You are on page 1of 100

1.

~ないと、~なくちゃ
「~ないと」 là thể ngắn của 「~ないといけない」 và 「~なくちゃ」 là thể ngắn của 「~
なければならない」
Hai mẫu câu rút gọn này thường được dùng trong hội thoại hàng ngày.

① 明日は早く出かけるから、もう寝(ね)ないと。
→ Tôi phải ngủ thôi vì mai sẽ ra ngoài sớm.
② 試験(しけん)まであと1ヵ月だ。がんばって勉強しないと。
→ Chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ thì rồi. Phải cố gắng học thôi.
③ 田中さんにメールの返事をしなくちゃ。
→ Tôi phải trả lời mail cho anh Tanaka.
④ 明日までに先生にレポートをださなくちゃ。
→ Tôi phải nộp báo cáo cho thầy giáo trước ngày mai.

2. ~ちゃう
「ちゃう」 là dạng ít trang trọng hơn của 「てしまう」, được sử dụng
trong hội thoại hàng ngày.
Cách chia:
 ~てしまう → ~ちゃう
 ~でしまう → ~じゃう
 ~てしまった → ~ちゃった
 ~でしまった → ~じゃった
 ~てしましょう → ~ちゃおう
Ví dụ:
 してしまう/ してしまった → しちゃう/ しちゃた
 来てしまう/ 来てしまった → 来ちゃう/ 来ちゃった
 帰ってしまう/ 帰ってしまった → 帰っちゃう/ 帰っちゃた
 死んでしまう/ 死んでしまった → 死んじゃう/ 死んじゃった
Câu ví dụ:
① 宿題をしてしまいました →  宿題をしちゃった
→ Đã làm xong hết bài tập rồi
② ビールを飲んでしまった → ビールを飲んじゃった
→ Uống hết bia mất rồi.
③ 「あれ?ここにあったチョコレートは?」ー 「あ、食べちゃった。いけなかった?」
→ “Ơ, thỏi sô cô la ở đây đâu rồi? “ー ”Á, tớ ăn mất rồi. Không được à?”
④ 結婚(けっこん)してしまいましょう → 結婚しちゃおう
→ Chúng ta kết hôn luôn đi.
*「~してしましょう」có nghĩa là “là m gì luô n đi”
⑤ もしもし、すみません。車が混(こ)んじゃって… 少し遅(おく) れます。
→ Alo, xin lỗi. Xe cộ đông quá (tắc cả đường mất rồi) nên… tôi sẽ đến muộn một
chút nhé.
3. ~とく
「~とく」là thể rút gọn của 「~ておく」và được dùng trong hội
thoại hàng ngày.
Cách chuyển:
 ておく → とく
 でおく → どく
 ておかない → とかない
Ví dụ:
 しておきます → しときます
 見ておいた → 見といた
 読んでおきます → 読んどきます
 飲んでおいて → 飲んどいて
Câu ví dụ:
① テストで間違(まちが)ったところを、ノートに書いとこう (=書いておこう)
→ Ghi lại sẵn những phần đã làm sai trong bài thi nào.
② これ洗濯(せんたく)しといて。(=洗濯しておいて)
→ Giặt cái này đi nhé.
③ トイレペーパーがもうすぐなくなるから、買っとかないと。
→ Giấy vệ sinh sắp hết rồi nên phải mua thôi.

4. ~みたい、~らしい、~ っぽい
1. ~みたい
① Cấu trúc:
 [Danh từ/Tính từ/ Động từ thể thường (普通形)] + みたいだ/ みたいに
 [Danh từ/Tính từ/ Động từ thể thường (普通形)] + みたいな + Danh
từ
② Ý nghĩa: giống như, hình như là
③ Cách dùng:
a. Đưa ra ví dụ tiêu biểu để so sánh
 彼みたいな強い人が好きです。
→ Tô i thích nhữ ng ngườ i mạ nh mẽ như anh ấy.
 あなたみたいな美(うつく)しい人に会うのは初(はじ)めてです。
→ Đâ y là lầ n đầ u tiên tô i gặ p mộ t ngườ i đẹp như em.
 Tom Cruise みたいなかっこいい男性(だんせい)はいないと思う。
→ Tô i nghĩ chẳ ng có ngườ i đà n ô ng nà o đẹp trai như Tom Cruise.
 リンさんみたいに日本語がうまくなりたい。
→ Tô i muố n giỏ i tiếng Nhậ t như bạ n Linh.
b. So sánh với những người/vật có tính chất tương tự
 あなたは太陽(たいよう)みたいに明(あか)るい。
→ Em tỏ a sá ng như mặ t trờ i vậ y.
 彼の話(はな)し方(かた)は、女(おんな)みたいだ。
→ Cá ch nó i chuyện củ a anh ta như phụ nữ vậ y.
 ここの砂は星(ほし)みたいな形(かたち)をしている。
→ Cá t ở đâ y có hình giố ng như ngô i sao.
c. Đưa ra suy đoán
 このアパートはだれも住んでいないみたいだ。
→ Hình như khô ng có ai số ng trong că n hộ nà y.
 彼女(かのじょ)は疲(つか)れているみたいだ。
→ Cô ấ y trô ng có vẻ mệt.
 明日は雨(あめ)みたいね。
→ Có vẻ là mai trờ i mưa.
Cách dùng này đã được học ở phần ngữ pháp N4. Xem lại tại đây.

2. ~らしい
① Cấu trúc: [Danh từ] + らしい
② Ý nghĩa: Cảm thấy như là, giống như là (tính chất)
③ Cách dùng:
Ở trình độ N4, chúng ta đã học về ~ らしい với ý nghĩa diễn tả sự suy đoán dựa
trên những gì nghe được. Ở mẫu câu này, ~らしい chỉ đứ ng sau danh từ , diễn
tả sự so sánh với một vật/người đặc trưng nào đó (tức là vật đó, người đó có
những tính chất riêng biệt mà vật mang ra so sánh làm cho mình có cảm giác gần
giống như thế).
Ví dụ:
 今日は、春(はる)らしい暖(あたた)かい日ですね。
→ Hô m nay ấ m á p như mộ t ngà y mù a xuâ n vậ y.
・ Mù a xuâ n tượ ng trưng cho sự ấ m á p, và ngườ i nó i thự c sự cả m
thấ y ngà y hô m nay giố ng như mộ t ngà y mù a xuâ n.
 私は女性らしい洋服(ようふく)はあまり着(き)ない。
→ Tô i hầ u như khô ng mặc quần áo nữ tính.
・ Tô i khô ng mặ c nhữ ng loạ i quầ n á o mà mọ i ngườ i đều cả m thấ y là
nữ tính (quầ n á o đặ c trưng đú ng kiểu con gá i hay mặ c)
 彼は男(おとこ)らしいね。
→ Anh ta nam tính thậ t.
・ Anh ta có nhữ ng đặ c điểm khiến ngườ i khá c cả m thấ y là đặ c
trưng củ a đà n ô ng (nam tính, cơ bắp v.v)
 彼女はいつもぎりぎり会社(かいしゃ)に間(ま)に合(あ)う、君(きみ)/
あなたらしいね。
→ Cô ấ y lú c nà o cũ ng đến cô ng ty rấ t sá t giờ , thậ t là giố ng phong
cá ch củ a anh quá .
 途中(とちゅう)であきらめるのは私らしくない。
→ Bỏ cuộ c giữ a chừ ng khô ng phả i phong cá ch củ a tô i. (Chẳ ng
giố ng tô i chú t nà o)
3. ~っぽい
① Cấu trúc: [Danh từ] っぽい/ [Động từ thể ます(bỏ ます)] っぽい
② Ý nghĩa: gần như, thiên về, gần giống (vẻ ngoài/hành động/ tính chất
giống với ai/cái gì đó)
③ Cách dùng:
a. Danh từ chỉ màu sắc + っぽい: thiên về màu sắc đó, không phải giống
hoàn toàn nhưng gần với màu đó, có cảm giác là màu đó.
 私は白(しろ)っぽい服(ふく)を着(き)ません。
→ Tô i khô ng mặ c quầ n á o mà u hơi trắ ng (thiên về mà u trắ ng/gầ n
giố ng mà u trắ ng như trắ ng ngà , hay mà u be v.v)
 この靴(くつ)は黒(くろ)っぽいね。
→ Già y này là tông màu tối nhỉ. (có thể là màu xám đậm, không
hoàn toàn là màu đen nhưng thuộc tông màu tối, gần giống màu
đen)
b. Động từ thể ます(bỏ ます) + っぽい: có xu hướng/ hay làm gì đó
 彼は忘(わす)れっぽい人だ。
→ Anh ta là ngườ i hay quên.
 会社(かいしゃ)にすごく怒(おこ)りっぽい人がいます。
→ Ở cô ng ty tôi có một người nóng tính cực kỳ (hay tức giận)
c. Danh từ + っぽい: giống như là (tính chất/ vẻ ngoài giống), có
cảm giác giống
 あの小学生(しょうがくせい)、大人(おとな)っぽい。
→ Em họ c sinh tiểu họ c kia rấ t ra dá ng ngườ i lớ n.
 この料理は油(あぶら)っぽくていやだ。
→ Mó n ă n nà y nhiều dầ u mỡ quá tô i khô ng thích.
 これは水(みず)っぽい茶(ちゃ)ですね。
→ Trà nà y nhạ t như nướ c nhỉ.
 彼は子どもっぽいです。
→ Anh ta tính trẻ con.
*「~っぽい」 khác với 「~みたい」 ở chỗ 「~っぽい」 thường chỉ so sánh hai
người/vật có tính chất tương tự như nhau, gần với nhau còn 「~みたい」 có thể
so sánh cả hai người/vật không liên quan gì đến nhau.
1. うそみたいな話: Chuyện như đùa (nhưng thực ra là sự thật)
2. うそっぽい話: Chuyện nghe giống đùa hơn là thật (khả năng không có thật là cao)

1. 太陽(たいよう)みたいな女: Cô gái tỏa sáng như mặt trời


2. 太陽っぽい女: Cách dùng sai vì cô gái và mặt trời không có gì liên quan cả.

5. まるで ~ よう/ みたい


Trong ngữ pháp N4, chúng ta đã học cấu trúc về よう/ みたい mang ý nghĩa là
“giống như, có vẻ như, dường như”. Xem lại và cách chia động từ và phần so sánh
chi tiết 2 mẫu này tại đây.
Khi thêm まるで vào mẫu câu này, nó mang nghĩa là “cứ như thể là“.
Ví dụ:
① 合格(ごうかく)した。まるで夢(ゆめ)のようだ。
→ Đỗ rồi! Cứ như là mơ vậy!

② 彼の日本語はまるで日本人が話しているみたいに聞こえる。
→ Tiếng Nhật của anh ấy nghe cứ như là người Nhật nói vậy.

③ 田中さんは歌がじょうずですね。まるで歌手のようです。
→ Tanaka hát hay nhỉ. Cứ như là ca sĩ ấy.

④ 鳥取(とっとり)にある砂丘(さきゅう)はまるで砂漠(さばく)みたいです。
→ Đồi cát ở Tottori cứ như là sa mạc vậy.

⑤ 彼女が作ったハンバーグはとても美味しかった。まるでレストランみたいなハンバーグだ。
→ Món thịt viên hamburger mà cô ấy làm rất ngon. Cứ như là hamburger ở nhà
hàng vậy.

⑥ あの二人はまるで兄弟(きょうだい)のようによく似(に)ている。
→ Hai người kia giống nhau cứ như hai anh em vậy.

6. ~ように、~ような
Ở trình độ N4, chúng ta đã học mẫu câu 「 ようになった」và ように chi mụ c đích.
Trong bài này chúng ta sẽ học thêm cách dùng khác của ように.
Cấu trúc 1: [Danh từ] + の + ように/ [Động từ thể thường (普通形)] + よ
うに
→ Ý nghĩa: Theo như/ Như … . Dùng để bắt đầu một lời giải thích.
Ví dụ:
① 皆様(みなさま)ご存じのように、試験(しけん)の内容(ないよう)が変(か)わりま
す。
→ Như mọi người đã biết, nội dung bài kiểm tra sẽ thay đổi.
・ ご存じ(ぞんじ)のように: như đã biết
② ここに書いてあるように、今度の木曜日、授業(じゅぎょう)は午前中(ごぜんちゅう)
だけです。
→ Như đã viết ở đây, thứ năm này sẽ chỉ có lớp học vào buổi sáng.
③ 前にお話ししたように、来年(らいねん)から授業料(じゅぎょうりょう)が値(ね)上
(あ)がりします。
→ Như tôi đã nói/thông báo trước đây, kể từ năm sau, học phí sẽ tăng lên.
・ 授業料: học phí、 値上がる(ねあがる): tăng lên
④ この図(ず)のように、ウェブサイトを作ってください。
→ Hãy tạo website theo bản vẽ này.
⑤ 田中さんが言ったように、明日の会議(かいぎ)は 9 時に始まります。
→ Theo như anh Tanaka nói thì buổi họp ngày mai bắt đầu lúc 9 giờ.

Cấu trúc 2: [Động từ thể từ điển/ thể ない] + ように (しましょう/ しなさい/
してください)
→ Ý nghĩa: Hãy/ Đừng …, thể hiện một yêu cầu, đề nghị mà
người nghe có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải thực hiện
Ví dụ:
① 明日はもっと早く来るように。-わかりました。
→ Ngày mai hãy đến sớm hơn. ー Vâng tôi biết rồi.
② ここで、たばこを吸(す)わないように。
→ Xin đừng hút thuốc ở đây.
③ 寝(ね)る前に甘(あま)いものを食べないように。
→ Đừng ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
④ 健康(けんこう)のために、野菜(やさい)を食べるようにしましょう。
→ Để khỏe mạnh thì hãy ăn rau nào!
* Trong cấu trúc này, đằng sau ように có thể dùng những động từ như 
「言う」 (nói, bảo),「頼む」 (yêu cầu, nhờ vả), 「注意する」 (nhắc nhở, lưu
ý) biểu thị lời trích dẫn gián tiếp một yêu cầu hay đề nghị.
① 田中さんに、私の部屋に来るように言ってください。(=「来てくださいと言って」
→ Hãy bảo anh Tanaka đến phòng tôi.

② 妻(つま)に、家ではたばこを吸わないように言われています。(=「吸わないで」と
言われています」
→ Tôi bị vợ bảo là không được hút thuốc ở nhà.

③ 山田さんがジョンさんに英語を見てくれるように頼(たの)んでいる。
→ Yamada đã nhờ John xem hộ bài tiếng Anh.

④ お母さんにショートパンツをはいて学校へ行かないように注意(ちゅうい) された。
→ Tôi bị mẹ nhắc là không được mặc quần soóc đến trường.

Cấu trúc 3: [V ます/ ません/ れます] + ように


→ Ý nghĩa: Diễn đạt hy vọng, điều ước, lời chúc
Ví dụ:
① 合格(ごうかく)しますように。
→ Tôi hy vọng là sẽ đỗ (kì thi)
② 母の病気が治(な)りますように。
→ Mong là mẹ tôi sẽ khỏi bệnh.
③ インフルエンザにかかりませんように。
→ Hy vọng tôi sẽ không bị cúm.
④ あなた無事(ぶじ)に家に帰れますように。
→ Mong anh sẽ về đến nhà an toàn.
⑤ このパーティーに、ぜひ出席(しゅっせき)いただけますように。
→ Tôi hy vọng là anh/chị có thể tham gia buổi tiệc này.
⑥ 皆さんお元気でありますように。
→ Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.
Cấu trúc 4: [Danh từ] + の / [Độ ng từ thể thườ ng (普通形)] + ような + 
[Danh từ ]
Ý nghĩa: Cái gì đó giống như … (so sánh). 「ような」 có thể thay bằng 「みたい
な」 (ít lịch sự hơn). Khi dùng 「みたいな」 thì khô ng thêm の sau danh từ.
Ví dụ:
① お茶のような甘くない飲み物が飲みたい。
→ Tôi muốn uống đồ uống gì đó không ngọt, giống như trà ấy.
② 毎日遅(おそ)くまで仕事をするような生活(せいかつ)は、大変(たいへん)です。
→ Cuộc sống mà kiểu như ngày nào cũng phải làm việc muộn thì thật là khổ sở.
③ 彼女みたいな/のような人と結婚(けっこん)したい。
→ Tôi muốn lấy người như cô ấy.
④ それは夢(ゆめ)みたいな/ のような 話だ。
→ Đó là một câu chuyện giống như mơ.
Cấu trúc 5: Thể thường (ふつう) + ように + 感じる/ 見える/ 思う
Ý nghĩa: “Cảm thấy như là/ trông có vẻ như là … “, mẫu câu thể hiện cảm giác,
tâm trạng chủ quan của người nói một cách nhẹ nhàng, gián tiếp.
Ví dụ:
① 彼は大学を卒業(そつぎょう)してから、少し変(か)わったように感(かん)じる。
→ Từ khi anh ấy tốt nghiệp đại học, tôi cảm thấy hình như anh ấy có chút thay
đổi.

② この服(ふく)を着(き)ると、太(ふと)っているように見える。
→ Mặc bộ này vào trông tôi có vẻ béo.

③ こちらの色のほうがいいように思いますが…。
→ Tôi nghĩ màu này có vẻ được hơn.

7. ~ ようとする/ ようとしない
Ở trình độ N4, chúng ta đã học mẫu câu 「ようと思う」diễn tả ý định làm việc gì
đó. Trong bài này chúng ta sẽ học tiếp hai mẫu câu khác với 「ようと」đó là 「ようとす
る」và 「ようとしない」
1. ようとする
① Cấu trúc: [Động từ thể ý chí] + ようとする/ようとしている/ ようとした
② Ý nghĩa: Diễn tả cố gắng, nỗ lực làm gì đó hoặc ý định làm gì đó nhưng
không phải là mục tiêu ở tương lai xa mà là hành động trong khoảnh khắc (vừa
mới định bắt đầu làm gì đó). Khi dùng thì quá khứ (ようとした) thường diễn đạt ý
định cố gắng làm gì đó nhưng kết quả không như ý muốn. Khi dùng dạng tiếp diễn
(ようとしている)thì có ý nghĩa diễn đạt một điều gì đó sắp bắt đầu. Mẫu câu này ít
dùng ở thì hiện tại (ようとする)
③ Câu ví dụ:
 電車に乗(の)ろうとしたときに、ドアが閉(し)まって、乗(の)れなかった。
→ Lúc tôi đang định lên tàu thì cửa đóng lại, thế là không lên được nữa.

 先生の質問(しつもん)に答(こた)えようとしたが、急(きゅう)に恥(は)
ずかしくなって、何も言えませんでした。
→ Tôi đang định trả lời câu hỏi của cô giáo thì đột nhiên cảm thấy xấu hổ nên chả
nói được gì cả.

 早く寝ようとしたけど、結局(けっきょく)徹夜(てつや)した。
→ Định đi ngủ sớm mà cuối cùng lại thức cả đêm.

 あ、ポチ(犬の名前)が、あなたの靴(くつ)をかもうとしているよ。
→ Á, con Pochi (chó) đang định cắn giày của cậu kìa.

 西の空に日が沈(しず)もうとしています。
→ Mặt trời đang sắp lặn ở phía tây. (沈む: しずむ: lặn/chìm)

 花が散(ち)ろうとしています。
→ Hoa đang sắp rơi xuống. (散る: ちる: rơi)

2. ようとしない
① Cấu trúc:  [Động từ thể ý chí] + ようとしない/ようとしません
② Ý nghĩa: Không có ý định làm gì/ Không có cố gắng hay nỗ lực muốn làm gì
③ Câu ví dụ:
 彼は自分のことは何も言おうとしない。
→ Anh ta không muốn nói về bản thân.

 ジャックはどうしても私の手紙(てがみ)に返事(へんじ)を書こうとしません。
→ Dù thế nào Jack cũng không có ý định viết thư trả lời tôi.

 あの子はしかられても、決(けっ)して謝(あやま)ろうとしない。
→ Đứa bé đó dù bị mắng nhưng nhất quyết không xin lỗi. (しかる: mắng、謝る: xin
lỗi)

 彼と話しても無駄(むだ)だ。聞こうとしないから。
→ Nói chuyện với nó cũng vô ích, nó có chịu nghe đâu.

 仕事がたくさん残(のこ)っているけど、だれも何もしようとしないわね。
→ Công việc thì còn dồn lại cả đống mà chẳng ai có ý định làm gì nhỉ.
8. ~ ばいい/ ~ たらいい/ ~ といい
9. Cấu trúc: Thể điều kiện ~ば/ ~たら/ ~と + いい(です)
10.
11. Ý nghĩa: Đưa ra lời khuyên hoặc gợi ý, đề xuất.
12. Ví dụ:
13. ① 勉強したくないなら、学校をやめればいい。
14. → Nếu không thích học thì bỏ học đi cũng được.
15. ② 食べたくないなら、食べなければいい。
16. → Nếu không muốn ăn thì không ăn cũng được.
17. ③ 日本語がうまくなるには、日本人の友だちになるといいですよ。
18. → Muốn giỏi tiếng Nhật thì kết bạn với người Nhật là tốt đấy.
19. ④ 旅行(りょこう)のスケジュールは田中さんに聞けばいいよ。
20. → Muốn biết lịch trình đi du lịch thì hỏi anh Tanaka được đấy.
21. ⑤ やせるにはヨーグルトを食べたらいいです。
22. → Muốn giảm cân thì ăn sữa chua được đấy.
23. * Mẫu câu này nếu chuyển thành dạng câu hỏi 「いいですか/ い
いんですか」(hoặ c いいの? nếu dù ng trong hộ i thoạ i ít trang
trọ ng) thì sẽ mang ý nghĩa hỏi ý kiến người khác (làm thế
nào/làm gì thì tốt?)
24. ① やせるには何をたべたらいいですか。ーヨーグルトを食べたらいいよ。
25. → Muốn giảm cân thì nên ăn gì ạ? – Ăn sữa chua được đấy.
26. ② 仕事がしたんですが、学校をやめればいいですか。-いいと思いますよ。
27. → Tôi muốn đi làm thì có nên nghỉ học ở trường không? – Tôi nghĩ là
được.
28. ③ どこですしをたべたらいいの?
29. → Nên đi ăn sushi ở đâu thì ngon?

9. ~ばかり
Cấu trúc 1:
 [Danh từ] + ばかり/ ばかりだ/ ばかりで
 [Danh từ 1] + ばかりの + [Danh từ 2]
 

Ý nghĩa: Chỉ, chỉ có, chỉ toàn là


Ví dụ:
① この店のお客(きゃく)さんは、女性ばかりですね。
→ Khách của quán này chỉ toàn là nữ thôi nhỉ.

② 彼とお金の話ばかりで、疲(つか)れてきました。
→ Nói chuyện với anh ta chỉ toàn về tiền bạc nên tôi cảm thấy mệt mỏi.

③ あるものはこればかりだ。
→ Những gì tôi có chỉ thế này thôi.

④ これは砂(すな)ばかりの土地(とち)だ。
→ Đây là vùng đất chỉ toàn là cát.

⑤ 文句(もんく)ばかり言わないで、働いてください。
→ Đừng có chỉ toàn ca cẩm phàn nàn nữa, hãy làm việc đi. (文句を言う: phàn nàn,
than phiền)

Cấu trúc 2:
 [Động từ thể て] + ばかり/ ばかりだ/ ばかりの
 [Động từ thể て] + ばかりいる
Ý nghĩa: Chỉ làm gì, chỉ toàn làm gì
① 弟(おとうと)は、テレビを見てばかりいる。
→ Em trai tôi chỉ toàn xem tivi. (lúc nào cũng thế)

② 息子(むすこ)は仕事もしないで、遊んでばかりいる。
→ Con trai tôi chẳng chịu làm việc gì suốt ngày chỉ chơi bời.

③ 彼女は寝てばかりいる。
→ Cô ta chỉ toàn ngủ.

④ 親(おや)に心配(しんぱい)をかけてばかりでした/ 心配ばかりかけていました。
→ Tôi đã chỉ toàn làm cho bố mẹ lo lắng.

⑤ 相手(あいて)に 求(もと)めてばかりの人と働きたくない。
→ Tôi không muốn làm việc với những người suốt ngày chỉ toàn đòi hỏi người
khác.

Cấu trúc 3: ~ たばかりだ/ たばかりです


 [Động từ thể た] + ばかりだ/ ばかりで
 [Động từ thể た] + ばかりの + [Danh từ]
Ý nghĩa: Diễn tả hành động, sự việc gì vừa mới xảy ra.
Ví dụ:

① 日本に来たばかりです。
→ Tôi vừa mới đến Nhật.

② 産(う)まれたばかりの赤ちゃんの平均体重(へいきんたいじゅう) が 3000 グラムです。


→ Cân nặng trung bình của em bé mới sinh là 3000g.
③ さっき起きたばかりで、まだ眠(ねむ)いです。
→ Vừa mới ngủ dậy nên vẫn còn buồn ngủ.

④ あの二人は結婚したばかりです。
→ Hai người đó vừa mới kết hôn.

10. ~ さえ
Cấu trúc: [Danh từ] + (Trợ từ) さえ/ でさえ
Ý nghĩa: Ngay cả, thậm chí. Mẫu câu dùng để nhấn mạnh điều gì đó là dĩ
nhiên. 「でさえ」 mang nghĩa nhấn mạnh hơn 「さえ」

Ví dụ:
① この問題(もんだい)は小学生さえわかる。
→ Câu hỏi này thì thậm chí học sinh tiểu học cũng hiểu được.

② そんなこと、子どもでさえ知(し)っている。
→ Điều này, ngay cả trẻ con cũng biết. (でさえ = でも)

③ ひらがなさえ書けないんですから、漢字(かんじ)なんて書けません。
→ Ngay cả hiragana tôi còn không viết được, nói gì đến kanji.

④ 転勤(てんきん)の話は、まだ家族(かぞく)にさえ話していない。
→ Việc chuyển công tác tôi thậm chí còn chưa nói với gia đình.

⑤ お金がなく、パンさえ買えない。
→ Không có tiền nên ngay cả bánh mì cũng không mua nổi.

* Lưu ý: Trợ từ như が、を đượ c lượ c bỏ trong mẫ u câ u nà y.


Ví dụ: ひらがながさえ書けません hoặc  パンをさえ買えない
→ Xem thêm cấu trúc: ~さえ~ば

11. ~ さえ ~ ば
Cấu trúc 1:
 V ます + さえすれば/ さえしなければ
 V て形 + さえいれば
 い-形→ く/ な-形→ で/ 名 + で + さえあれば/ さえなければ

*** Ví dụ:
① インスタントラーメンはお湯(おゆ)をいれさえすれば、食べられる便利(べんり) な食品
(しょくひん)だ。
→ Mì ăn liền là món ăn tiện lợi chỉ cần thêm nước sôi là có thể ăn được.
② 道(みち)が込(こ)みさえしなければ、駅までタクシーで10分ぐらいだ。
→ Chỉ cần đường không đông thì đi taxi ra ga mất khoảng 10 phút thôi.

③ 交通が便利(べんり)でさえあれば、この辺(へん)も住(す)みやすいだが。。。
→ Chỉ cần giao thông thuận lợi thì khu này cũng dễ sống đấy.

④ あなたはここで待ってさえいればいいのです。
→ Cậu chỉ cần đợi ở đây là được rồi.

