải khát sau, bạn chọn thương hiệu nào. Câu trả lời lựa chọn:
Coca Cola, Pepsi, Seven Up.
Ưu điểm:
 Thông tin dữ liệu thu thập được dễ dàng phân tích và xử lý.
Nhược điểm:
 Thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt.
 Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn (do thiên lệch từ ý tưởng của người đặt ra câu hỏi).
 Câu trả lời định sẵn nên có thể không phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi, trả lời thiếu sự động
não.
b. Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có câu trả lời sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định
tính.
VD: Lý do nào bạn thích sử dụng dầu gội đầu 2 trong 1?
Ưu điểm:
 Người trả lời tự do diễn đạt hành vi và thái độ của mình tránh bị thiên lệch ý tưởng của người trả lời,
họ phải động não.
 Dữ liệu thu thập phong phú, cung cấp thông tin sâu (nhất là khi gặp người phỏng vấn có kinh nghiệm)

Trang 13
 Đào sâu giúp nhà nghiên cứu thu được nhũng thông tin bên trong.
Nhược điểm:
 Các trả lời thường bị chệch do phỏng vấn viên tóm tắc các trả lời hơn là ghi đầy đủ những gì người
trả lời diễn đạt.
 Việc phỏng vấn, hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu tốn nhiều thời gian và công sức → chi phí cao.
 Xử lý thông tin, phân tích dữ liệu khó hơn.

Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ, từ ngữ thích hợp (bao gồm cả dịch câu hỏi và mã hóa câu hỏi)
Nguyên tắc:
1. Dùng từ đơn giản, dễ hiểu, quen thuộc, lịch sự mềm dẻo. Phải sử dùng thuật ngữ phù hợp với từng
vùng nghiên cứu, bình thường hằng ngày. Cần phù hợp trình độ, kiến thức đối tượng trả lời.
2. Tránh câu hỏi dài dòng, càng chi tiết càng cụ thể càng tốt. Nên đi từ tổng quan đến cụ thể.
3. Tránh câu hỏi cho hai hay nhiều trả lời cùng một lúc. Tránh câu hỏi ghép hoặc không có lối thoát như
không biết hoặc không bình luận.
VD: kem Kido’s có ngon và bổ dưỡng không?
4. Tránh câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng dẫn trong câu hỏi, định hướng trả lời.
VD: Bạn có đồng ý sữa đặc có đường nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan là loại sữa có chất lượng có chất
lượng cao nhất không? Trong câu hỏi này, nhà nghiên cứu đã dẫn ý cho người trả lời về quan điểm
chất lượng của nhãn hiệu.
5. Tránh câu hỏi có thang trả lời không cân bằng làm chệch thái độ của người trả lời.
VD: Bạn có thích sữa đậu nành không? Thang đo trả lời sau sẽ làm chệch thái độ của người trả lời về
hướng thích: Vô cùng thích (1), Rất thích (2) , Thích (3), Tạm được (4), Không thích (5).
6. Tránh câu trả lời bắt người ta phải ước đoán vì người ta không thể nhớ hoặc không thể ước đoán
được, hoặc dựa trên giả định vì không kiểm chứng được.
VD: Bạn dùng bao nhiêu kg thịt heo trong 1 tháng
7. Tránh hỏi trực tiếp những vấn đề riêng tư cá nhân.

Bước 6: Xác định trình tự, cấu trúc bảng câu hỏi. Thường được chia 3 phần:
1. Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu
mục tiêu.
2. Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu.
3. Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời.

Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi – thiết kế trình bày.
 Bảng câu hỏi có hình thức đẹp sẽ kích thích sự hợp tác của người trả lời.
 Các phần nên được trình bày riêng biệt để hỗ trợ phỏng vấn viên trong qua trình phỏng vấn.

Bước 8: Thử lần thứ 1 → Sửa chửa → Bản nháp cuối cùng
Đây là khâu rất quan trọng trong việc thu thập dữ liệu. Sau khi thiết kế bảng câu hỏi cần phải tiến
hành thử và sữa chữa để hoàn chỉnh bảng câu hỏi trước khi đưa vào phỏng vấn. Các yếu tố cần xem xét: tính
hợp lý, độ dài, sắp xếp nội dung.
Lần thử đầu tiên (α test) được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số thành
viên nghiên cứu khác trong đơn vị và điều chỉnh lại. Sauk hi chỉnh sửa bảng câu hỏi này được gọi là bảng nháp
cuối cùng.
Bản nháp cuối cùng được qua lần thử thứ 2 (β test). Trong lần này, phỏng vấn người trả lời thực sự
trong thị trường nghiên cứu nhưng không nhằm mục đích thu thập dữ liệu mà nhằm đánh giá bảng câu hỏi (đối
tượng nghiên cứu có hiểu đúng câu hỏi không, thông tin họ cung cấp có đúng là thông tin cần thiết không, …).
Hơn nữa, lần thử này nhằm kiểm tra khả năng phỏng vấn của phỏng vấn viên.
Sau khi điều chỉnh ở lần thứ 2 này, chúng ta có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, sẵn sàng cho công việc
phỏng vấn.

Câu 14: Phân biệt mục đích sử dụng của 3 loại nghiên cứu mô tả, giải thích, khám phá.
* Nghiên cứu mô tả: là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhân dạng sư vật, giúp con
người phân biệt được sự khác nhau, về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác.

Trang 14
Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc
trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật, về những haønh vi
hieän taïi (What, who, where, when….).
* Nghiên cứu giải thích: là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi
phối quá trình vận động của sự vật.
Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả;
quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật, quan heä giöõa caùc bieán (bieán nghieân
cöùu vaø bieán taùc ñoäng); và caàn löôïng hoùa moái quan heä naøy (Why?).
* Nghiên cứu khám phá: là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao
giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới, khám phá baûn
chaát cuûa hieän töôïng nghieân cöùu (How?).

Câu15: Giống và khác nhau của bản câu hỏi cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho
VD.

 Giống nhau:
o Được thiết kế nhằm mục đích thu thập thông tin sơ cấp
o Đều có 2 phần:
 Phần giới thiệu và gạn lọc: nhằm giới thiệu mục đích nghiên cứu và gạn lọc đối
tượng nghiên cứu
 Phần chính: thu thập dữ liệu nghiên cứu
 Khác nhau:
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
 Bản câu hỏi là dàn bài hướng dẫn thảo  Bản câu hỏi chi tiết
luận.
 Chủ yếu dùng câu hỏi mở, không có câu  Chủ yếu dùng câu hỏi đóng, có các trả lời
trả lời sẵn, người trả lời hoàn toàn tự do cho sẵn, người trả lời sẽ chọn một hay
diễn đạt các trả lời của mình, nhằm mục nhiều trả lời trong các trả lời đó  dữ liệu
đích hướng dẫn thảo luận  dữ liệu thu thu thập được ít phong phú hơn.
thập được phong phú hơn, thu được những
thông tin “bên trong” của người đối tượng
nghiên cứu.
 Câu hỏi có thể dài, hoặc gây tranh luận.  Câu hỏi thường ngắn gọn, không gây tranh
 Phụ thuộc nhà nghiên cứu khi thảo luận luận.
 Chỉ mang tính chất gợi ý. Câu hỏi được  Ít phụ thuộc người đi thu thập
phát triển từ trả lời của người được phỏng
vấn, vì vậy giữa những người được phỏng  Được soạn sẵn theo cấu trúc cố định,
vấn khác nhau, có thể có một số câu hỏi không thay đổi trong quá trình thu thập
khác nhau; các câu hỏi không nhất thiết thông tin.
phải theo thứ tự định sẵn.

Dàn bài hướng dẫn thảo luận trong nghiên cứu định tính gồm 2 phần:
- Phần giới thiệu và gạn lọc: nhằm giới thiệu mục đích nghiên cứu và gạn lọc đối tượng nghiên cứu.
- Phần các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu.

Bản câu hỏi trong nghiên cứu định lượng thường gồm 3 phần:
o Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu.
o Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu.
o Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời.

Ví dụ
“Đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”.
* Thiết kế bản câu hỏi định tính:
1. Khi ra quyết định đầu tư, anh/chị thường dựa vào những yếu tố nào? Tại sao?

Trang 15
2. Yếu tố nào khiến anh/chị thay đổi quyết định đầu tư so với dự kiến?
3. Theo anh/chị yếu tố nào trong các yếu tố anh chị vừa nêu là quan trọng nhất?
4. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến danh mục đầu tư của các anh/chị?
5. Anh/chị thường dựa vào kênh thông tin nào để đưa ra quyết định đầu tư?
6. Mức độ hài lòng và tin cậy của anh/chị khi sử dụng thông tin từ các kênh thông tin đó?
7. Mức sinh lời kỳ vọng của anh/chị khi đầu tư là bao nhiêu?
8. Cơ cấu danh mục đầu tư của anh/chị như thế nào? Tại sao?

* Thiết kế bản câu hỏi định lượng :


1. Anh/chị hãy cho biết mục tiêu đầu tư của anh/chị là đầu tư theo loại nào
 Đầu tư ngắn hạn 
 Đầu tư dài hạn 
 Cả hai 
2. Nếu đầu tư theo cả 02 loại trên, xin vui lòng cho biết tỷ trọng đầu tư mỗi loại
 Đầu tư dài hạn……………..%
 Đầu tư ngắn hạn……………%
3. Anh/chị đầu tư theo trường phái nào trong các trường phái đầu tư sau?
 Cơ bản 
 Kỹ thuật 
 Cả hai trường phái trên 
4. Anh/chị hãy cho biết mức độ quan trọng của các nhân số sau ảnh hưởng đến việc
ra quyết định đầu tư của các anh/chị?
 Yếu tố cơ bản 
 Yếu tố kỹ thuật 
 Yếu tố tâm lý 
 Yếu tố thông tin 
5. Hãy cho biết mức độ chấp nhận rủi ro của các anh/chị?
 Rủi ro cao 
 Rủi ro thấp 
 Rủi ro trung bình 
Dưới đây là một số phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá
nhân theo các trường phái đầu tư khác nhau. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai, điều quan
trọng là anh/chị hãy cho biết ý kiến của các anh/chị về các phát biểu này. Xin hãy đánh dấu câu trả
lời bằng cách khoanh tròn một số duy nhất trên mỗi dòng từ 1 đến 5 tùy theo quan điểm của các
anh/chị về phát biểu đó.
Hoàn toàn Hoàn toàn
không đồng ý
đồng ý

Trang 16
7. Một ngành/một tổ chức phát hành có các chỉ số tài chính càng 1 2 3 4 5
tốt thì anh/chị mua cổ phiếu của ngành/tổ chức phát hành đó càng nhiều

8. Anh/chị quan tâm nhiều tỷ lệ chia cổ tức của Công ty. 1 2 3 4 5

9. Anh/chị quan tâm nhiều đến năng lực quản trị của Ban Điều 1 2 3 4 5
hành Công ty.
1 2 3 4 5
10. Anh/chị quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất
sinh lời của Công ty.

