You are on page 1of 163

HÒA BÌNH, TÌNH YÊU VÀ TỰ DO

Tom G. Palmer tuyển chọn và biên tập

1
LỜI MỞ ĐẦU

“Con người cần phải học cách ghét. Nếu có thể học cách để ghét, họ cũng có thể
được dạy cách yêu thương vì tình yêu đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm
ghét.”1 - Nelson Mandela
Chiến tranh khiến con người thù hận. Hận kẻ địch. Hận làng xóm. Hận bất cứ kẻ nào khác
biệt. Hòa bình cho phép chúng ta yêu thương. Biến thù thành bạn. Biến xung đột thành hợp tác.
Biến căm ghét thành tình yêu và tình bạn.
Vậy cái gì thúc đẩy hòa bình? Câu trả lời nằm ở: tự do. Cái gì xói mòn tự do? Câu trả lời
nằm ở: chiến tranh.
Những bài luận trong cuốn sách sẽ tập trung thể hiện các tranh luận và bằng chứng liên
quan đến khá niệm hòa bình. Trong các bài viết của tác giả, hòa bình không chỉ là một lý tưởng
đạo đức hay một ao ước cháy bỏng mà còn là một mục tiêu thực tế, rõ ràng. Thông thường, các
nhà hoạt động vì hòa bình cho rằng họ chỉ cần kêu gọi hòa bình và phản đối chiến tranh. Thế là
đủ. Tuy nhiên, họ quên mất việc xem xét gốc rễ của vấn đề: cái gì thúc đẩy hòa bình, cái gì đẩy
lùi chiến tranh, đâu là điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và tâm lý thúc đẩy hòa bình. Họ có thể
phản đối hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác nhưng lại không tìm hiểu nguyên
nhân cốt lõi gây ra vấn đề cùng với cách thức giải quyết những nguyên nhân ấy. Hòa bình không
phải là một ảo tưởng phi thực tế, nó không bắt chúng ta phải hy sinh, đánh đổi tất cả của cải, tiến
bộ và tự do. Trên thực tế, hòa bình, tự do, thịnh vượng và tiến bộ luôn song hành với nhau.
Những bài luận đa dạng trong cuốn sách cuốn hút người đọc vào rất nhiều lĩnh vực khác
nhau như lịch sử cơ sở, kinh tế thực tế, tâm lý học ứng dụng, khoa học chính trị, lô-gic thực hành
cùng với nghệ thuật sáng tạo thẩm mỹ cao. Nếu như ví rằng đại diện tham gia hòa bình là trái tim
thì tốt nhất nó nên chọn lý trí là người đồng hành trong quá trình đại diện đó.
Trong cuốn sách “Hòa bình, Tình yêu và Tự do”, tác giả đã đặt ra những chuẩn mực nhất
định cho từng lĩnh vực bao gồm: tâm lý học, kinh tế học, khoa học chính trí, lịch sử, luật pháp,
xã hội học, triết học đạo đức, thơ ca, văn học và mỹ học. Tất cả các chuẩn mực này đều đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất của chiến tranh và hòa bình. Trên thực tế,

2
bạn có thể đọc riêng rẽ từng bài luận mà vẫn có thể nắm bắt được ý nghĩa và thông điệp truyền
tải. Bạn cũng có thể đọc theo bất kỳ trật tự nào. Trong đó, một vài bài luận mang tính chất học
thuật, một số bài khác tuy vô cùng quan trọng nhưng lại không hề lệ thuộc vào chú thích. Mục
tiêu là biến những vấn đề quan trọng (nhưng mang tính học thuật cao) trở nên dễ dàng tiếp cận
đối với đại đa số độc giả quan tâm. Cùng với đó, lý lẽ và dẫn chứng được tận dụng triệt để nhằm
mô tả mối liên kiết chặt chẽ giữa tự do và hòa bình. (Các lý lẽ này tập trung nhiều vào hòa bình
và tự do hơn là tập trung vào yêu thương bởi một lý do đơn giản: đối với hòa bình và tự do, con
người có thể đấu tranh theo một trật tự khuôn mẫu, nhưng đối với tình yêu, con người chỉ có thể
cảm nhận bằng trái tim của chính mình. Do đó, thể chế và ý thức hệ của chiến tranh-hòa bình
được tập trung khai thác với hy vọng: hòa bình sẽ được lựa chọn, lòng căm ghét sẽ được xóa bỏ
và yêu thương sẽ làm nên tất cả.)
―Hoà bình, Tình yêu và Tự do‖ được đồng xuất bản bởi Atlas Network và Students For
Liberty. Đây đều là những tổ chức toàn cầu với rất nhiều chi nhánh và dự án ở khắp các châu lục.
Các tổ chức này hoạt động độc lập với chính phủ. Họ hướng đến giá trị toàn cầu, thúc đẩy hòa
bình, tự do, bình đẳng, công bằng hơn là những luật lệ thuần túy. Họ tìm kiếm và ủng hộ những
tổ chức có mục tiêu thúc đẩy hòa bình, tự do và công lý hoạt động trên các lĩnh vực: giới hạn
hiến pháp chính quyền, đề cao tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, bảo vệ quyền tư hữu cá nhân,
thúc đẩy những điều khoản khoan hồng đối với hành động vì hòa bình, khuyến khích tự do
thương mại và thị trường tự do. Những bài luận trong cuốn sách này sẽ chỉ ra cách thức gắn bó
vả bổ sung lẫn nhau của các ý tưởng ―tự do cổ điển‖ (―classical liberism‖ (hay còn được biết đến
là ―libertarianism‖ ở một số nước). Những bài luận trong cuốn sách này đã đóng góp sâu sắc vào
các nghiên cứu hòa bình nhìn từ góc độ các nhà tự do học (trường phái cổ điển) – một tư duy
truyền thống bảo vệ quyền tự do hợp tác của con người 2.
Trên thực tế, tư duy này đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nó xuất hiện trong những
ghi chép của nhà hiền triết người Trung Quốc – Lão Tử. Ngoài ra, tư duy ấy còn được lưu giữ
trong những tác phẩm của Marcus Tullius Cicero - một nhà lãnh tụ tôn giáo, một nhà luật sư, một
nhà triết học và một nhà chính trị gia vĩ đại. Ông đã đưa ra những lý lẽ xác đáng và hùng hồn về
bạo ngược và vũ lực. Trong cuốn sách ―On Dutites‖ nổi tiếng của mình, ông đã viết:
―Con người nên hướng tới một quy luật chung: đó là xem xét lợi ích cá nhân tương đương
với lợi ích tập thể. Nếu bất kỳ ai phá vỡ quy luật này, sự trao đổi giữa người với người sẽ biến
mất. Nếu quy luật tự nhiên khiến một con người, bất kể là ai, quan tâm xem xét đến lợi ích của

3
những người khác, thì chắc hẳn trong trường hợp này lợi ích của anh ta sẽ đồng nhất với lợi ích
của tập thể. Nếu vậy, điều này chứng minh rằng tất cả chúng ta đều bị bó buộc trong cùng một
quy luật tự nhiên. Và nếu điều đó xảy ra, quy luật tự nhiên đó sẽ nghiêm cấm tất cả những hành
vi bạo lực giữa người với người.3
Cuốn sách này nhằm hướng đến một thế giới phi bạo lực. Một thế giới mà ở đó hòa bình
thay thế cho vũ lực. Một thế giới tự do hợp tác. Xin dành tặng cuốn sách cho tất cả các nhà hoạt
động vì hòa bình và các nhà hoạt động vì tự do trên thế giới. Tôi hy vọng rằng giới trẻ ngày nay
sẽ được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường hòa bình và tự do. Rằng khi họ ra đi, họ nhìn
thấy một thế giới hòa bình hơn và tự do hơn lúc họ mới đến. Đối với tất cả những ai cùng chung
lý tưởng, tôi tin rằng thông tin trong cuốn sách sẽ vô cùng hữu ích.
Tom G. Palmer
Nairobi, Kenya

Ghi chú: Mục lục cuốn sách có thể đƣợc tìm thấy tại đƣờng link:
http://studentsforliberty.org/peace-love-liberty-index/

4
1

HÒA BÌNH LÀ MỘT LỰA CHỌN

Bởi Tom G. Palmer

Bản chất của chiến tranh là gì? Liệu chiến tranh có phải là bản chất của con người?
Chiến tranh có hợp lý không? Nếu có, nó hợp lý trong những hoàn cảnh nào? Nó gây
ảnh hưởng gì đến đạo đức và tự do?

―Một điều vô cùng đáng sợ đó là: một thế giới hòa bình vĩnh cửu, kể cả khi tính trong một
chu kỳ hữu hạn thời gian, có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu có, nó cũng chỉ xảy ra trong
những ảo ảnh huyễn hoặc các nhà triết học và trong trái tim bác ái của những con người tâm
huyết. Còn sự thật là chiến tranh luôn chất chứa quá nhiều sự điên rồ và xấu xa. Tuy nhiên, hy
vọng có thể xuất hiện từ tiến trình của lý luận. Dù là hy vọng về bất kỳ điều gì, chỉ cần có hi
vọng, mọi khả năng đều đáng để thử. ‖ – James Madison4
Chiến tranh không tự nhiên xảy ra. Không giống như lốc xoáy và thiên thạch rơi, nó có sức
hủy diệt to lớn hơn thảm hoạ tự nhiên gấp bội phần. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở việc lốc xoáy
và sao băng không phải là hệ quả của những lựa chọn và suy tính của con người. Nhưng chiến
tranh thì ngược lại. Có rất nhiều tư tưởng, chính sách ủng hộ thúc đẩy chiến tranh. Những tư
tưởng, chính sách ấy có thể được kiểm tra, so sánh và thảo luận một cách lô-gíc. Ai cũng nghĩ
rằng ―tất cả mọi người đều yêu hòa bình‖; tuy nhiên, điều đó không đúng, ngược lại, có rất nhiều
tư tưởng mang bản chất xung đột và bạo lực. Thậm chí trong một vài trường hợp, trong cách thể
hiện tư tưởng với công chúng, người ta dễ dàng tuyên bố họ phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa
bình. Thế nhưng đằng sau, họ lại tán thành những chính sách thúc đẩy xung đột làm châm ngòi
chiến tranh. James Madison, một trong những nhân vật vĩ đại trong thời kỳ Khai sáng của Hoa
Kỳ và là tác giả đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ đã nói: chiến tranh ―ẩn chứa quá nhiều điên rồ
và xấu xa‖ vậy nên chúng ta phải nỗ lực hết sức để hạn chế nó.
Vậy có điều gì về chiến tranh mà chưa được đề cập tới? Tôi gõ từ khóa ―chiến tranh‖ trên
trang tìm kiếm Google và lập tức trong vòng 0.49 giây, tôi nhận được ―khoảng 536.000.000 kết
quả.‖ Đây chỉ là kết quả bằng tiếng Anh. Trong vòng 0.23 giây, tôi nhận được ―khoảng
36.700.000 kết quả‖ bằng tiếng Pháp (guerre); trong vòng 0.30 giây, tôi nhận được ―khoảng

5
14.700.000 kết quả‖ bằng tiếng Đức (krieg); với tiếng Trung, trong vòng 0.38 giây tôi nhận được
―khoảng 55.900.000 kết quả‖ khi sử dụng chữ giản thể (战争) và ―khoảng 6.360.000 kết quả‖
trong vòng 0.34 giây khi sử dụng chữ truyền thống (戰爭). Liệu chúng ta có thể bổ sung được gì
vào kho tàng kiến thức khổng lồ về chiến tranh đã có?
Tuy nhiên, trên tất cả vẫn có một thứ vô cùng quan trọng cần được bổ sung. Đó là lý luận.
Cần nhiều hơn nữa những lý luận lô-gíc trong thảo luận. Giống như Madison đã từng gợi ý, ―Kỳ
vọng được tạo ra từ tiến trình phát triển của lý luận.‖
Chiến tranh đƣợc tổ chức dựa trên tính bạo lực của con ngƣời
Trong từ điển, chiến tranh được định nghĩa là ―một trạng thái xung đột vũ trang giữa các
quốc gia, các nhà nước hoặc các đảng phái khác nhau trong cùng một quốc gia hoặc cùng một
nhà nước.‖ Ví dụ về cách sử dụng từ: ―Áo tiến thành chiến tranh với Ý‖ hoặc ―Giữa Áo và Ý
đang có chiến tranh.‖ Chúng ta cũng có thể sử dụng từ này với nghĩa ẩn dụ: ―Anh ta đang gây
chiến với hàng xóm‖ hoặc ―Chính phủ đang phát động cuốn chiến chống ma túy.‖ Tuy nhiên,
trong cuốn sách này, chiến tranh được sử dụng với tầng nghĩa cơ bản liên quan đến trạng thái
xung đột vũ lực giữa các nhà nước. (Như vậy, ―chiến tranh chống ma túy‖ có nghĩa là xung đột
vũ trang giữa chính quyền với nhà cung cấp, khách hàng và những kênh phân phối ma túy chứ
không phải là sự đối đầu giữa các nhà nước với nhau.)
―Xung đột vũ trang‖ nghĩa là thương vong. Nhắc đến chiến tranh là nhắc đến chết chóc.
Tuy nhiên, đó không chỉ là cái chết đơn thuần bởi cái chết ấy là cái chết do chính đồng loại gây
ra. Chiến tranh và việc sử dụng lực lượng quân đội đều liên quan đến giết chóc. Kể cả đàn ông
hay đàn bà, một khi tham gia quân ngũ, họ phải nhận thức được sự thật này. Tuy nhiên, các
chính trị gia thường lảng tránh vấn đề giết chóc. Madeleine Albright, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp
quốc và sau này là Ngoại trưởng Mỹ, bà nổi tiếng với câu hỏi dành cho Tổng Tham mưu trưởng
Liên quân Hoa Kỳ, General Colin L. Powell: ―Thành lập một quân đội hoành tráng để làm gì nếu
như chúng ta chẳng thể dùng?‖
Powell đã viết trong hồi ký của mình: ―Tôi không tin vào tai mình, cứ như tự nhiên máu
không thể chạy lên tới não vậy‖ Cũng có lẽ là thế thật. Bởi Albright đã coi quân đội giống như
những công cụ khác của Nhà nước, và công cụ ấy sẽ được sử dụng để hiện thực hoá mục đích
của nhà cầm quyền. Để đáp lại câu hỏi của Albright, Powell đã giải thích rằng: ―Quân đội Hoa
Kỳ không phải là những chú lính đồ chơi được điều động trên bàn cờ vua toàn cầu‖ và ―chúng ta

6
không nên điều động lực lượng quân đội khi chưa có mục tiêu chính trị cụ thể.‖ Là một người
lính, Tướng Powell hiểu rằng một khi ―sử dụng‖ tới quân đội, thì không phải trò đùa bởi những
con người bằng xương bằng thịt sẽ bị giết. 5
Tôi nhớ rằng, rất nhiều năm về trước, khi ngồi cạnh Chuẩn Đô đốc Gene LaRoque (thuộc
lực lượng Hải quân Hoa Kỳ - nay đã nghỉ hưu), tôi đã hỏi ông về việc dụng binh. Ông giải thích
rất rõ ràng (theo như trong hồi tưởng của tôi): ―mục đích của lực lượng vũ trang là giết chết kẻ
địch và ngăn ngừa khả năng kẻ địch gây tổn hại đến mình. Chúng tôi sẽ không xây cầu trừ phi
cần mở đường qua vực cho xe tăng. Chúng tôi không biết cách dạy trẻ con 8 tuổi tập đọc và tập
viết. Chúng tôi không biết cách dạy về luật pháp và dân chủ. Chúng tôi chỉ biết giết kẻ địch và
ngăn ngừa khả năng kẻ định gây tổn hại đến chúng tôi. Khi anh buộc phải giết người và phá hủy
thì hãy gọi chúng tôi. Nếu không, thì đừng.‖ Bước vào chiến tranh nghĩa là một sống một còn.
Những người ít nói về nó lại là những người phải chứng kiến –phải làm – phải liên quan trực tiếp
đến nó nhiều nhất.
Madaleine Albright, một giáo sư ngành khoa học chính trị, một quan chức trong bộ máy
chính quyền Hoa Kỳ, thì nhìn nhận về chiến tranh rất khác với những người đã từng chứng kiến
chiến tranh như các tướng lĩnh trên đây. Bà công khai ủng hộ mạnh mẽ sự kiện đánh bom ở Iraq,
một sự kiện đã dẫn đến cái chết của rất nhiều người dân vô tội. Trong một diễn đàn mở tại Mỹ
bàn về chiến tranh Iraq, một công dân tham dự đã công khai thách thức bà như sau: ―Chúng tôi
sẽ không gửi thông điệp đến Saddam Hussein bằng máu của người dân Iraq‖, anh ta nói. ―Nếu bà
muốn đối đầu với Saddam, hãy chỉ đối đầu với Saddam, đừng làm gì hại đến người dân Iraq.‖ Về
sau, câu trả lời thì thật bất ngờ:
―Những gì chúng tôi làm là để đem lại các bạn những đêm ngon giấc. Tôi tự hào về những
gì chúng tôi đang làm. Nước Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới [ngừng để đợi vỗ tay], là một đất
nước bất khả, chúng ta sẵn sàng làm mọi việc để xây dựng một thế giới tốt đẹp và an toàn cho
con cháu chúng ta, và cho tất cả các quốc gia chấp nhận theo luật của người Mỹ. 6
Albright và cộng sự của bà ta đã bảo vệ cho ý kiến đánh bom và thi hành cấm vận tại Iraq,
một đề xuất nếu được chấp nhận sẽ gây nên những tổn thất nặng nề về người, với lý luận rằng:
Đó là hành động vì nước Mỹ, là trách nhiệm của một ―quốc gia bất khả‖ đang cầm trịch vận
mệnh thế giới, để ―xây dựng một thế giới an toàn hơn cho con cháu chúng ta‖. Trên thực tế,
cuộc chiến Iraq đã không xảy ra vào thời của Albright, mà là sau đó khi Chính quyền George W.
Bush cầm quyền. Tuy vậy, cuộc chiến đầy chết choc và tốn kém dưới thời Bush đó đã nhận được
7
sự ủng hộ nhiệt liệt từ Albright. Liệu đó có phải là một quyết định đúng đắn? Thực tế đã chứng
minh điều ngược lại. Lý do phát động chiến tranh của họ là vô căn cứ. Không có bất kỳ chứng cứ
nào về việc chính quyền Iraq đang phát triển một loại ―vũ khĩ hủy diệt hàng loạt‖ mà có thể phát
hoả chỉ ―trong vòng bốn mươi lăm phút‖ từ lúc mệnh lệnh ban hành. Cũng không có bất kỳ một
chứng cứ nào chỉ ra rằng chế độ hiện thời có dính líu đến cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng
9 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Đây đều là những cáo buộc ban đầu mà chính quyền đưa ra như là lý do
để phát động chiến tranh Iraq.
Cái giá của cuộc chiến này là gì? Thật khó lòng đưa ra được một con số cụ thể. Tuy nhiên,
bên cạnh ít nhất mười ngàn lính Iraq tử vong để chống lại cuộc xâm lược, thì cũng có hàng ngàn
binh lính Mỹ, Anh và đồng minh hi sinh và mười ngàn người khác bị thương. Theo thống kê sơ
bộ, ít nhất 118.789 người dân bị giết một cách dã man từ năm 2003 đến 2011. Hầu hết đều là các
nạn nhân của các cuộc nội chiến đẫm máu và các cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc trong khi
đất nước bị xâm lược và chiếm đóng.7
Cái giá phải trả về vật chất là gì? Riêng chính phủ Hoa Kỳ đã vay khoảng 2 nghìn tỷ đô la
để tài trợ cho cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan (rất khó để tách riêng hai cuộc chiến tranh
này bởi thời gian diễn ra của cả hai chồng chéo lên nhau.) Tổng thiệt hại của hai cuộc chiến, tính
theo giá trị hiện tại, có thể lên tới 4 nghìn tỷ đô la nhưng chắc chắn còn nhiều hơn thế nữa.8 Anh
và rất nhiều nước khác cũng đã đổ một khoản tiền lớn vào đây trong khi cơ sở hạ tầng của Iraq bị
phá hủy nghiêm trọng trong suốt cuộc xung đột. Liệu rằng việc hy sinh tất cả mạng sống và tài
sản để gây nên chết chóc và phá hủy có phải là việc làm đúng đắn?

Có khi nào chiến tranh là đúng đắn?


Một vài người tin rằng khởi xướng một cuộc chiến – hay việc giết chóc – là việc làm đúng
đắn để trở thành một ―quốc gia bất khả‖, giống như lập trường của Albright. (Và một vài người
sẽ ủng hộ lập trường này). Tuy nhiên, hãy suy nghĩ kỹ hơn một chút. Nếu như chiến tranh là để
tạo dựng ―một thế giới an toàn hơn cho con cháu chúng ta.‖ Liệu đó có phải là một lý do hợp lý?
Sẽ cần nhiều bằng chứng để ta trả lời được câu hỏi: ―Có thực sự việc giết chóc ngày hôm nay sẽ
tạo dựng một thế giới an toàn hơn trong tương lai?‖ Kể cả việc ta có thể chấp nhận giả định rằng,
chiến tranh sẽ khiến cho một nhóm người được an toàn hơn trong tương lai ngắn, thì rõ ràng
rằng, chưa ai có thể đưa ra minh chứng cụ thể và đủ thuyết phục để bảo vệ cho các hành động
tham chiến. Những lý do cho cuộc chiến chống Iraq của chính phủ Hoa Kỳ cũng không hề giải
quyết được vấn đề thiếu chứng cứ thuyết phục này.
8
Con người đã luôn cố gắng xây dựng đủ mọi luận điểm bào chữa cho sự công bằng của
chiến tranh, bào chưã cho việc gây chiến và phương thức gây chiến. Luận điểm bảo vệ cho việc
tham chiến trong tiếng Latinh là jus ad bellum. Cụm từ này khác với phương thức thực hiện
chiến tranh, jus in bello. Hai luận điểm này thường được thảo luận một cách độc lập khi ta cố
gắng trả lời câu hỏi: Liệu tham chiến có phải là hành động hợp lý? và Phương thức thực hiện
chiến tranh thế nào là hợp lý? Rất nhiều học giả nổi tiếng đã tranh luận và bàn cãi về việc cái gì
hợp lý hóa hành động tham chiến. Và một khi chiến tranh đã bắt đầu, liệu có bất kỳ rào cản đạo
đức và luật pháp nào áp đặt lên việc sử dụng vũ lực hay không? Nếu có, đó là những rào cản
nào?
Một người có thể khởi động chiến tranh để bảo vệ danh dự của một nhà cầm quyền/một
quốc gia, để trở thành một ―quốc gia bất khả‖, để thâu tóm những nguồn lực, nguồn tài nguyên
đất quý giá, để bảo vệ lợi ích của ai đó hay bảo vệ cuộc sống của một dân tộc? Một khi chiến
tranh nổ ra, họ sẽ chỉ giết những chiến binh vũ trang trên mặt trận, hay họ sẽ hành quyết cả tù
nhân, sẽ giết hại cả gia đình những người lính trong đó có cả con cái họ (những đứa trẻ rất có thể
sẽ trở thành chiến binh trong tương lai)? Qua thời gian, ngày càng nhiều giới hạn được đặt ra để
ngăn chặn chiến tranh. Rất nhiều nguyên tắc, quy ước và thỏa thuận được thiết lập để kiểm soát
phương thức thực hiện chiến tranh.
Tổng hợp lại, những chủ đề nêu trên đều được biết tới với cái tên chung ―luật chiến tranh‖
và ―lý thuyết chiến tranh công bằng.‖9 Có thể có quan điểm cho rằng, một cuộc chiến, dù có
được coi là chính nghĩa hay không, thì jus in bello - tính hợp pháp của phương thức tiến hành
chiến tranh- vẫn cần phải đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay, một cách tiếp cận khác cũng đang được
áp dụng, đó là: nếu đó là một cuộc chiến được cho là vì chính nghĩa, thì mọi phương thức cần
thiết để đạt được thắng lợi là hợp lý, bất chấp những hậu quả đáng tiếc và không mong đợi.
Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến công lý, chỉ với phương thức tiến hành
chiến tranh đúng đắn thì không thể hợp lý hóa việc tham chiến (jus ad bellum). Robert Holmes
đã từng tranh luận mạnh mẽ trong cuốn sách của mình ―On War and Morality‖ (Tham chiến và
Đạo đức): ―Không thể lấy mục đích để hợp lý hoá phương thức, mà những giới hạn khi thực hiện
phương thức (trong trường hợp tham chiến, đó là hành vi giết chóc, phá huỷ cũng như những đặc
tính khác của chiến tranh), và sự thoả mãn trong hành vi tham chiến mới chính là yếu tố quyết
định mục đích chính nghĩa của một cuộc chiến‖10 Không chỉ có ―những kẻ xấu xa‖ bị giết trong
chiến tranh. Những người dân vô tội cũng có thể trở thành ―thiệt hại ngoài dự kiến‖. Nếu như

9
việc giết người và phá hủy là phi nghĩa thì cả phương thức thực hiện những hành vi đó – hay
chính bản thân cuộc chiến - cũng là phi nghĩa. Do đó, ―để chứng minh lý do tham chiến là đúng
đắn thì ngay từ ban đầu, phương thức tiến hành chiến tranh cũng phải được lựa chọn và cân nhắc
một cách đúng đắn. Tham chiến và chọn lựa hình thức tham chiến không còn là hai khái niệm
riêng biệt. Ta không thể hợp lý hoá chiến tranh khi tự thân không lý giải nổi tại sao lại lựa chọn
phương thức tham chiến đó.‖11
Khi xem xét chiến tranh, chỉ nhìn vào kết quả bên ngoài của cuộc chiến là một hành động
thiếu trách nhiệm đạo đức nghiêm trọng. Sau chiến tranh, kể cả chúng ta có giành lại được mảnh
đất lịch sử, bảo vệ được danh dự, thiết lập uy tín, trả đũa bạo lực hay bất kỳ điều gì khác, nếu
không xét tới hậu quả của chiến tranh, thì đó là vẫn là một hành động thiếu trách nhiệm. Holmes
đã từng khẳng định, ―Bản chất của chiến tranh được hình thành bởi bạo lực, tàn phá và chết chóc
một cách có hệ thống và có chủ ý. Điều này chính xác, với bất kể phương tiện thực hiện nào, dù
là bom nguyên tử hay là cung tên.‖12
Tôi đã quen với việc người ta quên mất lập luận này. Mười năm trước, khi đó tôi đang làm
việc tại Iraq lúc chiến tranh đang tàn phá đất nước này, tôi được mời tới dự hội thảo tại Canada.
Khi trò chuyện với một khách mời tại hội thảo, cô này đã chia sẻ rằng, cô rất tiếc khi Canada
không tham gia vào ―Liên minh Tự nguyện‖, một nhóm các quốc gia xâm chiếm Iraq và lật đổ
chính quyền độc tài hà khắc của Saddam Hussein và Đảng Baath. Tôi nói với cô ấy rằng cô nên
vui mừng khi chính phủ của mình đã cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn không tham gia vào cuộc
xâm lược xâm lược.
Sau cuộc hội đàm, tôi có để cập đến ―những câu chuyện vỉa hè‖ ở Baghdad. Câu chuyện
lan truyền rằng lực lượng cảnh sát Iraq mới được tập huấn để bắn bất cứ ai mang theo thiết bị
phát nổ tự chế (IEDs). Một viên chức nhà nước cao cấp đã mô tả quyết tâm của chính phủ bằng
cách tự mình hạ sát một tù nhân. Vào thời điểm đó, các thiết bị phát nổ tự chế dã giết rất nhiều sĩ
quan và cả dân thường. (Lúc đó cũng như bây giờ, tôi đều không biết liệu câu chuyện này có
phải sự thật hay không. Tôi chỉ đơn thuần tường thuật lại câu chuyện những người Iraq kể cho
tôi nghe.) Vẫn cô gái đã nhiệt tình ủng hộ Canada tham chiến, cô ấy đã rất sốc, cảm động, kinh
hãi và yêu cầu ―cần phải làm gì đó‖. Tôi nói rằng cô ấy nên xem xét những hậu quả có thể xảy ra
trước khi chấp nhận tham chiến. Đó là những thứ chỉ ―xảy ra‖ trong chiến tranh. Kể ra câu
chuyện này, tôi muốn lấy đây làm minh chứng thể hiện sự thiếu hiểu biết của những người mong

10
muốn tham chiến, và không lường trước được hậu quả của một cuộc chiến đẫm máu đầy bạo lực
và những hành động phi pháp.
Chiến tranh không chỉ dẫn đến những thương vong ngoài dự tính, mà nó còn thay đổi nhân
cách con người. Không chỉ những người lính mới bị khủng hoảng về đường lối đạo đức, mà tư
tưởng của dân chúng cũng không khỏi bị ảnh hưởng. Joe Klein, người ủng hộ nhiệt tình Tổng
thống Obama, và là một nhà báo rất được kính trọng tại tờ báo Thời đại, đã nhiệt tình bảo vệ
việc chính quyền Obama khi nói về quyết định ném bom bằng máy bay quân sự không người lái
trong một chương trình tranh luận trên truyền hình:
[Đó là] nếu [máy bay không người lái] bị sử dụng sai, và rất nhiều khả năng thiết bị này sẽ
bị lạm dụng nếu chúng ta không có những cá nhân phù hợp điều hành chính phủ. Nhưng, suy cho
cùng, điểm mấy chốt vẫn là: ―Con ai đã bị chết?‖ Việc chúng ta đang làm thực chất là giảm thiểu
khả năng con cháu chúng ta, những đứa bé đang sống trên đất nước này, sẽ bị giết trong tương lai
bởi hành động khủng bố. 13
Bỏ qua tinh thần đảng phái với thái độ tự mãn rất khó chịu trong câu phát biểu trên (―nhiều
khả năng thiết bị này sẽ bị lạm dụng nếu chúng ta không có những cá nhân phù hợp điều hành
chỉnh phủ‖), ít ai có thể tưởng tượng rằng người ta sẽ đưa ra lời bào chữa vô cảm cho hành động
giết chóc như vậy, và Klein còn không hề tỏ ra hối lỗi. Thật đúng là con người có thể dễ dàng bỏ
qua nhiều giá trị đạo đức khi cố gắng bảo vệ cho những cuộc chiến mà họ cho rằng được khởi
xưởng bởi ―những cá nhân phù hợp.‖
Với những luận điệu như vậy, ở mọi lúc và mọi nơi, ta luôn tìm thấy rất nhiều ý kiến phản
chiến. Lý do là bởi, những kẻ gây chiến sẽ luôn mang theo một trách nhiệm nặng nề, đó là: tìm
đủ chứng cứ để thuyết phục sự đúng đắn của cuộc chiến. Không dễ gì để có thể làm được điều
này. Nhiều người phủ nhận toàn bộ luận điệu chứng cứ được đưa ra. Một số khác lại cho rằng,
việc phát động chiến tranh tự vệ hay việc gây chiến trước để ngăn chặn chiến tranh sau này có
thể được cho là hợp lý nếu có những bằng chứng xác thực. Trong mọi trường hợp, cần rất nhiều
bằng chứng mới có thể chứng minh được đâu là một hành động khiêu khích, và còn cần nhiều
bằng chứng hơn nữa mới có thể thuyết phục được dân chúng rằng, cuộc chiến chỉ có ý nghĩa tự
vệ, chứ không phải là hành động xâm lược mượn danh bảo vệ ―danh dự quốc gia‖. Trong trường
hợp ta không chắc chắn nên ủng hộ hay nên phản đối chiến tranh, gánh nặng trách nhiệm đó sẽ
khiến ta chọn phản đối. Không có chuyện đứng giữa, không có ý kiến trung lập trong hoàn cảnh

11
này, không bao giờ có thể viện dẫn những giả định ―nếu như”. Ta chỉ có hai sự lựa chọn về thái
độ đối với chiến tranh: Ủng hộ hay Phản đối.

Chiến tranh là thể hiện sức khoẻ của một quốc gia.
―Chiến tranh là công cụ để thể hiện sức khoẻ của một quốc gia. Chiến tranh sẽ tự động
đưa mọi nguồn lực xã hội về một dạng đồng nhất để phục vụ Nhà nước. Theo đó, các
nhóm và cá nhân thiểu số không có đủ nguồn lực sẽ bị ép buộc phải phục tùng.‖
- Randolph Bourne -
Chiến tranh thách thức chính nghĩa về mọi mặt. Nó xáo mòn luật pháp. Nó tập trung quyền
lực vào tay bộ máy nhà nước. Nó biện minh cho hành động lạm quyền. Những bằng chứng gần
đây về quy mô khổng lồ của các thiết bị theo dõi và do thám đi kèm với sự mơ hồ về tính hợp
pháp của chúng là một ví dụ điển hình. Mới vài năm trước, những thiết bị theo dõi này sẽ được
coi là biểu hiện hoang tưởng của những kẻ lập dị thì nay tất cả đều được hợp lý hóa dưới danh
nghĩa ―cuộc chiến chống khủng bố‖.
Chiến tranh thúc đẩy quyền lực của chính phủ và năng lực thực thi quyền lực cưỡng chế.
Trong mỗi cuộc chiến, sẽ có thêm nhiều thế lực mới trỗi dậy, và sau đó ta cần rất nhiều thời gian
và công sức để có thể ổn định được những thế lực này, ấy là nếu có thể. Chiến tranh cũng là một
dạng khủng hoảng mà khi đó ―hiệu ứng bánh cóc‖ sẽ có tác động thúc đẩy quyền lực Nhà nước.
Sau chiến tranh, quyền lực này có thể bị suy yếu nhưng sẽ không trở về trạng thái ban đầu trước
chiến tranh. Giống như nhà lịch sử kinh tế học Robert Higgs từng nói, chính quyền phát triển để
đối phó với ―khủng hoảng‖ đặc biệt là chiến tranh và suy thoái: ―Chính quyền mở rộng phạm vi
ảnh hưởng quyền lực của mình trong quá trình ra quyết định kinh tế, cùng với sự khởi nguồn của
khủng hoảng‖ và ―sau khủng hoảng, không bao giờ quyền lực của chính quyền trở lại trạng thái
ban đầu, vì vậy cơ cấu tổ chức của chính quyền sau khủng hoảng luôn cồng kềnh hơn, khi so
sánh với điều kiện khủng hoảng không xảy ra.‖ Chiến tranh lát đường cho lao động cưỡng chế
(dưới dạng tòng quân), cho thuế má và các mệnh lệnh yêu cầu xung công quỹ; cho tem phiếu bao
cấp và chủ nghĩa xã hội. Những cơ quan mới, quyền lực mới, loại thuế mới, tất cả đều được hợp
lý hóa bằng cách viện cớ rằng họ cần phải ―chiến thắng‖, phải ―đánh bại kẻ thù‖ và phải ―bảo vệ
tổ quốc.‖ Chiến tranh sản sinh ra chủ nghĩa tập thể và chế độ tập trung quyền lực.
Và cùng với chiến tranh là thuế và nợ. Thomas Paine đã giải thích với giọng văn lạnh lùng:

12
Đối với mọi quốc gia, chiến tranh là vụ mùa chung cho tất cả những kẻ tham gia vào
chia chác, hưởng thụ tài sản chung. Đó chính là nghệ thuật xâm lược quê hương: mục
tiêu là để gia tăng ngân khố; và ngân khố không thể tăng nếu thuế không tăng. Kết quả là
các khoản chi phí sẽ đươc ngụy trang. Nhìn vào lịch sử Vương quốc Anh với bao cuộc
chiến tranh và đủ thứ thuế má trên đời, một quan sát viên trung lập (không bị ảnh hưởng
bởi định kiến hay bị ràng buộc bởi lợi ích) sẽ thấy rằng, không phải thuế được đặt ra để
duy trì chiến tranh, mà chính là chiến tranh được bày ra để thu thuế.16
Không có lý do nào hợp lý hơn để tăng thuế trong dân bằng một cuộc chiến tranh. Như
Margaret Levi đã phát hiện: lịch sử của nhà nước đã cho thấy rằng ―lý lẽ thỏa đáng nhất cho việc
đóng thuế là chiến tranh.‖17
Trong chiến tranh, bất kỳ ai lên tiếng chỉ trích sẽ bị coi là một kẻ bi quan, một kẻ không
yêu nước, một kẻ phản nghịch. Quyền tự do công dân bị cấm đoán, chính sách kiểm duyệt áp
xuống, báo chí ngưng hoạt động, theo dõi công dân được cấp phép. Những nhóm hội thành lập
bởi nhân dân bị coi là kẻ địch, bị làm cho biến chất, bị bắt giữ, bị nhốt, bị trục xuất hay bị giết.
Cuối cùng, chiến tranh làm suy yếu một chính quyền trách nhiệm. Nó cho phép kẻ thống
trị theo đuổi mục đích cá nhân dưới sự che đậy của mục đích dân tộc. Nó cung cấp phương tiện
mà qua đó tầng lớp chính trị có thể củng cố quyền lực, đánh lạc hướng khỏi sự thất bại trong
nước và hợp nhất hóa quan điểm chung theo ý muốn của những nhà cầm quyền hiện hành.
William Shakespeare đã thể hiện mạnh mẽ ảnh hưởng chính trị của chiến tranh trong vở kịch của
mình ―Henry Đệ Tứ, Phần II,‖ khi vị vua già triệu tập hoàng tử tới và giải thích về lợi ích của
cuộc viễn chinh trong việc củng cố quyền lực:
―Tất cả lũ bạn của cha, con cũng hãy kết bạn cho mình,
Nhưng hãy nhớ rằng: kẻ nào cũng giấu theo nọc độc và răng nanh.
Những kẻ dám chống lại ta,
Hay những kẻ có quyền lực khiến ta e sợ,
Thì phải loại trừ, phải tránh chúng ra.
Ta đã tiêu diệt tất thảy; chỉ vì một mục đích lớn lao
Dẫn dắt con dân tới miền Đất Thánh,
Vẫn sợ hãi rằng, khi chúng nghỉ ngơi hay nằm ngủ, chúng lại chợt nghĩ ra

13
Chúng vẫn còn ở quá gần ta. Vậy nên Harry à,
Hãy trị vì những kẻ mơ ngủ tưởng mình bận rộn,
Hãy biết lúc nào cần sử dụng xung đột ngoại giao;
Một khi xung đột nổ ra, thì ký ức đẹp trong quá khứ cũng sẽ sớm bị xoá nhoà.‖

―Sử dụng xung đột ngoại giao‖ để điều khiển ―những kẻ ngủ mơ lại tưởng mình bận rộn‖ vẫn
là một đặc điểm phổ biến trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước. Nó không bị giới hạn bởi địa lý
miền Đông hay miền Tây, miền Bắc hay miền Nam, dân chủ hay độc tài. Nó là công cụ của
quyền lực. Và nó thường rất hiệu quả.

Ai là ngƣời chịu trách nhiệm?


Bạo lực có tổ chức sẽ phải trả giá bằng cuộc sống, tự do và thịnh vượng. Chẳng mấy khi ta
biện minh được cho bạo lực có tổ chức, và cũng hiếm khi nào có công bằng trở lại sau chiến
tranh. Kẻ bại trận sẽ bị trừng trị, còn người chiến thắng, dường như họ không bao giờ phải đối
mặt với công lý bởi những gì đã gây ra cho các nạn nhân chiến tranh. Điều này đã diễn ra trong
một thời gian dài, có thể tìm thấy minh chứng suốt từ thời La Mã. Là một trong những anh hùng
vĩ đại nhất của chính quyền lập hiến, nhà triết học, thượng nghị sĩ người La Mã Cato trẻ đã công
khai chỉ trích một trong những kẻ giết người nổi tiếng nhất mọi thời đại, Julius Caesar, với
những tội ác chiến tranh hung bạo nhất và không thể nào quên tại Đại hội đồng Nguyên lão La
Mã. Nhà sử học Plutarch đã ghi lại như sau:
Ở thời điểm đó, Caesar đang đối đầu với rất nhiều quốc gia hiếu chiến, và đang chinh
phục dần từng nước, nhưng cũng phải chịu tổn hại nặng nề. Có người cho rằng, Ceasar
thậm chí đã tấn công người Đức trong thời gian ngừng bắn và giết hại tới ba trăm ngàn
người. Vì lẽ đó, một vài người bạn của ông đã đề nghị Viện nguyên lão tổ chức Lễ tạ ơn
cho công chúng. Sau khi nghe qua đề xuất này, Cato cho rằng, họ nên giao Caesar cho
những người đã bị hắn đối xử bất công để chuộc tội và để tránh lời nguyền cho cả thành
phố. Ông nói: ―Tuy vậy, chúng ta có lý do để tạ ơn Chúa, vì đã ban cho chúng ta thịnh
vượng chung, vì ngài đã không trừng phạt quân đội bởi những hành động điên cuồng và
dại dột của kẻ đứng đầu.‖
Khỏi cần phải nói, Caesar không bị bắt, cũng không bị giao nộp cho những người sống sót
sau vụ thảm sát. Họ không có một cơ hội nào để trừng phạt ông ta dù ông ta đã tàn sát cả gia
đình họ. Thay vào đó, Ceasar tiếp tục ca tụng thành tích chói lọi của mình trong cuốn sách

14
Những cuộc chiến với người xứ Gaul. Ông ta viết (sử dụng ngôi thứ ba để tự miêu tả mình) về
cách tổ chức trong cuộc đột kích bất ngờ nơi cắm trại của người Đức. Sau khi giam giữ được
lãnh đạo bộ lạc vì đã đến đàm phán trong hào bình, Caesar tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ
vào người Đức trong khi quân đội của ông ta đang thảm sát tất cả những người đàn ông không
phòng vệ.
Số còn lại, [bao gồm cả] trẻ em trai và phụ nữ (bởi họ đã dời đất nước và băng qua sông
Rhine cùng với gia đình), bắt đầu chạy tán loạn khắp mọi hướng; Caesar đã cử kỵ binh
để đuổi theo họ. Người Đức nghe thấy bao tiếng hỗn loạn, [họ nhìn lại] để thấy người
thân đang bị sát hại, họ vứt bỏ cả vũ khí, vứt bỏ các chuẩn mực nhà binh, chạy trốn khỏi
doanh trại. Khi những toán lính người Đức chạy tới nơi hợp lưu giữa sông Meuse và
sông Rhine, những người sống sót, phần tuyệt vọng vì không thể chạy trốn được nữa,
phần vì người thân cũng không còn, đã tự gieo mình xuống sông bỏ mạng, trong nỗi sợ
hãi, mệt mỏi cùng dòng nước dữ. Quân đội bên ta [quân La Mã], tưởng rằng trận đánh sẽ
vô cùng mệt mỏi, bởi số quân địch ban đầu được tính lên tới 430.000, thì nay trở về an
toàn và lành lặn, chẳng mấy chiến sỹ bị thương. 20
Ngày nay, bao nhiêu người còn nhớ rằng Julius Caesar chính là kẻ phải chịu trách nhiệm
cho cuộc thảm sát đẫm máu của hàng trăm ngàn người chỉ trong một ngày? Chỉ có Cato, nhà
nghị sĩ triết học từng trải, chỉ trích ông ta vì hành động tội đồ. Cato cũng đã phải trả giá bằng
mạng sống của mình. Cũng có những lời buộc tội phe thua cuộc trong Thế chiến thứ II nhưng
thật đáng ngạc nhiên, hầu như không có một sự chú ý nào dành cho những hành vi tội lỗi của
quân nhân và chính trị gia thuộc phe thắng cuộc, như Liên bang Xô viết, chính quyền Trung
Quốc (Trung Hoa quốc dân đảng và Đảng Cộng sản), Hoa Kỳ và Anh quốc. Sau này, một số
phiên xử của tòa án quân sự được tiến hành nhưng chẳng mấy ai bị khởi tố bởi tội giết hại tù
nhân.
Chiến tranh là một dạng bạo hành con người có tổ chức. Chiến tranh là hủy diệt, không
phải xây dựng; là kẻ giết người chứ không phải mang tới sự sống; là đồng minh của những loại
quyền lực không thể giải trình và là kẻ thù của tự do.
Hàng ngàn năm trước, một nhà thơ vô danh đã miêu tả cuộc thi giữa Homer và Hesiod, hai
thi sĩ đặt nền móng cho nền Văn minh Phương Tây. Homer là tác giả của bài ca chiến tranh bất
hủ, Trường ca Illiadi, mở đầu với câu thơ: ―Cuồng nộ - Nữ thần hát bài ca cuồng nộ lên A-sin,
con trai của Peleus‖. Về Hesiod, ông là tác giả của thần phả ―Công việc và ngày” nói về một
15
cuộc sống lao động năng suất. Bài thơ miêu tả về cuộc thi giữa hai thi sĩ là một tác phẩm tuyệt
cú. Trong cuộc thi, khi một thi sỹ đưa ra vế đầu là một câu thơ trong tác phẩm của mình, thì đối
thủ cũng sẽ phải đối lại bằng một câu thơi trong tác phẩm của chính người đó. Trong khi thơ của
Hesiod vô cùng đời thường, bình dị thì thơ của Homer lại hảo sảng, bừng bừng khí thế. Với
những khổ thơ bừng sáng hào quang của chiến tranh,
tất cả người Hy lạp đều muốn trao chiến thắng cho Homer. Tuy nhiên, vua Paneides không
ra quyết định ngay mà hạ lệnh cho hai nhà thơ hãy trích dẫn phần hay nhất từ những bài thơ của
mình. Hesiod, do đó, bắt đầu [với một đoạn ca về vụ mùa và cày cấy]
―Khi chòm sao Kim ngưu, con gái của Atlas, bắt đầu xuất hiện, là lúc mùa thu hoạch đã
đến, mọi người bắt đầu thu lượm nơi họ gieo trồng…‖
Còn với Homer:
[một đoạn văn tràn đầy âm hưởng hào sảng, vinh quang của chiến trận, của những chiến
binh quả cảm] ―giáp kề giáp, mũ kề mũ, vai kề vai, từng chòm lông ngựa, trên chóp mũ anh, khẽ
chạm vào nhau, khi anh nghiêng đầu…‖
Sau khi so sánh hai đoạn văn,
Người Hy Lap ca ngợi Homer đầy thán phục bởi đoạn văn của ông đã vượt qua ranh giới
của sự tầm thường, hữu hạn. Vì vậy, tất cả người dân đồng ý rằng ông xứng đáng trở thành người
thắng cuộc. Thế nhưng đức vua lại trao vòng nguyệt quế cho Hesiod. Ngài giải thích rằng
Hesiod, người kêu gọi hòa bình và lao động xứng đáng được tôn vinh hơn những kẻ nhắc đi nhắc
lại chiến tranh và giết chóc.
Đây chính là thời điểm để chúng ta tôn vinh hòa bình hợp tác, phát triển công nghiệp, buôn
bán thương mại, tri thức khoa học, tình yêu cái đẹp, tự do công lý, bỏ lại đằng sau sự kinh hoàng
của chiến tranh, xung đột phá hủy, thù hận, áp bức bóc lột. Trong thế giới hiện đại, thế giới của
hòa bình và thịnh vượng, giải thưởng nên dành cho những người kêu gọi nhân loại tiến tới hòa
bình hơn là những người nói về chiến tranh và giết chóc.
Tự do và Hòa Bình
Tự do và hòa bình. Đây là điều những người theo chủ nghĩa tự do mong mỏi. Tự do và hòa
bình là lựa chọn. Tự do và hoà bình đã và đang đưa hàng tỷ người dân trên thế giới thoát khỏi
nghèo đói và bất hạnh. Lựa chọn tự do và hòa bình là lựa chọn đúng đắn của người đủ trưởng
thành. Lựa chọn này là bản lĩnh, là nguồn hứng khởi, là táo bạo và vĩ đại. Lựa chọn đó còn là

16
vinh quang cho những người dám sáng tạo ra thế giới hoà bình và tự do, và dám đánh đổi để có
được nó. Sự can đảm, thích thú, táo báo, vĩ đại cùng với ánh hào quang ấy quý giá hơn rất nhiều
so với bức tranh méo mó và tàn ác do chiến tranh gây ra. Nghiệp chủ, thịnh vượng, xã hội dân
sự, tình bằng hữu, thành công, năng suất, nghệ thuật, tri thức, cái đẹp, tình yêu, gia đình, sự hài
lòng, hạnh phúc, mãn nguyện – đó là tất cả những gì có thể đạt được trong hòa bình và cũng là
tất cả những gì sẽ bị phá hủy trong chiến tranh.
Đối với tất cả những kẻ phàn nàn về ―sự nhàm chán‖ của hòa bình, những kẻ thèm muốn
chiến tranh, xung đột và bạo lực, nhà văn vĩ đại của chủ nghĩa tự do cổ điển Benjamin Constand
đáp lại rằng:
Có phải ta ở đây, chết dần chết mòn, chỉ để xây dựng sảnh đường danh vọng cho các
người? Các người có những thiên tài quân sự: điều này có ích gì cho ta? Các người chán
ngấy hòa bình buồn tẻ. Vậy thì sao? Sao ta phải quan tâm đến sự buồn chán của các
người?23
Sau rất nhiều cuộc chiến tranh và tàn sát trong lịch sử loài người, cuối cùng đã đến lúc giải
thưởng phải được dành cho những người theo đuổi hòa bình và lao động sản xuất hơn là những
người nhai đi nhai lại điệp khúc chiến tranh và chết chóc.

17
2

CHIẾN TRANH SUY TÀN VÀ KHÁI NIỆM NHÂN TÍNH

Bởi Steven Pinker


Có thể điều này rất khó tin nhưng trên thực tế ảnh hưởng của chiến tranh đã bắt đầu
suy yếu. Vậy những chứng cứ nào, lý do nào có thể chứng minh cho sự thật tuyệt vời
này? Steven Pinker là giáo sư Johnstone Family, hiện ông đang làm việc tại Khoa
Tâm lý học trường Đại học Harvard. Ông đã tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ nhận
thức và có một số công trình xuất bản trên Thời báo New York, Time và The New
Republic. Ông cũng là tác giả của tám quyển sách bao gồm Bản năng ngôn ngữ, Trí
não hoạt động như thế nào?, Từ ngữ và luật lệ, Trang giấy trắng, Một vài suy nghĩ và
gần đây nhất là cuốn Có một thiên thần tốt hơn trong bản ngã con người: vì sao bạo
lực suy giảm.
Chiến tranh đang có dấu hiệu suy giảm. Trong hai phần ba thế kỉ tính từ Thế Chiến thứ II,
những thế lực, những quốc gia phát triển nói chung hiếm khi nào đối mặt với nhau trên chiến
trường. Điều này thể hiện một nỗ lực ngoại giao chưa từng thấy trong lịch sử (Holsti 1986, Jervis
1988; Luard 1988; Gaddis 1989; Mueller 1989, 2004, 2009; Ray 1989; Howard 1991; Keegan
1993; Payne 2004; Gat 2006; Gleditsch 2008; xem cuốn của Pinker 2011, chương 5 để biết thêm
chi tiết). Đối lập với dự đoán của các chuyên gia, Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết đã không khơi
mào Thế chiến III hay bất kỳ một cuộc chiến quyền lực nào khác kể từ cuối cuộc Chiến tranh
Triều Tiên năm 1953. Trong khi 600 năm trước, mỗi năm lại có hai cuộc chiến mới xảy ra ở các
nước Tây Âu thì nay đã không có cuộc chiến nào kể từ năm 1945. Trong 40 quốc gia giàu có
nhất thế giới, không có quốc gia nào tham gia vào xung đột quân sự. Một bất ngờ tích cực khác
kể từ cuộc Chiến tranh Lạnh năm 1989, tất cả các loại chiến tranh đều giảm trên khắp thế giới
(Trung tâm An ninh Nhân quyền 2005; Lacina, Gleditsch và Russett 2006; Dự án Báo cáo Nhân
quyền 2007; Gletditsch 2008; Goldstein 2011; Dự án Báo cáo An ninh Nhân quyền 2011; xem
Pinker 2011, chương 6). Chiến tranh giữa các quốc gia gần như biến mất. Về nội chiến, sau giai
đoạn gia tăng số lượng từ những năm 1960 đến 1990, các cuộc nội chiến đến nay đã giảm. Nếu
tính cả các nội chiến và chiến tranh giữa các nước, tỷ lệ tử vong do chiến tranh trên toàn thế giới
đã giảm mạnh từ 300 trên 100.000 người trong suốt Thế Chiến II, xuống còn 30 trong Chiến

18
tranh Triều Tiên, 10 trong chiến tranh Việt Nam; tới những năm 1970-1980, tỷ lệ này chỉ còn lại
một chữ số, và trong thế kỷ 21 này, chỉ còn ở mức dưới 1.
Vậy bằng chứng này nên được xem xét nghiêm túc đến đâu trong việc chứng minh sự suy
tàn của chiến tranh? Liệu rằng đây có phải là sự ngẫu nhiên trong thống kê, kiểu như may mắn
xảy ra khi đánh bạc? Hay ở đây có sự nhúng tay của con người trong việc tính toán chi phí nhân
lực chiến tranh? Hoặc đây cũng có thể chỉ là giai đoạn yên ả tạm thời trong một chuỗi bất biến –
sự lắng dịu trước cơn bão lớn, dải San Andreas trước thảm họa, khu rừng xum xuê đang chờ đợi
một tàn thuốc lá bất cẩn? Không ai có thể trả lời chắc chắn những câu hỏi trên. Trong bài viết
này, tôi sẽ giải quyết những vấn đề ấy dưới cái nhìn tự nhiên về nhân tính.
Rất nhiều nhà quan sát không tin rằng chiến tranh đang suy giảm, bởi theo họ, bản tính con
người là không thể thay đổi, và chúng ta sẽ vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi bạo lực do thiên
hướng bẩm sinh - thứ đã châm ngòi những giai đoạn chiến tranh liên miên trong lịch sử. Có rất
nhiều bằng chứng chứng minh thiên hướng bạo lực bẩm sinh của con người: chúng ta thấy sự
hung hãn phổ biến trong các loài động vật linh trưởng và bạo lực trong xã hội loài người bao
gồm việc giết người, cưỡng hiếp, bạo lực gia đình, nổi loạn, cướp bóc và thù hằn. Hơn thế nữa,
có lý do để tin rằng quá trình tiến hóa của con người đã xuất hiện một số loại gen, hoóc-môn, dây
thần kinh não và những áp lực chọn lọc theo khuynh hướng bạo lực (xem Pinker 2011, chương 2,
8 và 9). Tính đến thời điểm trưởng thành của hai thế hệ từ năm 1945, những áp lực mang khuynh
hướng bạo lực dường như vẫn còn tồn tại trong hàng triệu năm tiến hóa của loài người. Nói một
cách khác, khuynh hướng tự nhiên hướng tới chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn biến mất, vì vậy,
theo tranh luận này, mọi giai đoạn hòa bình chỉ là tạm thời. Những ai tin rằng sự suy tàn của
chiến tranh không phải là nhân tạo hay do may mắn thường bị coi là hão huyền, quá lý tưởng hóa
và thiếu thực tế. Thật vậy, rất ít người theo trường phái Rousseauans chấp nhận lý lẽ này và ngay
từ ban đầu, họ phủ nhận thiên hướng bạo lực trong bản ngã con người – họ cho rằng, chúng ta là
những con bonobo (hay tinh tinh hippie), mang trong mình rất nhiều hoóc môn oxytocin và nơ
ron thông cảm; vì vậy theo tự nhiên, chúng ta có khuynh hướng ôn hòa.
Tôi không tin chúng ta là loài tinh tinh hippie nhưng tôi tin sự suy giảm của chiến tranh là
thật. Là một người theo chủ nghĩa thực tế Hobbes, tôi đặc biệt cho rằng sự suy giảm của chiến
tranh là hiện tượng hoàn toàn phù hợp với bản chất con người. Trong cuốn The Blank Slate
(Trang Giấy Trắng) (Pinker 2002), tôi đã chỉ ra rằng não bộ của chúng ta được định hướng để
thích ứng chọn lọc tự nhiên. Do đó, nó bao gồm rất nhiều đặc điểm tiêu cực như: tham lam, sợ

19
hãi, trả thù, giận giữ, gia trưởng, trung thành, và sự tự dối mình. Những đặc điểm này dù đi
chung hay tách biệt đều có khả năng kích động chúng ta đến con đường bạo lực. Tuy nhiên, tôi
vẫn tin rằng cách nhìn nhận này về bản chất con người hoàn toàn phù hợp để giải thích rằng:
chiến tranh suy giảm sẽ là một bước phát triển thực sự và hoàn toàn khả thi trong lịch sử loài
người.
Bốn lý do tại sao sự suy tàn của chiến tranh lại phù hợp với quan niệm thực tế về bản
chất con ngƣời

1. Những điều kỳ lạ hơn đã từng xảy ra

Sự suy giảm trong một vài chỉ số nhánh của bạo lực chắc chắn không phải là điều bất
thường trong lịch sử loài người. Đã có rất nhiều tư liệu dẫn chứng về vấn đề này bao gồm cuốn
sách tôi viết ―The Better Angels of Our Nature” – (Có một thiên thần tốt hơn trong bản ngã con
người) (Pinker 2011), và cuốn sách của James Payne “A History of Force” – (Lịch sử vũ lực)
(Payne 2004). Đây là một vài ví dụ:

Xã hội bộ lạc vô chính phủ có tỷ lệ tử vong trong chiến tranh cao gấp năm lần những xã
hội thành lập trước đó.

Hiến tế con người là một hoạt động phổ biến trong mọi nền văn minh cổ đại và giờ đây
đã biến mất.

Giữa Thời Trung cổ và thế kỉ hai mươi, tỷ lệ giết người tại Châu Âu giảm xuống ít nhất
35 lần.

Trong cuộc Cách mạng Nhân đạo ở nửa sau thế kỉ thứ mười tám, tất cả các quốc gia lớn
ở phương Tây đều bãi bỏ việc sử dụng các biện pháp tra tấn để trừng trị tội phạm.