⑤ 建設的(けんせつてき)なご意見(いけん)でさえあれば、どんな小さなものでも大歓
迎(だいかんげい)です。
→ Chỉ cần là ý kiến mang tính xây dựng thì dù nhỏ đến mấy cũng rất hoan
nghênh.

Cấu trúc 2:  名 + さえ + V ば/ い形 → ければ/ な形・名 + なら、~


*** Ví dụ:
① 住所(じゅうしょ)さえ分かれば、地図(ちず)で探(さが)しています。
→ Chỉ cần biết địa chỉ thì tôi sẽ tìm được bằng bản đồ.

② あなたのご都合 (つごう) さえよければ、今度(こんど)の日曜日のコンサートのチケット
を買っておきます。
→ Chỉ cần anh có thể đi được thì em sẽ mua sẵn vé cho buổi hòa nhạc vào chủ
nhật lần này.

③ 体さえ丈夫(じょうぶ)なら、どんな苦労(くろう)にも耐(た)えられると思う。
→ Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì khổ mấy cũng có thể chịu đựng được.

④ あなたさえいれば、何もいらない。
→ Chỉ cần có em thì chẳng cần gì nữa.

12. ~ こそ
Cấu trúc:
 [Danh từ] + こそ
 [Nguyên nhân]~からこそ
Ý nghĩa: Mẫu câu dùng để nhấn mạnh, “chính là/ nhất định là”

Ví dụ:
① あなたこそ私が探(さが)していた人だ。
→ Em chính là người mà anh đã tìm kiếm.
② 明日こそ勉強するぞ!
→ Nhất định ngày mai tôi sẽ học!

③ これこそ私が読みたい本です。
→ Đây chính là cuốn sách tôi muốn đọc.

④ 愛情(あいじょう)があるからこそ、しかるんです。
→ Chính vì yêu nên tôi mới trách mắng.

⑤ 手伝(てつだ)ってくれたからこそ、仕事が早(はや)く出来(でき)ましたよ。
→ Chính nhờ anh giúp đỡ nên tôi mới có thể hoàn thành công việc nhanh.

⑥ アメリカに十年も住(す)んでいたからこそ、英語がうまく話せるようになった。
→ Chính vì sống ở Mỹ đến 10 năm nên tôi mới có thể nói tiếng Anh tốt.

13. ~ ところです
ところ」ở đây được hiểu là “thời điểm”. Mẫu câu này dùng để nhấn mạnh
hành động đi kèm có vị trí như thế nào với thời điểm hiện tại (sắp diễn ra, đang
diễn ra hay vừa diễn ra)
1. Cấu trúc 1: [Động từ thể từ điển] + ところだ/ ところです: Việc gì
đó sắp bắt đầu
Mẫu câu này thường dùng kèm với 「これから」、「今から」/ 「ちょうど今か
ら」
Ví dụ:
① 昼(ひる)ごはんもう食べましたか。ー いいえ、これから食べるところです。
→ Cậu đã ăn trưa chưa? ー Chưa, bây giờ tớ chuẩn bị ăn đây.

② 宿題(しゅくだい)したの?ー ちょうど今からするところですよ。
→ Đã làm bài tập chưa? ー Đang đúng lúc chuẩn bị làm đây.

③ 山田さん、お客様(きゃくさま)にメールをもう送りましたか。-あ。。。今から送るところ
です。
→ Yamada, anh đã gửi mail cho khách hàng chưa? ー À… tôi gửi ngay bây giờ đây.

2. Cấu trúc 2: [Động từ thể ている] + ところだ/ ところです: Việc gì đó


đang diễn ra
Mẫu câu này thường dùng kèm với 「いま」
Ví dụ:
① 故障(こしょう)の原因(げんいん)がわかりましたか。- いいえ、今 調(しら)べてい
るところです。
→ Anh đã tìm ra nguyên nhân hỏng chưa? ー Chưa, bây giờ tôi đang xem/kiểm
tra đây.

② 何しているの? -君(きみ)のことを考えているところだよ。
→ Anh đang làm gì đấy? ー Anh đang nghĩ về em đấy.

③ 彼、まだ戻(もど)ってないの?ー今 戻っているところですって。
→ Anh ấy vẫn chưa về à?  ー Anh ấy vừa nói là đang trên đường quay về.

*「って」là cá ch nó i ngắ n củ a 「と言いました」


3. Cấu trúc 3: [Động từ thể た] + ところだ/ ところです: Việc gì đó vừa
mới kết thúc.
Mẫu câu này thường đi với phó từ 「たった今」
Ví dụ:
① たった今バスが出たところです。
→ Xe buýt vừa mới chạy xong.

② 渡辺(わたなべ)さんはたった今帰ったところです。
→ Chị Watanabe vừa mới về xong.

③ たった今空港(くうこう)に着(つ)いたところだ。
→ Tôi vừa mới đến sân bay.

* Phân biệt 「~たところだ」 và 「~たばかりだ」 (Xem lại cách dùng của


「ばかり」 tại đây)
Hai mẫu câu  này đều diễn đạt hành động gì đó vừa mới xảy ra nhưng 「~たとこ
ろだ」nhấn mạnh thời điểm đó thực sự là chỉ “vừa mới” còn 「~たばかりだ」diễn
đạt thời điểm cách hiện tại chưa lâu, theo cảm nhận của người nói. Nói cách khác,
khoảng thời gian “chưa lâu” này dài ngắn ra sao chủ yếu là do quan điểm của
người nói, không hoàn toàn phụ thuộc vào mốc thời gian cụ thể.
Ví dụ:
① たった今昼ごはんを食べたところです。
→ Tôi vừa mới ăn trưa xong. (Thời điểm ăn xong thực sự chỉ là cách đây vài phút)

② さっき昼ごはんを食べたばかりです。
→ Tôi vừa ăn trưa lúc nãy. (Thời điểm này có thể là cả tiếng trước)

③ 木村さんはこの会社に入ったばかりです。
→ Chị Kimura vừa mới vào công ty này. (Có thể là cách đây mấy hôm cũng có thể
là từ tháng trước)

* Cả 「ところ」và 「ばかり」đều đượ c coi như danh từ nên có thể sử dụ ng


như mộ t danh từ trong cá c cấ u trú c khá c nhau.
Ví dụ:
① もしもし、田中さんですが、今いいでしょうか。- すみません、今から出かけるところなん
です。
→ Alo, tôi là Tanaka đây, bây giờ anh có thời gian không? ー Xin lỗi, bây giờ tôi sắp
phải đi có việc.

② ちょうど今からお風呂(おふろ)に入るところで、玄関(げんかん)のベルが鳴(な)った。
→ Vừa đúng lúc chuẩn bị đi tắm thì chuông cửa reo.

③ デートをしているところを、上司に見られた。
→ Đang lúc đi hẹn hò thì bị sếp nhìn thấy.

④ このビデオは先週 買ったばかりなのに、調子(ちょうし)がおかしいです。
→ Cái máy video này mới mua tuần trước mà đã trục trặc rồi.

⑤ ご飯を食べたばかりなので、眠(ねむ) くなった。
→ Vừa mới ăn cơm xong nên thấy buồn ngủ rồi.

* 「たところ」còn diễn đạt ý “khi làm gì xong thì kết quả là …”


① 近所(きんじょ)の人に聞いてみたところ、その病院はいつも込んでいるそうだ。
→ Vừa hỏi thử mấy người hàng xóm thì thấy bảo là bệnh viện đó lúc nào cũng
đông.

② 結婚(けっこん)を申し込んだところ、断(ことわ)られてしまった。
→ Vừa cầu hôn xong thì đã bị từ chối.

* Động từ thể từ điển + ところだった: Suýt nữa thì…


Mẫu câu này thường dùng kèm với các cum từ như 「もう少しで/もうちょっとで
~ところだった」 (suýt chút nữa thì … ) hoặc 「危(あぶ)なく~ところだった」 
(gần như, suýt … )
① もう少しで遅刻(ちこく)するところだった。
→ Suýt chút nữa thì bị muộn.

② あた少しで合格(ごうかく)するところだったのに…。
→ Chỉ còn chút nữa thôi là đỗ rồi vậy mà …

14. ~ べきだ/ べきではない


Cấu trúc:
 [Động từ thể từ điển] + べきだ/ べきではない。
 [Tính từ -na (bỏ な)] + である + べきだ/ べきではない。
*する → すべきだ/ すべきではない
Ý nghĩa: Mẫu câu diễn đạt việc nên/ không nên làm gì đó.
Ví dụ:
① 学生はもっと勉強すべきだ。
→ Học sinh nên học nhiều hơn.

② 電車の中では、若者(わかもの)はお年寄りに席を譲(ゆず)るべきです。
→ Ở trên tàu thì người trẻ tuổi nên nhường chỗ cho người già.

③ そんな大声(おおごえ) で話すべきではない。
→ Anh/ chị không nên nói lớn tiếng như vậy.

④ 無断(むだん)で欠席(けっせき)すべきではない。
→ Anh/chị không nên tự ý vắng mặt mà không thông báo.

⑤ 約束(やくそく) は守(まも) るべきだ。


→ Bạn nên giữ lời hứa.

⑥ おもちゃはまず安全(あんぜん)であるべきだ。
→ Đối với đồ chơi thì điều đầu tiên là cần phải an toàn.

⑦ あなたはもっと理性的 (りせいてき) であるべきだ。
→ Anh cần phải có lý/có chừng mực hơn.

15. ~ てしょうがない
Cấu trúc: 
 [Động từ thể て] + しょうがない/ 仕方(が) ない
 [Tính từ -i → くて] +  しょうがない/ 仕方(が) ない
 [Tính từ -な → で] +  しょうがない/ 仕方(が) ない
 [V たい→ たくて] +  しょうがない/ 仕方(が) ない
Ý nghĩa: Diễn tả cảm xúc mạnh đến mức không kiềm chế được, không chịu nổi,
không thể không nghĩ đến

Ví dụ:
① かわいてしょうがない。
→ Khát chết mất/ Khát không chịu nổi.
② 試合の結果が気になってしょうがない。
→ Tôi không thể không nghĩ mãi về kết quả trận đấu.
③ さびしくてしょうがない。
→ Cô đơn không chịu nổi.
④ 今日は寒くてしょうがない。
→ Hôm nay lạnh không chịu được.
⑤ 冷たいものを飲みたくてしょうがない。
→ Muốn uống cái gì đó lạnh lạnh quá đi mất.
⑥ たばこの煙(けむり)は私にはいやでしょうがない。
→ Tôi cực kỳ ghét khói thuốc/ ghét không chịu được.

16. ~ て・でたまらない/ ならない


Cấu trúc:
 [Tính từ -i → くて] + たまらない/ ならない
 [Tính từ -na/ Danh từ → で] + たまらない/ ならない
 [Động từ thể て] + たまらない/ ならない
 [V たい→ たくて] + たまらない/ ならない
Ý nghĩa: Diễn tả cảm xúc mạnh đến mức không kiềm chế được, không chịu nổi,
không thể không nghĩ đến (tương tự 「てしょうがない」)

Ví dụ:
① エアコンを使えないと、暑くてたまらない。
→ Nếu không thể dùng điều hòa thì nóng không chịu nổi.

② そのドラマの続きが知りたくてたまらない。
→ Hóng phần tiếp của phim này quá đi mất.

③ 遠くに住んでいる母のことが心配でならない。
→ Tôi luôn lo lắng về người mẹ đang sống ở xa.

④ となりの家の様子(ようす)が気になってならない。
→ Muốn biết tình hình căn nhà bên cạnh quá đi mất.

⑤ 彼女に会いたくてたまらない。
→ Nhớ cô ấy không chịu được.

⑥ この料理はまずくてならない。
→ Món này chán không chịu được.

17. ~ つもりだったのに
Cấu trúc:
 [ふつう]  +  つもりだったのに 
  [Tính từ -na  な/ Danh từ  の] + つもりだったのに 
Ý nghĩa: Có ý định làm gì, nghĩ là đã làm gì nhưng kết quả/ sự thật lại không
như thế.
Ví dụ:
① 小さい声のつもりだったのに、「うるさい」と言われてしまった。
→ Tôi định nói nhỏ thôi nhưng lại bị nói là “ồn ào quá/ im đi”.

② 窓(まど)を閉めたつもりだったのに、帰ったら窓が開(ひら) いていた。
→ Tôi nghĩ là đã đóng cửa sổ rồi nhưng lúc về nhà lại thấy cửa sổ đang mở.

③ 今日中(きょうじゅう)に宿題をするつもりだったのに、できなかった。
→ Tôi đã định làm bài tập trong hôm nay nhưng lại không thể.

④ 彼女と一緒に出かけるつもりだったのに、忙しすぎてできなかった。
→ Đã định là đi chơi với cô ấy nhưng bận quá không thể đi được.

⑤ 彼に電話するつもりだったのに。。。
→ Tôi đã định gọi điện cho anh ấy rồi, nhưng … (vì lý do nào đó không làm được)

18. ~ ため (に)
Ở phần ngữ pháp N4, chúng ta đã học cấu trúc 「ために」với ý nghĩa chỉ mục
đích (ôn lại tại đây). Trong bài này, chúng ta sẽ học một cách dùng khác của 「た
めに」, với ý nghĩa chỉ nguyên nhân.

Cấu trúc:
 [ふつう] + ため (に)/ ためだ。
 [Tính từ-na な/ Danh từ の] + ため (に)/ ためだ。
Ý nghĩa: Bởi vì, do (nguyên nhân). Về mặt ý nghĩa thì tương tự như 「ので/
から」, nhưng về sắc thái thì trang trọng hơn, thường dùng trong văn viết, trong
hội thoại lịch sự hoặc trong các thông báo. Nguyên nhân được nêu ra trong vế
trước 「ため」thường dẫn đến kết quả không tốt.
* そのため(に): Vì lý do/ nguyên nhân đó/ vì thế nên ….
Ví dụ:
① 雪が降ったため(に)、電車が遅れた。
→ Vì tuyết rơi nên tàu đến muộn.
② 読み方も一つだけではないため、漢字が苦手だと言う学習者もいます。
→ Vì kanji không chỉ có một cách đọc nên nhiều người học nói là họ kém về
khoản kanji.
③ 会議が延期(えんき)されたのは、社長の体調が悪いためだ。
→ Cuộc họp bị hoãn là do sức khỏe của giám đốc không tốt.
④ ただ今、品川駅で人身事故(じんしんじこ)が起こったため、電車が止まっ
ております。
→  Hiện giờ, tại ga Shinagawa đã xảy ra tai nạn liên quan đến con người nên tàu
đang tạm dừng lại.
⑤ 数学(すうがく)の点数(てんすう)が悪かったために、合格できなかった。
→ Vì điểm thi môn toán không tốt nên tôi đã bị trượt.
⑥ 事故があった。そのため(に)、遅れている。
→ Vì gặp tai nạn nên tôi đã đến muộn.

⑦ 留学するつもりだ。そのためにバイトして、お金をためている。

→ Tôi định sẽ đi du học. Vì vậy nên tôi đi làm thêm để tiết kiệm tiền.

* Lưu ý:
① Vế sau của 「ため」không sử dụng câu mang ý nghĩa đánh giá, yêu cầu, ra
lệnh hay ý chí.
(×) 大雨のために、今日の遠足(えんそく) は中止でしょう。 (Trời mưa to nên
chắc là chuyến tham quan sẽ bị hủy)
(×) 大雨のために、傘を持っていきなさい。(Trời mưa nên hãy mang theo ô đi)
(×) 熱が出たために、学校を休ませてください。 (Em bị sốt nên xin phép cho
em nghỉ học ạ)
(×) 熱が出たために、学校を休もうと思う。(Vì bị sốt nên tôi định là sẽ nghỉ
học)
② Vế trước 「ため」nếu có chủ ngữ sẽ đi kèm với trợ từ 「が」. Chủ ngữ của
vế trước và vế sau 「ため」có thể khác nhau.
 子供が熱を出したため、仕事をやすんだ。Vì con sốt nên tôi nghỉ làm.

19. ~ がる
Ở phần ngữ pháp N5, chúng ta đã học cách diễn đạt bản thân mình muốn làm gì
với cấu trúc 「たいです」(ôn lại tại đây). Trong bài này, chúng ta sẽ học cách diễn
đạt ước muốn của người khác (người thứ ba).
1. Cấu trúc: [Chủ ngữ] は/ が + V ます + た + がる/ がっている。
* Chủ ngữ ở đây phải là ngôi thứ ba (không phải “tôi” hay “bạn”)
Ý nghĩa: Ai đó muốn làm gì.
Cách cấu tạo động từ:  V ます +  たい → V V ます +  たがる.
 食べたい → たべたがる、飲みたい → 飲みたがる、行きたい → 行きた
がる
Câu ví dụ:
① うちの娘 (むすめ) が 留学したがる。
→ Con gái tôi muốn đi du học.

② 彼はいつも私の給料(きゅうりょう)の額(がく)を知りたがっている。
→ Hắn ta lúc nào cũng muốn biết số tiền lương của tôi.

③ 妹(いもうと)はその馬(うま)に乗りたがっている。
→ Em gái tôi muốn cưỡi con ngựa đó.

④ 両親は学校で何が起きたのか話したがっていた。
→ Bố mẹ tôi muốn nói chuyện về những gì xảy ra ở trường.
⑤ 彼女は Tom Cruise のような人と結婚したがる。
→ Cô ấy muốn kết hôn với người như Tom Cruise.

2. Thể phủ định: たがる → たがらない: Ai đó không muốn ~


Ví dụ:
① 彼らはどうして離婚(りこん)したのか言いたがらなかった。
→ Họ không muốn nói về việc tại sao lại ly hôn.

② 子供が塾(じゅく)に行きたがらない。
→ Con tôi không muốn đến lớp học luyện thi.

③ 彼女は事実(じじつ)を認(みと) めたがらない。(認める: みとめる: chấp nhận, xác


nhận)
→ Cô ấy không muốn chấp nhận sự thật/ hiện thực.

3. Cấu trúc: たがる + Danh từ


① 寮(りょう) に住みたがっている学生が多い。
→ Nhiều sinh viên muốn ở trong kí túc xá.

② これは子供が見たがっていたアニメ映画です。
→ Đây là bộ phim anime mà con tôi đã luôn muốn xem.

③ 最近 (さいきん)、結婚したがらない女性が多いです。
→ Gần đây có nhiều phụ nữ không muốn kết hôn.

* Lưu ý: 「たがる」dùng để diễn đạt ý muốn của người thứ ba khi mà ta đã
biết chắc chắn là họ muốn như thế. Ngược lại, nếu như chỉ là suy đoán hoặc
cảm thấy là họ muốn làm như vậy thì nên dùng một trong các cách sau:
① 彼女はハワイに行きたいと言っている。 Cô ấy nói là muốn đi Hawaii.
② 彼女はハワイに行きたそうだ。Có vẻ như cô ấy muốn đi Hawaii.
③ 彼女はハワイに行きたいらしい。Nghe nói cô ấy muốn đi Hawaii.

20. ~ てほしい
Cấu trúc: (Chủ ngữ は) +(人に) + V て + ほしい(です)
Ý nghĩa: Thể hiện ý muốn ai đó làm gì.

Ví dụ;
① 父にたばこをやめてほしいです。
→ Tôi muốn bố bỏ thuốc lá.
② 彼女に日本語の勉強を続けてほしいです。
→ Tôi muốn cô ấy tiếp tục học tiếng Nhật.

③ 前の彼氏(かれし) にしあわせになってほしい。
→ Tôi muốn anh người yêu cũ được hạnh phúc.

④ 祖母(そぼ)に若(わか) いころの話をしてほしいです。
→ Tôi muốn bà kể chuyện thời trẻ.

⑤ 彼は、多くの人に着物(きもの) の良さを知ってほしいと言っている。
→ Anh ta nói rằng muốn nhiều người biết đến sự tuyệt vời của kimono.

* Thể hiện yêu cầu, nhờ vả với mẫu 「~てほしいんですが/ てほしいんだけ


ど」
① ペンを貸(か) してほしいんですが。
→ Làm ơn cho tôi mượn cái bút.

② 掃除(そうじ)をしてほしいんだけど。
→ Dọn dẹp giúp mình được không?

③ たばこをやめてほしいんだけど。
→ Bố bỏ thuốc đi được không?

* Lưu ý: 「~てほしい」thể hiện ý muốn khá mạnh nên chỉ dùng để nói với bạn
bè, gia đình và những người thân thiết. Khi muốn yêu cầu, hay nhờ vả người khác
một cách lịch sự thì dùng các cấu trúc đã học như ~てくれませんか、~てくださ
い、~ていただけませんか v.v
* Xem các mẫu câu khác liên quan đến việc thể hiện ý muốn: ~たいで
す và ~がる

21. ~ うちに
Cấu trúc:
 [Động từ(辞書形/ている形/ない形) ] +うちに
 [Tính từ-i/ Tính từ-na + な] +うちに
 [Danh từ] + の +うちに
Ý nghĩa: Trong lúc, trong khi, trước khi điều gì đó xảy ra thì ~

Ví dụ:
① 若いうちに勉強しておきなさい。
→ Trong lúc còn trẻ thì hãy học đi.
② 雨が降(ふ) らないうちに帰(かえ) りましょう。
→ Trước khi trời mưa thì hãy về nhà thôi.

③ 日本にいるうちに富士山(ふじさん) に登(のぼ) りましょう。


→ Trong khi còn ở Nhật thì hãy leo núi Phú Sĩ đi.

④ 元気なうちに海外旅行しようと思っています。
→ Tôi sẽ đi du lịch nước ngoài khi còn khỏe mạnh.

⑤ 熱いうちに早く食べましょう。
→ Hãy ăn ngay khi còn nóng.

⑥ 気がつかないうちに、30 歳になった。
→  Trước khi kịp nhận ra thì đã bước sang tuổi 30 rồi.

⑦ クーポンの有効期限 (ゆうこうきげん) が切(き) れないうちに使ってください。


→ Hãy dùng phiếu giảm giá (coupon) trước khi hết hạn.

⑧ 20 代(にじゅうだい) のうちに、やりたいことをやりましょう。


→ Trong độ tuổi 20 hãy làm những gì mình thích đi.

22. ~ あいだ、~ あいだに


Cấu trúc 1:
 V ている + あいだ
 Tính từ -i/ Tính từ-na な + あいだ
 Danh từ + の + あいだ
Cấu trúc 2:
 V る/ V ている/ V ない + あいだに
 Tính từ -i/ Tính từ-na な + あいだに
 Danh từ + の + あいだに
*** Phân biệt ý nghĩa của 「あいだ」và 「あいだに」
「あいだ」nghĩa là trong suốt một khoảng thời gian nào đó, sự việc hay hành
động gì diễn ra liên tục từ đầu đến cuối giai đoạn. Còn 「あいだに」nghĩa là trong
giới hạn một khoảng thời gian nào đó (nhưng trước khi thời gian đó kết thúc), có
một sự việc, hay hành động gì đó mang tính khoảnh khắc xảy ra, không phải là
hành động diễn ra liên tục.

Ví dụ:
① 夏休みのあいだ、弟(おとうと)は毎日プールで泳いでいた。
→ Trong suốt thời gian nghỉ hè, em trai tôi ngày nào cũng đi bơi ở bể bơi.

② 雨が降っているあいだ、喫茶店(きっさてん)で雨が止(や)むのを待っていた。
→ Trong khi trời mưa, tôi đã ngồi suốt ở quán cà phê để chờ mưa tạnh.

③ 私は長い間(ながいあいだ)彼女を待っていた。
→ Tôi đã đợi cô ấy lâu rồi.

④ 彼は日本にいるあいだ 、ずっと横浜(よこはま)に住んでいました。
→ Trong suốt thời gian ở Nhật, anh ấy sống ở Yokohama.

⑤ お風呂(おふろ) に入っているあいだに、地震(じしん)があった。
→ Trong khi đang tắm thì có động đất.

⑥ この新聞(しんぶん)は電車を待っているあいだに、買った。
→ Tờ báo này là tôi đã mua trong khi đợi tàu.

⑦ 長い間に街がすっかり変わってしまった。
→ Trong một thời gian dài, con phố đã thay đổi hoàn toàn.

⑧ 夏休みのあいだに練習しておいてくださいね。
→ Hãy luyện tập trong thời gian nghỉ hè nhé.

⑨ 日本にいるあいだに、一度富士山(ふじさん)に登(のぼ)ってみたい。
→ Trong thời gian ở Nhật tôi muốn thử leo núi Phú Sĩ một lần.

⑩ 知らない間に、こんな時間になっていた。
→ Đã đến giờ này từ lúc nào không biết.

⑪ 子供が寝ている間に洗濯をしました。

→ Trong khi con ngủ, tôi đã giặt đồ.

*** Phân biệt 「あいだに」và 「うちに」(xem lại bài うちに)


1. Hai mẫu câu này đều có nghĩa là “trong lúc, trong khi”, diễn tả một sự việc
hay hành động gì đó xảy ra trong khoảng thời gian đó, nhưng về sắc thái ý nghĩa
thì có một số điểm khác biệt như sau:
① Đối với những khoảng thời gian mà có thể xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết
thúc thì thường dùng 「あいだに」 hơn là 「うちに」
 この新聞(しんぶん)は電車を待っているあいだに/ うちに、買った。Tờ bá o
nà y là tô i đã mua trong khi đợ i tà u.
→ Khoảng thời gian đợi tàu có thể xác định rõ lúc bắt đầu và kết thúc nên 「あいだ
に」 phù hợp hơn.

 1 時と 2 時のあいだに/ うちに、来てください。Hã y đến và o khoả ng từ 1


giờ đến 2 giờ .
→ Khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ có xác định rõ ràng nên 「うちに」 không phù
hợp.

 長い間に/ 長いうちに街がすっかり変わってしまった。Trong mộ t thờ i
gian dà i, con phố đã thay đổ i hoà n toà n.
→ Người nói nhận thức rõ được khoảng thời gian này là dài nên 「うちに」 không phù
hợp.

 若いうちに/ ?あいだに勉強しておきなさい。Trong lú c cò n trẻ thì hã y


họ c đi.
→ ”Trong lúc còn trẻ” là khoảng thời gian không rõ ràng, nên dùng 「うちに」sẽ tự
nhiên hơn (mặc dù dùng 「あいだに」trong câu này cũng không hoàn toàn sai)

② 「うちに」thường bao hàm ý nghĩa là “nếu trong khoảng thời gian đó mà


không làm thì sẽ muộn mất, có thể sẽ không có cơ hội hay khả năng làm
việc đó nữa” còn 「あいだに」không bao hàm ý nghĩa đó, mà chỉ đơn giản nói về
1 hành động hay sự việc làm/ nên làm trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ:

 熱いうちに/ あいだに早く食べましょう。Hã y ă n ngay khi cò n nó ng.


→ Nếu mà hết nóng rồi thì ăn không còn ngon nữa. Vì bao hàm ý này nên 「うち
に」phù hợp hơn 「あいだに」

 雨が降(ふ) らないうちに/ あいだに帰(かえ) りましょう。Trướ c khi trờ i


mưa hã y về nhà thô i.
→ Nếu trời mưa rồi thì việc đi về sẽ khó khăn nên trong khi trời còn chưa mưa thì
hãy về thôi. Chính vì bao hàm ý nghĩa này nên 「うちに」phù hợp hơn 「あいだに」

 忘れないうちに/ あいだにメモしておこう。Hã y ghi lạ i đi trước khi quên.


