You are on page 1of 16

Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Khoa tài chính ngân hàng


---------------------

BÀI THẢO LUẬN

Đề bài :Khủng hoảng Hi Lạp và bài


học với Việt Nam

Nhóm thực hiện

Nguyễn Mạnh Tú
Cao Anh Tuấn
Vũ Đình Chính
Nguyễn Chí Dũng

HN.2010
KHỦNG HOẢNG HY LẠP

Để cứu vãn kinh tế thế giới , sau nhiều tranh cãi , cuối cùng , ngày 1/5/2010, EU
và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) vừa thông qua khoản trợ cấp khổng lồ trị giá 120
tỷ EUR . (tương đương 160 tỷ USD) trong 3 năm tơi nhằm giúp Hy Lạp vượt qua
khủng hoảng nợ . Mặc dù rất khó khăn để thông qua gói hỗ trợ , nhưng các nhà
quan sát lo ngại liệu khoản hỗ trợ trên có đáp ứng được cơn khát vốn của Hy Lạp
hiện nay hay không? Khoản hỗ trợ có thực sự ngăn chặn nguy cơ về một cuộc
khủng hoảng nợ toàn cầu không ? Và tại sao một trong những thành viên lâu đời
của EU lại rơi vào tình thế bất ổn như hiện nay ? Để hiểu rõ vấn đề thiết nghĩ cần
có cái nhìn thấu đáo và toàn diện về Hy Lạp và EU trong những năm qua.
I. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ HY LẠP :

Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiền
chung châu Âu Eurozone hay EU-16 ) . Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người
chiếm 2,2% EU , đóng góp 2,8% GDP của EU . Hy Lạp là một nền kinh tế
nghèo , thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440USD , tỷ lệ thất nghiệp trung
bình là 10,2% trong khi tỷ lệ này của EU là 10% , nhưng lại duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16.
Trong những năm qua , tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng
gia tăng . Năm 2009 , mức thâm hụt ngân sách là 12,7%/GDP (xem bảng 1) vượt
ngưỡng an toàn là 5%/GDP và vượt quá mức cho phép của khu vực đồng tiền
chung là 3%/GDP . Để bù đắp thâm hụt ngân sách , chính phủ Hy Lạp đã vay nợ
dưới nhiều hình thức . Tình hình nợ công của Hy Lạp nói riêng và khu vực
Eurozone nói chung từ năm 1999 đến 2009 liên tục gia tăng . Hiện nay , tổng số
nợ công trong khu vực EUR vào khoảng 7062 tỷ EUR , trong đó khoản nợ của Hy
Lạp là 273 tỷ EUR , chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung. Tỷ
lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 108,1%

Với mức vay nợ như trên , Hy Lạp đang phải đối mặt với khoản nợ đến hạn
phải thanh toán 8,5 tỷ EUR ( tương đương 11,3 tỷ USD ) trái phiếu chính phủ vào
ngày 19/5/2010. Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn , trong đó , số nợ
phải trả trong năm 2010 là 16% trong nợ .
Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách 2009 của EU

Đơn vị tính :tỷ lệ %/GDP Nguồn The CIA World


Factbook

STT Quốc gia Nợ công Thâm hụt ngân GDP/người


sách (USD)
1 Áo 66,5 4,3 26.730
2 Bỉ 99,0 5,9 25.520
3 Bồ Đào Nha 75,2 8,0 18.150
4 Đức 77,2 3,4 25.350
5 Hà Lan 62,2 4,7 27.190
6 Hy Lạp 108,1 12,7 17.440
7 Ireland 63,7 12,5 32.410
8 Luxembourg 14,5 2,2 53.780
9 Pháp 79,7 8,3 23.990
10 Phần Lan 46,6 2,8 24.430
11 Tây Ban Nha 50,0 11,2 20.150
12 Ý - 5,3 24.670
13 Slovenia 31,4 6,3 -
14 Malta - 4,5 -
15 Cyprus 52,4 3,5 -
16 Slovakia 34,6 6,3 11.960
(Bảng 1 )