Các nước châu Âu đã từng ghi lại hàng trăm tội tử hình trong kinh thánh bao gồm cả
những vi phạm không đáng kể như tội ăn cắp cải bắp và tội chê bai khu vườn hoàng gia.
Ở đầu thế kỉ mười tám, các tội tử hình đã được quy định lại: chỉ áp dụng tử hình đối với
những tội danh mưu phản và những loại tội phạm bạo lực nghiêm trọng nhất. Tuy
nhiên, sang đến thế kỉ hai mươi, án tử hình đã bị xóa bỏ bởi tất cả các nước dân chủ
phương Tây trừ Hoa Kỳ. Kể cả ở Hoa Kỳ, 17 trong số 50 bang đã bãi bỏ án tử hình và ở
những bang còn lại, tỉ lệ tử hình chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với thời kỳ thuộc địa.

20
Chế độ chiếm hữu nô lệ từng là chế độ hợp pháp trên toàn thế giới. Thế nhưng thế kỉ
mười tám đã đánh dấu làn sóng phản đối càn quét ở khắp mọi nơi trên thế giới và lên
đỉnh điểm vào năm 1980 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở Mauritania.

Cũng trong Cách mạng Nhân đạo, rất nhiều hoạt động đã bị bãi bỏ bao gồm: săn phù
thủy, ngược đãi tôn giáo, đọ súng tay đôi, bắn giết thú vật và nhà tù giam giữ con nợ.

Đã từng có đến 150 cuộc hành hình người Mỹ gốc Phi một năm. Trong suốt nửa đầu
của thế kỉ hai mươi, tỉ lệ này đã xuống mức 0.

Các biện pháp trừng phạt trẻ em, bao gồm việc sử dụng đòn roi ở trường và đánh đập trẻ
tại gia đình đều đã giảm mạnh ở hầu hết các nước phương Tây và đã trở thành hành
động phi pháp ở một vài nước Tây Âu.

Tỷ lệ giết người, cưỡng hiếp, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em và những tội ác do
thành kiến gây nên đã giảm đáng kể (tỷ lệ của một vài loại tội phạm đã giảm đến 80
phần trăm) kể từ những năm 1970.

Việc tranh cãi liệu rằng bản chất con người có làm thay đổi tỷ lệ bạo lực hay không là
vô nghĩa, bởi chính những tài liệu nêu trên đã cho chúng ta một câu trả lời hiển nhiên: là có;
câu hỏi cần đặt ra ở đây phải là ‗như thế nào‘.

2. Nhân tính đƣợc hình thành bởi nhiều thành tố

Con người ta thường có xu hướng tìm ra một bản ngã đại diện duy nhất của mình để
tranh luận xem bản ngã đó gồm những gì. Chúng ta là người khó tính hay là người xuất
chúng, là người theo trường phái Hobbes hay Roussean, là người dễ nổi giận hay là người
hiền lành? Theo cách tư duy này, nếu chúng ta thường xuyên liên quan đến bạo lực, chúng ta
sẽ trở thành một giống loài hung tợn; nếu chúng ta thúc đẩy sự ôn hòa, chúng ta sẽ trở thành
những người yêu hòa bình.
Thế nhưng xét trên phương diện hoá học hay giải phẫu, não bộ là một bộ phận phức tạp
dị thường với vô số mạch thần kinh. Hầu hết các nhà tâm lý học đều tin rằng bản chất con
người không chỉ là một yếu tố mà bao gồm rất nhiều tổ chức sinh học, đơn vị, bộ phận, các
phân hệ và tiểu phân hệ khác. Một vài phân hệ trong số đó có thể thúc đẩy chúng ta tham gia
vào bạo lực, nhưng một số khác lại kiềm chế chúng ta khỏi bạo lực.

21
Ta có thể chia ra 4 loại động cơ được tạo ra từ các phân khu vị bạo lực một cách tự
nhiên trong hệ thần kinh như sau :
Sự bóc lột: bạo lực được dùng như là một phương thức để đạt được mục đích; có nghĩa
là, sử dụng bạo lực để loại bỏ những ai là chướng ngại vật trên con đường dẫn đến mục đích
mà chủ thể mong muốn. Việc sử dụng bạo lực này được thể hiện dưới hình thức cướp bóc,
cưỡng hiếp, xâm lược, đồng hoá hoặc tiêu diệt người bản địa, giết người, giam giữ tù nhân
chính trị và kinh tế.
Sự thống trị: Động cơ này là do mỗi cá nhân luôn có tham vọng đạt tới vị trí xã hội tối
thượng, trở thành người tối quan trọng. Suy rộng ra, các bộ lạc, dân tộc, sắc tộc, quốc gia, tôn
giáo cũng bị thúc đẩy thực hành vũ lực với những tham vọng tương tự.
Trả thù: đây là nhận thức cho rằng bất kỳ ai đã từng có hành vi vi phạm chuẩn mực
đạo đức đều đáng bị trừng phạt.
Ý thức hệ: là một hệ thống chia sẻ niềm tin tạo ra một xã hội lý tưởng, được truyền bá
rộng rãi thông qua tín ngưỡng, đức tin hoặc các phương pháp cưỡng chế. Một số ví dụ của
phương pháp này bao gồm: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc xã, chủ
nghĩa cộng sản và chủ nghĩa chiến binh tôn giáo. Trong ý thức hệ, xã hội lý tưởng là một thế
giới tươi đẹp vĩnh hằng, vì vậy mỗi người được phép thực thi quyền lực không giới hạn để
chống lại những ai ngáng đường, giống như câu nói: ―Để rán trứng thì trước tiên ta phải đập
vỡ vài quả trứng đã.‖
Để đối trọng với nhân tính hung tàn, con người ta có những bản tính tự nhiên khác ôn
hoà hơn, được tạo ra từ các phân khu ôn hoà bao gồm:
Khả năng tự kiểm soát: Hệ thống thần kinh ở thùy trước của não có thể dự đoán được
hậu quả trong dài hạn của một hành động dự kiến thực hiện, và khi đó sẽ có thể ngăn cản con
người hành động.
Lòng cảm thông: khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác
Lương tâm: một hệ thống những quy tắc và những điều cấm kị dựa trên các trực giác
khác nhau về: sự công bằng giữa cá nhân, lòng trung thành với cộng đồng, sự tôn trọng chính
quyền hợp pháp và việc gìn giữ, bảo vệ những điều thiêng liêng và thuần khiết. Lương tâm sẽ
thúc đẩy chúng ta tuân thủ những tiêu chuẩn về công bằng và kìm nén chúng ta khỏi việc
thực hiện những hành động xấu. (Tuy nhiên, thật không may, chính điều này cũng có thể gây

22
ra bạo lực, bởi lương tâm có thể hợp lý hóa tư tưởng đấu tranh dựa trên chủ nghĩa trung quân,
chủ nghĩa thanh trừng và chủ nghĩa độc tài).
Lý trí: là quá trình nhận thức cho phép chúng ta phân tích khách quan, không định
kiến.
Con người có hành động bạo lực hay không phụ thuộc vào tác động qua lại giữa các
phân khu của não bộ. Chỉ với sự tồn tại của khuynh hướng bạo lực không thể kết tội chúng ta
là một giống loài hung tợn.
Cụ thể, quyết định tiến hành chiến tranh có thể nảy sinh từ rất nhiều động cơ khác
nhau. Nếu như quyết định chiến tranh không bị phản bác bởi bất kỳ phân khu kiềm chế bạo
lực nào, khi đó, người ra quyết định gây chiến sẽ cần phải xây dựng được ―liên minh‖ bạo
lực của mình bằng cách vận động sự tham gia của những người cùng phe cánh, đồng thời nỗ
lực vô hiệu hoá các phân khu vị hoà bình ở những người này. Do đó, chiến tranh thực chất là
tổng hoà của rất nhiều quy trình tâm lý. Để đi đến quyết định gây chiến, các phân khu vị bạo
lực phải tự sắp xếp để tạo thành một quyền lực nhất định, sau đó lấn át và đàn áp sự ảnh
hưởng các phân khu ôn hoà của cả một nhóm người. Tuy nhiên, thế lấn át của các phân khu
vị bạo lực không phải vì thế mà bất biến trong suốt lịch sử loài người.

3. Những nhân tố biện chứng cấu thành nhân tính

Nhiều nhân tố cấu thành nhân tính có tính biện chứng (ở đây được hiểu là luôn có sự
thay đổi để đáp lại môi trường bên ngoài), chứ không cố định (tức là nội cân bằng). Ý kiến
phủ nhận sự tồn tại của giai đoạn đình chiến dựa trên mô hình tâm lý cho rằng, động cơ
hướng tới bạo lực được tạo ra với lực cố định. Tuy lực cố định này có thể bị chuyển hướng
hoặc phân tán, nhưng không thể bị kìm nén mãi mãi. Lực cố định này trong tâm lý con
người đã ăn sâu vào cách nghĩ của con người về bạo lực. Điều này đã được tán thành bởi các
nghiên cứu phân tâm học, tập quán học và chủ nghĩa hành vi (dưới dạng giảm thiểu động cơ
hành động). Xét về mặt nội cân bằng, nó cũng phù hợp với khái niệm điều khiển học, ở đó
các vòng phản hồi liên tục duy trì một hệ thống tĩnh bằng cách triệt tiêu các yếu tố mất cân
bằng. Nó cũng phù hợp với những trải nghiệm chủ quan của chúng ta: không ai có thể sống
mà không ăn, không uống, không ngủ, hay sẽ vô cùng khó nếu như sống mà không có tình
dục, hoặc không được ngáp, hát xì, gãi ngứa hay tắm rửa và vệ sinh cá nhân.

23
Tuy nhiên, nếu cho rằng tất cả hành vi của con người đều có tính nội cân bằng thì đó là
một sai lầm to lớn. Hành vi của con người xuất phát từ những động cơ khác nhau như cơ hội,
phản ứng hay để thích nghi với môi trường: hành vi được thực hiện bởi sự tổng hợp của
nhiều yếu tố khách quan từ môi trường và tâm lý chủ quan, cũng như cảm xúc của con người.
Ví dụ, trong quá trình tiến hoá, con người dần nảy sinh những nỗi sợ như sợ độ cao, sợ rắn,
sợ không gian hẹp, sợ nước sâu hay sợ nhện. Tuy nhiên, nếu một người cả đời không hề gặp
rắn, họ sẽ không thể biết rằng họ bẩm sinh có sợ rắn hay không, và họ sẽ không thể trải
nghiệm nỗi sợ rắn như thế nào. Ví dụ tương tự về các cảm xúc khác bao gồm: rung mình, yêu
điên đảo hay ghen tuông mù quáng.
Như vậy, phân hệ vị bạo lực trong con người không nhất thiết cần phải mang tính nội
cân bằng. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng mong muốn làm hại người khác sẽ tích tụ
dần dần, và cần thường xuyên được thoả mãn. Bạo lực mang đến rất nhiều rủi ro, khi chủ thể
phải tự phòng vệ; khi người thân trong gia đình nạn nhân muốn báo thù, hay khi chủ thể
muốn tấn công trước. Lý thuyết của chọn lọc tự nhiên tiên liệu rằng khả năng thích nghi sẽ
được tiến hóa khi chi phí kỳ vọng vượt quá lợi ích kỳ vọng. Chúng ta không nên mong đợi
khuynh hướng bạo lực tiến hóa mà thay vào đó, chúng ta nên mong đợi sự tiến hoá của khả
năng thích nghi với môi trường. Cụ thể hơn, môi trường có thể thúc đẩy những bản năng
như: săn mồi và bóc lột (bộc lộ khi con người nhận ra khả năng có thể đàn áp một đối tượng
yếu thế hơn mình mà không gặp rủi ro); thống trị (bộc lộ khi bản lĩnh đàn ông bị khích bác
giữa chốn đông người); trả thù (bộc lộ khi con người muốn tạo ra hình phạt, xỉ nhục hay làm
tổn thương ai đó); và giận dữ, thứ bộc lộ khi một mối phiền hà đã tồn tại lâu dài đột nhiên bị
phát hiện trong hoàn cảnh rủi ro. Nếu như những hoàn cảnh để bộc lộ bản năng bạo lực
không bao giờ được hiện thực hoá – ví dụ, con người sống trong một xã hội quy củ và đầy
đủ, không phải chịu đe doạ hay xỉ nhục, thì những bản năng vị bạo lực sẽ ngủ yên giống như
nỗi sợ rắn độc trong ví dụ phía trên. Kể cả khi các điều kiện thực hiện bạo lực đã hình thành,
khả năng thích ứng và biện chứng với môi trường cũng sẽ làm cho các nhà lãnh đạo không
thấy thôi thúc cần tham chiến.

4. Nhận thức con ngƣời là một hệ thống phát triển mở

Trong số các phân hệ tâm lý ôn hoà, nhận thức có vai trò đặc biệt, cho phép loài người
suy luận. Suy luận là một hệ thống phức hợp, có thể sản sinh ra vô vàn những suy nghĩ khác

24
nhau. Giống như chỉ với vài chục ngàn từ vựng, chúng ta có thể ghép thành cả tỷ câu văn khi
áp dụng quy phạm ngữ pháp; số lượng những ý nghĩ trong đầu chúng ta thậm chí còn có thể
được sắp xếp nhiều hơn nữa thông qua quá trình nhận thức của hằng hà sa số những ý nghĩ
mạch lạc mà chúng ta không thể lý giải. (Pinker 1994, 1997, 1999). Không gian phạm vi hiểu
biết của con người chứa đựng những đức tin, thần thoại, câu chuyện, tôn giáo, tư tưởng, mê

tín, trực giác và nguyên tắc2. Tất cả xuất phát từ suy tưởng của con người, rồi sau đó lan
rộng nhờ ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, khi đó những suy tưởng này bị sai lệch, bị
điều chỉnh, chắp vá rồi lại kết hợp lại. Trong điều kiện hạ tầng xã hội tích cực -- tỷ lệ biết chữ
cao, xã hội cởi mở cho tranh luận và phản biện, con người có quyền tự do di chuyển và trao
đổi ý tưởng, xã hội cùng cam kết tôn trọng nguyên tắc hợp lý lô-gic và thực hành khoa học –
chính những cuộc trò chuyện giữa những người đồng lý tưởng sẽ là nguồn cảm hứng để phát
triển khoa học đúng đắn, chân lý toán học sâu sắc và nhiều phát kiến hữu ích.
Trước đây, con người đã từng dùng khả năng nhận thức của mình để phòng ngừa dịch
bệnh, và đói kém; nay, ta cũng có thể áp dụng khả năng ấy để ngăn chặn sự len lỏi của chiến
tranh. Suy cho cùng, dù những lợi ích hứa hẹn của chiến tranh luôn hấp dẫn, đầy cám dỗ
nhưng sớm hay muộn con người cũng sẽ nhận ra rằng về lâu dài, danh hiệu kẻ thắng người
thua không phải là bất biến. Vì vậy, tất cả mọi người đều có lợi nếu như (bằng cách nào đó)
tất cả cùng hạ vũ khí. Thách thức nằm ở chỗ làm thế nào để khiến đối phương hạ vũ khí cùng
lúc với mình, bởi chủ nghĩa hòa bình đơn phương sẽ càng khiến cho xã hội dễ bị tổn thương
hơn khi đương đầu với láng giềng hiếu chiến.
Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, con người đã dần gây đắp kinh nghiệm và
khả năng để đương đầu với những vấn đề của chiến tranh, giống như cách chúng ta đang dần
giải quyết nghèo đói và bệnh dịch. Sau đây là một vài ví dụ cho thấy, nhận thức con người
đang dần chùng bước các lãnh đạo và nhân loại lao vào chiến tranh:

 2 Nguyên tác: inituitive and formal theories (lý thuyết về trực giác và lý thuyết mô
hình – phỏng dịch). Lý thuyết trực giác cố gắng tìm hiểu và giải thích về cách thức trực
giác xuất hiện và những tương tác xảy ra sau khi trực giác xuất hiện; lý thuyết mô hình
(formal theory) thể hiện cách áp dụng các mô hình và phương pháp nghiên cứu khoa
học tự nhiên (vật lý, hoá học, v.vv) vào khoa học chính trị. (ND)

25
Chính quyền không còn thèm khát chiến tranh bóc lột, bởi các biện pháp trừng phạt hợp
pháp sẽ loại bỏ lợi ích kỳ vọng mà chiến tranh mang lại. Điều này cũng khiến cho các
nước ở thế bị xâm lược không còn cố công kích kẻ thù trước để duy trì thế chiến, hay để
trả thù sau khi đã bị tấn công.

Chính quyền phải hoạt động trong những giới hạn nhất định, (bao gồm cả quyền hạn khi
áp dụng dân chủ), điều này để đảm bảo Chính quyền áp dụng bạo lực đối với nhân dân
nhiều hơn cách họ ngăn chặn bạo lực.

Cơ sở hạ tầng của thương mại tạo điều kiện cho việc phát triển giao thương, dẫn đến
việc mua bán hàng hóa trở nên ít tốn kém hơn là cướp bóc. Điều này cũng khiến cho
người ta nhận ra giá trị kinh tế của của mạng sống con người và hạn chế giết chóc.

Một cộng đồng quốc tế có thể tuyên truyền những quy tắc hợp tác phi bạo lực. Họ là
những mô hình cỡ lớn của các cộng đồng nơi mọi cá nhân có thể sống và làm việc hòa
hợp với nhau.

Những tổ chức liên chính phủ có thể khuyến khích giao thương, giải quyết bất đồng,
loại bỏ thù địch, kiểm soát vi phạm và trừng phạt các hành vi khiêu chiến.

Các biện pháp đáp lại hành vi khiêu chiến sẽ được cân nhắc một cách thận trọng bao
gồm cấm vận kinh tế, cô lập, tuyên bố tượng trưng, chiến lược phi bạo lực và chiến lược
đối kháng tương ứng thay vì thực hiện trả đũa toàn lực.

Các phương thức hoà giải có thể thực hiện bao gồm lễ tưởng niệm, công trình tưởng
niệm, ủy ban điều trần và xin lỗi chính thức để thể hiện sự hoà hiếu của hai bên, và làm
dịu dần suy nghĩ hơn thiệt.

Đối lập với chủ nghĩa thống trị là những tư tưởng nhân văn như quyền con người, tình
bằng hữu quốc tế, tăng cường cảm thông và căm ghét chiến tranh. Những tư tưởng ấy
hoàn toàn có thể cạnh tranh với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa phục
thù và những tư tưởng hoang đường khác.

Tất cả những ý kiến nêu trên cùng với những công cụ nhận thức khác có thể đã làm suy
giảm khả năng khơi mào chiến tranh gây ra bởi những bất đồng liên miên giữa người với
người (Russett và Oneal 2001; Long và Breke 2003; Mueller 2004, 2010; Gleditsch 2008;
Goldstein 2011; Dự án báo cáo An ninh Nhân loại 2011). Những thành tựu trên đây của trí

26
tuệ con người, là hiện thân của thuyết tự do, thuyết hòa bình của Kant nơi mà những nhà tư
tưởng Khai sáng luôn được khuyến khích. Giống như rất nhiều những nhà lý luận chính trị
khác từ Thời kỳ Duy lý và thời kỳ Khai sáng như Locke, Hune và Spinoza; Kant đã lý thuyết
hóa những điều kiện phát triển phi bạo lực và những cơ chế kết hợp trong nhận thức con
người. Vì vậy, tô cho rằng, sự kết hợp giữa lợi ích tâm lý và lợi ích chính trị không phải là
ngẫu nhiên.

Kết luận
Chỉ có thời gian mới có thể cho ta câu trả lời: liệu rằng sự suy giảm của chiến tranh là
một thay đổi vĩnh viễn trong cuộc sống nhân loại, là một khoảng lặng trước cơn bão, hay đơn
giản chỉ là may mắn với xác suất nhất thời. Tuy nhiên, qua bài viết này, tôi hy vọng tôi đã
phủ định được một trong những lý do khiến con người ta hoài nghi về sự suy giảm của chiến
tranh: bạo lực là bản chất của nhân tính, đó là một sai lầm. Trong suốt lịch sử nhân loại, bạo
lực đã dần suy giảm, và sự suy giảm đó hoàn toàn tương thích với bản tính tự nhiên của loài
người -- phức hợp của nhiều hình thái nhân cách. Khái niệm hiện đại về nhân tính, lấy tiền đề
trong khoa học nhận thức và tâm lý học tiến hóa, cho rằng giống loài chúng ta, tuy còn nhiều
sai sót, nhưng sở hữu đầy đủ những phương tiện để kiềm chế bản ngã của chính mình. Bản
ngã con người không phải là một đặc điểm đơn lẻ, mà là một hệ thống phức tạp bao gồm rất
nhiều phân hệ, với các phân hệ tạo nên hành động bạo lực và các phân hệ ôn hoà. Bạo lực
không phải nảy sinh từ một cơ chế vĩnh cửu, mà là phản ứng biện chứng trong các điều kiện
môi trường khách quan nhất định, có thể thay đổi theo thời gian. Một trong những cơ chế
ngăn chặn bạo lực là hệ thống phát triển tư duy mở có khả năng tổng hợp, suy luận và tạo
thành vô số ý tưởng. Và, trong số những ý tưởng đó đã có những ý tưởng về các thể chế có
khả năng làm giảm xác suất xảy ra chiến tranh.
Tài liệu tham khảo
Gaddis, John Lewis. (1989) The Long Peace [Hòa bình lâu dài]. New York: Oxford
University Press.
Gat, Azar. (2006) War in Human Civilization [Chiến tranh trong Văn minh Nhân loại].
Oxford: Oxford University Press.
Gleditsch, Nils Petter. (2008) ―The Liberal Moment Fiften Years On,‖ [Khoảnh khắc tự do
mười lăm năm sau] International Studies Quarterly 52(4): 691–712.

27
Goldstein, Joshua S. (2011) Winning the War on War [Chiến thắng cuộc chiến trong cuộc
chiến]. New York: Dutton.
Holsti, Kalevi J. (1986) ―The Horsemen of the Apocalypse,‖ [Kỵ sĩ Khải huyền]
International Studies Quarterly [30(4): 355–372.
Howard, Michael. (1991) The Lessons of History [Những Bài học Lịch sử]. New Haven, CT:
Yale University Press.
Human Security Centre. (2005) Human Security Report 2005 [Báo cáo An ninh Nhân loại
2005]. New York: Oxford University Press.
Human Security Report Project. (2007) Human Security Brief 2007 [Tóm tắt An ninh Nhân
loại 2007]. Vancouver, BC: HSRP.
Human Security Report Project. (2011) Human Security Report 2009/2010 [Báo cáo An ninh
Nhân loại 2009/2010]. New York: Human Security Report Project.
Jervis, Robert. (1988) ―The Political Effcts of Nuclear Weapons—A Comment,‖
International Security [―Những Ảnh hướng Chính trị của Vũ khí Hạt nhân – Lời bình‖ 13(2):
80–90.
Keegan, John. (1993) A History of Warfare [Lịch sử. New York: Vintage.
Lacina, Bethany, Nils Petter Gleditsch, and Bruce Russett. (2006) ―The Declining Risk of
Death in Battle,‖ [Giảm thiểu Rủi ro Chết chóc trong Chiến trận] International Studies
Quarterly 50(3): 673–680.
Long, William J., and Peter Brecke. (2003) War and Reconciliation [Chiến tranh và Hòa
Giải]. Cambridge, MA: MIT Press.
Luard, Evan. (1988) The Blunted Sword. New York: New Amsterdam Books.
Mueller, John. (1989) Retreat from Doomsday [Chạy trốn Ngày tận thế]. New York: Basic
Books.
Mueller, John. (2004) The Remnants of War [Dấu vết Chiến tranh]. Ithaca, NY: Cornell
University Press.
Mueller, John. (2009) ―War Has Almost Ceased to Exist,‖ [Chiến tranh gần như đã ngừng
tồn tại] Political Science Quarterly 124(2): 297–321.
Mueller, John. (2010) ―Capitalism, Peace, and the Historical Movement of Ideas,‖ [Tư bản,
Hòa bình và Lịch sử Vận động của Ý tưởng] International Interactions 36(2): 169–184
Payne, James L. (2004) A History of Force [Lịch sử Vũ lực]. Sandpoint, ID: Lytton 52(4):

28
691–712.
Pinker, Steven. (2002) The Blank Slate [Trang giấy trắng]. New York: Viking.
Pinker, Steven. (1994) The Language Instinct [Bản năng ngôn ngữ]. New York: Harper
Collins.
Pinker, Steven. (1997) How the Mind Works [Trí não hoạt động như thế nào]. New York:
Norton.
Pinker, Steven. (1999) Words and Rules [Những từ ngữ và luật lệ]. New York: Harper
Collins.
Pinker, Steven. (2011) The Better Angels of Our Nature [Có một thiên thần tốt hơn trong bản
ngã con người]. New York: Viking.
Ray, James L. (1989) ―The Abolition of Slavery and the End of
International War,‖ [Loại bỏ Chế độ Nô lệ và Kết thúc Chiến tranh Thế giới] International
Organization 43(3): 405–439.
Russett, Bruce, and John Oneal. (2001) Triangulating Peace [Đối chiếu Hòa Bình]. New
York: Norton.

29
3

KINH TẾ CỦA SỰ HÒA BÌNH: NHỮNG NGƢỜI HÀNG XÓM


GIÀU CÓ HƠN LÀ MỘT TIN TỐT

Emmanuel Martin

Nếu một người thu được thứ gì đó thì người khác có bị mất thứ gì không? Thành quả
của một quốc gia có phải là cái giá phải trả của những quốc gia khác? Có phải con
người phải cam chịu sự xung đột vĩnh viễn? Emmanuel Martin là một nhà kinh tế học
và là giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Âu (Institute for Economic
Studies-Europe). Ngoài việc tổ chức chương trình trên khắp châu Âu và châu Phi, ông
đã từng là biên tập viên sáng lập của UnMondeLibre.org và LibreAfrique.org. Tác
phẩm của ông đã xuất hiện trong các ấn phẩm như Le Cercle des Échos và Les Échos ở
Pháp, II Foglio ở Ý, L’Écho ở Bỉ, Libération ở Morocco, và The Wall Street Journal-
Europe.

“Cái giá của chiến tranh nhiều hơn phí tổn mà nó gây ra; bởi vì nếu như nó không xảy
ra, thì người ta có thể thu được thêm nhiều của cải thay vào đó.24
- Jean-Baptiste Say

Kẻ thắng – Ngƣời thua


Rất nhiều người tin rằng, nếu một người được lợi thì người khác sẽ chịu thiệt. Những
người này tin rằng tổng những lợi ích và thiệt hại giữa mọi người bằng không, tức là đối với mỗi
phần lợi ích tăng thêm của ai đó, thì sẽ có một phần mất mát tương ứng đối với những người
khác. Điều đó cũng phù hợp đối với những người tin rằng, khi nhìn thấy một người nào đó phát
triển thịnh vượng, thì đâu đó xung quanh sẽ có người phải mất mát. Nếu đó là mô hình duy nhất
có thể có của sự thịnh vượng, xung đột xã hội sẽ có mặt khắp mọi nơi và chiến tranh sẽ là điều
không thể tránh khỏi.
May mắn thay, có những mô hình khác để tạo ra sự thịnh vượng mà không làm tổn hại
tương ứng đến những người khác. Thế giới ngày nay là một bằng chứng rõ rệt, khi thu nhập đang
tăng lên ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Nhiều người có tuổi thọ cao hơn, sức khỏe tốt hơn và

30
giàu có hơn so với quá khứ. Không chỉ có số người thịnh vượng nhiều hơn, mà tỷ lệ phần trăm
dân số thế giới được như thế cũng lớn nhất từ trước tới nay.
Tất nhiên, trong một số trường hợp, việc thu được lợi ích của một người đi kèm với việc
mất mát của người khác. Ví dụ, nếu một tên trộm lấy cắp một thứ gì đó, thì sự thu được của tên
trộm đi kèm với sự mất mát của nạn nhân. Nhưng những lợi ích cũng có thể đến từ các hoạt động
khác hơn là việc đi ăn trộm, như là đi làm, sự đổi mới, phát hiện, đầu tư và trao đổi.
Một trong những nhà kinh tế học quan trọng nhất của mọi thời đại đã giải thích rõ ràng và
trực tiếp làm thế nào để sự thu lợi của bạn có thể cũng là một sự thu lợi của tôi. Ông giải thích
không chỉ nền tảng kinh tế của sự thịnh vượng về vật chất, mà cả về sự hòa bình. Jean-Baptiste
Say (1767-1832) đôi khi được xem là ―Adam Smith của nước Pháp‖, nhưng trên thực tế, ông có
sự hiểu biết rộng lớn hơn chứ không phải chỉ đơn thuần là một người phổ biến những trí thức của
Smith. Ông đã có một bước tiến đáng kể trên tư tưởng của Smith.
Giống như Smith, ông là một người phê phán chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, nô lệ và chủ
nghĩa trọng thương; ông cổ vũ cho hòa bình, độc lập, tự do và tự do hóa thương mại. Ông vượt
xa Smith không chỉ trong việc giải thích rằng các dịch vụ có giá trị (thực ra, rằng giá trị của cải
vật chất là do các dịch vụ chúng mang lại cho chúng ta), nhưng việc tạo ra các hàng hóa và dịch
vụ là nguồn gốc của nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ khác. Điều đó đôi khi được gọi là
―Luật Say về Thị trường‖. Đó là một góc nhìn sâu sắc quan trọng, không chỉ trong ―kinh tế vĩ
mô‖, mà đối với các mối quan hệ trong xã hội nói chung và quan hệ quốc tế nói riêng. Nếu mọi
người được tự do thương mại, việc của cải tăng lên của một bên không những không có hại mà
còn có lợi đối với sự thịnh vượng của các đối tác thương mại của họ, sự tăng lên về của cải đó
của một đối tác thương mại đồng nghĩa với việc xuất hiện một nhu cầu thực sự về hàng hóa và
dịch vụ của những phía khác.
Kẻ thù của thị trường tự do, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa trọng thương và dân
tộc chủ nghĩa trong kinh tế, lập luận rằng nếu một quốc gia đang trở nên thịnh vượng hơn, thì đó
chính là cái giá mà các quốc gia khác phải trả. Họ có cái được gọi là góc nhìn ―tổng bằng 0‖ về
thế giới, tức là tổng số lợi ích là không thay đổi; nếu một người có được lợi ích (một điểm cộng),
thì một người nào khác sẽ mất (một điểm trừ). Say chỉ ra rằng điều đó là sai. Và đó là vấn đề đối
với hòa bình, vì nó có nghĩa là các nước có thể cùng nhau thịnh vượng, bởi vì đôi bên sẽ cùng có
lợi trong những cuộc trao đổi tự nguyện. Thương mại là một trò chơi có ―tổng dương‖, tức tổng
các lợi ích là dương. Ngược lại, xung đột và chiến tranh thì tồi tệ hơn những cuộc chơi có ―tổng
31
bằng 0‖, trong đó lợi ích của một bên chính là sự mất mát của bên kia. Những cuộc chiến tranh là
những cuộc chơi mà hầu như luôn có ―tổng âm‖, trong đó sự mất mát thì nhiều hơn bất kỳ lợi ích
đạt được nào, và tóm lại trong chiến tranh thì cả hai bên đều thiệt hại.
Thế giới của Nhà sản xuất – Ngƣời tiêu dùng

―Những quốc gia sẽ học ra được rằng họ thực sự sẽ không được lợi ích gì trong một
cuộc chiến với bên khác; rằng họ chắc chắn bị những việc tai ương đánh bại, trong khi
lợi thế của thành công là hoàn toàn ảo tưởng.‖25 - Jean-Baptiste Say

Say giải thích rằng trong một trao đổi kinh tế, con người nên được xem như là nhà sản xuất
và người tiêu dùng. Sản xuất tức là ―cung cấp giá trị cho những thứ bằng cách đặt vào chúng sự
tiện ích‖26. Sự tiến bộ của ngành công nghiệp được đo bởi khả năng tạo ra các sản phẩm mới và
giảm giá các sản phẩm đã có. Khi nhiều hàng hóa hơn được sản xuất, nó có nghĩa rằng giá cả sẽ
thấp hơn và sẽ làm tăng sức mua của người tiêu dùng đối với các hàng hóa khác.
Say giải thích rằng các doanh nhân là rất quan trọng trong tiến trình của việc tạo ra ―tiện
ích‖. Tự bản thân ông cũng là một doanh nhân, và Say hiểu vai trò của ―enterpriser‖ (người dám
làm – ND), người mà ―cam kết‖ trong những dự án mới và đang tìm kiếm cách thức để tạo ra
những hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp nhất. (Tức là ―cắt giảm chi phí‖ trong sản xuất). Say
giải thích về vai trò quan trọng của những doanh nhân trên thị trường. Các doanh nhân thường
được miêu tả như là những thiên tài có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng phi thường và có
kiến thức toàn diện về thị trường, công nghệ, sản phẩm, thị hiếu, con người và hơn thế nữa.
Nhưng Say giải thích rằng tất cả chúng ta, bao gồm cả những người ―bình thường‖, cũng thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Một cách để hiểu tinh thần nghiệp chủ là tìm mọi cách để sản xuất với chi phí thấp nhất,
trong đó ―giải phóng‖ các nguồn lực khan hiếm để cống hiến hoàn thành những mong muốn
khác. Anh công nhân nhà máy tìm cách cách thức để sản xuất cùng một số lượng với thời gian ít
hơn; người nông dân chuẩn bị cho mùa vụ để tối thiểu thời gian làm cỏ và cày bừa; ông chủ cửa
hàng chú ý khi nào khách hàng bắt đầu tan ca làm để chuẩn bị thức ăn vào đúng thời điểm; tất cả
những người đó đang tìm cách để gia tăng sản xuất với chi phí thất nhất. Những sự trao đổi được
chuẩn bị cũng là một hình thức của sản xuất; nó làm cho những sản phẩm khan hiếm xuất hiện ở
không gian và thời gian thay vì việc chúng có thể bị ẩn đi, và nó làm tăng giá trị của cả hai bên
tham gia vào cuộc giao dịch, đó là lý do tại sao họ thực hiện trao đổi.27

32
“Luật Say” và Lợi ích Chung
Một cấu trúc lý thuyết mạnh mẽ giúp hiểu rõ về sự phát triển kinh tế được biết đến như là
―Luật Say về Thị trường‖. Trong một chương trong cuốn sách nổi tiếng của Say Luận bàn về
Kinh tế Chính trị học về ―Débouchés‖ (nơi tiêu thụ hàng hóa, chúng ta có thể dịch là ―thị
trường‖, Say mô tả cách thức ―đó là sự sản xuất mà mở ra một nhu cầu đối với sản phẩm‖28, bởi
vì, như các ý tưởng đã được tóm tắt sau đó, ―sản phẩm là sự trao đổi giữa các sản phẩm‖. Câu
khẩu hiệu ―cung ứng tự tạo ra nhu cầu của chính nó‖ là một sự ám chỉ trong tư tưởng của Say mà
theo ông đó là một đặc tính cố hữu. Những gì Say mô tả chính xác là những gì chúng ta thấy về
một thế giới mà càng ngày càng thịnh vượng hơn, bình quân của cải của thế giới đã tăng lên gấp
nhiều lần kể từ thời của Say, nghèo đói đã giảm đáng kể, cũng như sức khỏe, phổ cập giáo dục,
tuổi thọ, và những hàng hóa tiêu dùng đã tiếp cận được với người nghèo một cách rộng rãi. Ông
là một trong những người đầu tiên hiểu được cơ chế đứng đằng sau sự thịnh vượng toàn cầu,
―hiệu ứng quả cầu tuyết‖3 về sự tăng lên của cải giữa những đối tác thương mại. Trong ngôn ngữ
khô khan của kinh tế học đương đại, đó là một ―lý thuyết liên ngành về tăng trưởng kinh tế‖
trong đó sự phát triển của một nhà sản xuất/lĩnh vực/quốc gia đại diện cho một thị trường đang
phát triển hoặc nhu cầu đối với những nhà sản xuất/lĩnh vực/quốc gia khác. Và khi bạn nghĩ về
nó, đó thực sự là một điều thú vị đáng để chiêm ngưỡng.
Khi thương nhân sản xuất nhiều hơn các sản phẩm chuyên ngành của mình, họ tạo ra nhiều
tiện ích cho người khác; những người khác, bởi sự sản xuất chuyên biệt cũng sẽ tạo ra nhiều tiện
ích để thực hiện những trao đổi có điều kiện; mỗi người đều có ―sức mua‖ khi anh ta mua thứ gì
đó từ người khác. Để sử dụng từ vựng như một nhà Kinh tế học vĩ đại người Pháp khác, Jacques
Rueff, mỗi người sẽ có thêm ―quyền‖ bởi tiện ích mà người đó tạo ra cho người khác. Và nhiều
quyền hơn sẽ cho phép mỗi người có được nhiều tiện ích hơn.
Lợi ích chung trong bối cảnh trao đổi những sản phẩm được tích lũy lại. Tôi trở nên giàu
có hơn bởi cung cấp cho người hàng xóm của mình nhiều tiện ích hơn và người hàng xóm của tôi
cũng sẽ trở nên thịnh vượng bằng cách cung cấp nhiều tiện ích hơn cho tôi. Và bởi vì tôi giàu có
hơn nên tôi có thể mua nhiều thứ từ người hàng xóm hơn, người đó cũng sẽ lần lượt trở nên giàu
có hơn. Rõ ràng là sự phân công lao động và sản xuất trong một nền kinh tế nhỏ và khép kín thì

3
Hiệu ứng quả cầu tuyết (snowball effect): là hiệu tượng tuyết dính chùm vào một quả cầu tuyết rất nhỏ ban
đầu; trong quá trình lăn xuống dốc thì số tuyết dính tụ vào trên đường đi ngày càng lớn, đến mức khi xuống đến
chân núi thì quả cầu tuyết bé nhỏ đã trở thành một khối cầu tuyết khổng lồ (ND)

33
còn hạn chế, nhưng đối với các thị trường rộng lớn hơn thì khả năng hội nhập giữa những cá
nhân, ngành nghề và công nghiệp cũng sẽ lớn hơn. Như Adam Smith đã giải thích trước Say,
―Sự phân công lao động bị giới hạn bởi quy mô của thị trường‖29. Say thêm vào ―càng nhiều nhà
sản xuất hơn thì những sản phẩm của họ sẽ càng đa dạng hơn, và làm tăng động lực, số lượng và
quy mô của thị trường đối với những sản phẩm đó.‖30
Say đã mô tả cuộc chơi tổng dương trong việc trao đổi sản phẩm. Trong những cuộc trao
đổi tự nguyện, thực tế khách hàng của tôi trở nên giàu có hơn là một tin rất tốt cho tôi. Nếu
ngược lại, họ trở nên nghèo đi, thì đó thực sự là một tin xấu. Như Say đã nói, ―Sự thành công của
một ngành cung ứng thương mại trở nên phong phú hơn bởi sự mua sắm, điều đó sẽ mở ra một
thị trường cho các sản phẩm của những ngành khác; trái lại, sự trì trệ của một kênh sản xuất, hay
thương mại, sẽ ảnh hưởng tới các phần còn lại‖31.
Say lý giải sự phát triển kinh tế là một cơ chế tự duy trì dựa trên (theo ngôn ngữ khô khan
hiện đại) ―sự tăng trưởng nội sinh‖ thực sự: ―kích thước của thị trường‖, đó là điều rất quan trọng
đối với mức độ chuyên môn hóa và phân công lao động, là yếu tố nội sinh với ý nghĩa rằng kích
thước của thị trường phụ thuộc vào khả năng sản xuất của chính nó. Sản xuất nhiều hơn tạo ra
nhiều sức mua hơn, từ đó biến thành một quy mô thị trường lớn hơn và tạo nhiều cơ hội để sản
xuất hơn.
Cơ chế của sự phát triển là một sự tiến hóa và gia tăng rõ rệt, đó là lý do tại sao trong thời
đại của Say người Pháp ―mua và bán năm hay sáu loại hàng hóa, như thời kỳ khốn khổ Charles
VI‖32. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa làm tăng số lượng các ngành công nghiệp và
tạo ra các ngánh mới của công nghiệp (thậm chí cả nhánh của nhánh). Một nền kinh tế thị trường
là một tiến trình chuyển động liên tục.
Say là một người lạc quan khi so sánh với hầu hết những nhà kinh tế trong thời đại của
ông. Không bị ám ảm bởi ý tưởng của sự khan hiếm, ông nhấn mạnh khả năng của con người
trong việc tạo ra những sản phẩm và sự thịnh vượng, và ông lý giải cách thức để sự sản xuất là
điều kiện tiên quyết cho những người khác để làm tương tự; sản xuất và trao đổi là một cuộc
chơi có tổng dương. Theo Say, sự khan hiếm sẽ được khắc phục bởi tinh thần doanh nhân và
những dịch vụ, bởi trao đổi và đổi mới. Do vậy đối với ông, sự khan hiếm không phải là một nỗi
ám ảnh, cũng như đối với Thomas Malthus – người tranh luận với ông. Say tìm cách nghiên cứu
và hiểu về nền kinh tế của sự thịnh vượng và lập luận chống lại bức tranh ảm đạm của Malthus
về tương lai nhân loại. Cuối cùng thì thực tế đã cho thấy Say đã đúng và Malthus hóa ra đã sai.
34
Áp dụng Luật Say ở Mức độ Quốc tế
Cho dù là xuyên biên giới hay ở trong nước, làm tổn thương người hàng xóm cũng chính là
tự làm đau mình: ―Mỗi cá nhân bị hấp dẫn trong một sự thịnh vượng chung cho toàn thể, và …
sự thành công của một nhánh của ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy điều đó đối với những nhánh
khác‖33. Thực sự, trong một quốc gia, chúng ta rất hiếm khi tìm thấy người nào thắc mắc về sự
thịnh vượng của một thành phố hay một ngành công nghiệp khác; hầu hết mọi người hiểu rằng
nếu những bác nông dân Pháp trở nên giàu có, thì nó sẽ tốt cho những anh công nhân ở đô thị, và
ngược lại.
Đó là nguồn gốc thực sự của những thành tựu đạt được bởi sự trao đổi giữa những người ở
thành phố và những người ở nông thôn, và điều đó cũng được lặp lại với những người sống trước
đó; cả hai đều có đủ tiền để mua nhiều hơn những sản phẩm tốt hơn, dư thừa so với việc họ tự
sản xuất:

Một thành phố nằm ngay trung tâm của một vùng ngoại vi giàu có, không cảm thấy
được nhu cầu của những người tiêu dùng giàu có và đông đảo; mặt khác, vùng lân cận
của một thành phố sang trọng sẽ mang lại giá trị bổ sung đối với các sản phẩm của vùng
đó. Sự phân chia những quốc gia với sự chuyên môn hóa như nông nghiệp, sản xuất và
thương mại, là quá đủ đối với quốc gia đó. Thành công của một dân tộc trong nông
nghiệp là một sự kích thích đối sự thịnh vượng về sản xuất và thương mại của dân tộc
đó; và điều kiện thuận lợi trong sản xuất và thương mại cũng phản ánh lợi ích lớn hơn
nhờ thành công trong lĩnh vực nông nghiệp của vùng đó.34

Say tiếp tục chỉ ra những mối quan hệ giữa các quốc gia thì không khác gì những mối quan
hệ giữa các vùng, các thành phố hay nông thôn với nhau:

Vị trí của một quốc gia, đối với các nước láng giềng, là tương tự như mối quan hệ của
một tỉnh đối với các tỉnh khác nằm trong quốc gia đó, hay của vùng ngoại ô đối với
thành phố; chúng dành một sự quan tâm đối với sự thịnh vượng của những người láng
giềng và được đảm bảo để có được lợi lộc trong sự giàu có của họ.35

Một lần nữa, những người hàng xóm giàu có tức là một cơ hội cho chúng ta để bán nhiều
hơn và trở nên giàu có hơn.

35
Ông làm cho quan điểm của mình thậm chí còn rõ ràng hơn trong thư phản hồi của ông với
Malthus, và cho thấy mức độ một thương gia chú ý đến sự giàu có của những vùng hay quốc gia
láng giềng:

Khi tôi nói rằng sản phẩm mở ra một hướng mới cho sản phẩm; tức là các phương tiện
của ngành công nghiệp, bất cứ điều gì chúng có được, khi không bị trói buộc thì luôn
luôn được áp dụng vào những chủ thể cần thiết nhất của các quốc gia, và rằng những
chủ thể cần thiết này tạo ra những quần thể mới và thú vui mới, tất cả những sự xuất
hiện này đều không chống lại quan điểm của tôi. Hãy nhìn lại hai trăm năm trước, và
giả sử rằng một nhà thương mại đã mang theo một lượng lớn hàng hóa đến những nơi
mà bây giờ là New York và Philadelphia; ông ấy có thể bán chúng không? Chúng ta hãy
giả sử một lần nữa, rằng ông đã thành công trong việc tạo ra tại đây một cơ sở sản xuất
hay trang trại nông nghiệp; ông có thể bán những vật phẩm đơn lẻ trong những sản
phẩm của ông không? Không, chắc chắn là không. Ông phải tự mình tiêu thụ chúng.
Vậy tại sao bây giờ chúng ta thấy điều ngược lại? Tại sao những hàng hóa được mang
đến hay được làm tại Philadelphia hoặc New York, chắc chắn đang được bán với giá
hiện tại? Đó dường như là một bằng chứng với tôi rằng đó là nhờ những người trồng
trọt, các thương nhân và kể cả những nhà sản xuất ở New York, Philadelphia, và các
tỉnh lân cận, tạo ra hoặc gửi đến đây một số sản phẩm, nhờ đó họ mua được những sản
phẩm từ khắp bốn phương.36

Rào cản Thƣơng mại (“Chủ nghĩa Bảo hộ”) là một Cuộc chơi Tổng Âm
Nhiều cuộc tranh luận sau đó, như một số người đang làm hiện nay, nói rằng chúng ta
không cần phải giao thương với nước ngoài và chúng ta nên làm mọi thứ ―tại nhà‖. Say đã đưa ra
một lời chỉ trích thâm sâu đối với góc nhìn đó:

Perhaps it will be said that ―what is true with respect to a new state, may not be
applicable to an old one: that there was in America room for new producers and new
consumers; but in a country which already contains more producers than sufficient,
additional consumers only are wanting‖. Permit me to answer, that the only true
customers are those who on their side produce, because they alone can buy the produce
of others; and that unproductive consumers can buy nothing, unless by means of the
value created by those who produce.37

36
Điều đó dường như là nói rằng ―những gì đúng đối với một trạng thái mới, có thể không
được áp dụng với một trạng thái cũ: rằng có một cơ hội Mỹ đối với những nhà sản xuất
và những nhà tiêu thụ mới; nhưng trong một quốc gia mà đã có nhiều nhà sản xuất hơn
sự cần thiết, bổ sung thêm người tiêu dùng chỉ là một sự mong muốn ở thì tương lai‖.
Xin cho phép tôi trả lời, rằng những người tiêu dùng thực thụ là những người bên cạnh
sản phẩm của họ, bởi vì họ chỉ có thể mua sản phẩm của người khác; và rằng những
người tiêu dùng không hiệu quả thì không thể mua được cái gì, trừ khi giá trị được tạo
ra bởi những người sản xuất.37

Say miêu tả ―chủ nghĩa bảo hộ‖ là cách để tự hủy hoại như thế nào: nó như là ―nếu tại cửa
của mỗi ngôi nhà có một tờ thuế nhập khẩu được đặt trên chiếc áo hay đôi giày, cho mục đích rất
đáng khen ngợi trong việc thúc giục những người trong nhà tự làm chúng cho bản thân‖38 (if at
the door of every house an import duty were laid upon coats and shoes, for the laudable purpose
of compelling the inmates to make them for themselves). Với một suy nghĩ đi trước thời đại, ông
đã hoàn toàn ý thức về vai trò quan trọng của những chuỗi giá trị quốc tế.
Một số người phàn nàn rằng có một số nước ―thâm hụt thương mại‖ và những nước khác
―thặng dư thương mại‖, và thậm chí còn cho rằng bất cứ điều gì ―thâm hụt‖ thì đều là điều xấu.
Say giải thích những sai lầm của ―cán cân thương mại‖, một di sản mang tính phá hoại từ suy
nghĩ của những người cổ vũ cho chủ nghĩa trọng thương mà đã gây ra rất nhiều cuộc chiến tranh.
―những cuộc chiến tranh thương mại‖ hay ―những cuộc trả đũa‖ chỉ đơn thuần là xảy ra để bảo
vệ lợi ích của một số ít người có đủ mưu mẹo để làm cho đám đông nhầm lẫn giữa quyền lợi đặc
biệt của họ với lợi ích của toàn dân tộc.
Say đã thận trọng với những gì ngày nay được gọi với cái tên mỹ miều ―Hiệp định Thương
mại Tự do‖. Thương mại tự do đơn phương là chính sách tối hậu của Say: ta nên đối xử với các
quốc gia khác như những người láng giềng hay những người bạn. Những điều ước độc quyền
thương mại tức là có sự đối xử không công bằng đối với các đối tác: ―nhượng bộ‖ cho các nhà
xuất khảu từ một quốc gia tức là ―từ chối nhượng bộ‖ đối với các quốc gia khác, và đó là nguồn
gốc của xung đột. Say đã có thể cảm nhận rằng thay vì tạo ra thương mại nhiều hơn, những điều
ước đó có thể tạo sự ―trệch hướng thương mại‖, điều khiến dòng chảy thương mại không đến
được với các nước mà chính phủ không phải là các bên tham gia hiệp ước.

37
Say đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc đưa ra những trợ cấp xuất khẩu. Những chính
sách như thu hút những thứ mà bây giờ được gọi là ―bè phái‖ hay ―những người tìm kiếm địa tô‖
(rent seeker4), những người mà theo tác pháp luật để tìm kiếm lợi ích cho bản thân họ. Say là
một nhà phê phán ―chủ nghĩa tư bản bè phái‖ avante la lettre, hay trước khi nó được sử dụng
rộng rãi hơn. Chủ nghĩa bè phái, dường như được gọi với một tên khác bởi nhà kinh tế vĩ đại
người Pháp, Frédéric Bastiat, là ―sự cướp bóc lẫn nhau‖.
Một đối thủ của Say về thương mại tự do – và hòa bình – không phải ai khác mà chính là
Napoleon Bonaparte. Trong khi làm biên tập viên của tạp chí Décade Philosophique, Say đã lần
đầu tiên hỗ trợ cuộc đảo chính của Bonaparte vào năm 1799, điều mà đã dập tắt cuộc Cách mạng
Pháp và thành lập hiến pháp với chế độ Consulat (Tổng tài đứng đầu – ND). Say cũng từng là
một thành viên của Tribunat, là một trong bốn Hội đồng của Consulat. Nhưng sau khi Say xuất
bản tác phẩm Traité của ông vào năm 1803, Bonaparte, người đã trở thành Tổng tài ―suốt đời‖
vào năm 1802, nhấn mạnh rằng Say nên viết lại phần về thương mại tự do và thay đổi chúng để
hỗ trợ cho chủ nghĩa bảo hộ và sự can thiệp của chính phủ. Say kịch liệt phản đối yêu cầu của
Bonaparte. Sự chính trực một cách trí tuệ đó đã khiến ông bị hất cẳng khỏi Tribunat, để có sự tái
bản lần hai của cuốn Traité – bị kiểm duyệt một cách gắt gao, và bị cấm làm việc như một nhà
báo.
Bonaparte cũng trở thành một đối thủ của Say trên một mức độ rất thực tế. Sau khi bị trục
xuất ra khỏi đời sống công cộng, Say quyết định mở một công ty kéo sợi. Ông là một nhà kinh
doanh , Say áp dụng động cơ thủy lực mới nhất vào công việc sản xuất, mở rộng lực lượng lao
động lên đến 400 người, và là một đối thủ đám gờm đối với những nhà sản xuất người Anh. Điều
đó kéo dài cho đến khi chính sách bảo hộ của Bonaparte hủy hoại công ty vào năm 1812. Say và
những người công nhân của ông, cùng với gia đình của họ đã thấm thía hậu quả thực tế của
những ý tưởng tồi tệ.

Hòa bình cho Thịnh vƣợng

4
Rent seeker: bắt nguồn từ thuật ngữ ―rent-seeking‖, từ ―rent‖ ở đây tức là địa tô (theo sự phân chia thu nhập
của Adam Smith), ―rent-seeking‖ là những hoạt động thao tác môi trường xã hội hoặc chính trị trong đó các hoạt
động kinh tế xảy ra, nhưng không tạo ra sự thịnh vượng. Ví dụ như một ông vua thay đổi lưu vực một con sông để
nhằm thu tiền thuế đối với tàu bè qua lại, ông ấy đã không đóng góp lợi ích gì cho bất kỳ ai, dù là gián tiếp hay trực
tiếp, tất cả những gì ông ấy làm là tìm cách để kiếm tiền cho bản thân từ một số thứ mà đáng lẽ chúng được sử dụng
một cách tự do. (ND)

38
Say đã mất người em trai của mình, Horace, một học giả rất có triển vọng, vào năm 1799
trong cuộc viễn chinh của Pháp vào Ai Cập được dẫn đầu bởi Bonaparte. Dường như sự mất mát
người em trai trong cuộc xâm lược thuộc địa đã giúp Say hiểu rõ cái giá quá đắt của chiến tranh.
Trong các phiên bản sau này của cuốn Luận bàn, Say đã phản đối rất quyết liệt ―những cuộc
chiến tranh đổ nát…như đã xảy ra ở Pháp dưới sự thống trị của Napoleon‖39.
Hòa bình là điều kiện tiên quyết của sự phát triển kinh tế. Mọi người không thể đầu tư hoặc
lên kế hoạch cho tương lai khi họ đang bị tàn sát hoặc đe dọa bị tàn sát như họ có thể làm trong
điều kiện hòa bình. Say nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc hạn chế cưỡng đoạt
(hay ―sự cướp đoạt‖) gây ra bởi chính phủ. Chính phủ vi phạm tài sản không chỉ khi họ lấy đi đất
đai và các ngành công nghiệp, mà còn khi họ ra lệnh hay ngăn cấm cách sử dụng của người dân
trên tài sản của họ. Say tin rằng những chính phủ nên bị giới hạn và kiểm soát bởi những quy
định (được làm một cách ―chuẩn mực‖) và rằng ―không một quốc gia nào từng đạt được bất cứ
mức độ nào của sự giàu có mà không là chủ thể của một chính phủ chuẩn mực‖40.
Hòa bình rõ ràng là điều kiện tiên quyết của sự giàu có chung giữa các quốc gia. Chiến
tranh phá hủy, làm què quặt, và thiêu đốt cuộc sống con người, quét sạch của cải, tạo ra sự đói
khổ và lãng phí các nguồn lực khan hiếm. Những cuộc chiến tranh là những cuộc chơi tổng âm.
Một trong những nhiệm vụ của nền kinh tế chính trị là chứng minh chi phí của chiến tranh và giá
trị của hòa bình. Hãy hỏi một người Thụy Sỹ ở Zurich hay một người Thụy Điển ở Stockholm về
những lý do cho sự giàu có tuyệt vời ở cả thành phố và đất nước của họ; họ có lẽ sẽ trả lời rằng:
―Chúng tôi đã không thổi hồn mình vào hai cuộc chiến tranh thế giới‖. Như Say đã chỉ ra:

Các quốc gia sẽ được dạy để biết rằng họ thực sự không có lợi ích gì trong một cuộc
chiến chống lại nhau; rằng họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu tất cả những nỗi đau, sự
trừng phạt giáng xuống đầu, trong khi những lợi ích là hoàn toàn ảo tưởng… Chủ quyền
bằng đường bộ hay đường biển sẽ xuất hiện như nhau mà thiếu đi sự hấp dẫn, khi nó
được hiểu một cách đại chúng, rằng tất cả những lợi thế còn lại đối với những người cai
trị, và những chủ thể rộng lớn mà không bắt nguồn từ lợi ích nào cả. Đối với những cá
nhân, lợi ích khả thi nhất là sự tự do hoàn toàn trong giao dịch, thứ rất khó để thưởng
thức nếu như thiếu vắng sự hòa bình. Tạo hóa nhắc nhở các quốc gia về tình bằng hữu;
và nếu chính phủ của họ tham gia vào việc gây cản trở điều đó, đặt bản thân mình trong
sự thù hận, thì chúng sẽ có hại đối với nhân dân của họ, và đối với những người tham
gia cuộc chiến mà họ chống lại. Nếu những chủ thể của họ đủ yếu để tán thành tính kiêu
39
căng tai hại hay tham vọng của những người cai trị theo xu hướng này, tôi không biết
làm thế nào để phân biệt rõ sự điên rồ và sự phi lý nghiêm trọng như vậy, sự thú tính
được huấn luyện để chiến đấu và cắn xé người khác, để đổi lại sự vui chơi giải trí đơn
thuần cho một tầng lớp trên với đặc tính dã man và hoang dại.‖41

Hòa bình và tự do thương mại giúp mọi người tăng cường sự sản xuất không chỉ trong phát
triển kinh tế, mà còn sự thịnh vượng thực sự và con người nhân văn.

40
4

PHỎNG VẤN MỘT DOANH NHÂN VỀ HÒA BÌNH – CHRIS


RUFER

Tom G. Palmer

Có sự liên hệ nào giữa thương mại và hòa bình? Điều gì đã thúc đẩy một doanh nhân cổ
vũ cho hòa bình và chống lại chủ nghĩa bảo hộ từ bên ngoài? Có mối liên hệ gì giữa tự
do, hành động tự nguyện, và hòa bình? Chris Rufer đã thành lập một doanh nghiệp xử
lý thành phần cà chua hàng đầu thế giới và vận hành nông nghiệp dựa trên sự chế biến,
phân phối và dịch vụ. Ông là sáng lập viên của Self-Management Institute và
Foundation for Harmony and Prosperity.