→ Nếu quên rồi thì không có ý nghĩa gì nữa nên trong khi chưa quên hãy ghi lại
đi. Chính vì bao hàm ý nghĩa này nên 「うちに」phù hợp hơn 「あいだに」

* Động từ thể ない thường đi với 「うちに」 bao hàm ý nghĩa “trước khi điều gì đó
xảy ra/ trong khi điều gì đó còn chưa xảy ra” và với ý nghĩa này thì hầu như không
dùng với 「あいだに」
 若いうちに/ あいだに勉強しておきなさい。Trong lú c cò n trẻ thì hã y họ c
đi.
→ 「若いうちに」thể hiện ý là “giờ còn trẻ mà không học thì khi già hơn sẽ không kịp,
có thể hối hận đấy” còn 「若いあいだに」chỉ đơn giản là diễn tả “trong khi còn trẻ”.

23. ~ たびに
Cấu trúc: [Động từ thể từ điển/ Danh từ + の] + たびに
Ý nghĩa: “Cứ mỗi khi, mỗi lần…, là…”
Ví dụ:
① コンビニへ行くたびに、つい買いすぎてしまう。
→ Cứ lần nào đi ra konbini là lại vô tình mua quá tay.
② 最近、試合のたびに、けがをしているので、気をつけよう。
→ Gần đây trận đấu nào cậu cũng bị thương nên hãy cẩn thận nhé.

③ 歩くたびに腰(こし)が痛くなって、動(うご) けなくなる。
→ Cứ mỗi khi đi bộ là hông lại đau, không thể di chuyển được.
④ 人は失敗(しっぱい)するたびに成長(せいちょう)していく。
→ Con người ta cứ mỗi lần thất bại là sẽ trưởng thành hơn.
⑤ テストで悪い点をとるたびに、「もっと頑張ろう」と思った。
→ Mỗi khi bị điểm kém trong kì thi là tôi lại nghĩ “Hãy cố gắng hơn”.
⑥ この本を読むたびに、彼のことを思い出す。
→ Mỗi lần đọc cuốn sách này tôi lại nhớ đến anh ấy.
⑦ 山田さんは会うたびに髪型(かみがた)が違(ちが)う。
→ Cứ lần nào gặp Yamada là cậu ấy lại có kiểu tóc khác.

24. ~ 最中に
Cấu trúc:  V ている/ Danh từ + の + 最中(に)(さいちゅうに)
Ý nghĩa: “Đúng lúc đang, ngay giữa lúc đang …” (thường là có sự việc bất
ngờ, ngoài dự đoán xảy ra)

Ví dụ:
① シャワーを浴(あ)びている最中に、客(きゃく)が来た。
→ Đúng lúc đang tắm thì có khách đến.

② 引っ越し(ひっこし)の最中に雨が降り出した。
→ Đúng lúc đang chuyển nhà thì trời đổ mưa.

③ 会議の最中に停電(ていでん)になった。
→ Đúng lúc đang họp thì mất điện.

④ 人が話している最中に口を挟(はさ)まないでください。
→ Đừng có nói xen vào lúc người khác đang nói.

⑤ 彼はスピーチの最中に気が失(うしな)った。
→ Giữa lúc đang thuyết trình thì anh ấy bị ngất.
⑥ 今は食事の最中だから、タバコは遠慮(えんりょ)したほうがいいですよ。
→ Bây giờ tôi đang ăn cơm nên anh đừng nên hút thuốc.

⑦ 食事の最中に友だちが訪(たず)ねてきた。
→ Đúng lúc đang ăn cơm thì bạn đến thăm.

25. ~ から ~ にかけて
Cấu trúc: [Danh từ] + から + [Danh từ] + にかけて (Danh từ ở đây là
thời gian hoặc địa điểm)
Ý nghĩa: Từ… đến…/ Trong suốt …, chỉ phạm vi của thời gian hoặc không
gian

Ví dụ:
① このブドウは、8 月から 9 月にかけて収穫(しゅうかく)されます。
→ Nho này được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 9.

② あすは、北海道 (ほっかいどう) から東北地方 (とうほくちほう) にかけて、強い風が吹(ふ)くで


しょう。
→ Dự báo ngày mai sẽ có gió mạnh trong khu vực từ Hokkaido đến vùng Tohoku.

③ 2 月から 4 月にかけて花粉(かふん)が飛(と)ぶそうです。

→ Suốt từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ là mùa phấn hoa.

④ 九州(きゅうしゅう)から本州(ほんしゅう)にかけて梅雨入り(つゆいり)しました。

→ Toàn bộ khu vực từ Kyushu đến Honshu đã vào mùa mưa.

⑤ わたしは、2007 年から 2014 年にかけて、東京に住んでいました。

→ Tôi đã sống ở Tokyo suốt từ năm 2007 đến 2014.

⑥ 日本では、大学の入学試験(にゅうがくしけん)は、普通 2 月から 3 月にかけて行われる。

→ Tại Nhật kì thi đầu vào đại học thường được tổ chức từ tháng 2 cho đến tháng
3.
26. ~ ということ/ ~ というの
Cấu trúc: [Thể thường (普通形)] + ということ/ ~ というの
Ý nghĩa: Việc …/ cái gọi là … Thêm 「ということ/ ~ というの」vào sau một
mệnh đề để danh từ hóa cho mệnh đề đó.

Ví dụ:
① テストは明日だということを忘れないでください。
→ Đừng quên việc ngày mai có bài kiểm tra nhé.

② 彼女が会社をやめたというのは、本当ですか。
→ Việc cô ấy nghỉ việc là thật à?

③ 目的を遂(と)げるというのは難しいことです。
→ Đạt được mục tiêu là một việc khó.

④ 家族を大切にするということに、いずれ気づきました。
→ Cuối cùng tôi cũng đã nhận ra việc phải luôn coi gia đình là quan trọng.

⑤ 彼が結婚しているということを知らなかった。
→ Tôi không biết là anh ta đã kết hôn.

27. ~ かな
Cấu trúc: [Thể thường (普通形)/ Thể ý chí (~よう)] + かな (*) Tính từ-
na/ Danh từ だ + かな
Ý nghĩa: Liệu có phải…/ Có… không nhỉ? Đây là hậu tố thường đặt ở cuối câu
để biểu hiện sự không chắc chắn, phân vân chưa có câu trả lời hoặc lo lắng về một
việc gì đó (thường là người nói tự hỏi bản thân hoặc hỏi ý kiến người đối diện khi
mình không chắc). Trong hội thoại hàng ngày chữ な thường được kéo dài → かな

Ví dụ:
① 明日は晴れるかなあ。
→ Mai liệu có nắng không nhỉ?
② 行こうかな。どうしようかな。
→ Có nên đi không nhỉ? Tôi nên làm gì bây giờ?
③ 私、そんなこと言ったかな…
→ Chẳng lẽ tôi đã nói điều đó à?
④ あの人は誰かな…
→ Người kia là ai vậy nhỉ?
⑤ 誰かコンサートに一緒に行かないかなあ。
→ Có ai đi nghe hòa nhạc với tôi không nhỉ?
⑥ このスカート短いかな…
→ Váy này có ngắn không nhỉ?
*** Có thể thêm の trước かな để nhấn mạnh.
① これ美味しいのかな。
→ Cái này ngon không nhỉ?
② 彼、私のこと好きじゃないのかな…
→ Liệu anh ta có ghét tôi không nhỉ?
③ 彼女元気なのかな…
→ Không biết cô ấy có khỏe không?
*** Có thể thêm「 と思う/ と考えている/と心配している」 vào sau かな để nhấn
mạnh suy nghĩ của người nói.
① 彼女元気なのかなと心配(しんぱい) している。
→ Tôi đang lo lắng không biết là cô ấy có khỏe không.
② 彼、私のこと好きじゃないのかなと考(かんが)えている。
→ Tôi đang nghĩ liệu anh ta có ghét mình không nhỉ?
③ 私、N2 に合格できるかなと心配している。
→ Tôi đang lo không biết mình có thể đỗ N2 không.
④ この映画、つまらないかなと思う。
→ Tôi nghĩ liệu phim này có nhàm chán không nhỉ.

28. ~ わけだ、~ わけがない


1. わけだ
Cấu trúc:
 Động/ tính từ thể thường (な形 + な) + わけだ。(Kanji: 訳だ)
 V ている/ ていた/ られる/ させる + わけだ。
Ý nghĩa: “thảo nào, thì ra là thế, thì ra đó là lý do …“. Mẫu câu diễn tả
nguyên nhân, hay lý do của việc gì/ sự kiện gì đó đã được sáng tỏ (đã hiểu ra vấn
đề). Tương đương với 「なるほど、それで…」/ 「~のは当然(とうぜん)だ」

Ví dụ:
① このエアコン、20 年前のだ。こわれるわけだ。
→ Cái điều hòa này, từ 20 năm trước rồi. Thảo nào mà bị hỏng.

② 「山田さん、大学に落ちたらしいよ」/ 「そうか。それで元気がないわけだ」
→ ”Yamada trượt đại học rồi đấy.”/ “Thảo nào, thì ra là thế nên cậu ấy trông
không được khỏe.”

③ 暑いわけだ。気温(きおん)が 36 度もある。
→ Thảo nào mà nóng thế. Nhiệt độ lên đến 36 độ.

④ あんなに食べたら太るわけだ。
→ Ăn nhiều như thế thì béo là phải/ thảo nào chả béo.

⑤ 彼は日本に 10 年住んでいるから、日本語が上手なわけだ。
→ Anh ấy sống ở Nhật 10 năm rồi, thảo nào mà tiếng Nhật giỏi thế.

⑥ こんなところで工事(こうじ)をしていたのか。渋滞(じゅうたい)するわけだ。
→ Chỗ như thế này mà làm công trình à? Thảo nào bị tắc nghẽn là phải.

2. わけ(が)ない/ わけはない
Cấu trúc:
 Động/ tính từ thể thường (な形 + な) + わけ(が) ない。
 V ている/ ていた/ られる/ させる + わけ(が) ない。
* Có thể dùng 「わけは ない」, ý nghĩa và cách dùng vẫn tương tự như
vậy, nhưng 「わけ(が) ない」 phổ biến hơn.
* Dạng lịch sự hơn của 「わけが ない」 là 「わけが ないです/ わけがありませ
ん」. Trong hội thoại thân mật thường chỉ dùng 「わけない」
Ý nghĩa: “chả có lý do gì/ không thể nào, sao có thể“. Mẫu câu diễn đạt sự
phủ nhận lý do/ khả năng xảy ra của việc gì đó.  Ý nghĩa tương tự như 「はずがな
い」 (Xem lại mẫu câu 「はずです」)
Ví dụ:
① お金がないのだから、家を買えるわけがない。
→ Không có tiền nên không thể nào mua được nhà.

② 「今日、ひま?」/ 「ひまなわけないよ。明日、引(ひ)っ越(こ)しなんだから」
→ ”Hôm nay rảnh không?” / “Rảnh thế nào được? Mai là phải chuyển nhà rồi.”

③ あの強い相手(あいて)に勝(か)てるわけがない。
→ Không có lý do gì khiến tôi có thể thắng được đối thủ mạnh đó.

④ 「このパン、古くない?」/ 「古いわけないよ。昨日買ったんだから」
→ ”Bánh mì này không phải cũ đấy chứ?” / “Cũ là cũ thế nào? Hôm qua mới mua
mà.”

⑤ うそばかりついている彼が、みんなに信用(しんよう)されるわけがないでしょう。
→ Chả có lý do gì mà một người toàn nói dối như anh ta lại được mọi người tin
tưởng.

⑥ こんな難しいこと、私に出来るわけがない。

→ Tôi sao có thể làm được việc khó thế này.

⑦ 塩(しお)も入れていない料理なんておいしいわけがない。
→ Món ăn mà không bỏ muối vào thì sao mà ngon được.
⑧ そんなわけはない = そんなわけ(が)ない 。
→ Không thể nào/ Không thể như thế được.

*** Xem lại mẫu câu dễ nhầm lẫn với mẫu này:「~わけじゃない/ わけではな
い」

29. ~ わけじゃない/ わけではない


Cấu trúc: [Thể thường (普通形)] + わけじゃない/ わけではない(Kanji: 訳
じゃない)
(*) Tính từ-na/ Danh từ + な + わけじゃない/ わけではない
*** Thể lịch sự hơn của 「わけじゃない/ わけではない」 là 「わけではないです/
わけではありません」。
Ý nghĩa: Không có nghĩa là…/ không hẳn (không phải) là …/ không nhất
thiết là… Mẫu câu này dùng để phủ nhận một phần điều gì đó hoặc điều được ai
đó nói trước đó.

Ví dụ:
① 高い料理がすべて美味しいわけではない。
→ Không phải tất cả món ăn đắt đều ngon.
② えっ!日本人なのに、さしみが嫌いなの? -日本人が皆好きなわけじゃな
いよ。
→ Ế, là người Nhật mà lại không thích sashimi à? ー Người Nhật không phải ai
cũng thích đâu.
③ 料理が作れないわけではないが、忙しいからあまり作らない。
→ Không phải là tôi không biết nấu ăn, nhưng vì bận quá nên hầu như tôi không
nấu.
④ 彼があの人と別(わか)れてしまったのはあなたが悪いわけではないから、心配
しないで。
→ Anh ấy chia tay với người đó không phải là lỗi của cậu nên đừng có lo lắng.
⑤ 「だれも悪くない。嫌いになったわけじゃない。」
→ “(Chúng ta) không ai sai cả. Cũng không phải là anh đã ghét em.” (Lời bài hát:
さようなら)
⑥ そんなに複雑(ふくざつ)なわけではないが、時間がかかるよ。
→ Cũng không hẳn là phức tạp nhưng mà mất thời gian đấy.
⑦ 先生は何でも知っているわけではありません。
→ Không phải là giáo viên thì có thể biết mọi thứ./ Giáo viên không nhất thiết phải
biết mọi thứ.

* 「~というわけじゃない/ わけではない」 cũng thường được sử dụng. Khi


thêm  「~ という」 thì sự phủ định nhẹ nhàng hơn, mơ hồ hơn và không
trực tiếp bằng khi không có 「~という」
① 絶対(ぜったい)に必要というわけではない。
→ Không hoàn toàn là cần thiết.
② 彼の作文は完全(かんぜん)に誤(あやま)りがないというわけではない。
→ Bài luận của anh ấy không phải là hoàn toàn không có lỗi nào.

Xem các mẫu câu khác với わけ:わけだ・わけがない và わけにはいかな


い.

30. ~ わけにはいかない
31. Cấu trúc 1: Động từ thể từ điển + わけにはいかない
32. Ý nghĩa: “không thể (vì lý do nào đó)“. Mẫu câu diễn tả cảm giác
không thể làm gì vì điều đó là sai, là không hợp lí, là vô trách nhiệm, là
không đúng bổn phận v.v
33. Ví dụ:
34. ① 大事な会議があるから、休むわけにはいかない。
35. → Vì có cuộc họp quan trọng nên tôi không thể nghỉ được.
36. ② 明日は試験だから、寝坊(ねぼう)するわけにはいかない。
37. → Mai là kì thi nên không thể ngủ quên được.
38. ③ 仕事が終わっていないから、帰るわけにはいかない。
39. → Vì công việc còn chưa xong nên không thể về được.
40. ④ 車で来たから、お酒を飲むわけにはいかない。
41. → Vì tôi lái xe ô tô đến đây nên tôi không thể uống rượu được.
42. ⑤ 隣(となり)の部屋で今、赤ちゃんが寝ているので、ピアノを弾(ひ)くわけには
いかない。
43. → Nhà bên cạnh có em bé đang ngủ nên tôi không thể chơi piano
được.
44. ⑥ 規則(きそく)ですから、30 分以上遅刻(ちこく)した場合は、試験を受けさ
せるわけにはいかない。
45. → Vì là nội quy nên nếu đến muộn hơn 30 phút thì không thể được
phép dự thi.
46.

47. Cấu trúc 2: Động từ thể ない + わけにはいかない


48. Ý nghĩa: “Đành phải, buộc phải, không thể không“. Mẫu câu diễn
tả cảm giác không thể không làm gì vì đó là trách nhiệm, là bổn phận, là
không có sự lựa chọn nào khác, không có lý do gì để từ chối.
49. Ví dụ:
50. ① 怖(こわ)い先輩(せんぱい)に頼(たの)まれたら、やらないわけにはいかない。
51. → Vì được nhờ vả bởi 1 tiền bối đáng sợ nên tôi không thể không làm.
52. ② 社長の命令(めいれい)だから、従(したが)わないわけにはいかない。
53. → Vì là mệnh lệnh của giám đốc nên tôi buộc phải làm theo.
54. ③ 仕事が終わっていないから、残業(ぜんぎょう)しないわけにはいかない。
55. → Vì công việc vẫn chưa xong nên tôi không thể không làm thêm.
56. ④ 家族がいるから、働かないわけにはいかない。
57. → Vì đã có gia đình nên tôi không thể không làm việc.
58. ⑤ 宿題(しゅくだい)が難しくても、やらないわけにはいかない。明日までに出
さなければいけませんから。
59. → Dù bài tập khó nhưng vẫn phải làm. Vì mai là đến hạn nộp rồi.
60. * Xem các mẫu khác liên quan đến 「わけ」: ①~わけだ/わけがな
い và ②~わけじゃない/わけではない

31. (んだ) もの/ もん


Cấu trúc: [Thể thường (ふつう)] + (んだ) もの/ もん
Ý nghĩa: Bởi vì, do … Mẫu câu diễn đạt nguyên nhân, dùng trong hội thoại
hàng ngày (không trang trọng). Hay dùng dưới dạng 「だって、…んだもの/ も
ん」để bày tỏ thái độ ngúng nguẩy hoặc làm mình làm mẩy với người đối diện
(phụ nữ và trẻ con hay dùng)

Ví dụ:
①「もう、寝るの?」ー「うん。だって眠いんだもん。」
→ ”Em đã ngủ rồi à?”/ “Vâng, vì em đang buồn ngủ mà.”

② 人間だもの、失敗するときもあるよ。
→ Vì là con người nên cũng có lúc gặp thất bại.

③「どうして食べないの?」ー「だって、まずいんだもん。」
→ Sao con không ăn?/ Vì chán quá ạ.

④「カラオケに行かないの?」ー「だってまだ仕事があるんだもん。」
→ Cậu không đi karaoke à? / Vẫn còn việc phải làm đây này.

⑤ 今日の試験、できなかった。勉強しなかったんだもん、仕方がない。
→ Hôm nay thi không làm được bài. Vì không học nên đành vậy thôi.

⑥ 「だって好きなんだもん」
→ Vì em yêu anh… (Tên truyện tranh)

32. ~ おかげで
Cấu trúc: [Thể thường (ふつう)] +  おかげで/ おかげだ
(*) Tính từ -na + な/ Danh từ + の + おかげで/ おかげだ
Ý nghĩa: Nhờ vào, nhờ có … nên có kết quả tốt. Mẫu câu diễn tả sự biết ơn vì
nhờ có người/ việc được nói đến mà đã thành công/ đạt kết quả mong muốn.

Ví dụ:

① 奨学金(しょうがくきん)をもらったおかげで、留学できた。
→ Nhờ nhận được học bổng mà tôi đã có thể đi du học.

② 病気が治(なお)ったのは、この薬のおかげだ。
→ Bệnh khỏi được là nhờ vào thuốc này.

③ 先生のおかげで、僕(ぼく)の英語はすこしずつ上手になった。
→ Nhờ có cô giáo mà tiếng Anh của tôi đã dần dần giỏi lên.

④ 日本に来たおかげで、日本語が上手になりました。
→ Nhờ sang Nhật mà tôi đã giỏi tiếng Nhật.

⑤ 彼は努力のおかげで成功(せいこう)した。
→ Anh ta thành công là nhờ vào sự nỗ lực.

⑥ 彼が快活(かいかつ)なおかげで、みんな気分が良くなった。
→ Nhờ sự vui vẻ hoạt bát của anh ấy mà tâm trạng của mọi người đã khá hơn.

33. ~ に違いない
Cấu trúc: [Thể thường (ふつう)] + に違いない (にちがいない)
(*) Tính từ -na/ Danh từ + だ + に違いない
(*) Thể lịch sự hơn của 「に違いない」 là  「に違いありません」
Ý nghĩa: Chắc chắn, nhất định là… Biểu hiện sự khẳng định của người nói về
việc gì đó.

Ví dụ:
① 私の傘(かさ)がない。誰かが持っていったに違いない。
→ Không thấy ô của tôi đâu. Chắc chắn là ai đó đã cầm đi rồi.

② あの店はいつも込んでいるから、安いに違いない。
→ Quán kia lúc nào cũng đông nên nhất định là rẻ rồi.

④ 今ごろ、山田さんはひまにちがいありません。
→ Bây giờ chắc chắn là Yamada đang rảnh.

⑤ あれは、田村さんに違いない。
→ Kia chắc chắn là anh Tamura.

⑥ 彼はきっと寝ているに違いない。
→ Nhất định là anh ấy đang ngủ.
*** Phân biệt 「に違いない」và「はずです」(Xem lại bài「はずです」)
Cả 「に違いない」và「はずです」đều có nghĩa là “chắc chắn/ nhất định”, thể
hiện sự khẳng định của người nói về việc gì đó. Hai mẫu câu này có một số điểm
khác nhau như sau:
① 「はずです」thường là dựa vào bằng chứng hay sự việc nào trước đó để đưa ra
suy luận và suy luận này có thể đúng hoặc không đúng với thực tế. 「に違いない」thì
không dùng được với dạng suy luận không đúng với thực tế.

Ví dụ: 木村さんは英語教師(きょうし) ですから、英語が話せる(○ はずなのに/× にちが


いないのに)、日常会話さえできません。(Kimura là giáo viên tiếng Anh nên tôi chắc là
anh ấy có thể nói được tiếng Anh nhưng (thực sự) thì anh ấy chỉ có thể giao tiếp
cơ bản hàng ngày mà thôi.)
② 「に違いない」có thể đưa ra suy luận mang tính trực giác (tức là cảm thấy thế
nào suy luận ra như thế) còn 「はずです」thì không dùng được như vậy (luôn phải có
căn cứ cụ thể)

Ví dụ: あの犬の様子(ようす) を見て、病気 (○ にちがいない/× のはずだ) と思いました。


(Nhìn dáng vẻ của con chó kia tôi nghĩ chắc là nó đang bị bệnh.)
③ 「に違いない」thiên về các suy luận mang tính chủ quan của người nói, nên khi
trình bày các sự việc hiện tượng mang tính khách quan thì 「はずです」thích hợp hơn.

Ví dụ: このデータから考えると、留学生はこれからも増(ふ)え続ける (○ はずです/?にちが
いありません)。(Nếu nhìn vào số liệu này thì có thể khẳng định là số lượng du học
sinh chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên)

34. って
Mẫu 1: Sử dụng như từ nối ở giữa câu, mang nghĩa là “Mặc dù/ Thậm chí/
Ngay cả” (giống với ても/ でも nhưng ít trang trọng hơn, dùng trong hội thoại
hàng ngày)
1. Cấu trúc:
 [Động từ thể た] + って
 [Tính từ -i: い → く] + たって
 [Tính từ-na/ Danh từ] + だって
2. Ví dụ:
① 今から走ったって、間に合わない。
→ Dù bây giờ có chạy đi nữa thì cũng không kịp.

② いくら広くたって、駅から遠い部屋には住みたくない。
→ Dù rộng thế nào đi nữa tôi cũng không muốn ở một căn phòng cách xa ga.

③ この料理は簡単だから、子供だって作れる。
→ Món này dễ nên ngay cả trẻ con cũng có thể làm được.
④ いとこにとってはこんな大学は一日だって我慢(がまん)できないだろう。
→ Em họ tôi chắc là không thể chịu nổi thậm chí một ngày ở trường đại học như
thế này.

⑤ やったっていいじゃん。(=やってもいいじゃない?)
→ Tôi làm có được không?

Mẫu 2: Dùng để nhắc lại (nhấn mạnh) cái được nói đến trước đó. Đây là cách nói
ít trang trọng hơn của 「という/というのは/ と」(cái gọi là)
1. Cấu trúc:
 [Thể thường (ふつう)]  + って
 [Thể thường (ふつう)]  + って + Danh từ
2. Ví dụ:
① 木村先生ってどんな人ですか。(=木村先生という人はどんな人ですか)
→ Thầy Kimura là người thế nào?

② 「ちょっと手伝ってよ」-「手伝うって、何を?」(=手伝うというのは、何を)
→ Này, giúp tớ một chút./ Cậu bảo giúp là giúp cái gì?

③ 「デジカメってなんですか。」-「デジカメっていうのはデジタルカメラのことですよ」
= 「デジカメというのはなんですか。」-「デジカメというのはデジタルカメラのことですよ」
→ Dejikame là cái gì thế? / Dejikame tức là digital camera (máy ảnh kĩ thuật số)
đó.

④ 「となりのクラスの山田って人、知ってる?」-「知らない」
= 「となりのクラスの山田という人、知ってる?」-「知らない」
→ Cậu biết người tên là Yamada ở lớp bên cạnh không? / Không biết.

⑤ 「ここに[禁煙」って書いてありますよ」-「あ、気づきませんでした」
= 「ここに[禁煙」と書いてありますよ」-「あ、気づきませんでした」
→ Ở đây có viết là “Cấm hút thuốc” đấy./ À, tôi không để ý.

Mẫu 3: Dùng để trích dẫn lại lời người khác nói. Đây là cách dùng ít trang trọng
hơn của 「と言いました/ と聞きました/そうです」(Ai đó đã nói là…/ Tôi nghe
nói là …) và hay dùng trong hội thoại hàng ngày.
1. Cấu trúc:  [Thể thường (ふつう)]  + って
2. Ví dụ:
① 彼はしらないって。(= 彼はしらないと言いました)
→ Anh ấy nói là không biết.

② 山田さんはパーティーに参加(さんか)しないって。(=山田さんはパーティーに参加しな
いと言いました)
→ Yamada nói là anh ấy sẽ không dự tiệc.

③ 明日は雪(ゆき)だって。(=明日は雪だそうです)
→ Nghe nói mai sẽ có tuyết rơi.

④ 彼女は手伝ってほしいって。(=彼女は手伝ってほしいと言いました)
→ Cô ấy nói là muốn được giúp đỡ.

⑤ 試験の範囲(はんい)は、教科書(きょうかしょ)の100ページから最後(さ
いご)までだって。(=試験の範囲は、教科書の100ページから最後までだそうで
す)
→ Nghe nói phạm vi đề thi là từ trang 100 đến hết sách học.