Trang 17
11. Anh/chị quan tâm nhiều đến các chỉ số EPS của Công ty 1 2 3 4 5

12. Anh/chị quan tâm nhiều đến các chỉ số ROE của Công ty 1 2 3 4 5

Câu 16: Trình bày kết cấu một bài nghiên cứu về kinh tế (làm rõ phần nào bắt buộc và phần nào ko bắt
buộc).
Trả lời: (dựa vào slide thầy Hoàng Bảo)
1. Tên bài viết (bắt buộc)
 Ngắn, gọn, chính xác
 Xu thế lựa chọn chủ đề hẹp

2. Đối tượng đọc bài viết (bắt buộc)


 Xác định độc giả bài viết là ai? Người lao động, chuyên gia, chính phủ,.. để có văn
phong phù hợp

3. Tác giả và địa chỉ (bắt buộc)

4. Tóm tắt (không bắt buộc)


 Tóm lược nghiên cứu sao cho khơi dậy tính hiếu kỳ của độc giả

5. Vấn đề nghiên cứu (bắt buộc)


 Xác định lĩnh vực nghiên cứu
 Thu hẹp lĩnh vực nghiên cứu thành chủ đề nghiên cứu
 Xác định vướng mắc
 Nêu vấn đề nghiên cứu
 Làm rõ những gì mà các tác giả khác làm và những gì mà tác giả dự kiến làm.
 Giới hạn không gian và thời gian

6. Câu hỏi nghiên cứu (bắt buộc)


 Phải trả lời trong suốt bài viết
 Tối đa là từ 3 đến 4 câu hỏi
 Phải là sự đánh đổi/lựa chọn hơn là “câu trả lời đã được biết trước”.
 Câu hỏi nghiên cứu rộng thì phải tách ra thành các câu hỏi hẹp.

7. Giả thiết nghiên cứu (không bắt buộc)


 Phải được đặt sau câu hỏi nghiên cứu
 Giả định được xây dựng trên vấn đề nghiên cứu và khung lý thuyết
 Thường là câu hỏi mà chỉ có hai lựa chọn là có hay không? (Yes/No)

8. Phương pháp nghiên cứu (bắt buộc)


• Thống kê mô tả và so sánh (sử dụng với kiểm định chi–squared): Một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn
ba chiều.
• Phân tích tương quan, ma trận tương quan và ý nghĩa thống kê.
• Phân tích hồi quy (Regression analysis)
• Phân tích chuỗi thời gian (SARIMA)
• Mô hình hóa, ma trận hạch toán xã hội, CGE/Mô phỏng
• Phân tích thành tố (Factor analysis)
• Phỏng vấn
• SWOT, PEST, MICE
• Tiếp cận thể chế (Institutional approach)
• Chi phí lợi ích (CBA)

9. Dữ liệu nghiên cứu (bắt buộc)


 Dữ liệu sơ cấp
 Dữ liệu thứ cấp
10. Mô hình lý thuyết (bắt buộc)
 Các nghiên cứu trước đây
 Phân loại và đánh giá

11. Nghiên cứu thực nghiệm (không bắt buộc)


 Nghiên cứu thực nghiệm được xem là bằng chứng của các lý thuyết.
 Nghiên cứu thực nghiệm thường cho các kết quả trái chiều nhau, do:
 Các quốc gia, vùng có giai đoạn phát triển khác nhau
 Khác nhau về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, thể chế
 Chính sách kinh tế và xã hội khác nhau
 Cách tiếp cận vấn đề khác nhau, số liệu và mô hình khác nhau
 Nên tổng kết thành thành một bảng nghiên cứu thực nghiệm, có các tiêu thức sau:
Không gian, thời gian, phương pháp tiếp cận, kết quả nghiên cứu.

12. Phân tích thống kê và mô tả (không bắt buộc)


 Sử dụng bảng thống kê một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn nữa. Cần thiết phải sử dụng bảng thông
kê chi–squared để kiểm tra sự khác biệt.
 Trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng số liệu và đưa ra các kết quả sơ bộ (xu thế, tương quan, cơ chế vận
hành nếu có thể)
 Mục tiêu là kiểm định sơ bộ giả thiết nghiên cứu đặt ra ở trên.
 Dùng hình vẽ, sơ đồ minh họa

13. Mô hình cụ thể (bắt buộc)


 Số liệu sử dụng trong mô hình (sơ cấp, thứ cấp)
 Mô tả bộ số liệu
 Kỹ thuật lấy mẫu (sampling techniques)
 Tính đại diện và khái quát của bộ số liệu để có thể suy ra kết luận cho tổng thể nghiên cứu hay chỉ kết
trong mẫu nghiên cứu.
 Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà có mô hình thích hợp.
 Chú ý đến giả thiết và giới hạn của mô hình
 Thử hình dung ra cách nới rộng các giả thiết và giới hạn này (mô phỏng ở các kịch bản khác nhau)
 Bình luận ưu nhược điểm của từng kịch bản.
 Nếu kết quả nghiên cứu nhất quán với phần phân tích thống kê mô tả và so sánh thì bạn đã có lời giải
mạnh về vấn đề nghiên cứu.
 Giải thích kết quả nghiên cứu: Giả thiết, ý nghĩa thực tiễn (cải tiến gì?); ý nghĩa về học thuật (nghiên
cứu tiếp theo là gì?)

14. Kết luận (bắt buộc)


 Tóm lược phương pháp nghiên cứu
 Tóm lược các khám phá chính
 Kiến nghị (nếu có)
 Hạn chế của đề tài nghiên cứu
 Hướng nghiên cứu mở rộng

15. Phụ lục và tài liệu tham khảo (bắt buộc)


 Nếu bảng biểu dài khoảng từ ¾ trang giấy trở lên, nên để vào phần phụ lục để người đọc tiện theo dõi
bố cục toàn bài viết.
 Phần lý thuyết đề cập đến dài dòng, cũng nên để vào phần phụ lục.
 Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC.
Câu 17: Trình bày phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách Harvard (trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián
tiếp, cách ghi danh mục tài liệu tham khảo và các vấn đề trích dẫn khác).

Kiểu trích dẫn Harvard sử dụng họ của tác giả, tiếp đó là năm xuất bản. Về cơ bản, số trang nên được ghi
trong các phần trích dẫn trong bài viết (trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải) để người đọc dễ tìm kiếm đến
thông tin họ cần.
o danh mục tham khảo kiểu Harvard được xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả (với các tác giả
phương Tây là family name/nom de famille), không cần đánh số thứ tự,
o mẩu trích dẫn được chú thích liền phía sau bằng tên tác giả và năm xuất bản tài liệu, trong
ngoặc đơn,
o nếu mẩu trích dẫn kiểu diễn ngữ với tên tác giả là một thành phần trong câu, năm xuất bản
của tài liệu đó sẽ được đặt trong ngoặc đơn liền sau tên tác giả,
o nếu một tài liệu của một tác giả, ghi tên tác giả (không ghi phần tên viết tắt) trong ngoặc đơn
và năm xuất bản, cách nhau bằng khoảng trắng (không có dấu phẩy), nếu cần thì chỉ rõ số
trang,
o nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ một tác giả A, nhưng không đọc trực tiếp tác giả A mà biết
thông qua tác giả B, ghi trong ngoặc đơn tên tác giả A và năm xuất bản tài liệu của tác giả A
(không được đọc trực tiếp), đi kèm theo sau bằng "in: " cùng với tên và năm xuất bản của tác
giả B (được đọc trực tiếp),
o nếu một tài liệu của hai tác giả, ghi tên hai tác giả trong ngoặc đơn, nối bằng dấu "&", và năm
xuất bản sau tên tác giả thứ hai, không có dấu phẩy,
o nếu một tài liệu của ba tác giả, lần đầu tiên trích dẫn ghi tên ba tác giả, nối hai tác giả đầu
bằng dấu phẩy, tác giả thứ ba bằng dấu "&", năm xuất bản sau tên tác giả cuối cùng, không có
dấu phẩy,
o tài liệu của ba tác giả ở lần trích dẫn thứ hai, và tài liệu của bốn tác giả trở lên, ghi tên tác giả
đầu và "et al." (gốc Latin et alli, nghĩa là "và những người khác") và năm xuất bản;
o nếu một mẩu trích dẫn từ nhiều tài liệu của một người/nhóm, ghi tên người/nhóm đó trong
ngoặc đơn, theo sau bằng năm xuất bản của tất cả các tài liệu theo đúng thứ tự và cách ghi
trong danh mục tham khảo, giữa các năm cách nhau bằng dấu phẩy (nhưng chỉ là khoảng
trắng giữa năm đầu tiên và tác giả sau cùng),
o nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ nhiều tài liệu, tất cả các tác giả tài liệu được ghi trong một
cặp ngoặc đơn liền sau, giữa mỗi tác giả/nhóm tác giả của một tài liệu cách nhau bằng dấu
chấm phẩy, cách ghi tên tác giả và năm xuất bản cho mỗi người/nhóm giống như trên;

Có hai cách trích dẫn trong đoạn văn:

 Trích dẫn trực tiếp (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích
dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của
nguồn trích.
 Trích dẫn gián tiếp (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng
từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc
phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài
liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần.