Palmer: Cảm ơn vì đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, Chris. Hôm nay, tôi đã
thực hiện một số giao dịch với ông và công ty của ông, mặc dù tôi không nghĩ rằng ông biết tới
nó. Tôi mua một ít nước sốt cho món chiên và một ít cà chua cho món salad. Từ những gì tôi
hiểu được, có một cơ hội rất tốt khi mà những quả cà chua được xử lý bởi công ty của ông.
Chính vì vậy, bằng cách nào đó mà ngày hôm nay thị trường đã kết nối chúng ta một cách hòa
bình. Điều đó đã làm tâm trí tôi nảy sinh một câu hỏi: Tại sao một doanh nhân lại quan tâm tới
vấn đề hòa bình?
Rufer: Tôi cho rằng có một số cách để trả lời. Hòa bình cho phép chúng ta giao dịch kinh
doanh cùng nhau và tạo ra giá trị chia sẻ cao nhất. Vì vậy, thay vì bị cưỡng ép để làm điều gì đó
theo cách này hay cách kia, chúng ta có thể đáp ứng các giá trị của nhau, những giá trị thực sự
của chúng ta. Hòa bình là một điều kiện tiên quyết để trao đổi tự nguyện, đó là nền tảng mà
doanh nghiệp của tôi dựa vào. Khi chúng ta tương tác mà không bị ép buộc, trên cơ sở tự
nguyện, chúng ta tìm hiểu về giá trị của khách hàng và những nhà cung ứng. Và những người
khách hàng, nhà cung ứng này, cùng với những bên liên quan là những người duy nhất hiểu rõ
giá trị của họ. Là một doanh nhân tôi phản ứng lại những dấu hiệu của nền kinh tế đó cho tôi
biết, dựa trên hình thức về giá, về những gì có giá trị. Thông tin đó đến với tôi như những con số,
những giá cả, mà không có những quốc tịch, ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo đính kèm trên đó.
Chúng là những tín hiệu về giá trị của con người nhân bản.

41
Đó là một trong những điều tuyệt vời về thị trường và về kinh doanh. Giá cả thì không có
điều gì mập mờ đằng sau chúng; không có định kiến; không có quốc tịch, không có tôn giáo.
Chúng là những giá trị được tạo ra bởi nhiều người tổng hợp lại và giới thiệu với tôi dựa trên
hình thức của giá cả, thứ được thể hiện bởi một con số và có thể so sánh với những con số khác.
Tôi có thể sử dụng những con số này để đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực khan
hiếm. Chúng cho tôi thấy về các chi phí của những nguồn lực, trong hình thức của những gì mà
người khác sẽ trả để sử dụng chúng. Giá cả giúp tôi trở nên hòa hợp hơn đối với các giá trị của
những người khác.
Palmer: Ông có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế nào không?
Rufer: Chúng tôi có. Trên thực tế, khoảng 30% trong tổng sản phẩm của chúng tôi được
bán trên thị trường quốc tế.
Palmer: Cho người nước ngoài?
Rufer: Cho người nước ngoài, nhưng với tôi, họ chỉ là những khách hàng. Tôi không bận
tâm về những điều như vậy trừ khi phải làm việc với các chính phủ. Có từ 10% đến 20% trong
doanh số bán hàng của chúng tôi là từ Canada và Mexico, còn những doanh số bán hàng khác thì
từ khắc nơi trên thế giới. Mỗi tháng chúng tôi bán cho khách hàng đến từ 40 đến 50 quốc gia –
Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Hà Lan, Anh, Argentina và nhiều nước khác nữa. Hầu hết là các sản
phẩm về cà chua và hỗn hợp cà chua.
Palmer: Và ông kiếm được tiền từ tất cả những thương vụ này?
Rufer: Chắc chắn rồi, nếu không thì chúng tôi không làm với họ. Điều đó cho tôi thấy
rằng chúng tôi đang tạo ra giá trị đối với thế giới, rằng chúng tôi đang đáp ứng và hoàn thiện giá
trị của những khách hàng của mình. Nó cũng mang lại một ảnh hưởng khác khi mà liên quan đến
sự đáp ứng đối với những giá trị của người khác (It‘s got another effect, too, that‘s related to that
responsiveness to the values of others). Bạn có thể nghĩ về sản phẩm bạn bán cho người khác,
cho dù là xuyên biên giới (quốc tế) hay bên trong biên giới (trong nước), như một sứ giả vì hòa
bình, hợp tác và tôn trọng. Khi bạn nhìn nhận người khác như là khách hàng, nó không thực sự
xảy ra khi bạn muốn bắn hay làm tổn thương họ. Giao thương như là một sự thay thế đẹp đẽ cho
sự bạo lực và cưỡng chế.
Palmer: Một số người nói rằng thương mại quốc tế gây ra nhiều thiệt hại về môi trường và
tác hại và nếu…

42
Rufer: Người doanh nhân, khi làm việc trong một thị trường tự do, có nghĩa là tôn trọng
các quyền sở hữu tài sản của những người khác, là người bảo vệ cho môi trường đó đến cùng.
Một nhà môi trường thực thụ sẽ thấy được chi phí của hàng hóa, chi phí các nguồn lực vật chất,
cho dù chúng là dầu, gỗ, cao su hay thủy tinh, hoặc bất cứ điều gì khác. Và bởi vì việc tính toán
có thể được thực hiện bởi giá cả, lợi nhuận, và thiệt hại, những thông tin về chi phí không chỉ là
kiến thức, đó là kiến thức có hiệu quả; nó làm thay đổi hành vi. Giá cả cho chúng ta thông tin về
chi phí và đồng thời khuyến khích để giảm thiểu chúng. Chúng tôi không muốn thấy những sự
lãng phí và có động lực để điều đó không xảy ra. Điều quan trọng là tôn trọng quyền của những
người khác, tức là tài sản; bạn sẽ nhận lấy sự suy thoái môi trường, ô nhiễm, chất thải, và sự tàn
phá khi những quyền tài sản không được tôn trọng. Khi quyền tài sản được định nghĩa rõ ràng và
được bảo vệ, chúng tôi phải lưu tâm sự ảnh hưởng của những lựa chọn của mình đối với những
người khác. Bạn biết đấy, những chính phủ thường không phải cân nhắc tác động những hành
động của họ đối với người khác, bởi vì họ có thể dùng biện pháp cưỡng chế, nhưng chúng ta phải
suy nghĩ về những giá trị và quyền lợi của người khác hằng giờ hằng phút. Việc kinh doanh của
chúng tôi dựa vào những hành động tự nguyện. Chúng tôi không thể và không được sử dụng vũ
lực để ép buộc mọi người mua hàng của mình, sản xuất chúng, hay cung cấp hàng hóa cho chúng
tôi. Tất cả đều là tự nguyện trong tất cả các khâu.
Palmer: Ông đã đề cập đến hoạt động tự nguyện rất nhiều lần. Có phải ông tự nhận mình
là một người cổ vũ cho sự tự nguyện hay một người cổ vũ cho chủ nghĩa tự do hay …?
Rufer: Đối với tôi những từ đó là tương tự nhau. Thuật ngữ cũ là ―tự do‖ (liberal), nhưng
điều đó đôi khi gây ra một số sự nhầm lẫn ở Hoa Kỳ, bởi vì ―tự do‖ đang được xem xét như là
trái ngược với ―bảo thủ‖ tại đây. Bạn có thể nói tôi là một người ―tự do cổ điển‖, nhưng với sự
hiểu biết đúng đắn các thuật ngữ, bạn có thể miêu tả tôi bằng tất cả những từ ngữ đó, tự do, tự do
cổ điển, người tự nguyện (cổ vũ cho sự tự nguyện – ND), người tự do (cổ vũ cho chủ nghĩa tự do
– ND). Điều quan trọng với tôi là mọi người không bị cưỡng ép và rằng chúng ta tương tác một
cách tự nguyện và trong sự hòa bình.
Palmer: Ông có được góc nhìn này từ bao giờ và ông đã có được chúng như thế nào?
Rufer: Bố mẹ tôi là những người thờ ơ với chính trị và tôi thì thường xấu hổ khi còn là
một đứa bé. Đến giờ tôi vẫn thế. Vì vậy, tôi đã không tham gia rất nhiều cuộc tranh luận và
không thu được điều gì cả. Tôi chưa bao giờ thấy bản thân mình như là một người trí tuệ. Sau đó
tôi đến học ở UCLA (Đại học California, Los Angeles – ND) như một sinh viên năm nhất và
43
sống trong một ký túc xá, được giới thiệu với rất nhiều người cùng độ tuổi, rất đa dạng về nguồn
gốc và thông minh hơn tôi rất nhiều. Đó thực sự là lần đầu tiên tôi bắt đầu nói chuyện về chính
trị, và đối với một số lý do tôi xem xét để tranh luận một cách vững chắc, tôi không nghĩ nó có
quyền để làm hại người khác. Và khi thời gian trôi đi, tôi chỉ tinh lọc lại những lập luận của
mình. Đó dường như là điều hiển nhiên với tôi. Có thể có những ảnh hưởng, nhưng nếu vậy thì
tôi cũng không biết những ảnh hưởng đó đến từ đâu. Tôi không thể nhớ lại một cuốn sách cụ thể,
một người hay một tuyên bố mà hình thành nên niềm tin của tôi. Tôi có xu hướng chỉ nhìn vào
những sự việc và cố gắng để hiểu cách chúng làm việc và làm thế nào để chúng làm việc hiệu
quả hơn.
Palmer: Cảm ơn vì đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, Chris. Hôm nay, tôi đã
thực hiện một số giao dịch với ông và công ty của ông, mặc dù tôi không nghĩ rằng ông biết tới
nó. Tôi mua một ít nước sốt cho món chiên và một ít cà chua cho món salad. Từ những gì tôi
hiểu được, có một cơ hội rất tốt khi mà những quả cà chua được xử lý bởi công ty của ông.
Chính vì vậy, bằng cách nào đó mà ngày hôm nay thị trường đã kết nối chúng ta một cách hòa
bình. Điều đó đã làm tâm trí tôi nảy sinh một câu hỏi: Tại sao một doanh nhân lại quan tâm tới
vấn đề hòa bình?
Rufer: Tôi cho rằng có một số cách để trả lời. Hòa bình cho phép chúng ta giao dịch kinh
doanh cùng nhau và tạo ra giá trị chia sẻ cao nhất. Vì vậy, thay vì bị cưỡng ép để làm điều gì đó
theo cách này hay cách kia, chúng ta có thể đáp ứng các giá trị của nhau, những giá trị thực sự
của chúng ta. Hòa bình là một điều kiện tiên quyết để trao đổi tự nguyện, đó là nền tảng mà
doanh nghiệp của tôi dựa vào. Khi chúng ta tương tác mà không bị ép buộc, trên cơ sở tự
nguyện, chúng ta tìm hiểu về giá trị của khách hàng và những nhà cung ứng. Và những người
khách hàng, nhà cung ứng này, cùng với những bên liên quan là những người duy nhất hiểu rõ
giá trị của họ. Là một doanh nhân tôi phản ứng lại những dấu hiệu của nền kinh tế đó cho tôi
biết, dựa trên hình thức về giá, về những gì có giá trị. Thông tin đó đến với tôi như những con số,
những giá cả, mà không có những quốc tịch, ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo đính kèm trên đó.
Chúng là những tín hiệu về giá trị của con người nhân bản.
Đó là một trong những điều tuyệt vời về thị trường và về kinh doanh. Giá cả thì không có
điều gì mập mờ đằng sau chúng; không có định kiến; không có quốc tịch, không có tôn giáo.
Chúng là những giá trị được tạo ra bởi nhiều người tổng hợp lại và giới thiệu với tôi dựa trên
hình thức của giá cả, thứ được thể hiện bởi một con số và có thể so sánh với những con số khác.

44
Tôi có thể sử dụng những con số này để đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực khan
hiếm. Chúng cho tôi thấy về các chi phí của những nguồn lực, trong hình thức của những gì mà
người khác sẽ trả để sử dụng chúng. Giá cả giúp tôi trở nên hòa hợp hơn đối với các giá trị của
những người khác.
Palmer: Ông có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế nào không?
Rufer: Chúng tôi có. Trên thực tế, khoảng 30% trong tổng sản phẩm của chúng tôi được
bán trên thị trường quốc tế.
Palmer: Cho người nước ngoài?
Rufer: Cho người nước ngoài, nhưng với tôi, họ chỉ là những khách hàng. Tôi không bận
tâm về những điều như vậy trừ khi phải làm việc với các chính phủ. Có từ 10% đến 20% trong
doanh số bán hàng của chúng tôi là từ Canada và Mexico, còn những doanh số bán hàng khác thì
từ khắc nơi trên thế giới. Mỗi tháng chúng tôi bán cho khách hàng đến từ 40 đến 50 quốc gia –
Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Hà Lan, Anh, Argentina và nhiều nước khác nữa. Hầu hết là các sản
phẩm về cà chua và hỗn hợp cà chua.
Palmer: Và ông kiếm được tiền từ tất cả những thương vụ này?
Rufer: Chắc chắn rồi, nếu không thì chúng tôi không làm với họ. Điều đó cho tôi thấy
rằng chúng tôi đang tạo ra giá trị đối với thế giới, rằng chúng tôi đang đáp ứng và hoàn thiện giá
trị của những khách hàng của mình. Nó cũng mang lại một ảnh hưởng khác khi mà liên quan đến
sự đáp ứng đối với những giá trị của người khác (It‘s got another effect, too, that‘s related to that
responsiveness to the values of others). Bạn có thể nghĩ về sản phẩm bạn bán cho người khác,
cho dù là xuyên biên giới (quốc tế) hay bên trong biên giới (trong nước), như một sứ giả vì hòa
bình, hợp tác và tôn trọng. Khi bạn nhìn nhận người khác như là khách hàng, nó không thực sự
xảy ra khi bạn muốn bắn hay làm tổn thương họ. Giao thương như là một sự thay thế đẹp đẽ cho
sự bạo lực và cưỡng chế.
Palmer: Một số người nói rằng thương mại quốc tế gây ra nhiều thiệt hại về môi trường và
tác hại và nếu…
Rufer: Người doanh nhân, khi làm việc trong một thị trường tự do, có nghĩa là tôn trọng
các quyền sở hữu tài sản của những người khác, là người bảo vệ cho môi trường đó đến cùng.
Một nhà môi trường thực thụ sẽ thấy được chi phí của hàng hóa, chi phí các nguồn lực vật chất,
cho dù chúng là dầu, gỗ, cao su hay thủy tinh, hoặc bất cứ điều gì khác. Và bởi vì việc tính toán

45
có thể được thực hiện bởi giá cả, lợi nhuận, và thiệt hại, những thông tin về chi phí không chỉ là
kiến thức, đó là kiến thức có hiệu quả; nó làm thay đổi hành vi. Giá cả cho chúng ta thông tin về
chi phí và đồng thời khuyến khích để giảm thiểu chúng. Chúng tôi không muốn thấy những sự
lãng phí và có động lực để điều đó không xảy ra. Điều quan trọng là tôn trọng quyền của những
người khác, tức là tài sản; bạn sẽ nhận lấy sự suy thoái môi trường, ô nhiễm, chất thải, và sự tàn
phá khi những quyền tài sản không được tôn trọng. Khi quyền tài sản được định nghĩa rõ ràng và
được bảo vệ, chúng tôi phải lưu tâm sự ảnh hưởng của những lựa chọn của mình đối với những
người khác. Bạn biết đấy, những chính phủ thường không phải cân nhắc tác động những hành
động của họ đối với người khác, bởi vì họ có thể dùng biện pháp cưỡng chế, nhưng chúng ta phải
suy nghĩ về những giá trị và quyền lợi của người khác hằng giờ hằng phút. Việc kinh doanh của
chúng tôi dựa vào những hành động tự nguyện. Chúng tôi không thể và không được sử dụng vũ
lực để ép buộc mọi người mua hàng của mình, sản xuất chúng, hay cung cấp hàng hóa cho chúng
tôi. Tất cả đều là tự nguyện trong tất cả các khâu.
Palmer: Ông đã đề cập đến hoạt động tự nguyện rất nhiều lần. Có phải ông tự nhận mình
là một người cổ vũ cho sự tự nguyện hay một người cổ vũ cho chủ nghĩa tự do hay …?
Rufer: Đối với tôi những từ đó là tương tự nhau. Thuật ngữ cũ là ―tự do‖ (liberal), nhưng
điều đó đôi khi gây ra một số sự nhầm lẫn ở Hoa Kỳ, bởi vì ―tự do‖ đang được xem xét như là
trái ngược với ―bảo thủ‖ tại đây. Bạn có thể nói tôi là một người ―tự do cổ điển‖, nhưng với sự
hiểu biết đúng đắn các thuật ngữ, bạn có thể miêu tả tôi bằng tất cả những từ ngữ đó, tự do, tự do
cổ điển, người tự nguyện (cổ vũ cho sự tự nguyện – ND), người tự do (cổ vũ cho chủ nghĩa tự do
– ND). Điều quan trọng với tôi là mọi người không bị cưỡng ép và rằng chúng ta tương tác một
cách tự nguyện và trong sự hòa bình.
Palmer: Cảm ơn vì đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, Chris. Hôm nay, tôi đã
thực hiện một số giao dịch với ông và công ty của ông, mặc dù tôi không nghĩ rằng ông biết tới
nó. Tôi mua một ít nước sốt cho món chiên và một ít cà chua cho món salad. Từ những gì tôi
hiểu được, có một cơ hội rất tốt khi mà những quả cà chua được xử lý bởi công ty của ông.
Chính vì vậy, bằng cách nào đó mà ngày hôm nay thị trường đã kết nối chúng ta một cách hòa
bình. Điều đó đã làm tâm trí tôi nảy sinh một câu hỏi: Tại sao một doanh nhân lại quan tâm tới
vấn đề hòa bình?
Rufer: Tôi cho rằng có một số cách để trả lời. Hòa bình cho phép chúng ta giao dịch kinh
doanh cùng nhau và tạo ra giá trị chia sẻ cao nhất. Vì vậy, thay vì bị cưỡng ép để làm điều gì đó
46
theo cách này hay cách kia, chúng ta có thể đáp ứng các giá trị của nhau, những giá trị thực sự
của chúng ta. Hòa bình là một điều kiện tiên quyết để trao đổi tự nguyện, đó là nền tảng mà
doanh nghiệp của tôi dựa vào. Khi chúng ta tương tác mà không bị ép buộc, trên cơ sở tự
nguyện, chúng ta tìm hiểu về giá trị của khách hàng và những nhà cung ứng. Và những người
khách hàng, nhà cung ứng này, cùng với những bên liên quan là những người duy nhất hiểu rõ
giá trị của họ. Là một doanh nhân tôi phản ứng lại những dấu hiệu của nền kinh tế đó cho tôi
biết, dựa trên hình thức về giá, về những gì có giá trị. Thông tin đó đến với tôi như những con số,
những giá cả, mà không có những quốc tịch, ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo đính kèm trên đó.
Chúng là những tín hiệu về giá trị của con người nhân bản.
Đó là một trong những điều tuyệt vời về thị trường và về kinh doanh. Giá cả thì không có
điều gì mập mờ đằng sau chúng; không có định kiến; không có quốc tịch, không có tôn giáo.
Chúng là những giá trị được tạo ra bởi nhiều người tổng hợp lại và giới thiệu với tôi dựa trên
hình thức của giá cả, thứ được thể hiện bởi một con số và có thể so sánh với những con số khác.
Tôi có thể sử dụng những con số này để đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực khan
hiếm. Chúng cho tôi thấy về các chi phí của những nguồn lực, trong hình thức của những gì mà
người khác sẽ trả để sử dụng chúng. Giá cả giúp tôi trở nên hòa hợp hơn đối với các giá trị của
những người khác.
Palmer: Ông có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế nào không?
Rufer: Chúng tôi có. Trên thực tế, khoảng 30% trong tổng sản phẩm của chúng tôi được
bán trên thị trường quốc tế.
Palmer: Cho người nước ngoài?
Rufer: Cho người nước ngoài, nhưng với tôi, họ chỉ là những khách hàng. Tôi không bận
tâm về những điều như vậy trừ khi phải làm việc với các chính phủ. Có từ 10% đến 20% trong
doanh số bán hàng của chúng tôi là từ Canada và Mexico, còn những doanh số bán hàng khác thì
từ khắc nơi trên thế giới. Mỗi tháng chúng tôi bán cho khách hàng đến từ 40 đến 50 quốc gia –
Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Hà Lan, Anh, Argentina và nhiều nước khác nữa. Hầu hết là các sản
phẩm về cà chua và hỗn hợp cà chua.
Palmer: Và ông kiếm được tiền từ tất cả những thương vụ này?
Rufer: Chắc chắn rồi, nếu không thì chúng tôi không làm với họ. Điều đó cho tôi thấy
rằng chúng tôi đang tạo ra giá trị đối với thế giới, rằng chúng tôi đang đáp ứng và hoàn thiện giá

47
trị của những khách hàng của mình. Nó cũng mang lại một ảnh hưởng khác khi mà liên quan đến
sự đáp ứng đối với những giá trị của người khác (It‘s got another effect, too, that‘s related to that
responsiveness to the values of others). Bạn có thể nghĩ về sản phẩm bạn bán cho người khác,
cho dù là xuyên biên giới (quốc tế) hay bên trong biên giới (trong nước), như một sứ giả vì hòa
bình, hợp tác và tôn trọng. Khi bạn nhìn nhận người khác như là khách hàng, nó không thực sự
xảy ra khi bạn muốn bắn hay làm tổn thương họ. Giao thương như là một sự thay thế đẹp đẽ cho
sự bạo lực và cưỡng chế.
Palmer: Một số người nói rằng thương mại quốc tế gây ra nhiều thiệt hại về môi trường và
tác hại và nếu…
Rufer: Người doanh nhân, khi làm việc trong một thị trường tự do, có nghĩa là tôn trọng
các quyền sở hữu tài sản của những người khác, là người bảo vệ cho môi trường đó đến cùng.
Một nhà môi trường thực thụ sẽ thấy được chi phí của hàng hóa, chi phí các nguồn lực vật chất,
cho dù chúng là dầu, gỗ, cao su hay thủy tinh, hoặc bất cứ điều gì khác. Và bởi vì việc tính toán
có thể được thực hiện bởi giá cả, lợi nhuận, và thiệt hại, những thông tin về chi phí không chỉ là
kiến thức, đó là kiến thức có hiệu quả; nó làm thay đổi hành vi. Giá cả cho chúng ta thông tin về
chi phí và đồng thời khuyến khích để giảm thiểu chúng. Chúng tôi không muốn thấy những sự
lãng phí và có động lực để điều đó không xảy ra. Điều quan trọng là tôn trọng quyền của những
người khác, tức là tài sản; bạn sẽ nhận lấy sự suy thoái môi trường, ô nhiễm, chất thải, và sự tàn
phá khi những quyền tài sản không được tôn trọng. Khi quyền tài sản được định nghĩa rõ ràng và
được bảo vệ, chúng tôi phải lưu tâm sự ảnh hưởng của những lựa chọn của mình đối với những
người khác. Bạn biết đấy, những chính phủ thường không phải cân nhắc tác động những hành
động của họ đối với người khác, bởi vì họ có thể dùng biện pháp cưỡng chế, nhưng chúng ta phải
suy nghĩ về những giá trị và quyền lợi của người khác hằng giờ hằng phút. Việc kinh doanh của
chúng tôi dựa vào những hành động tự nguyện. Chúng tôi không thể và không được sử dụng vũ
lực để ép buộc mọi người mua hàng của mình, sản xuất chúng, hay cung cấp hàng hóa cho chúng
tôi. Tất cả đều là tự nguyện trong tất cả các khâu.
Palmer: Ông đã đề cập đến hoạt động tự nguyện rất nhiều lần. Có phải ông tự nhận mình
là một người cổ vũ cho sự tự nguyện hay một người cổ vũ cho chủ nghĩa tự do hay …?
Rufer: Đối với tôi những từ đó là tương tự nhau. Thuật ngữ cũ là ―tự do‖ (liberal), nhưng
điều đó đôi khi gây ra một số sự nhầm lẫn ở Hoa Kỳ, bởi vì ―tự do‖ đang được xem xét như là
trái ngược với ―bảo thủ‖ tại đây. Bạn có thể nói tôi là một người ―tự do cổ điển‖, nhưng với sự
48
hiểu biết đúng đắn các thuật ngữ, bạn có thể miêu tả tôi bằng tất cả những từ ngữ đó, tự do, tự do
cổ điển, người tự nguyện (cổ vũ cho sự tự nguyện – ND), người tự do (cổ vũ cho chủ nghĩa tự do
– ND). Điều quan trọng với tôi là mọi người không bị cưỡng ép và rằng chúng ta tương tác một
cách tự nguyện và trong sự hòa bình.
Palmer: Ông có được góc nhìn này từ bao giờ và ông đã có được chúng như thế nào?
Rufer: Bố mẹ tôi là những người thờ ơ với chính trị và tôi thì thường xấu hổ khi còn là
một đứa bé. Đến giờ tôi vẫn thế. Vì vậy, tôi đã không tham gia rất nhiều cuộc tranh luận và
không thu được điều gì cả. Tôi chưa bao giờ thấy bản thân mình như là một người trí tuệ. Sau đó
tôi đến học ở UCLA (Đại học California, Los Angeles – ND) như một sinh viên năm nhất và
sống trong một ký túc xá, được giới thiệu với rất nhiều người cùng độ tuổi, rất đa dạng về nguồn
gốc và thông minh hơn tôi rất nhiều. Đó thực sự là lần đầu tiên tôi bắt đầu nói chuyện về chính
trị, và đối với một số lý do tôi xem xét để tranh luận một cách vững chắc, tôi không nghĩ nó có
quyền để làm hại người khác. Và khi thời gian trôi đi, tôi chỉ tinh lọc lại những lập luận của
mình. Đó dường như là điều hiển nhiên với tôi. Có thể có những ảnh hưởng, nhưng nếu vậy thì
tôi cũng không biết những ảnh hưởng đó đến từ đâu. Tôi không thể nhớ lại một cuốn sách cụ thể,
một người hay một tuyên bố mà hình thành nên niềm tin của tôi. Tôi có xu hướng chỉ nhìn vào
những sự việc và cố gắng để hiểu cách chúng làm việc và làm thế nào để chúng làm việc hiệu
quả hơn.
Rufer: Tôi cho rằng có một số cách để trả lời. Hòa bình cho phép chúng ta giao dịch kinh
doanh cùng nhau và tạo ra giá trị chia sẻ cao nhất. Vì vậy, thay vì bị cưỡng ép để làm điều gì đó
theo cách này hay cách kia, chúng ta có thể đáp ứng các giá trị của nhau, những giá trị thực sự
của chúng ta. Hòa bình là một điều kiện tiên quyết để trao đổi tự nguyện, đó là nền tảng mà
doanh nghiệp của tôi dựa vào. Khi chúng ta tương tác mà không bị ép buộc, trên cơ sở tự
nguyện, chúng ta tìm hiểu về giá trị của khách hàng và những nhà cung ứng. Và những người
khách hàng, nhà cung ứng này, cùng với những bên liên quan là những người duy nhất hiểu rõ
giá trị của họ. Là một doanh nhân tôi phản ứng lại những dấu hiệu của nền kinh tế đó cho tôi
biết, dựa trên hình thức về giá, về những gì có giá trị. Thông tin đó đến với tôi như những con số,
những giá cả, mà không có những quốc tịch, ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo đính kèm trên đó.
Chúng là những tín hiệu về giá trị của con người nhân bản.
Đó là một trong những điều tuyệt vời về thị trường và về kinh doanh. Giá cả thì không có
điều gì mập mờ đằng sau chúng; không có định kiến; không có quốc tịch, không có tôn giáo.
49
Chúng là những giá trị được tạo ra bởi nhiều người tổng hợp lại và giới thiệu với tôi dựa trên
hình thức của giá cả, thứ được thể hiện bởi một con số và có thể so sánh với những con số khác.
Tôi có thể sử dụng những con số này để đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực khan
hiếm. Chúng cho tôi thấy về các chi phí của những nguồn lực, trong hình thức của những gì mà
người khác sẽ trả để sử dụng chúng. Giá cả giúp tôi trở nên hòa hợp hơn đối với các giá trị của
những người khác.
Palmer: Ông có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế nào không?
Rufer: Chúng tôi có. Trên thực tế, khoảng 30% trong tổng sản phẩm của chúng tôi được
bán trên thị trường quốc tế.
Palmer: Cảm ơn vì đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, Chris. Hôm nay, tôi đã
thực hiện một số giao dịch với ông và công ty của ông, mặc dù tôi không nghĩ rằng ông biết tới
nó. Tôi mua một ít nước sốt cho món chiên và một ít cà chua cho món salad. Từ những gì tôi
hiểu được, có một cơ hội rất tốt khi mà những quả cà chua được xử lý bởi công ty của ông.
Chính vì vậy, bằng cách nào đó mà ngày hôm nay thị trường đã kết nối chúng ta một cách hòa
bình. Điều đó đã làm tâm trí tôi nảy sinh một câu hỏi: Tại sao một doanh nhân lại quan tâm tới
vấn đề hòa bình?
Rufer: Tôi cho rằng có một số cách để trả lời. Hòa bình cho phép chúng ta giao dịch kinh
doanh cùng nhau và tạo ra giá trị chia sẻ cao nhất. Vì vậy, thay vì bị cưỡng ép để làm điều gì đó
theo cách này hay cách kia, chúng ta có thể đáp ứng các giá trị của nhau, những giá trị thực sự
của chúng ta. Hòa bình là một điều kiện tiên quyết để trao đổi tự nguyện, đó là nền tảng mà
doanh nghiệp của tôi dựa vào. Khi chúng ta tương tác mà không bị ép buộc, trên cơ sở tự
nguyện, chúng ta tìm hiểu về giá trị của khách hàng và những nhà cung ứng. Và những người
khách hàng, nhà cung ứng này, cùng với những bên liên quan là những người duy nhất hiểu rõ
giá trị của họ. Là một doanh nhân tôi phản ứng lại những dấu hiệu của nền kinh tế đó cho tôi
biết, dựa trên hình thức về giá, về những gì có giá trị. Thông tin đó đến với tôi như những con số,
những giá cả, mà không có những quốc tịch, ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo đính kèm trên đó.
Chúng là những tín hiệu về giá trị của con người nhân bản.

50
51
5

NỀN HÒA BÌNH CỦA THƢƠNG MẠI TỰ DO

Bởi Erik Gartzke

Thương mại quốc tế và các khoản đầu tư xuyên quốc gia giảm bớt động lực gây ra chiến
tranh như thế nào? Quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ảnh hưởng đến hành
vi của họ như thế nào? Mối quan hệ giữa hòa bình, thương mại và các chính phủ có
năng lực giải trình theo các nguyên tắc dân chủ là gì? Erik Gartzke là phó giáo sư ngành
khoa học chính trị tại đại học California tại San Diego, kiêm giáo sư về quản lý nhà
nước tại đại học Essex. Nghiên cứu của ông tập trung vào tác động của thông tin và các
thể chế đối với chiến tranh và hòa bình. Ông có các tác phẩm xuất bản với nội dung về
thương mại, chiến tranh mạng, ngoại giao và các chủ đề có liên quan khác.

Một loạt những cuộc chiến tranh hủy diệt tàn bạo kéo dài hàng thập kỷ ở châu Âu đã chấm
dứt vào năm 1648, khi một hiệp ước mà sau này được biết đến là Hiệp ước Westphalia, đã thiết
lập một hệ thống mà theo đó các quốc gia châu Âu có chủ quyền trong đối nội và quyền tự chủ
trong đối ngoại. Cách hành xử này đang ngày càng bị thách thức trong một thế giới mà các liên
kết kinh tế đã vượt ra ngoài biên giới giữa các quốc gia. Quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh
tế là kết quả của việc kết nối về mặt thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia lại với nhau. Chính
thương mại tạo ra giá trị, theo quan điểm kinh tế học phổ thông.
Các nhà chính trị học từ lâu đã nhận ra rằng giá trị này của thương mại về bản chất sẽ bị
giữ làm ―con tin‖ trong bất cứ xung đột nào giữa các quốc gia. Nếu như con tin này đủ quý giá
và bị đe dọa bởi chiến tranh thì các quốc gia có chủ quyền sẽ không còn hoàn toàn tự chủ nữa.
Khi mà các lợi ích của thương mại có nguy cơ bị thiệt hại bởi chiến tranh, viễn cảnh về thiệt hại
chung này có thể sẽ ngăn cản các cuộc xung đột giữa những đối tác thương mại. Nói một cách
đơn giản, nếu người dân ở phía bên này biên giới có những tài sản hay khách hàng quan trọng ở
phía bên kia, họ sẽ chẳng dễ gì ủng hộ việc hủy hoại những tài sản hay các mối quan hệ thương
mại đó và thiên về việc lên tiếng cho hòa bình.
Một ảnh hưởng quan trọng khác của thương mại trong việc khuyến khích nền hòa bình và
ngăn chặn chiến tranh có thể là nó thúc đẩy sự suy giảm giá trị của của chính những hàng hóa có

52
thể lấy được bằng chiến tranh, và cũng khiến cho việc tạo nên các đội quân chiếm đóng trở nên
tốn kém hơn nhiều. Nếu thương mại làm giảm chi phí thực của hàng hóa và nâng cao năng suất
lao động thì các công nhân, doanh nghiệp và quốc gia độc lập sẽ muốn dịch chuyển lao động của
mình đến các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tránh xa chiến tranh. Tôi sẽ phân tích các quá
trình này một cách chi tiết hơn ở phần dưới đây, sau khi xem xét lại những thông tin cơ bản.
Sự đổi thay
Người ta chẳng cần phải có bằng tiến sĩ để thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống ngày
nay đã thay đổi một cách nghiêm trọng so với thậm chí chỉ một vài thế hệ trước, và hoàn toàn
khác so với thế giới vào thế kỷ mười bảy. Cụ thể là thị trường đã bắt đầu tác động đến các vấn đề
quốc tế theo cách mà nó đã từng làm đối với những nền chính trị nội bộ quốc gia ở nhiều nơi.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã bắt đầu nhận ra, với tốc độ chậm rãi lúc đầu nhưng càng nhanh hơn
trong những thập niên gần đây, rằng đất nước và người dân của họ được kết nối với nhau thông
qua các mạng lưới kinh tế phức tạp và bao quát. Biểu đồ 1 đưa ra một minh họa dễ hiểu về tiến
trình này trên khía cạnh thương mại quốc tế, tính theo giá trị thực của đô-la Mỹ vào năm 2000
(đơn vị: trăm tỉ đô-la).
Xét bình quân thì thế giới cũng đang trở nên thịnh vượng hơn. Biểu đồ 2 cho thấy tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đầu người của thế giới. Để giúp cho việc so sánh theo thời gian trở nên dễ
dàng hơn, tôi đã điều chỉnh lại giá trị để thu nhập trung bình vào năm 1821 bằng 1. Điều này cho
phép chúng ta so sánh sự gia tăng của cải với cuộc hành trình hướng đến một chính phủ bị giới
hạn hơn và tự do cá nhân. Trong khi quá trình dân chủ hóa trên phạm vị toàn cầu tỏ ra kém đồng
đều hơn – phần lớn là do tiến trình phi thực dân hóa khiến số lượng các quốc gia tăng mạnh sau
năm 1950 – xu hướng của nó vẫn tăng lên, và hiện tượng này được thường được ghi chép lại như
các ―làn sóng‖ cải cách chính trị.i Số liệu về chính thể đo cấp độ dân chủ của các quốc gia, với
10 là mức cao nhất và 0 là mức thấp nhấp.ii Cả số liệu về chính thể và GDP đầu người được thể
hiện ở đây đều là mức trung bình hàng năm của thế giới.iii

Hình 1

53
Hình 2

Kinh tế chính trị học tự do cổ điển đã dự đoán trước cả ba thay đổi này cũng như nghiên
cứu và rút ra các giả thuyết về những hệ quả của chúng. Cả sự dân chủ, thương mại và sự phát
triển kinh tế đều đã cải thiện tình trạng của nhân loại bằng nhiều cách khác nhau. Trọng tâm ở
đây tập trung vào việc liệu những thay đổi có làm giảm bớt việc sử dụng bạo lực chính trị

54
(trong) và chiến tranh (giữa) các quốc gia trong hệ thống hòa ước Westphalia đang hiện hữu hay
không, và nếu có thì là những thay đổi nào và như thế nào? Thương mại là một công cụ đặc biệt
được ưa chuộng để khuyến khích hòa bình thế giới, nhưng những ảnh hưởng của nó cũng phức
tạp bởi cách nó hoạt động và những gì thương mại đã làm để thay đổi các cuộc cạnh tranh và
xung đột chính trị. Các nước được liên kết với nhau bởi các mối quan hệ thương mại phổ biến có
thể bị ―trói buộc‖ vào những quan hệ hòa bình. Mục tiêu của tôi là hiểu được những ảnh hưởng
của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế.
Hoài nghi Thomas
Một trong những mô tả thuyết phục nhất về cách thức hoạt động của các mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau được đưa ra bởi nhà kinh tế học được giải Nobel, Thomas Schellingiv. Schelling
đưa ra mộtcâu chuyện ngụ ngôn về hai người leo núi được buộc vào nhau bởi một sợi dây thừng.
Bằng cách buộc mình với người còn lại, số phận của hai người leo núi này cũng được gắn liền
vào nhau và hành vi của họ sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Vì cả hai phải cùng leo lên hoặc cùng nhau
rơi xuống, mỗi người đều sẽ cẩn thận hơn, hành động một cách thận trọng hơn, và kết quả diễn
ra là sự hòa bình giữa hai bên.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa tự do sử dụng lô gíc về quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để làm
nổi bật tiềm năng kiến tạo hòa bình của thương mại. Do thương mại quốc tế đã phát triển tuy
không đồng đều nhưng bền bỉ từ thế kỷ mười bảy, một loạt các học giả từ Montesquieu, Smith,
Paine, Kant, Cobden, Angell và những người khác đến các nhà tư tưởng đương đại như
Rosecrance, Russett, và Doyle đã nhấn mạnh sức mạnh kiến tạo hòa bình của quan hệ thương
mại có lợi xuyên quốc giav. Nếu được kết nối với nhau bởi các quan hệ thương mại có lợi, khả
năng các quốc gia gây chiến với nhau hơn sẽ ít hơn, vì trong trường hợp xảy ra chiến tranh,
những mối quan hệ thương mại đó sẽ gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mối quan tâm của Schelling đối với quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau không hẳn bắt nguồn từ thương mại, mà từ một vấn đề khác. Trong câu chuyện ngụ ngôn
của Schelling, sợi dây trói buộc hai người leo núi không phải là thương mại mà là nguy cơ của
một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thế bế tắc trong Chiến tranh Lạnh xoay quanh một hiện tượng
được gọi một cách màu mè là MAD, tức sự Đảm bảo Hủy diệt Lẫn nhau (Mutual Assured
Destruction). Sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân và nguy cơ hủy diện lẫn nhau của cả đôi bên
trong một ―cuộc chiến bắn‖ bảo đảm rằng Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ ngăn chặn lẫn nhau, thậm chí
ngay cả khi cả hai quốc gia đều không thể tự bảo vệ cho mình trong hoàn cảnh một cuộc chiến
55
như vậy. Như trong tình huống hai người leo núi, sự hợp tác và ràng buộc sinh ra từ mong muốn
ích kỷ tránh sự hủy diệt, chứ không phải từ mục tiêu khuyến khích hòa bình cao cả.
Bên cạnh đó, Schelling đưa ra minh họa này không nhằm giải thích tình trạng ổn định, mà
muốn giải mã cách thức mà các siêu cường có thể tiếp tục cạnh tranh trong một thế giới mà các
cuộc đối đầu trực tiếp và công khai dường như là không tưởng và hoặc ít nhất là phi lý. Như câu
chuyện ngụ ngôn đã làm rõ, các mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau – dù là vũ khí hạt nhân hay quan
hệ kinh tế - đều có thể ngăn chặn được xung đột. Nhưng, cho dù sự phụ thuộc lẫn nhau về vũ khí
hạt nhân đã tạo ra một thế giới mà trong đó chiến tranh tổng lực sẽ không xảy ra, nó đồng thời
cũng tạo ra môi trường phát triển cho Chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, chính sách ngoại
giao cưỡng ép, việc tuyên truyền, các cuộc xung đột do bên thứ ba giật dây (“chiến tranh ủy
nhiệm”) và các hình thức ngưỡng xung đột khác. Cho dù xuất phát từ nguồn gốc nào, nỗi lo phải
gánh chịu hậu quả nếu không đạt được thỏa thuận có thể buộc các chủ thể độc lập phải thỏa hiệp,
dù rằng sự hạn chế tạo ra bởi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cũng khuyến khích các chủ thể này
phải chơi một trò chơi chiến lược gọi là ―thách đố‖ (the game of chicken).
Thương mại có rất ít điểm chung với vũ khí hạt nhân; trong đó thương mại là điều mà
chúng ta muốn khuyến khích thì vũ khí hạt nhân lại là một thứ mà nhân loại muốn xóa bỏ. Tuy
nhiên, vai trò của cả hai tiến trình này trong việc khiến cho hành động của các quốc gia trở nên
phụ thuộc lẫn nhau hơn theo một cách quan trọng về bản chất lại là tương đồng. Cả hai đều bao
gồm các hành vi ―ích kỷ‖ nhưng lại có thể đem đến những hệ quả xã hội đúng đắn, tương tự như
động cơ xã hội đúng đắn bị ẩn giấu mà Smith đã tìm ra trong cơ chế thị trường.
Theo luận điểm đã được đưa ra từ lâu bởi nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do, sự gia tăng về
lượng của thương mại tạo ra những ―con tin‖ đáng giá hơn và từ đó làm gia tăng động lực
chohòa bình; ngày nay, các cấp độ phụ thuộc lẫn nhau cao hơn có thể khiến cho phương án gây
chiến trở nên quá tốn kém để được các quốc gia dự tính đến. Nhưng giá trị của các mối quan hệ
thương mại điển hình thường ít hơn rất nhiều so với nguy cơ thiệt hại do chiến tranh hạt nhân
gây ra. Nếu các quốc gia đã sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại khủng khiếp để tiến hành các
cuộc chiến với vũ khí thông dụng hoặc vũ khí hạt nhân thì thương mại có thể đóng góp thêm
được gì trong việc đẩy lùi làn sóng chiến tranh? Tiếp theo đó vai trò của quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau về mặt kinh tế trong việc khuyến khích hòa bình là gì?
Những lý do của hòa bình

56
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của lịch sử thế giới đang diễn ra ngay lúc này
đây. Trên thực tế, nó đã và đang diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Một sự suy giảm
trường kỳ của các cuộc xung đột đã xảy ra giữa các quốc gia giàu có và thịnh vượng. Hòa bình
đã xuất hiện, ít nhất ở một số khu vực trên thế giới. Thực tế là xu hướng này tinh vi đến nỗi
không phải ai cũng phát hiện ra được; trong khi một số khác lại thích lờ đi tin tốt ủng hộ cho
bằng chứng rằng ở đâu đó trên thế giới, các quốc gia và các nhóm chính trị vẫn đang xung đột
với nhau. Xu hướng suy giảm của các cuộc chiến tranh đã được ghi nhận một cách tổng quát bởi
Steven Pinker, Joshua Goldstein và nhiều học giả khác.vi
Sự suy giảm trường kỳcủa chiến tranh thể hiện rõ rệt nhất ở châu Âu nơi mà xu hướng này
đã tự hình thành qua nhiều thế kỷ. Hình 3 với tiêu đề ―Xu hướng trong các cuộc xung đột ở châu
Âu‖ dựa trên số liệu được thu thập bởi Peter Brecke.vii Mỗi hình vuông nhỏ đại diện cho số
lượng các cuộc xung đột trong một thập kỷ (một cuộc xung đột tương đương với ít nhất 32 người
thiệt mạng do các nguyên nhân liên quan đến xung đột). Các cuộc xung đột tại châu Âu đã giảm
theo thời gian, từ trung bình là khoảng 30 xung đột mỗi thập kỷ vào thế kỷ 15 xuống còn khoảng
10 xung đột/ thập kỷ vào thế kỷ 20. Tất nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận khi đưa ra giải thích về
bất kỳ mối quan hệ nào được rút ra từ những số liệu mà trong đó các quan hệ thường rất phức tạp
và đa nguyên nhân. Ví dụ như Claudio Cioffi-Revilla đã chỉ ra rằng cường độ của các cuộc xung
viii
đột tính theo thương vong lại có xu hướng hoàn toàn ngược lại là tăng theo thời gian. Tuy
vậy, xu hướng này có vẻ khá rõ ràng: trong suốt một giai thời gian dài, các quốc gia có chủ
quyền ở châu Âu đã và đang tránh xa xung đột và hướng đến các biện pháp phi bạo lực nhằm
giải quyết những khác biệt giữa họ.
Một mối quan hệ tương tự nhưng có phần thiếu rõ rệt hơn cũng đang xuất hiện trên cấp độ
toàn cầu. Hình 4 thể hiệnchi tiết về tần suất năm của các cuộc đối đầu quân sự hóa liên quốc gia
(Militarized Interstate Disputes, viết tắt là MID), có thể là những sự kiện nhỏ như việc đe dọa sử
dụng vũ lực hoặc có thể ở mức độ lớn như một cuộc chiến tranh cục bộ. Những số liệu này cũng
được tổng hợp ở cấp độ toàn cầu, nghĩa là MID được đo theo số các cặp quốc gia trong hệ thống
trong một năm nhất định. Mặc dù chưa có một xu hướng rõ rệt nào nổi lên cho đến sau Thế chiến
thứ hai, các cuộc đối đầu quân sự hóa dường như ngày càng ít thường xuyên hơn sau hậu quả của
hai cuộc chiến tranh thế giới. Một lần nữa chúng ta thấy rằng thế giới đang trở nên bình yên hơn.

57
Hình 3

Vậy cái gì có thể giải thích cho xu hướng đó? Có nhiều cách để giải thích cho nó. Nhiều
học giả cho rằng sự nổi lên của chế độ dân chủ là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hòa bình
giữa các quốc gia. Dù có bằng chứng để ủng hộ cho luận điểm này thì vẫn có một số vấn đề khi
liên hệ quan hệ hòa bình giữa các quốc gia với tình trạng bình yên trong nội trị.ix Vấn đề đầu
tiên là sự nổi lên của chế độ dân chủ ở châu Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu
xu hướng giảm của các cuộc chiến tranh. Chế độ dân chủ chưa thể tạo ra hòa bình khi chưa tồn
tại các nền dân chủ. Nhìn gần hơn thì bản thân chế độ dân chủ chính là một sản phẩm của hòa
bình. Một điều kiện cần thiết của dân chủ là các nhóm xã hội phải nhận thấy việc bị đánh bại
trong các cuộc đấu tranh chính trị là tốt hơn so với việc leo thang tranh chấp của họ đến mức bạo
lực. Những tranh chấp chính trị có thể được chặn lại bởi sự lựa chọn của các thể chế chính trị.
Tuy nhiên một luận điểm đơn giản hơn và cũng hợp lý không kém là sự lựa chọn của các thế chế
chính trị phụ thuộc vào bản chất của đấu tranh chính trị. Nếu những gì được đem ra đặt cược
trong các cuộc đấu tranh quan trọng đến mức mà một bên nào đó không thể thỏa hiệp thì rất có
thể chế độ dân chủ sẽ thất bại. Vậy nên một điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ chính là
mức độ đồng thuận hoặc hành xử ôn hòa về việc sự lựa chọn nào sẽ thắng thế. Nếu như việc bị

58
thất bại trong một tiến trình chính trị nào đó không đáng để sử dụng đến bạo lực thì việc tầng lớp
tinh hoa và các công dân của đất nước đó chấp nhận một quy tắc phổ biếnvà một chính phủ bị
hạn chế như các thể chế nội trị có thể sẽ xảy ra, thậm chí là là được ưa chuộng. Một cách để đạt
được điều đó là giảm bớt vai trò của chính trị, hay ―sự lựa chọn của công chúng‖ trong việc phân
phối các nguồn lực và tài sản. Nếu như việc thất bại trong một cuộc đấu tranh chính trị đồng
nghĩa với việc bạn sẽ bị mất nhà cửa, doanh nghiệp, tự do hay thậm chí là cả mạng sống thì khả
năng cao là bạn sẽ tiếp tục chiến đấu và sử dụng cả bạo lực chính trị, nếu cần thiết, để nỗ lực
chiếm ưu thế. Mặt khác, nếu như những vấn đề đó dần được giải quyết nhiều hơn thông qua thị
trường hoặc những cơ chế mang tính tư nhân khác, và khi mà sự phân phối các nguồn lực không
còn được quyết định bởi kết quả của các cuộc đấu tranh chính trị, bạn sẽ ít sẵn sàng sử dụng vũ
lực nhằm dành phần thắng trong chính trị hơn.
Hình 4

Trong các xã hội tiền hiền đại, công cụ sản xuất phần lớn mang tính hữu hình. Người dân
sở hữu phần đất đai và lao động được phân chia cho họ bởi các vị vua chúa. Sự giàu sang – và
đôi khi là cả quyền được sống – đồng nghĩa với việc làm hài lòng nhà vua. Cùng với sự phát
triển của xã hội, việc có được nhiều của cải và sự giàu sang ngày càng phụ thuộc vào kiến thức

59
cũng như khả năng tư duy sáng tạo. Dù các bậc vua chúa vẫn có thể lựa chọn kẻ chiến thắng,
nhưng năngsuất của xã hội ngày càng phụ thuộc vào việc chọn ra được những người thắng cuộc
khôn ngoan và kinh doanh thương mại có hiệu quả, điều mà thị trường làm tốt nhất khi không bị
phụ thuộc vào quân vương. Sự độc lập mới mẻ của thương mại khỏi chính trị đã khiến cho lợi
ích của người đứng đầu quốc gia phụ thuộc vào việc ông ta (hoặc thỉnh thoảng là bà ta) hạn chế
can thiệp vào thị trường hơn, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế có thể phát triển và xã hội (và
nhà nước) trở nên thịnh vượng. Sự phát triển của xã hội dân sự và các doanh nghiệp độc lập đồng
nghĩa với việc của cải không còn phụ thuộc vào lòng trung quân hay sự thân cận với triều đình.
Người ta có thể bảo đảm sự an toàn cho bản thân bằng cách trở nên thật hữu ích đến mức các bậc
vua chúa không thể can thiệp hoặc tước đoạt từ họ nữa.x Và ngay cả các ông hoàng bà chúa cuối
cùng cũng hiểu ra bài học quý giá về con ngỗng với những quả trứng vàng.
Có thể nói nền dân chủ đại diện hiện đại là sản phẩm của quá trình mà tôi vừa tóm lược:
nhu cầu hạn chế quyền lực chính phủ để bảo đảm tăng trưởng có nghĩa là việc chiếm lấy nhà
nước để tìm kiếm đặc lợi càng ít giá trị, mặc dù sự cần thiết của nhà nước trong vai trò điều tiết
thị trường – cung cấp các quy định rõ ràng và bảo đảm việc thực thi hiệu quả (minh bạch) các
quy định này – và bảo đảm cung của hàng hóa công cộng trở nên cấp thiếp hơn bao giờ hết. Thay
vì đầu tư vào chính trị và cạnh tranh để giành quyền tiếp cận quyền lực nhà nước, các cá nhân có
thể đầu tư để tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ nhằm bán ra thị trường. Hơn nữa, khi việc gây
chiến để dành quyền kiểm soát nội bộ quốc gia đã không còn giá trị thì càng có ít lý do để chiến
đấu vì những của cải hữu hình trên phạm vi quốc tế. Sự nổi lên của chế độ dân chủ với tư cách
một hiện tượng có tầm cỡ toàn cầu có lẽ phản ảnh rõ tầm quan trọng đang giảm dần của chính trị
phân bổ tại châu Âu và những nơi khác, như phản ánh trong Hình 1, hơn là giải thích xu hướng
được quan sát thấy trong các số liệu.
Thông qua một số phương thức khác nhau, thương mại có thể làm giảm bớt động lực gây
ra xung đột. Sự công nhận đối với vai trò của thương mại trong việc giúp cho chính trị thế giới
trở nên hòa bình hơn là khá phổ biến và vững vàng trong giới học thuật.xi Tuy nhiên, cơ chế
chính xác cũng như cách thức nó được nuôi dưỡng cũng như truyền bá và nhân rộng vai trò đó
vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi. Như tôi đã gợi ý, việc có một cái gì đó để mất bản thân
nó không phải là một chướng ngại đối với chiến tranh, và thậm chí có thể thúc đẩy xung đột khi
mà một bên muốn chiếm đoạt của cải của bên kia. Nếu như đó là một cuộc đấu tranh có tổng
bằng không (khi mà hạnh phúc của tôi phụ thuộc vào việc anh bị thua và ngược lại) thì việc có

60
một điều gì đó để mất thường chỉ làm tăng thêm xung đột, và đó lại là một trường hợp thường
gặp trong chính trị. Vì chính trị bản thân nó đã là một sự đấu tranh, chúng ta cần phải xem
thương mại và hoạt động mua bán nói chung đã trói buộc chính trị vào với hòa bình như thế nào.
“Bàn tay vô hình” của Hòa bình
Phát hiện của Adam Smith rằng các hành động có thể tạo ra những hệ quả không được
lường trước và giá trị xã hội của các hành động không nhất thiết phụ thuộc vào ý đồ của các chủ
thể hành động là một trong những hiểu biết vĩ đại nhất của khoa học xã hội. Thị trường có thể tạo
ra những hiệu quả tích cực đối với các cộng đồng xã hội và các quốc gia, kể cả khi những người
tham gia vào thị trường chỉ đang hành động với ý đồ tăng thêm lợi ích cho bản thân. Một luận
điểm tương tự có thể được đưa ra về ảnh hưởng của thị trường đối với hòa bình. Các công ty,
người tiêu dùng, người doanh nghiệp và thậm chỉ cả những quốc gia đã làm thay đổi công năng
và, trong một số trường hợp, cả khả năng tồn tại của lực lượng quân đội đơn giản chỉ bằng việc
cố gắng trở nên giàu có. Bàn tay vô hình ở đây không phải chỉ một.. Thị trường khiến cho lao
động trở nên đắt đỏ hơn, từ đó làm giảm đi sự hấp dẫn của việc sử dụng lao động để chiếm hữu
tư bản. Thị trường cũng giúp thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ một cách hòa bình. Cuối
cùng, việc bản thân thị trường phản ứng kém trước các cuộc xung đột tạo ra một động cơ để kìm
hãm bạo lực.
Tác động mạnh nhất của thương mại lên các cuộc xung đột có thể nằm trong việc làm biến
đổi lợi ích quốc gia. Qua nhiều thế kỷ, sự hội nhập và chiều sâu ngày càng phát triển của các thị
trường đã làm tăng mạnh giá trị của lao động và của ―vốn con người‖ (ví dụ như các kỹ năng).xii
Nhân công đắt đỏ và sự suy giảm giá trị của các nguyên liệu đầu vào hữu hình trong sản xuất
dường như đã khiến nhiều quốc gia từ bỏ những nỗ lực từng một thời rất phổ biến để ―lấy trộm‖
sự thịnh vượng bằng cách chiếm đoạt tài sản của các nước khác. Tất nhiên chúng ta vẫn phải cẩn
trọng bởi vì lợi ích hạn hẹp của những kẻ cầm quyền và những thành phần ủng hộ chính của họ
có thể áp đảo lợi ích chung và khuyến khích tình trạng chiếm đoạt trong một đất nước hoặc giữa
các nước
Các đế quốc thời cổ đại đã trở nên thịnh vượng nhờ việc đòi cống nạp (những con tàu tải
ngũ cốc và các hàng hóa khác) từ các lãnh thổ phụ thuộc. Những tên cướp biển Viking tải đồ
cướp bóc lên đầy những con tàu của chúng. Những chiến thuyền của Tây Ban Nha trong thế kỷ
16 trở về quê hương với đầy những thỏi bạc được khai thác và tinh luyện bởi những người bản
địa bị bắt làm nô lệ. Mặt khác, các đế quốc châu Âu sau này lại thường phải lừa mang tiền của
61
chính người dân nước mình để tài trợ cho các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài mà lợi ích đem lại chỉ
đến tay thế hệ con cháu của tầng lớp quý tộc. Như hai sử gia Lance E. Davis và Robert A.
Huttenback đã kết luận, ―Nhìn chung, người dân Anh đảo chắc chắn đã không được lợi ích kinh
tế gì từ Đế quốc Anh. Mà mặt khác,những nhà đầu tư cá nhân mới là những kẻ hưởng lợi.‖xiii
Thậm chí chủ nghĩa thực dân suy tàn khi hoàn cảnh hiện đại thúc đẩy các quốc gia thịnh vượng
và có tiềm lực quân sự mạnh nhất ưa chuộng mua những vật liệu đầu vào cho sản xuất thay vì
chiếm đoạt chúng bằng việc sử dụng vũ trang đang dần trở nên tốn kém. Các quốc gia hiện đại
không còn thấy việc cướp bóc các nước láng giềng theo kiểu cướp biển Viking, những kẻ chinh
phục người Tây Ban Nha và hải quân Anh thời nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất từng làm là một biện
pháp sinh lời nữa. Việc đàn áp người dân nước khác để khai thác tài nguyên và thành quả lao
động trở nên vô nghĩa khi mà chi phí chi trả cho đội quân chiếm đóng thực sự đắt đỏ, trong khi
có thể mua được những gì mình cần với giá rẻ hơn so với việc cướp phá các nước láng giềng.
Một điều mỉa mai là mặc dù việc cướp bóc không còn đem lại nhiều lợi ích cho các quốc
gia hiện đại – một hiện thực được củng cố bởi tính thanh khoản ngày càng tăng của các thị
trường toàn cầu – thương mại lại đã tăng cường lợi ích của việc bảo vệ dân thường trên toàn thế
giới – tức là giảm bớt tỷ lệ xảy ra bạo lực nói chung. Các quốc gia hiện đại có nhiều lợi ích đối
với tình hình chính trị và các chính sách của các quốc gia khác chính bởi quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau bảo đảm rằng những gì mà nước này làm sẽ có nhiều tác động hơn đến tình hình của một
nước khác. Quân đội quốc tế - không phải là đội quân đi xâm chiếm hay cướp bóc- đang dần
được triển khai dưới dạng ―các lực lượng gìn giữ hòa bình‖ nhằm thay mặt cho Liên hiệp quốc
và các nhóm liên kết khu vực giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt xung đột bạo lực. Hòa bình có thể
được thiết lập bằng sự can thiệp bên ngoài để bảo đảm sự tiếp tục của hoạt động thương mại, ít
nhất là khi các quốc gia có liên quan quá yếu và khi mà các hoạt động chính trị địa phương gây
trở ngại cho các vấn đề quốc tế. Nói cách khác, quan hệ thương mại giữa các quốc gia giàu nhất
thế giới bảo đảm rằng các cường quốc có động lực để ngăn các nước khác khỏi việc tham gia vào
xung đột, bởi chiến tranh sẽ làm hại đến môi trường thương mại không chỉ giữa các nước tham
chiến, và bởi vì những cường quốc được hưởng lợi từ thương mại có động lực để ngăn sự xáo
trộn trong thương mại gây ra bởi xung đột giữa các nước thứ ba.
Một trong những thách thức của một thế giới phụ thuộc lẫn nhau chính là tính chất phức
tạp của nó. Các mối quan hệ đơn giản có lợi thế là dễ hiểu và có vẻ như là dễ giải quyết thông
qua các chính sách hiệu quả. Trong khi đó, sự phức tạp có thể có ích khi nó làm tăng các phương

62
án lựa chọn và đưa ra nhiều cách phản hồi bao quát hơn, với nhiều phương án thay thế cho việc
sử dụng sức mạnh quân sự. Thương mại có thể dẫn đến hòa bình nếu nó ngăn các quốc gia khỏi
gây chiến với nhau, nhưng nó đòi hỏi những quan hệ thương mại thực sự lớn và có giá trị cao
đến mức khiến các nước phải chùn bước (cũng giống như vũ khí hạt nhân). Nó có thể yêu cầu
một tập hợp những vấn đề hoặc tranh chấp ở mức độ tương đối khiêm tốn, ví dụ như những gì đã
xảy ra tại Tây Âu sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Khi thương mại có giá trị cực kỳ lớn và bất
đồng giữa các quốc gia không quá nghiêm trọng, hòa bình sẽ ngự trị. Hoạt động thương mại còn
có thể cung cấp thông tin cho các bên tranh chấp, cho phép các quốc gia giải quyết tranh chấp
thông qua các thương lượng ngoại giao thay vì phải sử dụng lực lượng quân sự để thể hiện ý
muốn trong một môi trường bất ổn và nhạy cảm. Cuối cùng, có lẽ tác động phổ biến nhất của
thương mại là việc nó đã làm thay đổi lợi ích khách quan của các quốc gia và bảo đảm rằng tư
duy cướp bóc của quá khứ ngày càng được thấy là đã trở nên lỗi thời. Ngay cả những tên cướp
nhà băng cũng phải mua đồ tạp hóa thay vì ăn cắp từ cửa hàng gần nhà. Đó đơn giản là vì những
thứ có thể chiếm đoạt được thì lại không đáng để chiếm đoạt, còn những thứ đáng chiếm đoạt thì
lại không thể bị lấy đi. Thương mại phát triển thúc đẩy chuyên môn hóa, điều khiến cho việc
cướp bóc trở nên kém hiệu quả hơn và tăng cường lợi ích của hòa bình. Vì những công nhân lành
nghề cần phải được hưởng điều kiện làm việc tốt nên chiến tranh và xâm lược sẽ chỉ phản tác
dụng. Sự hiện đại càng ngày càng tăng có nghĩa là chúng ta sẽ mua những gì mình cần thay vì
phải cướp chúng từ tay người khác.
Bằng cách trói buộc các quốc gia vào với nhau và khiến cho thế giới trở nên phụ thuộc
vào nhau hơn, các lực lượng của thị trường đã góp phần nhào nặn nên cái mà các quốc gia tìm
kiếm, khiến chiến tranh trở thành một công cụ kém hiệu quả để đạt được các mục tiêu quốc gia,
vì các nhà lãnh đạo và người dân đã nhận ra rằng việc sở hữu nhà nước không còn thiết yếu đối
với sự sống còn của họ nữa. Cùng lúc đó, vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy các điều kiện
thị trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nhà nước hoạt động không chỉ trong nội bộ
mà cả trong khu vực và trên thế giới để phát triển thương mại, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau
trong một chuỗi quan hệ nhân quả để giúp tăng cường, củng cố hợp tác và giảm thiểu hơn nữa
các xung đột. Đó không chỉ là việc con người muốn làm nhiều điều tốt hơn, mà là việc thương
mại đã thay đổi cái mà nó định nghĩa là những hành động tốt đẹp. Nếu chúng ta may mắn và tiếp
tục đi theo con đường nhằm tiến tới một nền thương mại tự do và rộng mở hơn thì thương mại sẽ
tiếp tục làm cho sức mạnh quân sự ngày càng trở nên vô ích và không hiệu quả.