*** 「んだって/ んですって」hay được dùng trong hội thoại hàng


ngày. 「んですって」lịch sự hơn một chút, hay được phụ nữ sử
dụng.
Ví dụ:
① 彼はしらないんだって。(Anh ấy nói là không biết)
② 彼女は手伝ってほしいんですって。(Cô ấy nói là muốn được giúp đỡ)
③ 明日から暑くなるんですって。(Nghe nói từ mai thời tiết sẽ nóng lên)
*** Bạn cũng có thể nghe người Nhật thêm 「さ」ở sau って. Đây
cũng là một cách nói thân mật trong hội thoại.
① 山田さんはパーティーに参加しないんだってさ。(Yamada nói là anh ấy sẽ không đến
dự tiệc)
② 明日は雪だってさ。(Nghe nói mai sẽ có tuyết rơi)

35. ~ なんか、なんて
1. なんか
Cấu trúc: [Danh từ] + なんか
Ý nghĩa: Ví dụ như/ chẳng hạn như … / Cái gọi là/ Những thứ như…
Cách dùng:
 Đưa ra một số ví dụ (đây là cách nói trong hội thoại hàng ngày thay cho な
ど)
① 休みの日は渋谷や原宿なんかよく行きます。
→ Ngày nghỉ tôi thường đi những chỗ như Shibuya hay Harajuku.
② 「どれにしようかなあ」ー「これなんか(は)、どう」
→ ”Lấy cái nào bây giờ?” / Cái này chẳng hạn, thế nào?
③ 明日連絡することなんかはここに書いておいてね。
→ Những điều liên quan đến việc liên lạc ngày mai tôi đã viết sẵn ở đây rồi nhé.
 Nhấn mạnh cái được nói đến, thể hiện sự hứng thú hoặc không hứng thú.
① ゲームなんか興味(きょうみ)ないよ。
→ Mấy thứ game gủng tôi không có hứng thú.
② 「Bikae」なんか聞いたことないよ。
→ Tôi chưa từng nghe nói đến Bikae là cái gì.
③ お金なんかはちょっとでいいのだ。
→ Tiền thì có chút cũng tốt.
④ 幽霊(ゆうれい)なんかいるもんか。
→ Ma quỷ cũng tồn tại ư? (Ai mà thèm tin là có ma quỷ)
 Dùng như một từ nối trong khi nói, thường là để nhấn nhá trước khi
nói ra tiếp ý còn lại, có thể dịch theo nghĩa “Kiểu như là“.  Trong
các cuộc nói chuyện thân mật,  なんかね/ なんかさ cũng thường
được dùng.
① なんかね/ なんかさ。今日(さ)、電車に乗ったら、なんか変な人がい
て・・・。なんかよくわかんない事をぶつぶつ言ってったよ。
→ Này này, hôm nay, tớ vừa lên tàu thì thấy có một người, kiểu gì kì lạ lắm…
Kiểu như là hắn cứ lẩm bẩm lảm nhảm cái gì tớ chả hiểu.
② 最近、いくら寝ても眠い。なんか、変な病気にでもかかったのかな。
→ Gần đây, tớ ngủ bao nhiêu cũng vẫn thấy buồn ngủ. Kiểu như là mắc phải
bệnh gì lạ rồi ấy.

2. なんて
Cấu trúc: [Động từ thể thường (ふつう)/ Danh từ] + なんて
Ý nghĩa: Cái thứ như/ Cái gọi là …
Cách dùng:
 Nhấn mạnh điều được nói đến, thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, hoặc chán
nản, không hứng thú
(*) Cách dùng này giống với 「なんか」 nhưng「 なんか」 chỉ dùng được sau
danh từ còn 「なんて」 dùng được sau cả động từ.
① 試験なんて嫌(きら)いだ。
→ Tôi ghét (những thứ như) thi cử. → chán nản/ bất mãn.
② 漢字なんて書けない。
→ Tôi không thế viết được (cái thứ gọi là) kanji. → chán nản/ bất mãn.
③ うわさなんて、みんなすぐに忘れるよ。
→ Những kiểu tin đồn thì mọi người sẽ chóng quên thôi.
④ 日本に一人で行くなんてすごいね。
→ Một mình đi sang Nhật thật là ngưỡng mộ ghê. → ngạc nhiên, hứng thú
⑤ そんなことを言うなんてひどい。
→ Điều như thế cũng nói ra thì thật là đáng sợ/ ghê tởm → kinh ngạc, bất mãn
⑥ 彼はあんなことをするなんて信じられない。
→ Không thể tin là anh ấy lại làm cái điều như vậy → ngạc nhiên
⑦ もう恋 (こい)なんてしない。
→ Từ giờ không có yêu đương gì nữa. → chán nản, thất vọng
 Nhấn mạnh việc gì đó là dễ dàng (có chút khinh thường)
① ケーキを作るなんて、簡単だよ。
→  Làm bánh ư, quá là dễ dàng.
② AKB の曲なんて歌わない。
→ Tôi không hát thứ nhạc như của AKB.
③ 幽霊(ゆうれい)なんて怖くない。
→ Tôi chẳng sợ ma quỷ gì cả.
 Thể hiện sự tự ti
① 私のことなんて、どうでもいいのね。
→ Anh không còn quan tâm gì đến em nữa phải không?/ Em không còn quan
trọng với anh nữa phải không?
② 彼には私なんてふさわしくない。
→ Người như tôi không xứng với anh ấy.
③ 私なんていないほうがいいね。
→ Người như tôi (có lẽ) không nên tồn tại thì hơn.
*** Đôi khi, người nói dừng câu ở なんて, không thêm gì phía sau nhưng người
nghe vẫn hiểu được ý nghĩa đằng sau đó.
① まだ6月なのに台風が来るなんて…
→ Mới tháng 6 mà đã có bão ư? → ngạc nhiên
② 1万円もしたワインがこんなにまずいなんて…
→ Chi tận 1 man để mua mà rượu chán như này … → thất vọng
③ こんなかわいい彼女ができたなんて…
→ Có thể làm người yêu của một cô gái đáng yêu như cô ấy thật là… → hạnh
phúc, hãnh diện
④ そんなことを言うなんて…
→ Điều như vậy mà cũng nói ra được, thật là … → kinh ngạc, bức xúc
⑤ 私なんて…
→ Người như tôi… (thì làm được gì) → tự ti

36. ~ かわりに
Cấu trúc:
 Danh từ + の + かわりに/ かわりの + Danh từ
 Động từ thể từ điển (辞書形) + かわりに/ かわりの + Danh từ
(*) Có thể dùng dạng kanji của 「かわりに」 là 「 代わりに」
Ý nghĩa: Thay vì, thay cho, để đổi lấy.

Ví dụ:
① 最近(さいきん)、時計(とけい)のかわりに携帯電話(けいたいでんわ)を使う人が
増(ふ)えた。
→ Gần đây số người sử dụng điện thoại di động thay cho đồng hồ đã tăng lên.

② 山下さんのかわりに、山田さんが A 社の会議に出ます。
→ Anh Yamada sẽ đi họp ở công ty A thay cho anh Yamashita.

③ 山下さんのかわりの人は、決まりましたか。
→ Đã quyết định được người sẽ thay thế anh Yamashita chưa?

④ 引っ越しを手伝うかわりに、宿題を手伝ってよ。
→ Đổi lại việc tớ giúp cậu chuyển nhà, hãy giúp tớ làm bài tập đi.

⑤ 正月は海外旅行に行く代わりに、近くの温泉に行った。
→ Thay vì đi du lịch nước ngoài vào dịp Tết, tôi đã đi onsen ở gần nhà.
⑥ 今とても忙しくてね。誰か(わたしの)代わりにやってくれる人いないかな。
→ Bận quá đi mất. Không có ai có thể làm thay được cho mình nhỉ.

⑦ 僕の代わりに、君がしてくれ。
→ Cậu làm thay cho tớ đi.

37. ~ うえに
Cấu trúc:
 Thể thường (ふつう) + うえ(に)(Kanji: 上に)
 Tính từ -na + な/ である + うえ(に)
 Danh từ + の/ である + うえ(に)
Ý nghĩa: Hơn nữa, bên cạnh đó, thêm vào đó. 

Ví dụ:
① この町は、地下鉄が通(とお)ったうえに、デパートもできて、便利になった。
→ Thị trấn này có tàu điện ngầm chạy qua, hơn nữa các trung tâm thương mại
cũng được xây dựng nên đã tiện lợi hơn nhiều.

② 彼女は誰にでも親切なうえ、頭もいい。
→ Cô ấy không chỉ tốt với tất cả mọi người mà còn thông minh nữa.

③ 今庭に咲いている花は、きれいなうえに香りもすごくいい。
→ Hoa anh đào đang nở trong vườn vừa đẹp mà hương thơm cũng rất tuyệt.

④ 最近のケータイは小型である上に多機能だ。
→ Gần đây điện thoại di động không chỉ nhỏ gọn mà còn nhiều chức năng nữa.

⑤ この手続(てつづ)きは、面倒(めんどう)な上に時間もかかるので、皆がいやがっている。
→ Thủ tục này không chỉ rắc rối mà còn mất thời gian nữa nên ai cũng ghét.

* その上(そのうえ) mang nghĩa “hơn nữa, thêm vào đó, ngoài ra” được


sử dụng như một từ nối để bổ sung thêm ý cho câu phía trước.
① この店(みせ)の料理(りょうり)はおいしい。その上、値段(ねだん)もやすい。
→ Đồ ăn của quán này ngon. Hơn nữa giá cũng rẻ.

② 彼は頭(あたま)がいい。そのうえ、スポーツも何でもできる。
→ Anh ấy rất thông minh, Thêm vào đó, môn thể thao nào cũng chơi giỏi.

38. ~ に加えて
Cấu trúc: Danh từ + に加え(て)(にくわえて)
Ý nghĩa: Không chỉ … mà còn, thêm vào đó, hơn nữa.

Ví dụ:
① 土曜日は、アルバイトに加えて、ボランティア活動もしている。
→ Vào thứ 7 tôi không chỉ làm thêm mà còn tham gia các hoạt động tình nguyện.

② 彼女は看護師(かんごし)の資格(しかく)に加え、保育士(ほいくし)の資格も持っ
ている。
→ Cô ấy không chỉ có chứng chỉ y tá mà còn có cả chứng chỉ trông trẻ.

③ 大雨に加えて、風も激(はげ)しくなりました。
→ Trời mưa to và gió cũng thổi mạnh dữ dội hơn.

④ 英語に加えて、フランス語も勉強しています。
→ Tôi đang học tiếng Anh và cả tiếng Pháp nữa.

⑤ のどの痛みに加えて、熱も出てきたので会社を休むしかない。
→ Vừa đau họng và bị sốt nữa nên tôi chỉ còn cách nghỉ làm.

39. ~ ことがある/ こともある


Cấu trúc:
 Thể thường (ふつう) + ことがある/ こともある
 Tính từ -na + な + ことがある/ こともある
 Danh từ + の + ことがある/ こともある
Ý nghĩa: Có lúc, thỉnh thoảng, cũng có lúc

Ví dụ:

① 電車は予定の時間に遅れることがある。
→ Thỉnh thoảng cũng có lúc tàu đến muộn so với lịch trình.

② 時間がなくて、朝ごはんを食べないこともある。
→ Thỉnh thoảng vì không có thời gian nên tôi cũng không ăn sáng.

③ たまにタクシーで通勤(つうきん)することがある。
→ Thỉnh thoảng tôi đi làm bằng taxi.

④ たまに人の名前を忘れることがある。
→ Thỉnh thoảng tôi cũng bị quên tên người khác.
⑤ 定価(ていか)で売るブランド品も、クリスマスバーゲンでは安いこともある。
→ Hàng hiệu bán với giá cố định cũng có lúc rẻ vào dịp giảm giá đợt giáng sinh.

⑥ どんないい機械(きかい)でも、使い方が悪ければ、故障することがある。
→ Máy móc có tốt thế nào đi nữa mà cách sử dụng tồi thì cũng có lúc bị hỏng.

40. ~ おそれがある
Cấu trúc: 「Động từ thể từ điển/ Danh từ + の」+ おそれがある 
(*)Kanji: 恐れがある
Ý nghĩa: E là, e rằng, sợ rằng, có khả năng là (điều gì đó không tốt sẽ xảy
ra)

Ví dụ:
① 大きい地震が来たら、この建物は倒(たお)れるおそれがある。
→ Nếu mà có động đất lớn thì sợ rằng tòa nhà này sẽ đổ mất.

② 明日は台風のおそれがあるので、注意してください。
→ Ngày mai có khả năng sẽ có bão nên xin (mọi người) hãy chú ý.

③ こんな赤字(あかじ)が続くと、この会社は倒産(とうさん)のおそれがある。
→ Nếu cứ tiếp tục thâm hụt như thế này thì e rằng công ty này sẽ phá sản.

④ このテレビドラマは子供に悪い影響(えいきょう)を与(あた)えるおそれがある。
→ Sợ rằng bộ phim truyền hình này sẽ có ảnh hưởng xấu đến trẻ em.

⑤ 早く手術(しゅじゅつ)しないと、手遅(ておく)れになるおそれがある。
→ Nếu không phẫu thuật nhanh thì sợ rằng sẽ muộn mất.

41. ~ に決まっている
Cấu trúc:
 Thể thường (ふつう) + に決まっている 
 Tính từ -na/ Danh từ + に決まっている (không thêm  な、の hay
だ)
Ý nghĩa: chắc chắn, nhất định. Mẫu câu thể hiện sự khẳng định của người nói
về việc gì đó, có thể có hoặc không có căn cứ. (= 絶対(ぜったい~だ)

Ví dụ:
① 紙に書いても、忘れるに決まっている。
→ Dù có viết vào giấy nhưng chắc chắn vẫn quên.
② 医者になりたいけど、無理に決まっている。
→ Tôi muốn trở thành bác sĩ nhưng nhất định là không thể rồi.

③ 「田中さん今日のパーティに来てくれるかな」-「来ないにきまっているでしょう。パーティ
嫌いなんだから」
→ Không biết Tanaka có đến buổi tiệc hôm nay không nhỉ?/ Chắc chắn là không
rồi còn gì. Cậu ấy ghét tiệc tùng mà.

④ 一人で外国へ旅行するなんて、親に反対(はんたい)されるに決まっている。
→ Tớ chắc chắn bố mẹ cậu sẽ phản đối việc cậu đi du lịch nước ngoài một mình.

⑤ そんなうまい話はうそに決まっていますよ。
→ Câu chuyện hay ho như vậy nhất định là không có thật rồi.

⑥ 「明日の試合だいじょうぶかな」-「勝つにきまっているでしょう。相手は前のシーズン最
下位(さいかい)だったんだから。うちのチームは優勝(ゆうしょう)したんだよ」
→ Không biết trận đấu ngày mai ra sao nhỉ? / Không phải chúng ta chắc thắng
sao? Đối thủ đứng hạng bét mùa năm ngoái còn đội mình vô địch cơ mà.

42. ~ によって
1. Chỉ phương tiện, cách thức: “bằng, qua, thông qua”
Cấu trúc:
 Danh từ + によって・により
 Danh từ 1 + による + Danh từ 2
① アンケート調査(ちょうさ)によって/により、消費者(しょうひしゃ)の考えがよく分かり
ました。
→ Thông qua khảo sát chúng tôi đã hiểu rõ suy nghĩ của người tiêu dùng.

② インターネットによって、レストランやホテルを予約することができます。
→ Qua internet có thể đặt chỗ ở nhà hàng và khách sạn.

③ 習った言葉をすぐ使ってみることによって、その言葉を覚えられます。
→ Bằng việc thử sử dụng ngay những từ vừa học, tôi có thể nhớ được những từ
đó.

④ 失敗(しっぱい)することによって、成功(せいこう)に近(ちか)づきます。
→ Thông qua thất bại chúng ta có thể đến gần hơn với thành công.

⑤ バスによる移動(いどう)は便利(べんり)だが、時間がかかる。
→ Di chuyển bằng xe buýt thì tiện lợi nhưng tốn thời gian.

⑥ 毎日、復習(ふくしゅう)することによって日本語が上達(じょうたつ)します。
→ Bằng việc luyện tập hàng ngày, tiếng Nhật của tôi đã tiến bộ.

2. Chỉ nguyên nhân: “vì, do”


Cấu trúc:
 Danh từ + によって/により
 Danh từ 1 + による + Danh từ 2
① 地震によって、ビルが壊(こわ)れました。
→ Tòa nhà bị hỏng vì động đất.

② 台風によって、橋(はし)が壊れました。
→ Cây cầu bị hỏng do bão.

③ 津波(つなみ)によって、多くの人が亡くなりました。
→ Nhiều người đã chết do sóng thần.

④ 交通事故(こうつうじこ)により、入院することになりました。
→ Tôi phải nhập viện vì tai nạn giao thông.

⑤ ここにあったお寺は、数年前、火事によって燃えてしまいました。
→ Ngôi đền đã từng có ở đây bị cháy do hỏa hoạn vài năm trước.

⑥ 大雨(おおあめ)による被害(ひがい)は、予想(よそう)より大きかった。
→ Thiệt hại do mưa lớn gây ra lớn hơn dự đoán.

3. Chỉ sự thay đổi/ khác biệt khi đối tượng nói đến khác nhau: “Phụ thuộc
vào/ thay đổi theo”
Cấu trúc:
 Danh từ + によって/により
 Danh từ 1 + による + Danh từ 2
① 人によって、考え方が違(ちが) います。
→ Mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau.

② 曜日によって、ランチのメニューが変わります。
→ Thực đơn bữa trưa thay đổi theo từng ngày trong tuần.

③ 経験(けいけん)により、給料(きゅうりょう)が違(ちが)います。
→ Lương khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm.

④ 目的(もくてき)によって、いろいろな日本語の教科書(きょうかしょ)があります。
→ Có nhiều sách tiếng Nhật tùy vào mục đích (học) khác nhau.
⑤ 服装(ふくそう)の時代(じだい)による変化(へんか)について研究(けんきゅ
う)したい。
→ Tôi muốn nghiên cứu về sự thay đổi của trang phục theo thời đại.

*** Mẫu câu 「Danh từ + によっては」 cũng mang nghĩa ý là “Phụ thuộc


vào, tùy theo” nhưng theo sau nó thường là những hoàn cảnh hay trường
hợp cụ thể, diễn đạt ý nghĩa “trong một số trường hợp thì có thể có kết
quả này“
① この薬は人によっては副作用(ふくさよう)が出ることがあります。
→ Thuốc này có thể có tác dụng phụ đối với một số người.

② 宗教(しゅうきょう)によっては豚肉(ぶたにく)を食べることを禁(きん)じられている。
→ Theo một số tôn giáo thì việc ăn thịt lợn là bị cấm.

4. Dùng trong câu bị động: “bởi/ do”


Cấu trúc: Danh từ + によって
① 川に落ちた子どもは若い男性によって、助(たす)けられました。
→ Đứa trẻ bị rơi xuống sông đã được cứu bởi một chàng trai trẻ.

② モナリザはレオナルド・ダビンチによって、描(か)かれました。
→ Bức tranh nàng Monalisa do Leonardo Davinci vẽ.

③ このドレスは有名なデザイナーによって、デザインされました。
→ Chiếc váy này được thiết kế bởi một nhà thiết kế nổi tiếng.

④ そのウィルスは有名な研究者(けんきゅうしゃ)によって、発見(はっけん)されました。
→ Virus đó do một nhà nghiên cứu nổi tiếng phát hiện ra.

⑤ パーティーが出版社(しゅっぱんしゃ)によって行われました。
→ Bữa tiệc được tổ chức bởi nhà xuất bản.

43. ~ という
1. Danh từ 1 + という + danh từ 2
* Cách nói thân mật: っていう
Ý nghĩa: “Cái gọi là…”, dùng để gọi tên. Danh từ 1 là chỉ cái/ người cụ thể còn
danh từ 2 chỉ đối tượng, hay một nhóm nói chung.
① 一橋(ひとつばし)という大学に通っている。
→ Tôi đang học ở trường đại học Hitotsubashi (cái trường đại học có tên là
Hitotsubashi)

② これは何という犬ですか。
→ Đây là loại chó gì thế?/ Con chó này tên gì thế?
③ さっき、木村さんという人からの電話がありましたよ。
→ Vừa rồi có điện thoại từ người tên là Kimura đấy.

④ 私が日本語を勉強しているサイトは Bikae という/っていうサイトです。


→ Cái trang mà tôi đang học tiếng Nhật là trang Bikae.

⑤ あなたという人がいるだけでいいんだよ。
→ Chỉ cần có em (người như em) là tốt rồi.

2. Danh từ + というのは ~ (ことだ/ものだ/意味だ。)


* Cách nói thân mật: っていう
Ý nghĩa: “Cái gọi là … nghĩa là …”, dùng để định nghĩa hay giải thích.
① 「デジカメ」というのはデジタルカメラを短くした言い方です。
→ Dejikame là cách nói ngắn của digital camera (máy ảnh kĩ thuật số).

② 「各停車」(かくていしゃ)というのは何のことですか。-各駅(かくえき)に停車(てい
しゃ)する電車のことです。
→ Kakuteisha nghĩa là cái gì? / Nghĩa là cái tàu dừng ở tất cả các ga.

③ 現実(げんじつ)というのはいつも厳しいものだ。
→ (Cái gọi là) hiện thực lúc nào cũng tàn khốc.

3.  Thể thường/ Danh từ + ということだ


Ý nghĩa 1: “nghĩa là/ là…”, dùng khi tóm tắt, tóm lược, giải thích lại những gì
được nói trước đó.
① お金はいりません。無料ということです。
→ Cậu không cần phải trả tiền. Có nghĩa là miễn phí đó.

② 試験の結果は 70%、つまり合格ということだ。
→ Kết quả kì thi là 70%, nói cách khác là cậu đỗ rồi.

③ 禁煙というのは、タバコを吸ってはいけないということだ。
→ 禁煙 (きんえん) nghĩa là không được hút thuốc.

Ý nghĩa 2: “nghe nói là…” dùng để dẫn lại những gì nghe được.


① 物価(ぶっか)は来月からさらに上がるということだ。
→ Nghe nói là vật giá từ tháng sau lại tăng lên nữa.

② ジムさんから電話があって、少し遅れるということです。
→ Jim vừa gọi điện bảo là sẽ muộn 1 chút.
③ 昨日、名古屋で地震(じしん)があったということだ。
→ Nghe nói là hôm qua có động đất ở Nagoya.

4. Thể thường/ Danh từ + というものだ


Ý nghĩa: “là…”, để gọi tên của 1 vật gì đó)/ “chính là …”, dùng để đưa ra một
kết luận chắc chắn hoặc mang tính hiển nhiên.
① これは日本の楽器で「尺八」(しゃくはち) というものです。
→ Đây là một loại nhạc cụ Nhật Bản có tên gọi là Shakuhachi.

② とにかく勉強するのが大学生というものだ。
→ Dù sao thì học cũng là việc (chính) của sinh viên.

③ 思い通りにいかないのが人生というものだ。
→ Mọi thứ không xảy ra theo suy nghĩ của mình chính là cái gọi là cuộc đời.

44. ~ ものか/ もんか


Cấu trúc: [ふつう] + ものか/ もんか (*) Tính từ -na/ Danh từ  + な + もの
か/ もんか
Ý nghĩa: “không đời nào/ nhất định không“. Mẫu câu dùng trong hội thoại,
thể hiện sự phủ định mạnh mẽ của người nói về vấn đề gì đó.

Ví dụ:
① こんなにたくさんの仕事、明日までに終わるものか。
→ Nhiều việc thế này thì đến mai nhất định là không xong được.

② 「山田さんはまじめだね」-「まじめなものか。今日も遅刻したよ」
→ ”Anh Yamada nghiêm chỉnh nhỉ!” – “Nghiêm chỉnh gì chứ? Hôm nay cũng đi
muộn đấy thôi.”

③ あんな高いもの、頼まれても買うもんか。
→ Đồ đắt thế này có cầu xin tôi cũng không thèm mua.

④ ボーナスもくれない会社でもう働くものか。
→ Tôi không đời nào làm việc cho 1 công ty mà tiền thưởng cũng không có.

⑤ あの店のサービスは最低だ。二度と行くものか。
→ Quán đó dịch vụ tồi tệ lắm. Không đời nào tôi thèm đến lần thứ hai.

⑥ 元気なもんか。くたくただよ。
 

→ Khỏe cái nỗi gì, đang mệt rũ người đây.

⑦ 嬉しいもんか。困っているんです。
→ Vui sao nổi, đang gặp cả đống phiền phức đây.

45. どんなに ~ことか


Cấu trúc: どんなに + [Động từ thể từ điển/ thể た/Tính từ -i/ Tính từ-
na +な] + ことか
Ý nghĩa: “Thật là, cực kỳ, biết bao, làm sao!” Mẫu câu thường đi với những
động, tính từ biểu hiện cảm xúc, tâm trạng như 喜ぶ(よろこぶ)、心配する、う
れしい、悲しい、幸(しあわ)せ v.v. 「どんなに」 có thể thay bằng các phó từ
như 「どれだけ」、「どれほど」、「なんと」 cũng cho sắc thái ý nghĩa tương
tự.

Ví dụ:

① 新しい仕事が決まったと聞いたら、両親はどんなに喜ぶことか。
→ Bố mẹ tôi mà nghe thấy việc tôi đã quyết định công việc mới thì sẽ vui cực kỳ.

② 1 か月も入院(にゅういん)するなんて、けがをした選手はどんなにつらいことか。
→ Cầu thủ bị thương nằm viện đến 1 tháng trời thật là vất vả quá.

③ 初めての孫が生れたとき、母がどんなに喜んだことか。
→ Mẹ tôi đã vui biết bao khi đứa cháu đầu tiên ra đời.

④ 合格できたら、どんなに嬉しいことか。
→ Nếu mà đỗ thì vui biết mấy.

⑤ この景色なんときれいなことか。
→ Cảnh sắc này đẹp biết bao.

⑥ 学生時代、奨学金がもらえてどれほど助かったことか。
→ Khi còn là sinh viên mà được nhận học bổng thì tốt biết mấy.

~ として(は)/~としても/~としての
Cấu trúc: [Danh từ] + として(は)/としても/としての 
Ý nghĩa: “Với tư cách là, như là, đứng trên lập trường của …“. Mẫu câu
dùng để nói về tư cách, chứng chỉ, lập trường của người nào đó, hay thể loại, loại
hình của vật/ sự việc gì đó.

Ví dụ:
① 彼は国費(こくひ) 留学生として日本へ来た。
→ Anh ấy đến Nhật với tư cách là lưu học sinh được nhà nước chu cấp học phí.

② この病気は難病(なんびょう)として認定(にんてい)された。
→ Bệnh này đã được xác nhận là bệnh nan y.

③ あの人は学者としては立派(りっぱ)だが、人間(にんげん)としては尊敬(そんけ
い)できない。
→ Người đó là một học giả tuyệt vời nhưng với tư cách là con người thì không thể
kính trọng nổi.

④ 彼は医者であるが、小説家としても有名である。
→ Anh ấy là bác sĩ nhưng cũng là một tiểu thuyết gia nổi tiếng (nổi tiếng với tư
cách là 1 tiểu thuyết gia)

⑤ あんなことは人として許(ゆる)せない。
→ Việc đó xét về tư cách con người thì không thể tha thứ được.

⑥ 日本はアジアの一員(いちいん)としての役割(やくわり)を果(は)たさなければならな
い。
→ Nhật Bản cần phải hoàn thành trách nhiệm như một thành viên của châu Á.

⑦ 軽井沢(かるいざわ)は避暑地(ひしょち)として人気がある。
→ Karuizawa được biết đến như một nơi tránh nóng nổi tiếng.

46. ~ ばと思う/ ~ ばいいのに/ ~ ばよ


かった
Cấu trúc: [Thể điều kiện ば] + (いい)と思う/ いいのに/ よかった
* Xem lại về cách chia thể điều kiện ば tại đây.
Ý nghĩa:
1. ~ ば(いい)と思う: Thể hiện ước muốn, hy vọng của người nói về một việc gì
đó. Trong hội thoại hàng ngày có thể thay 「と思う」 bằng 「なあ」. 
① だれかいい人と出会えればと思って、パーティ一に行った。
→ Tôi đã đến dự tiệc với mong muốn gặp được ai đó thú vị.
② あんなすてきな人が恋人なら(いい)なあ。
→ Người tuyệt vời như vậy mà là người yêu tôi thì tốt biết mấy.