Câu 18: Hiện tượng đa cộng tuyến? Hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Làm thế nào để nhận dạng?
Đa cộng tuyến trong hàm tương quan
• Hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện khi giữa các biến độc lập có sự tương quan cao với nhau.
• Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF(Variance
Inflation Factor). Thông thường nếu VIF > 10  xuất hiện đa cộng tuyến
• Giả sử trong một hàm tương quan đa biến trong đó biến y là biến phụ thuộc, X1 và X2 là hai biến độc
lập, nếu X1 có mối quan hệ tương quan cao với X2 như vậy β1 sẽ có tác động đến sự thay đổi của X2.
• Điều này sẽ làm việc giải thích các hệ số của hàm tương quan không chính xác.
Đa cộng tuyến hòan hảo và không hòan hảo
• Đa cộng tuyến hoàn hảo xuất hiện khi có một biến độc lập có quan hệ tương quan rất cao với biến phụ
thuộc do đó nó bao trùm tác động đến các biến khác độc lập khác
• Đa cộng tuyến không hoàn hảo: xuất hiện khi có mối quan hệ tương quan cao giửa các biến độc lập vì
vậy nó tác động đến tính chất ước lượng của mô hình
Hiện tượng phương sai thay đổi
• Heteroskedasticity: xuất hiện khi vi phạm giả thuyết: “sai lệch của hàm tương quan phải có phương sai
không đổi”.
• Nguyên nhân gây ra hiện tượng này?
1. Có sự khác biệt đáng kể của biến phụ thuộc trong các đơn vị chọn mẩu.
2. Đối tượng điều tra ngày càng có kinh nghiệm.
3. Có sự cải tiến và điều chỉnh việc thu thập thông tin
4. Xuất hiện outliers
Hiện tượng Heteroskedasticity thuần túy
• Giả định của hàm tương quan: cần có Homeoskedasticity
1. var(ei) = σ2 = a (hằng số)
2. Nếu giả định này bị vi phạm thì var(ei) = σi2
• Điều này có nghĩa phương sai của các sai lệch biến thiên theo giá trị của biến độc lập.
• Hiện tượng Heteroskedasticity thuần túy xuất hiện khi phương sai của các sai lệch thay đổi theo một tỷ
trọng theo một yếu tố z nào đó (proportionality factor z)
• Có nghĩa là var(ei) = σ2Zi
Kiểm tra hiện tượng heteroskedasdivity
1. Mô hình có những sai lệch đặc thù hay không?
2. Trong vấn đề nghiên cứu nêu trên, từ trước đến nay có xuất hiện hiện tượng heteroskedasticity hay
không?
3. Dùng sơ đồ phân phối các điểm (scatter plot) thể hiện mối quan hệ giữa các sai lệch (phần dư) theo giá
trị của biến Xi để kiểm tra hiệc tượng heteroskedasticity
4. Dùng Park test
1. Ước lượng các giá trị của hàm tương quan và sao lưu dữ liệu về sai lệch/phần dư (error term).
2. Lấy log của bình phương các phần dư và lập hàm tương quan của nó theo log của biến tỷ lệ Z.
3. Sử dụng t-test để kiểm tra độ tin cậy thống kê của biến tỷ lệ z
5. White- test
1. Ước lượng các giá trị của hàm tương quan và sao lưu dữ liệu về sai lệch/phần dư (error term).
2. Bình phương phần dư và lập hàm tương quan của nó theo biến X, X2, và biến tương tác giữa
X và các biến độc lập còn lại.
3. Sử dụng chi-square test để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của hàm tương quan. Giá trị
kiểm định chính là N*R2. N chính là cở mẩu còn R2 là hệ số xác định đã được điều chỉnh. Bậc
tự do bằng với số lượng biến trong hàm tương quan này.
4. Nếu giá trị kiểm định này lớn hơn giá trị tiêu chuẩn, chúng ta sẽ từ chối giả thuyết H 0
( phương sai của phần dư không biến đổi) và chấp nhận rằng hiện tượng phương sai phần dư
biếb đổi là có thực.

Câu 19: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua thư
tín và phỏng vấn qua mạng.

 Phương pháp phỏng vấn bằng thư (mail interview):


+ Nội dung phương pháp: Gởi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua
đường bưu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều
tra cũng qua đường bưu điện.
Áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống
ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký…; khi vấn đề cần
điều tra thuộc loại khó nói, riêng tư (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…); khi vấn đề cần
điều tra cực kỳ hấp dẫn đối với người được phỏng vấn. (chẳng hạn: phụ nữ với vấn đề mỹ phẩm, nhà quản trị
với vấn đề quản lý,…); khi vấn đề cần điều tra cần thiết phải có sự tham khảo tra cứu nhất định nào đó…
+ Ưu điểm:
Có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh
minh hoạ kèm với bảng câu hỏi. Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có
thể trả lời vào lúc rảnh rỗi. Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không
tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên.
Các trả lời không bị tác động bởi sự hiện diện của phỏng vấn viên. Tránh sự tự điền trả lời của phỏng vấn viên
+ Nhược điểm:
Tuy nhiên tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm, không kiểm soát
được người trả lời , người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới…
 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview):
+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại
theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn.
Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập
cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn
bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với
phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp.
+ Ưu điểm:
Dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm
soát được vấn viên do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn. Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có
điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%).
Nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu
hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi).
Tuy không gặp trực tiếp đối tượng nghiên cứu nhưng phỏng vấn viên vẫn có khả năng giải thích, kích thích sự
hợp tác của người trả lời mà ít làm ảnh hưởng đến các trả lời của họ.
+ Nhược điểm:
Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện
thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về
mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.Nếu đối tượng nghiên cứu không có điện thoại thì không thể thực
hiện được dạng phỏng vấn này
 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews):
+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một
bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến
đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…
+ Ưu điểm:
Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho
đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ
trước khi ghi vào phiếu điều tra.
+ Nhược điểm:
sự hiện diện của phỏng vấn viên có thể làm ảnh hưởng tới câu trả lời của đối tượng nghiên cứu. Chi phí cho
dạng phỏng vấn này rất cao. Có thể xảy ra hiện tượng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi
 Phương pháp phỏng vấn qua mạng:
+Ưu điểm:
Thuận tiện cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Chi phí thấp
Có thể sử dụng để hỏi các câu hỏi riêng tư.
Có thể thu được lượng câu trả lời cao với những trang web có uy tín
+ Nhược điểm:
Do phỏng vấn qua mạng nên không biết rõ được tính cách người phỏng vấn
Xác định vấn đề cần phỏng vấn không được chính xác do người phỏng vấn được suy nghĩ, có thể trả lời theo
hướng tốt nhất chứ không phải là thực tế diễn ra. Rất nhiểu đối tượng trả lời không thuộc vào thị trường nghiên
cứu.

Câu 20: Khi nào nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui. Trình bày ưu, nhược điểm của
phương pháp này và cho biết một ví dụ cụ thể về một phân tích hồi qui?
A. Khi nào sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
 Khái niệm:
Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được
giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước
lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.
 Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui giải quyết các vấn đề sau:
 Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến độc lập.
 Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc.
 Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập.
 Kết hợp các vấn đề trên.
B. Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích hồi quy
 Ưu điểm:
 Có thể sử dụng số liệu trong quá khứ nghiên cứu để xác đính và khoang vùng phạm vi nghiên
cứu.
 Là phương pháp có độ chính xác cao nếu có nhiều mẫu nghiên cứu để phân tích.
 Nhược điểm:
 Muốn đạt kết quả nghiên cứu chính xác và có độ tin cậy cao, phải có nhiều mẫu nghiên cứu 
tốn kém chi phí và nhiều thời gian

Câu 21: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Ưu & nhược điểm của 2 loại dữ liệu này? Xác định
nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này?
A. Dữ liệu sơ cấp:
- Là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu
VD: Những dữ liệu có liên quan đến điều kiện ăn ở sinh hoạt của sinh viên thì không có sẵn, chúng ta phải
trực tiếp thu thập từ sinh viên
B. Dữ liệu thứ cấp:
- Là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, thường là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý.
VD: Những dữ liệu liên quan đến kết quả học tập của sinh viên có thể lấy từ phòng đào tạo như điểm trung
bình, số môn thi lại,…
C. Ưu nhược điểm:
Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm Đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu Thu thập nhanh
Ít tốn kém chi phí
Nhược điểm Tốn kém chi phí và thời gian khá Đôi khi ít chi tiết
Không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu
nhiều
D. Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này:
Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp:
Người nghiên cứu tự thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau như:
người chủ hộ gia đình, người đại diện doanh nghiệp hay cá nhân,… bằng các phương pháp:

+ Quan sát

+ Phỏng vấn

+ Thử nghiệm: người nghiên cứu đo đạc và thu thập dữ liệu trên các biến kết quả trong các
điều kiện khác nhau của các biến nguyên nhân có ảnh hưởng đang nghiên cứu.

+ Điều tra
+ Thảo luận nhóm
Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:
 Nếu nguồn dữ liệu nội bộ thì tìm đến nguồn thông tin tổng hợp(hệ thống thông tin quản trị) của Doanh
nghiệp để thu thập.
 Nếu nguồn dữ liệu lấy từ bên ngoài thì tìm đến:
o Các cơ quan nhà nước: tổng cục thống kê, Cục Thống kê,Phòng thông tin của Bộ thương
mại,Phòng Thương mại và Công nghiệp,và các Bộ, tổng cục đều có bộ phận chuyên cung cấp
thông tin hoặc xuất bản sách báo
o Thư viện các cấp: Trung ương,tỉnh(thành phố), quận(huyện), các trường đại học,viện nghiên
cứu.
o Truy cập Internet: ngày nay ta có thể đọc được những thông tin thời sự được cập nhật các ấn
bản trên mạng.
 Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao
gồm:
o Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã
hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo
cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường...
o Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
o Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn
lâm có liên quan
o Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu cuối cùng
nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác
(khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.

Câu 22: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu
phi xác suất? Lấy ví dụ minh họa.
So sánh Thuận Tiện Theo phán đoán Theo hạn ngạch Phát triển mầm
Tính đại diện, tổng quát
hóa cho đám đông cao
Dễ tiếp cận đối tượng. Sử nhất trong chọn mẫu phi
dụng phù hợp cho các đám XS. phù hợp cho các
đông chưa có khung mẫu. đám đông có ít phần tử
Có tính đồng nhất cao và và khó tiếp cận.
Tiếp cận đối tượng
Ưu điểm Dễ tiếp cận đối tượng. khả năng đại diện cho nhóm Tính đại diện, tổng quát
thuận tiện nhất.
cao nếu nhà nghiên cứu hóa cho đám đông
chọn đúng thuộc tính kiểm thường không cao vì
soát phụ thuộc ngẫu nhiên
vào quá trình phát triển
mầm.