II. TÁC ĐỘNG CUẢ KHỦNG HOẢNG HY LẠP ĐẾN EU VÀ THẾ GIỚI .

Khủng hoảng Hy Lạp làm EUR liên tục giảm giá, đang tác động mạnh mẽ đến
thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu. Ngày 4/5/2010,
1EUR dưới 1,300 USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4/2010 và mất hơn 16%
giá trị so với thời điểm cao nhất (1EUR = 1.5990 ngày 15/8/2008). Chỉ số
DJSTOXX600 đã giảm 2,9% bằng với mức điểm đầu năm 2009. Thị trường tài
chính toàn cầu rung động vì đợt mất điểm lớn nhất trong một ngày trong lịch sử
phố Wall. Chỉ số Down Jones xuống dưới 10.000, mất 998,5 điểm vào lúc 14h00
ngày 6/5/2010. Những bất ổn của Hy Lạp đang đe doạ các nền kinh tế khác ,
trước hết là các tổ chức đang sở hữu tài sản Hy Lạp và kế tiếp là các quốc gia có
mức thâm hụt ngân sách lớn , tỷ lệ nợ công cao như Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha ,
Ireland….. Và nguy cơ khởi tạo 1 cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG .

Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập
là tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kình tế khỏi cơn
suy thoái , các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích
kinh tế phát triển . Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công 1 cách
đáng kể. Tuy nhiên thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới ,
không chỉ có Hy Lạp và EU . Do vậy bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp
còn có những nguy cơ tiềm ẩn mà Hy Lạp cũng như và EU-16 nhận thức và xử lý
đúng mức. Đó là các yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung.

1. Thứ nhất , đó là việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên mình
tiền tệ :

Thật vậy , theo hiệp ước Maastricht , để tham gia vào khu vực đồng tiền chung ,
các quốc gia thành viên phải đáp ứng các chuẩn mực sau :
+Chỉ số lạm phát phải nhỏ hơn hoặc bằng 1,5% mức bình quân của 3 nước thấp
nhất.
+Lãi suất dài hạn (10 năm) phải nhỏ hơn hoặc bằng 2% lãi suất dài hạn trung bình
của 3 nước có mức lãi suất dài hạn thấp nhất.
+Mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường
hợp mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn
hơn 3% nhưng mang tính tạm thời , không đáng kể , không là mức bội chi cơ cấu.
+Nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP , có xem xét các trường hợp đang
điều chỉnh .
+Là thành viên của cơ chế tỷ giá Châu Âu (ERM) hai năm trước khi gia nhập liên
minh kinh tế tiền tệ và không được phá giá đồng bản tệ .
Theo quy định này , ngày 2/5/1998 , Hội đồng liên minh Châu Âu chấp thuận
11 quốc gia đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung là Đức , Pháp , Áo ,
Bỉ , Phần Lan , Ireland , Ý , Lucxembourg , Hà Lan , Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, 3 quốc gia (Anh , Thuỵ Điển , Đan Mạch) chưa đồng ý sử dụng EUR và Hy
Lạp chưa đáp ứng được các điều kiện . Hy Lạp , quốc gia có GDP bình quân đầu
người thấp nhất khối EU-15 đã không đảm bảo được các tiêu chuẩn về thâm hụt
ngân sách, tỷ lệ nợ chính phủ . Ngày 1/1/1999 , EUR ra đời chỉ với 11 thành viên .
Mặc dù vẫn chưa được đáp ứng các chuẩn mực của hiệp ước Maastricht , nhưng 2
năm sau , ngày 1/1/2001 , Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực
đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ
chính phủ. Tuy nhiên ,đến nay ,các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp.
Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu
hướng ngày càng tăng. Như vậy ,có thể nhận thấy, ngay từ giai đoạn khởi đầu ,EU
đã không tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực do chính mình đề ra, đã kết nạp Hy
Lạp vào khu vực sử dụng EUR. Điều này không chỉ là gánh nặng cho khu vực
đồng tiền chung mà là thách thức lớn cho nền kinh tế Hy Lạp .

2. Thứ hai , tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.
Quá trình hình hành đồng tiền chung đựoc chia thành 3 giai đoạn nhằm giúp các
quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng. Hàng
hoá , vốn và sức lao động được tự do hoá hoàn toàn . Tuy nhiên, hội nhập cũng có
mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự
là thách thức.

A. Tự do hóa thương mại :

Hàng hoá trong nội khối được tự do lưu chuyển . Đối với hàng nhập khẩu , một
mặt hàng nào đó nếu được 1 quốc gia thành viên chấp thuận nhập khẩu thì nó
cũng được bán tại các quốc gia còn lại. Một thị trường hàng hoá thống nhất giúp
giảm chi phí giao dịch , mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cho nhà sản
xuất. Tuy nhiên, với quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp , lợi thế thương mại
thấp , năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền
sản xuất trong nước . Hàng hoá thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ , tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng , thu ngân sách giảm , chi an sinh xã hội cao . Ngoài ra theo quy
định của EU , các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hoá
vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách
chung của EU . Điều này có nghĩa , các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông
quốc tế : sân bay , bến cảng …..sẽ nhận được 1 nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập
khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn , ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không
nhận được . Thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hoá nhập khẩu đang tiêu
thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm .

B. Tự do hóa chu chuyển vốn :

Vốn được tự do dịch chuyển. Tất cả rào cản trong khu vực EUR được tháo dỡ .
Điều này tạo ra cơ hội cho nhiều quốc gia thiếu vốn dễ dàng huy động vốn từ bên
ngoài . Thật vậy, trên thị trường tiền tệ , lãi suất EUR bị điều tiết bởi chính sách
lãi suất của ECB, tuy nhiên trên thị trựờng vốn , các chính phủ có nhiều tự chủ
trong việc ấn định lãi suất trái phiếu chính phủ . Để bù đắp khoản thâm hụt ngân
sách , một số quốc gia đã phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn. Vay để bù
thâm hụt ngân sách càng ngày khoản vay càng gia tăng và tình trạng thâm hụt
ngân sách cũng không hề đựơc cải thiện . Đó là lý do Hy Lạp duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao hơn EU-16 nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng thiêú bền vững trong
dài hạn . Vay với lãi suất cao hơn làm gia tăng mức thâm hụt ngân sách .

C. Tự do hóa thương mại :

Một cam kết của các nước trong khu vực EUR là tự do hoá đi laị . Người ngoài
khu vực , khi đuợc 1 quốc gia thành viên khu vực EUR cấp VISA thì họ có thể đi
lại tự do ở 15 quốc gia còn lại trong khu vực EUR. Do mức sống của các quốc gia
trong khu vực không như nhau, và thông thường các nước ở khu vực Bắc và Tây
Âu có mức sống cao hơn và mức lương ở đây cũng cao hơn khu vực Nam và
Đông Âu. Tự do hoá lao động làm cho người lao động ở khu vực Đông và Nam
Âu có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương cao hơn ở khu vực Bắc và Tây
Âu. Lao động dịch chuyển , sự giao thoa về văn hoá , truyền thống làm cho châu
Âu thêm sinh động nhưng hình như nếp sống lâu đời của lục địa già cỗi này
không thể thích nghi một sớm một chiều. Các vấn đề này được tích tụ và trở thành
1 thách thức của Châu Âu . Một minh chứng điển hình là trường hợp đình công
của hãng hàng không quốc gia Đức vào đầu năm 2010 làm tổn thất hàng tỷ EUR
mà nguyên nhân chủ yếu là chính sách tiền lương bất hợp lý giữa phi công Đức và
phi công nhập cư . Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp , để tránh làn
sóng di dân , Chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi , chi an sinh xã
hội cho công dân của mình . Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách .

3. Thứ ba , mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính :

A. Chính sách tiền tệ phụ thuộc đồng tiền chung .

Hệ thống NHTW Châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và
16 NHTW của các quốc gia thành viên . ECB điều hành chính sách tiền tệ theo
mục tiêu lạm phát. Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định
EUR, nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không
thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển .
Việt Nam là một minh chứng sống động cho vấn đề này. Vào 6 tháng đầu năm
2008 , khi chỉ số lạm phát tăng cao gây bất ổn cho nền kinh tế , Chính phủ đã đề
ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát , trong đó , Chính phủ đã liên tục điều
chỉnh lãi suất cơ bản xuống còn 7% để giảm lạm phát. Đến cuối 6 tháng cuối năm
2008 , để cứu nền kinh tế khỏi cuộc suy thoái , Chính phủ đề ra 5 nhóm giải pháp
cứu nguy nền kinh tế , trong đó đã sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất (4%) do khủng
hoảng tài chính toàn cầu mang lại .