63
6

KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC VỀ ĐẾ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH

Bởi Tom G. Palmer


Các nền văn minh có nhất thiết phải va chạm không? Chủ nghĩa đế quốc hoặc chủ nghĩa
thực dân là những phương án thành công hay thất bại? Những chiến sĩ vĩ đại nhất của hòa bình
và đối thủ lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc là ai? Có nhất định phải có những cuộc ―chiến tranh
dầu lửa‖ hay không? Ai quyết định các vấn đề liên quan đến chiến tranh và hòa bình, và ai là
người được hưởng lợi từ những điều đó?
―Tự do trong nước và hòa bình với nước ngoài. Đó là tổng thể kế hoạch.‖xiv
- Frédéric Bastiat (1849)

Một số người nghiên cứu chiến tranh để có thể tiến hành nó một cách hiệu quả hơn. Chúng
ta cũng có thể nghiên cứu về chiến tranh – từ một góc nhìn khác – để tránh xa chiến tranh, để
giảm bớt chiến tranh, để ngăn chặn và để xoá bỏ chiến tranh. Chúng ta có thể tìm cách để hiểu
được chiến tranh, không phải theo cách chúng ta hiểu biết về thời tiết hay thiên văn hay thậm chí
bệnh tật, mà là theo cách chúng ta hiểu về các kiểu hành vi của con người. Được trang bị những
hiểu biết như vậy, chúng ta có thể khai sáng cho bản thân và cho những người xung quanh, cho
bạn bè, gia đình, và đồng bào mình về những ảo tưởng ẩn sau những lời biện hộ hào nhoáng cho
các cuộc chiến tranh. Hơn nữa, chúng ta có thể hành động để kiến tạo và tăng cường sức mạnh
cho các thể chế có khả năng giảm bớt nguy cơ chiến tranh. Nếu ta hiểu rõ hơn về những vấn đề
có liên quan thì ta có thể làm giảm những nguy cơ chiến tranh và giúp con người bớt phải trải
qua những trải nghiệm bạo lực. Những thông tin sai lệch và và hiểu lầm có thể đe dọa đến tính
mạng con người, trong khi thông tin và sự hiểu biết đúng đắn sẽ cứu được nhiều mạng sống.
Trong suốt những thế kỷ vừa qua, những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do cá nhân đã
dành nhiều công sức để tìm hiểu nguyên nhân của chiến tranh và để nuôi dưỡng những tinh thần
và thể chế có khả năng xây dựng hòa bình.
Hòa bình không còn đơn thuần là một ảo vọng không tưởng nữa. Trên thực tế, ghi chép
lịch sử cho thấy rằng thế giới đã trở nên hòa bình hơn. Kinh tế học, xã hội học và tâm lý học có
thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó. Được trang bị những kiến thức này, chúng ta có

64
thể giúp cho thế giới trở nên hòa bình hơn nhiều. Chúng ta có thể giảm thiểu những trải nghiệm
về bạo lực của con người. Thế giới có thể đồng thời trở nên hòa bình hơn, công bằng hơn, thịnh
vượng hơn và tự do hơn.

Tin tốt: Bạo lực đang giảm dần

―Dù tin hay không – và tôi biết là đa số mọi người đều không tin – bạo lực đã và đang
giảm dần trong dài hạn, và hiện tại có thể chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thái bình nhất
trong lịch sử tồn tại của loài người.‖xv
- Steven Picker

Nếu ai đó nói rằng bạo lực đang giảm dần thì đa số sẽ bác bỏ điều đó ngay lập tức. Nói cho
cùng, các bản tin thời sự vẫn đầy những câu chuyện về bạo lực, đi kèm với những hình ảnh đẫm
máu. Hiếp dâm, giết người và ám sát trở thành tâm điểm của các bản tin buổi tối. ― Có đổ máu là
sẽ ăn khách‖. Ở đâu đó trên thế giới đang sa lầy trong các cuộc xung đột vũ trang. Nhưng chúng
ta cần phải lùi lại để nhìn được bức tranh lớn hơn. Xung đột, đặc biệt là những xung đột bạo lực
và chết chóc, luôn thu hút sự chú ý hơn nhiều so với quan hệ hợp tác hoà bình. Chúng ta quen
coi quan hệ qua lại hòa hảo và tự nguyện như ―không có chuyện gì xảy ra‖, trong khi trên thực tế
rất nhiều điều đã xảy ra: người dân đi làm, nông dân trồng trọt, các nhà đầu tư bỏ vốn để thành
lập các công ty mới, công nhân trong các xí nghiệp lắp ráp các sản phẩm hữu ích; người ta đi
mua sắm, người ta yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái, tổ chức sinh nhật; cuộc sống đã diễn ra.
Nhưng tất cả điều đó chỉ diễn một cách thầm lặng. Đó là trình trạng hết sức bình thường. Không
có bản tin nào giật tít là ―Hàng tỉ người đang làm việc trong hòa bình‖. Chỉ có những thứ bất
thường, như là xung đột (đặc biệt là xung đột bạo lực) là đáng được chọn làm tít. Thực tế là, và
mặc dù nó có vẻ như là một nghịch lý, bạo lực càng ít phổ biến bao nhiêu, nó càng dễ trở thành
tin nóng bấy nhiêu. Chúng ta tự lừa bản thân mình rằng thế giới đang trở nên tàn bạo hơn trong
khi thực tế nó đang trở nên hòa bình hơn.
Nhà chính trị học James Payne và nhà tâm lý học Steven Pinker đã ghi nhận được một số
sự kiện đáng chú ý.xvi Khả năng một người (được chọn ngẫu nhiên) sẽ bị ảnh hưởng bởi bạo lực
nhìn chung đã giảm dần trong suốt mấy nghìn năm vừa qua. Kể cả khi tính những sự kiện tàn
bạo khủng khiếp như Thế chiến thứ nhất và thứ hai, các trại lao động khổ sai của Đức Quốc xã,
Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, những cuộc ―thanh lọc chủng tộc‖ và những trang sử

65
kinh hoàng khác trong một trăm năm qua, trải nghiệm về bạo lực trong đời sống hàng ngày của
người dân đã và đang giảm dần. Nghe có vẻ khó tin nhưng lại là thực tế. Thế nên có rất nhiều lý
do để tin tưởng, dù trái tim chúng ta vẫn tan nát khi nghe số phận những người vẫn đang phải
chịu cảnh bạo lực. Tin tốt là từ khá lâu rồi những trải nghiệm đó đang ngày càng trở nên ít phổ
biến hơn.
Bạo lực, bao gồm cả chiến tranh, không phải là một đặc điểm bất biến trong bản chất của
con người. Tần suất của nó đã giảm dần theo thời gian. Chúng ta không phải chịu kiếp sống mà
trong đó thế giới chìm trong một số lượng không đổi các vụ bạo lực. Bạo lực cũng có thăng trầm;
và trong một khoảng thời gian rất dài nó đã và đang giảm đi. Khoa học xã hội và chính trị học
giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của điều đó. Các học giả đã tích lũy và kiểm nghiệm rất
nhiều bằng chứng mà theo đó những người theo chủ nghĩa tự do kinh điển đã đúng khi kiên định
cho rằng chìa khóa để bảo đảm hòa bình chính là các quyền tự do, đặc biệt là quyền chất vấn và
phê bình chính phủ và quyền được tự do thương mại, đi lại và đầu tư ở nước ngoài.
Các nền văn minh/ các quốc gia có nhất thiết phải “va chạm”?
Có một luận điểm nổi tiếng rằng thế giới đang phải đối mặt với ―sự va chạm giữa các nền
văn minh‖. Theo nhà chính trị học Samuel Huntington, ―phương Tây‖ suy tàn bởi một số nguyên
nhân, một trong số đó là vì ―các nước phương Tây‖ kiểm soát ít diện tích bề mặt trái đất hơn về
mặt quân sự. Theo quan điểm của Huntington, lợi ích của các ―nền văn minh‖ là đối lập với
nhau, và khi một nền văn minh mới nổi lên thì các nền văn minh khác phải suy tàn.
Huntington đưa ra nhiều nhận định thú vị trong cuốn sách của mình, nhưng ông ta có rất ít
kiến thức kinh tế chính trị học về sự tương tác giữa con người. Hiểu biết về kinh tế học của ông
ta rất yếu, và ông ta thất bại trong việc lĩnh hội được tầm quan trọng của thương mại tự nguyện,
một đặc điểm chung của tất cả các nền văn minh và là phương tiện để các nền văn minh làm
phong phú lẫn nhau. Thay vào đó, ông ta ủng hộ quan điểm rằng các quan hệ xã hội luôn cân
bằng về lợi ích hoặc thiệt hại.xvii
Ví dụ sau đây là một trong những cách chính mà ông dùng để đánh giá sự ―suy tàn‖ của
một nền văn minh:
Vào năm 1490 các xã hội phương Tây kiểm soát phần lớn lục địa châu Âu, trừ vùng Ban-
căng, tức khoảng 1,5 triệu dặm vuông trên tổng diện tích đất liền của toàn thế giới (không tính
Nam Cực) là 52,5 triệu dặm vuông. Vào năm 1920 ở thời kỳ đỉnh điểm của của công cuộc mở

66
rộng lãnh thổ, phương Tây kiểm soát trực tiếp 25,5 triệu dặm vuông, tức là gần một nửa đất đai
của Trái đất. Đến năm 1993 phạm vi kiểm soát này đã giảm một nửa xuống còn khoảng 12,7
triệu dặm vuông. Phương Tây trở về với phần cốt lõi ban đầu của nó là lục địa châu Âu cộng
thêm những vùng đất rộng lớn của người di cư tại Bắc Mỹ, Úc, và New Zealand. Lãnh thổ của
các xã hội Hồi giáo độc lập, ngược lại, tăng từ 1,9 triệu dặm vuông vào năm 1920 đến hơn 11
triệu dặm vuông vào năm 1993. Những thay đổi tương tự cũng diễn ra trong vấn đề kiểm soát
dân số. Vào năm 1900, gần 30 phần trăm dân số thế giới là người phương Tây, và các chính phủ
phương Tây thống trị gần 45% dân số lúc bấy giờ, và 48% vào năm 1920. Vào năm 1993, ngoại
trừ vài lãnh thổ đế quốc nhỏ bé còn sót lại như Hồng Công, các chính quyền phương Tây không
còn thống trị ai khác ngoài người phương Tây. xviii
Đó có phải một sự suy tàn không? Hãy nhìn vào trường hợp của một trong những quốc gia
châu Âu và đế quốc của nó. Vương quốc Hà Lan đã từng cai trị vùng đất mà sau này trở thành
Indonesia trong giai đoạn từ năm 1800 cho đến năm 1942, khi mà quần đảo này bị xâm lược bởi
Đế quốc Nhật Bản. Sau Thế chiến II, chính phủ Hà Lan quay trở lại và đã vật lộn trong suốt gần
5 năm nhằm tái thiết lập chế độ kiểm soát thuộc địa Hà Lan . Nhưng họ đã thất bại và Indonesia
đã trở thành một quốc gia độc lâp vào năm 1950.
Nếu đi theo giả thuyết của Huntington, chúng ta sẽ dự đoán, một cách tự nhiên, rằng sau
tổn thất đó cơ nghiệp của người Hà Lan đang dần tiêu tan. Có thật như vậy không? Sử dụng sức
mua của đồng đô-la Mỹ vào năm 1990 làm chuẩn mực thu nhập, GDP bình quân đầu người ở Hà
Lan vào năm 1950 (tức là mức thu nhập đầu người trung bình tại Hà Lan) là vào khoảng 5.996
Đô-la.xix Vào năm 2010 thì sao? GDP bình quân đầu người của Hà Lan vào năm 2010, tính theo
giá trị của Đô-la năm 1990, ở vào khoảng 24.303, tức là tăng 305%.xx Việc chính phủ đánh mất
sở hữu thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (tức Indonesia) không phải là điều gì thảm hoạ đối với người
dân đất nước này. Không một chút nào. Họ không phải đưa nam thanh niên sang chiến đấu và
cũng không phải gửi hàng loạt viên chức sang quản lý thuộc địa. Giờ đây, khi người Hà Lan
muốn một thứ gì đó từ Indonesia, họ có thể dễ dàng mua nó mà không phải đổ máu và ngân khố
trên lãnh thổ của một đất nước khác. Thương mại hóa ra có lợi cho người Hà Lan hơn rất nhiều
so với chủ nghĩa đế quốc, đó là nguồn lợi lớn cho người Hà Lan và thậm chí cũng lợi hơn nhiều
cho người Indonesia – những người có GDP bình quân đầu người, cũng tính theo giá trị không
đổi của Đô-la năm 1990, đã tăng từ 817 Đô-la vào năm 1950 lên 4.722 Đô-la vào năm 2010, tức
là tăng 478%.xxi

67
Trên thực tế, sự thịnh vượng của quốc gia này không nhất thiết phải là sự đói nghèo của
một quốc gia khác. Khi đối tác kinh doanh của bạn trở nên giàu có hơn, đó cũng là có lợi đối với
bạn. Đúng như nhà kinh tế học Jean-Baptiste Say đã giải thích vào năm 1803 (dù khi đó rất ít
người chịu lắng nghe ông), rằng:
Một vụ mùa bội thu có lợi không chỉ cho nhà nông, mà còn cho tất cả lái buôn của tất cả
các mặt hàng thiết yếu nói chung. Hoa màu càng nhiều thì người trồng càng mua sắm nhiều. Một
vụ mùa thất bát, ngược lại, tổn hại đến doanh số bán hàng thiết yếu nói chung. Và đối với các sản
phẩm của sản xuất và thương nghiệp cũng vậy. Thành công của một ngành thương mại tạo ra sức
mua dồi dào, và vì thể mở ra thị trường cho sản phẩm của các ngành khác; mặt khác, sự trì trệ
của một ngành sản xuất công nghiệp hay thương nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành còn
lại. xxii
Những nhà kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia giàu có thường bực tức khi đọc
được rằng người Trung Quốc hay người Ấn Độ hay người Ga-na đang trở nên giàu có hơn. Suy
cho cùng, nếu những người nghèo đang giàu lên thì nghĩa là những người giàu đang nghèo đi!
Nhưng cách nghĩ đó không chỉ xấu xí và ích kỷ; nó còn dựa trên một lý do tệ hại. Người Canada
(hay người Đức, người Đan Mạch, người Mỹ, người Nhật hoặc bất kỳ dân tộc nào khác) không
nên tức giận nếu người Trung Quốc hay người Ấn Độ trở nên giàu có hơn; nếu những nước đó
đang giao dịch thương mại với họ, thì sẽ chỉ có lợi cho những người này ở chỗ là khách hàng
của họ trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm. Điều đó cũng đúng với người Hàn Quốc, Kenya,
người dân các bang Virginia và Vermont, những người nông dân và công nhân nhà máy.
Nếu tất cả các tương tác kinh tế đều là các tương tác cân bằng về lợi và hại giữa các bên thì
lợi ích của các quốc gia sẽ ―không thể đội trời chung‖. Và nếu thực tế là như vậy thì xung đột sẽ
là không thể tránh khỏi, và giả thuyết của Hungtington sẽ là chuẩn xác. Nhưng thực tế là ông ta
đã sai. xxiii

Chủ nghĩa đế quốc hám lợi có phải là một phƣơng án thành công?

Mặc dù xuyên suốt nhiều thời kỳ, một vài tiếng nói chống lại chiến tranh và các đế quốc đã
vang lên, nhưng thật đáng buồn là việc xâm lược ngoại bang, chiếm tài sản và bắt người bản xứ
làm nô lệ đã không bị lên án một cách đủ rộng rãi. Chính sự nhận thức ngày một tăng về lợi ích
của thương mại dựa trên sự tôn trọng các quyền cá nhân, và về tác hại cho chính nó gây ra bởi sự
bất công của bạo lực đã đặt nền móng cho một sự phê phán có nguyên tắc đối với các cuộc xâm

68
lăng và chinh phục. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhà triết học đạo đức, tác giả cuốn Lý
thuyết về các tình cảm luân lý (xuất bản năm 1759) sau đó đã lên án sự ―điên rồ và bất công‖ của
chủ nghĩa thực dân châu Âu trong cuốn sách xuất bản năm 1776 của ông :
Điên rồ và bất công dường như đã và đang là những nguyên tắc đã chỉ huy và điều khiển
công cuộc thiết lập các thuộc địa này; sự điên rồ của việc săn tìm những mỏ vàng và bạc, và sự
bất công bởi ham muốn tài sản của một đất nước mà người dân bản xứ vô hại không những
không gây tổn thương gì cho những người dân châu Âu, mà còn đón tiếp những nhà thám hiểm
đầu tiên với tất cả biểu hiện của lòng tốt và sự hiếu khách.xxiv
Adam Smith nhận ra rằng chủ nghĩa đế quốc là ―không trả công‖, ít nhất là cho đa số
người dân, và rằng tổng chi phí để kiến tạo và duy trì các đế quốc là lớn hơn rất, rất nhiều so với
tổng của bất kỳ lợi ích nào mà chúng có thể gặt hái được. Nhà triết học đạo đức và kinh tế học
người Xcốt-len đã lưu ý rằng, ngoài những sự bất công do nó sinh ra, những cuộc phiêu lưu quân
sự và các đế quốc gây tốn kém cho người nộp thuế hơn rất nhiều so với tổng của tất các các lợi
ích khả dĩ.
Một đế quốc vĩ đại được thành lập với mục đích duy nhất là nuôi dưỡng một quốc gia
khách hàng với nghĩa vụ phải mua sắm từ các cửa hàng của nhà sản xuất khác nhau những hàng
hóa mà những nhà sản xuất này có thể cung cấp. Vì sự tăng giá ít ỏi mà tình trạng độc quyền này
có thể chi trả cho những nhà sản xuất của chúng ta, những người tiêu thụ nội địa phải gánh toàn
bộ chi phí duy trì và bảo vệ đế chế đó. Vì và chỉ vì mục đích này, trong hai cuộc chiến tranh vừa
qua, người ta đã tiêu hơn hai trăm triệu và vay nợ hơn một trăm bảy mươi triệu, và trên hết các
chi phí bỏ ra vì mục tiêu tương tự trong các cuộc chiến trước đó. Riêng phần lãi từ khoản vay
này thôi không chỉ lớn hơn toàn bộ khoản lợi nhuận đặc biệt, cái mà có thể bị nguỵ tạo ra, sinh ra
từ độc quyền thương mại với thuộc địa, mà còn lớn hơn toàn bộ giá trị thương mại hay toàn bộ
giá trị hàng hóa trung bình mỗi năm được xuất sang các thuộc địa.xxv
Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc cùng với các cuộc chiến tranh chinh phục và đàn
áp chúng gây ra trên thực tế không phục vụ cho quyền lợi của người dân mẫu quốc, những người
đóng thuế, mà là cung cấp trang bị cho quân đội và mang trên mình những gánh nặng của đế
quốc. Dĩ nhiên, cũng có những người được hưởng lợi: những nhà thầu và nhà cung cấp cho chiến
tranh, những viên chức quản lý thuộc địa và các vị toàn quyền, những kẻ được hưởng độc quyền
thương mại và đất đai cướp được, những kẻ kinh doanh đồ chiến lợi phẩm và lao động khổ sai.
Nhưng những thứ họ đạt được là cực kỳ nhỏ bé so với những thiệt hại mà những người đóng
69
thuế ở mẫu quốc và dân chúng ở các nước thuộc địaphải gánh chịu. Như Adam Smith đã chỉ ra,
chỉ riêng lãi suất từ khoản vay cần để chi trả cho các lực lượng quân đội tham chiến thôi cũng đã
lớn hơn rất nhiều so với giá trị thương mại có liên quan. Tựu chung lại, nó chỉ là một phương án
thất bại.xxvi
Điều này được những nhà buôn chủ nghĩa tự do cổ điển hiểu rõ. Vào năm 1860, Richard
Cobden, nghị sĩ Quốc hội Anh, một trong những nhà kinh doanh xuất chúng và thẳng thắn nhất
trong lịch sử châu Âu, đã nhận xét một cách chua chát rằng nếu một người nào đó chỉ đơn giản
muốn hỗ trợ cho các nhóm đặc quyền hùng mạnh thì có nhiều cách rẻ và ít gây hại hơn nhiều.
Ông nổi tiếng vì đã thương lượng được một hiệp ước thương mại tự do với Pháp, giúp bảo đảm
cho một nền hòa bình lâu dài giữa hai địch thủ truyền thống. Trong một bài bình luận về sự điên
rồ của Đế quốc Anh, ông châm biếm bằng cách đưa ra một cách tiếp cận khác, ít tính tàn phá và
tốn kém hơn nhằm thỏa mãn các bên liên quan vốn tham lam. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta
đơn giản đem cho những kẻ đầu cơ từ chiến tranh, với một phần nhỏ so với phí tổn chiến tranh,
của cải bằng với những gì họ có thể nhận được từ chiến tranh và đế quốc, và giải phóng cho phần
còn lại của xã hội gánh nặng chiến tranh và thương vong:
Không may thay, chúng ta có một tầng lớp – và lại là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất –
chuyên kiếm ra tiền từ những cuộc viễn chinh hoặc nỗi hoang mang vì lo sợ Pháp xâm lược.
Làm sao giới quý tộc có thể tồn tại được nếu thiếu đi những khoản chi cho chiến tranh và vũ
khí? Liệu không thể vô tình tìm ra một biện pháp nào nhân đạo và ít xứng đáng hơn để giúp đỡ
họ hay sao?
Khi tôi bàn với ngài Rouher (một chính khách người Pháp – ND) về việc cắt giảm thuế
quan, và khi chúng tôi nói đến vài ngành công nghiệp nhỏ, thuê ít nhân công và có ít vốn đang
đưa ra yêu cầu được bảo hộ, tôi theo thói quen đã đề nghị ngài ấy là thay vì can thiệp vào thương
mại của quốc gia với mục đích để cho những nhóm đặc lợi thiểu số này có cơm ăn áo mặc, hãy
mua cho họ một vài căn hộ sang trọng tại khách sạn Lourve và cho họ ăn thịt hươu và uống sâm-
panh bằng tiền nhà nước cho đến hết đời. Liệu một sự thoả hiệp tương tự không thể đạt được cho
con em giới quý tộc của chúng ta, thay vì giúp chúng bằng những thứ tốn kém nhất của chiến
xxvii
tranh và chuẩn bị cho chiến tranh hay sao?
Năm 1858, John Bright, cũng là một nhà sáng lập của phong trào tự do thương mại tại
Anh, giống Cobden, một nghị sĩ Quốc hội chống chủ nghĩa đế quốc đã so sánh Đế quốc Anh và
những cuộc chiến do nó tiến hành với một hệ thống tiền trợ cấp an sinh (―outdoor relief‖- trợ cấp
70
hỗ trợ cho người nghèo tiền, thức ăn, quần áo và hàng hoá để giảm nghèo mà không yêu cầu
người nhận phải vào một tổ chức nào - trái ngược với ―indoor relief‖ yêu cầu người nhận phải
vào nhà tế bần – ND) cho người giàu.
Không có nhân viên thống kê nào trên đời có thể tính toán được rằng có bao nhiêu của cải,
bao nhiêu sức mạnh, bao nhiêu uy quyền mà các danh gia vọng tộc Anh quốc kiếm được từ việc
ăn chực xấu xa thành quả của nền công nghiệp của nhân dân, thứ bị cướp đoạt khỏi tay họ bởi
đủ loại thuế má, và bị phung phí trong đủ thứ tội ác có thể tưởng tượng được mà một chính phủ
có thể gây ra. Các bạn càng xem xétvấn đề này bao nhiêu thì sẽ càng đi đến kết luận mà tôi đã
nghiệm ra bấy nhiêu, rằng chính sách ngoại giao này, đề cập đến ―những quyền tự do của châu
Âu‖, quan tâm một lần tới ―những lợi ích của người theo đạo Tin Lành‖, tình yêu quá lớn dành
cho ―thế cân bằng quyền lực‖ này không khác gì một hệ thống tiền trợ cấp anh sinh khổng lồ
dành cho giới quý tộc Anh quốc.xxviii
Ví dụ, những người Anh chuyên cung cấp dịch vụ cho quân đội và cả ―con em quý tộc‖ ra
nước ngoài làm thống đốc hay sĩ quan quân đội ở nước thuộc địa là những người được hưởng
lợi từ sự mất mát của cả người dân thuộc địa lẫn người dân Anh quốc. Nhưng dân tộc Anh nói
chung chắc chắn không hề được hưởng lợi. Ngược lại là đằng khác. Sau khi nghiên cứu kỹ càng
các khoản chi tiêu, đầu tư, thuế má và các khoản tài chính khác của Đế quốc Anh, Lance E.
Davis và Robert A. Huttenback đã kết luận trong nghiên cứu của họ Phú quý và theo đuổi Đế chế
: Nền kinh tế của Chủ nghĩa Đế quốc Anh rằng
Người Anh nói chung chắc chắc đã không được lợi gì về mặt kinh tế từ Đế quốc. Mặt
khác, chỉ các nhà đầu tư cá nhân được hưởng lợi. Trong chính Đế quốc, mức độ hưởng lợi phụ
thuộc vào người được hỏi và cách tính. Đối với các thuộc địa của người định cư da trắng, câu trả
lời là rất rõ ràng: họ phải trả rất ít nhưng lại nhận về rất nhiều. Trong các lãnh thổ đế quốc phụ
thuộc, người định cư da trắng gần như chắc chắn cũng được hưởng lợi. Đối với các dân tộc bản
địa, dù họ nhận được một giỏ hàng hóa thiết yếu do nhà nước cung cấp với giá bán buôn thực sự
thì cũng không có bằng chứng để gợi ý rằng họ sẽ mua những thứ hàng hóa thiết yếu đó, kể cả ở
mức giá siêu rẻ, nếu được quyền tự do lựa chọn.xxix
Chủ nghĩa đế quốc không mang lại lợi thế kinh tế cho người dân các cường quốc thực dân
nói chung, mặc dù để người ta theo đuổi chủ nghĩa đế quốc thì ắt hẳn nó phải đem lại lợi thế cho
một vài nhóm nhỏ trong số đó. Những người được hưởng lợi là một thiểu số rất nhỏ trong dân số
và lợi ích mà họ đạt được là ít ỏi so với sự mất mát mà người khác phải gánh chịu. Có quá nhiều
71
những giả thuyết ngây thơ của nhiều thành viên của cả phe cánh tả lẫn phe cánh hữu là―nếu một
người được lợi thì người khác nhất định phải chịu thiệt;‖ ―nếu một người bị thua thiệt thì người
khác ắt hẳn phải được lợi;‖ và ―thiệt và lợi luôn luôn cân bằng‖. Những giả thuyết này là sai lầm.
Xung quanh chúng ta là điều mà các nhà khoa học xã hội gọi là các cuộc chơi có ―tổng
dương‖, hay theo cách gọi của đa số là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Khi một khách hàng mua
thứ gì đó từ một thương nhân, người khách hàng sẽ nói ―cảm ơn‖. Một người tin rằng thế giới có
tính một mất một còn sẽ phải ngạc nhiên khi nghe thấy cả người bán hàng lẫn khách hàng đều
nói ―cảm ơn‖. Một người không phải chịu thiệt khi giúp người khác. Lợi ích của người này
không đồng nghĩa với mất mát của người khác. Thay vào đó, cả hai đều được lợi. Tổng của lợi
ích là dương chứ không phải là bằng không. Những giao dịch như thế có khắp xung quanh ta,
nhưng ít người để ý đến hai tiếng ―cảm ơn‖ đồng thời của những trao đổi tự nguyện có tổng
dương này.
Còn có một kiểu tương tác khác được biết đến là trò chơi có ―tổng âm‖. Trong trường hợp
xung đột, không chỉ một bên bị thua mà còn có khả năng là thiệt hại sẽ nặng nề hơn lợi ích thu
được, thậm chí là cả hai bên đều là những kẻ thua cuộc. Tình trạng này thực sự khá phổ biến.
(Cần phải lưu ý rằng trò chơi có tổng âm này có thể bao gồm cả những người chơi được lợi ròng.
Một tên cướp đâm chết người để cướp tiền của anh ta/ cô ta có thể lấy được 10 đô-la, nhưng nạn
nhân không chỉ mất 10 đô-la mà còn mất cả mạng sống của anh ấy/ cô ấy. Kẻ thắng được một
chút lợi ích nhưng lại tạo ra thiệt hại hoàn toàn cho người thua cuộc. Thậm chí cả hai bên đều có
thể thua, nếu họ đánh nhau và cả hai đều bị giết, hoặc đều bị thương nặng, tất cả chỉ vì tranh
chấp 10 đô-la mà tên cướp hi vọng lấy được.)
Những cuộc càn quét của cướp biển Viking từng một thời mang lại những thuyền chở đầy
chiến lợi phẩm cho bọn cướp. Hạm đội Bạc của Tây Ban Nha từng đem nhiều kim loại quý – do
lao động nô lệ khai thác từ trong lòng đất – từ các thuộc địa hoàng gia về Tây Ban Nha để làm
giàu cho triều đình (mặc dù điều đó cuối cùng chỉ mang lại tai ương cho cả đất nước nói chung).
Cướp biển từng một thời là hiểm họa lớn đối với những người liều mạng đi biển. Nhưng thế giới
đã đổi thay. Xét những cuộc phiêu lưu quân sự ở hải ngoại trong suốt hai thế kỷ vừa qua thì thiệt
hại gây ra cho người dân ở nước thuộc địa không mang đến lợi ích gì cho người dân (nói chung)
của các nước tham gia vào những cuộc phiêu lưu đế quốc. Tất nhiên là vẫn có những kẻ được lợi
ròng (ví dụ như những nhóm đặc lợi chuyên cung cấp cho quân đội), nhưng lợi ích thu được ít
hơn rất nhiều so với thiệt hại, không chỉ đối với người dân nước thuộc địa hoặc bị chiếm đóng,

72
mà còn cho cả người dân các cường quốc xâm lược nữa. Trong trường hợp những cuộc chiến
tranh toàn thể như Thế chiến I và II, thiệt hại cho tất cả các bên lớn đến mức kinh hoàng. Vào
buổi cuối của Thế chiến II, châu Âu và phần lớn châu Á rơi vào đổ nát và người dân của hai châu
lục lúc đó đang phải khốn khổ vì chế độ phân phối lương thực theo định mức, và thậm chí là cả
sự hoành hành của nạn đói. Hòa bình và thương mại, chứ không phải là chiến tranh, đã đặt nền
tảng cho công cuộc phục hồi kinh tế thời hậu chiến.xxx
Những đối thủ quyết liệt nhất của chủ nghĩa đế quốc và các cuộc phiêu lưu quân sự ở hải
ngoại, dù là ở Pháp, Anh hay Đức, đều là những thương nhân tự do tận tụy nhất. Người đầu tiên
được nhận giải thưởng Nobel hòa bình, Frédéric Passy, là một nhà kinh tế có tư tưởng tự do
thương mại hàng đầu, nhà sáng lập Hiệp hội Trọng tài Quốc tế của Pháp, và là một người bạn,
người đồng sự của Richard Cobden và John Bright. Nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng này giải
thích rằng:
Mặc dù có quá nhiều ngoại lệ đau lòng, nhưng nguyên tắc hòa hảo và đồng thuận quốc tế,
được thể hiện qua lý tưởng cao thượng về sự đoàn kết và lòng bác ái của loài người, vẫn là xu
hướng chủ đạo. Căn nguyên của xu hướng đó chính là sự giao lưu trao đổi. Không có giao lưu
trao đổi, con người và các dân tộc chỉ là những người anh em bị thất lạc và trở thành kẻ thù.
Thông qua trao đổi, họ học cách hiểu và yêu thương lẫn nhau. Lợi ích chung giúp hòa giải loài
người và sự hòa giải đó khai sáng cho họ. Không có trao đổi, mỗi người sẽ chỉ sống trong góc tối
của mình, xa lánh cả thế giới và lạc ra khỏi những con đường chủ yếu của tạo hóa…Thuyết giáo
điều về việc cấm đoán và hạn chế không chỉ rao giảng cho tình trạng biệt lập và cô độc mà còn
buộc loài người phải sống trong nỗi căm hờn và tình trạng thù địch.xxxi
Passy đã dành các tác phẩm của mình cho mục tiêu khuyến khích tự do thương mại và các
thể chế trọng tài quốc tế như một công cụ để khuyến khích hòa bình và phòng tránh chiến tranh.
Cũng như những nhà phê phán chiến tranh và đế quốc tại châu Âu, những người phê phán
các tham vọng và dự án đế quốc của Mỹ cũng trong tình thế đúng như vậy. Liên đoàn Phản đế
được hình thành vào năm 1898 bởi các lãnh đạo doanh nghiệp, nhà văn và các nhà nghiên cứu để
chống lại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Hoa Kỳ. Một trong những thành viên của họ, William
Gragam Sumer, một giáo sư của đại học Yale trong bài tiểu luận năm 1898 nổi tiếng của mình
―Sự Chinh phục Hoa Kỳ của Tây Ban Nha‖ đã tranh luận rằng mặc dù Hoa Kỳ đã đánh bại Tây
Ban Nha về mặt quân sự và đã chiếm được Guam, Puerto Rico và Phi-líp-pin từ tay Tây Ban
Nha, nhưng trên thực tế thì những nguyên tắc của Đế chế Tây Ban Nha đã chinh phục nước Mỹ.
73
Như Sumner đã kết luận bản cáo trạng đầy xúc động của mình về chủ nghĩa đế quốc và
chiến tranh, ―Chúng ta đã đánh bại Tây Ban Nha trong một cuộc xung đột quân sựnhưng lại bị
họ chinh phục về mặt tư tưởng và chính sách. Chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa đế quốc
không khác gì những triết lý về thịnh vượng quốc gia cổ lỗ, thứ đã đưa Tây Ban Nha đến vị trí
như ngày nay. Những triết lý đó kích động sự tự cao và lòng tham của dân tộc. Dưới những góc
nhìn ngây thơ và óc suy xét nông cạn, chúng trở nên đặc biệt cám dỗ, và vì thế không thể phủ
nhận là chúng có sức phổ biến rất mạnh. Những ảo tưởng đó sẽ khiến chúng ta thất bại thảm hại
trừ khi chúng ta có một cái đầu lạnh đủ tỉnh táo để cưỡng lại chúng.‖xxxii

Thế còn “Chiến tranh dầu mỏ (và các tài nguyên khác)” thì sao?

Sự chiếm đóng thuộc địa theo đúng nghĩa của nó ngày nay ít phổ biến hơn (tuy vẫn có một
số trường hợp), nhưng chẳng thiếu lúc chúng ta nghe người dân nhiều nước nói rằng việc lật đổ
các chính phủ nước ngoài, sử dụng lực lượng quân sự và đe dọa phát động chiến tranh, và những
động thái khác của quyền lực chính phủ bên ngoài biên giới quốc gia là cần thiết để bảo đảm
nguồn tài nguyên. Đó là sự quay trở lại của lý luận trọng thương cổ điển đã bị các nhà kinh tế
học bác bỏ hết lần đến lần khác. Các nhà hoạch định chính sách đôi lúc tranh luận rằng cần phải
tiến hành chiến tranh vì những mục đích kinh tế. Trong kỷ nguyên hiện tại, họ tranh luận rằng
cần phải đổ máu và ngân khố để bảo đảm quyền tiếp cận dầu lửa. Năm 1990, Bộ trưởng Ngoại
giao Hoa Kỳ khi đó là James Baker đã xác nhận trước Quốc hội Hoa Kỳ đại diện đảm nhận tiến
hành chiến tranh vùng Vịnh Ba-Tư chống lại chế độ Saddam Hussein. Ông đã chỉ ra ―những tác
động lên nền kinh tế của chúng ta‖ và phát biểu rằng:
Vấn đề không phải là một ga-lông (đơn vị đo dung tích theo hệ thống của Mỹ bằng 3,785
lít) ga tại một trạm xăng địa phương tăng giá. Vấn đề không chỉ đơn giản là nguồn cung dầu từ
Cô-oét hay I-rắc. Hơn hết, vấn đề nằm ở chỗ một tên độc tài, kẻ đã hành động đơn phương và
không bị ngăn cản, có thể bóp nghẹt trật tự kinh tế toàn cầu và dùng sắc lệnh để định đoạt việc
tất cả chúng ta liệu sẽ rơi vào trì trệ, hay thậm chỉ là bước vào bóng đen của một cuộc suy
thoái.xxxiii
Một trong những người tiền nhiệm của ông, Henry Kissinger, trước đó đã viết trên tờ Thời
báo Los Angeles cảnh báo rằng nhà độc tài Iraq, Saddam Hussein, có ―khả năng tạo ra một cuộc
khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu.‖xxxiv Vấn đề về quyền tiếp cận dầu lửa đã lại được đưa ra
trong cuộc xâm lược Iraq lần thứ hai do Mỹ cầm đầu. Một trong những khuyết điểm của những

74
người ủng hộ việc tiến hành chiến tranh vì dầu lửa này là việc họ đã không hiểu kinh tế học cơ
bản.
William Niskanen, khi đó là chủ tịch Viện Cato đồng thời là cựu thành viên Hội đồng Cố
vấn Kinh tế dưới thời tổng thống Reagan và là nhà kinh tế học lỗi lạc, đã phát biểu trong một
cuộc tranh luận với cựu giám đốc CIA James Woolsey, rằng
Vào cả hai năm 1991 và 2001, dầu lửa đều không đáng để gây ra chiến tranh. Dầu lửa phục
vụ cho lợi ích của bất cứ ai kiểm soát nó với điều kiện họ phải bán nó cho chúng ta và các dân
tộc khác trên thế giới. Và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ không phụ thuộc vào câu hỏi ai sở hữu
lượng dầu đó, với câu hỏi ngoại lệ là đất nước đó giàu có cỡ nào.Điều đó đúng kể cả khi hàng
hóa đó là đậu tương chứ không phải là dầu mỏ, và nó cũng không phụ thuộc vào việc chúng ta
nhập khẩu rất nhiều dầu lửa hay chúng ta là các nước xuất khẩu dầu. Giá dầu ở Nhật Bản là bằng
với giá dầu ở Anh, nơi mà Nhật Bản phải nhập khẩu toàn bộ lượng dầu mỏ họ cần còn Anh thì
phần lớn tự cung cấp được dầu. Chúng ta có một thị trường dầu lửa mang tính quốc tế… Như
vậy dầu lửa không đáng để gây ra chiến tranh. Không đáng vào năm 1991 và bây giờ cũng
vậy.xxxv
Niskanen đã nói đúng. Dầu lửa là một thứ hàng hóa và nó có một mức giá chung toàn cầu.
Ngay cả những tên độc tài điên rồ cũng nhận ra rằng dầu không có hoặc rất ít giá trị gì nếu không
được bán. Thật vậy, những kẻ thù không đội trời chung của Hoa Kỳ, như cố tổng thống Hugo
Chavez người Venezuela, đều hiểu điều đó và đã bán phần lớn sản lượng của các công ty dầu
quốc doanh cho các khách hàng Mỹ.
Nhưng hãy cứ cho là dòng dầu lửa hoặc một số tài nguyên khác có thể bị giảm đi. Vậy sau
đó sẽ ra sao? Kinh tế học cho chúng ta biết hai điểm quan trọng sau:
1. Sử dụng lực lượng quân sự cũng rất tốn kém. Thật vậy, điều đó gần như lúc nào cũng
tốn kém hơn rất nhiều so với bất cứ sự suy giảm về sức khỏe và hạnh phúc gây ra bởi
việc các chính phủ nước ngoài hạn chế nguồn cung. Những người ủng hộ chủ trương
can thiệp quân sự cho rằng các lực lượng này không hề tốn kém, trong khi thực tế
không phải vậy.xxxvi

2. Con người, bằng việc tương tác với nhau thông qua thị trường, từ lâu đã khám phá ra các
cơ chế để ứng phó với tình trạng suy giảm nguồn cung, trong đó đáng chú ý là cơ chế giá
cả. Theo đó, giá cả tạo ra động lực để phân phối hàng hóa theo giá trị sử dụng cao nhất

75
của nó (khi giá cả tăng, chúng ta ―tiết kiệm‖ việc sử dụng các tài nguyên khan hiếm).
Việc giá tăng tạo ra động lực để bảo tồn tài nguyên, tăng nguồn cung và chuyển sang các
hàng hóa thay thế (trong trường hợp của dầu lửa, các hàng hóa thay thế bao gồm khí đốt,
năng lượng nước, năng lượng mặt trời, và các nguồn năng lượng khác). Dựa vào thị
trường là cách ít tốn kém hơn rất, rất nhiều so với việc sử dụng các lực lượng quân
sự.xxxvii
Đương nhiên, tư duy trọng thương và việc không tính đến các chi phí can thiệp quân sự
không chỉ là củariêng chính phủ Hoa Kỳ. Những chính sách tương tự đã khiến Liên bang Xôviết
phải phá sản (mỗi quốc gia vệ tinh được thêm vào đế quốc của họ lại mang đến những gánh nặng
đáng kinh ngạc lên quyền lực đế quốc, còn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong một vài năm
gần đây đang phải trả những khoản phí không nhỏ để có được quyền tiếp cận dầu lửa và các mặt
hàng khác. Chính sách này gây tốn kém không nhỏ cho người đóng thuế Trung Quốc, vì nhà
nước phải trả nhiều hơn giá thị trường (chưa tính đến chi phí đút lót bôi trơn được trả cho các
nhà hoạch định chính sách nước ngoài) và sau đó lại trao quyền sử dụng những tài nguyên đó
cho các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ.xxxviii
Chính phủ Pháp đã phải lao lực trong nhiều năm để thu về những nhượng bộ đặc biệt cho
các doanh nghiệp của nước này tại Tây Phi, nhưng những nhượng bộ đó lại gây hại cho người
tiêu dùng châu Phi và người đóng thuế ở Pháp. Chính phủ Pháp tìm cách làm lợi cho các doanh
nghiệp Pháp thông qua việc duy trì đồng franc CFA (CFA ban đầu là viết tắt của Colonies
francaises d’Afrique (thuộc địa Pháp ở châu Phi – ND) từ 1945 đến 1958, sau đó là
Communauté francaises d’Afrique (cộng đồng thuộc Pháp ở châu Phi – ND), và sau khi các
thuộc địa của Pháp dành độc lập, Communauté Financière Africaine (cộng đồng tài chính châu
Phi – ND)), viện trợ nước ngoài (một gánh nặng đối với người nộp thuế ở Pháp, tương tự như
viện trợ nước ngoài của Mỹ đối với người dân Mỹ và viện trợ nước ngoài của Trung Quốc đối
với người nộp thuế Trung Quốc), và lực lượng quân đội Pháp đồn trú cũng như các cuộc can
thiệp quân sự định kỳ. Người được hưởng lợi ròng không phải là ―người Pháp‖ nói chung, mà là
các nhóm đặc quyền được hưởng lợi từ thiệt hại của phần còn lại của dân số Pháp. Như tổng
thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy đã buột miệng nói trong một cuộc hội đàm (bị các phóng
viên ghi lại) với tổng thống được bầu ra của Togo, Faure Gnassingbe (đắc cử nhờ sự ủng hộ của
Pháp), rằng ―Khi ngài là bạn của nước Pháp thì ngài phải nghĩ đến các công ty Pháp.‖ Thông

76
điệp ở đây quá rõ ràng không thể nhầm lẫn và phần nào hé mở cho chúng ta về thế giới của chủ
nghĩ thân hữu hiện đại.xxxix
Tương tự như vậy, chính phủ Nga dưới thời tổng thống Putin đã tìm cách để tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp Nga, cả quốc doanh lẫn tư doanh, bằng một chính sách ngoại giao hung
hăng, bao gồm cả việc xâm lược các nước láng giềng và thôn tính lãnh thổ, và kiến tạo một
―Liên minh Thuế quan Âu-Á.‖ Kết quả là người tiêu dùng và đóng thuế của Nga phải chịu thiệt,
nhưng người được hưởng lợi là các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp thân cận với
điện Kremlin, đặc biệt là phe ―siloviki‖ (tức những chính trị gia xuất thân từ các cơ quan an ninh/
quân đội của Nga – ND) cung cấp thêm sức mạnh và ủng hộ cho chế độ chính trị ngày càng độc
tài của nước nàyxl.
Tự do trao đổi là cách tiếp cận tài nguyên tốt hơn nhiều so với việc sử dụng quyền lực nhà
nước dưới bất kỳ hình thức nào. Chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa quân
phiệt chỉ có lợi cho một vài nhóm đặc quyền hạn hẹp, nhưng lại trái ngược với lợi ích của cộng
đồng. Chúng chỉ là những đề xuất thất bại.

Ảo tƣởng kinh tế và quan hệ quốc tế

Frédéric Bastiat, một trong những người đấu tranh cho tự do và hòa bình vĩ đại nhất, đồng
thời là một trong những người đại biểu lỗi lạc nhất cho những giá trị của chủ nghĩa tự do, từng
tuyên bố sứ mệnh mấu chốt của kinh tế chính trị học tự do chủ nghĩa là giải thích được rằng
thương mại mang lại lợi ích cho cả hai bên, còn chiến tranh thì chỉ mang tính hủy diệt lẫn nhau.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải đấu tranh chống lại hệ thống kinh tế chính trị sai lầm và
nguy hiểm, mà theo đó sự thịnh vượng của một dân tộc này xung khắc với sự thịnh vượng của
một dân tộc khác, và đánh đồng giữa thương mại và chinh phục và giữa làm việc năng suất với
thống trị mang tính bóc lột. Khi mà những tư tưởng đó vẫn còn được chấp nhận, thế giới này sẽ
không thể có dù chỉ là 24 tiếng hòa bình. Thậm chíthan hơn thế nữa, hòa bình sẽ trở thành một ý
tưởng nhảm nhí và lố bịch.xli
Sự tồn tại dai dẳng của những học thuyết đã bị lật tẩy hoàn toàn như ―cán cân thương mại‖
– ý tưởng cho rằng ―thương mại của một quốc gia sẽ có lợi, tỷ lệ thuận với nhập siêu‖xlii – đã gây
tác hại nghiêm trọng cho cả thế giới. Việc bác bỏ những giáo điều sai trái này không phải vấn đề
thuộc về ý thức hệ chính trị, mà là một tư tưởng kinh tế học hợp lý, không phụ thuộc vào thế giới
quan của mỗi người. Như nhà kinh tế học thương mại Paul Krugman đã biện luận,

77
Xung đột giữa các quốc gia mà nhiều học giả chính sách cho là đang thống trị thực chất chỉ
là một ảo ảnh, nhưng đó là một ảo ảnh có thể hủy diệt hiện thực về những lợi ích chung có được
nhờ thương mại.xliii
Sự thiếu hiểu biết của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc và các bản đề xuất theo chủ
nghĩa trọng thương do họ đưa ra, và của những người khăng khăng quả quyết rằng các nước
nghèo hơn và đang phát triển là mối đe dọa đối với các quốc gia phát triển hoặc ngược lại, bởi
một trong hai nhóm quốc gia này sẽ cũng lúc thu hút đầu tư nước ngoài ròng và đạt được thặng
dư thương mạixliv thật là đáng kinh ngạc. Chúng ta có thể hy vọng rằng sự thiếu hiểu biết như vậy
sẽ lui vào dĩ vãng để nhường chỗ cho những phân tích kinh tế hợp lý, và rằng chúng ta sẽ không
phải chờ đợi lâu hơn cái ngày mà Jean-Baptiste Say đã dự đoán:
Sớm muộn gì thì ngày ấy cũng sẽ tới, cái ngày mà người ta sẽ ngỡ ngàng về sự cần thiết
phải chấp nhận mọi phiền toái để vạch trần sự điên rồ của một hệ thống quá đỗi trẻ con và lố
bịch, nhưng lại rất thường hay được áp đặt bằng sức mạnh lưỡi lê.xlv
Khi mà hàng hóa không thể vƣợt qua biên giới thì quân đội sẽ làm đƣợc
Tự do thương mại và đầu tư tạo ra hòa bình giữa các quốc gia. Nó không thể loại trừ hoàn
toàn chiến tranh nhưng có thể khiến chiến tranh khó xảy ra hơn, và điều đó là một thành tựu
đáng kể. Các nhà tư tưởng tự do cổ điển từ lâu đã liên hệ hòa bình với thương mại. Như nhà tư
tưởng tự do cổ điển người Đức John Prince-Smith đã tranh luận vào năm 1860,
Sự kết nối của các lợi ích trên quy mô quốc tế do tự do thương mại đem lại là cách thức
ngăn chặn chiến tranh hiệu quả nhất. Nếu chúng ta tiến bộ đến mức có thể thấy mỗi người ngoại
quốc là một khách hàng tiềm năng thì sẽ có ít lý do để rút súng bắn anh ta hơn nhiều.xlvi
Ngày nay, chúng ta đã hiểu rõ hơn mối liên kết tích cực mạnh mẽ không chỉ giữa hòa bình
và tự do thương mại, mà cả giữa hòa bình và tỉ trọng thương mại. Càng nhiều dòng thương mại
và đầu tư lưu thông qua biên giới bao nhiêu thì nguy cơ chiến tranh càng giảm đi bấy nhiêu.
Vào năm 1748, nhà triết học, nhà tư tưởng chính trị người Pháp Montesquieu đã chỉ ra
trong tác phẩm có ảnh hưởng lớn của mình, Tinh Thần Pháp Luật, rằng
Hệ quả tự nhiên của thương mại là để dẫn đến hòa bình. Hai quốc gia giao thương với nhau
sẽ trở nên phụ thuộc lẫn nhau; nếu nước này có lợi trong việc mua thì nước kia lại có lợi trong
việc bán, và tất cả mọi liên kết đều được xây dựng trên nền tảngnhu cầu chung.xlvii

78
Theo kết luận của Solomon W. Polachek và Carlos Seiglie sau khi nghiên cứu các cuộc
xung đột thì ―các quốc gia là đối tác thương mại sẽ hợp tác nhiều hơn và xung đột ít đi. Nếu
thương mại tăng gấp đôi thì tình trạng giao tranh sẽ giảm đến 20%.‖xlviii Thương mại xuyên
biên giới, và đặc biệt là đầu tư xuyên biên giới khuyến khích người ta duy trì gìn giữ hòa bình.
Những người đang có nhiều quan hệ thương mại hoặc đầu tư xuyên biên giới hơn sẽ ít có khả
năng ủng hộ chiến tranh chống lại các khách hàng và đối tác kinh doanh của họ. Càng có nhiều
người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào việc duy trì thương mại bao nhiêu thì sự ủng hộ cho hòa
bình càng lớn bấy nhiêu, vì sẽ có càng nhiều tiếng nói chống lại việc phá vỡ các mối quan hệ có
giá trị này. Và tỉ trọng đầu tư xuyên biên giới càng lớn thì sự ủng hộ cho hòa bình cũng càng
tăng, vì lý do dễ hiểu là người ta không thích nhìn thấy của cải của chính mình bị ném bom hay
nổ tung.xlix
Chính sách ―bảo hộ thương mại‖ (như là đặt các rào cản thương mại để ―bảo hộ‖ các nhà
sản xuất đang hoạt động trong nước) ngờ nghệch và phá hoại của thập niên 1930 được hiểu một
cách rộng rãi như là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến Đại Suy thoái và tiếp nối sau đó là
Chiến tranh thế giới.l Thật vậy, điều đó đã được dự báo bởi 1.028 nhà kinh tế học người Mỹ,
những người đã cùng ký vào một đơn kiến nghị phản đối các hạn chế thương mại cực đoan đối
với trên hai mươi nghìn hàng hóa nhập khẩu được thông qua bởi Quốc hội Mỹ vào năm 1930.
Đó không chỉ là một đòn đánh vào người tiêu dùng Mỹ (và các nhà nhập khẩu), mà còn làm
bùng nổ một làn sóng của chủ nghĩa bảo hộ trên khắp thế giới và kéo dài cũng như làm sâu sắc
thêm suy thoái tại châu Âu và Hoa Kỳ, dẫn đến sự sụp đổ của thương mại quốc tế và giúp dọn
đường cho chiến tranh. Những lời kết luận của bản kiến nghị là: ―một cuộc chiến thuế quan
không vun đất lành cho sự nảy nở của hòa bình thế giới.‖li Và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.
Sau những kinh hoàng của Thế chiến II, vào năm 1947, tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman
đã quan sát thấy rằng:
Vào thời điểm cụ thể này, cả thế giới đang dồn phần lớn năng lượng và trí tuệ của mình để
đạt đến các mục tiêu là hòa bình và tự do. Những mục tiêu này hoàn toàn gắn liền với một mục
tiêu thứ ba – tái thiết lập thương mại thế giới. Trên thực tế, cả ba mục tiêu này – hòa bình, tự do,
và thương mại quốc tế - là không thể tách rời. Những bài học quan trọng của quá khứ đã minh
chứng cho điều đó.

