You are on page 1of 7

Bài 16 : HÔ HẤP TẾ BÀO

Câu 1. Hô hấp tế bào là quá trình


A. chuyển năng lượng của các chất hữu cơ thành năng lượng trong phân tử ATP.
B. chuyển đổi chất dinh dưỡng trong các chất hữu cơ thành năng lượng trong phân tử ATP.
C. hấp thụ khí oxi, giải phóng ra khí cacbonic và năng lượng ATP.
D. chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản và giải phóng năng lượng trong phân tử ATP.
Câu 2. Ở các tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan 
A. ti thể. B. ribôxôm. C. bộ máy Gôngi. D. không bào.
Câu 3. Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào:
A. Đường phân à Chu trình Crep à Chuỗi chuyền electron hô hấp.
B. Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp à Chu trình Crep.
C. Chu trình Crep à Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp.
D. Chuỗi chuyền electron hô hấp à Chu trình Crep à Đường phân.
Câu 4. Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực, giai đoạn đường phân xảy ra ở
A. tế bào chất. B. màng tế bào. C. ti thể. D. lục lạp.
Câu 5. Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực, quá trình ôxi hóa acetyl – CoA được diễn ra ở
A. chất nền ti thể. B. màng trong ti thể. C. tế bào chất. D. bào tương.
Câu 6. Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân sơ, chu trình Crep được diễn ra ở
A. chất nền ti thể. B. màng trong ti thể. C. tế bào chất. D. bào tương.
Câu 8. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn giúp tế bào thu được nhiều ATP nhất là
A. chuỗi chuyền electron hô hấp. B. chu trình Crep.
C. đường phân. D. kết thúc.
Câu 9. Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực, nơi diễn ra giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp

A. màng trong ti thể. B. tế bào chất. C. chất nền ti thể. D. màng tế bào.
Câu 10. Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân sơ, nơi diễn ra giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp là
A. màng tế bào. B. màng trong ti thể. C. tế bào chất. D. chất nền ti thể.
Câu 11. Qua quá trình đường phân và chu trình Crep, tế bào thu được
A. 4 ATP. B. 2 ATP. C. 6 ATP. D. 8 ATP.
Câu 12. Trong tế bào, các axít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình
Crep. Chất (A) là
A. Axêtyl-CoA. B. Axit lactic. C. Axit axêtic. D. Glucôzơ.
Câu 13. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. quá trình đường phân. B. chuỗi truyền điện tử.
C. chu trình Crep. D. chu trình Canvin.
Câu 14. Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axêtyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
CO2?
A. 2 phân tử. B. 1 phân tử. C. 3 phân tử. D. 4 phân tử.
Câu 15. Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. ôxi hóa – khử. B. thủy phân. C. phân giải. D. tổng hợp.
Câu 16. Quá trình ôxi hóa axit piruvic xảy ra ở vị trí nào sau đây?
A. Trong chất nền ti thể. B. Trong bào tương.
C. Trong bộ máy Gôngi. D. Màng ngoài ti thể.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào?
A. Năng lượng trong phân tử được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn.
B. Giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp là giai đoạn tế bào thực sự thu được ATP.
C. Hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng khử.
D. Quá trình hô hấp tế bào được diễn ra trong ti thể.
Câu 18. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào
A. nhu cầu năng lượng của tế bào. B. nhịp sinh học của tế bào.
C. nồng độ glucôzơ trong máu. D. sự điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp.
Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình phân giải chỉ xảy ra với glucôzơ.
B. Mục đích của hô hấp tế bào là chuyển năng lượng dự trữ trong nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP.
C. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra từ từ qua một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
D. Quá trình đốt cháy xảy ra chỉ trong một phản ứng.
Câu 20. Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp tế bào là gì?
A. Tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của các tế bào cơ thể sinh vật.
B. Đảm bảo sự cân bằng giữa ôxi và cacbonic trong khí quyển.
C. Lọc khí cacbonic làm sạch môi trường.
D. Chuyển hóa cacbohi đrat thành cacbonic, nước và năng lượng.
Câu 21. Tế bào không sử dụng ngay năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản
xuất ATP của ti thể vì
1. Năng lượng trong glucôzơ quá lớn so với nhu cầu từng phản ứng riêng rẽ của tế bào.
2. ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết cho tế bào sử dụng.
3. Năng lượng trong glucôzơ quá bé so với nhu cầu từng phản ứng riêng rẽ của tế bào.
4. Cấu trúc glucôzơ đơn giản hơn so với ATP.
5. Enzim đã tiến hóa thích nghi với việc dùng năng lượng ATP.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2, 5. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 5. D. 3, 4, 5.
Câu 22. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ vì
A. nhu cầu năng lượng của các tế bào cơ bắp tăng cao. B. vách tế bào cơ tăng tích lũy axit lactic.
C. quá trình chuyển hóa vật chất tăng cao. D. duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể.
Câu 23: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?
A. Đường phân B. Chuỗi chuyền electron hô hấp
C. Chu trình Crep D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Câu 24: ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm
A. Thu được nhiều năng lượng hơn B. Tránh lãng phí năng lượng
C. Tránh đốt cháy tế bào D. Thu được nhiều CO2 hơn