Cần kinh nghiệm để chọn Khó tiếp cận đối tượng


Số mẫu tối thiểu cần Cần kinh nghiệm để phán
Nhược điểm nhóm trước khi tiếp cận đối nhất nhất trong chọn
tăng lên 10 -> 20%. đoán đối tượng phù hợp
tượng. mẫu phi XS.
Phạm vi sử Dùng cho các đám Dùng cho các nghiên Dùng cho các đám đông có Dùng cho các đám đông
dụng đông có sự thuận cứu đã có nhiều kinh sự thuận lợi hay dựa trên có rất ít phần tử và khó
lợi hay dựa trên tính nghiệm. tính dễ tiếp cận của đối xác định các phần tử
dễ tiếp cận của đối tượng và dùng cho các
tượng nghiên cứu đã có nhiều kinh
nghiệm.
Yêu cầu các vấn viên đi
Chẳng hạn, nhân viên
phỏng vấn 800 người có
Điều tra với mẫu là phỏng vấn được yêu cầu
tuổi trên 18 tại 1 thành phố.
người có thu nhập đến các trung tâm thương
Ta có thể phân tổ theo giới Yêu cầu các vấn viên đi
trung bình từ 18-40 mại chọn các phụ nữ ăn
tính và tuổi như sau:chọn phỏng vấn người chơi
tuổi. Nhân viên điều mặc sang trọng để phỏng
400 người (200 nam và 200 gôn trong thành phố.
tra có thể chặn bất vấn. Như vậy không có
nữ) có tuổi từ 18 đến 40, Người phỏng vấn có thể
cứ người nào mà họ tiêu chuẩn cụ thể “thế
Ví dụ chọn 400 người (200 nam tìm một vài người chơi
gặp ở trung tâm nào là sang trọng” mà
và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở gôn ( chọn mầm) sau đó
thương mại, đường hoàn toàn dựa vào phán
lên. Sau đó nhân viên điều mời những người chơi
phố, cửa hang… đoán ( như là đang mua
tra có thể chọn những người gôn khác thông qua
thỏa điều kiện và sắm ở plaza, đang uống
gần nhà hay thuận lợi cho người này.
đồng ý phỏng vấn là café sang trọng, … ) để
việc điều tra của họ để dễ
chọn. chọn ra người cần phỏng
nhanh chóng hoàn thành
vấn.
công việc.

Câu 24: Những sai sót nào có thể xảy ra trong quá trình thu thập dữ liệu? Biện pháp khắc phục những
rủi ro này.
Trong nghiên cứu định tính:
1. Sai sót 1. Không có tính đại diện cho số đông trong phương pháp quan sát
Biện pháp khắc phục: kết hợp phương pháp quan sát với phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính
xác.
2. Sai sót 2. Dữ liệu thu thâp không sâu trong phương pháp thảo luận tay đôi.
Do vắng mặt các tương tác giữa các đối tượng nghiên cứu (không như trong trường hợp thảo luận nhóm) nên
nhiều trường hợp dữ liệu thu thập không sâu và khó khăn trong việc diễn giải ý nghĩa (phân tích dữ liệu định
tính)
Biện pháp khắc phục: Hạn chế sử dụng thảo luận tay đôi trong nghiên cứu thị trường, nhất là đối với sản phẩm
tiêu dùng.
3. Sai sót 3. Tăng số lượng mẫu hay lượng hóa kết quả nghiên cứu
Nếu tăng số lượng nhóm ( tăng kích thước mẫu), thì số mẫu nhiều lên gần như định lượng, nhưng không thể
thay cho định lượng được. Lý do là trong nghiên cứu định tính, mẫu không được chọn theo xác suất. mục tiêu
của nhiêu cứu định tính là làm khám phá. Do đó tăng số lượng chỉ làm tốn chi phí chứ không giúp ích nhiều cho
nhà quản trị hay nghiên cứu.
Biện pháp khắc phục: không tăng kích thước mẫu
Nếu ta lượng hóa kết quả nghiên cứu thì đây là một sai lầm. Do bản chất của nghiên cứu định tính là thu thập dữ
liệu bên trong của đối tượng nên nhà nghiên cứu cần cái ý nghĩa của dữ liệu này chứ không phải con số tổng
quát hóa về thị trường.
Biện pháp khắc phục: Không nên lượng hóa kết quả nghiên cứu
II. Trong nghiên cứu định lượng.
1. Sai sót: Thiết kế bảng câu hỏi không đạt yêu cầu: sử dụng thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn, câu hỏi không rõ ràng,
hình thức trình bày không thống nhất .v.v.
Biện pháp khắc phục: cần phải kiểm tra kỹ lượng trong hai lần thử để điều chỉnh giúp giảm sai sót trong thiết
kế.
2. Sai sót 2: Hướng dẫn phỏng vấn viên không kỹ lưỡng, chủ quan không kiểm tra lại phỏng vấn viên để xác
định họ đã hiểu tất cả các câu hỏi và câu trả lời trong bảng câu hỏi, đã nắm vững kỹ thuật phỏng vấn .v.v..
Biện pháp khắc phục: Phải hướng dẫn và kiểm tra kỹ năng phỏng vấn viên trước khi tiến hành phỏng vấn thực
sự.
3. Sai sót 3: Kỹ thuật phỏng vấn kém do phỏng vấn viên thiếu kinh nghiệm trong công tác phỏng vấn gây nên
sai lệch trong khâu thu thập.
Biện pháp khắc phục: Tự bản thân phỏng vấn viên phải rèn luyện kỹ năng phỏng vấn.
Câu 25: Nghiên cứu định tính là gì? Phân tích sự khác biệt so với nghiên cứu định lượng? có những
phương pháp thu thập thông tin định tính nào, kích cỡ mẫu như thế nào? Cho 1 ví dụ về phương
pháp thu thập thông tin định tính, và tỉ lệ lấy mẫu.
a) Nghiên Cứu Định Tính Là Gì?
- Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa
và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương
pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát
được trước đó
- Các phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân
chủng học, một bộ môn khoa học xã hội
b) Sự khác biệt giữa định tính và định lượng
Định Lượng Định Tính
- Kiểm tra những giả thiết mà nhà nghiên cứu bắt - Nắm bắt và khám phá ý nghĩ một khi nhà nghiên
dầu cứu bị chìm trong dữ liệu
- Những khái niệm dưới hình thức những biến số - Những khái niệm dưới hình thức những chủ dề,
riêng biệt sự tổng hợp và sự phân loại
- Ðo luờng là sự sáng tạo có hệ thống truớc khi - Ðo lường là sự sáng tạo trong cách ứng khẩu và
thu thập và chuẩn hóa dữ liệu thuờng riêng biệt hóa cho từng cá nhân hoặc nhà
nghiên cứu
- Dữ liệu duới hình thức là những con số từ việc - Dữ liệu dưới hình thức những từ ngữ và hình
do luờng chính xác ảnh từ tài liệu, quan sát và sao chép
- Lý thuyết là nguyên nhân phong phú và có tính - Lý thuyết có thể là nguyên nhân hoặc không và
suy diễn nó thường được quy nạp

- Bắt nguồn cho nghiên cứu là những tiêu chuẩn - Bắt nguồn cho nghiên cứu là những
hay những giả định trước quan điểm cá nhân

- Phân tích quy trình bằng cách thống kê, biểu - Phân tích quy trình bằng cách chép chủ đề hoặc
bảng, hoặc bản dồ và thảo luận xem chúng thể tổng hợp từ bằng chứng và dữ liệu để trình bày
hiện mối liên kết với giả thuyết như thế nào bức tranh mạch lạc, thích hợp

c) có những phương pháp thu thập thông tin định tính nào?
 Phỏng vấn không cấu trúc: Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được
phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn
 - Ưu điểm của PVKCT: - Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng
vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng.
- Lấy được thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
-Áp dụng được trong trường hợp không thể sử dụng được phỏng
vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường hoặc trẻ em lang
thang ...).
- Đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như tình
dục, mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS ...
 - Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện
không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu
 Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ
đề cần đề cập đến. Bao gồm các loại:
 Phỏng vấn sâu : tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể
 Nghiên cứu trường hợp: Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các
trường hợp đang quan tâm
o Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin
nhưng vẫn cho
phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
o Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định
chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
 Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống: Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi
như nhau.
- Chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu
- phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong
suy nghĩ của cá nhân
 PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT: cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi
được nghiên cứu
 Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia
 Quan sát công khai/ hay bí mật
 Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối
tượng bị quan sát biết
 Theo trong slide của thầy thì còn có thu thập thông tin bằng văn bản hoặc phương tiện
nghe nhìn
d) kích cỡ mẫu như thế nào?
- Mẫu chọn xác suất nhằm bảo dảm kết quả thu duợc mang tính đại diện có ý nghia thống kê cho quần
thể nghiên cứu mà từ dó mẫu duợc rút ra. Mẫu chọn xác suất bao gồm các mẫu ngẫu nhiên giản đơn,
mẫu ngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm.
- Chọn mẫu phi xác suất có thể có tính đại diện về mặt lý thuyết cho quần thể nghiên cứu nếu sử dụng
tối đa phạm vi và sự đa dạng của đối tuợng nghiên cứu. NCV chọn dịa diểm nghiên cứu hay các dối
tuợng cung câp thông tin có tính dại diện cho một số dặc diểm quan trọng dối với chủ dề nghiên cứu
(ví dụ dặc diểm dịa lý, nhóm dân tộc, học vấn, tuổi ...). Trong truờng hợp này, một số luợng nhỏ các
dại diểm nghiên cứu hoặc dối tuợng nghiên cứu duợc chọn một cách dặc biệt có thể cung cấp một
luợng thông tin xác thực và có tính đại diện.
 theo sách thầy Thọ trang 120, chọn mẫu trong định tính không được chọn thep pp xác suất mà chọn theo mục
đích xây dựng lý thuyết

Câu 26: Đặc điểm của các cấp thang đo (định danh, thứ tự, quãng, tỷ lệ). Nêu ví dụ cho
từng loại:
Cấp thang đo Đặc điểm
Định danh Để phân loại, không có ý nghĩa về lượng.
Định tính
Thứ tự Để xếp thứ tự, không có ý nghĩa về lượng
Quãng Đo khoảng cách, có ý nghĩa về lượng nhưng gốc 0 không có ý nghĩa
Định lượng
Tỷ lệ Đo độ lớn, có ý nghĩa về lượng và gốc 0 có nghĩa.

a. Thang đo định danh: Các dạng thường gặp


 Câu hỏi một lựa chọn: là câu hỏi mà câu trả lời cho sẵn:

Ví dụ: Bạn có thích học Triết học không?


Thích 1
Không thích 2
Không có ý kiến 3
 Câu hỏi có nhiều lựa chọn: là câu hỏi mà người trả lời một hay nhiều trả lời cho sẵn

Ví dụ: Trong các loại kem đánh răng sau, bạn đã sử dụng qua loại nào?
Colgate 1
PS 2
Dạ Lan 3
Twin lotus 4
Close up 5
b. Thang đo cấp thứ tự: dùng so sánh thứ tự.Dạng thường gặp:
 Câu hỏi bắt buộc sắp thứ tự: là câu hỏi mà người trả lời phải sắp xếp thứ tự cho câu trả lời.