B. Chính sách tài chính độc lập.

Các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung chấp thuận 1 NHTW chung,
một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận 1 chính sách thuế chung.
Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng thì
cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm . Điều này hợp
lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cụ thể , lãi suất
trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt . Lãi
suất trái phiếu chính phủ - một phần của thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính
của từng quốc gia quyết định . Quyết định của Bộ Tài chính phụ thuộc vào chính
sách tài khoá của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém
hơn , thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối , để bình ổn nền
kinh tế , phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa
chuộng . Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời
gian .
Ngoài ra , so với các quốc gia khác , khoản chi phúc lợi – an sinh xã hội và
thu thuế của EU rất cao bởi đã thành truyền thống , các nước trong EU có tỷ lệ chi
phúc lợi và an sinh XH trên GDP luôn ở mức cao hơn hẳn so với các quốc gia
khác trên thế giới .Thật vậy, một quốc gia có thu nhập cao trên thế giới là Mỹ
(34.320 USD/người) chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã hội . Con số
tương tự ở Nhật Bản là 25.130 USD / người và 18,6%. Trong khi đó tại EU , tỷ lệ
này giao động trong trên 20% đến 38,2% (Thuỵ Điển) . Khoản chi phúc lợi và an
sinh xã hội cao làm cho xã hội và cuộc sống người dân tại EU bình ổn và hạnh
phúc .
Để có tiền chi phúc lợi và an sinh XH , các nước buộc phải gia tăng các khoản
thuế. Thực tế cho thấy , tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU
cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ
trên 30% đến 50%/GDP (Đan Mạch) . Trong khi đó tỷ lệ này tại Mỹ , Nhật Bản ,
Canada lần lượt là 28,2% , 27,4% , 33,4% . Để có nguồn thu lớn , một điều tất yếu
là EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn . Thuế VAT trung bình trên 20% ,
trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10% , tại Nhật Bản và Canada là
5% . Chính điều này làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi
hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước
ngoài của EU cũng bị tác động.
Là một thành viên của EU , trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc
gia ngoài EU , Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự . Không chỉ tác động
bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là
một quốc gia nhỏ , nghèo tài nguyên , năng lực cạnh tranh cả Hy Lạp thấp. Mặc
dù thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh XH trung bình của khu
vực đồng tiền chung nhưng nó cũng làm gia tăng mức thâm hụt ngân sách của Hy
Lạp , tạo áp lực gia tăng nợ công.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ THÁCH THỨC CHO KHU VỰC ĐỒNG TIỀN
CHUNG .

Ngày 1/1/1999 , ý tưởng về 1 đồng tiền chung (EUR) đã trở thành hiện thực .
Hơn 10 năm sau, EUR đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết . Nguyên nhân sâu xa là một
liên minh tiền tệ được xây dựng dựa trên một nền tảng còn khiếm khuyết về pháp
lý và chính trị . Tham vọng biến EU hình một nhà nước liên bang với các tổ chức
như : Uỷ Ban Châu Âu (hành pháp) , Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu (thượng
viện) , nghị viện Châu Âu (hạ viện) , Toà án Châu Âu (tư pháp) là khá hoàn
chỉnh. Tuy nhiên nền tảng pháp lý là Hiến pháp Châu Âu lại chưa được thông qua
, Hiệp ước Lisbon chưa thay thế một Bản Hiến pháp mà EU kỳ vọng . Hạ tầng
kinh tế quýêt định thượng tầng kiến trúc . Tuy nhiên yếu tố chính trị sẽ tạo kỷ
cương trong việc tuân thủ các chuẩn mực được thoả thuận trong Hiệp ước
Maastricht. EU đã đặt ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu trong quá trình
hình thành đồng tiền chung nhưng thiếu hệ thống giám sát nghiêm ngặt các chuẩn
mực của đồng tiền chung.
Về mặt kỹ thuật , quá trình hình thành đồng tiền chung đã có những thiếu sót .
Một đồng tiền hoàn thiện phải có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khoá, giữa Ngân Hàng Trung Ương và Bộ Tài Chính. Khi đối mặt
với những bất ổn của nền kinh tế , ECB giải quyết vấn đề thanh khoản và Bộ Tài
chính các nước phải giải quyết các vấn đề ngân sách theo một chuẩn mực chung
nhằm bảo vệ sự ổn định tài chính cho khu vực đồng tiền chung. Để giải quyết vấn
đề hiện nay của Hy Lạp , gánh nợ Hy Lạp không thể dồn lên vai của 1 vài trụ cột
trong EU-16 như Đức , Pháp , bởi vì nó không toàn diện , không đủ sức và bị
phản ứng mạnh từ công dân của các nước này. Giải pháp hiệu quả tại thời điểm
này là Hy Lạp phải nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách và các chính phủ trong
EU-16 cùng tham gia phát hành trái phiếu hỗ trợ Hy Lạp vượt qua khó khăn hiện
nay.
Khủng hoảng nợ Hy Lạp là giọt nước làm tràn ly. Nguy cơ tiếp theo là Tây Ban
Nha , Bồ Đào Nha , Ireland…… Sự thành bại của EUR phụ thuộc vào sự đồng
lòng và quyết tiến về phía trước của các thành viên EU .