Bài 17 : QUANG HỢP


Câu 1. Quang hợp là quá trình
A. tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước, nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời mà diệp lục hấp thụ được.
B. phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng ATP.
C. tổng hợp chất hữu cơ từ O2 và nước, nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời mà diệp lục hấp thụ được.
D. phân hủy chất hữu cơ thành O2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng ATP.
Câu 2. Thành phần nào hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời dùng cho quá trình quang hợp?
A. Sắc tố quang hợp. B. Lục lạp. C. Enzim quang hợp. D. Ty thể.
Câu 3. Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A. Lục lạp. B. Ty thể. C. Nhân tế bào. D. Lưới nội chất.
Câu 4. Pha sáng là quá trình
A. chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
B. sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất hữu cơ.
C. cố định CO2. D. cố định H2O.
Câu 5. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
A. màng tilacôit. B. màng trong lục lạp. C. chất nền Stroma. D. hạt Grana.
Câu 6. Pha tối là quá trình
A. cố định CO2 thành cacbohidrat. B. quang phân li H2O thành oxi.
C. chuyển hóa quang năng thành hóa năng. D. tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ.
Câu 7. Pha tối của quang hợp diễn ra ở
A. chất nền Stroma. B. màng trong. C. màng tilacôit. D. hạt Grana.
Câu 8. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là
A. O2, ATP, NADPH. B. Ánh sáng, H2O, sắc tố quang hợp.
C. Chất hữu cơ. D. CO2, ATP, enzim quang hợp.
Câu 9. O2 được tạo ra ở pha sáng có nguồn gốc từ đâu?
A. H2O. B. (CH2O). C. Ánh sáng. D. CO2.
Câu 10. Chất nào là nguyên liệu của pha tối quá trình quang hợp?
A. CO2. B. Chất hữu cơ. C. O2. D. H2O.
Câu 11. Chất nào sau đây không được tạo ra từ pha tối của quá trình quang hợp?
A. O2. B. Chất hữu cơ. C. ADP. D. NADP+.
Câu 12. Chất kết hợp với CO2 đầu tiên trong chu trình C3 là
A. hợp chất 5 cacbon. B. hợp chất 3 cacbon. C. hợp chất 6 cacbon. D. AlPG.
Câu 13. Sản phẩm ổn định đầu tiên trong chu trình C3 là
A. hợp chất 3 cacbon. B. hợp chất 5 cacbon. C. hợp chất 6 cacbon. D. AlPG.
Câu 14. Sắc tố chính của quang hợp là
A. diệp lục. B. Xantôphyl. C. Carôtenôit. D. Mêlanin.
Câu 15. Người ta gọi con đường C3 là chu trình vì
A. sản phẩm cuối cùng là hợp chất 5 cacbon cũng là chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình.
B. sản phẩm cuối cùng là hợp chất 3 cacbon cũng là chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình.
C. sản phẩm cuối cùng là hợp chất 4 cacbon cũng là chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình.
D. sản phẩm cuối cùng là hợp chất 6 cacbon cũng là chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình.