Ví dụ: Bạn hãy sắp xếp thứ tự sở thích của bạn theo các loại kem đánh răng sau (thích nhất là 1, thích nhì là
2….)
Colgate ……
PS ……
Dạ Lan ….….
Twin lotus ……..
Close up ………
 Câu hỏi so sánh cặp: người trả lời được yêu cầu chọn một trong một cặp.

Ví dụ: Trong các cặp thương hiệu sau, bạn đánh 1 vào cặp bạn thích nhất:
Coca …. 7up …..
Coca …. Pepsi …..
Number 1 ….. Sting …..
c. Thang đo cấp quãng: số đo dùng chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có ý nghĩa.
 Thang Likert (Likert 1932): Dùng để đo lường một tập các phát biểu của khái niệm. Đây là thang đo
phổ biến nhất trong kinh doanh.

Ví dụ: Anh chị hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố sau trong một thông tin
quảnng cáo trên truyền hình:
Yếu tố Mức độ quan trọng
rất quan trọng khá quan trọng quan trọng khá không quan rất không quan
trọng trọng
Sự ngắn gọn dễ 1 2 3 4 5
nhớ
Hình ảnh 1 2 3 4 5
Âm thanh 1 2 3 4 5
 Thang đo đối nghĩa:

Tương tự như thang đo likert nhưng trong thang đo đối nghĩa, nhà nghiên cứu chỉ dùng hai nhóm từ ở hai
cực có ý nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Xin bạn vui lòng cho biết thái độ của bạn đối với thương hiệu sữa VINAMILK
Rất thích Rất ghét
1 2 3 4 5 6 7

 Thang đo Stapel: là biến thể của thang đo đối nghĩa. Trong đó, nhà nghiên cứu chỉ phát biểu ở giữa
thay vì phát biểu trái ngược ở hai đầu.

Ví dụ: Anh chị hãy vui lòng đánh giá thái độ của nhân viên cửa hàng vi tính Phong Vũ
Thân thiện
-3 -2 -1 +1 +2 +3

d. Thang đo tỷ lệ:

Ví dụ: Người điều tra hỏi một khách hàng: nếu cho anh ta 100 điểm cố định để anh ta cho điểm 4 cửa
hàng nghiên cứu theo mức độ ưa thích của anh ta đối với từng cửa hàng này, thì anh ta sẽ phân bố điểm như thế
nào?
Giả sử câu trả lời là: -cửa hàng A (0 điểm) -cửa hàng B (60 điểm) -cửa hàng C (20 điểm) -cửa hàng D (20
điểm). Ta có thể hiểu: anh ta không ưa thích một chút nào đối với cửa hàng Bắc; mức độ ưa thích cửa hàng Nam
và Bắc là bằng nhau; mức độ ưa thích cửa hàng Tây nhiều gấp 3 lần mức độ ưa thích cửa hàng Tây và cửa hàng
Nam.

Câu 29 : Nghiên cứu thống kê và nghiên cứu trường hợp cụ thể khác nhau ra sao?

Nghiên cứu thống kê Nghiên cứu trường hợp cụ thể

- Nghiên cứu theo chiều rộng hơn là chiều sâu -Tập trung vào nghiên cứu toàn bộ ngữ cảnh của
- Kết luận về đặc tính của tổng thể dựa trên đặc một vài sự kiện
tính của mẫu điều tra, nên khó xác minh và dễ bỏ - Nghiên cứu chi tiết từ nhiều nguồn thông tin liên
qua một số đặc tính của tổng thể quan đến vần đề nghiên cứu, nên dễ xác minh và
- Giả thuyết nghiên cứu được kiểm tra bằng hạn chế việc bỏ qua một số đặc tính của tổng thể
phương pháp định lượng - Giả thuyết nghiên cứu nếu dựa hoàn toàn vào
phương pháp định lượng thì có thể làm cho việc hỗ
trợ hoặc bác bỏ giả thiết trở nên khó khăn hơn
Tóm lại, nghiên cứu thống kê nỗ lực để nắm được các đặc trưng của đám đông bằng cách suy luận từ
các đặc trưng của mẫu, trong khi đó, nghiên cứu trường hợp cu thể chú trọng nhiều hơn vào sự phân tích trong
bối cảnh đầy đủ của một số ít các hiện tượng hoặc điều kiện và các quan hệ qua lại giữa chúng.

Câu 30 : So sánh 2 phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất?
Đặc tính so sánh Phương pháp chọn mẫu

Theo xác suất Phi xác suất

Ưu điểm Tính đại diện cao Tiết kiệm được thời gian và chi
phí
Tổng quát hoá cho đám đông

Nhược điểm Tốn kém thời gian và chi phí Tính đại diện thấp, không tổng
quát hoá cho đám đông

Phạm vi áp dụng Thường dùng cho các nghiên cứu Dùng cho các nghiên cứu sơ bộ,
chính thức khám phá

Câu 31: Có mấy cách tiếp cận trong nghiên cứu và nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào ?
Có 2 cách tiếp cận là:
+ Lý thuyết trước nghiên cứu (nghiên cứu định lượng)
+ Nghiên cứu trước lý thuyết (nghiên cứu định tính)

Nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào ?
-> Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà chúng ta sử dụng cách tiếp cận định tính hay định lượng.

Câu 32: Nghiên cứu là gì? Phương pháp luận nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu là một quá trình:
 Thu thập thông tin có hệ thống, khoa học về đối tượng nghiên cứu.
 Lý giải bản chất, quy luật vận động của hiện tượng.
 Dự báo sự vận động trong tương lai.

Câu 33: Thiết kế nghiên cứu là gì? Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu ? Các loại thiết kế nghiên cứu ?
Cho thí dụ về mỗi loại.
* Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực
nghiệm thích hợp và có thể làm được (định nghĩa của cô Nguyễn thị Cành)
“Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng quan về cách thức tiến hành nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các
câu hỏi nghiên cứu”(Nhóm 10)
* Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Yêu cầu thứ nhất là cần chọn mục đích nghiên cứu
- Yêu cầu thứ hai là cần có các giả thiết có liên quan
* Dựa vào cấu trúc vấn đề, chia làm 3 loại thiết kế nghiên cứu:
1. Thiết kế thăm dò: khi vấn đề nghiên cứu rất khó hiểu, một thiết kế thăm ḍ (dù ít hay nhiều) là thích hợp
Ví dụ: Doanh số bán hàng của công ty A giảm liên tục trong 3 tháng. Ban giám đốc không hiểu nguyên nhân.
Trường hợp này phải tiến hành khảo sát thăm ḍ, điều tra nguyên nhân, thu thập tin tức
2. Thiết kế mô tả: khi vấn đề nghiên cứu được cấu trúc (hoạch định) và hiểu rơ
Ví dụ: xem xét trường hợp một công ty cần xem xét “quy mô thị trường A” cho một sản phẩm X. Vấn đề cần
làm trước tiên là định nghĩa “thị trường”, đưa ra thông tin người mua thực tại, người mua tiềm năng đối với sản
phẩm X trên địa bàn cụ thể trong một thời điểm xác định…
3. Thiết kế nguyên nhân
Trong thiết kế nguyên nhân, các vấn đề với các khảo sát kỹ lưỡng cũng đă được cấu trúc. Tuy nhiên, ngược lại
với thiết kế mô tả, trong trường hợp này,người nghiên cứu phải đối diện với vấn đề “nguyên nhân và kết quả”.
Nhiệm vụ chính trong nghiên cứu này là phải tách biệt các nguyên nhân, và nói lên xem có hay không và trong
chừng mực nào thh nguyên nhân dẫn đến kết quả
Ví dụ: giả sử 100 với chuẩn đoán cúm đă được chỉ đinh ngẫu nhiên với 2 nhóm: nhóm thử nghiệm gồm bệnh
nhân có sử dụng thuốc và nhóm kiểm chứng không dùng thuốc. Sau một tuần, 2 nhóm được đặt câu hỏi
“anh/chị có thấy tốt hơn không?”. Sự luận giả kết quả thống kê được xem như là “nguyên nhân” trong trường
hợp này .
+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào mục tiêu
– Tóm lược mục tiêu nghiên cứu
• Mô tả đặc điểm và tính chất của vấn đề
• Giải thích mối quan hệ giữa các biến số
– Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu mô tả
• Nghiên cứu giải thích (nghiên cứu quan hệ nhân quả)
+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào phương pháp:
– Tóm tắt ưu, nhược điểm từng phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
• Nghiên cứu điều tra
• Nghiên cứu quan sát
– Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Lựa chọn loại dữ liệu nghiên cứu sẽ sử dụng
Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Bước 3: Lựa chọn công cụ điều tra.
Phỏng vấn cá nhân
Phỏng vấn qua điện thoại
Gửi bảng câu hỏi điều tra
Căn cứ cho sự lựa chọn công cụ điều tra
Qui mô mẫu điều tra
Địa bàn thực hiện điều tra
Sự phức tạp của dữ liệu cần điều tra
Thời gian cho phép thực hiện điều tra
Ngân sách dành cho cuộc điều tra
+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào thời gian:
Nghiên cứu thời điểm
Nghiên cứu thời kỳ
+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào chiến lược nghiên cứu: Thực nghiệm, khảo sát, nghiên cứu tình
huống

Câu 34: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu theo xác suất?
Lấy ví dụ minh họa.
Phương pháp chọn mẫu theo xác suất gồm có 4 phương pháp sau:
 Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản

 Chọn mẫu theo phương pháp hệ thống

 Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng

 Chọn mẫu theo phương pháp chọn theo nhóm

1. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản: Là phương pháp chọn mẫu hoàn toàn ngẫu
nhiên, không theo một sự sắp xếp nào cả. Các đơn vị đều có cơ hội được chọn như nhau.

Ví du: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để nghiên
cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh viên. Theo cách chọn mẫu đơn giản thì chỉ cần viết tên
1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong một cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên
ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên
một sinh viên trên dễ dàng được tính. Thí du trên ta có quần thể N = 1.000 sinh viên và cỡ mẫu n =
100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của trường được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất
là n/(N x 100) hay 100/(1000 x 100) = 10%.

 Trong phương pháp này các phần tử đều có xác xuất tham gia vào mẫu như nhau và biết được trước.

 Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện nếu có một khung mẫu hoàn chỉnh, cho kết quả khách quan.

