You are on page 1of 2

THANG NĂNG LỰC Ý THỨC LÀ GÌ VÀ CÁCH VẬN DỤNG NÓ NHƯ THẾ NÀO?

Thang năng lực ý thức là một phương pháp phổ biến và trực quan để quản lý khả năng
học hỏi của chúng ta.

Theo phương pháp này, nhận thức là bước đầu tiên hướng tới vi ệc chinh ph ục ki ến
thức. Để tiếp cận những kỹ năng mới và nâng cao kiến thức, bạn cần phải nhận thức về
công việc phải làm và những gì bạn chưa biết.

Tiếp theo, năng lực là khả năng xử lý công việc. Bạn có thể có năng lực trong lĩnh vực
này nhưng lại thiếu có kỹ năng ở lĩnh vực khác. Trình độ năng lực phụ thuộc vào
nhiệm vụ hay công việc bạn đang nắm giữ.

Cấp độ 1 – Bất lực vô thức


(Bạn không biết rằng mình không biết)

Ở mức độ này, bạn hài lòng với sự thiếu sót của mình. Bạn hoàn toàn thiếu kiến thức
và kỹ năng trong các chủ đề được hỏi và không nhận thức được mình thiếu kỹ năng.
Quá tự tin vào năng lực bản thân.

Level 2 – Bất lực ý thức


(Bạn biết rằng bạn không biết)

Ở mức độ này, bạn nhận thấy có những kỹ năng cần thiết phải học và có thể bị sốc khi
phát hiện ra nhiều người có năng lực hơn mình. Khi nhận ra rằng khả năng của mình là
có hạn, sự tự tin của bạn giảm sút. Bạn trải qua một giai đoạn khó khăn khi học kỹ
năng mới khi người khác giỏi và thành công hơn bạn.

Mức 3 – Năng lực ý thức


(Bạn biết rằng bạn biết)

Ở mức độ này, bạn đạt được những kỹ năng mới và kiến thức mới. Bạn có khả năng vận
dụng việc học vào thực tế và tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ và công vi ệc có
liên quan. Bạn nhận thức rõ về kỹ năng mới của mình và không ngừng cải thiện
chúng. Bạn vẫn tập trung thực hiện các công vi ệc này nhưng càng th ực hành nhi ều
và trải nghiệm nhiều, tự thân những kỹ năng này sẽ được hoàn thiện.

Mức độ 4 – Năng lực vô thức


(Bạn không biết rằng bạn biết!)

Ở mức độ này, bạn sử dụng thuần thục các kỹ năng mới và thực hiện tốt công vi ệc mà
không cần bất kì nỗ lực có ý thức nào. Tất cả diễn ra một cách dễ dàng và tự nhiên.
Đây là đỉnh cao của sự tự tin và năng lực của bạn.

SỬ DỤNG CÔNG CỤ THANG NĂNG LỰC Ý THỨC NHƯ THẾ NÀO?

Trong giai đoạn bất lực ý thức, có thể trước mắt mọi thứ sẽ khó khăn và dễ làm bạn
nản lòng nhưng chắc chắn sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và khi đạt đến
mức độ “năng lực vô thức”, mô hình này nhắc nhở chúng ta phải trân quý các kỹ năng
đã dày công khổ luyện.

Nếu sử dụng thang năng lực này để huấn luyện cho người khác, bạn nên lưu ý người
học về các bước cần phải trải qua khi học kỹ năng mới.

- Bất lực vô thức: Tại giai đoạn đầu tiên này, người học sẽ không nhận thức r ằng h ọ
thiếu năng lực và vai trò của bạn là chỉ ra những gì người đó phải bổ sung thêm.

- Bất lực ý thức: Trong giai đoạn này, bạn cần tích cực động viên và bỏ qua những sai
phạm nhỏ nhặt để từ từ dạy bảo và giúp họ cải thiện kỹ năng.

- Năng lực ý thức: Ở giai đoạn này, bạn cần giúp mọi người tập trung thực hiện công
việc một cách hiệu quả và tạo nhiều cơ hội để họ thực hành.

- Năng lực vô thức: Mặc dù đây là trạng thái lý tưởng, bạn phải nhắc nhở mọi người
không tự mãn và cùng nhau hợp tác trong công vi ệc. Bạn cũng có thể nh ắc nh ở m ọi
người về những giai đoạn khó khăn đã qua mới đạt tới trạng thái này để họ đồng cảm
với những cá nhân đang ở giai đoạn bất lực có ý thức.

#Truong_doanh_nhan_HBR
#Lam_chu_tu_duy
#Cong_cu_huu_ich
Theo: 15 phút một ngày

You might also like