③ 新しい部屋があればと思う。
→ Có căn hộ mới thì tốt nhỉ.

④ 雨が降(ふ)らなければ(いい)と思います。
→ Hy vọng là trời sẽ không mưa.

(*) Mẫu câu 「~いただければと思います」 hay được dùng như một lời đề


nghị lịch sự trong hội thoại trang trọng hay trong thư/mail công việc. 
① お時間のあるときに返信いただければと思います。
→ Xin vui lòng hồi âm lại cho tôi khi có thời gian.

② これは、私の個人的な意見として聞いていただければと思います。
→ Đây chỉ là ý kiến cá nhân nên tôi rất biết ơn nếu quý vị lắng nghe.

③ ご理解(りかい) いただければと思います。
→ Rất mong quý vị/quý khách hiểu cho.

2. ~ばいいのに: “Giá mà… thì tốt…” Thể hiện sự nuối tiếc của người nói về
việc gì đó không đúng như mong muốn hay dự định của mình.
① このかばん、ほしいけど高いなあ。もっと安ければいいのに。
→ Tôi rất muốn có cái cặp này nhưng mà đắt quá nhỉ. Giá mà rẻ hơn thì tốt.

② 金持ちであればいいのに。
→ Giá mà tôi giàu thì tốt biết mấy.

③ 君と一緒にパーティーに行ければいいのに。
→ Giá mà em có thể cùng anh đi dự tiệc.

④ お父さんがここにいて、私達を助けてくれればいいのに。
→ Giá mà có bố ở đây giúp đỡ chúng ta nhỉ.

⑤ もっと日本語の勉強をすればいいのに。
→ Giá mà tôi học tiếng Nhật nhiều hơn (thì có phải tốt không?)

3. ~ばよかった: “Lẽ ra … nên/ không nên…”. Mẫu này cũng mang ý diễn tả


sự nuối tiếc nhưng là nuối tiếc về những việc đã làm/ không làm trong quá khứ
① 漢字が書けない。学生のとき、もっと勉強すればよかった。
→ Tôi không viết được kanji. Lẽ ra tôi nên học chăm hơn khi còn là sinh viên.
② 頭(あたま)が痛(いた)い。昨日あんなにお酒を飲まなければよかった。
→ Đau đầu quá. Lẽ ra hôm qua không nên uống nhiều rượu như thế.

③ 遅刻(ちこく) してしまった。もっと早く家を出(で)ればよかった。
→ Đi muộn mất rồi. Lẽ ra nên rời nhà sớm hơn.

④ 田中さんにあんなことを言わなければよかった。
→ Lẽ ra cậu không nên nói điều đó với Tanaka.

47. ~ ば ~ ほど
Cấu trúc:
 [Động từ] Thể ば [Động từ] Thể từ điển + ほど
 [Tính từ -i] い → けれ ば [Tính từ -i] い + ほど
 [Tính từ -na] → なら( ば) [Tính từ -na] な + ほど
(*) Xem lại chi tiết cách chia thể ば tại đây.
Ý nghĩa: “Càng … (thì) càng … ”

Ví dụ:
① この曲は、聞けば聞くほど好きになる。
→ Bản nhạc này càng nghe càng thấy thích.

② お年寄りが使うので、簡単(かんたん) ならば簡単なほどいい。
→ Vì dành cho người cao tuổi sử dụng nên càng đơn giản càng tốt.

③ 考えれば考えるほど、わからなくなる。
→ Càng suy nghĩ thì càng thấy không hiểu.

④ 日本語は話せば話すほど上手になります。
→ Tiếng Nhật càng nói nhiều thì càng nhanh giỏi.

⑤ ゲームは相手が強ければ強いほどおもしろいです。
→ Chơi game mà đối thủ càng mạnh thì càng thú vị.

⑥ スーパーは家から近ければ近いほど便利です。
→ Siêu thị càng gần nhà thì càng tiện lợi.

⑦ すしは魚が新鮮(しんせん)なら新鮮なほどおいしいです。
→ Sushi có cá càng tươi thì càng ngon.

⑧ パズルが複雑(ふくざつ)なら複雑なほどできたときうれしいです。
→ Trò chơi puzzle càng phức tạp thì càng thấy vui khi giải được.
48. ~ にすぎない
Cấu trúc:
 Danh từ + にすぎない
 Động từ (thể từ điển/ thể ている/ thể た) + にすぎない
Ý nghĩa: “chỉ/ chỉ đơn giản là…”, diễn tả sự ít ỏi, không vượt trội.

Ví dụ:
① 高校に進学(しんがく)しない人は、5%以下にすぎない。
→ Số người không học tiếp lên cấp 3 chỉ dưới 5%.

② 彼のスピーチは長かったが、同じことを言っているにすぎなかった。
→ Bài diễn thuyết của anh ấy tuy dài nhưng chỉ là nói đi nói lại những điều tương
tự.

③ 目標(もくひょう)がないのにいくら頑張っても、時間を無駄(むだ)にしているにすぎま
せん。
→ Không có mục tiêu thì dù có cố gắng đến mấy cũng chỉ phí thời gian.

④ 彼はただの子どもにすぎない。一人で暮 (く) らすことなどできない。


→ Nó chỉ là một đứa trẻ. Sao có thể sống 1 mình được.

⑤ 私は先生の助手(じょしゅ)にすぎません。まだ授業を担当(たんとう)するなんてでき
ません。
→ Tôi chỉ đơn giản là trợ giảng của thầy thôi. Tôi vẫn chưa thể tự phụ trách giảng
dạy được.

⑥ 一日 30 分ランニングをしたにすぎないが、1ヶ月で 5 キロもやせた。


→ Mỗi ngày tôi chỉ chạy 30 phút mà cũng giảm đến 5 kg sau 1 tháng.

⑦ 私はメンバーの一人にすぎません。成功(せいこう)するためには、みんなの協力(きょ
うりょく)が必要です。
→ Tôi chỉ là một thành viên thôi. Để có thể thành công thì cần sự hợp tác của tất
cả mọi người.

50. ~ ても
Cấu trúc: 
 Động từ thể て + も
 Tính từ -i → くても
 Tính từ-na/ Danh từ + でも
Ý nghĩa: “Dù … nhưng/ Dù … đi chăng nữa cũng …“. Mẫu câu diễn tả sự
tương phản.
Ví dụ:
① 調べても分からなかったので、先生に聞いた。
→ Dù đã tra cứu nhưng vẫn không hiểu nên phải hỏi cô giáo.

② 必要なので、高くても買います。
→ Vì cần thiết nên dù đắt cũng sẽ mua.

③ 「すみません、黒は売り切れました。」-「黒じゃなくてもかまいません。」
→ ”Xin lỗi, chúng tôi bán hết màu đen rồi.” / “Không phải màu đen cũng không
sao.”

*** Có thể dùng kèm mẫu câu này với các phó từ như 「どんなに、
たとえ、いくら」 để nhấn mạnh (Cho dù … thế nào/ biết bao/ bao
nhiêu đi nữa)
① たとえ雨でも、自転車で行きます。
→ Thậm chí trời mưa đi nữa tôi cũng sẽ đi xe đạp đến.

② いくら安くても、買いたくない。
→ Dù rẻ bao nhiêu đi nữa tôi cũng không muốn mua.

③ ギターを習い始めたが、どんなに練習してもうまくならない。
→ Tôi đã bắt đầu học guitar nhưng dù có luyện tập thế nào cũng không giỏi lên
được.

④ 私は、いくらお酒を飲んでも、顔色(かおいろ)が変わらない。
→ Tôi có uống bao nhiêu rượu đi nữa sắc mặt cũng không thay đổi.

⑤ 私はどんなに暑くても寝るときはクーラーを消して寝ます。
→ Dù trời nóng thế nào đi nữa, tôi cũng tắt máy lạnh khi ngủ.

*** Cấu trúc 「Từ nghi vấn … ても」 cũng thường được sử dụng: だれ


が/ どんな/ いつ/ どう/なにを~ても
① このケーキはいつ食べてもおいしいです。
→ Cái bánh này ăn lúc nào cũng ngon.

② だれが選ばれても、おどろきません。
→ Ai được chọn đi nữa tôi cũng không ngạc nhiên.

③ 私は何をやっても痩(や)せられない。
→ Tôi làm gì cũng không gầy nổi.
④ どんな人でもこれができる。
→ Người nào cũng có thể làm việc này.

⑤ 私はどう言っても、彼は分かってくれない。
→ Tôi có nói cách nào đi nữa anh ta vẫn không chịu hiểu cho tôi.

51. ~ ないで、~ なくて、~ ず、~ ずに


Cả 4 mẫu câu này đều mang nghĩa là “không/ không có” và dùng để nối giữa hai
vế trong câu.
Về cơ bản:
 ないで = ずに
 なくて = ず
Trong đó, 「ず」và 「ずに」 trang trọng hơn「ないで」 và 「なくて」, thường
dùng trong văn viết và dùng khi nói với người lớn tuổi hơn hoặc người mà mình
cần tỏ thái độ lịch sự, tôn kính. 「ないで」 và 「なくて」 dùng nhiều hơn trong
hội thoại thân mật hàng ngày.
① Cách cấu tạo:
 Động từ thể ない + で
 Động từ thể ない/ Tính từ thể phủ định → なくて
 Động từ thể ない (bỏ ない) + ず/ ずに (Ngoại lệ: しない → せず/ せず
に) 
*** Xem lại “Cách chia động từ thể ない”
Ví dụ:
 書く(かく) → 書かないで→ 書かなくて → 書かず/ 書かずに
 する  → しないで→ しなくて → せず/ せずに
 おいしい → おいしくなくて (không dùng với ないで/ ず/ ずに)
 簡単(かんたん)→ 簡単じゃなくて (không dùng với ないで/ ず/ ずに)

② Cách dùng:
1. Chỉ nguyên nhân:
 彼女が来ないで/ 来なくて/ 来ずに/ 来ず、心配している。
→ Vì cô ấy không đến nên tôi lo lắng.

 試験にうからないで/ うからなくて/ うからずに/ うからず、落(お)ち込(こ) んだ。


→ Tôi suy sụp vì không vượt qua kì thi.

 お金がないで/ なくて/ ずに/ず、大変です。
→ Không có tiền nên rất khó khăn. (Chỉ 「なくて」 mới dùng được với danh từ)

 テストがむずかしくないで/ なくて/ ずに/ず、よかった。
→ Tốt quá vì bài kiểm tra không khó. (Chỉ 「なくて」 mới dùng được với tính từ)
2. Chỉ tình trạng “không làm gì đó”
Trong trường hợp này không dùng với 「なくて」, các mẫu còn lại thì ok.
 朝ごはんを食べないで/ 食べずに/ 食べず、学校に行った。
→ Tôi đã đến trường mà không ăn sáng.

 辞書を使わないで/使わずに/ 使わず、日本語で文章を書きました。
→ Tôi đã viết bài luận bằng tiếng Nhật mà không dùng từ điển.

 昨夜(さくや)歯をみがかないで/ みがかずに/ みがかず、寝てしまった。


→ Tôi hôm qua tôi đã đi ngủ mà không đánh răng.

3. Chỉ sự tương phản giữa 2 vế của câu


Trong trường hợp này cũng không dùng với 「なくて」, các mẫu còn lại
thì ok.
 東京に行かないで/ 行かずに/ 行かず、大阪に行った。
→ Tôi đã không đi Tokyo mà đi Osaka.

 コーヒーを飲まないで/ 飲まずに/ 飲まず、ココアを飲んだ。


→ Tôi đã không uống cà phê mà uống cacao.

 ご飯を食べないで/食べずに/食べず、うどんを食べた。
→ Tôi đã không ăn cơm mà ăn mì udon.

* Lưu ý: Trong câu chỉ dùng dấu phẩy tách 2 vế khi dùng với 「ず」
 東京に行かないで大阪に行った。
 東京に行かずに大阪に行った。
 東京に 行かず、大阪に行った。

52. ~ としたら/ ~ とすれば


Cấu trúc: Động từ/ Tính từ/ Danh từ thể thường (ふつう) + としたら/
とすれば
Ý nghĩa: “Giả dụ như/ Nếu như …” (đưa ra 1 giả thuyết/ giả định)

Ví dụ:
① その話は本当だとしたら、うれしいです。
→ Nếu như chuyện đó là thật thì tôi rất vui.

② 飛行機で行くとしたら、いくらぐらいかかりますか。
→ Nếu đi bằng máy bay thì mất khoảng bao nhiêu tiền?

③ 男に生まれるとしたら、何をしたいですか。
→ Nếu bạn sinh ra là con trai thì bạn muốn làm gì?
④ もしタイムマシーンがあるとしたら、どの時代に行って誰に会ってみたいですか。
→ Nếu như có cỗ máy thời gian thì bạn muốn quay về thời đại nào và muốn gặp
ai?

⑤ 報告の数字が間違っているとすれば、結論(けつろん) はまったく違うものになるだろう。
→ Nếu mà nhầm lẫn về số liệu trong báo cáo thì kết luận đã hoàn toàn khác.

⑥ 新しい家を建てるとしたら、かなりのお金が必要になる。
→ Nếu mà xây nhà mới thì cần khá nhiều tiền đấy.

54. ~ ことになった/ ~ ことになっている


Cấu trúc: [Động từ thể từ điển/ thể ない] + ことになった/  ことになって
いる
Ý nghĩa: “đã được quyết định/ được quy định là…“. Mẫu câu diễn đạt những
kế hoạch không phải do bản thân quyết định hoặc miêu tả những quy định hay nội
quy. Tương đương với mẫu 「~ことに決まった/ ~ことに決まっている」

Ví dụ:

① 来月から東京本社で働くことになった。
→ Việc tôi sẽ chuyển lên làm việc ở tổng công ty ở Tokyo đã được quyết định.

② 私の会社では、新入社員(しんにゅうしゃいん)は朝、掃除(そうじ)することになって
いる。
→ Ở công ty của tôi có quy định là nhân viên mới sẽ phải dọn dẹp vào buổi sáng.

③ 10 時から A 社の田中さんに会うことになっている。


→ Tôi sẽ có cuộc hẹn lúc 10 giờ với anh Tanaka ở công ty A.

④ この部屋には、関係者(かんけいしゃ)以外(いがい)入ってはいけないことになって
いる。
→ (Có quy định là) những người không liên quan không được phép vào phòng
này.

⑤ 急に国へ帰ることになりました。
→ Tôi được quyết định là phải về nước ngay lập tức.

⑥ 授業中(じゅぎょうちゅう)は日本語だけを話すことになっている。
→ Trong giờ học chỉ được nói tiếng Nhật. (nội quy của lớp học)
*** Khác với 「~ことにする」 ở chỗ 「~ことにする」 diễn tả kế hoạch do
chính bản thân quyết định. (Xem lại bài: ~ことにする)

55. ほど、 くらい và ころ


Cả 3 từ này đều có nghĩa là “khoảng/ tầm”, dùng để biểu thị mức độ.  Điểm giống
nhau là cả 3 đều có thể đứng sau danh từ chỉ thời gian, nhưng cách dùng có
sự khác biệt như sau:
Một thời điểm
đó
Khoảng thời gianMốc thời gian cụ thể(đồng nghĩa v
(3 時間、1 年間 v.v) (3 時、8 時 v.v) き)

くらい/ ぐらい ○ ○ (thêm に sau くらい/ ぐらい) ×


○ (trang trọng hơn くら
ほど い) × ×
ころ × ○ (ごろ) ○
Ví dụ:
1. 毎日、日本語を 3 時間くらい/ ぐらい/ ほど/ ころ 勉強しています。
→ Hàng ngày tôi học tiếng Nhật khoảng 3 tiếng. (khoảng/ độ dài thời gian)
2. 朝 8 時くらいに/ ぐらいに/ ごろ/ ほど起きました。
→ Tôi dậy vào khoảng 8 giờ sáng nay. (mốc thời gian cụ thể)

3. 若いころ/ くらい/ ぐらい/ ほど は楽しかったな。


→ Lúc còn trẻ thật là vui. (một thời điểm nào đó)

4. こどものころ/ くらい/ ぐらい/ ほどにもどりたいです。


→ Tôi muốn quay lại thời trẻ con. (một thời điểm nào đó)

***「ころ」 chủ yếu có 2 cách dùng cơ bản như trên. Phần tiếp theo là sự
so sánh giữa 「くらい/ ぐらい」 và 「ほど」
① Về cơ bản:
 「くらい/ ぐらい」: dùng trong văn nói, hội thoại thân mật hàng ngày
 「ほど」: dùng trong văn viết hay hoàn cảnh trang trọng hơn
② Các cách dùng cơ bản:
1. Những trường hợp dùng được cả 「くらい/ ぐらい」 và 「ほど」
a.  Đứng sau từ chỉ số lượng (数量詞: すうりょうし)
 昨日 7 時間くらい寝た。/ 昨日 7 時間ほど寝ました。
→ Hôm qua tôi đã ngủ khoảng 7 tiếng.
 日本に来て1週間くらいたった。/ 日本に来て1週間ほどたちました。
→ Tôi đến Nhật đã được khoảng 1 tuần rồi.

 韓国では、クラスの 半分くらい/ ほどが キムさんです。
→ Ở Hàn Quốc, trong 1 lớp có khoảng 1 nửa số người mang họ Kim.

b. Biểu thị mức độ (程度: ていど)


 雑誌ぐらい/ ほどの大きさのかばんを電車に忘れてしまったんです。
→ Tôi đã để quên trên tàu 1 chiếc cặp có kích thước tương đương quyển tạp chí.

 歯を抜(ぬ)いたときは、死ぬくらい/ほど痛かった。
→ Lúc nhổ răng tôi đau gần chết.

 泣きたいくらい/ ほど宿題が多い。
→ Bài tập nhiều đến mức muốn khóc.

 昨日は、声がかれるくらい/ ほど歌った。
→ Hôm qua tôi đã hát đến cháy cả họng.

c. Diễn đạt sự so sánh (比較: ひかく)


* Cấu trúc: Danh từ + くらい/ ぐらい/ ほど ~ ない 
 サッカーくらい/ ほどおもしろいスポーツはない。
→ Không có môn thể thao nào thú vị như bóng đá.

 健太(けんた)ぐらい/ ほど忘れっぽい人はいない。
→ Không có ai hay quên như Kenta.

 日本の夏はベトナムの夏くらい/ ほど暑くない。
→ Mùa hè ở Nhật không nóng như mùa hè ở Việt Nam.

 勉強することくらい/ ほどつらいことはない。
→ Không có việc gì khó khăn hơn việc học.

2. Những trường hợp chỉ dùng được với 「くらい/ ぐらい」


a. 同じくらい: tương tự như, giống như
 東京と大阪は同じくらい便利だ。
→ Tokyo và Osaka đều tiện lợi như nhau.

 彼は日本人と同じくらい日本語が上手です。
→ Anh ấy giỏi tiếng Nhật gần như người Nhật.

 ヨガはウォーキングと同じくらいダイエットに効果的(こうかてき)です。
→ Yoga và đi bộ có tác dụng như trong đối với việc giảm cân.
b. Diễn tả mức độ tối thiểu (giới hạn) hoặc biểu hiện sự khinh
thường, mỉa mai
 ひらがなくらいも読めないの?
→ Đến hiragana mà cũng không đọc được à?

 自分の部屋くらい自分で掃除(そうじ) しなさい。
→ Ít nhất thì cũng nên tự dọn dẹp phòng của mình đi.

 一回会ったくらいで結婚を決めるなんて、勇気(ゆうき) があるよね。
→ Mới gặp 1 lần đã quyết định kết hôn thì can đảm quá nhỉ.

 せめてチョコくらいは買ってくれ。
→ Ít nhất cũng mua hộ ít sô cô la đi mà.

3. Những trường hợp chỉ dùng được với 「ほど」


a. ~ば~ほど: càng … càng … (Xem lại chi tiết tại đây)
 この曲は、聞けば聞くほど好きになる。
→ Bản nhạc này càng nghe càng thấy thích.

 考えれば考えるほど、わからなくなる。
→ Càng suy nghĩ thì càng thấy không hiểu.

 スーパーは家から近ければ近いほど便利です。
→ Siêu thị càng gần nhà thì càng tiện lợi.

* Dạng ngắn của ~ ば~ ほど:


Cấu trúc: V (thể từ điển)/ な形 + な/ い形/ Danh từ + ほど
 結婚式のスピーチは短いほどいいと、よく言われます。
→ Người ta hay nói là bài phát biểu trong lễ kết hôn càng ngắn càng tốt.

 たばこをよくする人ほど病気になりやすい。
→ Người càng hút nhiều thuốc thì càng dễ bị bệnh.

2. Động từ  +  ほど ~ ない (so sánh)


 おいしいものを食べるほど幸(しあわ) せなことはない。
→ Không gì hạnh phúc bằng được ăn món ăn ngon.

 海外で働くほど大変なことはない。
→ Không việc gì vất vả bằng việc đi làm ở nước ngoài.

 今日は思ったほど暑くない。
→ Hôm nay không nóng như tôi đã nghĩ.
56. ~ しかない
Cấu trúc: Động từ thể từ điển + しかない
Ý nghĩa: Không còn cách nào khác, không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể,
đành phải.

Ví dụ:
① ここまでがんばったんでから、最後(さいご)までやるしかない。
→ Đã cố gắng đến đây rồi thì đành phải làm tới cùng thôi.

② チケットを持ってくるのを忘れたので、入口(いりぐち)でまた買うしかなかった。
→ Quên không mang theo vé nên tôi đành phải mua vé lại vé vào cửa.

③ 卒業できなかったから、バイトをするしかない。
→ Vì không tốt nghiệp được nên tôi đành phải làm công việc bán thời gian.

④ パソコンが直せないから、新しいのを買うしかなかった。
→ Không sửa được máy tính nên tôi đành phải mua cái mới.

⑤ 電車もバスも止まってしまったから、歩くしかない。
→ Cả tàu và xe buýt đều ngừng hoạt động nên không có cách nào khác là phải đi
bộ.

⑥ 美人と結婚したいですから、たくさんお金を稼(かせ)ぐしかない。
→ Vì muốn kết hôn với người đẹp nên không có cách nào khác là phải kiếm thật
nhiều tiền.

⑦ 彼が怒っているから、静かにするしかない。
→ Vì anh ấy đang tức giận nên tôi đành phải im lặng.

*** Xem thêm về 「しか~ない」 và 「だけ」 tại đây.


https://bikae.net/ngu-phap/%e3%80%8c%e3%81%a0%e3%81%91%e3%80%8d
%e3%80%81%e3%80%8c%e3%81%97%e3%81%8b%e3%80%8dchi/

57. ~ をこめて
Cấu trúc: Danh từ +  をこめて (込めて)
Ý nghĩa: Gửi gắm, gói ghém, dồn hết (tâm tư, tình cảm, tâm trang) vào việc gì
đó. Danh từ phía trước thường là danh từ chỉ cảm xúc, tâm trạng như  愛 (あい:
tình yêu)、心 (こころ: tấ m lò ng)、願い (ねがい: nguyện vọ ng, mong
muố n) v.v
Ví dụ:
① これは、私が心をこめて育(そだ)てた野菜です。
→ Đây là rau mà tôi đã trồng với tất cả tấm lòng/ tình yêu của mình.

② 平和(へいわ)への願いをこめて、この歌を作りました。
→ Tôi đã viết bài hát này với tất cả ước nguyện về hòa bình gửi gắm trong đó.

③ 愛をこめて、セーターを編(あ)みました。
→ Cô ấy đã dồn hết tình yêu của mình để đan chiếc áo len.

④ 彼女は心をこめて歌ったので、聴衆(ちょうしゅう)は深い感動(かんどう)をうけた。
→ Cô ấy đã hát với tất cả tấm lòng nên khán giả đã xúc động sâu sắc.

⑤ これは、私たちが心をこめて作った品物(しなのも)です。
→ Đây là sản phẩm mà chúng tôi tạo ra với tất cả tấm lòng.

58. ~ を通じて/ ~ を通して


Cấu trúc:
 Danh từ + を通(つう) じて/ ~ を通(とお) して
 Danh từ 1 + を通(つう) じた/ ~ を通(とお) した + danh từ 2
Ý nghĩa: “thông qua/ qua” (phương tiện/ cách thức/ mối quan hệ v.v)(=を経由
(けいゆ)して)/ “trong suốt” (khoảng thời gian) (= その期間ずっと)

Ví dụ:
① 子どもたちはスポーツを通じて、いろいろなことを学(まな) ぶことができます。
→ Qua việc chơi thể thao, trẻ em có thể học được rất nhiều điều.

② 彼女とは、先輩(せんぱい)を通して知(し)り合(あ) いました。
→ Tôi với cô ấy quen biết nhau thông qua tiền bối của tôi.

③ この国は一年を通して暑い。
→ Đất nước này nóng suốt cả năm.

④ インターネットを通じた犯罪(はんざい)にご注意ください。
→ Hãy chú ý đến tội phạm qua internet.

⑤ これは 2015 年一年を通した人気記事(きじ)ランキングです。


→ Đây là bảng xếp hạng các bài báo được quan tâm trong suốt năm 2015.

⑥ その二人は仕事を通じて会いました。
→ Hai người đó gặp nhau qua công việc.
59. ~ てごらん
Cấu trúc: Động từ thể て + ごらん(なさい)
Ý nghĩa: “Hãy (thử)/ Sao không thử” làm gì đó. Đưa ra đề nghị, yêu cầu đối
với người ít tuổi, cấp dưới, hay những người thân trong gia đình. Không dùng với
người lớn tuổi, bề trên, cấp trên.

Ví dụ:
① わからなかったら、先生に聞いてごらん。(=聞いてみなさい)
→ Nếu không hiểu sao không hỏi thử cô giáo?

② もう一度やってごらんなさい。(=やってみなさい)
→ Hãy cố gắng làm lại lần nữa đi.

③ おいしいから、食べてごらん。
→ Ngon lắm, ăn thử đi.

④ 二人とも自分を見てごらんないさいよ。
→ Cả 2 đứa, hãy nhìn lại bản thân xem.

⑤ あの絵(え)を見てごらん。
→ Hãy nhìn vào bức tranh kia xem.

60. ~ にしては
Cấu trúc: Động từ/ Danh từ (thể thường) + にしては (名だ + にしては)
Ý nghĩa: Diễn tả việc gì đó khác với suy nghĩ, tưởng tượng. Vế trước にしては
cho bạn 1 hình dung nào đó về cái được nói đến, nhưng vế sau (sự thật) lại ngược
với suy nghĩ, tưởng tượng của bạn.