 Nhược điểm: mức phân bố mẫu trên đám đông có thể bị vi phạm nhất là đám đông nghiên cứu có kích
thước lớn và kích thước mẫu nhỏ. Phải xây dựng dàn chọn mẫu liệt kê đầy đủ tất cả các phần tử của
tổng thể, nếu tổng thể chung có quy mô lớn thì việc chuẩn bị này tốn nhiều thời gian và hết sức khó
khăn.
 Phạm vi sử dụng: chỉ có thể sử dụng phương pháp này trong các trường hợp đám đông có kích thước
nhỏ và thường được sử dụng cho việc chọn phần tử cho các phương pháp chọn mẫu khác như chọn
điểm xuất phát trong phương pháp hệ thống. Chỉ ứng dụng phương pháp này trong trường hợp tổng thể
nghiên cứu tương đối đồng chất, không bao gồm nhiều loại hình khác nhau.
 Ví dụ: ta có thể sử dụng lệnh Rand (random) trong excel để chọn ngẫu nhiên các phần tử

2. Chọn mẫu theo phương pháp hệ thống/ chọn mẫu ngẫu nhiên máy móc:

Là phương pháp chọn ngẫu nhiên trong điều kiện các đơn vị chọn mẫu trong dàn chọn mẫu được sắp xếp theo
một trật tự nhất định

 Trong phương pháp này nhà nghiên cứu sắp xếp kích thước N của đám đông theo thứ tự từ 1 đến N.
Sau đó tính bước nhảy SI = N/n, đây là tỷ lệ chọn mẫu. Sau đó chọn ngẫu nhiên một điểm xuất phát, và
không nhất thiết phải bắt đầu bằng nhóm đầu tiên mà có thể thực hiện ở bất kỳ nhóm nào trước.

 Ưu điểm: khắc phục được khả năng phân bố không đều của phương pháp ngẫu nhiên đơn giản

 Nhược điểm: nếu khung mẫu được xếp theo chu kỳ và tần số của nó trùng với bước nhảy thì mẫu sẽ bị
chệch. Bổ sung: Khó khăn khi lập dàn chọn mẫu trong trường hợp tổng thể lớn.

 Phạm vi sử dụng: có thể sử dụng cho tất cả các mẫu cần nghiên cứu

 Ví dụ: chọn mẫu có kích thước n = 100 trong một đám đông có kích thước N = 1000. Bước nhảy sẽ là
SI = 1000/100 = 10. Để chọn phần tử đầu tiên trong các phần tử từ 1 đến 10, chúng ta dùng phương
pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản. Giả sử chọn được phần tử thứ 6 thì lúc này phần tử thứ hai tham gia
vào mẫu là phần tử thứ 16 (6 + 10), phần tử thứ 3 sẽ là 26 (16 + 10)… như vậy phần tử thứ 100 tham
gia vào mẫu sẽ là 996.

3. Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng/ chọn mẫu ngẫu nhiên theo cum

 Trong phương pháp này người ta chia đám đông ra làm nhiều nhóm nhỏ, các nhóm này chính là đơn vị
chọn mẫu. Các nhóm này thỏa mãn tiêu chí là các phần tử trong cùng một nhóm có tính đồng nhất và
các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt. Các nhóm này cũng có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ
hơn nhưng cũng cần phải thỏa mãn tiêu chí trên. Để chọn từng mẫu cho các nhóm, chúng ta sẽ phải sử
dụng phương pháp hệ thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản.

 Phương pháp chọn mẫu phân tầng có thể được thực hiện theo tỷ lệ (số lượng phần tử chọn cho mẫu
trong từng nhóm tỷ lệ với số lượng phần tử của chúng) hoặc không theo tỷ lệ (số lượng phần tử chọn
cho mẫu trong từng nhóm không tỷ lệ với số lượng phần tử của chúng)

 Ưu điểm: cho hiệu quả thống kê cao nhất, mẫu chọn có tính đại diện cao..
 Nhược điểm: cần phải phân nhóm trước và yêu cầu các phần tử trong đám đông cần phải có tính đồng
nhất cao. Gặp khó khăn trong việc xác định cơ cấu tổng thể (không có thông tin trong quá khứ)

 Phạm vi sử dụng: có thể sử dụng cho tất cả các mẫu cần nghiên cứu/ Chỉ ứng dụng khi tiêu thức phân
tổ có cơ cấu tương đối ổn định.

 Ví dụ:

Nhóm Tổng
Phương pháp chọn
I = 700 II = 400 III = 300 IV = 600 N = 2000
Theo tỉ lệ 70 40 30 60 n = 200
Không theo tỉ lệ 60 50 20 70 n = 200

4. Chọn mẫu theo phương pháp chọn theo nhóm

 Nhà nghiên cứu cũng chia đám đông ra thành nhiều nhóm nhỏ như trong phương pháp phân tầng. Tuy
nhiên, các nhóm này có đặc điểm là các phần tử trong cùng nhóm có tính dị biệt cao và các phần tử
giữa các nhóm có tính đồng nhất cao. Các nhóm này cũng có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn
nhưng cũng cần phải thỏa mãn tiêu chí trên. Để chọn từng mẫu cho các nhóm, chúng ta sẽ phải sử
dụng phương pháp hệ thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản.

 Trong phương pháp này chúng ta phải chọn đơn vị nhóm thay vì chọn phần tử như các phương pháp
khác. Nếu chọn theo cách thức này thì nó được gọi là chọn theo nhóm một bước.

 Nếu sau khi đã chọn được nhóm, chúng ta lại tiến hành chọn phần tử trong từng nhóm để tham gia vào
mẫu thì phương pháp chọn mẫu theo nhóm dạng này được gọi là phương pháp chọn mẫu theo 2 bước.
Do đó, tương tự như vậy chúng ta sẽ có thể chọn mẫu theo nhóm ba bước …

 Ưu điểm: thích hợp với các đám đông nghiên cứu chưa có khung mẫu hoàn chỉnh cho cả đám đông,
mà chỉ cần khung mẫu cho nhóm đã chọn (nếu chỉ chọn các phần tử trong nhóm).

 Nhược điểm: hiệu quả thống kê của phương pháp này rất thấp vì việc chia nhóm để thỏa mãn nguyên
tắc cùng nhóm dị biệt, khác nhóm đồng nhất là rất khó khăn do các phần tử gần nhau (trong nhóm)
thường có tính đồng nhất cao.

 Phạm vi sử dụng: hạn chế do khó khăn trong việc chia nhóm.

 Ví dụ: giả sử chúng ta muốn chọn mẫu có kích thước n = 200 từ một đám đông có
kích thước N = 2000 bằng phương pháp chọn mẫu theo nhóm. Chúng ta tiến hành
chia đám đông này thành các nhóm (giả sử 20 nhóm) và chọn ngẫu nhiên 10 nhóm
để nghiên cứu. Sau đó ta có thể dùng phương pháp hệ thống để chọn 200 phần tử cho
mẫu từ mười nhóm trên.

Câu 35: Đo lường và quy tắc đo lường là gì? Các mức độ đo lường là gì? Cho thí dụ minh họa?
* Đo lường là gì ?
Đo lường là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiên
cứu.
Đo lường là quá trình trong đó “một khái niệm nghiên cứu được kết nối với một hay nhiều biến tiềm ẩn
và các biến tiềm ẩn này được kết nối (đo lường) với các biến quan sát.

* Quy tắc đo lường

Để thuận lợi cho việc xử lý dữ liệu trên máy tính, người ta thường mã hóa việc đo lường và thang đo
bằng các con số hoặc bằng các ký tự được sử dụng để biểu thị các mức độ của khái niệm nghiên cứu theo những
quy tắc đã xác định.

Người ta dùng nhiều cấp độ thang đo khác nhau, đó là tập hợp các biến quan sát có những thuộc tính
qui định để cùng đo lường một khái niệm nào đó.

Có những khái niệm chính nó có dạng số lượng. Tuy nhiên, rất nhiều khái niệm trong kinh doanh mà
tự thân nó không ở dạng định lượng. Do vậy, để đo lượng chúng, nhà nghiên cứu phải lượng hóa.

Ba tính chất quan trọng của một thang đo là:

+ Hướng , nghĩa là thang đo đơn hướng hay đa hướng.

+ Độ tin cậy.

+ Giá trị thang đo bao gồm (giá trị nội dung, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị liên hệ lý
thuyết, giá trị tiêu chuẩn).
Trong nghiên cứu khoa học, thang đo được chia thành bốn cấp độ thang đo chính. Đó là:
 Thang đo danh xưng (nominal scale): dùng phân loại đối tượng nghiên cứu.
 Thang đo thứ tự (ordinal scale): phân hạng các trả lời của đối tượng nghiên cứu về một cấu trúc/item
nghiên cứu.
 Thang đo khoảng cách (interval scale): có đầy đủ tính chất của hai loại thang đo nêu trên, nhưng các
khoảng cách ở mỗi nhóm sẽ bằng nhau.
 Thang đo tỷ lệ (ratio scale): đo lường bằng các con số tự nhiên.
Cấp của thang đo dùng để biểu diễn độ mạnh của nó, nghĩa là thang đo cấp cao luôn có những thuộc
tính của thang đo cấp thấp hơn nhưng ngược lại không đúng. Như vậy, thang đo danh xưng là thang đo ở cấp
thấp nhất, tiếp theo là thứ tự, khoảng cách và tỷ lệ.
Chúng ta có thể chuyển đổi số đo (đã đo rồi) của thang đo cấp cao sang số đo của thang đo cấp thấp
hơn, nhưng không thể chuyển số đo của thang đo cấp thấp thành số đo của thang đo cấp cao.

* Các mức độ đo lường


Về mặt đo lường, khái niệm nghiên cứu có thể chia thành hai dạng chính; khái niệm đơn hướng hay
bậc nhất và khái niệm đa hướng hay bậc cao.
 Khái niệm bậc nhất
Khái niệm bậc nhất là khái niệm có thể dùng một tập biến quan sát (thang đo) để đo lường chúng, nên
nó còn có khái niệm đơn hướng.
Ví dụ:
Kỳ vọng cơ hội WTO. Khái niệm này được xây dựng là một khái niệm bậc nhất và được đo lường
bằng ba biến quan sát X1, X2, X3.
X1: Việt Nam gia nhập WTO giúp công ty chúng tôi tìm được nhiều thị trường mới.
X2 : Việt Nam gia nhập WTO giúp công ty chúng tôi tìm được nhiều đối tác kinh doanh mới.
X3: Nhìn chung Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp cho việc kinh doanh của công ty chúng tôi thuận lợi hơn.
Biến tiềm ẩn Biến quan sát

X1
Kỳ
X2
vọng cơ
hội X3
WTO
 Khái niệm bậc cao
Khái niệm bậc cao là khái niệm bao gồm nhiều thành phần. Mỗi thành phần được đo lường bằng một
tập biến quan sát (thang đo).
Ví dụ:
Định hướng thị trường bao gồm ba thành phần: Hướng về khách hàng, Hướng về đối thủ cạnh tranh và
Phối hợp chức năng.
Để đo lường khái niệm này, chúng ta phải đo lường ba thành phần của nó, chúng ta phải đo lường các
khái niệm con (thành phần của nó): Hướng về khách hàng, Hướng về đối thủ cạnh tranh và Phối hợp chức năng.