Câu 16. Nhận định nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối?
A. Pha sáng chuyển hóa năng lượng ánh sáng tạo thành năng lượng hóa học ATP và NADPH truyền cho
pha tối sử dụng để cố định CO2 thành chất hữu cơ.
B. Pha tối chuyển hóa năng lượng ánh sáng tạo thành năng lượng hóa học ATP và NADPH truyền cho pha
sáng sử dụng để cố định CO2 thành chất hữu cơ.
C. Pha tối nhận năng lượng ánh sáng và truyền cho pha sáng sử dụng để cố định CO2 thành chất hữu cơ.
D. Pha sáng nhận năng lượng ánh sáng và truyền cho pha tối sử dụng để cố định CO2 thành chất hữu cơ.
Câu 17. Nếu không có ánh sáng kéo dài thì pha tối quang hợp sẽ
A. không tiếp tục xảy ra vì pha tối phải sử dụng sản phẩm của pha sáng.
B. không tiếp tục xảy ra vì pha tối không có năng lượng ánh sáng.
C. xảy ra bình thường vì pha tối không phụ thuộc ánh sáng.
D. xảy ra bình thường vì pha tối chỉ dùng sản phẩm của pha sáng không dùng năng lượng ánh sáng.
Câu 18. Tại sao quá trình cố định CO2 được gọi là chu trình C3?
A. Vì sản phẩm ổn định đầu tiên trong chu trình là hợp chất 3 cacbon.
B. Vì chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình là hợp chất 3 cacbon.
C. Vì chất hữu cơ được hình thành trong chu trình là hợp chất 3 cacbon.
D. Vì nguyên liệu đầu tiên trong chu trình là hợp chất 3 cacbon.
Câu 19. Pha tối chuyển hóa CO2 thành chất hữu cơ xảy ra vào thời gian nào?
A. Khi có và không có ánh sáng. B. Khi không có ánh sáng. C. Ban đêm. D. Ban ngày.
Câu 20. Nhận định nào không đúng khi nói về quang hợp?
A. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật.
B. Quang hợp tạo ra chất hữu cơ là nguồn dinh dưỡng khởi đầu của sinh vật.
C. Quang hợp chuyển hóa CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.
D. Quang hợp thể hiện khả năng tự dưỡng của sinh vật.
Câu 21. Tế bào rễ cây không thực hiện được quang hợp vì
A. không được chiếu sáng. B. thiếu năng lượng. C. không có lục lạp. D. thiếu CO2.
Câu 22. Lá cây có màu tím, đỏ, ... không phải màu xanh có thể thực hiện được quá trình quang hợp không? Tại
sao?
A. Có. Vì trong cây có 2 loại sắc tố là carôtenôit và diệp lục, những cây có lá màu tím và đỏ có nhiều
carôtenôit hơn diệp lục.
B. Có. Vì sắc tố quang hợp có 2 loại là carôtenôit và diệp lục, những cây có lá màu tím và đỏ chứa carôtenôit
mà carôtenôit vẫn có khả năng thực hiện quang hợp.
C. Không. Vì lá cây màu tím và đỏ có sắc tố carôtenôit, mà sắc tố chính cho quá trình quang hợp là diệp lục.
D. Không. Vì lá cây màu tím và đỏ không có diệp lục để hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Câu 23. Hệ sắc tố của các loài tảo đỏ có ở độ sâu 30m so với mặt nước biển thích nghi với
A. tia sáng có bước sóng ngắn. B. tia sáng có bước sóng dài.
C. ánh sáng trực xạ. D. ánh sáng tán xạ.
CHU KÌ TẾ BÀO VÀ
Bài 18 :

QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN


Câu 1. Trong các tế bào sau:
- Tế bào thần kinh - Tế bào phôi sớm - Tế bào hồng cầu
- Tế bào vi khuẩn - Tế bào gan
Có bao nhiêu tế bào không thực hiện quá trình nguyên phân?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Khi nói về chu kì tế bào, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Chu kì tế bào gồm giai đoạn: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
B. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp
C. Thời gian của chu kì tế bào sẽ có thể khác nhau ở các tế bào trong cùng 1 cơ thể
D. Tế bào ung thư có chu kì tế bào rất ngắn
Câu 3. Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng
A. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. thời gian của quá trình nguyên phân
C. thời gian kì trung gian
D. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Câu 4. Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào là
A. G1 → G2 → S → nguyên phân B. G1 → S → G2 → nguyên phân
C. G1 → G2 → S → nguyên phân D. G1 → G2 → S → nguyên phân
Câu 5. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm
Câu 6. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha G1 và pha G2.
Câu 7. Hình thức phân bào chủ yếu của vi khuẩn là
A. phân đôi B. nguyên phân
C. giảm phân D. cả nguyên phân và giảm phân
Câu 8. Phân đôi KHÔNG có đặc điểm
A. thường diễn ra đối với tế bào nhân sơ. B. không xuất hiện thoi phân bào.
C. tạo NST giống hệt NST của tế bào mẹ. D. nhân đôi ADN 2 lần.
Câu 9. Sự sinh trưởng của tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn nào?
A. Kì trung gian B. Pha G1 C. Pha S. D. Pha G2
Câu 10. Khi nói về chu kì tế bào, cho các nhận định sau:
- Chu kì tế bào gồm các giai đoạn: Kì trung gian và nguyên phân.
- Thời gian của chu kì tế bào là thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp.
- Giảm phân không thuộc chu kì tế bào nhưng vẫn thực hiện kì trung gian.
- Chu kì tế bào là trình tự các sự kiện được lặp đi lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chu kì.
Số lượng phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11. Chọn phát biểu ĐÚNG về thời gian của chu kì tế bào :
A. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian diễn ra các kì của nguyên phân.
B. Thời gian của kì trung gian thường dài hơn thời gian nguyên phân.
C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian diễn ra các kì của giảm phân.
D. Thời gian diễn ra kì trung gian của tế bào thần kinh rất ngắn.
Câu 12. Chu kì tế bào gồm
A. 4 kì của quá trình nguyên phân. B. 3 pha: G1, S, G2.
C. kì trung gian và nguyên phân. D. 2 lần phân bào: giảm phân 1 và giảm phân 2.
Câu 13. Pha S của kì trung gian là giai đoạn
A. đóng xoắn, co ngắn nhiễm sắc thể để chuẩn bị phân chia.
B. tổng hợp thoi phân bào chuẩn bị phân chia nhiễm sắc thể.
C. nhân đôi ADN.
D. tổng hợp protein, các tiền chất để chuẩn bị phân chia.
Câu 14. Trong kỳ đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép. B. Bắt đầu co xoắn lại.
C. Co xoắn tối đa. D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 15. Trong nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở:
A. Kì đầu và kì cuối. B. Kì sau và kì giữa.
C. Kì sau và kì cuối. D. Kì cuối và kì giữa.
Câu 16. Ở cây cà chua có bộ NST 2n = 24, một tế bào sinh dưỡng của rễ đang ở kì sau của quá trình nguyên
phân sẽ có
A. 12 cromatit, 12 tâm động. B. 24 cromatit, 24 tâm động.
C. 0 cromatit, 48 tâm động. D. 48 cromatit, 48 tâm động.
Câu 17. Ở một loài động vật, cơ quan sinh dưỡng có 5 tế bào mẹ ban đầu cùng nguyên phân liên tiếp nhiều lần
đã tạo ra tổng số 160 tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ. Số lần nguyên phân của các tế bào này là
A. 32 B. 5 C. 6 D. 20
Câu 18. Sau khi nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể đơn trở thành một nhiễm sắc thể kép bao gồm
A. 2 nhiễm sắc thể B. 2 mạch đơn ADN
C. 2 tâm động D. 2 cromatit.
Câu 19. Trong nguyên phân, khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành
A. một hàng. B. hai hàng. C. bốn hàng. D. ba hàng.
Câu 20. Sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật được thực hiện theo hình thức
A. hình thành vết nứt. B. hình thành vách ngăn ở giữa.
C. hình thành eo thắt. D. hình thành nếp gấp.
Câu 21. Cho các hiện tượng sau:
- Nuôi cấy mô tế bào thực vật. - Tái sinh 1 số mô bị tổn thương.
- Mọc đuôi của thằn lằn. - Giâm, chiết, ghép cành.
Có bao nhiêu hiện tượng có cơ sở khoa học là quá trình nguyên phân?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là
A. tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào B. phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C. không tách tâm động và dãn xoắn D. tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Câu 23. Gà có 2n=78. Vào kì trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể kép
Câu 24. Vào kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có
A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép
C. 46 crômatit D. 92 tâm động