Ví dụ:
① 外国人にしては日本語が上手だ。
→ Dù là người nước ngoài nhưng tiếng Nhật thật tốt. (Đối với người nước ngoài
thì thường được nghĩ là không giỏi tiếng Nhật nhưng trường hợp này lại khác)
② 初めてにしては、よくできました。
→ Tuy là lần đầu tiên nhưng cậu đã làm rất tốt. (Đối với lần đầu tiên thì thường
có khuyết điểm hay lỗi nhưng trường hợp này lại làm tốt)
③ 洗ったの?それにしては、きれいじゃないね。
→ Giặt rồi á? Thế mà trông không sạch nhỉ? (Nếu mà nói giặt rồi thì hình dung
phải khác, nhưng nhìn vào thì không thấy như vậy)
④ たくさん勉強したにしては低い点数(てんすう)だった。
→ Học nhiều thế mà điểm lại thấp. (Học nhiều thì ai cũng nghĩ sẽ thi tốt và điểm
cao nhưng sự thật lại khác)
⑤ こどもにしてはたくさん知っているね。
→ Tuy là trẻ con mà biết nhiều ghê. (Trẻ con thường được nghĩ là không biết
nhiều thứ nhưng trường hợp này lại khác)

61. ~ ものだ/ ~ ものではない/ ものです


から
1. ~ ものだ/ ものではない
① Cấu trúc:
 Động từ thể từ điển/ thể ない/ thể た + ものだ/ ものではない
 Tính từ -i (い)/ Tính từ -na (な) + ものだ/ ものではない

② Ý nghĩa:
a. Diễn tả những điều/ thứ được cho là tự nhiên, đương nhiên, thuộc về
quy luật
 地震のときは、だれでも慌(あわ)てるものだ。
→ Lúc có động đất thì ai cũng hoảng sợ.

 年末はだれでも忙しいものだ。
→ Vào cuối năm ai cũng bận rộn.

 人の性格(せいかく) はなかなか変(か)わらないものだ。
→ Tính cách con người là thứ khó mà thay đổi được.

 文化は国によって違(ちが) うものだ。
→ Văn hóa là thứ mà mỗi nước đều khác nhau.

b. Diễn tả lời khuyên, cảnh cáo nhẹ nhàng


 あの陰口(かげぐち)を言うものではない。
→ Không nên nói xấu sau lưng người khác như thế.

 学生はもっと勉強するものです。
→ Học sinh là nên học nhiều hơn.

 学生は教室に遅れるものではありません。
→ Học sinh không nên đi học muộn.

c. Diễn tả tâm trạng, cảm xúc (cảm thán, thở dài, ngạc nhiên)
 人生はすばらしいものだ。
→ Cuộc đời con người là điều tuyệt vời.
 いつか京都に行きたいものだ。
→ Lúc nào đó muốn đi Kyoto quá.

 子育(こそだ)ては大変なものだ。
→ Nuôi con thật vất vả.

 梯子乗り(はしごのり)ってすごいものですね。
→ Cái môn nhào lộn trên thang ấy thật là đáng kinh ngạc nhỉ.

d. ~ たものだ: Nhớ về sự việc đã xảy ra trong quá khứ


 子どものころ、いたずらをして、よく父に叱(しか)られたものだ。
→ Khi còn nhỏ tôi thường bị bố mắng vì nghịch ngợm.

 この辺(へん)は、昔(むかし) は静(しず)かだったものだ。
→ Khu vực này hồi xưa rất là yên tĩnh.

 学生時代は毎日図書館へ通(かよ)ったものだ。
→   Thời sinh viên ngày nào tôi cũng đến thư viện.

2. ~ ものですから
① Cấu trúc:
 Động từ thể thường + ものですから
 Tính từ -i い / Tính từ -na/ Danh từ + な + ものですから
*** Trong hội thoại: 「ものですから」 thường được thay bằng 「もんですか
ら/ もんだから」
② Ý nghĩa: Đưa ra nguyên nhân, lý do, thường là trong hoàn cảnh không thể
tránh khỏi
③ Ví dụ:
 事故があったものですから、遅刻(ちこく) してしまいました。
→ Vì gặp tai nạn nên tôi đã đến muộn.

 明日テストなものですから、今日はどうしても勉強しなくてはいけません。
→ Vì mai có bài kiểm tra nên hôm nay kiểu gì cũng phải học.

 急いでいるものですから、お先に失礼します。
→ Vì đang vội nên tôi xin phép đi trước.

 A: どうしたの。三十分も待ったのよ。
B: ごめん、ごめん。車で来たから、道がものすごくこんでいたもんだから。
→  A: Cậu sao vậy? Tớ đợi đến 30 phút rồi đấy.
         B: Xin lỗi, xin lỗi. Tớ đi bằng ô tô đến đây mà đường thì đông nghẹt.

62. ~ ついでに
1. Cấu trúc:
 Danh từ + の + ついでに
 Động từ thể từ điển/ thể た + ついでに

2. Ý nghĩa: Nhân tiện, tiện thể làm việc này thì làm luôn việc khác
① 散歩(さんぽ)のついでに、この手紙を出してきてくれませんか。
→ Tiện đi dạo thì gửi luôn hộ tôi bức thư này nhé.

② 郵便局(ゆうびんきょく)へ行ったついでに、はがきを買ってきた。
→ Nhân tiện đến bưu điện tôi đã mua 1 tấm bưu thiếp.

③ その話が出たついでに一言 (ひとこと)、言いたいことがあります。
→ Nhân tiện anh nói ra chuyện đó thì tôi cũng muốn nói một lời.

④ 彼に会いに行くついでにこの資料(しりょう)を渡(わた) してくれる?
→ Nhân tiện cậu đi gặp anh ấy thì đưa hộ tớ tài liệu này cho anh ấy nhé.

⑤ 出張 (しゅっちょう) で大阪に行くついでに神戸(こうべ)まで足を伸(の)ばそうかなあ。


→ Tiện đi công tác ở Osaka thì có khi ghé thăm Kobe luôn nhỉ.

63. ~ まま
Cấu trúc:
 Động từ thể た/ thể ない + まま
 Danh từ + の + まま
 Tính từ -na + な/ Tính từ -i + まま
 あのまま/ そのまま/ このまま (cứ nguyên như thế, cứ nguyên thế
này)
Ý nghĩa: “để nguyên, giữ nguyên, cứ như thế.” Diễn tả tình trạng giữ nguyên
không thay đổi.

Ví dụ:
① 昨夜(さくや)テレビをつけたまま寝てしまった。
→ Tối qua tôi để nguyên TV mở và ngủ quên mất.

② この野菜(やさい)は、生のままで食べておいしいですよ。
→ Rau này ăn sống rất ngon đấy.

③ この村は昔のままだ。
→ Làng này vẫn như xưa.

④ そのまま切らずにお待ちください。
→ Xin vui lòng đợi máy.

⑤ 問題がわからなかったら空欄 (くうらん) のままにしておいてくさい。
→ Câu nào không trả lời được thì hãy để trống.

⑥ 1900 年に彼はイギリスを去(さ)り、そのまま二度(にど)と戻らなかった。
→ Ông ta rời nước Anh từ năm 1900 và cứ thế không quay lại lần thứ hai.

⑦ パジャマを着たまま朝食 (ちょうしょく) を食べる。


→ Mặc nguyên bộ pijama và ăn sáng.

⑧ 駅前に新しい店が全然できず、不便(ふべん)なままだ。
→ Không có cửa hàng  mới nào được dựng lên trước ga nên vẫn bất tiện nguyên
như thế.

⑨ このままずっと君といっしょにいたい。
→ Em muốn ở cùng anh như thế này mãi.

* ~ ままにする: để nguyên tình trạng, giữ tình trạng nào đó


① そのままにしておいてください。

→ Hãy cứ để nguyên như thế cho tôi.

② 電源(でんげん)をつけたままにするな。

→ Đừng có để điện bật nguyên như thế.

64. ~ てもらえない/ てくれない?


Cấu trúc:
 Động từ thể て + もらえる?/ もらえない?
 Động từ thể て + くれる?/ くれない?
Ý nghĩa: Diễn tả lời yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì giúp mình một cách thân mật,
thường là dùng với người quen, gia đình hay bạn bè thân thiết (có thể thêm かな
vào cuối câu khi nói chuyện)

Ví dụ:
① 問題がわからないんだけど、教えてもらえる?
→ Tớ không hiểu câu hỏi này, cậu chị giúp tớ với.

② 「日本語スピードマスター」って本、見せてもらえないかな?
→ Cho tớ xem quyển “Nihongo Speed Master” nhé.
③ ちょっと手伝ってくれる?
→ Giúp em một tay với.

④ 窓を開けてくれない?
→ Mở hộ cái cửa sổ với.

⑤ もう一度説明(せつめい)してもらえない?
→ Giải thích giúp mình lần nữa được không?

*** Các mẫu câu diễn đạt lời yêu cầu, đề nghị với thể て, theo mứ c độ lịch
sự giả m dầ n:
~ていただけませんか。
~てくださいませんか。
~てもらえませんか。
~てください。
~てもらえない?
~てくれない?
~てもらえる?
~てくれる?
~て。
→ Theo thứ tự trên thì mẫu câu 「~ていただけませんか」 là cách yêu cầu lịch sự
nhất và mẫu câu dùng thể て (khô ng có ください) là cách thân mật, suồng sã
nhất.

65. ~ きり
Cấu trúc: Danh từ + きり/ きりだ (Danh từ + っきり/ っきりだ → văn
nói, hội thoại)
Ý nghĩa: “Chỉ” (= だけ)

Ví dụ:
① 二人(っ)きりで話しをしたいです。
→ Tôi muốn nói chuyện chỉ có 2 người (chúng ta).

② 彼に会ったのは 1 回(っ)きりです。
→ Tôi mới chỉ gặp anh ta một lần.

③ 子供たちが独立(どくりつ)してから、夫婦(ふうふ)二人きりの生活です。
→ Bọn trẻ sống độc lập nên chỉ có hai vợ chồng tôi sống với nhau.

④ 一度きりの人生(じんせい) を大切に生きることだ。
→ Chúng ta cần trân trọng cuộc sống vì chúng ta chỉ sống 1 lần.

⑤ 私は一人きりで暮(く) らすのは嫌だ。
→ Tôi ghét phải sống (chỉ có) 1 mình.

* Xem thêm mẫu câu ngữ pháp N2: ~た + きり

66. ~ ふりをする
Cấu trúc:
 Động/tính từ thể thường + ふりをする (ナ形 + な + ふりをする)
 Danh từ + の + ふりをする
Ý nghĩa: “Giả vờ làm gì/ Tỏ ra (làm ra vẻ) như thể là … (nhưng sự thật
lại khác)”

Ví dụ:
① 彼は政治について知っているふりをしているが、本当は知らないと思う。
→ Anh ta làm như thể hiểu biết về chính trị lắm nhưng tôi nghĩ thực ra anh ta chả
biết gì.

② 彼女は聞こえないふりをした。
→ Cô ấy giả vờ không nghe thấy.

③ 山田さんは独身のふりをしているが、結婚していて2人も子供がいる。
→ Anh Yamada làm như thể vẫn còn độc thân nhưng thực ra đã kết hôn và có 2
con rồi.

④ 分かったふりをしていたが、実はよく分からない。もう一度言ってください。
→ Tôi chỉ giả vờ hiểu thôi chứ thực ra chả hiểu gì. Nói lại lần nữa hộ tôi với.

⑤ 彼女は悲しいふりをする。
→ Cô ta làm ra vẻ là buồn lắm.

⑥ 知らないふるをするな。
→ Đừng có mà giả vờ không biết.

67. ~ くせに
Cấu trúc:
 Động từ/tính từ thể thường (い形/ な形+な) + くせに
 Danh từ + の + くせに
Ý nghĩa: “Mặc dù … nhưng ...”, bao hàm thái độ tức giận, không hài lòng hoặc
coi thường của người nói đối với người/ vật được nói đến (không dùng để nói về
bản thân mình).
Ví dụ:
① 知っているくせに、教えてくれない。
→ Dù biết nhưng anh ta không nói với tôi.

② 元気なくせに、病気のふりをしている。
→ Dù khỏe nhưng (anh ta/ cô ta) lại giả vờ bị bệnh.

③ できるくせに、やろうとしない。
→ Anh ấy có thể làm được nhưng không có ý định làm.

④ 彼は体が大きいくせに何もできない。
→ Mặc dù cơ thể to khỏe nhưng anh ta chẳng làm được gì.

⑤ 大きい会社のくせに設備 (せつび) が整(ととの)っていない。


→ Mặc dù là công ty lớn nhưng trang thiết bị lại nghèo nàn.

⑥ 医者でもないくせに、おれのやり方に文句(もんく) つけるのか?
→ Dù gì cậu cũng chả phải bác sĩ mà còn định phàn nàn về cách làm của tôi à?

* Lưu ý: Mẫu câu này chủ yếu dùng để nói về người/ nhóm người/ hay con vật và
không dùng để nói về sự vật, sự việc.
Ví dụ: (x)12 月のくせに暖かい。Dù đã là tháng 12 nhưng vẫn ấm.
→ Cách dùng đúng: 12 月なのに暖かい。

68. ~ わりに(は)
Cấu trúc:
 Động/ tính từ thể thường (い形/ な形 + な) + わりに(は)
 Danh từ + の + わりに(は)
Ý nghĩa: “Dù/ Tuy … nhưng … “, diễn tả sự bất ngờ của người nói về cái được
nói đến (ngoài suy nghĩ, tưởng tượng của người nói)

Ví dụ:
① 彼は年のわりには若く見える。
→ Anh ấy nhìn trẻ hơn so với tuổi. (dịch sát nghĩa là: “Dù đã có tuổi nhưng nhìn
vẫn trẻ”)

② お金がない(と言っている)わりに、よく買い物をするね。
→ Cậu nói là không có tiền mà tích cực mua sắm ghê.

③ 子どものわりにはたくさん知っているね。
→ Tuy là trẻ con mà nó biết nhiều nhỉ.
④ この海はきれいなわりには人が少ない。
→ Tuy biển này đẹp nhưng lại ít có người đến.

⑤ わたしは甘いものばかり食べるわりにあまり太らない。
→ Tuy tôi ăn toàn đồ ngọt nhưng không hề bị béo lên.

* Mẫu câu tương tự: ~にしては


→ So sá nh 「わりには」 và「にしては」:
Hai mẫu câu này có ý nghĩa và cách dùng tương tự như nhau, chỉ có 2 điểm khác
biệt như sau:

① 「にしては」 không dùng với các danh từ chỉ số lượng chung chung,


mà phải cụ thể.
Ví dụ:

このラーメンは値段(ねだん)にしては/ のわりにはおいしい = このラーメンはやすい値段


(ねだん)にしてはおいしい。(Món mì này tuy rẻ mà ngon)
→ Khi dùng 「にしては」 phải có tính từ 「やすい」 đi kèm để thể hiện sự cụ thể.
② 「にしては」 không dùng được với tính từ, còn 「わりには」 thì có thể.
Ví dụ: この海はきれいなわりには/ にしては人が少ない。

69. ~ にとって、~ に対して、~ について、


~ に関して
1. Danh từ  + にとって
Ý nghĩa: “đối với…/ theo …, thì…”. Dùng để diễn tả quan điểm hay đánh giá.
Ví dụ:
① 私にとって、彼女はまるで母親 (ははおや) のような存在 (そんざい) だ。
→ Đối với tôi bà ấy như một người mẹ.

② 子どもにとって、遊びはとても大切なことです。
→ Đối với trẻ em vui chơi là việc quan trọng.

③ 女性にとって結婚(けっこん) は博打(ばくち)なのです。
→ Kết hôn đối với phụ nữ là một canh bạc.

④ 現代人にとって、携帯電話は生活の一部である。
→ Đối với người hiện đại thì điện thoại di động là một phần của cuộc sống.

2.  Danh từ  + に対(たい) して / Danh từ 1 + に対する + danh từ 2


Ý nghĩa: “đối với/ hướng về”, để chỉ đối tượng mà hành động trong câu hướng
về
Ví dụ:
① 目上(めうえ)の人に対して、敬語(けいご)を使うようにしている。
→ Tôi (cố gắng) dùng kính ngữ với người bề trên.

② 発表(はっぴょう) に対して、質問(しつもん)がある方どうぞ。
→ Mời quý vị đặt câu hỏi đối với bài phát biểu.

③ 発表に対する質問は、この紙に書いてください。
→ Xin hãy viết câu hỏi đối với bài phát biểu vào giấy này.

④ お客様(きゃくさま) に対して、失礼なことを言ってはいけません。
→ Đối với khách hàng thì không được nói những lời thất lễ.

3.  Danh từ + について/ Danh từ 1 + について + の + Danh từ 2


Ý nghĩa: “về/ liên quan đến …”. Trong thư từ hay những diễn văn trang trọng
hoặc bối cảnh kinh doanh, có thể dùng cụm lịch sự hơn của「 について」 là 「につ
きしまして」
Ví dụ:
① あの映画 (えいが) について、どう思う?
→ Cậu nghĩ sao về bộ phim đó?

② 日本の祭(まつ)りについて調べた。
→ Tôi đã tìm hiểu về các lễ hội của Nhật.

③ 新しいシステムについての質問は、E メールでお願いします。

→ Xin vui lòng gửi mail nếu có các câu hỏi liên quan đến hệ thống mới.

④ テストの内容(ないよう)についてのお知らせです。
→ Đây là thông báo về nội dung bài thi.

⑤ 個人情報(こじんじょうほう)の管理(かんり)につきまして、ご説明させていただきます。

→ Chúng tôi xin phép được giải thích về việc quản lý thông tin cá nhân. (~させて
いただきます là cách nói trang trọng mang ý nghĩa “cho phép tôi được …”) → 
Ôn lại bài về kính ngữ.
4.  Danh từ + に関 (かん) して/ Danh từ 1 + に関する + Danh từ 2
Ý nghĩa: “về/ liên quan đến …” . Đây là cách nói trang trọng hơn của 「につい
て」. Trong thư từ hay những diễn văn trang trọng có thể dùng cụm lịch sự hơn
của「 に関して」 là 「に関しまして」
Ví dụ:
① この事件(じけん)に関して、新しい情報(じょうほう) が入(はい)りました。
→ Đã có thông tin mới về vụ việc này.
② 事件に関する情報は警察(けいさつ)に届(とど)けてください。
→ Hãy gửi các thông tin liên quan đến vụ việc cho cảnh sát.

③ 最近(さいきん)テロに関してニュースがよく新聞(しんぶん)に出ています。
→ Gần đây trên báo thường xuyên có thông tin về khủng bố.

④ この件(けん) に関して何か言うことはありますか。
→ Anh có ý kiến gì về việc này không?

⑤ 払い戻し(しはらいもどし) に関しましては、. 大変お手数(てすう)ですが、. 以下(いか)


のページをご参照(さんしょう) ください。
→ Xin lỗi về sự phiền toái nhưng xin quý khách vui lòng tham khảo trang sau về
vấn đề liên quan đến việc hoàn lại tiền. (お手数ですが (dịch sát nghĩa là “tuy phiền
toái” (xin lỗi đã làm phiền) là cụm từ lịch sự hay dùng trong thư từ trang trọng).

70. ~ せいで/ ~ せいだ/ ~ せいか


Cấu trúc:
 Động/ tính từ thể thường + せいで/ せいだ/ せいか
 な形な/ 名+ の + せいで/ せいだ/ せいか
Ý nghĩa: “Do, bởi, tại”. Chỉ nguyên nhân, lý do của việc gì đó, chủ yếu là nguyên
nhân dẫn đến kết quả không tốt. Riêng 「せいか」 mang nghĩa là “có lẽ là bởi/do
…” (chưa xác định chắc chắn), có thể dùng với cả kết quả tốt hoặc không tốt.

Ví dụ:
① バスが遅れたせいで、約束(やくそく)の時間に間に合わなかった。
→ Do xe buýt đến muộn nên tôi đã không đến kịp giờ hẹn.

② 疲れたせいか、頭(あたま)が痛(いた)い。
→ Có lẽ là do mệt nên tôi bị đau đầu.

③ よく勉強したせいか、いい成績(せいせき)を取れました。
→ Có lẽ là do học chăm chỉ nên tôi đã có kết quả tốt.

④ 寝不足(ねぶそく)のせいで、今日は頭がぼんやりしている。
→ Do thiếu ngủ nên đầu óc tôi hôm nay không được minh mẫn.

⑤ 朝寝坊(ねぼう) したせいで、学校に遅れました。
→ Vì sáng tôi ngủ quên nên bị muộn học.

⑥ お腹(おなか)が痛くなったのは食べ過ぎたせいだ。
→ Tôi bị đau bụng là do đã ăn quá nhiều.
71. ~ことだ/ ~ ことはない
1. ことだ
Cấu trúc: Động từ thể từ điển/ thể ない + ことだ
Ý nghĩa: Đưa ra lời gợi ý, khuyên bảo “nên/ không nên” làm gì = したほうがい
い/ しないほうがいい

Ví dụ:
① 暖(あたた)かくして、ゆっくり休むことだ。
→ Cậu nên làm ấm cơ thể và từ từ nghỉ ngơi.

② 無理(むり)をしないことです。
→ Anh không nên làm quá sức.

③ 一度に全部は無理です。毎日少しずつ勉強することです。
→ Một lần muốn học hết toàn bộ là không thể. Mỗi ngày nên học một chút thì
hơn.

④ 外の人に頼(たよ)らないで、とにかく自分でやってみることだ。
→ Cậu không nên dựa dẫm vào người khác, dù sao cậu cũng nên tự mình làm thử
đi.

⑤ 成功(せいこう)するには、成功するまで決(けっ)してあきらめないことだ。
→ Để thành công thì cho tới khi đạt được nó cậu nên quyết tâm không từ bỏ.

2. ことはない
Cấu trúc: Động từ thể từ điển + ことはない
Ý nghĩa: không cần thiết phải làm gì/ không làm cũng không sao
Ví dụ:
① 君(きみ)があやまることはいないよ。
→ Cậu không cần xin lỗi đâu.

② 来ることはありません。郵送(ゆうそう)でいいですよ。
→ Không cần đến tận nơi đâu, cứ gửi bưu điện là được rồi.

③ 焦(あせ)ることはない。時間はまだ十分(じゅうぶん)にある。
→ Không phải vội đâu, vẫn còn đủ thời gian mà.

④ おじさんの病気はすぐによくなるから、君は何も心配することはない。
→ Bệnh của chú sẽ nhanh khỏi nên em không phải lo lắng đâu.
⑤ 自分を責(せ)めることはないわ。
→ Cậu không cần phải đổ lỗi cho bản thân đâu.

Xem thêm các mẫu khác với 「こと」:  ~ということだ  và  どんなに~


ことか

72. ~ っけ
Cấu trúc:
 Động từ thể た + っけ (でしたっけ/ ましたっけ lịch sự hơn)
 Tính từ -na/ Danh từ + だ/ だった + っけ
 Tính từ -i + かった + っけ
Ý nghĩa: Dùng nhiều trong hội thoại, đặt ở cuối câu để xác nhận lại những
điều được nghe hoặc những gì mà người nói chưa nhớ rõ và muốn hỏi lại. Cũng
hay dùng với từ nghi vấn + だ(った)っけ. Có thể dùng để hỏi người khác hoặc
tự hỏi bản thân mình.

Ví dụ:
① 国へ帰るのは、来週だ(った)っけ?
→ Có phải cậu nói tuần sau cậu về nước không nhỉ?

② 明日のパーティーのこと、話(まし)たっけ?
→ Tôi đã nói với anh về buổi tiệc ngày mai chưa nhỉ?

③ これはなんだっけ?
→ Cái này là cái gì thế nhỉ? (Nhớ là đã nhìn thấy hoặc đã từng nghe tên nhưng giờ
không nhớ rõ)

④ あれ、わたし、さっきめがねをどこに置(お)いたっけ?
→ Ơ, vừa nãy để cái kính ở đâu ấy nhỉ?

⑤ 明日のテストは何時からだっけ?
→ Bài kiểm tra ngày mai từ mấy giờ ấy nhỉ?

⑥ 次の祝日(しゅくじつ)っていつだっけ?来週だっけ?
→ Ngày nghỉ kế tiếp là lúc nào ấy nhỉ? Có phải tuần sau không?

⑦ あの人の名前はなんでしたっけ?
→ Người kia tên gì ấy nhỉ? (Đã từng nghe ai đó nói hoặc đã từng nhớ nhưng giờ
quên mất)

* Mẫu 「んだ(った)っけ」 cũng hay được sử dụng trong hội thoại hàng


ngày.
① これからどこへ行くんだっけ?
→ Giờ đi đâu tiếp nhỉ?

② どこに住んでいるんだっけ?
→ (Cậu bảo là) cậu sống ở đâu ấy nhỉ? (Tớ tự nhiên quên mất)

* Khi động từ/ tính từ/ danh từ trước っけ chia ở thì quá khứ tức là muốn
nhấn mạnh rằng trước đó người nói đã nghe, đã biết, hoặc đã trải qua
nhưng giờ không nhớ rõ và muốn hỏi lại.
Ví dụ câu: Bài kiểm tra ngày mai từ mấy giờ ấy nhỉ?
① 明日のテストは何時からだっけ? Xác định lại một cách thông thường.
② 明日のテストは何時からだった(でした)っけ? Nhấn mạnh là trước đó đã nghe ai
nói, đã biết rồi mà giờ quên mất nên hỏi lại.

73. 〜 つまり
Cấu trúc: A、つまり、B
Ý nghĩa: A, hay nói cách khác là B. Cụm từ dùng để diễn đạt cùng một ý tưởng
nhưng với cách dùng từ, hay cách nói khác.

Ví dụ:
① 父の兄、つまり私の伯父(おじ)は、医者をしている。
→ Anh trai của bố tôi, tức là bác tôi, hiện đang làm bác sĩ.

② 田中さんは、携帯もパソコンも持っていない。つまり、メールで連絡はできないのだ。
→ Anh Tanaka không mang điện thoại lẫn máy tính. Nói cách khác là không thể
liên lạc bằng mail được.

③ A: 本当に行きたいんですが、ちょっと。/ B: つまり、いけないということですね。


→ A: Thật sự rất muốn đi, nhưng mà…/ B: Nói cách khác là không đi được chứ gì?

74.  なぜなら/ なぜかというと/ どうしてかと


いうと
Cấu trúc: A、なぜなら(ば)/ なぜかというと/ どうしてかというと、B (〜から
だ。)
Ý nghĩa: Lý do là, nguyên nhân là, vì…. Cụm từ được dùng để giải thích
nguyên nhân, lý do cho điều được nói ra trước đó. Hay dùng trong nghị luận, thảo
luận hoặc hoàn cảnh lịch sự. Vế câu B (vế nêu nguyên nhân đứng sau なぜなら
(ば)/なぜかというと/どうしてかというと  có dạng 〜からだ)

Ví dụ:
① 来週、国に帰る予定です。なぜなら(ば)、親友(しんゆう)の結婚式に出席(しゅっ
せき)するからです。
→ Tuần sau tôi định sẽ về nước. Lý do là tôi sẽ dự lễ cưới của bạn thân.

② 学校を変えた。なぜかというと、ぼくのレベルのクラスがなかったからだ。
→ Tôi đã chuyển trường bởi vì không có lớp cho trình độ của tôi.

③ 仕事を辞めたくても辞められません。なぜなら家のローンがあるからです。
→ Dù muốn nghỉ việc nhưng cũng không thể nghỉ được. Nguyên nhân là do nhà
tôi đang có khoản nợ.

④ この場所が大好きだ。なぜかというと、たくさんの思い出があるからだ。
→ Tôi yêu nơi này vì nó gắn với nhiều kỉ niệm của tôi.

⑤ ここに物が置いてある。どうしてかというと、あとで使うからです。
→ Tôi để sẵn đồ ở đây vì tẹo nữa sẽ dùng đến.

75. 〜 その結果
Cấu trúc: A。その結果(そのけっか)、B
Ý nghĩa: Kết quả là, kết cục là, do đó, bởi vậy. Cụm từ dùng để diễn đạt nguyên
nhân, lý do của sự việc nào đó.