79
Trong bài phát biểu này, tổng thống Truman đã lưu ý rằng: ―với mỗi trận chiến của cuộc
chiến kinh tế vào những năm ba mươi, kết cục bi thảm không thể tránh khỏi đã trở nên ngày một
rõ ràng hơn.‖lii
Một hiểu biết cổ đại
Nhận thức rằng thương mại và hành vi hòa bình có liên hệ với nhau đã có từ rất lâu. Trong
tập IX của trường ca Odyssey, nhà thơ Hy Lạp Homer mô tả những tên khổng lồ một mắt
(Cyclop), những kẻ ăn thịt bất cứ ai bước chân lên hòn đảo của chúng, là những tên man rợ.
Chúng thiếu những thể chế văn minh, đặc biệt là sự thận trọng, luật pháp và thương mại.
Chúng không có nơi hội đồng họp mặt, cũng chẳng có luật lệ gì cả. Không, trên những
đỉnh núi chúng sống trong những hang vòm – mỗi kẻ tự quyết định luật lệ cho bản thân, trị vì với
vợ con hắn, không mảy may quan tâm gì đến láng giềng.

Vì bọn Cyclop không có những con thuyền với mũi đỏ thắm, không có thợ để đóng những
con thuyền tốt dong buồm chở chúng đến những hải cảng xa xôi, chẳng như đa số người vẫn
đang vượt sóng gió của biển khơi để buôn bán với những cư dân khác.liii
Tranh biện, thảo luận, phê bình, buôn bán, du lịch, đầu tư và những yếu tố khác của các xã
hội tự do không làm cho chiến tranh biến mất, nhưng chúng khiến cho điều đó khó xảy ra hơn.
Chúng hạn chế và giảm thiểu bạo lực dã man. Và điều này có rất nhiều ưu thế.

Ai là ngƣời quyết định?


Những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân luôn hiểu rằng sẽ là ngây thơ và nông cạn nếu
cho rằng những cuộc chiến được gây ra bởi tầng lớp tinh hoa thống trị bằng cách nào đó lại có
thể mang đến lợi ích cho người dân các nước gây chiến. Nhà sử học Parker T. Moon đã đưa ra
vấn đề này một cách khá rõ ràng trong tác phấm Chủ nghĩa Đế quốc và Chính trị Toàn cầu của
ông:
Ngôn ngữ thường che mờ sự thật. Hơn thế nữa còn được nhận thấy một cách phổ biến, đôi
mắt của chúng ta dễ bị đánh lừa bởi những mánh khóe của ba tấc lưỡi mà không nhìn thấy được
những thực tế trong quan hệ quốc tế. Khi một người sử dụng một từ đơn tiết như ―Pháp‖, người
đó nghĩ đến Pháp như một thực thể, một đơn vị. Khi muốn tránh sự lặp từ vụng về, chúng ta
dùng đại từ nhân xưng để chỉ một quốc gia – ví dụ như nói ―Pháp gửi quân của họ sang chinh
phục Tunis‖ – chúng ta không chỉ quy sự thống nhất, mà còn cả nhân cách cho một đất nước.

80
Chính những từ ngữ che đậy thực tế và biến quan hệ quốc tế thành một màn kịch quyến rũ, với
diễn viên là các quốc gia được nhân cách hóa, và chúng ta quá dễ dàng quên đi những người đàn
ông, đàn bà bằng xương bằng thịt, những chủ thể thực sự. Sẽ thật khác nếu như chúng ra không
hề có từ ―Pháp‖, và thay vào đó phải nói: ba mươi tám triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em với mọi
thứ lợi ích và niềm tin khác nhau, sống trên lãnh thổ 218,000 dặm vuông! Lúc đó chúng ta nên
mô tả cuộc viễn chinh ở Tunis một cách chính xác hơn như cách sau: ―Một vài trong số ba mươi
tám triệu người này đã cử ba mươi nghìn người khác đến xâm chiếm Tunis.‖ Cách đặt vấn đề
bằng thực tế này ngay lập tức gợi mở câu hỏi, hay đúng hơn là một loạt những câu hỏi. ―Một
vài‖ kia là ai? Tại sao họ lại cử ba mươi nghìn người sang Tunis? Và tại sao những người đó lại
phải tuân lệnh?
Đế quốc được xây dựng bởi con người chứ không phải bởi ―các quốc gia‖. Vấn đề trước
mắt ta là tìm ra những người, nhóm thiểu số đang hoạt động ở mỗi quốc gia và có lợi ích gắn bó
trực tiếp với chủ nghĩa đế quốc, và sau đó phân tích lý do khiến số đông chịu trả những chi phí
và chiến đấu trong những cuộc chiến mà bành trướng đế quốc đòi hỏi phải có.liv
Sẽ chỉ là một sự giản lược của những hoạt động phức tạp đằng sau chiến tranh khi nói rằng
―Nước X gây chiến hoặc gửi lính sang để xâm lược nước Y‖; thực tế là một vài nhóm người của
nước X đưa ra lựa chọn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với những nhóm khác, và nhiệm vụ
của một nhà khoa học xã hội nghiêm túc là phải hiểu được tại sao và làm thế nào các người ta lại
lựa chọn như vậy và tại sao những người khác lại chấp thuận lựa chọn của họ. Chiến tranh cũng
là một sự lựa chọn, ít nhất là về phía kẻ gây chiến. Nỗ lực gộp tất cả người dân, tất cả mọi lợi
ích, tất cả mọi luồng ý kiến có trong một đất nước vào một tác nhân đưa ra lựa chọn không chỉ
là biểu hiện của sự vô lý kỳ bí, mà tệ hơn, nó che đậy khiến chúng ta không nhận ra được những
câu hỏi quan trọng nhất của khoa học chính trị. Thế nhưng đó lại là cách tiếp cận mà nhiều nhà
bình luận, nhà phân tích và nhà lý luận chiến tranh và xung đột. Họ không thể hiểu được những
vấn đề có liên quan bởi vì họ là những kẻ theo chủ nghĩa tập thể không chỉ trong đạo đức, mà cả
trong các phương pháp xã hội học nữa. Họ nghĩ rằng một đất nước, vốn được tạo thành bởi một
số lượng lớn các cá nhân rất khác nhau và các mối quan hệ phức tạp của họ (gia đình, mạng lưới
quan hệ, các đảng chính trị, các doanh nghiệp, tôn giáo, vân vân và vân vân) là một cá nhân
giống như những cá nhân cấu thành nó.lv Đó là một tư duy cẩu thả tùy tiện với những hậu quả
nghiêm trọng.

81
Lựa chọn phải được con người thực hiện, chúng không thể tự diễn ra được. Chúng ta phản
hồi lại trước những động lực thúc đẩy, nhưng mặt khác chúng ta cũng bị thôi thúc bởi các ý
tưởng. Các ý tưởng ngốc nghếch sẽ ủng hộ cho các chính sách ngớ ngẩn và tạo những động cơ
lầm lạc – thậm chí là nguy hiểm như thảm họa.
Nếu các bạn muốn có hòa bình, các bạn phải đứng lên đấu tranh vì nó. Nếu như người ta
đưa ra lập luận ủng hộ chiến tranh thì lập luận đó phải được thử thách. Không có cái gì là ―chưa
được quyết định‖ trong chiến tranh. Đó là một lựa chọn đôi: nếu bạn không ủng hộ chiến tranh
nghĩa là bạn phải chống lại nó; không có sự trung lập trong bản thân vấn đề chiến tranh. Sự hủy
diệt gây ra bởi chiến tranh, những thương vong của những mảnh đời vô tộisự mất mát mà chiến
tranh đem lại tạo ra một căn cứ rất, rất chắc chắn để chống lại việc gây chiến. Hơn thế nữa, nếu
bạn mong muốn người khác cũng mong muốn hòa bình, bạn không chỉ cần cất tiếng nói ủng hộ
hòa bình, mà còn phải chiến đấu chống lại những ngụy biện về ―sự va chạm giữa các nền văn
minh‖, ―xung đột kinh tế‖, ―chủ nghĩa bảo hộ‖, và thế giới quan có tổng bằng không; và ủng hộ
một cách tích cực các thể chế với khả năng tạo ra động lực để hướng đến hòa bình, trong đó đặc
biệt là tự do thương mại, đi lại, đầu tư, và các quyền dân chủ về tự do ngôn luận và phê bình
chính sách của chính phủ.
Thách thức của nhà sử học Parker T. Moon về ―phân tích các nguyên nhân khiến số đông
chịu trả những chi phí và chiến đấu trong những cuộc chiến tranh‖ cũng chính là thách thức cho
chúng ta. Và khi đã hiểu được vấn đề, chúng ta cần phải đứng lên đấu tranh cho những điều đúng
đắn – cho triết học, cho kinh tế chính trị học, cho các thể chế, các chính sách và cho sự hiện thực
hóa của một thế giới hòa bình, hợp tác tự nguyện.

i
Ví dụ xem trong: Samuel P.Huntington. The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth
Century (Norman, OK: NXB Đại học Oklahoma, 1991).
ii
Số liệu thể chế là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ dân chủ được sử dụng rất rộng rãi. Xem: Keith
Jaggers và Ted Robert Gurr, ―Transitions to Democracy: Tracking Democracy‘s ‗Third Wave‘ with
the Polity III Data,‖ Journal of Peace Research 32(4) 1995:469–82.
iii
Hình 1 dùng số liệu thương mại do Ngân hàng Thế giới cung cấp. Hình 2 lấy ra từ Erik Gartzke
và Alex Weisiger, ―Under Construction: Development, Democracy, and Difference as Determinants of
the Systemic Liberal Peace,‖ International Studies Quarterly 58(1) 2014: 130–45.

82
iv
Thomas C. Schelling, Arms and Influence (New Haven: NXB Đại học Yale, 1966), trang 99.
v
Baron de Montesquieu Spirit of the Laws (Cambridge: NXB Đại học Cambridge, 1989[1748]);
Adam Smith An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (Chicago: NXB Đại học
Chicago, 976[1776]); Thomas Paine Common Sense (New York: Penguin, 1986[1776]); Immanuel
Kant Perpetual Peace: A Philosophical Essay (New York: Garland, 1972[1795]); Richard Cobden
Political Writings (London: T. Fisher Unwin, 1903[1867]); Norman Angell The Great Illusion (New
York: Putnam, 1933). Richard Rosecrance The Rise of the Trading State: Commerce and Conquest in the
Modern World (New York: Basic Books, 1985); Bruce Russett Grasping the Democratic Peace:
Principles for a Post-Cold War World (Princeton: NXB Đại học Princeton, 1993); Michael Doyle Ways
of War and Peace: Realism, Liberalism and Socialism (New York: Norton, 1997).
vi
Steven Pinker The Better Angels of our Nature: Why Violence has Declined (New York:Viking
Press, 2011); Joshua S. Goldstein, Winning the War on War: The Decline of Armed Conflict Worldwide
(New York: Dutton, 2011); mức giảm của chiến tranh trên cấp độ toàn cầu kém rõ rệt. Sự tương quan
(giữa hiện đại và hòa bình) mạnh nhất là ở các nước phát triển.
vii
Peter Brecke ―Violent Conflicts 1400 AD to the Present in Different Regions of the World.‖ Báo
cáo trình bày tại Hội thảo thường niên của Hội Khoa học Hòa bình Quốc tế. Kết quả đối với các khu vực
khác (châu Phi, châu Á và châu Mỹ) có độ dài ngắn hơn và kém rõ rệt hơn.
viii
Cioffi-Revilla, Claudio. 2004. ―The Next Record-Setting War in the Global Setting: A Long-
Term Analysis.‖Journal of the Washington Academy of Sciences 90(2): 61–93. Có một vài tranh luận
trong giới nghiên cứu về việc có nên xét thêm yếu tố dân số vào các đo lường về cường độ của chiến
tranh không. Nhìn chung, nguy cơ bị chết vì chiến tranh (nội chiến hay chiến tranh giữa các quốc gia) của
cá nhân đã giảm đi.
ix
Xem Bruce Russett, Grasping the Democratic Peace: Principles for a Post-Cold War World
(Princeton, NJ: NXB Đại học Princeton, 1993) và Michael Doyle, Ways of War and Peace: Realism,
Liberalism, and Socialism (New York: Norton, 1997).
x
Douglas North và Robert Thomas The Rise of the Western World (Cambridge: Cambridge
University Press, 1973). Mancur Olson ―Dictatorship, Democracy, and Development,‖ 1993. American
Political Science Review 87(3):567–76.
xi
Ví dụ xem trong Bruce Russett và John R. Oneal, Triangulating Peace: Democracy,
Interdependence, and International Organizations (New York: Norton, 2001).
xii
Thương mại dẫn đến chuyên môn hóa cao hơn, từ đó tạo ra năng suất và lương thực tế cao hơn.
Hal Varian Microeconomic Analysis, 3rd ed. (New York: W.W. Norton 1992).

83
xiii
Lance E. Davis và Robert A. Huttenback, với sự hỗ trợ của Susan Gray Davis, Mammon and
the Pursuit of Empire: The Economics of British Imperialism, abridged edition (Cambridge: NXB
Đại học Cambridge, 1988), trang 267.

xiv
Frédéric Bastiat, ―Peace and Freedom or the Republican Budget‖ (1849), trong
Frédéric Bastiat, The Collected Works of Frédéric Bastiat. Vol. 2: The Law, The State, and Other
Political Writings, 1843–1850, Jacques de Guenin, General Editor, (Indianapolis: Liberty Fund,
2012), trang 282–327, trang 191. Xem online tại
http://oll.libertyfund.org/index.php?option=com_staticxt&staticfile=show.php%3Ftitle=2450&Itemid=28.
xv
Steven Pinker, The Better Angels of Our Nature: A History of Violence and Humanity (London:
Penguin Books, 2011), trang 19
xvi
James L. Payne, A History of Force: Exploring the worldwide movement against habits of
coercion, bloodshed, and mayhem (Sandpoint, Idaho: Lytton Publishing Co., 2004), Steven Pinker, op.
cit.
xvii
Huntington còn bộc lộ một sự hiểu biết nông cạn về những thuật ngữ như ―cạnh tranh‖ và ―xung
đột‖: ―Điều thú vị và có phần khó hiểu là người Mỹ ủng hộ cạnh tranh trong xã hội Mỹ giữa các nhóm ý
kiến, đảng phái, các nhánh quyền lực nhà nước, các doanh nghiệp. Tại sao người Mỹ lại tin rằng xung đột
là tốt trong phạm vi xã hội của họ nhưng lại là tồi tệ trong quan hệ giữa các quốc gia là một câu hỏi thú vị
mà theo hiểu biết của tôi chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc.‖ Samuel Huntington, The Clash of
Civilizations and the Remaking of World Order (New York: Simon & Schuster, 1997), trang 221.
Có vẻ như ông ta không hiểu là có thể có những nguyên nhân tại sao không ai nghiên cứu một cách
nghiêm túc sự mơ hồ hoc thuật này. Cơ chế ―kiểm soát và cân bằng‖ giữa các nhánh quyền lực của chính
quyền và sự cạnh tranh giữa các công ty để thu hút khách hàng rất khác so với xung đột ―giữa các xã hội‖.
xviii
Samuel Huntington, ibid., trang 84.
xix
Angus Maddison, Contours of the World Economy, 1–2030 AD, Essays in Macro-Economic
History (Oxford: NXB Đại học Oxford, 2007), Số liệu từ Bảng A7, trang 382.
xx
Jutta Bolt và Jan Luiten van Zanden, ―The First Update of the Maddison Project:
Re-Estimating Growth Before 1820,‖ Maddison Project Working Paper WP-4 ( Tháng Giêng 2013),
xem online tại http://www.ggdc.net/maddison/maddison-project/publications/wp4.pdfa; database tại
http://www.ggdc.net/maddison/maddison-project/data/mpd_2013-01.xlsx. Tính theo tỉ giá đô-la năm
2010 thì con số này còn lớn hơn rất nhiều do chính sách lạm phát của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ.
Theo Ngân hàng Thế giới

84
(http://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD/countries/NLXS?display=graph), tính theo tỉ giá
đô-la năm 2010, GDP đầu người của Hà Lan là US$48,530.
xxi
Bolt và van Zanden database http://www.ggdc.net/maddison/maddison-project/data/mpd_2013-
01.xlsx.
xxii
Jean-Baptiste Say, A Treatise on Political Economy, dịch bởi C. R. Prinsep và Clement
C. Biddle (Philadelphia: Lippincott, Grambo & Co., 1855), Quyển I, Chương XV, ―Of the Demand or
Market for Products,‖ xem tại http://www.econlib.org/library/Say/sayT15.html
xxiii
Một thế giới quan có tổng bằng không như thế đồng nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ có thương
mại, vì người ta chỉ giao thương nếu như họ mong muốn thu về lợi nhuận. Chủ nghĩa dân tộc trong kinh
tế không thống nhất từ đầu đến cuối.
xxiv
Adam Smith, An Inquiry Into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, biên tập bởi R.
H. Campbell và A. S. Skinner, tập II của Glasgow Edition of the Works and Correspondence of Adam
Smith (Indianapolis: Liberty Fund: 1981), IV: vii, ―Of Colonies,‖ trang 588.
xxv
Adam Smith, An Inquiry Into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, biên tập bởi R.
H. Campbell và A. S. Skinner, tập II của the Glasgow Edition of the Works and Correspondence of
Adam Smith (Indianapolis: Liberty Fund: 1981). IV: viii, ―Conclusion of the Mercantile System,‖ tranh
661.
xxvi
Người sống cùng thời với Smith là Jeremy Bentham còn cay nghiệt hơn trong những mô tả của
mình về chiến tranh xâm lược ngoại bang. Ông tuyên bố rằng ―Mọi lợi nhuận kiếm được từ xâm lược
dưới bất kỳ hình dạng nào, tôi coi không hơn gì trò trộm cướp với công cụ là giết chóc, cả hai (cướp bóc
và giết chóc) được triển khai ở mức độ lớn nhất có thể; trò cướp bóc do tầng lớp thống trị thiểu số tại
quốc gia chinh phạt thực hiện với đa số người dân tại cả nước thống trị lẫn bị trị; trò cướp bóc mà nếu xét
theo chi phí vũ trang thì người dân các quốc gia gây chiến là những nạn nhân đầu tiêu.‖ Bentham coi ―tất
cả các chế độ thống trị kiểu này không hơn gì một công cụ, một kế sách nhằm tập trung quyền bảo hộ và
quyền đàn áp trong tay thiểu số lãnh đạo tại quốc gia thống trị, với phí tổn, hy sinh, quyền lợi và hạnh
phúc của đa số người dân tại cả nước thống trị lẫn bị trị.‖ Jeremy Bentham, ―In International
Dealings, Justice and Beneficience,‖ in E. K. Bramsted và K.J. Melhuish, eds., Western Liberalism: A
History in Documents from Locke to Croce (London: Longman, 1978), doc. 36, trang 353.
xxvii
John Morley, The Life of Richard Cobden (London: T. Fisher Unwiin, 1903). Chương
XXXIII.: miscellaneous correspondence, 1859–60—paris—return to England. Truy cập tại http://
oll.libertyfund.org/title/1742/90559/2050419 vào ngày 2014-01-02.

85
xxviii
Selected Speeches of the Rt. Hon. John Bright M.P. On Public Questions, introduction by
Joseph Sturge (London: J. M. Dent and Co., 1907), Chương XVI, Foreign Policy, Speech of
October 29, 1858, Birmingham.
xxix
Lance E. Davis và Robert A. Huttenback, với sự hỗ trợ của Susan Gray Davis, Mammon and
the Pursuit of Empire: The Economics of British Imperialism, abridged edition (Cambridge:
Cambridge University Press, 1988), p. 267.
xxx
Quan điểm cho rằng ―Thế chiến thứ 2 đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi Đại Suy thoái‖ đã bị đánh đổ hoàn
toàn bởi nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Robert Higgs trong ―Wartime Prosperity? A Reassessment of the
U.S. Economy in the 1940s,‖ The Journal of Economic History, Tập 52, Số 1 (Tháng 3 năm 1992), và
―From Central Planning to the Market: The American Transition, 945–47, The Journal of Economic
History, Tập 59, Số 3 (Tháng 9 năm 1999, cả hai tác phẩm trên đều được in và hiệu đính lại trong Robert
Higgs, Depression, War, and Cold War: Studies in Political Economy (Oxford: NXB Đại học Oxford,
2006), Chương 3, trang 61–80 và trang 101–23.
xxxi
―Et ainsi prévaut, malgré trop de douloureuses exceptions, cette loi d‘harmonie et d‘entente
universelle qu‘exprime si bien l‘idée sublime de l‘unité, de la fraternité de la race humaine. Le ressort
de ce mouvement, c‘est l‘échange. Sans l‘échange, les hommes et les peuples sont des frères égarés et
devenus ennemis. Par l‘échange, ils apprennent à se connaître et à s‘aimer. Les intérêts les rapprochent,
et le rapprochement les éclaire. Sans l‘échange, chacun reste dans son coin, déshérité de l‘univers entier,
déchu un quelque sorte de la majeure partie de la création. Par l‘échange, chacun retrouve ses titres en
retrouvant ses biens, et rentre en partage de l‘héritage inépuisable du père de famille. . . . Non-seulement
elle [la doctrine de la prohibition et de la restriction] leur prêche l‘isolement et le dénûment, mais elle les
condamne à l‘hostilité, à la haine.‖ Frédéric Passy, Leçons d’Économie politique faites à- Montpellier,
1860–1861(Montpellier: Gras, 1861), trang 548.
xxxii
William Graham Sumner, ―The Conquest of the United States by Spain‖ (1898) (Indianapolis:
Liberty Fund, 2013). Truy cập tại http://oll.libertyfund.org/title/2485 on 2014-02-03. Xem them David T.
Beito và Linda Royster Beito, ―Gold Democrats and the Decline of Classical Liberalism, 1896–1900,‖
The Independent Review, tập IV, số 4 (Mùa xuân năm 2000), trang 555–75, xem online tại
http://www.independent.org/pdf/tir/tir_04_4_beito.pdf.
xxxiii
James Baker, ―Confrontation in the Gulf: Excerpts from Baker Testimony on U.S. and Gulf,‖
New York Times, Tháng 5 năm 1990, xem tại
http://www.nytimes.com/1990/09/05/world/confrontation-in-the-gulf-excerpts-from-baker-testimony-on-
us-and-gulf.html.

86
xxxiv
Henry Kissinger, ―U.S. Has Crossed Its Mideast Rubicon—and Cannot Afford to Lose,‖ Los
Angeles Times, 19 Tháng 8, 1990
xxxv
William Niskanen và James Woolsey, ―Should the United States Go to War against Iraq?‖
tranh luận trước công chúng tại Viện Cato, 13 tháng 12 năm 2001, xem tại http://www.c-
span.org/video/?167840-1/WarAgainst.
xxxvi
Đối với trường hợp chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, xem David R. Henderson, ―Do We
Need to Go to War for Oil?,‖ Cato Institute Foreign Policy Briefing, 24 tháng 10 năm 1990, tại
http://object.cato.org/sites/cato.org/files/pubs/pdf/fpb004.pdf. Hederson là cựu kinh tế gia cao cấp chuyên
về năng lượng của Hội đồng Cố vấn Kinh tế. Ông là phó giáo sư ngành kinh tế tại Trường Cao học Hải
Quân. Ông đã tính toán chi phí giá dầu tăng có thể bị gây ra (dù rất ít khả năng) bởi một sự sụt giảm
nguồn cung nghiêm trọng trong trường hợp Saddam Hussein kiểm soát dầu lửa từ I-rắc, Cô-oét, Ả-rập
Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất và phát hiện rằng tác động vào kinh tế Mỹ sẽ chỉ là một
phần nhỏ so với chi phí can thiệt quân sự của Mỹ nhằm ngăn chặn điều đó. Đơn giản là hoàn toàn không
có căn cứ về mặt kinh tế nào để Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh quân sự tại Vịnh Ba-tư.
xxxvii
Xem Eugene Gholz và Daryl G. Press, ―Protecting ‗The Prize‘: Oil and U.S. National
Interest,‖ Security Studies, tập 19, số 3 (mùa thu 2010), trang 453–85.
xxxviii
Ví dụ , ―Derek Scissors, một học giả tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu vốn đầu tư
nước ngoài của Trung Quốc phát biểu rằng các công ty của Trung Quốc thường chi rất rộng rãi để mua
các tài sản. ‗Họ lạm chi để các công ty có liên quan có thể bán thỏa thuận này một cách chính trị‘ ông nói,
và cũng vì họ có một ngân sách đầu tư khổng lồ mà họ muốn tiêu bớt. Nhiều nhà phân tích công nghiệp
đồng tình rằng những người mua Trung Quốc có thể đã lạm chi trong những thương vụ gần đây. Đầu năm
nay, Sinochem đạt thỏa thuận với Pinoneer Natural Resources Co để mua dầu khai thác từ vũng dầu
Permian với giá cao hơn 40% so với mức mà các nhà phân tích dự đoán. Cnooc trả dư 61% cho Nexen, và
Sinopec trả dư 44% cho nhà sản xuất dầu cát Daylight Energy.‖ (―Chinese Energy Deals Focus on North
America: State-Owned Firms Seek Secure Supplies, Advanced Technology,‖ Russell Gold và Chester
Dawson, Wall Street Journal, 25 tháng 10 năm 2013).
Nhà nước không chỉ trả giá cao hơn khi mua các hàng hóa nước ngoài, mà sau đó còn bán chúng
với mức giá ưu đãi cho các doanh nghiệp quốc doanh được bảo trợ tại Trung Quốc, dẫn đến sự bòn rút
kép đối với nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Như Hong Sheng và Nong Zhao của Viện Unirule tại Bắc
Kinh đã lưu ý, ―từ 2001 đến 2009, các DNQD đã trả tiền thuế tài nguyên thấp hơn mức thị trường 243.7 tỉ
Nhân dân tệ. Cộng với than, khí ga tự nhiên và các tài nguyên khác các DNQD đã trả thấp hơn 497.7 tỉ

87
Nhân dân tệ.‖ Hong Sheng và Nong Zhao, China‘s State-Owned Enterprises: Nature, Performance and
Reform (Singapore: World Scientific Publishing Company, 2012) (vị trí trong bản Kindle: 242–43).
xxxix
― ‗Quand on est ami de la France, il faut penser aux entreprises françaises,‘aurait glissé M.
Sarkozy, fin 2007, au président togolais Faure Gnassingbé (élu avec le soutien de la France) qui hésitait à
concéder le port de Lomé au groupe Bolloré, selon Le Canard enchaîné.‖ ―La politique africaine de
Nicolas Sarkozy tarde à rompre avec une certaine opacité,‖ Le Monde, 25 tháng 3, 2009, xem tại
http://www.lemonde.fr/afrique/article/2009/03/25/la-politique-africaine-de-nicolas-sarkozy-tarde-a-
rompre-avec-ne-certaine-opacite_1172354_3212.html.
xl
―Nga, cùng với Belarus và Kazakhstan, các bạn hàng trong Liên minh Thuế quan, đóng góp 1/3
các biện pháp bảo hộ của thế giới trong năm 2013, theo một nghiên cứu của Global Trade Alert (GTA),
một dịch vụ giám sát thương mại độc lập hàng đầu thế giới.‖ ―Russia Leads the World in Protectionist
Trade Measures, Study Says,‖ Moscow Times, 12 tháng 1 năm 2014.
xli
―Notre mission est de combattre cette fausse et dangereuse économie politique qui fait
considerer la prospérité d‘un peuple comme incompatible avec la prosperité d‘un autre peuple, qui
assimile le commerce à la conquête, le travail à la domination. Tant que ces idées subsisteront, jamais le
monde ne pourra compter sur vingt-quatre heures de paix. Nous dirons plus, la paix serait une absurdité et
une inconséquence.‖ Frédéric Bastiat – M. de Noailles a la Chambre des Pairs, 24 Janvier 1847, trong
Oeuvres Complètes de Frédéric Bastiat, Tome Deuxieme, Le Libre-Échange (Paris: Guillaumin et Cie.,
1855), xem tại http://files.libertyfund.org/files/2343/Bastiat_Oeuvres_1561.02.pdf.
xlii
Jean-Baptiste Say, A Treatise on Political Economy, dịch bởi C. R. Prinsep và Clement C.
Biddle (Philadelphia: Lippincott, Grambo & Co., 1855), tập I, chương XVII, ―Of the Effect of
Government Regulations Intended to Influence Production,‖ xem tại
http://oll.libertyfund.org/title/274/38004. Ý tưởng rằng cân bằng thương mại là một ảo tưởng nguy hại đã
được các nhà kinh tế học nhận ra hàng trăm năm rồi, nhưng điều đó vẫn có sứt thu hút lớn đối với những
người không chịu suy nghĩ thấu đáo. Nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp là Turgot, trong tác phẩm năm
1759 của ông ―Éloge de Gournay‖ về thầy giáo của mình là Vicent de Gournay, đã viết rằng việc bảo vệ
cho chính sách trọng thương là ―quên rằng không có giao dịch thương mại nào không có tính qua lại, bởi
vì mong muốn bán tất cả cho người ngoại quốc mà không mua gì từ họ là một điều phi lý.‖ ―Portrait of a
Minister of Commerce, Éloge de Gournay,‖ trong W. Walker Stephens, ed., The Life & Writings of
Turgot (1895; New York: Burt Franklin, 1971), trang 238.
xliii
Paul Krugman, ―The Illusion of Conflict in International Trade,‖ trong Paul Krugman, Pop
Internationalism (Cambridge, Mass.: NXB MIT, 1998), trang 84. Các bài luận khác trong sách này cũng

88
rất đáng đọc, bao gồm cả bài viết khá dễ hiểu của ông ―What Do Undergraduates Need to Know About
Trade,‖ trang 116–25.
xliv
Điều đó đơn giản là không khả thi, vì đồng nhất thức kế toán căn bản ―Tiết kiếm – Đầu tư =
Xuất khấu – Nhập khẩu‖ cho thấy rằng nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì tiết kiệm lớn hơn đầu tư,
nghĩa là đang xuất khẩu tư bản. Để tìm hiểu kỹ hơn về thương mại quốc tế, bao gồm quan hệ của nó với
hòa bình, xem Donald J. Boudreaux, Globalization (Westport, CT: Greenwood Press, 2008).
xlv
Jean-Baptiste Say, A Treatise on Political Economy, tập I, chương XVII, ―Of the Effect of
Government Regulations Intended to Influence Production,‖ xem tại
http://oll.libertyfund.org/title/274/38004.
xlvi
John Prince-Smith, ―On the Significance of Freedom of Trade in World Politics,‖ Address to
the Third Congress of German Economists, Köln, 1860, trong E. K. Bramsted và K.J. Melhuish, eds.,
Western Liberalism: A History in Documents from Locke to Croce, op. cit., trang 357–59, trong 357.
xlvii
Montesquieu, The Spirit of the Laws, dịch bởi Anne M. Cohler, Basia Carolyn Miller, và
Harold Samuel Stone (1748; Cambridge: Cambridge University Press, 1989), Book 20, ―On the laws
in their relation to commerce, considered in its nature and its distinctions,‖ Chapter 2, ―On the spirit of
commerce,‖ p. 338.
xlviii
Carlos W. Polachek và Carlos Seiglie, ―Trade, Peace and Democracy: An Analysis of Dyadic
Dispute,‖ Viện Nghiên cứu Lao động (IZA), Báo cáo tranh luận 2170 (tháng 6 năm 2006), xem tại
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=915360##.
xlix
Xem Erik Gartzke, Quan Li, và Charles Boehmer, ―Investing in Peace:Economic
Interdependence and International Conflict,‖ International Organization, Vol. 55, No. 2 (Spring 2001),
trang 391–438.
l
Xem Douglas A. Irwin, Peddling Protectionism: Smoot-Hawley and the Great Depression
(Princeton: NXB Đại học Princeton, 2011).
li
Xem tại http://econjwatch.org/articles/economists-against-smoot-hawley.
lii
Harry S. Truman, ―Address on Foreign Economic Policy, Delivered at Baylor University, March
6, 1947,‖ Public Papers of the Presidents, Harry S. Truman 1947–53, xem tại
http://trumanlibrary.org/publicpapers/index.php?pid=2193&st=&st1=.
liii
Homer, The Odyssey, trans. by Robert Fagles (New York: Penguin, 1997), trang 215.
liv
Parker T. Moon, Imperialism and World Politics (New York: The MacMillan Company, 1926),
trang 58. Nên đọc miêu tả cả Moon về sự bóc lột tàn bạo tại thuộc địa Congo của Bỉ, cái được vua

89
Leopold gọi là ―Nhà nước Tự do‖, điều đã dẫn đến sự thống khổ không thể tượng tưởng đối với người
dân bản địa, làm giàu cho nhà vua và tiêu phí của người đóng thuế tại Bỉ. Hành động công bố sự kinh
hoàng tại Congo cho dân chúng Bỉ của Sir Roger Casement anh hùng thông qua Báo cáo Casementsss
năm 1904 cần được tưởng nhớ vĩnh viễn. Thật đáng buồn là sau khi trở thành anh hùng trong mắt dư luận
nhờ vạch trần những tội ác ở Congo và Brazil, ông đã bị chính phủ Anh tử hình vì đã tích cực ủng hộ cho
nền độc lập của Ai-len.
lv
Xem Tom G. Palmer, ―Myths of Individualism‖, Cato Policy Report (Tháng 9/10 năm 1996),
xem tại http://www.libertarianism.org/publications/essays/myths-individualism.

90
7

SỰ CẨN TRỌNG VỚI CHIẾN TRANH TRONG THỜI KỲ KHAI


SÁNG MỸ

Bởi Robert M. S. McDonald


Do đâu con người nhận thấy chiến tranh không phải thứ đem lại vinh quang? Do đâu con
người nhận ra chiến tranh không phải cách giải quyết đầu tiên, mà là cuối cùng? Đâu là những
nguồn gốc của nguyên tắc kiểm soát dân sự trong quân đội? Khai sáng Mỹ đóng vai trò gì trong
quá trình đó và ai là những nhân vật chủ chốt? Chương này bàn về Chiến tranh trong thời kỳ
Khai sáng tại Hoa Kỳ, của tác giả Robert M. S. McDonald. Ông là giáo sư lịch sử tại Học viện
Quân sự Hoa Kỳ và là học giả tại Viện Cato. Ông đã có nhiều ấn phẩm là sách khảo nghiệm và
các bài viết nghiên cứu học thuật được công bố rộng rãi về giai đoạn hình thành và phát triển
của nước Mỹ. Ông còn là chuyên gia nghiên cứu về đời sống và tư tưởng của Thomas Jefferson.
Đã có thời, chiến tranh được coi là lẽ tự nhiên, được coi là bình thường và thậm chí là một
phần tích cực trong cuộc sống. Cách thời hiện đại ngày nay không xa, chiến tranh đã từng được
ca tụng. Winston Churchill, một chính khách lỗi lạc của nước Anh, người nổi tiếng phản đối độc
tài xã hội trong suốt Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, trước đó cũng đã từng tự hào khi khẳng
định có tham gia vào "rất nhiều cuộc chiến vui vẻ chống lại bọn man rợ." Như ông đã nói,
"Chúng tôi đã đánh chiếm một cách có hệ thống, qua từng làng xã, và phá hủy nhà cửa, lấp
giếng, kéo sập tháp chuông, chặt cây cổ thụ, đốt cháy mùa màng hay phá hồ chứa nước với sự
tàn phá kinh hoàng. "97
Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ I bùng nổ, hàng đoàn người vui vẻ reo hò trên những
đường phố thủ phủ của châu Âu. Chiến tranh được ca tụng vì mang lại vinh quang cho quốc gia.
Chiến tranh cũng đã được ca tụng vì những lợi ích kinh tế đi kèm theo đó: một sự thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đáng kể do chuyển hướng nguồn lực sản xuất sang chế tạo vụ khí hay các công cụ
hủy diệt khác. Có thể các bạn cho rằng, ngày nay không ai còn tin vào phương thức sử dụng
chiến tranh để mưu cầu phát triển kinh tế, thì có lẽ bạn cũng nên nghĩ lại, vì mới gần đây thôi,
Paul Krugman đã cho đăng một bài báo trên tờ New York Times, mơ mộng về một cuộc xâm lấn
của người ngoài hành tinh để ―kích thích‖ nền kinh tế Mỹ phát triển.98

91
Ngày nay, mặc dù hầu hết mọi người đều nhận thức được việc tham chiến có thể là cần
thiết để bảo vệ tổ quốc hoặc bảo vệ quyền lợi của họ trước sự xâm lược, xung đột vũ trang bản
thân nó chắc chắn vẫn không được coi là thứ đáng mong đợi. Đa phần chúng ta coi chiến tranh là
sự lựa chọn cuối cùng - không phải là đầu tiên - và là mối đe dọa đến cuộc sống, quyền tự do và
thịnh vượng. Thái độ hiện đại hơn về chiến tranh này bắt nguồn từ thời kỳ Khai Sáng, một thời
kỳ nảy sinh nhiều thay đổi sâu sắc trong quan điểm về những mối quan hệ giữa con người với
con người, trong đó bao gồm cả việc đánh giá lại về chiến tranh. Chiến tranh lúc này bị đánh giá
là một mối tương tác tiêu cực giữa con người, không hề hướng tới mục đích hướng thiện, văn
minh, hay tạo ra lợi ích cho các bên tham chiến hay hoặc đất nước mà họ đang đại diện. Thomas
Jefferson đã viết năm 1797: "Tôi ghê tởm chiến tranh, và xem nó như là tai họa lớn nhất của
nhân loại."99
Theo Jefferson, các nhà tư tưởng thời kỳ Khai Sáng tại Hoa Kỳ đã có ý thức rất sâu sắc khi
đánh giá lại chiến tranh, và áp dụng quan điểm đó khi lãnh đạo Cách mạng Hoa Kỳ, đòi độc lập
cho các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ để thành lập nước Cộng hoà. Benjamin Franklin đã nói:
"chưa từng và sẽ không bao giờ có bất kỳ thứ gì gọi là Chiến Tranh thiện hay Hòa Bình ác".
Điều này đúng khi những hành động khiêu khích chỉ diễn ra trong ngắn hạn.100 Kể cả trong
trường hợp các hành động này diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến chiến tranh, thì những vị lập
quốc công thần của Hoa Kỳ đều hiểu rằng chiến tranh có thể thúc đẩy tự do, nhưng cũng có thể
là mối hiểm hoạ cho tự do. Xung đột vũ trang có thể là cần thiết để bảo đảm quyền tự do và độc
lập, nhưng hậu quả của nó thì lại rất nguy hại. James Madison đã cảnh báo: "Trong số tất cả
những kẻ thù của tự do đại chúng, có lẽ chiến tranh là thứ đáng sợ nhất, bởi vì nó là nguyên nhân
căn bản dẫn tới những mối đe doạ khác của tự do." Theo Madison, chiến tranh có thể trở thành
công cụ để phục vụ lợi ích cá nhân. Chiến tranh là cha đẻ của quân đội – một thể chế hao tiền tốn
của, thể chế tồn tại để sinh ra bao khoản nợ và thuế, và tạo nên ―thứ công cụ hữu hiệu để trấn áp
đa số, đưa đa số phục tùng thiểu số.‖ Hơn nữa, trong thời kỳ xung đột, "Đội ngũ lãnh đạo của
quyền lực tối cao và liên tục được phép bành trướng; họ thể hiện quyền lực trong công việc, bằng
những danh hiệu nhất định họ được khen tặng hay lương bổng mà họ nhận định kỳ. Thứ quyền
lực này liên tục được gia tăng, chiếm lĩnh tâm trí con người và làm suy yếu nội lực của họ"101 Và
bởi chiến tranh có thể giúp tăng sức mạnh của chính quyền, nó cũng có thể làm giảm quyền tự do
cá nhân.

92
Tuy nhiên, mục đích của chính quyền, như đã nêu trong Tuyên ngôn Độc lập, là đảm bảo
quyền tự do cá nhân. Chúng ta thường biết đến một trích dẫn từ bản Tuyên ngôn về sự thật hiển
nhiên mà ai cũng đã thuộc lòng: ―Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng… với những
quyền không ai có thể xâm phạm được,‖ bao gồm "Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền
mưu cầu hạnh phúc." Nhưng người ta lại ít khi trích dẫn những dòng sau đó, những dòng chữ
mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều:

Để đảm bảo cho những quyền lợi này, chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được
những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào
một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay
đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng
những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có
hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của nhân dân.

Nói cách khác, khi người dân nhận thấy rằng chính quyền đang phá vỡ quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, họ có thể lật đổ và thiết lập một chính quyền mới để
đảm bảo "an ninh và hạnh phúc" của họ (Thomas Jefferson và Quốc hội không đề cập đến vinh
quang hay thậm chí sự kích thích phát triển kinh tế.) Điểm mấu chốt của Chiến tranh giành độc
lập của Hoa Kỳ là: làm thế nào để xây dựng quân đội đủ mạnh để đánh bại (hoặc ít nhất là tồn tại
lâu hơn) Quân Anh – một siêu cường thời bấy giờ - nhưng đồng thời, quân đội không thể quá
mạnh để trở thành một mối đe dọa cho quyền tự do công dân mà Cách mạng đang xây dựng. Đây
quả là một câu hỏi hóc búa, cần giải quyết một cách sáng tạo. Quân đội sẽ cần bị kiểm soát, và
cần có những đối trọng nhất định có khả năng hành động động lập và thực hiện quyền kiểm soát
dân sự lên quân đội.
Thành viên Nghị viện Hợp chủng quốc chắc chắn đã lường trước rằng có những kẻ đang
mang khát vọng chiếm đoạt quyền lực, giống như Julius Caesar hay Oliver Cromwell, họ chắc
cũng đã nhận ra sự thèm khát quyền lực bẩm sinh của con người, đã được Tacitus cảnh báo từ
thời cổ đại, cho tới John Trenchard hay Thomas Gordon vào thời hiện đại. Bởi vậy, họ đã lựa
chọn George Washington, nghị sỹ bang Virginia, để lãnh đạo quân đội. Dù Washington có nhiều
phẩm chất phù hợp cho vị trí này, đặc điểm quan trọng nhất về ông là việc Washington đã dành
phần lơn thời gian làm việc về chính sách dân sự tại Viện dân biểu, cơ quan đại diện của nhân
dân bang Virginia sau thời gian tham gia chiến sự tại Pháp và Ấn Độ. Việc Nghị viện lựa chọn

93
Washington đã tạo ra một tiền lệ và duy trì truyền thống của Hoa Kỳ: Quân đội phục tùng lãnh
đạo dân chính sự. Bởi lẽ, khi Washington đứng đầu quân đội, ông luôn giữ liên lạc mật thiết với
các nhà lãnh đạo dân sự và không bao giờ nghi ngờ quyền hạn của họ.103
Nhìn vào cách các thành viên Quốc hội Lục địa bình luận việc theo đuổi chiến tranh của
Washington, việc chấp thuận kiểm soát dân sự của ông dường như đặc biệt đáng khen ngợi. Gần
như ngay từ ban đầu, Washington đã hiểu rằng thời gian đứng về phía Tân thế giới. Nếu xung
đột càng leo thang, thiệt hại người Anh tự gây ra càng lớn, khi họ càng khiến người Mỹ căm ghét
bởi các hành động tàn bạo đối với người dân. Chiến tranh dài hơi sẽ làm suy yếu ý chí của chính
phủ Anh. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến trái chiều. John Adams đã lo lắng về việc đổ máu
kéo dài, đã kêu gọi một cuộc chiến ―tốc chiến, tốc thắng‖ vào năm 1777. Và một số thành viên
Nghị viện đã đồng ý. Các ý kiến phản đối này càng trở nên nặng nề với Washington khi ông thua
cuộc trong trận chiến giành Philadelphia từ tay Quân Anh. Tệ hơn nữa, cùng thời gian đó, thiếu
trường Horatio Gates – một sỹ quan cấp hai của quân đội Liên bang – lại giành chiến thắng tại
Saratoga. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh sự thận trọng và kiếm chế của Washington là đúng
đắn, cũng như chứng minh quan điểm rõ ràng và lòng tôn kính của ông dành cho các nhà lãnh
đạo dân sự tại Nghị viện. 104
Nhưng không phải tất cả các sĩ quan Quân đội liên bang đều noi gương ông. Trong một lá
thư năm 1782, Đại Tá Lewis Nicola đã chuyển đến Washington quan điểm của nhiều sĩ quan khi
ông đề nghị rằng chính phủ thành lập theo Điều lệ Liên bang đã quá suy yếu để hỗ trợ quân đội
một cách hiệu quả. Washington chia sẻ nỗi lo lắng này, nhưng bác bỏ lập luận của Nicola rằng sự
lựa chọn duy nhất phù hợp khi đó là ông trở thành Hoàng đế nước Mỹ. Trở lời thư này,
Washington viết: "Thật là một cảm giác đau buồn. . . khi tôi biết rằng những suy nghĩ như vậy
đang phát tán trong quân đội." Những suy nghĩ cho rằng: sức mạnh quân sự nên là nền tảng của
chính phủ, chứ không phải là sự đồng thuận của người dân và phục vụ nhân dân bằng cách đảm
bảo quyền của họ. Những suy nghĩ này đi ngược lại quan điểm của Washington và các nhân vật
tiêu biểu khác của thời kỳ Khai Sáng Mỹ.105
Sự thù địch đối với đội ngũ lãnh đạo dân chủ cộng hòa mới đã xuất hiện trở lại vào năm
tiếp theo, khi có một bức thư nặc danh được lưu hành giữa quân nhân Quân đội liên bang ở gần
Newburgh, New York. Không hài lòng về lương bổng và chế độ hưu trí, lá thư này kêu gọi binh
sỹ tạo áp lực cho lên Quốc hội nếu Quốc hội không đáp ứng yêu cầu của họ. Khi được biết về
điều này, Washington đã triệu tập một cuộc họp. Ông mở một tờ giấy nhỏ ghi lá thư ông dưj định

94
đọc trong buổi họp, nhưng điều khiến mọi người bất ngờ là việc Washington rút trong túi ra một
cặp kính lão và đeo kính trước khi đọc. Cặp kính lão thể hiện cho sự già yếu và xuống sức của
ông. Ông nói: ―Thưa các quý ngài, xin phép cho tôi đeo kính. Tôi đã già rồi, mắt cũng mờ đục vì
phục vụ đất nước này.‖ Cách vào đề này gây ấn tượng với các sỹ quan bởi vì họ nghe được từ
Washington – người đã gắn bó với Quân đội liên bang từ những ngày đầu, người từ chối nhận
lương từ Nghị viện và mang lỗ đạn trên áo khoác, người thể hiện cho lý tưởng đức hạnh. Dù
"Âm mưu Newburgh" muốn gây ra mối đe dọa Quốc hội, thì mối đe dọa ấy đã tan biến ngay tại
thời điểm đó.106
Giống như Cincinnatus, chính khách và chiến binh sống ở thế kỷ thứ năm trước công
nguyên, từ bỏ quyền lực sau khi đánh bại quân Rome, Washington cũng đã từ chức sau khi cuộc
chiến kết thúc. Ông hạnh phúc được quay trở lại cuộc sống bình thường. Vào những tháng sau
chiến thắng năm 1781 của mình tại Yorktown, ông nhanh chóng muốn để cuộc chiến lại phía
sau. "Ước mong đầu tiên của tôi," ông viết, là "được thấy thứ bệnh dịch gây ra cho Loài Người
này bị trục xuất khỏi Trái Đất; và các Con Trai, Con Gái của Thế Giới này sẽ được sống trong
hân hoan và những niềm vui vô hại thay vì phải chuẩn bị đồ đạc, và luyện tập cho việc hủy diệt
loài người." Ông hy vọng rằng, nếu chiến tranh là truyền thống của châu Âu, thì nó sẽ không
được thiết lập trên đất Mỹ: "Thay vì tranh chấp lãnh thổ, hãy để cho người nghèo khó, thiếu
thốn, và bị áp bức ở khắp nơi trên Trái đất; những người muốn có Đất đai, sẽ cư ngụ tại đồng
bằng màu mỡ của các bang miền Tây. Họ sẽ tìm được miền đất hứa, được sống trong hoà bình và
làm theo lời răn thứ nhất của Chúa."107
Ngay cả trong đời sống thường ngày, cựu sĩ quan quân đội vẫn tiếp tục có một tầm ảnh
hưởng lớn. Họ nổi bật trong nhóm các quan chức dân cử và chính khách ủng hộ việc thay thế
Hiến pháp bằng bản Điều lệ Liên bang vào năm 1787. Chấp thuận yêu cầu của Madison,
Washington, do ủng hộ xây dựng chính quyền tập trung, đã chủ trì Hội nghị Lập hiến để tạo tính
pháp lý cho các thủ tục tố tụng và trấn an những người Mỹ còn hoài nghi rằng hiến pháp mới sẽ
không phải là kẻ thù của tự do. Hiến pháp trao cho chính quyền tập trung những quyền hạn mới
đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động đối ngoại. Độc lập với các bang, chính quyền có thể đánh
thuế, xây dựng, và duy trì quân đội, tuyên bố chiến tranh, và phê chuẩn điều ước quốc tế. Những
quyền hạn này được phân bổ cho các ban ngành của Chính phủ liên bang. Ví dụ, trong khi Tổng
thống mới (ai cũng biết sẽ là Washington) là tổng chỉ huy, quyền tuyên bố chiến tranh được ủy
thác đặc biệt cho Quốc hội. Mặc dù tổng thống được trao quyền đàm phán các hiệp ước với quốc

95
gia khác, Thượng viện mới có quyền phê chuẩn hay bãi bỏ và Hạ viện mới có quyền chấp thuận
cho bất kỳ khoản quỹ nào cần thiết để hiệp ước có hiệu lực.108
Đã không có một cuộc chiến nào xảy ra trong thời gian Washington tại nhiệm, nhưng
người ta bàn cãi nhiều về các chính sách đối ngoại. Khi Anh và Pháp liên tục xảy ra xung đột,
Tổng chỉ huy đã phải cố gắng hết sức để lèo lái một mối quan hệ trung lập. Bị kéo về phía Anh
bởi những người theo chủ nghĩa liên bang và bị kéo về phía Pháp bởi đảng Cộng hòa của
Jefferson, Washington, vào cuối nhiệm kỳ tổng thống, trong diễn văn từ biệt đã kêu gọi người
Mỹ "nuôi dưỡng hòa bình và sống hòa hợp" với toàn thế giới và "tôn trọng đức tin và công bằng
với tất cả các quốc gia." Washington nhấn mạnh rằng "một Quốc gia vĩ đại, không bị chia cách,
được khai sáng và tự do" như Hoa Kỳ cần phải "cho nhân loại thấy những ví dụ hào hùng về một
dân tộc luôn được chỉ dẫn bởi một công lý cao thượng và lòng nhân từ." Ông khẳng định rằng
"Cần phải từ bỏ ý định muốn ác cảm và ghẻ lạnh, hay duy trình mối quan hệ đồng minh quá gắn
bó với bất kỳ Quốc gia nào; thay vào đó, chúng ta hãy duy trì những cảm xúc thân ái và công
bằng với nhau." Ông còn tự hỏi tại sao nước Mỹ lại cần chọn đồng minh, rồi ―khiến nền hòa bình
thịnh vượng của đất nước bị vướng bận bởi những mối lo kiểu châu Âu, là tham vọng, là thù
địch, là chia sẻ lợi ích, hay cung cách cư xử thất thường.‖109
Những nhà lãnh đạo sau đó đã phải rất nỗ lực để thực hiện lý tưởng của Washington.
Jefferson, trong phát biểu nhậm chức năm 1801 của mình, đã cam kết "công lý và bình đẳng toàn
diện cho tất cả mọi người, ở mọi địa vị hay tín ngưỡng, tôn giáo hay chính trị" và "hòa bình,
thương mại, và tình bạn chân thành với tất cả các quốc gia, không vướng vào bất cứ liên minh
nào."110 Nhưng chính quyền quốc gia không phải lúc nào cũng có thể giữ được vị trí trung lập,
hoặc thậm chí tuân theo Hiến pháp, đặc biệt là trong thời gian có xung đột quốc tế. Một trong
những lý do đã tăng thêm người ủng hộ cho Jefferson trong cuộc bầu cử năm 1800 là việc Tổng
thống John Adams năm 1798 đã ký phê chuẩn Đạo luật chống Phản loạn, một biện pháp nâng
cao quyền lực của chính phủ. Theo Đạo luật này, Chính phủ có thể xử tù bất cứ cá nhân nào đến
tối đa hai năm nếu người đó "dám viết, in ấn, phát biểu, hoặc xuất bản những lời chỉ trích. . . sai
sự thật, gây tai tiếng, và nguy hại" tới Tổng thống, Quốc hội, hoặc luật pháp Hoa Kỳ. Đạo luật
này được phê duyệt vào giai đoạn Hoa Kỳ đang thực hiện các hành vi chiến tranh không chính
thức với Pháp. Những người ủng hộ cho Đạo luật này trình bày về nó như một phương thức tăng
cường sức mạnh Hoa Kỳ chống lại thù trong giặc ngoài. Adams có thể thậm chí đã sử dụng nó
để làm vui lòng những thành viên liên bang hiếu chiến, những người mong muốn có một cuộc

96
chiến tranh toàn lực mà ông cố gắng tránh. Jefferson và những người chống đối Đạo luật chống
Phản loạn coi đó là một sự vi phạm Điều khoản sửa đổi thứ Nhất (của Hiến pháp), được phê
chuẩn trước đó 7 năm. Điều khoản này quy định "Quốc hội sẽ không ban hành luật để ... tước
đoạt quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do của báo chí; quyền của người dân tụ tập hoà bình, và
quyền kiến nghị lên Chính phủ về những vấn đề họ bất bình."111
Khi còn tại nhiệm, Tổng thống Jefferson luôn thể hiện được khả năng gia tăng quyền lực
cho Chính phủ chiểu theo Hiến pháp, mặc dù ông chỉ làm điều này để giảm thiểu nguy cơ chiến
tranh. Lệnh cấm mọi giao thương quốc tế trong thời gian từ năm 1807 tới 1809 đã thể hiện một
cách hiểu khá rộng về Điều lệ Liên bang Điều I, Mục 8: Quốc hội có quyền ―quy định và điều
chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế.‖ Lệnh cấm này được coi như một hình thức thay thế
chiến tranh và thực hành ―vũ lực một cách hoà bình‖ với Vương quốc Anh và Pháp. Jefferson
thậm chí đã kín đáo thừa nhận rằng Thương vụ Louisiana năm 1803 (Louisiana Purchase) đã vi
phạm Hiến pháp, bởi không có bất kỳ điều khoản hợp hiến nào cho phép Chính phủ Liên bang
được phép gia tang diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhưng với cách này, Jefferson đã nhân đôi diện
tích nước Mỹ và chiếm ưu thế ở Bờ Tây trước những đối thủ hùng mạnh từ Châu Âu, đồng thời
giảm tối đa khả năng xảy ra chiến tranh. Jefferson đã lo lắng rằng phần lãnh thổ do Pháp sở hữu
(đặc biệt là New Orleans) sẽ trở thành ―thế lực đối lập thường xuyên‖ của Hoa Kỳ và làm ảnh
hưởng tới vị trí trung lập của nước Mỹ khi Mỹ sẽ lại "tự gắn bó với Vương Quốc Anh."112
Bất chấp những nỗ lực của Jefferson để duy trì hòa bình, người kế nhiệm ông, Tổng thống
Madison nhận thấy rằng những hoàn cảnh gây ra xung đột vũ trang rất khó kháng lại. Chiến
tranh năm 1812 chống lại Vương quốc Anh đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho Hoa Kỳ. Một
cuộc chiến kéo dài và khiến bất đồng nội bộ leo thang do yêu cầu ly khai ở New England. Tuy
nhiên, Madison đã chứng tỏ ông là một hiện tượng trong số các tổng thống thời chiến: đó là khi
đối mặt với rất nhiều hiểm hoạ, ông không hề cố gắng tăng quyền lực Chính phủ hay giảm tự do
dân sự.113 Bởi vì ông hiểu rằng, trách nhiệm cơ bản nhất của chính phủ là sử dụng vũ lực nếu cần
thiết, để bảo vệ người Mỹ chống lại những mối đe dọa đến tự do của họ. Tuy nhiên, nếu trao cho
Chính phủ quá nhiều quyền lực, thể chế này có thể lạm quyền và xêm hại tới quyền tự do dân sự
mà đáng lẽ cần được bảo vệ.
Ý thức được việc cân bằng quyền lực của Chính phủ là mấu chốt, Madison và những nhân
vật có tầm ảnh hướng lớn trong Khai sáng Mỹ đã hiểu được ý chí của Thế hệ Cách mạng: lựa
chọn đứng về phía hòa bình thay vì chiến tranh, kiên định ủng hộ lập hiến phân quyền và những

97
hạn chế cho quyền lực Chính phủ, và đánh giá cao các nhà lãnh đạo tự chủ. Sự thận trọng của họ
trong chiến tranh không phải là hoàn hảo hay nhất quán một cách hoàn hảo (Alexander Hamilton
và Aaron Burr, ví dụ, có thái độ khá bảo thủ với việc sử dụng vũ lực), tất cả những cá nhân kiệt
xuất trong cuộc đấu tranh giành độc lập Mỹ đều đồng tình trong việc tìm kiếm khả năng tránh
xung đột quốc tế, hạ bệ chiến tranh, và đảo ngược một trật tự lâu đời bằng cách đặt quân đội
dưới quyền kiểm soát của nhân dân. Những cá nhân này hình dung đất nước mới của họ là một
"đế chế tự do" với khả năng mở rộng lãnh thổ thông qua sự đồng thuận của người da trắng đề
nghị được gia nhập một liên hiệp tự nguyện các bang tự do và bình đẳng.114 (các nhà lãnh đạo
chính trị thời đó thường bỏ qua quyền sở hữu lãnh thổ của người bản địa, và thổ dân da đỏ
thường không hề được tham vấn ý kiến). Cũng giống như Adam Smith, David Hume,
Montesquieu, và các nhà tư tưởng Pháp được biết tới với cái tên ―trường phái trọng nông‖
(physiocrats),115 những cá nhân này không có ước mơ thắng trận, họ mơ ước được tự do trao đổi.
Quyền tự do trao đổi sẽ là thứ có tiềm năng thúc đẩy thịnh vượng chung, gia tăng kiến thức, văn
mà tình bằng hữu. Thomas Paine trong Lẽ thông thường đã viết "chúng ta cần làm thương mại",
và, "nếu làm tốt, chúng ta sẽ bảo đảm hòa bình và tình thân ái trên toàn châu Âu." Những sự kiện
về sau sẽ làm suy giảm lý tưởng của Paine, nhưng đối với một thế hệ đã cầm vũ khí và chịu đựng
những khó khăn rất lớn để bảo vệ quyền độc lập, chỉ nỗi lo mất đi tự do mới có thể làm giảm bớt
ác cảm của họ với chiến tranh. Năm 1786, Jefferson đã viết: "Đội quân mạnh nhất một Chính
phủ có thể có là sự ủng hộ của người dân."116
Thành tựu mà những nhân vật đi đầu trong Khai Sáng Mỹ đạt được là rất quan trọng. Họ
đưa quyền lực quân sự vào tay chính quyền dân sự. Họ cản trở chiến tranh bằng chính trị, luật
pháp, đạo đức và trí tuệ. Những thành tựu mà họ đạt được có thể chưa hoàn hảo và toàn diện –
như mọi sinh viên ngành Sử đều biết. Tuy nhiên, họ thực sự đã đưa ra được một quy chuẩn
những nguyên tắc đã làm thay đổi thế giới, từ ý tưởng rằng "mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng" cho đến quyền tự do ngôn luận và báo chí và việc để nhân dân nắm quyền quân sự - đảo
ngược thông lệ truyền thống khi quân đội quản lý nhân dân. Mặc dù sự bất bình đẳng giữa các cá
nhân vẫn còn tồn tại, cùng với đó là quyền kiểm duyệt và chính quyền quân sự, Thời kỳ Khai
sáng Mỹ đã đưa ra được những chuẩn mực đạo đức và chính trị mang tính trường tồn. Tuy nhiên,
đúng như điều những cá nhân kiệt xuất thời này lo sợ, các biện pháp chống chiến tranh mà Thế
hệ Cách mạng dày công gầy dựng đã dần suy yếu dưới nền Cộng hoà mà chính họ đã xây nên.
Lịch sử Hoa Kỳ về sau này lại chứng kiến sức mạnh của chiến tranh, khi cơ quan hành pháp thao

98
túng quyền lực của cơ quan lập pháp, giảm minh bạch trong quy trình ra quyết định, đàn áp tự do
công dân và tăng nợ, thuế. Mặc dù vậy, những chuẩn mực đạo đức và chính trị được xây dựng
trong Thời kỳ Khai sáng, tuy suy yếu nhưng vẫn còn đó, và vẫn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm hi
vọng về một thế giới tự do, hoà bình và Chính phủ hạn quyền.