LIÊN HỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

“Nợ của VN năm 2009 chiếm gần 42% GDP là cao nhưng cũng chưa phải là
vấn đề đáng lo ngại..." Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba

1.Tình hình nợ công ở Việt nam :

Luật Quản lý nợ công của chúng ta quy định chia nợ công làm ba loại:
- Nợ của Chính phủ là các khoản vay của chính phủ…,
-Nợ của chính quyền địa phương là các khoản vay nợ của chính quyền địa
phương
- Nợ do Chính phủ bảo lãnh là các khoản vay của các doanh nghiệp mà Chính
phủ bảo lãnh và phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó khi doanh nghiệp không
chi trả.
Mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức trần cho phép, điều hành ngân
sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
năm 2009…

Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đưa ra cảnh báo này khi đánh giá tình hình thu,
chi ngân sách Nhà nước năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 tại phiên họp
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/5. Những con số được dẫn trong báo cáo
cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là
36,2%GDP và năm 2009 chiếm 41,9%GDP. Theo đó, tính đến 31/12/2009 tổng
số dư nợ công bằng 871.839 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành, bằng 52,6% GDP,
trong đó nợ chính phủ bằng 41,9%, nợ được chính phủ bảo lãnh bằng 9,8% GDP,
nợ của chính quyền của địa phương bằng 0,8% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia
bằng 38,8% GDP. Ước tính đến 31/12/2010 nợ công sẽ là 56,7% GDP. Nợ của
Chính phủ 44,5% GDP và nợ nước ngoài của Quốc gia là 42,2% GDP.
Với các khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi,
Các chuyên gia nhận định , hiện tại nợ công không gây sức ép cho ngân sách nhà
nước về nghĩa vụ trả nợ đến hạn. “Các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an
toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ
công”.

Các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có
nợ xấu. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân
sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn
cảnh báo là dưới 25%). Nếu so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín
nhiệm thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình.
Trong trung hạn thì nợ công của Việt Nam là an toàn, nhưng về dài hạn thì phải
tính kỹ khi cơ cấu nợ thay đổi, vay ưu đãi ODA giảm dần và vay thương mại tăng
lên do Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước nghèo theo
Đề nghị khống chế nợ công không vượt quá 60% GDP
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra đề nghị Chính phủ trình Quốc hội khống chế
nợ công không vượt quá 60% GDP, dư nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương
không quá 50% GDP, kiểm soát chặt chẽ nợ Chính phủ bảo lãnh cho các doanh
nghiệp và cả khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước đi vay không có sự bảo lãnh
của Chính phủ`. Đây là đề nghị nhằm đảm bảo an toàn cho Việt Nam không rơi
vào khủng hoảng

2.Ảnh hưởng :

Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất
nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Nếu
cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng nặng nề. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt
Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp
vào Việt Nam. Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan
hệ thương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ
chịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.
Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước này
và một số nước có liên quan, chúng tôi cho rằng khả năng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ
khó diễn ra. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại đà phục hồi của kinh
tế toàn cầu và đặc biệt là kinh tế châu Âu. Là khu vực có quan hệ thương mại và
dòng vốn đầu tư khá lớn vào Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi
những ảnh hưởng.

3.Bài học:

Thứ nhất: cần có một chinh sách điều hành tỷ giá linh hoạt. Trong cơ chế thị
trường mở điều tiết nền kinh tế có 3 yếu tố quan trọng: giá cả hang hóa, dich vụ,
tỷ giá và lãi suất, không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhưng một nền kinh tế mở của
càng gắn bó với thị trường thế giới thị tỷ giá càng quan trọng.Nếu tỷ giá cố định,
làm tê liệt công cụ điều tiết thị trường này thì tác hại của nó là khôn lường.