Ví dụ:
① 父は、人の何倍(なんばい)も努力(どりょく)した。その結果、仕事で成功した。
→ Bố tôi đã nỗ lực gấp mấy lần người khác, Bởi vậy ông đã thành công trong công
việc.

② 3ヶ月ダイエットを続けた。その結果、5キロやせた。
→ Tôi đã ăn kiêng liên tục 3 tháng. Kết quả là tôi đã giảm được 5 kg.

③ 全然勉強をしなかった。その結果、入学試験に落ちてしまった。
→ Tôi chẳng học gì cả. Kết cục là tôi đã trượt kì thi đầu vào.

④ 昨日の夜はたくさん食べた。その結果、今日の朝食を食べる気になれない。
→ Tối qua tôi đã ăn rất nhiều. Bởi vậy hôm nay tôi chẳng có cảm giác muốn ăn
sáng.

⑤ このブログを毎日更新(こうしん)している。その結果、私の日本語は上達(じょうたつ)
してきた。
→ Tôi viết blog này hàng ngày. Kết quả là tiếng Nhật của tôi đã tiến bộ hơn.
76. ~ はもちろん
Cấu trúc: N1 (danh từ) はもちろん、N2 (も)
Ý nghĩa: Không chỉ/ không những N1 mà N2 cũng … (Mẫu câu này dịch
nguyên văn nghĩa là “N1 thì hiển nhiên rồi. mà N2 cũng …”. Trong câu có dạng
phủ định, mẫu này được hiểu theo nghĩa “N2 cũng không … chứ đừng nói đến
N1” (ngụ ý là N2 cũng không thì tất nhiên là N1 cũng không rồi”)

Ví dụ:
① 彼は、勉強はもちろん、スポーツもよくできる。
→ Cậu ấy không những học giỏi mà chơi thể thao cũng ổn.

② キャベツは炒(いた)めて食べてるのはもちろん、生(なま)で食べてもおいしいです。
→ Bắp cải xào lên ăn thì tất nhiên là ngon mà ăn sống cũng ngon.

③ あのレストランはサービスはもちろん味(あじ) も悪くない。
→ Nhà hàng đó không những dịch vụ tốt mà món ăn cũng không tồi.

④ 彼女は英語はもちろん、フランス語も話せる。

→ Cô ấy không chỉ nói được tiếng Anh mà nói được cả tiếng Pháp.

⑤ 私は生まれた村(むら)は、電車はもちろん、バスも通(とお)っていない。
→ Ngôi làng mà tôi sinh ra đến xe buýt cũng không có chứ đừng nói gì đến tàu.

⑥ 彼は漢字はもちろん、ひらがなも書けない。
→ Cậu ấy còn không viết được hiragana nói gì đến kanji.

* Mẫ u câ u tương tự : ~ ばかりか

77. ~ に比べて
Cấu trúc:
 Danh từ + に比(くら)べ/ に比(くら)べて
 Câu + の+ に比べ/ に比べて
Ý nghĩa: “so với”, dùng trong mẫu câu so sánh.

Ví dụ:
① 試験問題は昨年(さくねん)に比べて、易(やさ)しくなった。
→ Đề thi năm nay đã dễ hơn so với năm ngoái.
② 店で買うのに比べ、通信販売(つうしんはんばい)は便利だが、欠点(けってん)もある。
→ So với mua trực tiếp ở cửa hàng thì mua sắm online thuận tiện hơn nhưng cũng
có nhược điểm.

③ 東京に比べて、大阪のほうが物価(ぶっか)が安い。
→ So với Tokyo thì vật giá ở Osaka rẻ hơn.

④ 今年は去年に比べて寒い。
→ Năm nay lạnh hơn so với năm ngoái.

⑤ 電話は手紙に比べて、早く情報を伝えることができます。
→ So với thư tay thì dùng điện thoại có thể truyền tải thông tin nhanh hơn.

78. ~ 上げる/ ~ 上がる


Cấu trúc:
 Danh từ + を + V ます上げる (tha động từ)
 Danh từ + が + V ます上がる (tự động từ)
Ý nghĩa: Vừa xong, vừa hoàn thành. Đây chỉ là 1 trong nhiều  nghĩa của
cụm V ます上げる/上がる và với ý nghĩa này thì động từ đi kèm phía trước ~ 上げ
る/ ~ 上がる chủ yếu là những động từ diễn tả những hành động kéo dài/ tiếp
diễn trong 1 khoảng thời gian như 書く (viết), 作る (là m, chế tạ o, sả n xuấ t), 調
べる:しらべる (tra cứ u) v.v.

Ví dụ:
① やっとレポートを書き上げた。
→ Cuối cùng cũng đã viết xong bài báo cáo.

② ケーキが焼(や)き上がりましたよ。
→ Bánh ngọt đã nướng xong rồi đấy.

③ ご飯が炊(た)き上がった。
→ Cơm đã nấu xong.

④ プレゼント用のセーターを編(あ)み上げた。
→ Tôi vừa đan xong cái áo len làm quà tặng.

⑤ この会社は新製品を作り上げました。
→ Công ty này đã hoàn thành sản phẩm mới.

79. ~ 切る/ ~ 切れる/ ~ 切れない


Cấu trúc: V ます + ~ 切る/ ~ 切れる/ ~ 切れない
Ý nghĩa:
 V きる/ 切る: hoàn thành việc gì đó (một cách trọn vẹn, triệt để)/
cực kì, hết sức (khi biểu đạt tâm trạng hay tinh thần)
 V 切れる: có thể làm xong việc gì từ đầu đến cuối
 V 切れない: không thể xong, không thể hoàn thành việc gì (do quá
nhiều, quá sức)
* V 切れない được sử dụng phổ biến hơn hai mẫu còn lại.

Ví dụ:
① ご飯の量が多くて、食べ切れないよ。
→ Cơm nhiều quá tôi không thể ăn hết được.

② 長い小説(しょうせつ)、2日間で読みきった。
→ Tôi đã đọc xong hết cuốn tiểu thuyết dài trong 2 ngày.

③ スターバックスの抹茶フラッペチーノが美味しくて、最後まで飲み切れます。
→ Matcha frappuchino của Starbucks rất ngon có thể uống hết sạch từ đầu đến
cuối.

④ これは食べきりサイズのケーキです。
→ Đây là loại bánh ngọt được cắt rất vừa miệng (ăn 1 miếng hết ngay).

⑤ 数(かぞ)え切れないほどたくさんの星(ほし)が光(ひか)っている。
→ Nhiều ngôi sao đến mức không thể đếm được đang chiếu sáng.

⑥ 彼女に僕の気持ちを伝(つた)えきれなかった。
→ Tôi đã không thể bày tỏ hết nỗi lòng của mình với cô ấy.

⑦ 夏休みが待ちきれない。
→ Tôi rất mong đợi đến kì nghỉ hè. (待ちきれない nghĩa là không thể đợi được
đến lúc đó, thể hiện tâm trạng háo hức, mong chờ)
⑧ 木村さんは疲(つか)れきった顔をして帰ってきた。
→ Anh Kimura về nhà với bộ mặt vô cùng mệt mỏi. (疲れきった顔をする là 1 cụm
từ cố định mang nghĩa là “lộ bộ mặt/ vẻ mặt rất mệt mỏi)

80. ~ たて
Cấu trúc:
 V ます + たてだ (Kanji: 立て)
 V ます + たての + danh từ
Ý nghĩa: “vừa mới xong, còn mới, còn tươi”

Ví dụ:
① 焼きたてのパンはおいしい。
→ Bánh mì mới nướng rất ngon.

② あのスーパーはとりたての新鮮(しんせん)な野菜を売っている。
→ Siêu thị đó bán rau tươi mới hái.

③ このポテトは揚(あ)げたてだよ。
→ Món khoai tây này vừa mới chiên đấy.

④ これは炊(た)きたてのご飯です。
→ Đây là cơm vừa nấu xong.

⑤ 出来立て(できたて)の豚かつ(とんかつ)はさかさくしていますね。
→ Món tonkatsu (thịt lợn chiên xù) vừa mới làm xong giòn thật đấy nhỉ.

*** Mẫu câu V たて không áp dụng được với tất cả các động từ mà chỉ
dùng với một số động từ phổ biến, ví dụ như:
① 揚げたて(あげたて): mới chiên, mới rán (揚げたてのポテト: khoai tây mới
chiên)
② おろしたて: mới ra mắt (sản phẩm) (おろしたての靴: loại giày mới ra)
③ 絞(しぼ)りたて: mới vắt (絞りたてのジュース: nước trái cây mới vắt/ 絞りたての牛
乳: sữa mới vắt)
④ 炊(た)きたてのご飯: cơm mới nấu
⑤ 入(い)れたてのコーヒー: cà phê mới pha
⑥ なりたての医者: bác sĩ mới (chưa có kinh nghiệm)
⑦ とりたて: mới lấy (とりたての野菜: rau mới lấy, mới hái/ 免許取りたて: めんきょとり
たて: mới lấy bằng lái xe)
⑧ ペンキ塗(ぬ)りたて: mới sơn
⑨ 洗(あら)いたてのシャツ: áo mới giặt
⑩ 出来立て(できたて): mới làm xong (thường là đồ ăn) (出来立てのラーメン: mì
vừa nấu xong)
⑪ 入社(にゅうしゃ)したて: mới vào công ty
⑫ 習いたて(ならいたて): mới học (日本語を習いたての人: người mới học tiếng
Nhật)

81. ~ かける/ ~ かけの/ ~ かけだ


Cấu trúc:
 V ます + かける
 V ます + かけの + Danh từ
 V ます + かけだ
Ý nghĩa: Diễn tả hành động còn chưa kết thúc, vẫn đang trong quá trình thực
hiện.
Ví dụ:
① この本はまだ読みかけだ。
→ Tôi vẫn chưa đọc xong sách này (còn đang đọc dở)

② お風呂に入りかけたときに、電話が鳴(な)った。
→ Khi tôi chuẩn bị tắm thì điện thoại reo.

③ 彼のことが好きだと言いかけてやめた。
→ Tôi đang định nói yêu anh ấy thì dừng lại giữa chừng.

④ 作文は、今日中に書かなければならないのに、まだ書きかけだ。
→ Phải viết xong bài luận trong hôm nay nhưng tôi vẫn còn đang viết dở.

⑥ 母に食べかけのりんごを捨(す)てられてしまった。
→ Quả táo tôi đang ăn dở đã bị mẹ vứt đi mất.

82. ~ まで
Cấu trúc:
 Động từ thể từ điển + まで (cho đến khi)
 Danh từ + まで (đến tận, đến mức, thậm chí)

Ví dụ:
① 映画(えいが)が始まるまで 30 分があります。
→ Còn 30 phút nữa phim mới bắt đầu/ Đến lúc phim bắt đầu còn 30 phút nữa.

② 連絡(れんらく)があるまで待っています。
→ Tôi sẽ đợi cho tới khi anh liên lạc.

③ 成功(せいこう)するまで諦(あきら)めないことが成功する秘訣(ひけつ)だ。
→ Không bỏ cuộc cho tới khi đạt được thành công chính là bí quyết thành công.

④ この魚は骨(ほね)まで食べられますよ。
→ Cá này đến cả xương cũng ăn được đấy.

⑤ あなたまで私を疑(うたが)うのですか。
→ Đến anh mà cũng nghi ngờ tôi sao?

⑥ 忙しいのは分かりますが、お正月(しょうがつ)まで働くんですか。
→ Em biết là anh bận rồi nhưng đến tận Tết mà vẫn làm việc ư?
⑦ そんな新しいものまで捨てちゃうの?もったいない。
→ Đến đồ mới như vậy mà cũng vứt luôn đi sao? Phí quá.

⑧ 彼は見舞い(みまい)に来てくれただけじゃなくて、料理まで作ってくれた。
→ Anh ấy không chỉ đến thăm mà thậm chí còn nấu ăn giúp.

83. ~ において
Cấu trúc: Danh từ + において
Ý nghĩa:“tại/ trong/ ở”  (địa điểm, thời gian), là cách nói trong hoàn cảnh trang
trọng, lịch sự.

Ví dụ:
① 大阪において、国際会議(こくさいかいぎ)が行(おこな)われた。
→ Hội nghị quốc tế đã được tổ chức ở Osaka.

② 結果(けっか)がホームページにおいて発表(はっぴょう)されます。
→ Kết quả sẽ được công bố trên trang chủ.

③ 小学校(しょうがっこう)において、防災訓練(ぼうさいくんれん)を行(おこな)います。
ご参加(さんか)ください。
→ Tại các trường tiểu học sẽ tổ chức buổi huấn luyện phòng chống thiên tai. Mời
các bạn tham gia.

④ 現代(げんだい)において、SNS は必須(ひっす)コミュニケーションツールです。
→ Hiện nay mạng xã hội là công cụ giao tiếp không thể thiếu.

84. もしかしたら/もしかすると ~ かもしれな



Cấu trúc: もしかしたら/ もしかすると + Động/ tính/ danh từ thể thường
(な形だ・名だ) + かもしれない
Ý nghĩa: Như đã học trong ngữ pháp N4, mẫu câu 「~かもしれない」 diễn tả
khả năng việc gì đó sẽ xảy ra nhưng không chắc chắn (khả năng thấp nhưng vẫn
có thể). Người nói chỉ chắc chắn khoảng 50%. Cụm từ 「もしかしたら/ もしかす
ると」(có lẽ, có thể) thêm vào mẫu câu này nhằm nhấn mạnh sự không chắc
chắn đó, người nói đưa ra suy đoán nhưng vẫn ngụ ý còn có sự nghi ngờ, chưa có
bằng chứng cụ thể.

Ví dụ:
① もしかすると、彼の話はうそかもしれない。
→ Có lẽ câu chuyện của anh ta không có thật.
② もしかしたら、明日行けないかもしれません。
→ Có thể là ngày mai tôi không đi được.

③ もしかしたら私は病気かもしれない。
→ Có lẽ là tôi bị ốm rồi.

④ もしかしたら私は採用(さいよう)されないかもしれない。
→ Có thể là tôi sẽ không được tuyển dụng.

⑤ もしかすると明日いそがしいかもしれない。
→ Có lẽ là ngày mai sẽ bận rộn.

*** Trong trường hợp người nói có suy nghĩ hay tưởng tượng của bản thân về
nguyên nhân, lý do xảy ra của sự việc đang dự đoán thì thường thêm 「の」 vào
đằng trước 「かもしれない」.
① 妹(いもうと)が帰ってきません。もしかしたら事故にあったのかもしれません。
→ Em gái tôi vẫn chưa về. Có thể là gặp tai nạn cũng nên.

② なかなか返事(へんじ)が来ない。もしかするとメールが届(とど)かなかった
のかもしれない。
→ Mãi không thấy trả lời. Có thể là thư đã không đến nơi.

85. 必ずしも ~ とは限らない


Cấu trúc: 必(かなら)ずしも + Động/ tính/ danh từ thể thường (名だ) +
とは限(かぎ)らない
Ý nghĩa: “không nhất thiết/không hẳn là/ không phải lúc nào cũng“.
Cụm 「とは限らない」 có thể thay bằng 「とは言えない」 cũng cho ý nghĩa
tương tự.

Ví dụ:
① (お)金持ちが必ずしも幸福(こうふく)だとは限らない。
→ Giàu có không hẳn là cũng hạnh phúc.

② 高いものが必ずしもいいものだとは限らない。
→ Không phải đồ đắt tiền nào cũng tốt.

③ おいしそうに見える食べ物が必ずしもおいしいとは限らない。
→ Những món ăn nhìn ngon mắt không phải lúc nào cũng ngon (thật sự).

④ 文学作品(ぶんがくさくひん)が必ずしも事実に基(もと)づいているとは限らない。
→ Tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng dựa trên sự thật.
⑤ 株式投資(かぶしきとうし)は必ずしも利益(りえき)を生(う)むとは限らない。
→ Đầu tư chứng khoán không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận.

⑥ 人生必ずしも思うようになるとは限らない.
→ Cuộc đời không phải lúc nào cũng giống như những gì chúng ta nghĩ.

* Mẫu câu tương tự: ~わけじゃない/わけではない

86. ~ んじゃない/ ~ のではないでしょう


Cấu trúc: Động tính từ thể thường (な形 + な) + んじゃない/ のではな
いだろうか/ のではないでしょうか?
Ý nghĩa: “không phải sao/ không phải là … hay sao?/nhỉ?“. Mẫu câu dùng
để đưa ra ý kiến của bản thân một cách lịch sự, nhẹ nhàng. Mức độ lịch sự tăng
dần theo thứ tự: んじゃない →  のではないだろうか →  のではないでしょう
か?. Hai mẫu câu のではないだろうか  và  のではないでしょうか hay được sử
dụng khi trình bày ý kiến trong buổi thảo luận hay trong hoàn cảnh trang trọng.

Ví dụ:
① これは高いんじゃない?
→ Cái này đắt quá nhỉ?

② これから農業(のうぎょう)に興味を持つ若者(わかもの)が増えるのではないだろう
か?
→ Không phải là từ bây giờ số người trẻ tuổi quan tâm đến nông nghiệp sẽ tăng
lên sao?

③ もう遅いから、帰ったほうがいいんじゃない?
→ Đã muộn rồi, về thôi chứ nhỉ?

④ 予約をしていかないと、入れないのではないだろうか。
→ Không đặt trước mà cứ đến thì không phải sẽ không vào được hay sao?

⑤ サービスが悪い時は、チップを払(はら)わなくてもいいのではないでしょうか。
→ Dịch vụ mà tồi thì cũng không cần đưa tiền boa đâu nhỉ?

***  「のではないだろうか」  hoặc   「のではないでしょうか」 có thể được rút


gọn thành「 (の)ではないか」 và đi kèm theo cụm 「と + độ ng từ 」 (思う/
心配する v.v). 「 じゃないか」 là cách nói thân mật, suồng sã hơn của 「
(の)ではないか」
① 最近、日本語ができる外国人も増えてきている(の)ではないか/ じゃないかと思いま
す。
→ Tôi nghĩ là gần đây số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật đang dần tăng
lên.
② 予約をしていかないと、入れないのではないかと/ じゃないか心配している。
→ Tôi đang lo là liệu chúng ta có vào được quán không khi mà cứ đi không đặt
trước.

87. ~ ところが、~ ところで


1. ところが: nhưng, tuy nhiên.
Cấu trúc: A. ところが、B.
Ý nghĩa: Diễn tả sự tương phản giữa dự định, dự đoán với tình hình thực tế xảy
ra (ngoài dự định, dự tính)

Ví dụ:
① 昨夜(さくや)コンサートに行くつもりだった。ところが、病気で行けなくなった。
→ Tối qua tôi định đi xem hòa nhạc nhưng lại bị ốm nên lại không đi được.

② 田中さんは私より若いと思っていた。ところが私より5歳も年上(としうえ)だった。
→ Tôi nghĩ là Tanaka trẻ hơn tôi nhưng hóa ra hơn tôi đến 5 tuổi.

③ 彼は非常(ひじょう)に頭がいい。ところが、大学に入れなかった。
→ Cậu ấy cực kì thông minh nhưng lại không vào được đại học.

④ みんな彼が勝つと思っていた、ところが簡単(かんたん)に負けてしまった。
→ Ai cũng nghĩ anh ấy sẽ thắng nhưng mà anh ấy lại bị thua một cách dễ dàng.

2. ところで: tiện thể cho hỏi, tiện hỏi luôn


Cấu trúc: A. ところで, B.
Ý nghĩa: Cụm từ dùng để chuyển chủ đề giữa nội dung nói đến lúc trước và sau
đó.
Ví dụ:
① 「明日、試験でしょ。がんばってね。ところで、来週の月曜日は空(あ)いてる?」
→ ”Mai cậu thi nhỉ? Cố lên nhé. À tiện hỏi luôn, thứ 2 tuần tới cậu rảnh không?”

② もうすぐ、今年も終わりですね。ところで、お正月はどうなさいますか。
→ Sắp hết năm nay rồi nhỉ. Thế cậu có kế hoạch gì cho Tết không?

③ ところで、ちょっと話がある。
→ Tiện đây tôi có chuyện muốn nói với anh.

④ もうすぐ卒業(そつぎょう)ですね。ところで、就職(しゅうしょく)はどうするのですか。
→ Sắp tốt nghiệp rồi nhỉ. Thế có kế hoạch xin việc ra sao rồi?
88. ~ にわたって
Cấu trúc:
 Danh từ + にわたって/ わたり
 Danh từ  1 + にわたる/ にわたった + Danh từ 2
Ý nghĩa: “suốt/ trong suốt, khắp” khoảng thời gian, không gian nào đó.

Ví dụ:
① 会議は5日間にわたって行われました。
→ Cuộc họp đã diễn ra suốt 5 ngày.

② 700 メートルにわたって、桜(さくら)の木が植(う)えられている。
→ Cây hoa anh đào được trồng dọc suốt 700 mét.

③ 5日間にわたる会議が終りました。
→ Cuộc họp kéo dài suốt 5 ngày đã kết thúc.

④ リンさんは病気のため、2ヶ月にわたって学校を休んだ。
→ Linh vì bị ốm nên đã nghỉ học suốt 2 tháng.

⑤ 西日本全域(ぜんいき)にわたり、台風(たいふう)の被害(ひがい)を受けた。
→ Toàn bộ các vùng trên khắp phía Tây nước Nhật đều bị thiệt hại do bão.

89. ~ には、~ とは
1. ~ には: để mà, để có thể
Cấu trúc: Động từ thể từ điển + には
Ý nghĩa: Diễn tả mục tiêu, mục đích nào đó, theo sau là lời giải thích hay các
bước cần thiết để đạt mục tiêu đó.
Ví dụ:
① 日本語が上手になるには、どうしたらいいですか。
→ Phải làm gì để giỏi tiếng Nhật?

② コンサートに行くには、バスが便利です。
→ Để đi đến buổi hòa nhạc thì xe buýt là tiện nhất.

③ 東京で暮(く)らすには、一ヶ月最低(さいてい)10万円が必要です。
→ Để có thể sống ở Tokyo thì mỗi tháng cần ít nhất 10 vạn yen.

2. ~ とは: có nghĩa là
Cấu trúc: Động tính từ thể thường/ Danh từ + とは
Ý nghĩa: Đưa ra định nghĩa, khái niệm. Đây là mẫu tương tự như ~というのは/
っていうのは  đã đề cập  trong bài “Các mẫu câu với という”
Ví dụ:
① デジカメとは、デジタルカメラということだ。
→ Dejikame có nghĩa là digital camera (máy ảnh kĩ thuật số).

② 「ひそひそ話すとは/ って(いうのは)、どんな話し方?」/ 「他の人に聞こえないように小


さい声で話すことだよ」
→ ”Nói thầm” nghĩa là kiểu nói như thế nào? / Là kiểu nói với giọng thật nhỏ để
cho người khác không nghe thấy.

③ 顔(かお)が広いと(いうの)は、いろいろな分野(ぶんや)に友だちがたくさんいるという
意味です。
→ ”Quan hệ rộng” có nghĩa là có nhiều bạn bè thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

90. もし~ たなら ・ もし ~ としても/ としたっ



1. もし ~ たなら
Cấu trúc: もし + V た/ イ形 かった/ ナ形・名 だった+ なら
Ý nghĩa: “nếu như, giả dụ như“. Mẫu câu diễn tả điều kiện/ giả định về những
điều không có thực hoặc đã không xảy ra trong thực tế.

Ví dụ:
① もし試験を受けていたなら、合格していたと思う。
→ Nếu tôi đi thi thì tôi nghĩ là tôi đã đỗ. (Thực tế là tôi đã không thi)

② もし彼が社長でなかったなら、会社はつぶれていたと思う。
→ Nếu anh ấy không phải là giám đốc thì công ty này đã sập rồi.

③ もし留学しなかったなら、今ごろは結婚しているだろう。
→ Nếu tôi không đi du học thì có lẽ bây giờ đã kết hôn rồi.

2. もし ~ としても/ としたって
Cấu trúc: もし +  Động tính từ thể thường/ Danh từ + としても/ とし
たって
Ý nghĩa: “ngay cả nếu, thậm chí nếu/ dù cho...”. mẫu câu dùng khi nói về
một giả định có khả năng xảy ra rất thấp. 「としたって」 dùng trong hội thoại
hàng ngày (văn nói)
Ví dụ:
① もし休みを取ったとしても、旅行に行かないつもりです。
→ Ngay cả tôi có được nghỉ đi nữa thì tôi cũng không có ý định đi du lịch.

② もしお金がたくさんあったとしても、そんなものは買わない。
→ Dù có nhiều tiền đi nữa tôi cũng không mua cái thứ như thế.

③ もし決勝戦(けっしょうせん)に残(のこ)ったとしったて、優勝(ゆうしょう)は難しいで
しょう。
→ Ngay cả khi vào được trận chung kết đi nữa thì khả năng vô địch cũng là khó.

*** 「もしも」 có thể được dùng thay cho 「もし」 để nhằm mục đích


nhấn mạnh.
① もしも生まれ変われるなら、男になりたい。
→ Nếu được sinh ra lần nữa thì tôi muốn trở thành con trai.

② もしも地震が起きても、この家、丈夫(じょうぶ)だから、倒(たお)れないでしょう。
→ Nếu có động đất đi nữa thì ngôi nhà này vững chắc nên sẽ không đổ đâu nhỉ?

91. ~ ていく、~ てくる


1. Cấu trúc:
① Thì hiện tại dạng khẳng định: V ていく/ ていきます - V てくる/ てき
ます
② Thì hiện tại dạng phủ định: V ていかない/ ていきません - V てこない/
てきません
③ Thì quá khứ dạng khẳng định: V ていった/ ていきました - V てきた/
てきました
④ Thì quá khứ dạng phủ định: V ていかなかった/ ていきませんでした -
V てこなかった/ てきませんでした
* 行く –  来る dạng kanji và  いく –  くる dạng hiragana đều được sử dụng.

2. Ý nghĩa và cách dùng


2.1 Như chúng ta đã học trong ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản thì bản thân động
từ 「行く」 mang ý nghĩa là “đi” tức là theo hướng rời xa vị trí của người đang nói
còn động từ「来る」 mang nghĩa là “đến”, tức là theo hướng lại gần vị trí của
người đang nói. Khi thêm động từ thể て vào trước 「行く」 ta có mẫu 「てい
く」 nhằm biểu hiện những hành động, sự kiện xảy ra theo hướng rời xa vị trí của
người nói (rời chỗ người nói và đi làm gì đó) còn khi thêm động từ thể て vào
trước 「来る」 ta có mẫu 「てくる」 nhằm biểu hiện những hành động, sự kiện
theo hướng lại gần với vị trí của người nói (đi làm gì đó và quay lại chỗ người nói).
Ví dụ:
① 駅まで歩いていきます。
→ Tôi sẽ đi bộ ra ga. (Người nói đang ở vị trí hiện tại là ở nhà và sắp thực hiện
hành động đi bộ ra ga là đi xa với vị trí hiện tại)
② おみやげを持ってきます。
→ Tôi sẽ mang quà lưu niệm về. (Người nói đi đâu đó, lấy quà lưu niệm và sẽ
quay về vị trí hiện tại)

③ A: 明日のパーティー、何を持っていったらいいですか?/ B: ワインを持ってきてください。


→ A: Tôi nên mang gì đến bữa tiệc ngày mai nhỉ?/ B: Anh mang rượu đến đây đi.
(Tiệc được tổ chức ở vị trí của B)

④ 来週そちらへ行くとき、くだものを買っていきます。
→ Tuần sau khi đến chỗ đó,  tôi sẽ mua hoa quả mang đến.