99
8

GIẢM CHIẾN SỰ: CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THỜI HIỆN ĐẠI

Bởi Justin Logan

Liệu chiến tranh có bao giờ thành công trong việc đạt được mục tiêu được đặt ra? Diện
mạo chiến tranh thay đổi như thế nào trong thế giới hiện đại? Những lợi ích vật chất và
lý tưởng đóng vai trò gì trong việc phát động chiến tranh? Justin Logan là giám đốc
nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Cato. Ông viết bài cho các tạp chí ngoại giao
như Foreign Policy, Foreign Service Journal, Orbis, và Harvard International Review và
thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện đại chúng để thảo luận và giải thích về các
mối quan hệ quốc tế.

“Hãy nhìn lại Chiến tranh Hàn Quốc, chẳng có mấy thời điểm chúng ta [Hoa Kỳ] thực sự
tham gia vào các trận đánh lớn. Ấy vậy mà ta lại tự tuyên bố mình giành chiến thắng. Tương tự
như trong Thế chiến II hay Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.” - Robert Gates117
Thế giới hiện đại đã được hình thành bởi chiến tranh. Các quốc gia, nền kinh tế toàn cầu,
và cả cấu trúc của hệ thống quốc tế, tất cả nợ chiến tranh một phần di sản của mình.118 Chiến
tranh đã từng là một nhân tố quan trọng, nhưng trong nhiều thế kỷ gần đây, chiến sự cũng đang
có xu hướng giảm dần như Steven Pinker, James Payne, John Mueller, và các học giả khác đã
lập luận.
Có một thực tế ít được đánh giá đúng mức trong chiến tranh hiện đại: bên khởi chiến
thường hiếm khi đạt được mục tiêu mong muốn. Bài viết này bàn về các loại chiến tranh từ trước
năm 1945 và kiến giải tại sao chiến sự có xu hướng suy giảm. Tiếp theo, bài viết mô tả các cuộc
chiến tranh thời kỳ hậu Thế Chiến II và giải thích tại sao những bên khởi chiến lại hiếm khi đạt
được mục tiêu mong muốn. Kết luận là những bài học cho những người hoạch định chính sách
và công dân.

Chiến tranh hay là sự chuyển dời quyền lực


Trong hàng nghìn năm, các bộ lạc, thành phố, vương quốc, đế chế, và các quốc gia đã
chiến đấu với nhau để mở rộng lãnh thổ, để có cơ hội chiếm lấy những nguồn tài nguyên đáng

100
giá và từ đó tăng sức mạnh.119 Như Charles Tilly nói đã nói: "Chiến tranh tạo nên Nhà nước rồi
Nhà nước lại chiến tranh."120
Từ khi bắt đầu kỷ nguyên hiện đại, tới thế kỷ mười sáu, tần suất xảy chiến và tỷ lệ thương
vong trong chiến sự có nhiều biến đổi bởi các thể chế tham chiến tự hình thành và phát triển các
tổ chức hay công nghệ sát thương mới, đồng thời họ cũng phát triển các hình thức nhằm đối phó
với bạo lực.121
Những thể chế có quyền lực lớn thực hiện chiến tranh xâm lược, xâm phạm những thể chế
khác để giành giật nguồn lực, bao gồm hầm mỏ, đất chăn nuôi, nô lệ, bến cảng, vàng bạc, và các
đối tượng chịu thuế. Thể chế xâm lược cũng muốn cải đạo cho dân chúng và yêu cầu họ theo tôn
giáo hoặc bản sắc mà kẻ cai trị mong muốn.
Những cuộc chiến với tính chất như vậy đã suy giảm nhanh chóng từ giữa thế kỷ hai mươi.
Một số học giả cho rằng chiến tranh đã trở nên ít phổ biến hơn vì loài người đã phát triển. Từ
quan điểm chiến tranh là kỳ cục và thiếu văn minh, tới nay, con người thậm chí không còn nghĩ
tới chiến tranh nữa. Theo lời của John Mueller, chiến tranh đã trở thành ―dưới mức lý trí, không
hình dung nổi."122
Chuẩn mực thay đổi theo thời gian, nhưng không bao giờ độc lập hoàn toàn với các yếu tố
vật chất khác. Thay đổi và phát triển của yếu tố vật chất thúc đẩy và hỗ trợ thay đổi về tư tưởng.
Thể loại chiến tranh dùng vũ lực trong quá khứ đã không còn hấp dẫn, kể cả với những nhà lãnh
đạo ưa mạo hiểm. Các loại công nghệ quân sự như vũ khí hạt nhân đã khiến việc chinh phạt trở
thành lời tuyên bố tự sát trong hầu hết mọi trường hợp. Các phát triển phi quân sự như chủ nghĩa
dân tộc và các hình thái khác của chính trị bản sắc, khiến cho cộng đồng bị xâm lược khó bị
đồng hoá và kiểm soát. Kinh tế phát triển với sự hội nhập theo chiều ngang của các chuỗi cung
ứng và gia tăng thương mại xuyên biên giới, đã khiến triển vọng về lợi ích kinh tế thu được nhờ
chiến tranh thấp hơn rất nhiều.123
Dù không còn giữ quyền lực lớn, vẫn còn nhiều thể chế nuôi mộng xâm lược. Ví dụ, Iraq
xâm chiếm Kuwait năm 1990 để giành quyền kiểm soát các mỏ dầu của Kuwait và để vô hiệu
hóa khoản nợ của nhà nước Iraq với Kuwait. Nhưng liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ra dễ
dàng trục xuất quân đội Saddam Hussein ra khỏi Kuwait cho thấy thời của chiến tranh xâm lược
đã qua.
Chiến tranh Hiện đại

101
Trong khi những cuộc chiến giữa các cường quốc giảm nhanh chóng, chiến tranh vẫn tiếp
tục được châm ngòi. Có ba loại chiến tranh vẫn còn tồn tại dai dẳng, nhưng nó thường không đạt
được mục tiêu đặt ra.
Chiến tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân / Chiến tranh phòng vệ
Các cường quốc, đặc biệt là Hoa kỳ, thường xuyên bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc
các quốc gia khác sản xuất hay mua lại công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân. Chiến tranh Iraq
năm 2003 ban đầu viện dẫn một lí do rất chính đáng, là chống phổ biến vũ khí hạt nhân, mặc cho
sự thật là chính quyền Mỹ đã không hề tìm được một bằng chứng nào, hay thậm chí đã bỏ qua
bằng chứng chứng minh Iraq hoàn toàn không hề có chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
Dù luận điệu ngăn chặn gia tăng vũ khí hạt nhân được chấp nhận rộng rãi giữa các cường
quốc, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến điều này. Họ lo sợ viễn cảnh về một cuộc chiến tranh hạt
nhân ngoài ý muốn; họ sợ "sự phổ biến vũ khí hạt nhân" hay "hiệu ứng domino" hạt nhân; họ sợ
viễn cảnh về khủng bố hạt nhân; và cuối cùng, họ thích giữ lại quyền tự do hành động chống lại
bên thứ ba. Như Kenneth Waltz đã viết, "một lý do để người Mỹ chống lại việc phổ biến vũ khí
hạt nhân là nếu các nước yếu có vũ khí hạt nhân, họ sẽ có thể tạo áp lực lên chúng tôi."124
Tuy vậy, cuộc chiến chống lại sự phổ biến các loại vũ khí hạt nhân luôn đối mặt với rất
nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên đã được chứng minh đầy đủ tại Iraq. Rất khó có được tin tình báo
chính xác và đáng tin cậy để thực hiện một cuộc chiến tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân
thành công. Iraq chính là một trường hợp điển hình. Năm 2003, hoàn toàn không có một chương
trình vũ khí hạt nhân nào tồn tại ở Baghdad. Ngay cả trong các trường hợp mà những nguồn tin
đáng tin cậy cho rằng các chương trình hạt nhân có tồn tại, thì vẫn rất khó thu thập được thông
tin toàn diện, để đánh được vào các điểm trọng yếu của cơ sở phát triển chương trình hạt nhân.125
Vậy nên, người ta chỉ có thể tấn công liên tục để nhằm dập tan nỗ lực xây dựng lại cơ sở hạt
nhân, dội bom đất nước đó vài năm một lần cho đến khi hoặc là họ từ bỏ việc theo đuổi công
nghệ hạt nhân hoặc đã có sự "thay đổi cơ chế" để làm hài lòng những kẻ tấn công. Điều này
không chỉ làm cho công cuộc giải giáp vũ khí hạt nhân trở nên khó khăn, mà còn khiến cho các
quốc gia thù địch càng kiên trì theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân để tự vệ trước những kẻ tấn
công tiềm năng.
Chống hiệu ứng Domino / Chiến tranh tạo Tầm Ảnh Hướng và Sự Tín Nhiệm

102
Một mục tiêu khác của chiến tranh trong những thập kỷ gần đây là để giành "ảnh hưởng"
của các nước mạnh tại những nước yếu hơn. Những cường quốc thường xuyên châm ngòi hoặc
duy trì chiến tranh chỉ vì sợ rằng một quốc gia nào đó sẽ chịu sự ảnh hưởng của nước khác, dần
làm phương hại tới an ninh của chính cường quốc đó. Theo học thuyết domino, sự thay đổi chính
trị nội bộ trong nước hoặc việc đất nước đó bỗng chịu ảnh hưởng của một nước khác đều có thể
gây ra hiệu ứng domino, khi một quân domino đổ, nó sẽ đẩy đổ quân tiếp theo và dần dà càng
ngày càng nhiều quốc gia yếu thế rơi vào tầm ảnh hưởng của phe thù địch.
Khi tôi đang viết bài này, quân đội Nga đã xâm chiếm Ukraine. Chính phủ Nga tuyên bố
các đơn vị quân đội không phải của Nga, mà là lực lượng tự vệ Ukraine, và rằng những lực
lượng đó đang chiến đấu do bất ổn chính trị ở Ukraine. Lời tuyên bố đó của Nga thật nực cười và
không hề được bất cứ bên nào nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Moscow công nhận. Tương tự, lời
tuyên bố rằng họ đang chiến đấu do bất ổn chính trị chứ không phải để hải quân tiếp tục tiếp cận
Biển Đen qua Crimea không có giá trị khi được xem xét thấu đáo.
Trong khi sự xâm nhập của Nga cho thấy sức mạnh quân sự vẫn ảnh hưởng đến chính trị
quốc tế, bài viết này không hề có ý phản bác lại điều này. Lực lượng của Nga xâm chiếm bất hợp
pháp Ukraine, nhưng không hề có chiến tranh, một phần vì Kyiv nhận thức được rằng việc chống
lại Nga là gần như vô vọng để đạt được một giải quyết chính trị thuận lợi, và phần khác do thái
độ ủng hộ Moscow (pro-Moscow) của rất nhiều người dân Crimea. Cuộc chiến của Nga năm
2014 không phải là thể loại chiến tranh quy mô lớn mà các nhà lãnh đạo thực hiện trong những
thế kỷ mười bảy hay hai mươi. Nước mạnh sẽ ức hiếp nước yếu hơn khi họ cảm thấy việc đó là
dễ dàng và có lợi ích đủ lớn.
Những cuộc chiến như vậy đôi khi đem lại hậu quả nặng nề cho các bên liên đới. Mặc dù
Afghanistan đã bị suy yếu do yếu kém trong quản lý nền kinh tế suốt hàng thập kỷ và mở rộng
quân sự quá mức, sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào quốc gia này đã góp phần làm suy yếu
nhà nước Xô Viết. Tại sao Xô Viết lại muốn can thiệp quân sự vào Afghnistan – một đất nước
chẳng giàu có gì về tài nguyên? Không ai có thể trả lời. Nhưng có bằng chứng cho rằng các nhà
lãnh đạo Xô Viết sợ rằng Afghanistan sẽ quay lưng lại với Moscow và đi theo phương Tây, và
điều này sẽ gây ra những hậu quả dù chưa rõ ràng nhưng sẽ rất khủng khiếp cho các vị trí chiến
lược của Liên Bang Xô Viết. Khi tình hình chiến sự càng lúc càng trở nên tồi tệ, các nhà lãnh
đạo Liên Xô cũng bắt đầu lo sợ rằng ―mất‖ Afghanistan sẽ là một thất bại không thể chấp nhận
được và là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Liên Xô."126

103
Các bên tham chiến thường lo lắng về tầm ảnh hưởng và thể diện, nhưng cuộc chiến hiếm
khi diễn ra theo cách họ muốn để bảo tồn những giá trị này. Như tờ Daryl Press đã ghi lại, tín
nhiệm không được chuyển giao theo cách các nhà lãnh đạo mong đợi. Họ không đánh giá khủng
hoảng hiện tại dựa trên hang vi quá khứ, và thường chỉ xem xét tới lợi ích vật chất và sức mạnh
quân sự của đối phương trong những trường hợp cụ thể. Tương tự như thế, tầm ảnh hưởng tự nó
cũng không bền lâu, bởi các nước yếu sẽ chẳng giữ lòng trung thành với nước bảo trợ nếu không
cùng chia sẻ những lợi ích mong muốn.
Can thiệp nhân đạo
Cuối cùng, các quốc gia thực hiện can thiệp nhằm mục đích đứng ra hành động thay mặt
cho bên thứ ba đang bị đe dọa hoặc dễ tổn thương. Tuy nhiên, đôi khi rất khó để xác định khi nào
các quốc gia đang thực hiện can thiệp nhân đạo bởi vì để huy động và duy trì được các nguồn lực
hỗ trợ từ trong nước cho những cuộc can thiệp quân sự không có tính chiến lược, Chính phủ
thường phải viện dẫn lý do vì lợi ích quốc gia chứ không phải chiến đấu vì lòng vị tha hay nhân
đạo.
Mặc cho những bào chữa lấy vỏ bọc là vì an ninh quốc gia, cuộc chiến ở Libya do Mỹ dẫn
đầu năm 2011 là một trong những ví dụ mới xảy ra gần đây. Dù các quan chức chính phủ Hoa
Kỳ tiếp tục nhấn mạnh rằng họ cần can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước này để ngăn cản nguy cơ
của một cuộc tàn sát khoảng 100.000 thường dân Libya ở Benghazi bởi bộ máy cai trị, và dù
không có bằng chứng phản bác lại luận điểm này, lý do mà Chính phủ Mỹ đưa ra vẫn không
hoàn toàn chính đáng. Lực lượng cai trị Misrata – nơi Mỹ đánh chiến trước tiên để làm bàn đạp
hướng tới Benghazi – không hề duy trì các chính sách giết người bừa bãi. Thêm vào đó, nhà độc
tài Muammar Qaddafi tuy sử dụng ngôn ngữ đầy đe doạ khi cảnh báo phiến quân, nhưng lại
tuyên bố cho dân thường ở Benghazi trong một diễn văn công khai:

Bất cứ ai giao nộp vũ khí, về nhà và không lưu trữ bất kỳ loại vũ khí nào, người đó sẽ
được ân xá, bảo vệ, bất luận những gì người đó đã làm trước đây. Chúng tôi sẽ thực
hiện ân xá cho bất cứ ai trên đường phố … Bất cứ ai từ bỏ vũ khí và về nhà sống hòa
bình sẽ được ân xá, dù cho người đó đã làm gì trong quá khứ đi nữa. Anh ta được bảo
vệ.218

Mục tiêu của Quaddafi là để duy trì quyền lực, chứ không phải chỉ là trừng phạt dân
chúng. Tuy nhiên, những người theo quan điểm tự do ở phương Tây chỉ bị kích động khi

104
Quaddafi được dựng nên với hình ảnh là một nhà độc tài tàn bạo. Khi đó, bất kỳ ai không đồng
tình với ý kiến ―Quaddafi độc tài, đe dọa sẽ tàn sát dân thường‖ tức là đang mạo hiểm biện hộ
cho bạo quyền. Thêm vào đó, các chính phủ phương Tây khẳng định rằng tương lai của công
cuộc tự do hóa Ả Rập - "mùa xuân Ả Rập" – gắn liền với việc ngăn chặn Qaddafi giành chiến
thắng trong nội chiến tại Lybia.129 Các quan chức phương Tây đã đi quá xa để có thể phủ nhận
rằng động cơ của họ thực chất là để thay đổi chế độ, dù cho chiến dịch can thiệp quân sự đã chỉ
rõ mục tiêu hiển nhiên đó.130 Và cuối cùng, chiến tranh kết thúc và nguồn lực cho can thiệp nhân
đạo cũng cạn kiệt: thay đổi chế độ, kéo theo kinh tế suy thoái và những chia rẽ chính trị không
được giải quyết, khiến người phương Tây và các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia này
không còn đủ kiên nhẫn để chú ý tới Lybia nữa.131

Kết luận
Nếu chiến tranh hiếm khi đạt được mục tiêu của những kẻ gây chiến, tại sao chúng vẫn tiếp
tục diễn ra? Không có một câu trả lời nào cho câu hỏi này, nhưng có rất nhiều nhân tố góp phần
gây ra chiến tranh.
Các quốc gia xây dựng thể chế và hỗ trợ sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp có
mục đích duy nhất là để chuẩn bị cho chiến tranh hoặc để sản xuất các cơ sở hạ tầng và phương
tiện phục vụ chiến tranh. Một trong những phát biểu đáng chú ý về vấn đề này là của Tổng thống
Dwight D. Eisenhower trong diễn văn kết thúc nhiệm kỳ, ông đã cảnh báo về "sự kết hợp công
nghiệp quân sự." Đã từng là tướng năm sao trong quân đội, Eisenhower lo lắng rằng mặc dù tiến
bộ khoa học và nền công nghiệp quốc phòng phát triển là rất cần thiết đối với quân sự và quốc
phòng, nguy cơ tiềm ẩn chính là "chính sách công bị lệ thuộc vào khoa học - công nghệ." Nói
cách khác, khi công nghiệp và quân sự kết hợp với nhau, chúng sẽ có sức ảnh hưởng lớn và có
thể "nắm" chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ hoặc chí ít cũng là ảnh hưởng tới đường hướng
xây dựng chính sách. Theo đó, chỉ lợi ích cho các nhà sản xuất vũ khí và nhà thầu quốc phòng là
được gia tăng, chứ không phải lợi ích tối ưu cho quốc gia.132
Hoa Kỳ, sở hữu đồng tiền mạnh nhất thế giới, có vị trí địa lý cách xa những mối đe doạ
nghiêm trọng, và một nền kinh tế quá lớn mạnh, lại đang khiến lo lắng của Eisenhower dần trở
thành hiện thực. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể lãng phí nguồn lực để bao cấp cho sự
phát triển tổng hợp của công nghiệp – quân sự mà không phải cân nhắc về những bất lợi nhỡn
tiền gì cho an ninh và thịnh vượng. Các quốc gia phải lo lắng nhiều về an sinh sẽ phải suy tính
nhiều hơn về những thứ họ sẽ đánh đổi khi đầu tư quân sự, và vì thế, họ ít phát động chiến tranh.
105
Nước Mỹ giàu có và an toàn, có thể trang trải toàn bộ chi phí phát sinh do chính sách đối ngoại
không hợp lý mà chẳng gây quá nhiều tổn hại cho người chủ trương theo đuổi chính sách đó.133
Cuối cùng, tư tưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép các nước quân sự hóa
xã hội và phát động chiến tranh.134 Những cuộc đụng độ đẫm máu trong thế kỷ hai mươi đã bị
kích động bởi nhiều hệ tư tưởng như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít,
và chủ nghĩa xã hội. Hầu hết các hệ tư tưởng đều đặc biệt ưu tiên những quyết định đưa ra bởi
các nhà lãnh đạo chính trị. Từ "sứ mệnh khai hóa" của Pháp, tới niềm tin của người Anh vào
"gánh nặng người da trắng," cho đến "chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ" ngày nay, người ta tin rằng sự phát
triển vượt trội của đất nước mình cho là một thứ giấy phép đặc biệt, để họ có quyền tái tạo thế
giới theo ý muốn của mình. Các nhà lãnh đạo chính trị thậm chí có thể sử dụngj tôn giáo khi nói
về quốc gia và sứ mệnh, do đó truyền uy quyền của Chúa vào lợi ích quốc gia.135
Lợi ích vật chất và giá trị tư tưởng đều đang tồn tại và duy trì chiến tranh. Nếu hai yếu tố
này bị triệt tiêu, tức là lợi không còn lợi ích vật chất của công nghiệp – quân sự và không còn hệ
tư tưởng chiến tranh và xung đột, thì sẽ ít xảy chiến hơn. Đó là những thách thức xứng đáng cho
thế hệ mới các nhà hoạt động hòa bình.

106
9

QUÂN SỰ HÓA CẢNH SÁT

Bởi Radley Balko

Điều gì khiến cho chúng ta tăng cường quân sự hóa lực lượng cảnh sát dân sự? Tại sao
các đội đặc nhiệm SWAT ngày càng được thành lập nhiều hơn và được trang bị các loại
vũ khí dành cho chiến tranh, thậm chí cả xe tăng? Điều này chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ hay là
trên toàn thế giới? Quân sự hóa cảnh sát gây ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa cảnh
sát và dân chúng? Radley Balko là nhà báo viết cho tờ Washington Post với các blog về
tư pháp hình sự, chống ma túy, và quyền tự do dân sự. Ông là phóng viên điều tra cho
tờ Huffington Post, biên tập viên tại tờ Reason và phân tích chính sách tại Viện Cato.
Gần đây, ông vừa xuất bản cuốn sách Sự gia tăng chiến binh Cảnh sát: Hoạt Động
Quân Sự Hóa Lực Lượng Cảnh Sát Mỹ (Rise of the Cop Warrior: The Militarization of
America’s Police Forces)

Chuyện gì đang diễn ra với ngành cảnh sát? Đã qua rồi thời "sĩ quan hòa bình" củ thời xưa.
Ngày càng nhiều các sở cảnh sát đang trở nên giống - và hành động như - quân đội. Xu hướng
này đang xảy ra ở nhiều nước và đang dần trở thành mối đe doạ cho hoà bình, luật pháp và trật tự
quốc gia.
Từ những năm 1980 tới nay, lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thay đổi sâu sắc,
mang tính nền tảng. Một mặt, có thêm nhiều ban quản lý dân sự và phòng nội vụ; và vì vậy, theo
các nhà tội phạm học, số cảnh sát xấu ngày nay đã bớt đi rất nhiều. Mặt khác, dù đang thực thi
mệnh lệnh, ứng phó với biểu tình, hoặc xử lý xung đột, cảnh sát đã trở nên ngày càng sẵn sàng
sử dụng vũ lực nhiều hơn, thường xuyên hơn, đối những hành vi phạm tội nhỏ đang gia tăng. Nói
cách khác, cảnh sát ít khi sử dụng vũ lực, ngoài những gì họ được phép. Nhưng chính những loại
vũ lực được cho phép sử dụng mới là vấn đề đáng quan ngại.
Đáng chú ý nhất trong số các chính sách mới là sự tăng lên của đội SWAT (Special
Weapons and Tactics), lực lượng đặc nhiệm, và các đơn vị cảnh sát công khác phản ánh mức độ
ảnh hưởng đa dạng của quân sự. Ví dụ, mặc dù họ đã từng bị giới hạn ở các thành phố lớn và chỉ
dành cho các tình huống khẩn cấp như bắt cóc con tin, xả súng, hoặc tội phạm đào tẩu, ngày nay

107
đội SWAT được huy động nhiều hơn trước, chủ yếu để thực hiện những nhiệm vụ phi bạo động
hay tội phạm ma tuý.
Khi nhìn vào những con số thống kê sẽ thấy một thực tế đáng kinh ngạc. Vào đầu những
năm 1980, mỗi năm có khoảng ba ngàn lần SWAT "được triệu tập" trên toàn Hoa Kỳ. Đến năm
2005, con số này ước tính tăng lên khoảng năm mươi ngàn. Chỉ riêng tại thành phố New York,
năm 1994, có 1.447 cuộc đột kích chống ma túy; tám năm sau, vào năm 2002, con số này đã là
5.117 (tang 350%). Vào năm 1984, khoảng một phần tư các thị trấn có dân số khoảng 25 nghìn
đến 50 nghìn người có đội SWAT. Đến năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên 80 phần trăm.136
Trong quá khứ, lực lượng này được dành riêng cho các tình huống khẩn cấp khi tính mạng
người dân nguy hiểm tức thời. Họ là lựa chọn cuối cùng. Ngày nay, trong nhiều vụ kiện tụng,
SWAT trở thành lựa chọn đầu tiên. Họ được huy động để đột kích vào phòng massage và sòng
bạc, để cưỡng chế di cư, và thậm chí để thực hiện kiểm tra quản lý, tấn công bất ngờ những quán
bar bị nghi phục vụ rượu cho người chưa đủ tuổi, và bắt thợ cắt tóc không có giấy phép.
Đi từ mục đích ban đầu của đội SWAT là sử dụng vũ lực để trấn áp vũ lực, ngày nay, họ
được sử dụng chủ yếu để tạo ra bạo lực và cưỡng chế khẩn cấp - những điều trước đây họ không
thực hiện. Theo đó, rất nhiều người đã phải bỏ mạng, bao gồm thường dân vô tội và tội phạm bất
bạo động, và cả chính nhân viên cảnh sát. Ngoài ra, hàng ngàn người hoảng loạn vì tiếng hô
hoán của cảnh sát, vũ trang đầy người, và cả thiết bị phá cửa, vũ khí tấn công, và lựu đạn sáng.
Hơn nữa, Chính phủ liên bang còn đang trang bị cho chính quyền địa phương nhiều trang thiết bị
quân sự như xe bọc thép có cổng súng, áo giáp chiến thuật, súng phóng lựu đạn, xe chống mìn,
chống phục kích - MRAP (Mine Resistant Ambush Protected) và nhiều loại vũ khí thứ nữa.
Đó chính là vấn đề. Những quan ngại đã vượt ra ngoài đội SWAT. Tại các sở cảnh sát,
cảnh sát viên được truyền bá một thứ văn hoá quân sự tổng hợp. Họ được đào tạo với tư tưởng:
họ đang là quân nhân chiến đấu trong một cuộc chiến, đó là chiến tranh chống tội phạm, chống
ma túy, chống khủng bố, hoặc bất cứ điều gì khác mà các chính trị gia coi như kẻ thù. Cảnh sát
ngày nay có xu hướng bị phân lập khỏi cộng đồng mà họ phục vụ, cả về thể chất (bằng xe tuần
tra) và tinh thần, bởi một tâm lý chúng ta và họ. Họ nhìn dân chúng không phải như những công
dân mà họ đã tuyên thệ hết lòng phụng sự, mà như là một tập hợp những hiểm họa tiềm tàng.
Các đơn vị cảnh sát hiện nay cũng đã hoạt động cực kỳ bí mật. Điều tra nội bộ được giữ
kín, các công đoàn cảnh sát viên đấu tranh tích cực để hồ sơ cá nhân của cảnh sát được liệt vào

108
loại thông tin cần giữ bí mật – và họ thường thành công. Công đoàn cảnh sát cũng đã thuyết phục
được nhiều tiểu bang thông qua "dự luật quyền của cảnh sát viên", khung pháp lý sẽ đặc cách
bảo vệ bảo vệ cảnh sát trước những cáo buộc phạm tội không dành cho dân thường.
Hoa Kỳ không phải đơn độc trong xu hướng này. Hiện nay, Anh và Canada đang thường
xuyên tiến hành các cuộc đột kích chống túy bằng hình thức đặc nhiệm SWAT. Vào những năm
2000, nước Mỹ với tài ngoại giao và nhiều khoản ưu đãi đã thuyết phục chính phủ Mexico cho
phép quân đội nước tham gia cuộc chiến chống ma túy. Kết quả bao gồm hàng chục ngàn vụ giết
người, tham nhũng trên diện rộng, và xử tử công khai dã man.
Xu hướng bạo lực cũng thể hiện rõ trong tại các nơi khác trên thế giới. Tại Brazil, những
lực lượng cảnh sát bán quân sự như lực lượng BOPE tai tiếng (Batalhao de Operacoes Policiais
Especiais, Tiểu Đoàn Cảnh Sát Tác Chiến Đặc Biệt) đã biến những khu ổ chuột trong các thành
phố như Rio de Janeiro thành vùng chiến tranh đô thị. Đội OMON (Отряд мобильный особого
назначения, Đơn Vị Lưu Động Đặc Nhiệm) của Nga đã thừa nhận có rất nhiều hành động vi
phạm nhân quyền, bao gồm việc tàn sát người tị nạn và đàn áp vũ lực dã man với người biểu
tình. Ở Ukraine, đội Berkut (Беркут) – Đội quân đại bàng vàng, đã từng tự thú về một loạt hành
động bất lương mà đơn vị bán quân sự này đã thực hiện trước khi bị giải tán.
Năm 1999, hàng loạt các cuộc bạo động đã xảy ra trong suốt kỳ họp thường niên của Tổ
chức thương mại thế giới ở Seattle (điều tra sau này cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do phản
ứng của cảnh sát chứ không phải do người biểu tình). Từ đó về sau, phản ứng mặc định của các
nhà chức trách tại các nước phát triển là sử dụng vũ lực tàn bạo trấn áp những cuộc biểu tình lớn.
Khi xử lý biểu tình, cảnh sát thường được trang bị tới chân răng để trấn áp bạo động. Họ mang
tâm lý chờ đợi bạo động – thứ tâm lý có nhu cầu được giải toả. Trên thực tế, một hội nghị càng
quan trọng, thì những đại biểu tham gia càng là những người có tầm ảnh hưởng, và quyết định
của họ càng mang lại nhiều tác động. Tuy nhiên, thông thường, những người biểu tình sẽ bị giữ ở
một khoảng cách càng xa khỏi sự kiện càng tốt, tức là ý kiến của họ sẽ khó các đại biểu được
lắng nghe hơn. Điều đó tất nhiên hoàn toàn đối lập với giá trị của tự do ngôn luận mà các nước
tự do muốn có được.
Chắc chắn có những cảnh sát xuất sắc, những cảnh sát trưởng tuyệt vời, và rất nhiều đơn vị
cảnh sát có mối quan hệ tốt đẹp với dân chúng. Có chính quyền trung ương và địa phương cân có
thể bằng được việc duy trì trật tự hiệu quả với quyền tự do dân chủ và tự do ngôn luận. Tuy
nhiên, việc quân sự hóa ngành cảnh sát liên tục đang ngày càng cho thấy hành vi và thái độ hiếu
109
chiến đang xâm nhập vào xã hội dân sự. Với cách sử dụng lực lượng cảnh sát như hiện nay: liên
tục huy động đội SWAT, khám người và kiểm tra hành lý chặt chẽ, dùng vũ lực trấn áp biểu tình
chính trị, thì mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát và dân chúng đang ngày càng trở nên đối
nghịch.
Sẽ là quá cường điệu khi nói rằng Hoa Kỳ, Canada, hay Anh đã trở thành một nhà nước
cảnh sát. Nếu đó là sự thật thì bài viết này của tôi sẽ chẳng thể được xuất bản. Tuy nhiên, chúng
ta không thể chờ tới lúc đó mới lên tiếng được.
97 Trích theo Johan Hari, ―The Two Churchills,‖ bài phê bình cuốn Churchill’s Empire: The
World That Made Him and the World He Made, của Richard Toye, New York Times, 12
Tháng Tám 2010.

98 Josh Sanburn, ―Paul Krugman: An Alien Invasion Could Fix the Economy,‖ Time, 16
Tháng Tám 2011.

99 Thomas Jefferson gửi Elbridge Gerry, 13 Tháng Năm 1797, trong Julian P. Boyd, cùng
các thành viên khác, biên tập, The Papers of Thomas Jefferson, 36 tập cho tới nay
(Princeton, N.J., 1950–), Tập 29, trang 364.

100 Benjamin Franklin gửi Jonathan Shipley, 10 Tháng Sáu 1782, trong Leonard W. Labaree,
cùng các thành viên khác, biên tập, The Papers of Benjamin Franklin, 40 tập cho tới nay
(New Haven, Conn.: Yale University Press, 1959–2011), Tập 37, trang 457.

101 James Madison, Political Observations, 20 Tháng Tư 1795, trong William T.


Hutchinson, cùng các thành viên khác, biên tập, The Papers of James Madison:
Congressional Series, 17 tập (Charlottesville, Va.: University Press of Virginia, 1962–
91), Tập 15, trang 518.

102 The Declaration of Independence as Adopted by Congress, 4 Tháng 1776, in Boyd, cùng
các thành viên khác, biên tập, The Papers of Thomas Jefferson, Tập 1, trang 429–30.

103 Bernard Bailyn, The Ideological Origins of the American Revolution (Cambridge, Mass.:
Harvard University Press, 1967), trang 36, 48, 61–65, 84, 112–19; Richard H. Kohn,
Eagle and Sword: The Federalists and the Creation of the Military Establishment in

110
America, 1783–1802 (New York: The Free Press), 1–13; Joseph J. Ellis, His Excellency:
George Washington (New York: Alfred A. Knopf, 2004), trang 68–72.

104 John Adams to Abigail Adams, 2 Tháng Chín 1777, in L. H. Butterfield, cùng các thành
viên khác, biên tập, The Adams Family Correspondence, 9 tập cho tới nay (Cambridge,
Mass.: Harvard University Press, 1963- ), Tập 2, trang 336; Charles Royster, A
Revolutionary People at War: The Continental Army and American Character, 1775–
1783 (Chapel Hill, N.C.: University of North Carolina Press, 1979), trang 116–19, 179–
89.

105 George Washington gửi Lewis Nicola, 22 Tháng Năm 1782, trong John C. Fitzpatrick,
ed., The Writings of George Washington, 39 tập (Washington, D.C.: U.S. Government
Printing Office, 1931–39), Tập 24, trang 272–73; Ellis, His Excellency, trang 138–39.

106 Kohn, Eagle and Sword, trang 17–39; Ellis, His Excellency, trang 141–46.

107 Garry Wills, Cincinnatus: George Washington and the Enlightenment (Garden City,
N.Y.: Doubleday, 1984); George Washington gửi David Humphreys, 25 Tháng Bảy
1785, trong W. W. Abbot, cùng các thành viên khác, biên tập, The Papers of George
Washington: Confederation Series, 6 tập (Charlottesville, Va.: University of Virginia
Press, 1992–95), Tập 3, trang 148–49.

108 Stuart Leibiger, Founding Friendship: George Washington, James Madison, and the
Creation of the American Republic (Charlottesville, Va.: University Press of Virginia,
1999), trang 58–95.

109 Joseph J. Ellis, Founding Brothers: The Revolutionary Generation (New York: Alfred A.
Knopf, 2001), trang 120–22, 134–48; George Washington, Farewell Address, 19 Tháng
Chín 1796, Founders Online, National Archives (http://founders.archives.gov/documents/
Washington/99-01-02-00963, ver. 2013-12-27).

110 Thomas Jefferson, First Inaugural Address, 4 Tháng Ba 1801, trong Julian P. Boyd, cùng
các thành viên khác, biên tập, The Papers of Thomas Jefferson, 36 tập cho đến nay
(Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1950–), Tập 33, trang 150.

111
111 Ellis, Founding Brothers, trang 190–93; U.S. Const. amend. I. Cũng có trong James
Morton Smith, Freedom’s Fetters: The Alien and Sedition Laws and American Civil
Liberties (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1956).

112 David N. Mayer, The Constitutional Thought of Thomas Jefferson (Charlottesville, Va.:
University Press of Virginia, 1994), trang 215–18, 244–51; Drew R. McCoy, The Elusive
Republic: Political Economy in Jeffersonian America (Ithaca, N.Y.: Cornell University
Press, 1980), trang 195–210; Jefferson gửi Robert R. Livingston, 18 Tháng Tư 1802,
trong Merrill D. Peterson, ed., Thomas Jefferson: Writings (New York: Library of
America, 1984), trang 1105.

113 Ralph Ketcham, James Madison: A Biography (New York: Macmillan, 1971), trang 585–
86; Benjamin Wittes and Ritika Singh, ―James Madison, Presidential Power, and Civil
Liberties in the War of 1812,‖ trong Pietro S. Nivola & Peter J. Kastor, biên tập, What So
Proudly We Hailed: Essays on the Contemporary Meaning of the War of 1812
(Washington, D.C.: Brookings Institution Press, 2012), trang 97–121.

114 Jefferson gửi Madison, 27 Tháng Tư 1809, trong J. Jefferson Looney, biên tập, The
Papers of Thomas Jefferson: Retirement Series, 7 tập cho đến nay (Princeton, N.J.:
Princeton University Press, 2004–), Tập 1, trang 169; Peter S. Onuf, Jefferson’s Empire:
The Language of American Nationhood (Charlottesville, Va.: University of Virginia
Press, 2000), trang 53–79.

115 Thuật ngữ "physiocrat" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "quy luật của tự nhiên."
Các nhà tư tưởng theo trường phái này tin rằng xã hội luôn tự điều chỉnh theo những
nguyên lý nhất định, không phải nhờ sự dẫn dắt của các ―vị hoàng tử‖ thông thái.

116 McCoy, The Elusive Republic, 86–100; Thomas Paine, Common Sense, 1776, trong
Philip S. Foner, biên tập, The Complete Writings of Thomas Paine, 2 tập (New York:
Citadel Press, 1945), 1:20; Jefferson to William Carmichael, 26 Tháng Mười Hai 1786,
trong Boyd, cùng các thành viên khác, biên tập, The Papers of Thomas Jefferson,
10:634.

117 Robert Gates, bài thảo luận trên Meet the Press, Tháng Một 19, 2014.

112
Bản ghi lại trên http://www.nbcnews.com/id/54117257/ns/ meet_the_press-
transcripts/t/january-dianne-feinstein-mike-rogersalexis- ohanian-john-wisniewski-rudy-
giuliani-robert-gates-newtgingrich- andrea-mitchell-harold-ford-jr-nia-malika-
henderson/#. UxdBE1OGfKc.

118 Charles Tilly, Coercion, Capital, and European States, AD 990–1992 (Cambridge, MA:
Blackwell, 1990).

119 Để xem phần thảo luận đầy đủ nhưng súc tích, đọc Jack S. Levy và William R.
Thompson, The Arc of War: Origins, Escalation, and Transformation (Chicago:
University of Chicago Press, 2011).

120 Charles Tilly, ―Reflections on the History of European State-Making,‖ trong Charles
Tilly, biên tập, The Formation of National States in Western Europe (Princeton:
Princeton University Press, 1975), trang 42.

121 Jack S. Levy, ―Historical Trends in Great Power War, 1495–1975,‖ International Studies
Quarterly 26, no. 2 ( June 1982): 278–300.

122 John Mueller, Retreat from Doomsday: The Obsolescence of Major War (New York:
Basic Books, 1989), trang 240–44.

123 Xem thảo luận trong Benjamin H. Friedman, Brendan Rittenhouse Green, and Justin
Logan, ―Debating American Engagement: The Future of U.S. Grand Strategy,‖
International Security 38, no. 2 (Fall 2013): 183–92.

124 Kenneth N. Waltz, ―Waltz Responds to Sagan,‖ trong Scott D. Sagan à Kenneth N.
Waltz, The Spread of Nuclear Weapons: A Debate (New York: W. W. Norton, 1995),
trang 111.

125 Người ta có thể cho rằng các cuộc tấn công của Israel chống lại các lò phản ứng hạt nhân
ở Syria chỉ là phản biện, nhưng chương trình của Syria đã gặt hái được thành quả từ hàng
thập kỷ trước và cuộc tấn công của Israel do đó lại làm tăng thêm những lo ngại về an
ninh nước này.

113
126 Artemy Kalinovsky, ―Decision-Making and the Soviet War in Afghanistan: From
Intervention to Withdrawal,‖ Journal of Cold War Studies 11, no. 4 (Fall 2009): 50.

127 Daryl G. Press, Calculating Credibility: How Leaders Assess Military Threats (Ithaca,
NY: Cornell University Press, 2007).

128 Xem thảo luận trong Alan J. Kuperman, ―A Model Humanitarian Intervention?
Reassessing NATO‘s Libya Campaign,‖ International Security 38, no. 1 (Summer 2013):
105–36.

129 Helene Cooper và Steven Lee Myers, ―Obama Takes Hard Line with Libya After Shift by
Clinton,‖ New York Times, Tháng Ba 18, 2011.

130 Xem thảo luận trong Alan J. Kuperman, ―A Model Humanitarian Intervention?
Reassessing NATO‘s Libya Campaign.‖

131 Về cách xử sự cụ thể trong xu hướng bỏ qua chính trị của Phương Tây và những vấn đề
mà việc này có thể gây ra, xem Richard K. Betts, ―The Delusion of Impartial
Intervention,‖ Foreign Affairs 73, no. 6 (Tháng Mười Một/ Tháng Mười Hai 1994): 20–
33.

132 Tổng Thống Dwight D. Eisenhower, ―Farewell Address to the Nation,‖ Tháng Một 17,
1961. Tổng quát hơn, đọc Peter Trubowitz, Defining the National Interest: Conflict and
Change in American Foreign Policy (Chicago: University of Chicago Press, 1998).

133 Benjamin H. Friedman và Justin Logan, ―Why the U.S. Military Budget Is Foolish and
Sustainable,‖ Orbis 56, issue 2 (Mùa Thu 2012): 177–91.

134 Về chính trị cao cấp và việc mở rộng thái quá, đọc Jack Snyder, Myths of Empire:
Domestic Politics and International Ambition (Ithaca, NY: Cornell University Press,
1991).

135 Ví dụ, để lấy lý do cho cuộc chiến tranh Iraq, trong Thông điệp Liên Bang 2003, Tổng
Thống Mỹ George W. Bush đã sử dụng ngôn từ trong một bài thánh ca Phúc âm, thay
Chúa Giê-su bằng người Mỹ. Xem Alan Cooperman, ―Openly Religious, to a Point,‖
Washington Post, September 16, 2004. Tổng quát hơn, xem Conor Cruise O‘Brien, God

114
Land: Reflections on Religion and Nationalism (Cambridge, MA: Harvard University
Press, 1999).

136 Giáo sư Peter Kraska đã thu thập được khá nhiều dữ liệu tính tới năm 2005 về việc huy
động đội SWAT. Một bài viết gần đây về vấn đề này có thể tìm thấy trong ―Paramilitary
Police: Cops or Soldiers?‖ The Economist, Tháng Ba 22, 2014, http://
www.economist.com/news/united-states/21599349-americas-policehave- become-too-
militarised-cops-or-soldiers.

115
10

TRIẾT LÝ CỦA HÒA BÌNH HAY TRIẾT LÝ CỦA XUNG ĐỘT

Bởi Tom G. Palmer

Xung đột và bạo lực đã đóng vai trò nào trong cuộc sống chính trị? Vẫn có những người
đang tán dương cho những cuộc xung đột phải không? Những người đề xướng chính
cho sự xung đột giữa bên ―tả‖ và bên ―hữu‖ là ai và họ đã ảnh hưởng như thế nào?
Trạng thái chính của sự xung đột trong những tư tưởng của bên tả và bên hữu là gì, và
nó khác với cách nhìn sự xung đột của những người theo chủ nghĩa tự do như thế nào và
tại sao lại khác nhau như thế?

Πόλεμορ πάνηων μὲν παηήπ ἐζηι πάνηων δὲ βαζιλεύρ, καὶ ηοὺρ μὲν θεοὺρ ἔδειξε

ηοὺρ δὲ ἀνθπώποςρ, ηοὺρ μὲν δούλοςρ ἐποίηζε ηοὺρ δὲ ἐλεςθέποςρ.

“Chiến tranh là người cha sinh ra mọi thứ và là vị vua đứng trên mọi thứ, chiến tranh
biến một số kẻ trở thành thánh và giữ số còn lại làm người; biến người này thành nô lệ
và cho người khác tự do.”
— Heraclitus of Ephesus137

Chiến tranh đã từng là một quy tắc. Không chỉ đơn thuần trong xã hội loài người, mà cả
thế giới đã ở trong chiến tranh, được đúc khuôn bởi chiến tranh, ngập chìm trong chiến tranh.
Chiến tranh đã từng là một điều hiển nhiên. Nó được xem như là một điều tốt. Mặc dù nó diễn ra
một cách đầy đau đớn, nhưng nỗi đau này được xem như là nền tảng cần thiết của sự tiến bộ và
đạo đức của loài người. Nhà văn, nhà phản biện xã hội người Pháp Joseph de Maistre đã tuyên
bố rất ấn tượng rằng chiến tranh là ―trạng thái thường xuyên của nhân loại, cảnh máu chảy đầu
rơi không thể bị gián đoạn ở bất cứ nơi nào hoặc người nào, và hòa bình ở quốc gia nào đó chỉ là
một trạng thái nhất thời.‖138 Chết chóc là điều tất yếu của cuộc sống.
Sự ca tụng này khiến cho hầu hết con người ngày nay cảm thấy kỳ lạ và đáng ghê tởm. Xã
hội loài người đã thay đổi. Chiến tranh đã trở thành điều bị căm ghét trong mắt của hầu hết con
người đang sống hiện nay.
Con người ngày nay căm ghét việc ca tụng chiến tranh. Ngày nay, một hệ tư tưởng khác
đang thịnh hành trong xã hội loài người, chiếm ưu tế hơn và được nhiều thể chế áp dụng hơn.
116
Tuy nhiên, hệ tư tưởng này chưa được áp dụng cho toàn bộ cá nhân và chưa được thực thi trên
toàn thế giới. Thế giới ngày nay đang sống trong hòa bình hơn bao giờ hết. Nghe có vẻ như một
tuyên bố gây tranh cãi, nhưng nó được hỗ trợ bởi những chứng cứ không thể đầy đủ hơn được
giáo sư đại học Havard Steven Pinker đã trình bày trong khảo cứu Những Thiên Sứ Tốt Hơn
trong Bản Chất của Chúng Ta: Một Lịch sử của Bạo lực và Nhân tính139 (The Better Angels of
Our Nature: A History of Violence and Humanity). Đó không chỉ là xung đột quân sự giữa
những quốc gia, loại bạo lực này đã và đang giảm trong một thời gian rất dài. Đó còn là bạo lực
gây ra bởi người chồng đối với người vợ, bố mẹ đối với con cái, và của những tội phạm đường
phố gây ra đối với những nạn nhân của chúng. Mỗi loại bạo lực này đều có thể đang tăng lên
hoặc giảm xuống trong hàng tháng hoặc hàng năm, nhưng tất cả những điều đó đang có xu
hướng giảm và tiếp tục giảm trong một khoảng thời gian khá dài.140 Những lý lẽ mà Pinker đưa
cho một xu hướng giảm dần bạo lực trong dài hạn là:

 Xây dựng chính phủ có thể làm việc để giữ độc quyền bạo lực (và do đó để kiểm soát
bạo lực trong chừng mực);
 Tăng trưởng của thương mạị - con người có giá trị hơn khi sống và làm việc;
 thay thế dần dần văn hóa ―danh dự‖ bằng văn hóa ―khiêm cung‖ (tức là sự trả thù vì
danh dự thì không quan trọng bằng việc duy trì sự tự kiểm soát hành vi và sự khiêm
cung của bản thân);
 cuộc cách mạng nhân bản của thời đại Khai Sáng, nhấn mạnh vào giá trị của cuộc sống
loài người, cho bản thân và cuộc sống của những người khác, cùng với việc thay thế mê
tín bằng lý lẽ và bằng chứng (để lấy một ví dụ – cả hai lý do này đều là những tin tốt cho
những người bị tố cáo là sử dụng ―ma thuật‖);
 sự xuất hiện và lớn mạnh của những tổ chức quốc tế, trong cả xã hội dân sự và chính
phủ, để thúc đẩy ngoại giao và đàm phán, hơn là chiến tranh;
 sáng tác và phổ biến tiểu thuyết, được thúc đẩy bởi cách mạng thị trường tự do và đã
giúp một số lượng người lớn hơn bao giờ hết tưởng tượng ra được cuộc sống của những
người khác (và giúp họ cảm thông được với nhiều số phận);
 vai trò đang tăng lên của trao đổi, đầu tư quốc tế, và du lịch trong việc tạo ra lợi ích đối
với duy trì hòa bình;
 mục tiêu của chủ nghĩa tự do truyền thống được chấp nhận rộng rãi, đó là ―sự tự do cho
mỗi cá nhân khỏi sự cưỡng chế của một nhóm hay một tổ chức độc tài, và sự khoan dung

117
đối với những lựa chọn cá nhân, miễn là họ không vi phạm về quyền tự chủ và hạnh
phúc của những người khác‖;141
 tầm quan trọng ngày càng tăng của lý lẽ có tính lý trí, cũng được thúc đẩy bởi sự tăng
trưởng của thương mại và công nghệ, điều mà giúp con người bảo vệ những nguyên lý
nền tảng, những nguyên lý mà hỗ trợ cho những ý tưởng của tự do truyền thống thuộc
quyền phổ quát của con người.

Đây là một vấn đề phức tạp vì lịch sử loài người đa dạng, được hình thành bởi nhiều
nguyên nhân và luôn biến đổi. Nhưng vấn đề này đã có đóng góp quan trọng bởi đã bác bỏ niềm
tin rằng ―cảnh máu chảy đầu rơi không bị gián đoạn ở bất cứ nơi nào hoặc người nào.‖ Duy trì
hòa bình là một điều hoàn toàn khả thi và dĩ nhiên không phải là một ―trạng thái nhất thời‖.
Sự khoan dung và cùng chung sống, cam kết và hợp tác, sở hữu và trao đổi đã thay thế một
phần đáng kể, tuy không phải toàn bộ sự đàn áp và tiêu diệt, ép buộc và đấu tranh, trộm cắp và
nô lệ, chiến tranh và xung đột như những lý tưởng luân lý. Trào lưu này đã thay đổi thế giới và
thay thế chiến tranh bằng hòa bình, tẩy chay bằng khoan dung, cướp bóc bằng thương thuyết
đàm phán, điều này đã được biết đến bởi những cái tên khác nhau ở những thời điểm khác nhau,
nhưng từ thông dụng nhất là ―liberalism‖ (chủ nghĩa tự do) và ở những nước nói tiếng Anh thì
đang được gọi là ―classical liberalism‖ (chủ nghĩa tự do truyền thống) hoặc ―libertarianism‖ (chủ
nghĩa của những người cổ vũ cho tự do).142 Libertarianism là một triết lý bảo vệ cho hòa bình.
Hòa bình là điều cốt lõi trong suy nghĩ của những người cổ vũ cho tự do (libertarian), và cũng là
là điều cốt lõi trong tư tưởng về tự do (liberty). John Locke – một triết gia có ảnh hưởng lớn đã
tuyên bố ―Liberty là được tự do khước từ sự cưỡng chế hay bạo lực đến từ những người khác.‖143
Chiến tranh là bạo lực – đó là thứ bạo lực được chỉ đạo, quản lý, áp dụng, hợp lý hóa, tôn vinh và
cực kỳ khốc liệt.
Những người cổ vũ cho tự do duy trì sự hợp tác hòa bình và tự nguyện như một lý tưởng
và một khả năng có thực cho xã hội loài người. Một số triết lý khác – thuộc về ―tả khuynh‖ hay
―hữu khuynh‖, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tiến bộ, chủ
nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chính trị thần quyền, và tất cả những sự kết hợp và thay đổi
có khả năng xảy ra giữa chúng – thừa nhận rằng cuộc sống con người không thể tránh khỏi sự
xung đột, sự mâu thuẫn, sự đấu tranh, thậm chí cả chiến tranh, những điều mà xảy ra giữa những
giai cấp, chủng tộc, nền văn minh, quốc gia, lợi ích hay giữa tôn giáo.

118
Thế giới đang trở nên hòa bình hơn bởi những giá trị, nguyên tắc, thể chế của những người
cổ vũ cho tự do, và càng ngày chúng càng thẩm thấu vào cuộc sống của chúng ta. Và kể cả một
thế giới hòa bình hơn cũng sẽ yêu cầu những giá trị, nguyên tắc, thể chế, và việc thực hành
chúng được duy trì, bảo vệ, nâng cao và mở rộng.

Triết lý của Hợp Tác


Mặc dù rất nhiều người và nhiều sự kiện đã đóng góp vào sự phổ biến ý tưởng về chủ
nghĩa tự do, nhưng việc xây dựng hệ thống đầu tiên của những ý tưởng này, như khoan dung, tự
do thương mại, chính phủ hợp hiến, nhà nước pháp quyền, và những quyền bình đẳng, đã được
xây dựng lên bởi trào lưu chính trị của nước Anh vào thế kỷ 17, được biết đến như là phong trào
Levellers.144 Như năm 1646, Richard Overton đã viết từ trong phòng giam, tất cả mọi của cải đều
sở hữu đều phụ thuộc vào quyền sở hữu của từng cá nhân, một quyền có giá trị bình đẳng cho bất
cứ người nào:

Tôi và anh không có quyền gì khác ngoại trừ quyền sau: Không có người nào có quyền
xâm phạm đến các quyền và tự do của tôi, và tôi cũng không có quyền xâm phạm đối
với những người khác.145

Overton và đồng sự đã kết nối tạo ra một tầm nhìn tiến bộ giữa các quyền bình đẳng và hòa
hợp xã hội dựa trên hành động khoan dung và suy nghĩ hòa bình. Kết hợp với với quyền bình
đẳng của cá nhân, dựa trên triết lý đạo đức, các quan điểm về trật tự tự phát, (như: trật tự xã hội
có thể hình thành mà không cần tiết chế hay áp đặt chủ quan của người thống trị), và ý tưởng về
nhà nước pháp quyền, (như với những quy tắc đơn giản, được biết đến một cách rộng rãi, và
được áp dụng một cách công bằng) đã tạo ra một khuôn khổ thích hợp cho việc sở hữu quyền cá
nhân trong trật tự xã hội và hòa hợp xã hội. Quan niệm về một trật tự loài người không có bạo
lực, một xã hội mà quay lưng lại với chiến tranh và chinh phạt, đã làm nhiều người lo lắng, trong
số đó, không đơn thuần chỉ những nhà quý tộc và binh lính, mà còn một số trí thức lớn của châu
Âu - những người chống đối quyết liệt đối với những ý tưởng về tự do và việc thực thi những ý
tưởng đó. Với những triết gia này, thương mại không thể là một công cụ chiến đấu, tự do chỉ là
một cái tên được cấp giấy phép, và đó là không thể là một hình thức thể hiện luật của Chúa.
Tự do, quyền sở hữu, và thương mại đã có những người ủng hộ của riêng mình, đó là
những người can đảm nổi bật trong thời đại của họ. Triết gia nổi tiếng người Pháp Montesquieu
xác định thương mại với ―những đặc trưng tinh tế‖, tức là, với các cư xử và hành vi tinh tế.

