You are on page 1of 10

Chương 2 : Sơ đồ hoạt vụ ­ Use case 

diagram
GV : TS. Trương Quốc Đinh
Mục đích của trường hợp sử dụng
 Trường hợp sử dụng là một kỹ thuật mô tả hệ thống 
dựa trên quan điểm người sử dụng. Mỗi trường hợp sử 
dụng là một cách thức riêng biệt để sử dụng hệ thống.
 Những chức năng mà hệ thống cung cấp sẽ được mô tả 
trong sơ đồ hoạt vụ.
 Là sưu liệu cho việc kiểm thử hệ thống
 Việc mô tả bao gồm
 Mô tả các chức năng (các trường hợp sử dụng – use case)
 Các tác nhân bên ngoài (actor)
 Mối quan hệ giữa tác nhân và các trường hợp sử dụng
Mục đích của trường hợp sử dụng
 Sơ đồ hoạt vụ phục vụ cho mục đích 
 Trao đổi thông tin giữa
 Khách hàng – người sử dụng hệ thống trong tương lai
 Những người phát triển hệ thống
 Biến đổi yêu cầu về mặt nghiệp vụ của khách hàng thành 
yêu cầu cụ thể mà lập trình viên có thể nắm bắt.
 Là phương tiện đối sánh yêu cầu về mặt nghiệp vụ và các 
lớp cũng như phương thức của hệ thống.
Trường hợp sử dụng vs Yêu cầu người dùng
 Yêu cầu người dùng là cái mà hệ thống phải làm. 
Trường hợp sử dụng là thao tác người dùng sẽ thực 
hiện và kết quả mà hệ thống sẽ sinh ra.
 Trường hợp sử dụng đôi khi lại là phương tiện khơi gợi 
nên yêu cầu của người dùng.
 Yêu cầu người dùng đôi khi có tác dụng sưu liệu như là 
trường hợp sử dụng
 Người dùng dễ dàng kiểm thử các yêu cầu chức năng
 Cấu trúc tài liệu hướng dẫn sử dụng
 Công cụ giúp phát hiện các lớp
Trường hợp sử dụng vs Yêu cầu người dùng
 Trường hợp sử dụng không giúp nắm bát tốt các yêu 
cầu phi chức năng.
 Trường hợp sử dụng vì thế được xem là một thành 
phần của đặc tả yêu cầu người dùng.
Sơ đồ hoạt vụ (Use case Diagrams)
 Một sơ đồ hoạt vụ mô tả
 Hệ thống
 Các tác nhân mà hệ thống sẽ tương tác
 Các trường hợp sử dụng mà hệ thống sẽ thực hiện
 Mối liên hệ giữa: hệ thống, tác nhân, trường hợp sử dụng 
Hệ thống
 Là một thành phần của sơ đồ hoạt vụ trong đó ranh giới của hệ 
thống phát triển cần phải định nghĩa rõ.
 Hệ thống không nhất thiết là phần mềm, có thể là một thiết bị, 
một tổ chức nào đó.
 Việc định nghĩa ranh giới, phạm vi của hệ thống không là 
công việc đơn giản
 Tác vụ nào tự động, tác vụ nào thực hiện thủ công
 Tác vụ nào do hệ thống khác thực hiện

Tên hệ thống
Tác nhân
 Không phải là thành phần của hệ thống
 Là người hay hệ thống khác tương tác với hệ thống
 Tương tác
 Nhận thông tin từ hệ thống
 Gửi thông tin cho hệ thống
 Nhận và gửi thông tin với hệ thống
 Một tác nhân là một dạng thực thể (một lớp), chứ không 
phải một thực thể. Tác nhân mô tả và đại diện cho một vai 
trò, chứ không phải là một người sử dụng thật sự và cụ 
thể của hệ thống.
 Một người dùng cụ thể có thể đóng nhiều vai trò
Ký hiệu tác nhân

<< Actor >>
Clerk

Clerk
Quan hệ giữa các tác nhân
 Giữa các tác nhân chỉ tồn tại duy nhất một quan hệ ­ 
quan hệ tổng quát hóa.
 Một tác nhân A là một sự tổng quát hóa của B nếu A có 
thể được thay thế bởi B trong mọi trường hợp sử dụng 
(chiều ngược lại không đúng).

Nguoi dung

Nguoi dung quan t ri

You might also like