You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG SỬ HỌC KÌ I

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức
ASEAN. Vì sao Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN?

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Các nước hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc
bên ngoài khu vực

+ 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ được thành lập tại Băng Cốc với sự
tham gia của 5 nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và
Thái Lan

- Mục tiêu:

+ Tuyên bố Băng Cốc: Hợp tác kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa
bình, ổn định khu vực

+ Hiệp ước than thiện và hợp tác ở ĐNÁ

+ Hiệp ước Ba-li: Xác định nguyên tắc cơ bản giữa các nước thành viên

+ Các nước ASEAN đã đạt được sự tang trưởng cao trong kinh tế

- Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN vì:

+ Giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội về thị trường hơn (chi phí
lưu chuyển các loại hàng hóa đều hạ xuống).

+ Giúp các công dân Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt với
những người có tay nghề, chuyên môn cao.

+ Giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng định vị rõ hơn, vững chắc hơn
trong cấu trúc chuỗi sản xuất chung của khu vực.

Câu 2: Trình bày kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống
chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai? Ý nghĩa lịch sử to lớn của sự
kiện này?

-Kết quả:
+ Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
+ Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong
lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.
-Ý nghĩa lịch sử:
+ Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối
cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
+ Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 3: Từ những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một trong
ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới, những điều kiện và nhân tố
nào thúc đẩ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Theo em nước ta hiện
nay nguồn nhân lực cần có những yếu tố nào để góp phần thực hiện
công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế?
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung
tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Để có được điều đó, Nhật Bản hội tụ các
yếu tố sau:
+ Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân
Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
+ Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có
tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.
+ Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để
nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung
để phát triển kinh tế.

+ Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

-Những yếu tố nguồn nhân lực cần có để góp phần thực hiện công nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế là:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
+ Cải thiện và nâng cao thể lực cho con người nói chung và lực lượng lao
động nói riêng.
+ Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
+ Tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực.
+ Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý.
Câu 4: Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự liên kết của cộng đồng
kinh tế Chân Âu?
Câu 5: Hãy nên những biểu hiện của tình trạng chiến tranh lạnh.
Những hậu quả chiến tranh lạnh với quan hệ quốc tế?
- Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc tiến hành chạy đua vũ trang, thành lập
khối và các căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ
- Hậu quả: Sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực
kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược
Câu 6: Nêu các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh
- Xu hướng hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành theo chiều hướng đa cực, nhiều
trung tâm
- Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, các nước đang điều
chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
Câu 7: Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực
dân Pháp
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh
tế bị kiệt quệ.
- Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong
nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do
chiến tranh gây ra.
=> Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở
Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
* Nội dung
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp
và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
- Công nghiệp:
+ Chú trọng khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và
hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời.
+ Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như
các nhà máy sợi, nhà máy rượu, diêm, xay xát gạo,...
- Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào
nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá
của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
- Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông
Dương được nối liền nhiều đoạn.
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính
Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền
chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
=> Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn
chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ
đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng: thuế
ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm
thứ thuế khác.

You might also like