119
Thương mại điều chính những định kiến mang tính phá hoại. Có thể dễ nhận thấy một
quy luật phổ biến, đó là: ở nơi có những đặc trưng tinh tế, thì có thương mại và với nơi
nào có thương mại, thì có những đặc trưng tinh tế.

Vai trò của thương mại trong việc tạo ra những đặc trưng tinh tế được mặc nhiên thừa nhận
trong ngôn ngữ Hy Lạp, như nhiều học giả đã chỉ ra rằng, động từ katallassein nghĩa là ―để trao
đổi‖, và còn có nghĩa là ―được thừa nhận trong cộng đồng‖ và ―để thay đổi từ kẻ thù thành bạn
bè.‖147
Thế giới của thương mại, đề cao lợi ích chung, với những cuộc chơi mà sau cùng ai cũng
lãi (positive-sum games), chứ không phải vinh quang. Vinh quang kéo theo chinh phạt, và sự
chinh phạt thì kéo theo thất bại. Loại vinh quang này đòi hỏi phải có sự đối lập. Và như vậy thì
thương mại được xem như là mất đi sự vinh quang, và do đó đưa đến nhận thức mà đã cổ động
cho rất nhiều phản ứng chống lại những ý tưởng dựa trên tự do.
Trước khi qua đời, Frédéric Bastiat - nhà kinh tế học cổ vũ cho tự do và cũng là một nhà
hoạt động hòa bình - đã có một bài diễn thuyết ―Cho Tuổi trẻ của nước Pháp‖, trong đó ông đã
đưa ra điểm cốt lõi để hiểu về chủ nghĩa xã hội. Ông tin rằng, những người theo chủ nghĩa xã hội
tin rằng lợi ích có được dựa trên nền tảng của sự đối lập, nếu không thì họ đã không trông cậy
vào vũ lực.
Chính vì vậy, họ đã tìm thấy nền tảng là sự đối lập ở mọi nơi:
Giữa người sở hữu tài sản và công nhân.
Giữa tư bản và lao động.
Giữa những người lao động bình thường và giai cấp tư sản.
Giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Giữa nông dân và thị dân.
Giữa người bản địa và người nước ngoài.
Giữa người sản xuất và người tiêu thụ.
Giữa xã hội văn minh và trật tự.
Và có thể tóm gọn tất cả những sự đối lập trên vào một câu duy nhất:
Giữa tự do cá nhân và một trật tự xã hội hài hòa.

120
Và điều này giải thích chúng đã xảy ra như thế nào, mặc dù họ có một loại tình yêu đa cảm
dành cho nhân loại từ trong trái tim, nhưng họ vẫn luôn nói về lòng thù hận. Họ dành tất cả tình
yêu của mình cho một xã hội mà mình tưởng tượng ra; nhưng xã hội mà ta đang sống ngày nay
không thể ngay lập tức bị thay thế, để từ đó thiết lập nên hình thái xã hội mới như họ mong
muốn.148
Bastiat đã dự đoán nỗ lực của những người theo chủ nghĩa tập thể trong thế kỷ hai mươi -
những người muốn chiếm đoạt quyền kiểm soát nhà nước và đại bộ phận dân số, để nỗ lực thay
đổi người dân trở thành ―Con người Mới‖ (New Man) – là hiện thân cho tầm nhìn của họ. Việc
tạo ra Con người Mới là nỗi ám ảnh của tư tưởng chống lại tự do của ở cả tả khuynh và hữu
khuynh – nhưng Con người Mới của hai phe khác nhau về đặc điểm và tính cách. Ngược lại,
Bastiat viết, ―Nhà kinh tế học quan sát một người, các quy luật tính cách của người đó và những
mối quan hệ xã hội bắt nguồn từ những quy luật đó. Người theo chủ nghĩa xã hội kêu gọi một xã
hội vượt ra ngoài trí tưởng tượng của họ và sau đó nhào nặn suy nghĩ của mọi người cho phù hợp
với xã hội đó.‖149
Loài người rõ ràng đang đi vào những cuộc xung đột. Trào lưu tự do truyền thống, trong
tất cả những biểu hiện của nó, đã tìm kiếm những cách thức để đối phó với các vấn đề của xung
đột. Sự khoan dung giữa các tôn giáo, các chính phủ hoạt động trong giới hạn (tức là chính phủ
loại bỏ các vấn đề gây tranh cãi bắt nguồn từ phạm vi của khái niệm ―lựa chọn của công chúng‖),
hòa giải và bồi thường ở những nơi có sự trừng phạt (do bị xâm chiếm – ND), tự do ngôn luận,
và tự do trao đổi đều nằm trong những phương tiện mà tự do truyền thống tiên tiến đang tiến
hành. Điều tiên quyết là phải làm giảm sự xung đột và thay thế bằng hợp tác, hơn là đi tán dương
nó.

Triết lý của Xung Đột

Những gì tôi đã học được qua 4 năm làm lính với những quan sát cụ thể về sự lãng phí
của thời chiến, đó là cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa sâu sắc nếu con người ta không
chọn cho mình một lý tưởng, tuy nhiên có những lý tưởng nếu mang ra so sánh với cuộc
sống của một cá nhân và thậm chỉ của một dân tộc thì không có một ý nghĩa gì cả. Mặc
dù các mục tiêu mà tôi đã chiến đấu như một cá nhân, như một người lính trong một đội
quân, đã không thể đạt được, mặc dù sức mạnh vật chất khuôn đúc chúng ta để phù hợp
với thế giới, nhưng chúng ta đã học một lần và đủ cho những lần sau để chiến đấu cho

121
một lý tưởng và nếu cần thiết, thì có thể ngã xuống như một người đàn ông thực thụ…
Không phải thế hệ nào cũng có được niềm vinh quang đó.
150
— Ernst Jünger

Trong khi chủ nghĩa tự do truyền thống dạy rằng những lợi ích của con người có thể được
hòa giải một cách hòa bình thông qua thương mại, lý trí, thảo luận dân chủ, và sự khoan dung đối
với những điều khác biệt, và rằng một thể chế đúng đắn có thể làm giảm xung đột và bạo lực,
những đối thủ và những người phản đối, những người vẫn còn luyến tiếc trật tự xã hội cũ bắt đầu
xây dựng các lý thuyết dựa trên ý tưởng rằng xung đột là một điều không thể tránh được của
cuộc sống con người, thực sự thì điều này đã mang lại cho nó ý nghĩa. Một trong những người
phản đối triết lý mới về tự do có ảnh hưởng lớn nhất là Joseph de Maistre – nhà phản biện người
Pháp. Ông công kích chống lại ý tưởng về hòa bình và ca tụng chiến tranh như một nguyên nhân
tạo ra những điều tốt nhất cho loài người: ―hoa thơm quả ngọt thực sự của loài người – nghệ
thuật, khoa học, những doanh nghiệp vĩ đại, những quan niệm cao cả, những đức hạnh tốt đẹp –
đều bắt nguồn từ chiến tranh… Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng những nhân tài được tạo ra từ
máu đổ xuống trong chiến tranh.‖151 Đồng tình với Heraclitus, Joseph de Maistre khẳng định:
―thế giới thì không có gì ngoài bạo lực.‖152 Đó từng là quan điểm nền tảng của trào lưu Đối Lập-
Khai Sáng (Counter-Enlightenment) và của những triết gia phản đối ý tưởng mới của chủ nghĩa
tự do truyền thống.
Những triết gia thuộc trào lưu Đối Lập-Khai Sáng từ chối cái phổ quát và ngợi ca những
điều cụ thể; họ từ chối sự thật khách quan và khen ngợi sự sáng tạo – không phải là sự sáng tạo
của cá nhân tự do, mà là của tập thể, nơi mà những cá nhân không còn giá trị.153 Thị trường,
thương nhân, và người Do Thái chiếm phần lớn trong số những thương gia ở châu Âu, đã từng bị
chửi rủa. Một quốc gia, một giai cấp, và một chủng tộc sẽ chỉ tìm thấy sự đoàn kết thông qua
những cuộc xung đột với một quốc gia, một giai cấp, và một chủng tộc khác. Steven Pinker nhận
xét rằng, ngoài việc từ chối cái phổ quát, tính khách quan và sự duy lý, ―Trào lưu Đối Lập-Khai
Sáng cũng từ chối giả định rằng bạo lực cũng là một vấn để cần được giải quyết. Đấu tranh và đổ
máu là đặc tính cố hữu của trật tự tự nhiên, và không thể bị loại bỏ mà không đi cùng với tinh
hoa của cuộc sống, cùng với việc chống lại số phận của nhân loại.‖154
Những triết gia của chủ nghĩa xã hội, điển hình là Friedrich Engels và Karl Marx – những
người chối bỏ quan điểm hoà bình, thương mại, sự khoan dung và tự do cá nhân, coi những giá

122
trị này tầm thường và đơn giản – đã nhìn nhận rằng xung đột liên miên đã làm lung lay điều cốt
lõi trong cuộc sống loài người, và họ luyến tiếc về một hình ảnh một trật tự xã hội cũ của những
mối quan hệ đã được giải quyết. Họ cho rằng những giá trị về tự do tầm thường và đơn giản đã
che đậy và làm lu mờ tầm nhìn về một dạng xung đột, bạo lực và bóc lột khác nham hiểm và xảo
quyệt hơn. Họ thừa nhận rằng những giá trị tự do đã hành động để thay thế chiến tranh bằng hòa
bình, trộm cắp bằng sự trao đổi, trừng phạt bằng khoan dung, và thù địch giữa các quốc gia bằng
sự bao dung trên khắp thế giới; nhưng tất cả những điều này bị làm mờ đi bởi những hình thức
nham hiểm hơn của bạo lực. Như Engels đã chỉ trích trong một ấn phẩm được xuất bản năm
1844:

Chúng đã mang lại tình bằng hữu cho các dân tộc – nhưng tình bằng hữu này là tình
bằng hữu của những tên trộm. Chúng đã làm giảm số lượng các cuộc chiến tranh – để
kiếm những lợi ích lớn hơn trong hòa bình, để tăng cường tối đa sự thù hằn giữa các cá
nhân, một cuộc chiến đáng khinh của sự cạnh tranh! Khi nào chúng làm điều gì đó
―ngoài những đặc tính tinh khiết của nhân loại‖, từ ý thức về sự vô ích của việc đối đầu
giữa lợi ích toàn thể và cá nhân? Khi nào chúng trở nên có đạo đức mà không đi kèm
với lợi lộc, không đi kèm với với sự vô đạo đức chất chứa trong tâm trí, hay những
động cơ ích kỷ?

Bằng việc pha trộn đặc tính giữa các quốc gia, hệ thống kinh tế tự do đã làm điều tốt
nhất để phổ cập hận thù, để biến đổi nhân loại thành một đàn thú ăn thịt (cho những gì
được gọi là đối thủ cạnh tranh?), những kẻ mà sẵn sàng cắn xé lẫn nhau chỉ bởi vì
chúng có chung mối lợi đối với những kẻ khác.155

Chủ nghĩa tự do và thương mại tự do không những ―làm giảm số lượng các cuộc chiến
tranh‖ mà còn ―kiếm những lợi ích lớn hơn trong hòa bình.‖ Luận điểm này cần được nhấn
mạnh, bởi rằng: Engels khẳng định tồn tại những lợi ích lớn hơn - điều mà ông căm ghét (trừ phi
đó là lợi ích của cá nhân ông ta) – và ông bận tâm nhiều hơn so với thực tế là số lượng các cuộc
chiến tranh đã giảm.
Nhà phê bình nghệ thuật thời Victoria và người phản đối trào lưu Khai Sáng Tory John
Ruskin đã đánh bóng lịch sử về sự nhân đạo của chiến tranh và khẳng định rằng ―không có nghệ
thuật vĩ đại nào sinh trưởng trên mặt đất, nghệ thuật chỉ xuất hiện trong quốc gia của những
người lính. Sẽ không có nghệ thuật trong một dân tộc mục đồng nếu họ chỉ sống trong hòa bình.

123
Không có nghệ thuật trong một dân tộc làm nông nghiệp nếu họ chỉ sống trong hòa bình. Thương
mại hoàn toàn không đồng nhất với nghệ thuật, và cũng chẳng thể tạo ra nghệ thuật. Hoạt động
sản xuất công nghiệp không thể để tạo ra nghệ thuật, nhưng lại có thể phá hủy bất cứ hạt giống
của nghệ thuật tiềm tàng. Không có nghệ thuật vĩ đại nào tồn tại trong một quốc gia chưa từng
kinh qua chiến trận‖ 156
Đối lập với những điều đó, những triết gia thuộc trào lưu Khai Sáng, như Voltaire, cho
rằng hòa bình và hòa hợp xã hội là những giá trị thuộc quyền của con người, chứ không chỉ đơn
thuần là những mưu mẹo để che đậy kỹ càng sự đối kháng trong xã hội như quan điểm của
Engels và Marx. Voltaire đại diện cho những giá trị và quan điểm của trào lưu Khai Sáng khi cổ
vũ cho sự trao đổi và khoan dung một cách đúng đắn, bởi vì chúng tạo ra hòa bình.157 Những
triết gia thuộc trào lưu Đối Lập-Khai Sáng, như Marx, de Maistre, và Ruskin đã lên án sự trao
đổi và khoan dung như sự suy thoái của giá trị nhân bản.
Karl Marx và người cộng sự của mình, Friedrich Engels – một nhà tư bản – đã định nghĩa
chủ nghĩa tự do bằng sự nổi lên của một ―tầng lớp‖ mà họ gọi là ―giai cấp tư sản‖ (một thuật ngữ
được sử dụng lộn xộn và không nhất quán trong các tác phẩm của họ), đó là ―tầng lớp‖ mà họ
buộc tội là đã thay đổi trật tự thế giới và thay thế tình cảm bằng hữu ấm áp trong xã hội bằng
những tính toán lạnh lùng. Mối quan hệ thị trường ngày càng lan rộng và tăng cường, trao đổi
hàng đổi hàng (ví dụ: đổi trứng lấy bơ) đã dần được thay thế bằng cách trao đổi qua phương tiện
trung gian là tiền tệ (đổi trứng lấy tiền sau đó dùng tiền để đổi lấy bơ). Bằng cách này, ta có thể
tăng cường khả năng tư duy hợp lý của người dùng (tạo dựng người tiêu dùng thông thái), bởi họ
có thể so sánh các cách sử dụng khác nhau của các nguồn lực khan hiếm thông qua một phương
tiện chung: tiền tệ. Điều này dần dẫn tới các hoạt động tính toán với khả năng tư duy hợp lý, bao
gồm tính toán về khả năng sinh lời hay gây lỗ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ nhiều cơ
hội hơn cho hợp tác kinh tế được tạo ra; nhiều của cải hơn được tạo ra; công chúng sẽ được
hưởng lợi từ sự thịnh vượng chung, bao gồm cả nguyện vọng và mong muốn của những cộng
đồng dân cư thiểu số hoặc sống tại vùng hẻo lánh. Marx và Engels đã bác bỏ tư duy thị trường và
xem chúng như là ―sự nhẫn tâm‖ và ―dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ.‖ Trong Tuyên
ngôn Cộng sản, họ đã khẳng định những giá trị, thể chế, và thực hành của chủ nghĩa tự do chỉ có
vẻ như nhân bản hơn, nhưng trên thực tế, họ đã thay thế hình thức của bạo lực này bằng hình
thức bạo lực khác, thậm chí còn tồi tệ hơn.

124
Giai cấp tư sản, bất cứ nơi nào nó xuất hiện thì đều đặt dấu chấm hết cho tất cả những
mối quan hệ phong kiến, gia trưởng và nông nghiệp. Tất cả những mối quan hệ phức tạp
và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với ―những bề trên tự nhiên‖
của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một
mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích cá nhân trần trụi và lối ―tiền trao cháo múc‖ không
tình không nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng
đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự
tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự
do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã
giành được một cách chính đáng. Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem lại sự bóc lột công
nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột bằng những ảo tưởng tôn giáo và
chính trị.158

Những người lãnh đạo hệ tư tưởng của trào lưu Đối Lập-Khai Sáng đã tấn công dữ dội vào
chủ nghĩa tự do và tìm cách nhận ra ảo tưởng của chủ nghĩa tập thể trong những hình thức quan
hệ mới giữa các quốc gia, nhà nước, giai cấp và chủng tộc. Trong mọi trường hợp, những nhà
lãnh đạo Đối lập – Khai sáng gửi đi thông điệp rằng: những nhóm người đối lập trong những
hình thức quan hệ này theo đuổi những lợi ích trái ngược thiết yếu và không thể chia sẻ. Họ tin
rằng: đoàn kết chỉ được tạo ra khi có thêm thù địch và lòng căm thù. Như một tiểu thuyết gia
sáng suốt cổ vũ cho tự do truyền thống Robert Musil đã ghi chép, ―Một thực tế không thể chối bỏ
về bản chất của loài người đó là: bản năng xã hội sâu sắc nhất của loài người chính lại chính là
bản năng ghét bỏ xã hội cực điểm.‖159 Quan điểm này đã tồn tại trong giới trí thức - những người
không chấp nhận giá trị của thương thuyết có lý trí và các tính toán hợp lý về giao dịch thị
trường, hay sự khoan dung và hòa bình. Một số trong họ có thể cho rằng bản thân đang ủng hộ
hòa bình (Vì chẳng có trí thức gia nào công khai ca ngợi những lợi ích của xung đột quân sự cả),
nhưng tất cả đều ôm chặt lấy nền tảng cốt lõi của những lợi ích trái ngược thiết yếu và không thể
chia sẻ, của đấu tranh, của sự tương phản, của những xung đột không thể hòa giải được. Trong
cuốn sách nổi tiếng xuất bản vào năm 1848, hai trí thức khi đó ít người biết (Friedrich Engels và
Karl Marx – ND) đã đề xuất một quan điểm - một quan điểm đã truyền cảm hứng cho sự ra đời
của một phong trào về sau đã nhấn chìm thế giới trong bể máu.

125
Lịch sử của tất cả những xã hội tồn tại từ trước cho đến ngày nay là lịch sử của những
cuộc đấu tranh giai cấp… Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau,
hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.160

Những người Mác-xít theo đuổi chiến tranh giai cấp và niềm tin vào xung đột không thể
hòa giải giữa những giai cấp của con người, được xác định theo phương diện kinh tế. Trong số
những giai cấp đó, giai cấp tư sản phải bị ―làm cho biến mất.‖161 Những người theo chủ nghĩa
Phát-xít tán dương chiến tranh và xung đột như một động lực thanh khiết để tạo nên một quốc
gia.162 Những người theo chủ nghĩa Quốc gia Xã hội (―Quốc Xã‖) tìm kiếm sự thuần hóa đối với
những chủng tộc ―không thuần khiết‖ hoặc ―hạ đẳng‖, thực hiện bởi người ―Aryan‖5, và đặt ra
một thách thức ―Những người muốn sống, hãy để họ chiến đấu, và đối với những người không
muốn chiến đấu trong một thế giới của sự đấu tranh liên tục thì không xứng đáng để được
sống.‖163 Những lý thuyết gia phản biện (bị ảnh hưởng bởi Marx, Nietzsche, Freud, hay bất cứ
một ai chống lại sự khoan dung tự do) tin rằng ―chủ nghĩa tự do và lòng khoan dung của giai cấp
tư sản không hơn gì một chiếc mặt nạ vĩ đại của một ‗ý chí thống trị‘.‖164 Những nhân vật đối lập
của trào lưu Đối lập Khai Sáng phủ nhận tự do ngôn luận và xem đó đơn thuần là một hình mẫu
của ―sự khoan dung mang tính chất khiên cưỡng‖.165 Rất nhiều trí thứcđã tạo nên một lực lượng
xã hội chống tự do hùng hậu – bao gồm nhiều giai tầng, mọi giới tính, chủng tộc, và những hình
thức khác. Họ có tầm ảnh hưởng hơn và có tác động thực tế mạnh hơn những cá nhân khác trong
xã hội. (mặc dù kể cả các giáo sư trong biên chế cũng phải mất rất nhiều thời gian để hiểu về
những lực lượng xã hội này một cách đúng đắn như nó vốn có).166
Những người theo chủ nghĩa quân phiệt tán dương chiến tranh đã mang lại những lợi ích
về đạo đức và kinh tế.167 Những người tân-bảo thủ (neo-conservatives) tôn thờ giá trị thượng võ,
coi đó là lý tưởng cao thượng và một cơ hội để ―trải nghiệm dư vị anh hùng ca‖ của một đất
nước. 168 (Những người tân-bảo thủ coi ―lòng tự tôn quốc gia‖ là một mục tiêu tốt đẹp hơn, cao
thượng hơn, và đáng kính trọng hơn những thứ lòe loẹt, hạ đẳng, và tính cách ngoại lai như sự
―mưu cầu hạnh phúc.‖) ―Những người duy thực‖ công nhận hận thù vĩnh cửu, hay mối quan hệ
đóng băng giữa những quốc gia hay thậm chí mở rộng hơn, giữa ―những nền văn minh‖.169

5
Aryan: Theo quan điểm của Hitler, Chúa đã chọn giống dân Aryan, người dân gốc Đức ở vùng Bắc Âu, là
chủng tộc ưu việt nhất trên thế giới, và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt lên trên thì phải chà đạp lên những chủng
tộc khác, đặc biệt là Slav và Do Thái. Hitler cho rằng người Đức là chủng tộc ở bậc cao nhất và sẽ luôn như thế nếu
họ quan tâm đến sự thuần khiết trong dòng máu của họ. (ND)

126
Những kẻ cai trị bằng thần quyền tìm kiếm sự khuất phục hoàn toàn trước Chúa (hay các vị
chúa và thánh thần) thông qua bạo lực, bằng việc nhân danh một đức tin, một tôn giáo, một hình
mẫu của cuộc sống, hoặc, nếu điều đó không khả thi, thì ít nhất một nhà nước thần quyền sẽ coi
thường hoặc làm khinh rẻ những người thuộc tôn giáo khác, và thông thường sẽ trục xuất hoặc
thủ tiêu những người mà không theo tôn giáo nào.
Các nhà phê bình chủ nghĩa tự do truyền thống đương đại, kể cả những người theo học
thuyết Mác-xít phân tích, cũng thừa nhận rằng: chủ nghĩa xã hội không có nhiều bạo lực hơn so
với các hệ thống xã hội nào khác. Bởi vì, để hạn chế việc sử dụng vũ lực, chính quy trình ra
quyết định sử dụng nguồn lực khan hiếm trong các hệ thống xã hội cũng sẽ khẳng định việc sử
dụng vũ lực.170 Đây là một sự chỉ trích cũ rích đối với chủ nghĩa tự do, xuất hiện ít nhất là vào
thế kỷ 17, khi Sir Robert Filmer viết những ngôn từ bảo vệ cho quyền thiêng liêng của chế độ
quân chủ tuyệt đối, ông lập luận rằng,

Có nhiều câu chuyện trong đó nói rằng thế giới của tự do phổ quát và tự do cá nhân chỉ
được tìm thấy trong những quốc gia có sự thịnh vượng phổ quát6. Những câu chuyện
này có giá trị như thế nào và đúng được bao nhiêu phần trong bài phát biểu về tự do: ―tự
do đích thực là tự do cho mỗi người để làm những gì mà mình đưa ra, hoặc để sống như
cách mà người đấy muốn, và không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào.‖ Nhưng kiểu tự
do này không được tìm thấy ở bất kỳ quốc gia thịnh vượng nào cả, những lãnh thổ nào
càng nhiều luật lệ thì tự do sẽ càng ít đi; và nhiều người cho rằng chính phủ được tạo ra
để cưỡng đoạt tự do, và không trao trao tự do cho tất cả mọi người. Như vậy, kiểu tự do
này không thể tồn tại được; nếu nó tồn tại, thì chính phủ phải biến mất.171

Như vậy, theo khuôn mẫu tư duy trên, một nhà nước chống lại sự cưỡng chế thì phải dùng
bạo lực không ít hơn so với việc nhà nước đó cho phép sự cưỡng chế, và để đẩy lui một kẻ cưỡng
đoạt thì cũng phải dùng vũ lực không ít hơn so với việc cưỡng đoạt. Tức là, theo quan điểm này,
hàm số bạo lực trên thế giới, sẽ không tăng mà cũng không giảm.172 Chủ nghĩa tự do không chấp
nhận điều đó và từ chối để đặt ngang hàng sự cưỡng đoạt với việc đẩy lui nó.

Sự phân biệt Bạn – Thù

6
Những quốc gia có sự thịnh vượng phổ quát: là những quốc gia mà quyền lực được trao cho nhân dân, một
nước cộng hòa hay một nước dân chủ - ND

127
Trong số những người đóng góp vào trào lưu Đối lập – Khai sáng để bác bỏ quan điểm tự
do truyền thống về hòa bình và sự hòa giải xung đột, người có ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ trước
là Carl Schmitt, một lý thuyết gia luật học. Với cuốn sách Quan điểm của Chính trị (The Concept
of the Political)7, ông đã tạo ra một ảnh hưởng to lớn đối với cả hai phe, chống-tự do ―hữu
khuynh‖ và chống-tự do ―tả khuynh‖. Schmitt là ―kẻ thù vĩ đại nhất của chủ nghĩa tự do ở thế kỷ
này.‖173 Schmitt đã khẳng định rằng ―một sự phân biệt chính trị cụ thể… có thể được tối giảm
đến mức độ chỉ còn lại bạn và thù.‖174
Schmitt đã nhấn mạnh rằng người theo chủ nghĩa tự do đã sai về hòa hợp xã hội, sai trong
việc xem trao đổi có thể thay thế cho xâm lược, sai khi cho rằng tranh luận có thể thế chỗ cho
chiến trận, khoan dung thế chỗ cho hận thù, và sai khi cho rằng một thế giới không có kẻ thù là
điều khả thi. Với Schmitt, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong chính trị, và chính trị thì
cần thiết cho cuộc sống con người. Do có lối sống bị chỉ trích, nên Schmitt không tạo được ảnh
hưởng rõ ràng về tư tưởng chính trị ở thế kỷ trước. Tuy nhiên, ý tưởng cốt lõi của ông đã thấm
vào suy nghĩ của cả bên tả và bên hữu và đã truyền cảm hứng cho cả hai bên cùng phủ nhận sự
khoan dung, kinh tế thị trường, chính phủ giới hạn, thương mại tự do và hòa bình. Những ý
tưởng của Schmitt cũng đã đưa đến sự trỗi dậy trở lại tư tưởng Phát xít ở Châu Âu, ví dụ như,
công trình của giảng viên Aleksandr Dugin tại đại học Moscow, Nga đã mơ hồ tái khẳng định hệ
tư tưởng Quốc gia Xã hội, với sự bành trướng của ―Nga‖ thay cho ―Đức‖ và ―Kế hoạch Âu-Á‖8
thay cho ―Đệ Tam Quốc Xã‖9.175
Theo Schmitt, ―Kẻ thù không phải chỉ là là các đối thủ cạnh tranh hay người đối đầu ta
trong xung đột. Kẻ thù không phải của riêng cá nhân ai. Ở một dạng tiềm năng, kẻ thù tồn tại chỉ
khi một tập thể con người chiến đấu đối mặt với tập thể tương tự.176 Có nghĩa là ―chỉ một trận
chiến thực thụ mới có thể tạo ra kết quả cuối cùng, đó là sự kết hợp bè đảng của các nhóm lợi ích
và thể hiện được bạn và thù. Trong điều kiện cực đoan đó, cuộc sống của con người sẽ nảy sinh
từ những dạng căng thẳng chính trị đặc trưng.‖

7
Ở đây, người đọc cần hiểu khái niệm ―chính trị‖ với nghĩa rộng hơn, chỉ sự tương tác giữa các nhóm người,
nhóm lợi ích sở hữu các dạng quyền lực khác nhau. (ND)
8
Kế hoạch Âu-Á (Eurasia): Một kế hoạch với ý tưởng nhằm liên kết nước Nga với các nước Đông Âu và
Trung Đông (chủ yếu là Iran) tạo ra một khu vực Âu-Á xoay quanh nước Nga, với tham vọng khôi phục lại Đế chế
Nga. (ND)
9
Đệ Tam Quốc Xã (Third Reich): hay còn gọi là ‗Đệ Tam Đế Chế‘ hoặc ‗Đế chế Thứ ba‘, chỉ nước Đức
trong giai đoạn Đảng Quốc Xã do Hitler làm lãnh tụ. (ND)

128
Triết gia Mác-xít Slavoj Žižek thừa nhận rằng cả hai phía hữu và tả của tư tưởng chính trị
chống-tự do đã bảo vệ tư tưởng phân biệt bạn-thù của Schmitt, và là một ―người tả khuynh‖,
Žižek nhận ra sự tập trung của cánh phải vào những kẻ thù bên ngoài từ ―tính ưu tiên vô điều
kiện của sự đối kháng cố hữu đã cấu thành nên chính trị‖ thuộc cánh hữu:

Rõ thấy rằng, cánh hữu nói về chiến tranh giai cấp thay vì đấu tranh giai cấp. Dấu hiệu
rõ nhất thể hiện sự chối bỏ chính trị từ những người theo quan điểm của Schmitt này là
nhiều ưu tiên dành cho chính trị đối ngoại (quan hệ giữa những nhà nước có chủ quyền)
lớn hơn chính trị đối nội (sự đối kháng trong xã hội ở bên trong quốc gia). Theo đó, ông
đã nhấn mạnh: không phải cứ coi một quốc gia khác là thù địch thì có thể chối bỏ cuộc
đấu tranh xã hội bên trong, điều mà đã tồn tại xuyên suốt toàn bộ kết cấu của xã hội.
Đối lập với Schmitt, một người có vị trí thuộc phe cánh hữu nên tuyên bố về tính ưu
tiên vô điều kiện của sự đối kháng cố hữu đã cấu thành nên chính trị.178

Đối với những triết gia này, bất kể là cánh tả hay cánh hữu, xung đột – ―sự đối kháng cố
hữu‖ – là thành tố cấu thành nên sự chung sống của loài người. (Ngay cả như triết gia cấp tiến
trung-tả đương thời như John Rawls đã đưa vào lý thuyết về công bằng xã hội một sự xung đột
cố hữu giữa người dân, vào khuôn mẫu của sự phân biệt giữa sự công bằng của hành vi của thị
dân và sự công bằng cho một trật tự xã hội toàn thể. Kể cả khi ―tất cả mọi người có lý do tin rằng
họ đang hành xử công bằng và nghiêm chỉnh tôn trọng các thỏa thuận chuẩn mực… nền tảng
công bằng đang có xu hướng bị xói mòn, kể cả khi những cá nhân hành xử một cách công bằng;
kết quả tổng thể của những giao dịch riêng biệt và độc lập là tránh xa và không hướng đến nền
tảng công bằng.‖179 Tức là, xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội được lồng vào trong cấu trúc
của sự công bằng, mặc dù có sự quy định mọi người hành xử theo các quyền của họ và với
những quy tắc của sự công bằng, kết quả vẫn là bất công và xung đột, và nhà nước phải can thiệp
để áp đặt một trật tự mới cho xã hội, hoàn toàn độc lập với những quy tắc phẩm hạnh của cá
nhân.)
Trong những năm tiếp theo Chiến tranh Thế giới thứ II một ấn bản phẩm có tựa đề ―nền
công nghiệp Carl Schmitt‖ đã trở nên phổ biến giữa những người theo tư tưởng cực tả; tạp chí bị
ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Mác-xít Telos đã bảo vệ nền tảng lý thuyết chính trị của Schmitt đối
với chương trình chống-tự do của họ180 và những ý tưởng của ông đã đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ảnh hưởng, khai nổ một cuộc tấn công dữ dội vào chủ nghĩa tự do và hòa bình.

129
Nhà văn cánh tả người Ý Antonio Negri (người đã có thời gian bị giam cầm vì liên quan tới bạo
lực, bao gồm cả việc giết người ở Ý) và nhà lý luận văn học người Mỹ Michael Hardt đã coi ấn
bản phẩm này như là ―Bản Tuyên ngôn Cộng sản mới‖.181 Trong cuốn sách Đế Quốc (Empire),
cuốn sách khó hiểu Harvard University Press (Nhà xuất bản Đại học Harvard) xuất bản chỉ trước
vụ tấn công 11/09 vào tòa tháp đôi ở New York, họ đã báo trước cuộc tấn công này, với lời kêu
gọi cho một cuộc tấn công vào ―tư bản toàn cầu‖. Định nghĩa của cuốn sách về ―kẻ thù‖ là ―một
chế độ đặc trưng bởi những mối quan hệ toàn cầu mà chúng ta có thể gọi là Đế Quốc.‖182 Cuốn
sách đưa ra những nhận xét lạnh lùng về chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan như là một hình thức khác
của chủ nghĩa hậu hiện đại, và kêu gọi cho ―tiềm năng của quần chúng trong việc phá hoại và
phá hủy với lực lượng sản xuất của mình theo trật tự của căn bệnh hậu hiện đại.‖183 (Không một
câu văn nào trong cuốn sách là rõ ràng và dễ hiểu, điều đó chắc chắn là do sự cực đoan và thù
ghét trong triết lý của tác giả; như George Orwell đã giải thích, ―Khi tồn tại khoảng cách giữa
thực tế hiểu biết và khả năng phát ngôn của một người, người đó sẽ viết ra những ngôn từ dài
dòng và những thành ngữ tối nghĩa, như một con cá mực làm bắn tung tóe cái chất đen nhờn
nhợn của nó (chứ không phải là việc sử dụng cây bút một cách thành thạo – ND).‖184)
Việc Schmitt bảo vệ cách tiếp cận ―Großraum‖10 trong Đệ Tam Quốc Xã về những mối
quan hệ địa chính trị đã truyền cảm hứng cho Negri và Hardt. Schmitt tìm cách nâng cao ―nhiệm
vụ của giới luật gia Đức để tránh thay thế nhầm việc duy trì tư duy liên bang một cách bảo thủ -
điều người ta vẫn đang duy trì tới ngày nay. Đồng thời tránh thay thế thành một hệ thống vô nhà
nước, vô quốc gia - thứ đã thất bại trong việc tạo thành một định luật phổ quát toàn cầu được nền
dân chủ phương Tây thực hiện. Cần tìm thấy giữa hai thái cực này khái niệm về một trật tự
không gian vững chắc, khái niệm này phải tương ứng với cả hai chiều không gian của trái đất
cũng như các khái niệm mới của chúng ta về nhà nước và quốc gia.‖185 ―hệ thống vô nhà nước,
vô quốc gia điều mà đã thất bại trong việc tạo thành một định luật phổ quát toàn cầu được nền
dân chủ phương Tây thực hiện‖ chính là thứ mà Negri và Hardt gọi là ―Đế Quốc‖ và họ kêu gọi
phá hủy chúng bằng bạo lực.
Những ý tưởng và quan niệm về chính trị của Schmitt gắn chặt với phía cực hữu và tư
tưởng tân-bảo thủ, sau này chủ yếu thông qua ảnh hưởng của triết gia Leo Strauss, người đã có
ảnh hưởng lớn đối với Schmitt,186 và những học trò người Mỹ của ông. Trong số đó có cựu cố

10
Großraum: Kế hoạch mở (open-plan), chỉ những kế hoạch của Hitler trong thời kỳ Đệ Tam Quốc Xã mở
rộng lãnh thổ và ảnh hưởng của nước Đức đối với các khu vực khác trên thế giới. (ND)

130
vấn Nhà Trắng William Kristol – tổng biên tập tạp chí The Weekly Standard và một trong những
chiến lược gia của Chiến tranh Iraq11; 187 và nhà báo David Brooks của tạp chí New York Times -
người kêu gọi một ―chủ nghĩa bảo thủ quốc gia vĩ đại‖188 (national greatness conservatism).
Trong một xã hội với ít ảnh hưởng quân sự, chủ nghĩa bảo thủ kêu gọi xây dựng mô hình quốc
gia vĩ đại; trong một xã hội với nhiều sự ảnh hưởng và hình thái quân sự đa dạng, chủ nghĩa bảo
thủ kêu gọi chiến tranh. Những người theo trường phái tân-bảo thủ là lực lượng chính, đứng
đằng sau cuộc xâm lược Iraq và tiếp tục thúc đẩy những cuộc đối đầu quân sự ở hầu hết các ngóc
ngách trên thế giới. Tiến hành chiến tranh, theo William Kristol và Robert Kagan, sẽ khôi phục
lại ―một chủ nghĩa bảo thủ đích thực của trái tim‖ – tức là ―cần nhấn mạnh trong cả trách nhiệm
quốc gia và trách nhiệm cá nhân, nắm bắt cơ hội tham gia của cả đất nước, tạo ra quốc gia vĩ đại,
khôi phục lại chủ nghĩa anh hùng còn đang thiếu sót trong chính sách đối ngoại – và cả trong chủ
nghĩa bảo thủ – ở Hoa Kỳ, trong những năm gần đây.‖189
Những nhận xét của Leo Strauss đối với công trình của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới
Schmitt và những gợi ý của Strauss đã nâng ý tưởng của Schmitt lên chống-tự do hơn. Strauss đã
nhận xét về cuốn Quan điểm chủa Chính trị phiên bản năm 1932 và kết luận rằng Schmitt đã
không bác bỏ chủ nghĩa tự do một cách triệt để và vẫn còn đang mắc kẹt trong những phạm trù
khái niệm của chủ nghĩa tự do. Strauss kết luận: ―Chúng ta đã nói Schmitt đảm đương trọng
trách phê phán chủ nghĩa tự do trong một thế giới tự do; tức là sự phê phán chủ nghĩa tự do này
phải đạt đến cực điểm. Tuy nhiên, xu hướng vô tự do trong tác phẩm này của Schmitt thì đang bị
kiềm chế bởi ‗hệ thống tư tưởng tự do‘. Phê phán chủ nghĩa tự do của Schmitt chỉ có thể được
hoàn thành khi nó vượt qua cả giới hạn, vượt qua cả cực điểm mà chủ nghĩa tự do nhận cho
mình.‖190 Và Schmitt đã theo đuổi điều đó. Ở phiên bản năm 1933 (cuốn Quan điểm của Chính
trị - ND) được xuất bản sau chiến thắng của Hitler nhưng đã bị kiểm soát sau chiến tranh (các
phiên bản tiếp theo của cuốn sách là bản in lại của phiên bản năm 1932), Schmitt đã tán thành
Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia, đã làm rõ quan điểm bài Do Thái của mình, và sử dụng những diễn
đạt kỳ thị chủng tộc để miêu tả về sự xung đột giữa bạn và thù.191 (Trong cuốn sách, có một sự
ngược đời, đó là Schmitt phê phán trí thức Do thái, nhưng thông qua đó lại thuyết phục và

11
Chiến tranh Iraq (Iraq War): (20/03/2003 – 19/08/2010) là cuộc chiến xảy ra tại Iraq với một bên là lực
lượng đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu và một bên là chính quyền độc tài Saddam Hussein (ban đầu) và các lực lượng nổi
dậy (về sau). (ND)

131
khuyến khích trí thức Đức trở thành một người Quốc Xã và ―nhà luật học Quốc Xã hàng đầu‖
của Đệ Tam Quốc Xã.)
Với Schmitt, cũng như với Marx và Engels, thương mại tự do không phải là một sự thay
thế hòa bình cho chiến tranh, mà chỉ là một lớp vỏ bọc cho một hình thức bóc lột tàn bạo hơn.
―Khái niệm về sự nhân văn là một công cụ tư tưởng đặc biệt hữu ích cho việc mở rộng đế chế, và
với hình thức nhân văn -đạo đức, đây là một công cụ rõ ràng cho chủ nghĩa đế quốc về kinh
tế.‖193 Với Schmitt, khái niệm tự do về quyền con người phổ quát đã bị bác bỏ do mâu thuẫn với
cách phân biệt giữa bạn và thù của ông:

Nhân văn không phải là một khái niệm chính trị, và không có một thực thể chính trị - xã
hội hay một hình thái tương tự. Khái niệm ―nhân văn‖ của những người theo chủ nghĩa
nhân đạo ở thế kỷ 18 là sự phủ nhận trắng trợn sự tồn tại của hệ thống quý tộc phong
kiến và các đặc quyền đi kèm với nó. Nhân văn, theo quy luật tự nhiên và những quy
tắc về tự do cá nhân, là một khái niệm phổ quát, tức là: bao hàm khả năng che chở cho
tất cả, lý tưởng xã hội, và một hệ thống các quan hệ giữa cá nhân. Điều này chỉ được
hiện thực hóa khi khả năng xảy ra chiến tranh bị loại trừ và không tồn tại các nhóm lợi
ích bạn hay thù nữa. Trong xã hội phổ quát dạng này sẽ không tồn tại những quốc gia
như là những thực thể chính trị, không có những cuộc đấu tranh giai cấp, và không có
những nhóm kẻ thù.194

Đối với ông thì không có bất kỳ ý tưởng tự do nào đáng quan tâm, như quyền con người
phổ quát, sự bao dung hay tự do ngôn luận, thương mại, và du lịch.

Mọi sự ủng hộ tự do phổ quát đều chống lại đàn áp và việc thiếu tự do. Tất cả sự xâm
lấn, và nguy cơ đối với tự do cá nhân, tài sản riêng tư và cạnh tranh tự do đều được gọi
là sự đàn áp và là cái xấu tự thân (eo ipso evil)12. Những gì mà chủ nghĩa tự do thừa
nhận về nhà nước, chính phủ, và chính trị được giới hạn trong việc đảm bảo các điều
kiện cho tự do cá nhân và loại bỏ giới hạn của tự do toàn thể.

Chúng ta khi đó đã đạt được một thể chế hoàn toàn phi quân sự và phi chính trị.195

12
eo ipso: là một từ Latin, thường được sử dụng trong những văn bản triết học để chứng minh khả năng hay
sự khả thi từ trong bản chất. (ND)

132
Một thế giới ―phi quân sự và phi chính trị‖ nghĩa là, theo Schmitt (và cả Strauss, Junger, và
những người khác có cùng tư tưởng): một thế giới không có bất kỳ điều gì nghiêm túc, và dường
như là ―sự giải trí‖. Đó là bởi, một thế giới loài người đích thực là một thế giới chính trị hóa, và
―chính trị là sự tương phản mãnh liệt và khắc nghiệt nhất, mọi sự phản kháng cụ thể trở nên có
tính chính trị hơn khi khi nó tiếp cận tới điểm cực đại, hay chính là sự tương tác giữa những
nhóm bạn - thù.‖196 Bất kể kẻ thù từ bên trong hay bên ngoài, điều này là tâm điểm của cuộc
sống cho cả bên tả và bên hữu. Những quyền lực lớn có tính chất anh hùng phải đọ sức với kẻ
thù trong cuộc tranh đấu vinh quang, cao quý hơn so với cuộc sống của ―sự giải trí‖, của kinh
doanh, của thương mại, của gia đình, của tình yêu, tất cả những giá trị đó không đáng có một sự
so sánh nghiêm túc với ―chính trị‖. Để có một cuộc sống chính trị nghiêm túc, trong tự thân một
quốc gia cần có sự hợp tác hòa bình, sự khoan dung, và những hình thái đa dạng của cuộc sống –
hay tất cả những giá trị của chủ nghĩa tự do. Theo Schmitt, các giá trị này phải bị ngăn chặn, và
những lực lượng xã hội phải được tập trung để đánh bại kẻ thù.
Ý Tƣởng năm 1914

Chúng ta đứng đây với ký ức về những người đã khuất – những ký ức thiêng liêng. và
chúng ta tin rằng bản thân mình được ủy thác bởi nhân dân với niềm tin và sự bảo trợ
tinh thần. Chúng ta đấu tranh cho những gì luôn là điều đúng đắn. Mặc dù không có
quân đội hùng mạnh, và giờ đây ta cần phải cam tâm, nhưng miễn là lưỡi kiếm vẫn còn
tạo ra một ánh lửa trong đêm đen, thì ta vẫn sẽ hãnh diện tuyên bố: nước Đức bất tử và
nước Đức sẽ không bao giờ hạ mình!

—Ernst Jünger197

Schmitt là một trong những nhân vật điển hình tiêu biểu của trào lưu trí thức với ảnh
hưởng sâu sắc của ―Ý Tưởng năm 1914‖ - một sự tán dương cho năm mà cả Châu Âu đã chìm
trong sự cuồng loạn điên đảo và hàng triệu người đã bị giết.198 Cuộc thí nghiệm chiến tranh này
đã tạo ra một sự ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới, không chỉ trong những vấn đề chính trị (ví
dụ như việc tập trung quyền lực nhà nước ở Hoa Kỳ), mà còn tạo ra một sự tôn sùng của xung
đột, của các hình thái chế độ, và của chiến tranh. Tác phẩm nổi tiếng của Ernst Jünger Cơn Bão
Thép (The Storm of Steel) là một công trình đặc biệt theo trào lưu này. (Jünger cũng là một người
bạn thân của Schmitt; hai người đã thường xuyên trao đổi thư từ trong hơn 50 năm.199)

133
Jünger, cũng giống như người bạn thân Schmitt của ông, là một nhân vật trí thức mạnh mẽ
có ảnh hưởng đến cả bên tả và bên hữu trong việc chống lại giá trị và ý tưởng của chủ nghĩa tự
do.200 Tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ I, chính Junger là một ví dụ cụ thể của ―Ý
Tưởng năm 1914‖, đặc biệt là về chủ nghĩa tập thể quân phiệt. Trong cuốn Cơn Bão Thép,
Jünger đã vinh danh những cuộc đấu tranh và xung đột thông qua chiến tranh. Cuộc sống với
những vấn đề thường ngày của nó thật tẻ nhạt, người ta sẽ chẳng còn nghĩ ngợi điều gì nghiêm
túc khi sống trong hoà bình. Họ chỉ có sản xuất ra sản phẩm, rồi mua bán chúng; người ta đi xem
hoà nhạc, xem kịch hát, làm việc trong phòng thí nghiệm, đi xem triễn lãm nghệ thuật; người ta
tìm hiểu khám phá tri thức khoa học mới hay ngồi uống bia cùng vài người bạn thân. Cuộc sống
của giai cấp tư sản thì thật là trì độn, trong khi cuộc sống của sự đấu tranh, của cái chết đẫm máu,
của chiến tranh là điều kiện duy nhất mà trong đó một người có thể sống một cách đúng nghĩa.

Và nếu có ai đó phản đối cho rằng chúng ta thuộc về một lực lượng hoang dã thì câu trả
lời của chúng ta là: Chúng ta sẽ đứng bằng đôi chân của mình trên máu và bùn, nhưng
đầu chúng ta vẫn hướng đến những phẩm hạnh cao quý. Và trong số những người đã
ngã xuống bởi cuộc chiến tranh, không có ai đã ngã xuống một cách vô nghĩa. Mỗi
người đều đã hoàn thành ý nguyện của bản thân.

Khi ai đó không đủ khả năng để hiểu làm cách nào một người đàn ông dâng hiến cuộc
đời của mình cho đất nước – và thời gian sẽ trôi đi – khi đó mọi người sẽ quên đi lòng
trung thành đó, và ý tưởng về Đất Mẹ chết đi; và rồi, có lẽ, chúng ta sẽ bị đố kỵ, cũng
như chúng ta đố kỵ với những vị thánh vì sức mạnh nội tâm và không thể cưỡng lại
được của họ.201

Đó là cách mà Jünger và nhiều người khác nhìn nhận về chiến tranh, nhưng nó dường như
không phải là cách mà hàng triệu người lính nhìn về nó - những người chết chìm trong những hố
bùn, những người mà phổi của họ đã bị đốt cháy bởi khí gas độc hại hay chết vì bệnh ho ra máu,
những người mà không bao giờ thấy những khuôn mặt thân thương của vợ, của con, của người
yêu, của bạn bè thêm lần nào nữa. Erich Maria Remarque, tác giả của cuốn sách Sự Im lặng Tập
thể ở Chiến Trường phương Tây (All Quiet on the Western Front), đã miêu tả sự im lặng của
chiến tranh theo một cách khác. Jünger thì được tôn vinh, nhưng những công trình của Remarque
thì bị thiêu hủy bởi những người theo chủ nghĩa Quốc gia Xã hội (Quốc Xã – ND). Em gái của

134
ông thì bị xử tử dưới phán quyết của ―Quan tòa‖ Quốc gia Xã hội ―Volksgerichtshof‖ (―Toàn án
Nhân dân), họ đã nói với cô, ―Anh trai của ngươi đã thoát khỏi chúng ta, nhưng ngươi thì không
thể‖.202
Jünger không chỉ là một nghệ sỹ, nhưng thông qua việc ông cổ vũ cho một chế độ độc tài
toàn trị cho thấy ông là một người có khiếu thẩm mỹ đặc biệt đối với bạo lực và xung đột. Như
ông đã viết trên danh nghĩa của một nhà độc tài,

Cuộc cách mạng đúng nghĩa chắc chắn vẫn chưa diễn ra. Nhưng chúng ta đang tiến về
phía trước một các vững chắc. Nó chưa thành hiện thực, nhưng với đầy đủ những đặc
trưng và biểu hiện của nó thì còn hơn cuộc cách mạng hiện tại. Ý tưởng của nó là về
Dân Tộc, đã được rèn dũa dù không biết được hình hài sẽ ra sao; biểu tượng của nó là
một chữ vạn; những hình thái bên ngoài của nó tập trung vào một điểm duy nhất – chế
độ độc tài! Chế độ độc tài sẽ thay thế từ ngữ bằng hành động, thay thế mực bằng máu,
thay thế sự lên tiếng bằng sự hy sinh, thay thế cây bút bằng thanh gươm.203

Khái niệm ―Tổng Động Viên‖ được giới thiệu bởi Jünger trong tiểu luận của ông năm
1930 và đã kích thích những tín đồ chủ nghĩa tập thể chống-tự do (trong đó có Martin
Heidegger) về một chủ nghĩa tập thể được liên kết bởi công nghệ. Ông đã ca ngợi ―sự tước đoạt
‗tự do cá nhân‘ – một thứ đặc ân mà trước giờ người ta đã đặt rất nhiều câu hỏi.‖ Ông đã kinh
ngạc khi tìm hiểu cách Liên bang Soviet triển khai ―kế hoạch 5 năm‖ lần đầu tiên, khi người Nga
thế giới sững sờ trước một nỗ lực to lớn để chuyển những năng lượng tập thể của một đế chế vĩ
đại thành một dòng thống nhất,‖ Junger đã nhắc tới ―Tổng Động Viên‖ như ―như một dấu hiệu
cho sự khả thi của một hình thức tổng động viên ở mức cao hơn trong tương lai.‖204
Lựa chọn chế độ độc tài, tức là bất kỳ điều gì ngoại trừ chủ nghĩa tự do, thể hiện sự tương
đồng sâu sắc của những hình thức đối đầu trong chủ nghĩa tập thể. Jünger đã hồi tưởng lại về thái
độ của ông đối với chế độ tiền-Soviet (trước khi cống hiến cho Đệ Tam Quốc Xã) về Liên ban
Soviet, ông nói:

Tôi đã rất hứng thú với kế hoạch (kế hoạch 5 năm của Soviet – ND) ngay từ phần ý
tưởng. Tôi tự nhủ với bản thân: thật xuất chúng, họ không có hiến pháp, nhưng họ có kế
hoạch. Điều này thật vĩ đại.205

Hãy thử so sánh cách Junger và nhóm người ủng hộ ca ngợi chủ nghĩa tập thể và cách nhà
văn người Nga Vasily Grossman, người đã trưởng thành dưới hệ thống cai trị chủ nghĩa tập thể

135
Soviet và đã chối bỏ nó, phản ứng với điều này. Grossman đã thấy một cách rõ ràng rằng có sự
tương đồng giữa chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc gia xã hội, và chủ nghĩa cộng sản. Grossman
là một nhà báo của tờ Ngôi sao Đỏ (Red Star), một tờ báo thuộc Hồng Quân Liên Xô, và là
người đầu tiên viết một bài tường thuật về khi Hồng quân giải phóng Treblinka - một trong
những trại giết người tập trung thuộc Đệ Tam Quốc Xã. Grossman - người chưa bao giờ sống
trong một xã hội tự do - đã hiểu và mong mỏi về một xã hội như thế. Tiểu thuyết Cuộc đời và Số
phận (Life and Fate) không được xuất bản trong khi ông còn sống. Cuốn sách, cùng với chiếc
máy đánh chữ đã viết nên tác phẩm đó đã bị KGB13 thu giữ sau khi hoàn thành. Trong Cuộc đời
và Số phận, ở giữa cuộc chiến tranh giữa Đệ Tam Quốc Xã và Liên bang Soviet, thượng tá Hồng
Quân Soviet Pyotr Pavlovich Novikov đã thẩm vấn những người lính thuộc quyền chỉ huy của
ông và nhận thấy,

Các nhóm người đều có chung một mục đích: đó là yêu cầu quyền được khác biệt, được
đặc biệt, để suy nghĩ, cảm nhận và sống theo cách riêng của mình. Mọi người tham gia
cùng nhau trong trật tự để đạt được hay bảo vệ quyền lợi này. Nhưng bỗng nhiên lại xảy
đến một điều kinh khủng, một sự trớ trêu của số phận: người ta tin rằng những nhóm
này được định danh dưới cái tên gọi là một chủng tộc, một vị Thiên Chúa, một đảng,
hay một Nhà nước. Niềm tin này đã trở thành mục tiêu tối thượng của cuộc sống, và
không đơn giản như là phương tiện để phục vụ mục đích cuộc sống. Không! Ý nghĩa
đúng đắn duy nhất và mãi mãi của cuộc đấu tranh là vì sự sống nằm ở mỗi cá nhân, ở
những nét đặc trưng khiêm tốn và những quyền đối với những đặc trưng đó của chính
bản thân.206

―Những đặc trưng khiêm tốn‖ như trên không mang lại nguồn cảm hứng cho những nhà tư
tưởng của chủ nghĩa tập thể ở cả bên tả và bên hữu, những người đang có ý định tranh thủ và áp
đặt lên những người còn lại trong chúng ta vào những lý lẽ và cuộc đấu tranh to lớn của họ.
Sự ảnh hưởng của Jünger vẫn còn tiếp tục. Người ta có thể nghe thấy giọng điệu của ông
khá rõ rệt trong những bài viết trên tờ Thời báo New York (New York Times) của tác giả theo xu
hướng tân-bảo thủ David Brooks. Trong số ra ngày 23 tháng 8 năm 2010, với tựa đề ―Một tinh
thần can đảm‖ (A Case of Mental Courage), Brooks đã nhắc tới cách tiểu thuyết gia Fanny
Burney miêu tả về kinh nghiệm khủng khiếp khi phẫu thuật ngực không cần gây mê (―Tôi cảm

13
KGB: cơ quan an ninh, tình báo của Liên bang Soviet. (ND)

136
thấy con dao chạm vào xương ức, cạo cạo! Sự tra tấn này diễn ra mà tôi hoàn toàn không có một
lời kêu ca.‖) và ca ngợi những trải nghiệm thực sự này như là một ―cử chỉ anh hùng‖ của cô gái
(―là một thử thách đầy khó khăn nhưng thực sự cần thiết nếu cô ấy hy vọng trở thành một người
can đảm‖). Bài báo này của Brooks tương đồng với tư tưởng của bài luận nổi tiếng năm 1934 của
Jünger ―Cơn Đau‖ (On Pain) - công trình đã bác bỏ những tiến bộ của trào lưu Khai Sáng và
tuyên bố ―với một cách chắc chắn rằng thế giới của những cá nhân tự hài lòng và tự phê bình đã
qua, và rằng hệ thống những giá trị của nó, không còn nghi ngờ gì nữa, thì đã bị lật đổ ở tất cả
những điểm chính yếu hoặc bị bác bỏ bởi hậu quả mà nó mang đến.‖207
Theo Brooks, ―Chủ nghĩa anh hùng tồn tại không chỉ ở nơi chiến địa hay nơi công cộng mà
phải xuất phát từ trái tim, trong khả năng để đối mặt với những ý nghĩ khó chịu.‖ Hơn nữa, theo
chân Schmitt, Jünger, và Strauss, Brooks cũng phàn nàn về chủ nghĩa tư bản tự do: ―Chúng ta ít
cuộc nói chuyện về tội ác và sự yếu đuối trong thời kỳ này, đó là lỗi của Chủ nghĩa tư bản. Trong
những cuộc thi trên truyền hình, mọi người được nhận những phần thưởng vì đã tạo ra một nội
dung thú vị có tính xác thực.‖ Cuộc sống dường như đã giảm xuống mức nội dung ―thú vị có tính
xác thực‖ và mất đi ―tính anh hùng‖. Những quan ngại này chính là sự lặp lại những lời than
phiền của Strauss và Schmitt về xã hội tự do thiếu đi sự nghiêm túc. Trong bài viết của mình,
Brooks - cũng là một người ủng hộ nhiệt tình cho cuộc chiến tranh Iraq - đã đề đưa ra nhận xét
ủng hộ những người theo chủ nghĩa tân-bảo thủ, như Robert Kagan và William Kristol. Họ đồng
tình muốn ―khôi phục cảm giác anh hùng‖ ở Hoa Kỳ bằng cách sử dụng sức mạnh quân đội để
―kiềm chế hoặc tiêu diệt những con quỷ của thế giới.‖208
Một quốc gia có thể lớn mạnh mà không có chiến tranh, không có bạo lực, không có sự đối
kháng bằng cách bảo vệ quyền lợi của cá nhân, để người ta có thể thể hiện một cách hòa bình
những đặc trưng khiêm tốn của họ - điều này là không tưởng với những người theo chủ nghĩa tập
thể. Với họ, cuộc sống không có những cuộc đấu tranh là cuộc sống không có sự nghiêm túc và
không còn ý nghĩa. Tính anh hùng ca thể hiện trong chiến tranh là đã cung cấp nhiên liệu để
thiêu đốt cuộc sống của hàng triệu con người.

