You are on page 1of 4

Phần I: Lý thuyết

Câu 1 (3đ): Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề Luật sư ở Việt
Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở nhưng rất triển vọng để phát triển.”
Câu 2 (2đ): Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật sư 2006? Giải
thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề?
Phần II: Tình huống
Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn. Cả 2 đã tìm đến luật sư An (Bạn học cũ của cả
hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia Phiên tòa để bảo vệ
quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã thỏa thuận được các vấn đề
chung cần được giải quyết. Nhưng qua trao đổi và tiếp xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những
bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một
luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho
chị An, còn Anh thì được Luật sư An phân công cho luật sư T bảo vệ.
Câu 1 (1đ): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao?
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình tư vấn cho chị Loan, luật sư An đã tư vấn muốn được
hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người
đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha
mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi.
Câu 2 (2đ): Theo Anh (chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân
tích rõ tại sao? Nếu anh (chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
của mình, anh (chị) có làm vậy không?
Sau đó, chị Loan và luật sư An có những bất đồng nên đã làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm
Đoàn Luật Sư thành phố H, khiếu nại việc luật sư An mượn chị 300.000.000 đồng đã lâu nhưng
không trả, đề nghị Đoàn Luật sư thành phố H buộc Luật sư An phải trả số tiền trên.
Câu 3 (1đ): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải
quyết không? Hướng giải quyết như thế nào?
Câu 4 (1đ): Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp
luật sư không? Phân tích rõ tại sao?
Đáp án:

Câu 1:

Câu Nội dung trả lời Điểm


Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại:
– Số lượng luật sư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã
hội.
– Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ.
– Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư.
– Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện
thuận lợi cho luật sư. 1.0 đ
– Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ

Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn:
1 (3.0đ) – Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ( dẫn chứng);
– Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư;
– Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng
nhiều.
– Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện;
– Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn 2.0đ
luật sư);
– Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn;
– Luật sư được đào tạo cơ bản, có các điều kiện cần thiết hành
nghề;
1.5đ
Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006:
Theo điều 23 Luật Luật sư: Hình thức hành nghề luật sư
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân;
2 (2.0đ) Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy
định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này để hành nghề.
(Điều 33. Văn phòng Luật sư; Điều 34. Công ty Luật)
0.5đ

Phần tình huống

Câu Nội dung trả lời Điểm

Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã có


những bất đồng về tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ:
Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị Loan, đồng thời phân công
cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ cho
1 (1đ) anh Hà. Việc làm của Luật sư An là trái pháp luật, vì: 1đ
-Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9: “ Cung cấp dịch vụ pháp lý có
quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc.
-Vi phạm điều 11.2.3: “ Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề
không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập.
Việc luật sư An đã tư vấn cho chị Loan muốn được hưởng phần
nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và
tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc 0.25đ
đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ
chồng chị đứng tên hộ mà thôi.
Việc tư vấn như vậy là trái pháp luật. Vì:
-Theo điểm b khoản 1 Điều 9: Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng sai
sự thật, xúi giục đương sự khai sai sự thật”.
1.5đ
– Vi phạm quy tắc 14.1: “Chủ động xúi giục khách hàng thực hiện
những hành vi trái pháp luật”
– Vi phạm quy tắc 24.2: “Cung cấp thông tin tài liệu chứng cứ mà
luật sư biết sai sự thật, hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài
liệu chứng cứ sai sự thật nhằm mục đích lừa dối cơ quan tố tụng”.
2 (2.0đ) Nếu là Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tôi 0.25đ
sẽ không làm như vậy. Vì đó là hành vi trái với quy định của luật
Luật sư và trái Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư.

 Việc Luật sư An mượn chi Loan 300.000.000 đồng đó là quan hệ


dân sự. Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ không được Đoàn Luật sư
H giải quyết.
3 (1đ)
 Hướng giải quyết: Chị Loan có thể khởi kiện luật sư An bằng một 0.5đ
vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có văn phòng Luật sư An hoạt động 0.5đ
hoặc nơi cư trú của Luật sư An.

Với tình huống trên, Luật sư An vi phạm đạo đức hành nghề Luật
sư. Cụ thể:
4 (1.0đ)  Vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 luật Luật sư là những điều 1.0đ
cấm Luật sư không làm được.
 Vi phạm các quy tắc: 11.2.3, 14.1, 24.2

You might also like