X1

X2
Hướng về
khách X3
hàng
X4


Định Hướng về
hướng thị cạnh tranh
trường

Phối hợp
chức năng
Câu 36: Cho đám đông gồm 10 hộ GĐ có thu nhập (triệu đồng/tháng) như sau:
A B C D E F G H I J

1 2 4 3 3 3 3 2 4 5

Chọn cỡ mẫu n có 2 phần tử và không lặp lại


1. Có bao nhiêu mẫu?
2. Vẽ sơ đồ phân phối của đám đông và phân phối của trung bình mẫu.
3. Tìm xác suất để lấy 1 mà trung bình của nó nằm trong khoảng ước lượng bằng
trung bình đám đông ±(cộng/trừ) 0.5; 1 ; 1.5
Bài giải

1. Số lượng mẫu = = 45
2. Vẽ sơ đồ phân phối:
a. Sơ đồ phân phối của đám đông:

Mức thu nhập Số hộ


1 1
2 2
3 4
4 2
5 1
b. Sơ đồ phân phối của trung bình mẫu:
 Bảng giá trị trung bình mẫu:

Hộ A B C D E F G H I J
Thu
1 2 4 3 3 3 3 2 4 5
nhập
A 1 x x x x x x x x x x
B 2 1,5 x x x x x x x x x
C 4 2,5 3 x x x x x x x x
D 3 2 2,5 3,5 x x x x x x x
E 3 2 2,5 3,5 3 x x x x x x
F 3 2 2,5 3,5 3 3 x x x x x
G 3 2 2,5 3,5 3 3 3 x x x x
H 2 1,5 2 3 2,5 2,5 2,5 2,5 x x x
I 4 2,5 3 4 3,5 3,5 3,5 3,5 3 x x
J 5 3 3,5 4,5 4 4 4 4 3,5 4,5 x

 Thống kê trung bình mẫu:

Giá trị trung bình Số lượng mẫu


1,5 2
2 5
2,5 10
3 11
3,5 10
4 5
4,5 2

3. Tính xác suất:


 Trung bình thu nhập của đám đông = = 3 (triệu)

 Xác suất để trung bình mẫu trong khoảng 3±0.5 là:


o Số mẫu có trung bình trong khoảng 3±0.5 : 31 mẫu

 Xác suất: P = = 0.688

 Xác suất để trung bình mẫu trong khoảng 3±1 là:


o Số mẫu có trung bình trong khoảng 3±1 : 41 mẫu

 Xác suất: P = = 0.911

 Xác suất để trung bình mẫu trong khoảng 3±1.5 là:


o Số mẫu có trung bình trong khoảng 3±1.5 : 45 mẫu

 Xác suất: P = =1

Câu 37: Phương pháp thiết kế nghiên cứu quan sát và tính ứng dụng của phương pháp này?
+Phương pháp quan sát(observation): Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc
các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để
kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:
1. Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:
-Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra.
Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức các món ăn của một nhà hàng
-Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp
quan sát hành vi.
Ví dụ: Nghiên cứu hồ sơ về doanh số bán trong từng ngày của một siêu thị để có thể thấy được xu
hướng tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ
2. Quan sát nguỵ trang và quan sát công khai:
-Quan sát nguỵ trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát.
Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.
-Quan sát công khai có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu biết họ đang bị quan sát.
Ví dụ: Đơn vị nghiên cứu sử dụng thiết bị điện tử gắn vào ti vi để ghi nhận xem khách hàng xem
những đài nào, chương trình nào, thời gian nào
+Công cụ quan sát :
- Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan con người để quan sát đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số người ra vào ở các trung tâm thương mại
-Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy
đếm số người ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại
các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của người xem tivi…
+ Tính ứng dụng của phương pháp thiết kế nghiên cứu quan sát:
Quan sát là một công cụ rất thường dùng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính. Quan sát giúp
chúng ta nhận được kiến thức đầu tiên (firsthand knowledge). Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp
đối tượng nghiên cứu từ chối trả lời, ví dụ như đối với những câu hỏi mang tính chất riêng tư, cá nhân. Việc
quan sát cũng phù hợp khi đối tượng nghiên cứu có xu hướng trả lời sai sự thật khi được hỏi trực tiếp.

Câu 39: Sự giống nhau và khác nhau giữa giả thuyết nghiên cứu và giả thuyết kiểm định
1. khác nhau.

Giả thiết kiểm định Giả thiết nghiên cứu


- khách quan - chủ quan
- Biểu diễn mối quan hệ giữa các khái niệm - biểu diễn mối quan hệ giữa các biến quan sát
nghiên cứu trong lý thuyết - Quan điểm luận: Hiện diện đa thực tế
- Quan điểm luận: hiện diện đơn thực tế khách
quan - Nhận thức luận: phụ thuộc vào nhà nghiên
- Nhận thức luận: độc lập với nhà nghiên cứu cứu
- Phương pháp luận: - Phương pháp luận:
+ suy diễn + quy nạp
+ Định lượng + định tính
+ Thiết lập mối quan hệ nhân quả + khong thể có quan hệ nhân quả
+Xây dựng lý thuyết dựa trên cơ sở phương + Xây dựng lý thuyết dựa trên quá trình
sai - Giá trị: gắn liền với nhà nghiên cứu
- Giá trị: tách biệt với nhà nghiên cứu - Tổng quát hóa: không thể tổng quát hóa
- Tổng quát hóa: tổng quát hóa - Báo cáo kết quả: không theo chuẩn mực nhất
- Báo cáo kết quả: theo chuẩn mực chung định, phụ thuộc vào ngữ cảnh và nhà nghiên
cứu

2. Giống nhau
- Có quy trình nghiên cứu giống nhau, bao gồm phần thuộc về lý thuyết T và phần thuộc về nghiên cứu
R.

Ví dụ minh họa: chưa biết.

Câu 40: Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, và giả thuyết nghiên cứu.
 Sự giống nhau: Đây là các bước cơ bản trong quá trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

 Sự khác nhau:

Vấn đề nghiên cứu: Là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu được xác định từ nhiều nguồn khác nhau. Trong kinh doanh, phân thành 2 nguồn chính: (1)
từ lý thuyết, (2) từ thì trường.

Muc tiêu nghiên cứu: Sau khi nhận dạng được vấn đề nghiên cứu, cần phải xác định rõ là nghiên cứu cái gì và
đó chính là mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu tồn tại ở 2 dạng : Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
Câu hỏi nghiên cứu: là những phát biểu của các nhà nghiên cứu ở dạng câu hỏi.

Sau khi xác định mục tiêu hay câu hỏi nghiên cứu; dựa vào câu hỏi nghiên cứu để quyết định phương pháp giải
quyết vấn đề nghiên cứu.

Nếu câu hỏi nghiên cứu dung phương pháp nghiên cứu nào ( quy nạp hay định tính) thì cần thiết kế nghiên cứu
để thu thập dữ liệu trả lời câu hỏi nghiên cứu đó.

Giả thuyết nghiên cứu: chính là những trả lời dự kiến ( chưa được kiểm định) cho các câu hỏi nghiên cứu.
Chúng ta cần tiến hành thiết kế nghiên cứu để thu thập dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết đã đề ra.

Câu 41- Cho biết trích dẫn đóng vai trò gì trong nghiên cứu khoa học? Hãy lấy ví dụ 5 dạng trích dẫn sai
trong trích dẫn khoa học và giải thích vì sao sai?

Vai trò của việc trích dẫn trong nghiên cứu khoa học
Tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học là để xác định tất cả những dữ kiện trình bày. Đó là một
nguyên tắc nền tảng của lập luận khoa học. Trích dẫn tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra vấn đề
vừa nêu ra , và để tìm hiểu sâu hơn các chi tiết nếu muốn biết (ví dụ như xem phương pháp nào cho phép rút ra
kết luận như vậy). Cũng như vậy, không được dẫn chứng các tác giả trong một bài báo khoa học mà không đưa
ra tài liệu tham khảo chỉ rõ công trình của họ. Các tài liệu tham khảo có thể đưa người đọc tới những bài báo,
các cuốn sách, các chương sách, các bài ghi nhớ, các tài liệu chính thức, các ngân hàng dữ liệu hoặc tất cả các
dạng xuất bản có thể dễ dàng tiếp cận khác. Đưa quá nhiều tài liệu tham khảo không có nghĩa là hiểu biết rộng
mà thường biểu hiện sự thiếu óc phê phán. Chỉ đưa các tài liệu tham khảo đã được công bố mà mình đã đọc và
chọn lựa do ích lợi mà nó mang lại. Kiểm tra tài liệu tham khảo với bài báo (hay bản photocopy) để tránh tất cả
các lỗi do sao chép. Trình bày tài liệu tham khảo theo hệ thống quy định bởi tạp chí sẽ gửi bài tới đăng.