Câu 25. Ý nghĩa của hiện tượng đóng xoắn (co xoắn) nhiễm sắc thể trong phân bào?
A. Để dễ dàng phân li nhiễm sắc thể. B. Để dễ dàng thực hiện phiên mã, dịch mã.
C. Để dễ dàng phân chia tế bào chất. D. Để dễ dàng nhân đôi ADN.
Câu 26. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau. D. Kì cuối
Câu 27. Sự phân chia tế bào chất bắt đầu diễn ra ở kì nào của quá trình phân bào?
A. Cuối kì đầu B. Cuối kì giữa
C. Cuối kì sau. D. Đầu kì cuối
Câu 28. Điểm khác biệt giữa phân chia tế bào chất của tế bào động vật và tế bào thực vật là
A. tế bào động vật không thực hiện phân chia tế bào chất, tế bào thực vật có phân chia tế bào chất.
B. tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành eo thắt, tế bào thực vật hình thành vách
ngăn.
C. tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành vách ngăn, tế bào thực vật hình thành eo thắt.
D. thời điểm thực hiện quá trình phân chia tế bào chất ở 2 loại tế bào này khác nhau.
Câu 29. Một tế bào của ruồi giấm (2n=8) nguyên phân 4 lần. Ở kì sau lần phân bào cuối cùng người ta đếm
được trong các tế bào con có bao nhiêu cromatit?
A. 0 cromatit B. 256 cromatit C. 128 cromatit D. 512 cromatit.
Câu 30. Nhiễm sắc thể đơn tồn tại ở giai đoạn nào của nguyên phân?
A. Kì đầu, kì giữa. B. Kì giữa, kì sau.
C. Kì sau, kì cuối. D. Kì trung gian và kì cuối.
Câu 31. Loại tế bào thực hiện quá trình nguyên phân là
A. tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chín. B. tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
C. tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín. D. tế bào sinh dục chín.
Câu 32. Đặc điểm của quá trình nguyên phân là
A. có 1 lần nhân đôi ADN và 1 lần phân chia nhiễm sắc thể.
B. có 2 lần nhân đôi ADN và 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.
C. có 1 lần nhân đôi ADN và 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.
D. có 2 lần nhân đôi ADN và 1 lần phân chia nhiễm sắc thể.
Câu 33. Khi phân biệt các kì của nguyên phân, cho các phát biểu sau:
- Kì đầu nhiễm sắc thể chưa đính lên thoi phân bào, kì giữa nhiễm sắc thể đã đính lên thoi phân bào.
- Kì đầu nhiễm sắc thể chưa đóng xoắn cực đại, kì giữa nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc
trưng.
- Kì sau có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi so với kì đầu và kì giữa.
- Kì cuối có số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi so với tế bào ban đầu thực hiện nguyên phân.
- Màng nhân và nhân con vẫn còn tồn tại đến hết kì giữa, đến kì sau màng nhân và nhân con hoàn toàn biến
mất.
Số phát biểu SAI là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Sự khác nhau cơ bản giữa kì giữa và kì sau của nguyên phân là
A. kì giữa nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn, kì sau nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
B. kì giữa nhiễm sắc thể ở trạng thái dãn xoắn, kì sau nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn.
C. kì giữa nhiễm sắc thể nằm trong nhân, kì sau nhiễm sắc thể nằm trên thoi phân bào.
D. kì giữa nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo, kì sau các nhiễm sắc thể phân li về
mỗi cực của tế bào.
Câu 35. Khảo sát 1 nhóm tế bào ruồi giấm chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 8. Khi các tế bào này thực hiện
nguyên phân người ta đếm được trong mỗi tế bào chứa 16 nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn. Nhiều khả năng tế
bào này đang ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 36. Cho 10 tế bào người (2n=46) thực hiện quá trình nguyên phân 5 lần. Ở kì giữa lần nguyên phân cuối,
số cromatit của các tế bào tham gia là bao nhiêu? Cho biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường, không
có hiện tượng đột biến xảy ra.
A. 14720 cromatit B. 29440 cromatit. C. 2944 cromatit. D. 7360
cromatit.
Câu 37. Kì đầu và kì giữa giống nhau ở đặc điểm
A. nhiễm sắc thể đều xếp gọn trong nhân. B. nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. đều có hiện tượng phân chia tế bào chất. D. đều ở trạng thái đóng xoắn co ngắn cực đại.
Câu 38. Cho 10 tế bào sinh dục mầm nguyên phân 1 số lần tạo ra 160 tế bào con. Hãy tính số lần nguyên phân
biết các tế bào trên đều có số lần nguyên phân giống nhau.
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 1 lần. D. 3 lần.
Câu 39. Cho 1 tế bào sinh dưỡng của cơ thể ruồi giấm (2n=8) tiến hành nguyên phân. Vào kì giữa người ta
đếm được bao nhiêu cromatit trong tế bào ?
A. 32. B. 4 C. 8 D. 16
Câu 40. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình nguyên phân, bô ̣ NST của loài
này bằng bao nhiêu?

A. Kì đầu, 2n = 4. B. Kì giữa, 2n = 8. C. Kì sau, 2n = 4. D. Kì sau, 2n = 8.


Câu 41. Theo dõi quá trình phân bào ở tế bào biểu bì của mô ̣t cơ thể sinh vâ ̣t lưỡng bô ̣i bình thường, người ta
vẽ được sơ đồ minh họa sau đây.

Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đô ̣t biến. Bô ̣ NST lưỡng bô ̣i của loài là
A. 2n = 6. B. 2n = 12. C. 2n = 24. D. 2n = 48.

You might also like