Thứ hai: cần có một thể chế ngân hang và tài chính lành mạnh, thông thoáng đủ
rõ rang. Thực tế cho thấy rằng, thể chế ngân hang tài chính của các nước lâm vào
khủng hoảng thiếu những yếu tố trên, không có khả năng kiểm soát và bị bộ máy
chính trị của họ can thiệp quá mức vào hoạt động ngân hảng với những quan hệ
mờ ám.Đây cũng là 1 nguyên nhân làm cho hệ thống ngân hang tài chính khó điều
chỉnh linh hoạt theo những thay đổi mới của thị trường. Không nên can thiệp
chính trị vào các quyết định vay mượn cũng như bảo hiểm tiền gửi; chú ý đến tính
thiếu ổn định của các khoản vốn vay ngắn hạn. Các giải pháp khác nhau đối với
khoản vay ngắn hạn cần được thảo luận kỹ lưỡng; quản lý chặt chẽ chính sách
kinh tế vĩ mô.các ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu về vốn, tiêu chí dự phòng
cho các khoản nợ khó đòi cần phải nghiêm ngặt việc tự bảo hiểm các rủi ro cần
được thực hiện, các thông tin tài chính cần phải được công bố một cách minh
bạch.

Thứ ba : đẩy mạnh sự mở cửa và hội nhập quốc tế đồng thời chú ý điều tiết các
dòng vốn ngắn hạn và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh có
hiệu quả. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, chính sách mở của
một chiểu cho phép các công ty hàng hóa và dòng vốn của họ chảy ra nước ngoài
nhưng hạn chế dòng vốn chảy vào.Ngược lại những chính sách mở cửa tự do nhất
như ở Hồng Kong ,Đài Loan Singapore đã làm cho cơ chế thị trường có thể tác
động đầy đủ không bị bóp méo bởi sự can thiệp của nhà nước.

Thứ tư: chính sách thương mại và đầu tư phải luôn hướng vào việc mở cửa thị
trường mới ,giữ vững các thị trường đã có cảnh giác với sự bùng nổ của kinh
doanh bất động sản và chứng khoán…
Thứ năm: không để thâm hụt tài khoản vãng lại quá lớn đặc biệt là thâm hụt do
tiêu dùng hoặc đầu tư vào khu vực phi thương mại.

Thứ sáu: xây dựng cơ chế giám sát nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nợ công.
Thực hiện nghiêm việc đấu thầu thực chất các dự án, đặc biệt là được tài trợ bằng
các nguồn lực công, cũng như các hoạt động mua sắm chi từ nguồn đầu tư công;
cho các khu vực doanh nghiệp tham gia rộng rãi,bình đẳng chứ không phải chỉ
khép kín trong khu vực nhà nước với nhau. Cơ quan chủ quản và chủ đầu tư
không thể vừa đá bong vừa thổi còi.Dự án vì lợi ích công thì tất cả ai có đủ năng
lực và tiêu chuẩn phù hợp đều có quyền cạnh tranh thực hiện. Coi trọng chống
tham nhũng coi trọng người tài giỏi, xây dựng một hệ thống giá chuẩn quốc gia…

Thứ bảy :tỷ trọng nợ trên vốn ở các doanh nghiệp quá cao, khuyến khích tiết
kiệm trong nước thay vì trông cậy quá nhiều vào đi vay nước ngoài, đặc biệt là
những nguồn vốn vay nước ngoài ngắn hạn để tài trợ các dự án dài hạn.Bài học về
thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là cần phải nỗ lực thu hút các vốn dài hạn của
nước ngoài mà cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài để tài trợ cho các khoản thâm
hụt trong tài khoản vãng lai. Cần tránh việc tài trợ cho những khoảng thâm hụt lớn
chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Thứ tám :đảm bảo tính kỷ luật của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đúng
như những cam kết ban đầu. Uy tín của chính phủ càng cao ( thể hiện ở sự thống
nhất giữa cam kết và thực hiện) thì kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ theo hướng tích cực
và khủng hoảng sẽ không xảy ra. Chính phủ nên có cách phù hợp với những nhu
cầu thực tế của nền kinh tế.

Thứ chín :tăng cường liên kết giữa các quốc gia trong khu vực để tạo ra tính bền
vững về tài chính cho toàn khối.Một nước có thể vượt qua khủng hoảng tiền tệ
thông qua việc hỗ trợ tài chính từ các nước trong khu vực và điều này quay ngược
lại sẽ đảm bảo an toàn cho chính các nước này khỏi hiệu ứng lan truyền khủng
hoảng.Các nước trong khu vực với những nét tương đồng cần tăng cường tính chủ
động và hợp tác thay vì phụ thuộc quá nhiều vào IMF cà các tổ hcusc của các
nước phát triển hiện nay
The end !

You might also like