Những dạng trích dẫn sai trong trích dẫn khoa học
 Các tài liệu phải cho phép người đọc có thể tìm thấy. Tất cả những tài liệu không thoả mãn điều kiện
này thì không nên trích dẫn. Nên tránh tham khảo các luận án. Nó sẽ khó có thể tìm được với những ai không
sống ở tại thành phố có trường đại học nơi luận án được trình bày. Với các người đọc nước ngoài thì lại càng
khó hơn. Vì lý do đó, có những tạp chí khoa học không chấp nhận trích dẫn luận án trong tài liệu tham khảo.
 Những tóm tắt Hội nghị khoa học không đăng trong các tạp chí thì không được chấp nhận đưa vào
làm tài liệu tham khảo. Các tóm tắt này xuất hiện dưới dạng "proceedings" chỉ được phát cho những ai tham dự
Hội nghị. Các tóm tắt này không được đưa vào trong ngân hàng dữ liệu để lưu trữ trong các thư viện và vì vậy
rất khó để tìm thấy. Một lý do khác chống lại việc trích dẫn các tóm tắt: các tóm tắt không phải bao giờ cũng
được kiểm tra bởi hội đồng thẩm định như với một bài báo, và rất nhiều tóm tắt chứa đựng các kết quả không
bao giờ được công bố.
 Những tài liệu tham khảo từ những bài báo ghi là "đang đăng báo" cần phải tránh. Việc sử dụng
dạng viết này chỉ ra rằng tác giả có thể xác định sự chấp nhận nghiễm nhiên bài báo trích dẫn "đang in". Loại tài
liệu tham khảo này bắt độc giả khi muốn đọc bài nguyên thuỷ phải thực hiện việc tìm kiếm trong nhiều số hay
tập liền nhau của tạp chí để tìm ra bài đã trích dẫn dạng "đang in".
 Tránh không trích dẫn tham khảo các bản trình bày miệng khi không được đăng.
Tài liệu tham khảo trích dẫn từ tài liệu tham khảo của một bài báo khác phải tránh . Tài liệu của công trình
không thể tìm thấy ngay. Trước hết phải tìm bài báo đã trích dẫn tài liệu đó rồi mới đến được tài liệu nguyên
thuỷ. Như vậy các sai sót sẽ rất nhiều.

Câu 42: Nghiên cứu hỗn hợp thường được sử dụng trong những dự án nghiên cứu nào? Vì sao phải sử
dụng nghiên cứu hỗn hợp thay vì nghiên cứu định tính hay định lượng
Trả lời: (sách Nguyễn Đình Thọ trang 194)

Cách 1:Nghiên cứu hỗn hợp phối hợp các trường phái, phương pháp và công cụ đã được các nhà nghiên cứu
chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu trong kinh doanh
nói riêng.

Lý do: Phương pháp hỗn hợp dựa trên cơ sở của hệ nhận thức thực dụng, chú trọng việc ứng dụng của sản
phẩm khoa học, giải thích và dự báo có hiệu quả các hiện tượng khoa học. Vì thế phải kết hợp định tính để tìm
ra lý thuyết và định lượng để kiểm tra lý thuyết đó có áp dụng vào thực tế được hay không.

Cách 2:

 Theo mục đích sử dụng chúng ta có 2 loại nghiên cứu :


1. Nghiên cứu hàn lâm là những nghiên cứu giúp mở rộng kho tàng tri thức khoa học kinh doanh. Kết quả
của nghiên cứu hàn lâm là những lý thuyết mới có tác dụng hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra
quyết định kinh doanh
2. Nghiên cứu ứng dụng là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học của ngành đó vào thực
tiễn cuộc sống .Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyết
định kinh doanh

Nhưng nghiên cứu hỗn hợp thường sử dụng cho dự án nghiên cứu thực dụng vì mục đích cuối cùng của
phương pháp nghiên cứu hỗp hợp là ra quyết định trong kinh doanh : “ Phương pháp hỗn hợp, dựa trên cơ
sở hệ nhận thức thực dụng, chú trọng việc ứng dụng của sản phẩm khoa học – giải thích vấn đề kinh
doanh”.

Câu 43: Phương pháp thiết kế nghiên cứu điều tra khảo sát được sử dụng khi nào? Cho ví dụ.

Là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, cho phép chúng ta thu thập
nhiều dạng dữ liệu khác nhau phù hợp cho từng dự án nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này đặc biệt dùng trong
các thị trường chưa được phát triển, dữ liệu thứ cấp không có, không đầy đủ, lạc hậu và độ tin cậy không cao.
Ví dụ: Nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe trong dân chúng.
Khảo sát nguyên nhân trong cohort
Nghiên cứu đoàn hệ là nghiên cứu nhằm tìm ra sự liên hệ giữa một yếu tố phơi nhiễm và một tình trạng sức
khoẻ (thí dụ như một bệnh tật) bằng cách quan sát và so sánh nguy cơ mắc bệnh giữa hai nhóm quần thể có
tình trạng phơi nhiễm khác nhau. Một thí dụ kinh điển của nghiên cứu đoàn hệ là nghiên cứu các bác sĩ Anh
quốc (The British Doctor's study) được bắt đầu tiến hành vào năm 1951 trong đó 34.440 nam bác sĩ được hỏi
về tình trạng hút thuốc lá (có hay không) và được theo dõi về tử vong do ung thư phổi trong vòng 20 năm 3.
Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong hàng năm do ung thư phổi ở người không hút thuốc lá là 10/100.000 trong
khi nguy cơ tử vong hàng năm do ung thư phổi ở người hút thuốc lá là 140/100.000. Như vậy hút thuốc lá làm
tăng nguy cơ ung thư phổi lên 14 lần (nguy cơ tương đối là 14) và như vậy hút thuốc lá được gọi là yếu tố
nguy cơ (hay nguyên nhân) của ung thư phổi.
Câu 44: Phân biệt thang đo đơn hướng và đa hướng. Cho ví dụ minh họa
Trả lời:
Về mặt đo lường, khái niệm nghiên cứu có thể chia thành hai dạng chính: khái niệm đơn hướng (khái niệm
nhất) và khái niệm đa hướng (khái niệm bậc cao)
- Thang đo đơn hướng: dùng cho khái niệm bậc nhất, có thể dùng một tập hợp biến quan sát (thang đo)
để đo lường cho khái niệm nghiên cứu

Ví dụ:
Khái niệm “Kỳ vọng cơ hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO được định nghĩa là “kỳ vọng của doanh nghiệp về
lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi Việt Nam là thành viên của WTO”
Khái niệm này được xây dựng là một khái niệm bậc nhất và được đo lường bằng một số biến quan sát, chẳng
hạn:
X1: Việt Nam gia nhập WTO giúp công ty chúng tôi tìm được nhiều thị trường mới
X2: Việt Nam gia nhập WTO giúp chúng tôi tìm được nhiều đối tác kinh doanh mới
X3: Nhìn chung, Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp cho việc kinh doanh của công ty chúng tôi thuận lợi hơn.
- Thang đo đa hướng là thang đo dùng cho một khái niệm bậc cao gồm nhiều thành phần tức là không
thể đo lường khái niệm này bằng một tập biến quan sát mà phải đo lường thông qua các thành phần của
nó. Các thành phần con này có thể có các thành phần con nữa nên làm cho thang đo đa hướng (thang
đo bậc cao) có thể là bậc hai, bậc ba … tùy theo cấp các khái niệm con.

Ví dụ:
Ta có khái niệm “Định hướng thị trường” bao gồm ba thành phần là:
- Hướng về khách hàng.
- Hướng về đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp chức năng.
Ta không thể đo lường trực tiếp khái niệm “Định hướng thị trường” bằng một tập biến quan sát mà phải thông
qua ba thành phần của nó như đã nêu trên. Mỗi thành phần này được đo bằng một tập biến quan sát. Như vậy,
thang đo “Định hướng thị trường” bao gồm một tập ba thang đo: thang đo hướng về khách hàng, thang đo
hướng về đối thủ cạnh tranh và thang đo phối hợp chức năng.
Trong ví dụ trên, thang đo “Định hướng thị trường” là thang đo bậc hai vì để đo khái niệm “Định hướng thị
trường” chúng ta phải đo ở cấp thứ hai là ba thành phần của nó.
Chẳng hạn, để đo thành phần “hướng về đối thủ cạnh tranh”, có thể dùng các biến quan sát sau đây:
- Đội ngũ bán hàng công ty chia sẻ thông tin về đối thủ cạnh tranh với nhau

- Công ty phản ứng nhanh nhạy với các hoạt động của đối thủ cạnh tranh

- Ban lãnh đạo cấp cao công ty thường thảo luận về các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

- Mỗi khi phát hiện được cơ hội thị trường, công ty tập trung vào nó

Tóm tắt:
Thang đo đơn hướng Thang đo đa hướng
Mục đích Dùng cho khái niệm bậc nhất Dùng cho khái niệm bậc cao
Cách đo lường Dùng một tập biến quan sát để đo Dùng nhiều tập biến quan sát để đo lường gián
lường trực tiếp cho khái niệm nghiên tiếp khái niệm thông qua đo lường các thành
cứu phần của khái niệm

Câu 45: Có mấy mô hình đo lường? Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và cho ví dụ minh
họa
Trả lời: Có 2 mô hình đo lường : mô hình thang đo kết quả và mô hình thang đo nguyên nhân. Trong nghiên
cứu thì mô hình thang đo kết quả được sử dụng phổ biến hơn.
Sự giống nhau: cả 2 mô hình đều được dùng để đo lường các thang đo trong nghiên cứu.
Sự khác nhau:
Mô hình thang đo kết quả Mô hình thang đo nguyên nhân

- Biến quan sát là biến kết quả của biến tiềm - Biến quan sát là biến nguyên nhân tạo nên
ẩn và biến tiềm ẩn là biến nguyên nhân biến tiềm ẩn và biến tiềm ẩn là biến kết quả
- Biến tiềm ẩn phải tác động cùng chiều với - Biến quan sát có thể tác động cùng chiều
biến quan sát hoặc nghịch chiều vào biến tiềm ẩn.
- Các biến quan sát không có mối tương quan
- Các biến quan sát phải có mối tương quan mạnh với nhau.
chặc chẽ và cùng chiều với nhau.

Ví dụ minh họa:
- Về mô hình thang đo kết quả : lấy ví dụ về thang đo SERVQUAL về “khả năng đáp ứng khách hàng”:
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG :
b1: Phục vụ nhanh chóng, đúng hạn.
b2: Luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
b3: Không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Trong đó ta thấy biến tiềm ẩn trong thang đo này là biến “khả năng đáp ứng khách hàng” và được đo lường
bới biến quan sát là các biến b1,b2,b3. Rõ ràng các biến quan sát trong thang đo này là kết quả của biến tiềm
ẩn, nếu khả năng đáp ứng khách hàng tăng thì ít nhất 1 trong các biến quan sát b1,b2,b3 sẽ tăng theo và ngược
lại khi khả năng đáp ứng khách hàng giảm, vì vậy rõ ràng ta cũng thấy biến tiềm ẩn và các biến quan sát chỉ có
thể tác động cùng chiều với nhau.
- Về mô hình thang đo nguyên nhân: ví dụ về thang đo “vị trí kinh tế xã hội của cá nhân (SES)” được tạo
thành bới các yếu tố (biến quan sát) là trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp.
Với thang đo này ta thấy các biến quan sát chính là nguyên nhân của biến tiềm ẩn SES và sự tác động ở đây là
cùng chiều.

You might also like