Chiến Tranh không phải là Điều Tất Yếu

Sẽ sớm thôi, những người nghèo đói sẽ không còn dại dột tham gia vào một cuộc
chiến; không phải bởi chiến tranh không còn mang lại kế sinh nhai cho họ, mà bởi chiến
tranh chưa bao giờ tạo ra kế sinh nhai, bởi ý thức xã hội đã phát triển dựa trên nguyên lý

137
của chủ nghĩa tự do - những người luôn đấu tranh cho sự hòa bình. Tự do sẽ mang lại
hòa bình, còn quyền lực sẽ dẫn tới chiến tranh. Những người theo chủ nghĩa tự do sẵn
sàng so sánh cuộc sống của những người đấu tranh cho tự do với những người đấu tranh
cho cầm quyền, của những người luôn cố gắng để bảo tồn với những người luôn cố
gắng để phá hủy.‖

—Charles T. Sprading209

Vào năm 1913, ngay trước cuộc chiến tranh chết chóc và tàn khốc nổ ra ở Châu Âu, một
tín đồ tự do người Mỹ đã phản biện bài phát biểu của Woodrow Wilson, vị tổng thống Hoa Kỳ
đã đưa nước Mỹ vào cái mà ông ấy gọi là ―một cuộc chiến để chấm dứt tất cả các cuộc chiến.‖
Charles T. Sprading đã chất vấn:

Chiến tranh được ngăn chặn bằng cách nào? Bằng một cuộc chiến khác ư? Cảnh máu đổ
sẽ dừng lại bằng sự đổ máu ư? Không; cách để ngăn chặn chiến tranh là không có thêm
bất kỳ cuộc chiến nào nữa.210

Tiếng nói của chủ nghĩa tự do lúc đấy đã không được lưu tâm và hàng triệu người đã phải
trả giá bằng mạng sống của họ. Cơn thủy triều thời đại đã quay lưng lại với chủ nghĩa tự do, như
nhà báo cổ vũ cho tự do E. L. Godkin đã cảnh báo tại bước ngoặt của thế kỷ:

Chỉ còn phần tàn dư bé nhỏ, những người đàn ông già nua, vẫn giữ những học thuyết về
Tự Do, và khi họ ra đi, sẽ không có ai để đấu tranh (cho chủ nghĩa tự do – ND)…
Những ảo tưởng cũ về quyền lực tối cao đã hơn một lần cho thấy sức tàn phá của nó, và
trước khi người ta một lần nữa bác bỏ những ảo tưởng này thì nó đã kịp tạo ra thêm
nhiều cuộc đấu tranh trên bình diện quốc tế với quy mô khủng khiếp.211

Godkin đã đúng trong ngắn hạn còn Sprading đã sai. Nhưng cả hai người đều thấy được
tầm nhìn dài hạn hứa hẹn sự hòa bình. Cơn thủy triều của thời đại đã quay lưng một lần nữa đối
với chủ nghĩa tự do. Những tín đồ tự do trên mọi châu lục đang làm việc cho một thế giới hòa
bình và tự do cho tư tưởng, ngôn luận, tín ngưỡng, tình yêu, hiệp hội, du lịch, công việc và
thương mại. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh và tăng thêm cơ
hội cho hòa bình.
Chúng ta sẽ là người quyết định bác bỏ, một lần và mãi mãi, những lý thuyết hiện đại về
―quyền lực tối cao‖ của những kẻ cai trị, những chính khách, và những tướng chỉ huy để sắp đặt

138
cuộc sống cho người khác. Như Colonel Pyotr Pavlovich Novikov nói, đây là thời đại ―để yêu
cầu quyền được khác biệt, được đặc biệt, để suy nghĩ, cảm nhận và sống theo cách riêng của
mình,‖ và để ý thức rõ về một thế giới mà trong đó tất cả mọi người đều được tận hưởng tự do và
hòa bình.

139
11

NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH

Bởi Sarah Skwire

Văn học và thơ ca cho phép chúng ta nhìn thấy những góc khuất của chiến tranh như thế
nào? So với các nhà thống kê, nhà sử học hay nhà báo, nhà thơ có lợi thế gì khi giúp
chúng ta hiểu về chiến tranh? Sarah Skwire là tác giả của cuốn sách giáo khoa cho bậc
đại học về kỹ năng viết với tựa đề Writing with a Thesis (Viết - trong khoá luận tốt
nghiệp- ND), hiện đã tái bản lần thứ mười một. Bà cũng đã giành được những giải
thưởng về thơ ca cho các tác phẩm đã xuất hiện trong những ấn phẩm như The New
Criterion, The Oxford Magazine, và Vocabula Review. Bà hiện là hội viên tại Liberty
Fund ( là một quỹ phi lợi nhuận thành lập năm 1960 có trụ sở tại Indianapolis, bang
Indiana, Hoa Kỳ giúp truyền bá những tư tưởng tự do chủ nghĩa của người sáng lập
thông qua các ấn phẩm xuất bản, hội nghị hội thảo và các nguồn tư liệu học thuật.
Nhiệm vụ hoạt động của Quỹ đã được đề ra trong bản ghi nhớ không được công bố viết
bởi người sáng lập, Pierre F. Goodrich ―nhằm khuyến khích nghiên cứu lý tưởng của xã
hội mà trong đó các cá nhân được tự do và có trách nhiệm – ND – theo Wikipedia).

Gần như bị thất lạc giữa dòng các sự kiện lịch sử và giữa những nhân vật sử thi anh hùng
trong vở kịch Henry V của Shakespeare là một đứa trẻ vô danh, được gọi đơn giản trong danh
sách các nhân vật là "Chú bé‖. Cậu bé đi chơi với các bạn cũ của Hal khi họ chuẩn bị tham gia
cuộc chiến tranh chống Pháp do người bạn cũ của họ mà hiện nay là đức vua khơi mào. Chúng ta
hầu như không nhận thấy sự hiện diện cậu bé trong vở kịch cho đến cuối Chương 4, khi cậu bé
phiên dịch một số câu tiếng Pháp cho nhân vật hoạt hình Pistol, và sau đó quay sang nói với khán
giả: "Tôi phải ở lại với những tên tay sai, với hành lý của trại chúng tôi, người Pháp có thể có
một con mồi tốt của ta, nếu họ biết điều đó; do không ai canh gác cho con mồi này ngoại trừ
những chàng trai.‖
Và đó là những từ cuối cùng mà chúng ta nghe thấy từ cậu bé, do người Pháp thực sự biết
về nó. Các cậu chàng canh gác cho đám hành lý đã bị sát hại và ―phần thực sự của sự bất lương‖
là một khoảnh khắc đẫm máu hơn trong một vở kịch đang bị ám ảnh bởi việc cân bằng giữa một
bên là những vinh quang và bên kia là nỗi kinh hoàng của chiến tranh.

140
Nhưng tại sao Shakespeare dành thời gian làm điều này? Và trời ơi tại sao lại có một
khoảng nghỉ giữa vở ―Trận Agincourt‖, để đưa thêm một lời thoại cho một chú bé vô danh sắp
chết?
Theo tôi câu trả lời là chúng ta cần câu chuyện về cậu bé và phản ứng sợ hãi của chúng ta
với chuyện đó như là một liều vắc xin chống lại thái độ nhẫn tâm của nhận vật Falstaff đối với
binh lính của ông ta trong Henry IV. "Chẹp, chẹp, quăng được đấy; bia đỡ đạn, bia đỡ đan.
Chúng có thể lấp cái hố. Chặc, không được đâu người đàn ông đã chết, đã chết." Theo tôi, câu trả
lời là Shakespeare hiểu rằng một trong những điều mạnh mẽ nhất văn học có thể làm – giữa
những trải nghiệm chiến tranh gộp lại và vô danh hóa - là giúp chúng ta nghe thấy tiếng nói của
từng cá nhân. Và đó cũng là khả năng làm cho văn học trở nên rất giá trị đối với những người
theo chủ nghĩa tự do cổ điển muốn nghiên cứu và hiểu về bản chất của chiến tranh để xóa bỏ nó.
Cuộc chiến tranh vô danh hóa chúng ta nó không phải là một khẳng định mới. Orwell biết
rõ điều đó, và trong cuốn tiểu thuyết 1984, ông đã miêu tả một thế giới "luôn luôn có chiến
tranh", ở đó chúng ta thấy một trật tự xã hội hoàn toàn mới được tạo ra để giúp hỗ trợ cho sự ẩn
danh này. Đàn ông và phụ nữ không được khuyến khích hình thành những mối quan hệ thân mật.
Tất cả các hoạt động đều là các hoạt động nhóm. Luôn luôn có sự giám sát liên tục và không có
bất kỳ không gian riêng tư hay sở hữu tài sản cá nhân được cho phép, tất cả nhằm phục vụ mục
đích tạo ra những thực thể như nhau có thể hoán đổi cho nhau từ những con người riêng lẻ.
Khi Vaclav Havel viết về một nhà nước hậu-chuyên chế chuyển từ bạo lực sang một thái
độ nhăn nhó và chấp nhận một chính quyền áp bức, ông đã có thể chỉ mô tả một cách dễ dàng
một quốc gia đang có chiến tranh: "Giữa các mục tiêu của hệ thống hậu chuyên chế và mục tiêu
của cuộc sống có một vực thẳm ngăn cách: trong khi cuộc sống, với bản chất của nó, di chuyển
theo hướng đa nguyên, đa dạng, độc lập tự hiến pháp, và tự tổ chức, nói một cách ngắn gọn,
hướng đến việc đạt được sự tự do của riêng mình, hệ thống hậu chuyên chế đòi hỏi sự phù hợp,
thống nhất và kỷ luật. Hệ thống này chỉ phục vụ người dân ở mức độ cần thiết để đảm bảo rằng
người ta sẽ phục vụ nó. Bất cứ điều gì vượt ra khỏi giới hạn, hay nói một cách khác, bất cứ điều
gì mà làm cho người ta vượt quá vai trò đã được định trước sẽ được xem như là một sự tấn công
vào hệ thống này. "
Để chống lại những tác động hủy diệt và sự vô danh hóa của chiến tranh cũng như nhà
nước ở trạng thái chiến tranh, chúng ta có tiếng nói của những nhà văn.

141
Mark Twain sử dụng sức mạnh này trong tác phẩm The War Prayer (tạm dịch Những lời
cầu nguyện trong chiến tranh – ND), khi nhà tiên tri siêu phàm trong câu chuyện nhắc nhở hội
giáo đoàn rằng lời cầu nguyện chiến thắng của họ thì cũng lại là lời cầu nguyện cho sự diệt vọng
của những người khác:

Hỡi Đức Chúa trời của chúng con, xin người giúp chúng con xé xác binh sĩ của quân
thù thành từng mảnh đẫm máu bằng đạn pháo; hãy giúp chúng con phủ lên chiến trường
vui vẻ của chúng bằng những xác chết xám ngắt của kẻ yêu nước; giúp chúng con nhấn
chìm tiếng súng rền vang bằng tiếng kêu thảm thiết của những kẻ bị thương, của sự
quằn quại trong đau đớn; giúp chúng con nhấn chìm những ngôi nhà khiêm nhường của
chúng trong biển lửa cuồng phong, giúp ta bóp nghẹt trái tim của những góa phụ vô tội
với nỗi đau buồn vô ích; giúp ta khiến họ trở nên không nhà không cửa với những đứa
con nhỏ đi lang thang vô định một mình. . . và cầu xin Người cho chúng tìm ra nơi trú
thân cho những nấm mồ và bị khước từ.

Khi kẻ thù không còn là một đám đông vô danh, việc bắn vào chúng sẽ khó khăn hơn rất
nhiều.
Và khi người ta không còn là một phần của một đám đông vô danh nào đó, việc bắn họ
cũng càng trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao việc tổ chức thành quân đoànlại rất quan
trọng. Bài thơ "Xoa dịu mùa xuân" của Henry Reed, được viết trong Thế chiến II, khắc họa cho
ta một lớp học về sử dụng các loại vũ khí, nơi những tân binh được tôi luyện để trở thành những
người lính. Giọng nói đều đều của viên trung sĩ huấn luyện và những quy định tổ chức quân đoàn
anh ta đang dạy thật đối lập với những ngày xuân tuyệt đẹp và vẻ hoang sơ của thiên nhiên ngay
bên ngoài lớp học.

Hôm - nay chúng ta sẽ học tên các bộ phận súng. Hôm qua,

Chúng ta đã học cách vệ sinh chúng. Ng-ày mai, buổi sáng,

Chúng ta học những điều cần làm sau khi bắn. Nhưng hôm - nay,

Chúng ta học tên của các bộ phận. Cây hoa trà

Ánh lấp lánh như san hô ở những khu vườn quanh đây,

Và hôm nay chúng ta học về tên các bộ phận súng.

142
Nhưng tất nhiên, tính ẩn danh của chiến tranh nguy hiểm không chỉ đơn thuần vì nó có thể
biến những cá nhân, con người cụ thể thành những phần không thể phân biệt và có thể hoán đổi
nhau. Mà còn vì những điều xảy ra đối với những người tham gia vào cuộc chiến kinh hoàng.
Và đó chính là nơi mà tiếng nói của người viết cần thiết nhẩt, và nhất tiếng nói của những
người viết đã từng tham gia chiến trận lại càng trở nên quý giá hơn.
Một trong những tiếng nói vĩ đại đó là của Wilfred Owen, tác giả của những bài thơ được
viết ở tiền tuyến trong Thế chiến I, làm nổi bật tính ẩn danh của chiến tranh để chống lại nó.
Trong bài thơ "Anthem for Doomed Youth" (tạm dịch ―Bài thánh ca cho một tuổi trẻ bi thương‖
– ND) của mình, Owen bắt đầu với một câu hỏi đầy khắc nghiệt, "Hồi chuông báo tử nào cho
những kẻ chết như lũ gia súc?" và sự trăn trở ông trong suốt bài thơ này chính là bi kịch của
những cá nhân, những người được gửi ra chiến trường và ra đi trong những cái chết tập thể.
Trong bài thơ nổi tiếng nhất của mình, phong trào "Dulce et Decorum Est" (tạm dịch Được chết
vì Tổ quốc – ND), Owen đã chuyển từ một góc nhìn rộng về một đoàn lính đang hành quân"
Người gập đôi như lão ăn mày ôm bao tải, / đầu gối khuỵ, lụ khụ ho như phù thuỷ, ta vừa khổ sở
vượt qua đám đặc quánh bùn lầy" đến một cận cảnh vào một cá nhân người lính bị bắt không có
mặt nạ trong suốt cuộc tấn công bằng khí độc.

Nhưng ai đó vẫn đang thét gào và sảy chân vấp ngã

Rồi giãy giụa như kẻ trong biển lửa hoặc tựa lò vôi

Mờ ảo qua lớp kính mù và ánh sáng xanh đặc quánh

Như dưới biển xanh, tôi thấy anh đang dần chìm

Tôi thấy mình bất lực tựa như mơ

Anh ta lao vào tôi, vẫy vùng, nghẹt thở và chìm nghỉm.

Từ đây, Owen quay qua nói với độc giả, "Nếu bạn có thể nhìn thấy những gì tôi đã thấy và
nghe thấy những gì tôi đã nghe, bạn sẽ không nghĩ quá nhiều về những vinh quang của chiến
tranh." Và do đó, thông qua tác phẩm của mình, Owen đã khắc họa một cá nhân người lính vô
danh, và cái chết đầy đau đớn của mình anh ta.

143
Yeats14 cũng có cách viết tương tự thế trong bài thơ "Phục Sinh 1916". Bài thơ giống như
là một cuốn ca-ta-lô về những người đã chết trong cuộc nổi dậy ngày Phục Sinh.

Tôi sẽ viết thành thơ

Về MacDonagh và MacBride

Về Connolly và Pearse

Bây giờ và sắp tới,

Bất cứ nơi nào màu xanh bị bào mòn,

Sẽ có sự thay đổi, và thay đổi tuyệt đối:

Một vẻ đẹp khủng khiếp được sinh ra.

Sự liệt kê một cách giản đơn tên của người hy sinh như là một cách để khẳng định với
chúng ta rằng những sinh mạng đã mất trong chiến tranh chính là những cuộc đời đã mất, chứ
không chỉ là việc đếm những xác chết đơn thuần. Và văn học khẩn thiết yêu cầu chúng ta hãy
chú ý hơn đến những số phận này cũng như tiếng nói của họ. Và rồi chúng ta tự hỏi, tên ―Chú
bé‖ trong vở kịch Henry V là gì nhỉ?
Trong khi Yeats tìm thấy vẻ đẹp, mặc dù đó là một vẻ đẹp khủng khiếp từ sự mất mát của
những cá nhân, nhà thơ Israel Yehuda Amichai15 lại không thấy điều gì khác ngoài sự tuyệt
vọng.

Quả bom có đường kính ba mươi cen-ti-mét

và đường kính sát thương khoảng bảy mét,

với bốn người chết và mười một kẻ bị thương.

Và xung quanh họ, trong một vòng tròn lớn hơn

của nỗi đau và thời gian, hai bệnh viện nằm rải rác

và một nghĩa địa. Nhưng người phụ nữ trẻ,

14
William Butler Yeats (1865-1939): nhà thơ, nhà soạn kịch Ai-len, giải Nobel Văn học năm 1923 – ND
15
Yehuda Amichai (1924 –2000): nhà thơ lớn nhất của Israel trong thế kỷ 20 và là một trong những nhà thơ
nổi tiếng trên thế giới từ thập niên 1960 về sau. Ông được xem là người đầu tiên sử dụng tiếng Do Thái để sáng tác
và biến nó thành một thứ ngôn ngữ thơ ca thực sự - ND

144
người được chôn trong thành phố cô mà cô sinh ra,

ở khoảng cách hơn một trăm cây số,

khiến vòng tròn ngày càng mở rộng đáng kể,

và người đàn ông đơn độc khóc thương cô

ở một bờ biển xa xôi của một đất nước bên kia đại dương

và giờ cả thế giới đã nằm trọng trong vòng tròn.

Và tôi sẽ không nói đến những tiếng khóc của trẻ mồ côi

đã vang tận đến ngai vàng của Chúa và

còn xa hơn thế nữa, vòng tròn không có kết thúc và cũng chẳng có Chúa.

Chỉ như tác phẩm " Dulce et Decorum Est " (Được chết vì Tổ quốc – ND) của Owen mang
đến một cái nhìn cận cảnh ngày càng rõ nét về một cuộc tấn công bằng khí độc và sau đó yêu cầu
người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của nó. Tương tự như thế, Amichai quả quyết rằng độc giả của
mình cân nhắc về việc thế nào là một quả bom nhỏ khi ta bắt đầu hiểu được những ảnh hưởng có
cùng trọng tâm của nó. Quả bom có thể chỉ giết bốn người, nhưng ảnh hưởng của nó đã "chạm
đến và vượt qua cả ngai vàng của Chúa ."
Việc nghiên cứu một số lượng lớn các cuộc chiến tranh là rất có giá trị. Chúng ta cần biết
bao nhiêu tiền cần phải chi, có bao nhiêu binh sĩ mà ta mất đi, và có bao nhiêu thường dân bị
giết. Nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ rằng số lượng lớn đó, dù có nói lên được bao nhiêu đi
chăng nữa, cũng không thể nào cho chúng ta biết tất cả mọi điều. Nếu chỉ nhìn vào cái mà Amy
Lowell16 gọi là ―thứ hình mẫu được gọi tên là chiến tranh‖, những chi tiết cấu thành nên mô
hình đó sẽ bị lu mờ và sinh mạng của những cá nhân cung cấp những thông tin chi tiết đó cũng bị
quên lãng đi.
Nhiều nhà văn và nhà thơ đã bình luận về cảm giác về sự vô dụng nảy sinh khi là một
người viết trong thời chiến, thời mà người ta muốn tin tức chứ không phải nghệ thuật. Pablo
Neruda đã đưa ra một lời giải thích đầy cay đắng về việc tại sao ông không viết được nhiều hay
viết tốt trong thời chiến:

16
Amy Lawrence Lowell (1874 – 1925): nhà thơ người Mỹ đã được trao tặng giải thường Pulitzer năm 1926
- ND

145
Bạn sẽ hỏi: tại sao thơ của anh

Không nói về những giấc mơ, chiếc lá

về những ngọn núi lửa của đất mẹ quê mình?

Hãy đến và nhìn máu chảy trên đường,

đến mà xem

máu chảy trên đường

đến mà nhìn máu

chảy trên đường!

Trong thời chiến, Neruda cho rằng có điều gì để mà viết nữa ngoài "đến và nhìn máu chảy
trên đường"? Và một khi đó là tất cả ở đó là để nói, thì thơ ca liệu có còn cần thiết?
Tuy nhiên, Auden17 lại nói với chúng ta rằng tiếng nói của người viết có thể và cần phải
được sử dụng để cá nhân hóa những máu đổ trên đường phố và biến nó thành một vấn đề. Đó
không chỉ đơn thuần là máu; đó là máu của ai đó. Tiếng nói của từng cá nhân phải được sử dụng
để bảo vệ các giá trị cá nhân, để chống lại hàng đống những dối trá của chiến tranh.

Tất cả những gì tôi có là tiếng nói

Để tháo gỡ những đống dối trá chồng chất,

Cái dối trá lãng mạn trong bộ não

Của con người nhục cảm trên-đường-phố

Và cái dối trá của của Chính quyền

Khi những tòa nhà của họ đang mò mẫm bầu trời kia

Không có cái gì gọi Nhà nước

Và không ai tồn tại một mình;

Cái đói không cho ai sự lựa chọn

Dù người đó là dân thường hay cảnh sát

17
Wystan Hugh Auden (1907 – 1973) là nhà thơ Mỹ gốc Anh với bút danh W. H. Auden. Ông là người có sự
ảnh hưởng rất lớn đến văn học Anh-Mỹ, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20 - ND

146
Chúng ta phải yêu thương nhau hoặc chết.

147
12

LỜI NGUYỆN CẦU TRONG CHIẾN TRANH

Mark Twain
Samuel Langhorne Clemens, hay thường được biết đến hơn với bút danh Mark Twain,
là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một số tác phẩm của ông
có thể kể như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn.

Đó là khoảng thời gian của sự phấn kích, kích động tột cùng. Đất nước ngập tràn trong bầu
không khí phản kháng, cuộc chiến đã bắt đầu, ngọn lửa của lòng yêu nước đang cháy lên trong
từng lồng ngực; tiếng trống đánh, những ban nhạc ca hát chơi đàn, những khẩu súng lục đồ chơi
nổ lốp bốp, những chùm pháo nổ rít lên, cháy xèo xèo; trên mỗi bàn tay và ở xa xuống đó nơi
những mãi nhà và ban công đang trải dài, những chiếc cờ tung bay lóe lên trong ánh mặt trời;
hàng ngày những người lính tình nguyện trẻ diễu hành xuống đại lộ rộng lớn, vui vẻ và khoẻ
mạnh trong những đồng phục mới,khi họ đi qua, những người cha, những bà mẹ, chị em gái và
người yêu tự hào cổ vũ cho họ với giọng nói nghẹn ngào trong cảm giác hạnh phúc; những buổi
tụ tập đông nghẹt người để lắng nghe những nhà ái quốc diễn thuyết với những bài hùng biện
khuấy động đến được nơi sâu thẳm nhất của trái tim người nghe và bị ngắt quãng bởi cơn lốc của
những tràng vỗ tay và đôi khi cả những giọt nước mắt chảy dài trên đôi má người nghe; trong các
nhà thờ, các mục sư giảng giải về sự tận tụy và hiến thân cho Tổ quốc, về những niềm tin và giá
trị của đất nước, và cầu khẩn sự giúp đỡ của Vị thần Chiến tranh với lý do thuyết phục và bằng
lời hùng biện đầy nhiệt huyết đã làm xúc động bất cứ người nghe nào.
Đó thực sự là một khoảng thời gian vui vẻ và thoái mái, và nửa tá những kẻ thiếu suy nghĩ
đã mạo hiểm phản đối chiến tranh và nghi ngờ sự chính đáng của cuộc chiến ngay lập tức vấp
phải sự cảnh báo cứng rắn và giận dữ đến mức, để bảo đảm sự an toàn của cá nhân, chúngphải
nhanh chóng lùi bước, sống ẩn dật và không còn dám gây tội theo cách đó nữa.
Sáng chủ nhật đã tới ngày hôm sau các tiểu đoàn sẽ ra mặt trận; nhà thờ không còn chỗ
trống; các tình nguyện viên đã có mặt, gương mặt trẻ măng của họ sáng lên rạng ngời với những
giấc mơ về cuộc chiến, tưởng tượng về bước tiến quân lạnh lùng, đà tiến công đã tạo, những

148
cuộc đột kích ồ ạt, những lưỡi kiếm lóe sáng, đườngbay của quân thù, sự hỗn độn, khói lan trùm,
sự truy tìm quyết liệt và sự đầu hàng.
Rồi sau đó những anh hùng mình đồng da sắt trở về nhà từ chiến trường, họ được chào
đón, được yêu mến và ngập chìm trong biển vàng của vinh quang! Những người lính tình nguyện
ngồi bên cạnh người người thân yêu của họ, tự hào, hạnh phúc, và trong sự ghen tị của những
người hàng xóm và bạn bè - những người không có con trai và anh em ra chiến trường của niềm
vinh dự, để chiến thắng vì lá cờ Tổ quốc, hoặc nếu chiến bại, hy sinh – cái chết cao huy hoàng
trong những cái chết huy hoàng. Buổi lễ được tiến hành, một chương về chiến tranh trong Kinh
Cựu Ước được đọc lên, lời nguyện cầu đầu tiên vang lên và tiếp đó là tiếng đàn organ làm rung
chuyển tòa nhà và dường như chỉ với một sự thôi thúc đó thôi, tất cả mọi người trong buổi lễ
đứng lên với những đôi mắt sáng lấp lánh, con tim đập liên hồi và tuôn ra những lời khẩn cầu dữ
dội:
Hỡi Đức chúa trời! Người quyền lực tối cao, hãy ầm vang tiếng kêu gọi và thắp sáng thanh
kiếm của Người!
Tiếp theo đó là những lời cầu nguyện ―dài‖. Không ai có thể nhớ chúng như thế nào nữa
ngoại trừ những lời van nài đầy thành khẩn, cảm động và đẹp đẽ. Ý chính củanhững lời thỉnh cầu
này là Đức Chúa nhân từ và hảo tâm của chúng ta sẽ luôn canh chừng cho những người lính trẻ
ưu tú, hỗ trợ, an ủi và khích lệ họ trong cuộc chiến vì tinh thần yêu nước, ban phước lành cho họ,
và che chở họ trong những trận chiến hay trong những giờ khắc hiểm nguy, ôm họ trong bàn tay
vĩ đại của Ngài, giúp họ trở nên mạnh mẽ và tự tin, bất khả chiến bại trong những đợt tấn công
đẫm máu; giúp họ đè bẹp kẻ thù, ban cho họ, cho đất nước và những giá trị của quốc gia đó niềm
vinh hạnh và vinh quang bất diệt.
Một người đàn ông lạ đứng tuổi bước vào nhà thờ, ông ta di chuyển chậm rãi và lặng lẽ
bước lên lối đi chính giữa, đôi mắt ông ta không rời vị mục sư, thân hình cao lớn của ông ta được
giấu bên trong chiếc áo choàng chạm tới chân, đầu trần, mái tóc của ông ta đổ xuống vai như
một thác nước lớn nổi bọt trắng xóa, khuôn mặt đê tiện của ông ta nhợt nhạt một cách không
bình thường, nhợt nhạt đến mức tái mét. Tất cả các con mắt dõi theo ông ta với sự ngạc nhiên,
ông ta lặng lẽ đi, không dừng lại và cuối cùng lên tới chỗ của vị linh mục và đứng đó chờ đợi.
Vị linh mục, với đôi mắt đang nhắm nghiền, không biết về sự hiện diện của người đàn ông
lạ, vẫn tiếp tục những lời cầu nguyện đầy xúc động và cuối cùng thốt ra lời khẩn nài tha thiết,

149
"Hãy ban phước lành cho vũ khí của chúng con, ban cho chúng con chiến thắng, hỡi Đức Chúa,
Chúa Cha, Người che chở cho xứ sở và ngọn cờ của chúng con!‖
Người đàn ông lạ mặt chạm tay vào vị linh mục, ra hiệu cho ông ta bước sang một bên và
đứng vào chỗ của vị linh mục, người linh mục giật mình. Trong những khoảnh khắc nào đó, ông
ta thăm dò đám khán giả đang say mê trong buổi lễ bằng đôi mắt long trọng ánh lên một thứ ánh
sáng huyền bí; rồi bằng giọng trầm ấm, ông ta nói:
"Tôi hầu hạ bên cạnh Chúa và mang đến đây một thông điệp từ Thiên Chúa Toàn Năng!"
Lời nói của người đàn ông làm chấn động người có mặt tại buổi lễ; trong khi ông ta dường như
không cả để ý đến điều đó. "Ngài đã nghe thấy lời cầu nguyện của bầy tôi trung thành của Ngài,
linh mục của anh em, và sẽ ban cho các anh em điều các anh em mong muốn sau khi tôi, sứ giả
của Người, giải thích nội dung của nó, hay nói cách khác là nội dung đầy đủ. Cũng giống như rất
nhiều lời thỉnh cầu khác của loài người, các anh em thỉnh cầu nhiều hơn những gì anh em nhận
thức được là có thể – người đàn ông dừng lại và suy nghĩ.
"Bầy tôi của Thiên Chúa và của các bạn đã nói lên lời cầu nguyện. Nhưng liệu ông ta có
bao giờ dừng lại và suy nghĩ? Đó chỉ là một lời cầu nguyện? Không, đó là hai – một được nói
thành lời và một không. Cả hai đều đến tai của Ngài, Người có thể nghe thấy cả những lời
nguyện cầu nói ra và không được nói ra. Ngài suy ngẫm về nó và giữ nó trong tâm trí. Nếu anh
em xin ngài ban phước lành cho bản thân mình, hãy cẩn thận! Vì sợ rằng các anh em có thể sẽ vô
ý gieo một lời nguyền lên người hàng xóm. Nếu bạn cầu Chúa ban mưa cho vụ mùa của mình có
nghĩa là bạn có thể đang cầu khẩn cho tai ương đến với mùa màng của người hàng xóm, người
có thể không cần mưa và có thể sẽ bị tổn thất nếu mưa tới.
"Anh em đã nghe thấy lời cầu nguyện từ người bầy tôi trung thành của mình – phần được
nói ra thành lời. Tôi được Thiên Chúa giao phó để nói ra thành lời phần không được nói ra của
nó, phần mà vị linh mục ở đây hay cũng chính là các anh em thường cầu nguyện thiết tha trong
trái tim của mình một cách thầm lặng. Và phải chăng một cách ngu dốt và thiếu suy nghĩ? Chúa
ban cho anh em cả những điều đó ! Anh em nghe thấy "Xin ban cho chúng con chiến thắng, Đức
Chúa của chúng con!" Vậy là đủ. Những gì được thốt thành lời của lời cầu nguyện đã được đúc
kết trong những từ đầy hàm nghĩa. Sự phức tạp hóa quả là không hề cần thiết ở đâu. Khi anh em
cầu Chúa ban cho mình chiến thắng, anh em cũng đã cầu xin cho nhiều hậu quả không được
nhắc đến theo sau chiến thắng – phải theo sau. Thiên Chúa đã nghe thấy những điều nguyện cầu
không thành lời của anh em. Ngài yêu cầu tôi nói lên những điều đó. Hỡi anh em, hãy nghe đây!
150
"Lạy ĐứcChúa cha, những người yêu nước trẻ tuổi của chúng con, thần tượng của trái
tim chúng con, sẽ ra chiến trường. Xin người hãy luôn bên họ! Đồng lòng với họ, chúng
con cũng sẽ tiến lên từ sự bình yên của cuộc sống ngọt ngào bên những người yêu
thương để đi tấn công quân thù. Hỡi Đức Chúa cha của chúng con, xin người giúp
chúng con xé xác binh sĩ của quân thù thành từng mảnh đẫm máu bằng đạn pháo; hãy
giúp chúng con phủ lên chiến trường vui vẻ của chúng bằng những xác chết xám ngắt
của kẻ yêu nước; giúp chúng con nhấn chìm tiếng súng rền vang bằng tiếng kêu thảm
thiết của những kẻ bị thương, của sự quằn quại trong đau đớn; giúp chúng con nhấn
chìm những ngôi nhà khiêm nhường của chúng trong biển lửa cuồng phong, giúp ta bóp
nghẹt trái tim của những góa phụ vô tội với nỗi đau buồn vô ích; giúp ta khiến họ trở
nên không nhà không cửa với những đứa con nhỏ đi lang thang vô định một mình. . .
trong những bộ quần áo rách rưới trên vùng đất hoang tàn đổ nát của họ, trong cái nóng
đổ lửa của mùa hè hay những cơn gió lạnh lẽo của mùa đông, suy sụp về tinh thần, kiệt
sức vì công việc nặng nhọc, cầu xin Chúa cho tìm ra nơi trú ẩn của những nấm mồ và bị
khước từ.

―Vì chúng con, những người luôn yêu mến Người, Chúa tể, và tôn kính Thiên Chúa, xin
Người hãy dập tắt hy vọng, phá hủy tàn lụi cuộc sống, kéo dài cuộc hành hương cay đắng của họ,
làm cho họ nặng bước chân, tưới đẫm con đường họ đi với những giọt nước mắt của họ, vấy màu
tuyết trắng bằng máu tứa ra từ bàn chân bị thương!
"Chúng con cầu xin với tình yêu, với tình yêu của Người, Người là cội nguồn của tình yêu,
là nơi trú ấn an toàn, là người bạn của những người trĩu nặng buồn phiền. Chúng con tìm kiếm sự
giúp đỡ của Người với trái tim khiêm nhường và hối lỗi. Amen. "
(Sau khi dừng một lúc) "Các anh em đã cầu xin điều đó; và nếu các anh em còn khát khao
điều gì, hãy nói đi! Sứ giả của Đấng tối cao đang đợi các anh em ở đây.‖
Người ta nói rằng người đàn ông sau đó bị cho là một kẻ mất trí vì những lời ông ta nói
chẳng có ý nghĩa gì cả.

151
13

ĐƢỢC CHẾT VÌ TỔ QUỐC

Wilfred Owen
Wilfred Owen là một nhà văn và cũng là một quân nhân người Anh. Ông hy sinh khi đang
làm nhiệm vụ vào ngày 4 tháng 11 năm 1918, một tuần trước khi Hiệp định Armistice chấm dứt
Chiến tranh Thế giới I được ký kết.

Người gập đôi như lão ăn mày ôm bao tải,

Đầu gối khuỵ, lụ khụ ho như phù thuỷ,

Ta khổ sở vượt qua đám đặc quánh bùn lầy

Ta quay lại khi loé lên ám ảnh pháo sáng

Mệt mỏi lê chân về phía trước nơi nghỉ còn xa

Chân hành quân mà mắt ngủ mơ, hầu như giày đã mất

Mò mẫm đi với đôi giày bằng máu. Khập khiễng; mịt mù;

Mụ người vì kiệt sức; chẳng nghe được cả tiếng đạn pháo rít qua

Tuyệt đại đa số người, mỏi mệt, tụt phía sau

Hơi độc! Hơi độc! Nhanh lên! Những bước chân luống cuống

Chỉ vừa kịp đeo vào mặt nạ chống hơi cay

Nhưng ai đó vẫn đang thét gào và sảy chân vấp ngã

Rồi giãy giụa như kẻ trong biển lửa hoặc tựa lò vôi

Mờ ảo qua lớp kính mù và ánh sáng xanh đặc quánh

Như dưới biển xanh, tôi thấy anh đang dần chìm

Tôi thấy mình bất lực tựa như mơ

Anh ta lao vào tôi, vẫy vùng, nghẹt thở và chìm nghỉm.

Nếu trong giấc mơ nào đó bạn cùng lê bước với chúng tôi

152
Đằng sau chiếc xe đẩy mà hắn ta nằm đó

Nhìn đôi mắt trắng dã kia quằn quại trên gương mặt

Đáng chết treo, khuôn mặt hắn, như quỷ dữ chán ngán tội lỗi;

Nếu bạn có thể nghe, ở mỗi cú xóc, tiếng máu chảy

Ồng ộc chảy ra từ những lá phổi váng bẩn kia

Ghê sợ như ung thư, đắng như cỏ nhai lại

kinh tởm bất khả trị - vết lở loét trên những cái lưỡi chẳng tội tình

Bạn tôi ơi bạn sẽ chẳng nói với niềm thích thú

Cho đám trẻ đang nồng nhiệt sục sôi vì những vinh quang tuyệt vọng kia

Những lời dối gian xưa; Sung sướng và ngọt ngào thay

Được chết vì tổ quốc

153
14

TRUYỆN NGỤ NGÔN VỀ NGƢỜI ĐÀN ÔNG GIÀ VÀ CHÀNG


TRAI TRẺ18

Wilfred Owen
Wilfred Owen là một nhà văn và cũng là một quân nhân người Anh. Ông hy sinh khi đang
làm nhiệm vụ vào ngày 4 tháng 11 năm 1918, một tuần trước khi Hiệp định Armistice chấm dứt
Chiến tranh Thế giới I được ký kết.

Abram đứng dậy, bổ một khúc gỗ, rồi đi,

Và lão mang theo lửa và một con dao.

Và khi họ dừng bước nghỉ ngơi

Isaac, người con đầu, nói, Cha ơi!

Hãy nhìn những thứ cần chuẩn bị, lửa và sắt,

Nhưng còn con cừu cho lễ hiến tế này đâu?

Với thắt lưng và dây đai, Abram trói chàng trai,

Rồi làm ụ và một cái hào

Và giơ con dao kết liễu đứa con.

Nhìn kìa! Khi một thiên thần gọi ông ra khỏi thiên đàng,

Nói rằng, đừng chạm tay ngươi vào chàng trai,

Cũng đừng làm bất cứ điều gì với chàng trai ấy. Hãy nhìn,

Một con cừu, đang mắc sừng trong một bụi cây;

Hãy dùng Con Cừu của Sự kiêu hãnh đó thay vì chàng trai.

Nhưng lão không làm thế và giết đứa con trai lão

18
Bài thơ dựa trên một câu chuyện trong Kinh thánh về việc Chúa yêu cầu Abram hiến tế con trai mình là
Issac. Abram nghe lời Chúa. Tuy nhiên đến phút chót, Chúa đã bảo Abram dừng lại và giết một con cừu đực để thay
thế Issac. Abram làm theo và con trai ông đã được sống. Tuy nhiên trong bài thơ này của Owen, Abram đã chọn giết
con trai của mình – ND.

154
Và một nửa dòng dõi của châu Âu, từng người từng người một.

155
15

HÒA BÌNH BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH BẠN

Cathy Reisenwitz
Các ban - độc giả của cuốn sách này có thể làm gì để góp phần tạo ra một thế giới hòa bình
hơn? Làm thế nào bạn có thể tạo ra sự sự khác biệt? Bạn cần làm những bước gì và những nguồn
lực nào sẵn có cho bạn? Cathy Reisenwitz là biên tập viên tại Young Voices và đồng thời làm
việc với tổ chức Students For Liberty (Sinh viên vì tự do – ND). Các tác phẩm về chính trị và
văn hóa của bà đã xuất hiện trong các ấn phẩm như tạp chí Forbes, tờ báo Chicago Tribune (Diễn
đàn Chicago – ND), Reason (Lý do), VICE Motherboard và Washington Examiner.
Chiến tranh luôn ở quanh ta nhưng thường rất khó nhận ra. Có những lúc chiến tranh có
điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, chúng ta nay đang sống trong một thế giới của sự xung đột
liên tục. Bởi vì cuộc chiến tranh đang diễn ra, không phải ở nước ngoài mà lại ở những lĩnh vực
trừu tượng hơn như "ma túy" và "khủng bố" và chúng ta không thể nào biết được bao giờ chiến
thắng đã về tay mình. Khủng bố là một chiến thuật và ma túy là hàng hóa; chúng không thể bị
"đánh bại" như những kẻ thù truyền thống. Chính vì vậy, cuộc chiến tranh chống lại chúng sẽ
luôn luôn tồn tại.
Chiến tranh không những phá hủy cuộc sống mà còn làm suy yếu các quy định của pháp
luật và các quyền tự do dân sự của chúng ta – chính là những thành tố cần thiết để có xã hội dân
sự. Những chương trình bí mật sử dụng máy bay không người lái được triển khai để tiêu diệt các
mục tiêu đã được vạch ra mà không cần có một hình thức thử nghiệm nào cả. Các chương trình
gián điệp lớn được khởi xướng và được chứng minh là cần thiết để theo đuổi cuộc chiến tranh
chống lại những kẻ thù có thật và hình dung được. Lực lượng vũ trang được điều động đến các
"quốc gia thất bại" thường xuyên chỉ làm tình hình bất bình ổn ở địa phương thêm tồi tệ. Lực
lượng vũ trang được sử dụng để làm mất ổn định hệ thống chính trị và tạo ra sự hỗn loạn, và từ
đó để biện minh cho sự can thiệp vũ trang và thôn tính. "Lực lượng hòa bình" địa phương đang
dần chuyển thành các đơn vị tấn công quân sự và gia tăng đối xử với những người dân địa
phương như những kẻ thù trên chiến trường.
Bên cạnh những ví dụ về hành động bạo lực do các nhà nước tiến hành là các cuộc xâm
lược Iraq và Afghanistan, Cộng hòa Chechnya, Georgia và Crimea, các cuộc xung đột vũ trang ở

156
Libya và Syria, Somalia và Darfur cũng như nhiều quốc gia xung đột khác vàngười ta nhận ra
rằng hầu hết các những người sinh ra trong giai đoạn đầu thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990
chưa bao giờ biết đến hòa bình. Chúng ta đã và đang trưởng thành trong một thế giới chiến tranh,
dù là tuyên bố hay không tuyên bố, đơn phương hay đa phương. Vậy làm thế nào chúng ta có thể
vận động cho một điều lý tưởng mà chúng ta không được biết đến: hòa bình?
Tuy nhiên, xu hướng chung qua nhiều thế kỷ gần đây không còn là chiến tranh. Cuộc sống
thường nhật của biết bao người đã yên bình hơn so với các thế hệ trước đó. Thương mại và thông
tin liên lạc toàn cầu, các công cụ góp phần mang lại hòa bình, đã sản sinh ra một thế hệ với nhận
thức mang tính toàn cầu nhất từ trước đến nay – những công dân thực sự của thế giới này.
Nguy cơ tử vong do các hoạt động bạo lực đã giảm đối với hầu hết người dân ở khắp nơi
trên thế giới, nhưng những chiến dịch bạo lực do quốc gia tổ chức vẫn thường xuyên xảy ra và
ảnh hưởng đến công dân của nhiều quốc gia. Công chúng rất khó nhận ra được ai là nạn nhân
những cuộc chiến tranh liên miên này: là người qua đường vô tội bị giết trong cuộc tập kích bằng
máy bay không người lái; nạn nhân của các băng đảng tội phạm và bạo lực từ phía cảnh sát gây
ra khi đang thực hiện những chiến dịch chống ma túy hay xóa bỏ những "chợ đen không luật
pháp‖; binh lính và hay những người dân thường đều thiệt mạng trong các cuộc xung đột quân sự
trực tiếp. Và những nạn nhân mà ta khó có thể thấy nhất là sự tự do, sự hạn chế quyền lực của
chính phủ và quy định của pháp luật. Vậy thế hệ chúng ta có thể làm gì để bảo vệ hòa bình? Hãy
làm theo ba bước sau: Học hỏi. Lan tỏa. Tổ chức.
Học hỏi
Những người ầm ĩ la hét ủng hộ chiến tranh một thường dựa vào một bộ phận dân chúng
thiếu thông tin, tự mãn và cả tin. Họ thường đưa ra những lý thuyết ngụy biện về kinh tế, chẳng
hạn như trò bịp bợm rằng chiến tranh "kích thích nền kinh tế, cùng với đó là những thông tin sai
lệch, sự lừa dối trắng trợn hay yêu cầu một tinh thần yêu nước sai lầm lên án oan uổng những
người dám đặt câu hỏi - người có thể lôi kéo mọi người đổ xô vào cuộc chiến một cách cuồng
nhiệt hoặc ru ngủ người ta tự mãn về những gì các chính phủ đang làm. Những tuyên bố giản
đơn về mục đích được đưa ra như làlời thay thế cho những giải thích hợp lý cho những hậu quả
có thể xảy ra của việc sử dụng lực lượng vũ trang. Chính ý tưởng về những hậu quả ngoài ý
muốn hay rủi ro có thể xảy ra lại chỉ được đề cập qua loa không kiểm soát. Vì biết nư vậy, để
duy trì được hòa bình, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những động cơ, rủi ro và sự đánh đổi
của chiến tranh, đào sâu hơn về những sự thật và có sự hoài nghi về mục đích của các chính trị
157
gia và sẵn sàng đưa ra thử thách cho họ. Việc đọc cuốn sách này là một khởi đầu tốt nhưng ngoài
ra còn có rất nhiều việc phải làm nếu bạn muốn góp phần tạo ra hòa bình cho thế giới.
Chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các các vấn đề đối ngoại
cũng như tìm hiểu lịch sử của chủ nghĩa can thiệp quân sự, đặc biệt là nhìn từ quan điểm của
những nạn nhân của nó. Chiến tranh là một vấn đề nghiêm trọng và yêu cầu chúng ta phải thực
sự chú ý đến các sự kiện, đến khả năng xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn, đến toàn bộ chi phí
thực sự của nó và cả những tác động đến đời sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Sau khi đọc xong các bài luận trong cuốn sách này, các bạn có thể đọc phần ―Gợi ý tài liệu
tham khảo‖. Để có thêm các thông tin và phân tích mang tính ―định hướng chính sách‖ và chi
tiết hơn, các bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu tuyệt vời tại: www.cato.org/foreign-policy-
national-security. Ở các nước có thể tự do truy cập Internet, các công cụ tìm kiếm cũng là những
nguồn thông tin vô cùng quý giá (tuy nhiên bạn cần lưu ý đến mức độ tin cậy của nguồn tin này).

Lan tỏa
Đôi khi tất cả những gì bạn cần làm để khuyến khích mọi người lên tiếng vì hòa bình là để
họ lắng nghe người khác làm điều đó trước. Bạn có thể là người đầu tiên đó. Khi bạn nghe một
người bày tỏ ủng hộ việc sử dụng bạo lực, hãy đưa ra những lập luận để ủng hộ hòa bình và đề
cao tinh thần tự nguyện. Đó có thể là trong cuộc trò chuyện cá nhân (nơi tốt nhất để bạn đưa ra
các lý do chứ không phải là sự giận dữ để giúp đỡ những người xung quanh quên đi những câu
hô hào khẩu hiệu và nhận ra được sự kinh hoàng, lãng phí, và những khổ đau do bạo lực gây ra),
hoặc trên Facebook hay các phương tiện truyền thông khác, hoặc tại buổi hội họp cộng đồng,
hoặc qua thư cho người biên tập, cuộc gọi đến chương trình phát thanh, các cuộc tranh biện, hay
các bài báo trên tờ báo sinh viên của trường. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không hề đơn độc và
tiếng nói của bạn sẽ được lan tỏa nhờ tiếng nói của những người khác, những người mà sẽ mãi
im lặng nếu bạn không lên tiếng.
Một hiểu biết sâu sắc của nhà hoạt động vì hòa bình Frédéric Bastiat đó là các chính sách
của chính phủ không chỉ có tác động "hữu hình" mà còn có cả các tác động ―vô hình‖ nữa. Có
điều gì không xảy ra khi các chính trị gia ra lệnh thực hiện một điều gì đó? Xe Jeep và xe tăng
đang được chế tạo ra để phục vụ chiến tranh, có nghĩa rằng ô tô và những chiếc máy kéo không
được sản xuất. Việc làm được tạo ra trong ngành công nghiệp vũ khí có nghĩa là việc làm trong
những doanh nghiệp hòa bình hơn bị mất đi. Mỗi lựa chọn đều có một chi phí kèm theo sẽ có thứ

158
chúng ta phải từ bỏ, có thứ sẽ không xảy ra và có thứ sẽ không nhìn thấy được. Chiến tranh cũng
thế. Đó cũng là một sự lựa chọn và tất cả các lựa chọn đều phát sinh chi phí. Giúp mọi người
nhìn nhận ra những chi phí phải trả của chiến tranh, những tác động "vô hình" của nó chính là
một bước tiến lớn để ngăn chặn những động thái ngớ ngẩn và thiếu thận trọng có thể dẫn đến
chiến tranh.
Bạn có thể bày tỏ quan điểm của mình với đại diện dân cử nếu bạn sống trong một đất
nước mà ở một mức độ nào đó chính phủ vẫn phản hồi lại ý kiến của người dân. Mỗi dịp được
tiếp xúc một cách cá nhân và thẳng thắn rõ ràng với các chính trị gia sẽ là cơ hội để bạn giúp họ
hiểu ra rằng rất nhiều người cũng nghĩ như bạn. Có một thực tế là các chính trị gia chú ý đến
những thông tin trao đổi qua hình thức này nhiều hơn so với hầu hết mọi người nghĩ. (Trái lại, sự
lên án giận dữ thường bị phớt lờ.)
Nếu bạn thấy có những bài nghiên cứu hay bài báo trực tuyến đưa ra lập luận thuyết phục
góp phần thúc đẩy hòa bình, hãy chia sẻ chúng thông qua Twitter, Facebook, VK19, blog, và các
phương tiện truyền thông khác. Khi người khác nhận xét về chúng, bạn nên phản hồi một cách
hợp lý và sáng suốt, khuyến khích họ ủng hộ hòa bình bằng cả lý trí và trái tim. Trong mọi tình
huống tương tác, thay vì trở nên tức giận, cách tốt nhất là bạn hãy tăng tính thuyết phục cho ý
kiến của mình chứ không phải là tức giận. Điểm mấu chốt chính là thuyết phục người khác ủng
hộ và sát cánh trên con đường tiến tới hòa bình chứ không phải là trút sự tức giận của mình.
Tóm lại bạn hoàn toàn có thể chia sẻ nhiệt huyết của mình đối với hòa bình, tình yêu và tự
do. (Trong thực tế, bạn có thể lấy nhiều bản của cuốn sách này và chia sẻ với các thành viên gia
đình, bạn bè, hoặc bạn cùng lớp, và thậm chí táo bạo hơn nữa là với các giáo sư của mình.)
Tổ chức
Nếu bạn đang học đại học, hãy tìm một câu lạc chi nhánh củatổ chức Sinh viên vì Tự do
[Student for Liberty] và tham gia. Rất dễ dàng và bổ ích. Bạn sẽ có cơ hội gặp những người cùng
chia sẻ niềm đam mê và cam kết đối với hòa bình, tình yêu và tự do. Bạn có thể tìm hiểu làm thế
nào để tham gia các câu lạc bộ thành viên đó hoặc thành lập một câu lạc bộ như vậy tại
studentsforliberty.org. Hoặc tra cứu Danh sách liên lạc toàn cầu của mạng lưới Atlas Network
(http://AtlasNetwork.org/) để tìm các tổ chức ủng hộ những cải cách để tạo ra một xã hội hòa
bình.

19
Mạng xã hội được mệnh danh là Facebook của nước Nga

159
Sau đó, hãy bắt đầu tổ chức các hội vì hòa bình. Những người khác đang làm điều đó và
bạn hoàn toàn có thể làm được. Dưới đây là một vài ví dụ ở Hoa Kỳ (nơi tôi đang sinh sống) và
một số nơi khác:
Vào tháng 10 năm 2012, câu lạc bộ ―the Michigan State University College Libertarians‖
(tạm dịch ―Những người theo tự do chủ nghĩa tại Đại học công lập Michigan‖) đã tạo ra một
nghĩa trang Tự do Dân sự. Họ đã tạo ra những ngôi mộ giả đại diện cho các khía cạnh khác nhau
của sự tự do ("sự riêng tư", "tự do ngôn luận", "luật bảo thân20" và "tự do tôn giáo") đã trở thành
hoặc có khả năng trở thành nạn nhân của chiến tranh. Họ đặt các ngôi mộ tại một ngã tư trong
khuôn viên trường để thu hút sự chú ý. Ở đó, họ phát các tài liệu giáo dục và tuyển thành viên
mới cho nhóm của họ.
Trong tháng 3 năm 2012, câu lạc bộ ―the Slippery Rock Universitiy Young Americans for
Liberty (tạm dịch ―Những người Mỹ trẻ vì Tự do tại Đại học Slippery Rock) đã thông qua việc
tổ chức sự kiện ―Decade of War‖ (Thập kỷ của Chiến tranh) để giúp sinh viên hiểu được tầm
quan trọng của những thương vong của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Lá
cờ Hoa Kỳ phủ đầy khuôn viên trường đại học của mọ, mỗi lá cờ đại chiên cho hai trường hợp tử
vong của Mỹ trong thập niên trước của chiến tranh. Họ cũng dựng một "Free Speech Wall" (Bức
tường tự do ngôn luận) giữa rừng cờ để sinh viên có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về
chiến tranh. Hàng ngàn sinh viên đi ngang qua khu trưng bày này mỗi ngày trong vòng một tuần.
Sự kiện này giúp nhóm chia sẻ với sinh viên về ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh cũng như
giới thiệu với họ về câu lạc bộ qua bàn thông tin ở trước khu triển lãm và phát các tài liệu về tự
do.
Vào tháng 4 năm 2013, câu lạc bộ ―the Univeristy of Floria College Libertarians‖ (Những
người tự do chủ nghĩa tại Đại học Florida) đã tổ chức ―Tuần lễ hành động phản đối việc tấn công
sử dụng máy bay không người lái‖. Hoạt động này đã tập hợp các nhóm thuộc lĩnh vực chính trị
để cùng phản đối việc Chính phủ thực hiện các cuộc tấn công sử dụng máy bay không người lái
cũng như quyết định ủng hộ việc sử dụng máy bay không người lái cho mục đích quân sự của
trường đại học. Họ cũng đã dựng lên một bức tường tự do ngôn luận trên đó có một bức tranh về
một chiếc máy bay không người lái mang theo tên lửa, đặt các bàn thông tin tại những khu vực

20
Một trát đòi (lệnh tòa án) thường được sử dụng để đưa một tù nhân ra trước tòa nhằm xác minh tính hợp
pháp của hành động tống giam ông / bà ta

160
có nhiều người qua lại trong trường cùng với trò chơi "Pin the Drone on the Warzone21" – ghim
máy bay không người lái vào khu vực chiến sự - để sinh viên có thể hình dung nơi mà máy bay
không người lái đang được triển khai
Vào tháng 3 năm 2014, những người tham dự hội thảo Sinh viên châu Âu vì Tự do) tại
Berlin đã tuần hành tới Đại sứ quán Nga để phản đối cuộc xâm lược Ukraine của điện Kremlin
và việc thôn tính Crimea. Nhóm này bao gồm các học sinh từ cả Nga và Ukraine, những người
đồng lòng phản đối xâm lược vũ trang của một quốc gia này đối với một quốc gia khác.
Ở các nước mà quyền tự do ngôn luận bị kiểm soát kỹ lưỡng hơn hoặc bị hạn chế bởi chính
phủ, những hoạt động kể trên có thể khó thực hiện hơn, nhưng những học sinh, sinh viên ủng hộ
hòa bình vẫn có cách riêng của mình để tiếng nói của họ được lắng nghe. Ở Nga, các nhà hoạt
động của tổ chức Sinh viên vì Tự do tuần hành ở Moscow, St. Petersburg và các thành phố khác
nhằm phản đối can thiệp quân sự ở Ukraine (và họ đã bị bắt giữ vì lòng dũng cảm của mình). Tại
Ấn Độ và Pakistan, tổ chức Sinh viên vì Tự do đã thúc đẩy tự do thương mại và đang cố gắng
thay thế những cuộc chiến tranh, đụng độ và sự thù địch do lịch sử để lại bằng hòa bình và tình
hữu nghị. Các thành viên của Sinh viên vì Tự do ở châu Phi đã thúc đẩy hòa bình của nhân dân
tại một số quốc gia đang xảy ra xung đột bạo lực. Các hoạt động tương tự cũng đã và đang được
tiến hành tại Mỹ La-tinh, các nhà hoạt động của tổ chức Sinh viên vì Tự do y ở Venezuela,
Guatemala, El Salvador và các nơi khác đang làm việc tích cực để thúc đẩy hòa bình.
Thật sự là bạn, người đang đọc bài luận này, hoàn toàn có thể tạo ra một sự khác biệt. Bạn
có thể cùng với những người khác thúc đẩy hòa bình. Nếu không có nhóm hoạt động hoặc một
phong trào nào đó để tham gia, bạn có thể tự tạo lập một nhóm cho riêng mình. Mỗi nhóm và
mỗi phong trào đều phải được khởi tạo bởi một người nào đó. Hãy để người đó chính là bạn.

Tạo ra sự khác biệt: Chọn Hòa bình


Khi đọc cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ trang bị được cho mình được một số kiến thức
nào đó. Càng đi sâu tìm hiểu, có nghĩ là bạn đã đặt một bước tiến lớn trên còn đường hướng tới
hòa bình. Có nghĩ là bạn đã trang bị được một tiếng nói hiểu biết để thúc đẩy hòa bình. Hãy để
tiếng nói của bạn được lắng nghe và bạn sẽ thấy rằng bạn không cô đơn, những người khác sẽ
tham gia và lên tiếng cùng với bạn để lan tỏa các thông điệp hòa bình. Liên kết với những người

21
Một trò chơi yêu cầu người chơi bịt mắt và gắn ghim vào những khu vực mà các cuộc tấn công bằng máy
bay không người lái đang được trên triển khai trên bản đồ

161
khác để thể hiện sự ủng hộ của bạn cho hòa bình. Khi bạn về già với mái đầu bạc, liệu rằng bạn
có thể nói rằng, "Tôi đã đứng lên để bảo vệ hòa bình"?

162
163

You might also like