⑤ 父はまだ帰(かえ)ってこなかった。
→ Bố vẫn chưa về nhà. (Người nói đang ở nhà)

⑥ カラスが飛(と)んでいった。
→ Con quạ bay đi rồi. (Bay ra xa khỏi vị trí người nói)

⑦ カラスが飛んできた。

→ Con quạ đã bay đến. (Bay lại gần vị trí người nói)

⑧ 母はいつも出かけると一杯(いっぱい)ポケットティッシュをもらってきます。
→ Mẹ tôi cứ đi ra ngoài là lại mang về cả đống giấy ăn. (Giấy ăn hay được phát
miễn phí ở một số nơi công cộng tại Nhật như ga tàu, trung tâm mua sắm v.v)

⑨ 毎朝、子どもを学校へ連(つ)れていきます。
→ Buổi sáng hàng ngày tôi đưa con đi học.

⑩ 先生が会議室(かいぎしつ)から出てきました。
→ Thầy giáo đã từ phòng họp đi ra và đến đây. (Thầy họp xong, ra khỏi phòng và
di chuyển về phía người nói)

2.2 Ngoài ý nghĩa trên, 「ていく」 và 「てくる」 còn được dùng để diễn tả sự


chuyển đổi về mặt thời gian của một sự việc, sự kiện so với một mốc thời điểm mà
người nói đang nhắc đến hay nghĩ đến. Trong đó, 「ていく」 miêu tả sự kiện có
sự chuyển biến từ bây giờ cho đến tương lai hoặc từ một mốc thời điểm nhất định
nào đó cho đến sau đó. Còn 「てくる」 miêu tả sự kiện xảy ra từ trước cho tới
bây giờ, hoặc từ trước một mốc thời điểm nhất định nào đó cho đến mốc đó.
Bảng dưới là cách chia thể 「ていく」 và 「てくる」 trong thì tương lai, hiện tại và
quá khứ dựa vào mốc thời gian được nói đến. Mốc thời gian ở đây là dấu chấm
đen.
92. ~ てはじめて
Cấu trúc: V て + はじめて
Ý nghĩa: “kể từ khi bắt đầu/ chỉ sau khi…mới …“. Mẫu câu diễn tả điều gì đó
chỉ bắt đầu sau khi có sự việc gì đó xảy ra.

Ví dụ:
① 一人(ひとり)暮(ぐ)らしをしてはじめて、家族の大切さがわかった。
→ Kể từ khi bắt đầu/ Chỉ sau khi sống 1 mình tôi mới hiểu tầm quan trọng của gia
đình.

② 漢字(かんじ)が読(よ)めるようになってはじめて、日本語はおもしろいと思った。
→ Kể từ khi bắt đầu đọc được kanji tôi mới thấy tiếng Nhật thú vị.

③ 先生に注意(ちゅうい)されてはじめて、漢字(かんじ) の間違(まちが)いに気が付(つ)い
た。
→ Kể từ lúc bị cô giáo lưu ý tôi mới nhận ra đã viết sai kanji.

④ 歌舞伎(かぶき)を見てはじめて、日本文化(にほんぶんか)に興味(きょうみ)を持
(も)った。
→ Kể từ khi xem kabuki tôi mới bắt đầu có hứng thú với văn hóa Nhật.

⑤ 子どもを産(う)んではじめて、大人(おとな)になった気がした。
→ Kể từ khi sinh con tôi mới nhận ra mình đã trưởng thành.

⑥ 海外(かいがい)に行ってはじめて、自分の世界のせまさを知(し)った。
→ Chỉ sau khi ra nước ngoài tôi mới biết thế giới của bản thân còn hạn hẹp.
93. ~ 決して~ ない、まったく~ ない、
めったに~ ない、少しも ~ ない
1. 決(けっ)して ~ ない: nhất quyết không, nhất định không
① 私は決して夢(ゆめ)をあきらめません。
→ Tôi nhất định sẽ không từ bỏ ước mơ.

② 「うそは決して申(もう)しません」と彼は言った。
→ Anh ấy nói: “Tôi nhất quyết không nói dối.”

③ あなたの事は決して忘れない。
→ Anh nhất định sẽ không quên em.

* Tương đương với mẫu 「絶対(ぜったい) ~ ない」

2. 全(まった)く ~ ない: hoàn toàn không


① 私はまったく泳(およ)げない。
→ Tôi hoàn toàn không biết bơi.

② 彼が怒(おこ)っている理由(りゆう)は、私には全くわからない。
→ Tôi hoàn toàn không hiểu vì sao anh ta lại tức giận.

③ 最近(さいきん)夜(よる)全く寝(ね)れません。
→ Gần đây tôi hoàn toàn không ngủ được vào ban đêm.

* Tương đương với mẫu 「全然(ぜんぜん) ~ ない」


3. めったに ~ ない: hầu như không, hiếm khi
① こんなチャンスはめったにないよ。
→ Cơ hội như thế hiếm lắm.

② 忙しくてめったに休みが取れない。
→ Tôi bận quá nên hầu như không thể xin nghỉ.

③ 彼はめったに出かけません。
→ Anh ta hầu như không ra ngoài.

* Tương đương với mẫu 「ほとんど ~ ない」


4. 少(すこ)しも/ ちっとも ~ ない: một chút cũng không, không … chút
nào, hoàn toàn không
① あの人が話す英語(えいご)は少しもわからない。
→ Tôi không hiểu tiếng Anh của người đó chút nào.
② スタイルのことは少しも気(き)にならない。
→ Tôi không quan tâm chút nào đến vấn đề style (phong cách).

③ 私は漢字(かんじ)がちっとも読めません。
→ Tôi không đọc được một tí kanji nào.

* ちっとも~ない dùng nhiều hơn trong văn nói

94. ~ それと、それとも
1. それと/ あと (それから): và, thêm nữa, sau đó thì …
* Cụm từ dùng để thêm/ bổ sung ý cho phần nói đến đằng trước.
① レタスひとつとトマトを 3 個(こ)ください。それと、ピーマンも一袋(ひとふくろ)ください。
→ Cho tôi 1 xà lách và 3 quả cà chua. Và cho tôi một túi ớt chuông nữa.

② 言われたことはしました。あと、何をすればいいですか。
→ Tôi đã làm xong những việc được bảo. Giờ thì tôi nên làm gì nữa?

③ 「今日はこれで全員(ぜんいん)かな」-「あと、田中さんが来ると思いますよ」
→ ”Đây là toàn bộ số người hôm nay nhỉ” / “Tôi nghĩ là còn anh Tanaka cũng đến
nữa.”

2. それとも: hoặc, hoặc là, hay là


* Cụm từ hay sử dụng trong câu hỏi lựa chọn, đồng nghĩa với  「あるいは/
または」
① コーヒーにしますか。それとも、抹茶(まっちゃ)にしますか。
→ Anh uống cà phê không? Hay là uống matcha?

② 来週(らいしゅう)にしましょうか。それとも、再来週(さらいしゅう)がいいですか。
→ Quyết định tuần sau nhé? Hay là tuần sau nữa?

③ 話(はな)し合(あ)って決(き)めましょうか。それとも私が決めてしまってもいいですか。
→ Gặp nhau rồi quyết định nhé? Hay là để tôi tự quyết luôn được không?

95. Danh từ hoá động từ và tính từ


trong tiếng Nhật
Trong ngữ pháp N4, chúng ta đã học cách biến động/ tính từ thành danh từ (danh
từ hoá) bằng cách sử dụng 「の」và「こと」(Xem lại  tại đây).
Trong bài này chúng ta sẽ học thêm một số cách danh từ hoá động từ và tính từ
trong tiếng Nhật.
1. Thêm hậu tố 「さ」vào sau tính từ để biến chúng thành các
danh từ chỉ mức độ hay kích thước
Cách đổi: Tính từ -i (い )/ Tính từ -na (な) + さ
*  Hậu tố 「さ」có thể thêm vào hầu hết các tính từ để biến chúng thành
danh từ.
Ví dụ:
 大きい (to, lớn) → 大きさ (kích thước, độ lớn)
 高い (cao) → 高さ (độ cao, chiều cao)
 うれしい (vui) → うれしさ (niềm vui, độ vui)
 さびしい (buồn, cô đơn) → さびしさ (nỗi buồn, độ cô đơn)
 まじめな (nghiêm chỉnh, nghiêm túc, chăm chỉ) →まじめさ (độ nghiêm
chỉnh, độ chăm chỉ)
 大切(たいせつ)な (quan trọng) → 大切さ (tầm quan trọng)
 いい・よい (tốt, đẹp) → よさ (sự tốt, độ tốt)

① 大きさは違うが、君(きみ)と同じかばんをもっているよ。
→ Tôi có một cái túi giống của cậu nhưng kích thước khác nhau.

② 子どもに命(いのち)の大切さ(たいせつさ)を教えなければならない。
→ Phải dạy cho trẻ con biết tầm quan trọng của sinh mạng.

③ 昔(むかし)の人は、今の世界(せかい)の便利さ(べんりさ)を知りません。
→ Những người thời xưa không biết được độ tiện lợi của thế giới ngày nay.

④ この街(まち)は、冬の寒さがきびしいです。とても寒いんですよ。
→ Ở thị trấn này cái lạnh mùa động rất khắc nghiệt.  Trời rất là lạnh.

2. Thêm hậu tố 「め」vào sau tính từ -i  để tạo thành danh từ


nhấn mạnh mức độ hơn khi so sánh với một cái khác.
Cách đổi: Tính từ -i (い ) + め
*  Hậu tố 「め」thường thêm vào các tính từ chỉ kích thước hay mức độ.
Ví dụ:
 多い (nhiều) → 多め (cái nhiều, phần nhiều)
 少ない (ít) → 少なめ (cái ít, phần ít)
 大きい (to lớn) → 大きめ (cái to, phần to)
 小さい→小さめ
 甘い (ngọt) → 甘め (cái ngọt, phần ngọt)
① ご飯を少(すく)なめに食べます。
→ Tôi ăn cơm phần ít.

② ネギを長めに切ってください。
→ Hãy cắt hành thành những phần dài.

③ 持(も)ち運(はこ)びが大変なので, 小(ちい)さめのを買っておきました.
→ Vì mang vác vất vả nên tôi đã chọn mua cái nhỏ hơn.

3. Thêm hậu tố 「み」vào sau tính từ để tạo thành danh từ chỉ


tính chất hay tình trạng.
Cách đổi: Tính từ -i (い )/ Tính từ -na (な) + み
* Hậu tố 「み」chỉ có thể thêm vào một số tính từ nhất định.
Ví dụ;
 悲(かな)しい (buồn) → 悲(かな)しみ (nỗi buồn)
 楽しい (vui) → 楽しみ (niềm vui)
 弱(よわ)い (yếu) → 弱み (sự yếu, điểm yếu)
 強(つよ)い (mạnh) → 強み (sự mạnh, điểm mạnh, sở trường)
 苦’くる)しい (đau khổ) → 苦しみ (nỗi đau, niềm đau)
 甘(あま)い (ngọt) → 甘み (sự ngọt, vị ngọt)
 真剣(しんけん)な (nghiêm trọng) → 真剣み (sự nghiêm trọng, tính
nghiêm trọng)
(x) 大きみ、うれしみ、まじめみ、暑み
* Nhiều tính từ có thể được danh từ hóa bằng cách thêm cả hậu tố
「さ」 và hậu tố 「み」 nhưng về ý nghĩa có chút khác nhau. Danh từ
được tạo thành với hậu tố 「さ」 nhấn mạnh mức độ còn danh từ được
tạo thành với hậu tố 「み」nhấn mạnh tính chất, tình trạng.
Ví dụ:
 強さ (độ mạnh, sức mạnh ) vs 強み (điểm mạnh, sở trường)
 弱さ (độ yếu) vs 弱み (điểm yếu, sở đoản)
 厚さ (độ dày) vs 厚み (sự dày)
 甘さ (độ ngọt) vs 甘み (vị ngọt (cả nghĩa đen và nghĩa bóng))
① 戦争(せんそう)が終わった今でも、この国の苦(くる)しみはまだ続(つづ)いている。
→ Hiện tại chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau của đất nước này vẫn đang tiếp
diễn.

② 田中さんの強みは2ヵ国語(こくご)が話せるということです。
→ Điểm mạnh của Tanaka là có thể nói được 2 ngôn ngữ.

③ このスープの野菜(やさい)の甘みを感じていた。
→ Tôi đã cảm nhận được vị ngọt từ rau của món súp này.

3.  Cấu tạo danh từ từ động từ thể ます:


Quy tắc chung:
 Động từ nhóm 1 và 2: V ます → Danh từ
 Động từ nhóm 3: Kanji  します → Danh từ (Kanji)
Ví dụ:
 動(うご)きます (vận động, chuyển động) → 動(うご)き (sự vận động, sự
chuyển động)
 考えます (suy nghĩ) → 考え (sự suy nghĩ, ý kiến, ý tưởng)
 休みます (nghỉ) → 休み (sự nghỉ, kỳ nghỉ)
 手伝(てつだ)います(giúp đỡ) → 手伝い (sự giúp đỡ)
 助(たす)けます(cứu, giúp) → 助け (sự giúp đỡ, sự cứu hộ)
 はじめます (bắt đầu) → はじめ (sự bắt đầu, sự khởi đầu, điểm bắt đầu)
 終わります (xong, kết thúc) → 終わり (sự kết thúc, điểm kết thúc)
 話します (nói, nói chuyện) → 話 (はなし: câu chuyện)
 勉強します(học) → 勉強 (sự học, việc học)
 運動(うんどう) します(vận động, tập luyện thể thao) → 運動 (sự vận
động, việc tập luyện thể thao)
* Lưu ý: Không phải tất cả động từ đều có thể chuyển thành danh từ theo
quy tắc trên mà chỉ giới hạn một số động từ nhất định.
① ピアニストの指(ゆび)の動(うご)きを見てください。
→ Hãy quan sát các chuyển động ngón tay của nghệ sĩ piano.

② 彼は田中さんに手伝いを頼(たの)んだ。
→ Anh ấy đã nhờ Tanaka giúp đỡ.

③ それはいい考えだね。
→ Đó là ý tưởng hay đấy nhỉ.

* Lưu ý: Các quy tắc chuyển động, tính từ thành danh từ ở trên không áp dụng
với tất cả mọi động từ hay tính từ. Cũng không có một quy luật thống nhất hay
danh sách cụ thể về những động từ hay tính từ nào sẽ theo quy tắc nào. Dùng
nhiều, học thuộc và đọc nhiều là cách tốt nhất để nhận biết cách cấu tạo đúng.

96. ~ けれども、~ けれど


Cấu trúc:
 Chủ ngữ + は/ が + động từ thể thường/ thể ます + けれども/  けれ
ど、vế câu 2
 Chủ ngữ + は/ が + tính từ -i (です) + けれども/  けれど、vế câu 2
 Chủ ngữ + は/ が + tính từ -na + だ/ です + けれども/  けれど、vế
câu 2
 Chủ ngữ + は/ が + danh từ + だ/ です +けれども/  けれど、vế câu 2

Ý nghĩa: “Tuy/ Mặc dù … nhưng…“. けれども/  けれど là 2 cụm từ dùng để


nối hai vế câu có ý nghĩa trái ngược, tương phản nhau. Ý nghĩa và cách dùng giống
như が và  けど đã học ở ngữ pháp N5 nhưng có khác về mức độ trang trọng lịch
sự. Độ trang trọng theo thứ tự giảm dần như sau: が → けれども → けれど
→ けど
① 毎日日本語を勉強しているけれども/けれど、なかなか漢字が覚えられません。
→ Tôi học tiếng Nhật hàng ngày nhưng mãi vẫn không nhớ nổi kanji.

② わたしは東京に住んでいるけれども、弟は京都に住んでいます。
→ Tôi đang sống ở Tokyo nhưng em trai tôi thì đang sống ở Kyoto.

③ もう夜の 12 時 だけれど(も)、もう少し勉強しよう。
→ Đã 12 giờ đêm rồi nhưng hãy học thêm chút nữa nào.

* Cũng giống như が và けど、けれども/  けれど cũng có thể được dùng


trong mẫu câu mào đầu, khi chuẩn bị hỏi hay nhờ vả, yêu cầu ai điều gì
đó.
① レポートのことですけれども、来週の月曜日に提出してください。
→ Về vấn đề báo cáo thì xin hãy nộp vào thứ hai tuần tới.

② すみません、パソコンが動かないのですけれども…(見てもらえますか) (Phần trong
ngoặc thường được lược đi là 1 cách nói hay dùng trong hội thoại hàng ngày)
→ Xin lỗi, máy tính của tôi không chạy được… (xin vui lòng xem giúp được
không?)

97. ~ だけでいい
Cấu trúc: Động từ thể từ điển/ Tính từ -i/ Tính từ -na + な/ Danh
từ + だけでいい
Ý nghĩa: “Chỉ cần … là được/ là đủ.”

Ví dụ:
① ぼくのそばに君がいるだけでいい。
→ Chỉ cần bên anh có em là đủ.

② この宿題(しゅくだい)だけでいいから、教えてくれない?
→ Chỉ một bài tập này thôi, giảng giúp em được không?

③ 切符(きっぷ)を手に入れるには、ボタンを押すだけでいいですよ。
→ Để lấy vé thì chỉ cần bấm nút là được.

④ 私はそれを送るだけでいいですか。
→ Tôi chỉ cần gửi cái đó đi là được phải không?

⑤ 私には、料理がおいしいだけでいいよ。
→ Đối với tôi đồ ăn chỉ cần ngon là đủ.

98. Thể mệnh lệnh + と言われる/ 注意


される
Cấu trúc: Động từ thể mệnh lệnh + と言われる/ 注意(ちゅうい)される
* Xem lại cách cấu tạo các dạng thể mệnh lệnh tại đây.
Cách chia thể mệnh lệnh:
Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → え
 言う(いう)→ 言え (nó i mau/ nó i đi)
 話す(はなす)→ 話せ (nó i mau/ nó i đi)
 書く(かく)→ 書け (viết đi/ viết mau)
 頑張る(がんばる)→ 頑張れ(cố lên)
Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → ろ
 食べる(たべる)→ 食べろ (ă n đi/ ă n mau)
 見る(みる)→ 見ろ (nhìn đi)
 起きる(おきる)→ 起きろ(dậ y mau)
 Động từ nhóm 3:
する → しろ (là m đi, là m mau)
来る(くる)→ 来い(こい)(lạ i đâ y)
Thể mệnh lệnh phủ định
 [Động từ thể từ điển (辞書形)] + な: Không được/ Cấm làm gì
Dạng phủ định của thể mệnh lệnh hay dùng trên các biển báo, đặc biệt ở những
chỗ nguy hiểm.

 食べるな: Cấ m ă n
 言うな: Cấ m nó i
 走るな(はしるな): Cấ m chạ y
 入るな(はいるな): Cấ m và o
Mẫu câu 「~なさい」: [Động từ thể ます (bỏ ます)] + なさ

Mẫu câu này thể hiện lời đề nghị, yêu cầu (có kèm sắc thái ra lệnh), thường được
sử dụng khi bố mẹ nói với con cái, thầy cô nói với học sinh, người lớn nói với trẻ
con (khi muốn nhắc nhở). Ngoài những trường hợp này, thì chúng ta dùng thể 「~
てください」khi muốn đưa ra yêu cầu, đề nghị lịch sự.

 野菜(やさい)を食べなさい。 Ă n rau đi con.


 よく聞きなさい。Hã y nghe chă m chú và o (bố mẹ nó i vớ i con/ thầ y cô
nhắ c họ c sinh)
* So sánh sắc thái của các loại câu mệnh lệnh, yêu cầu:
 書いてください。 Xin vui lòng viết. (Yêu cầu lịch sự)
 書いて。Viết đi (Bạ n bè, ngườ i thâ n nó i vớ i nhau)
 書きなさい。Viết đi (Ngườ i trên nó i vớ i ngườ i dướ i)
 書け。Viết!/Viết mau (Ra lệnh)

Ý nghĩa: “bị nhắc là/ bị bảo là phải làm gì hoặc không được làm gì“. Mẫu
câu diễn tả việc người nói bị ra lệnh hay yêu cầu làm gì đó.

① 父に、夏休みに国に帰って来いと言われた。
→ Tôi đã bị bố nhắc là nghỉ hè hãy về nước đi.

② 先生に遅刻(ちこく)するなと注意(ちゅうい)された。
→ Tôi bị cô giáo lưu ý là không được đi học muộn.
③ 国に帰ると、いつも母に「もっとたくさん食べなさい」と言われる。
→ Mỗi khi về nước là tôi lại bị mẹ bắt “Ăn thật nhiều vào”.

④ 医者に酒を飲むなと言われた。
→ Tôi được bác sĩ nhắc là không được uống rượu.

⑤ 父に、もっと早く帰れと注意される。
→ Tôi bị bố nhắc là hãy về nhà sớm hơn.

99. ~ たとたん (に)


Cấu trúc: Động từ thể た + とたん(に)
Ý nghĩa: “Vừa mới… thì …”

Ví dụ:
① 窓を開(あ)けたとたん、強い風が入ってきた。
→ Tôi vừa mới mở cửa sổ ra thì có một luồng gió lạnh tràn vào.

② お酒を飲んだとたん、顔が赤くなった。
→ Tôi vừa mới uống rượu là mặt đã đỏ ngay lập tức.

③ 先生がいつもベルが鳴(な)ったとたんに、教室に入ってくる。
→ Chuông cứ vừa kêu là cô giáo lập tức bước vào lớp.

④ 立ち上がったとたんに、目(め)まいがした。
→ Vừa đúng lúc đứng lên thì tôi thấy chóng mặt.

⑤ 疲れていたので、ベッドに入ったとたんに、眠(ねむ)ってしまった。
→ Vì đang mệt nên vừa nằm xuống giường là tôi đã ngủ ngay.

100. ~ によれば/ ~ によると


Cấu trúc: Danh từ + によれば/  によると
Ý nghĩa: “Theo, dựa theo…“. Cụm từ diễn tả nguồn thông tin của một sự kiện
nào đó.

Ví dụ:
① 天気予報(てんきよほう)によると、明日は雨らしい。
→ Theo dự báo thời tiết thì mai trời có thể sẽ mưa.

② 統計(とうけい)によれば、この市(し)の人口は 20 年間減(へ)り続(つづ)けている。
→ Theo số liệu thống kê thì dân số của thành phố này đang giảm liên tục trong 20
năm.

③ さっきの地震はテレビの速報(そくほう)によると、震度(しんど)3 だそうだ。
→ Theo tin nhanh trên tivi thì trận động đất vừa rồi có chấn độ 3.

④ 新聞によると名古屋に大火災があったそうです。
→ Theo báo chí thì đã có một trận đại hỏa hoạn tại Nagoya.

⑤ 皆の話によれば彼は辞職(じしょく)するそうだ。
→ Theo thông tin của mọi người thì có vẻ là anh ấy sắp nghỉ việc.

101. ~ っぱなし
Cấu trúc:
 V ます + っぱなしだ/ で
 V ます + っぱなしに + する/ なる
 V ます + っぱなしの + Danh từ

Ý nghĩa: Mẫu câu diễn tả một hành động hay tình trạng nào đó xảy ra và cứ giữ
nguyên/ tiếp diễn như vậy không thay đổi.
Ví dụ:
① 新幹線(しんかんせん)で東京(とうきょう)から名古屋(なごや)まで立ちっぱなし
だった。
→ Tôi đã phải đứng suốt trên tàu shinkansen từ Tokyo đến Nagoya.

② テレビをつけっぱなしで寝てしまった。
→ Tôi để tivi bật nguyên như vậy và ngủ quên mất.

③ 水を出(だ)しっぱなしにしないでください。
→ Đừng có để nguyên vòi nước chảy như thế. (Hãy khóa lại khi không dùng)

④ 誰(だれ)かの傘(かさ)が置(お)きっぱなしになっている。
→ Ai đó đã để cái ô suốt ở đây.

⑤ コーラのフタを開(あ)けっぱなしにすると、泡(あわ)がなくなっちゃいますよ。
→ Nếu để nắp coca mở nguyên như thế thì bọt sẽ bị mất hết đấy.

⑥ 彼はずっとしゃべりっぱなしだ。
→ Anh ta cứ nói liên mồm suốt.

⑦ ご飯を食べたら、食べっぱなしにしないで、ちゃんと片付(かたづ)けなさい。
→ Ăn cơm xong thì đừng có để nguyên như vậy mà hãy dọn dẹp cẩn thận đi.

102. ~ てくれと頼まれる/ 言われる


Cấu trúc: (人に) + V てくれ/ V ないでくれ + と + 頼(たの)まれる/ 言(い)わ
れる/ 注意される
Ý nghĩa: “Được/bị ai bảo, nhờ vả, hay yêu cầu, nhắc nhở làm hoặc không làm
gì.”

Ví dụ:
① 友だちに、田中さんの電話番号を教(おし)えてくれと頼まれた。
→ Bạn tôi nhờ tôi cho cậu ấy biết số điện thoại của Tanaka.

② 日本に留学(りゅうがく)したいと母に言ったら、行かないでくれと言われた。
→ Khi tôi nói với mẹ là muốn đi Nhật du học thì mẹ bảo là đừng đi.

③ 大家(おおや)に、玄関(げんかん)の前に自転車を置かないでくれと言われた。
→ Tôi bị chủ nhà nhắc nhở là không được đỗ xe ô tô ở trước cửa ra vào.

④ 友人(ゆうじん)にお金を貸(か)してくれと頼まれた。
→ Bạn thân đã năn nỉ tôi cho vay tiền.

⑤ 図書館(としょかん)で大きい声で話さないでくれと注意された。
→ Tôi đã bị nhắc nhở là không được nói chuyện to trong thư viện.

103. ~ ことは~が
Cấu trúc:
 V ることは V る/V ます/んです + が/ けれど
 A いことは A い(です) + が/ けれど
 na なことは na だ/です + が/ けれど
Ý nghĩa: “không phủ nhận hoàn toàn nhưng … ”
Ví dụ:
① ピアノは、弾(ひ)けることは弾(ひ)けますが、うまくありません。
→ Tôi chơi piano thì cũng chơi được đấy nhưng mà không giỏi.

② このバッグ、高いことは高いけれど、すごく使いやすいです。
→ Cái túi này, đắt thì đắt thật đấy nhưng mà rất dễ sử dụng.

③ 日本語は話せることは話せるんですが、日常会話(にちじょうかいわ)しかできません。
→ Tôi nói tiếng Nhật thì cũng gọi là nói được đấy nhưng chỉ ở mức độ giao tiếp
hàng ngày.
④ 携帯電話(けいたいでんわ)は便利なことは便利ですが、なくてもいいと思います。
→ Điện thoại di động thì cũng tiện lợi thật đấy nhưng mà không có thì cũng được.

⑤ この薬(くすり)は効(き)くことは効(き)くけれど、飲むと眠(ねむ)くなってしまう。
→ Thuốc này cũng hiệu quả thật đấy nhưng mà uống vào bị buồn ngủ lắm.

⑥ このレストランはおいしいことはおいしいが、値段(ねだん)が高すぎる。
→ Nhà hàng này ngon thì cũng ngon thật đấy nhưng giá đắt quá.

You might also like